ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 635/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
21 tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2022 -2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật T ổ ch ức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019; khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Công chứng ngày
20 tháng 6 năm 2014; Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 11 Luật có liên
quan đến Quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số
29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị quyết số
172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chín h phủ về chính sách phát triển nghề
công chứng;
Thực hiện Quyết định số
299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của
Chính phủ về chính sá ch phát triển nghề công chứng; Văn bản số 1615/BTP-BTTP
ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết
số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển
nghề công chứng;
Thực hiện Quy định số 30-QĐ/TU
ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về giao việc đột
phá, đổi mới đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;
Thực hiện Kết luận số
375-KL/TU ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giao đột
phá, đổi mới năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025 cho cán bộ lãnh đạo, quản lý diện
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;
Thực hiện Kế hoạch số
115/KH-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang triển
khai thực hiện Nghị quyết số 172 /NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ
về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tư pháp tại Tờ trình số 77/TTr-S TP ngày 29 tháng 09 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt
động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025 (Có Đề
án kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Hội Công chứng viên tỉnh, các tổ chức
hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo),
- Thường trực HĐND tỉnh (Báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND huyện, thành phố;
- Như Điều 2 (thi hành);
- Báo Tuyên Quang, Đài PT&TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- TP, PTP, CV VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC. (Loan)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|
ĐỀ ÁN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2022 -2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN
THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Công chứng là việc công
chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp
pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây viết tắt là hợp
đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản
dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá
nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Hoạt động công chứng có thể coi là "lá
chắn" phòng ngừa hữu hiệu, mang lại những lợi ích thiết thực cho người
dân, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng,
phòng ngừa vi phạm pháp luật, tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động
đầu tư, kinh doanh, thương mại, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm
thiểu "gánh nặng" pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp dân sự, đảm bảo giữ vững ổn định xã hội, góp phần tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu về công chứng
hợp đồng, giao dịch dân sự ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp.
Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý cũng như bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp
đồng, giao dịch.
Xuất phát từ vai trò và tầm
quan trọng của hoạt động công chứng, ngày 20 tháng 6 năm 2014, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Công chứng và được sửa đổi, bổ
sung tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 11 Luật có liên quan đến
Quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018 (sau đây gọi chung là Luật Công chứng ).
Luật Công chứng được ban hành là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế
hóa nội dung hoàn thiện thể chế về công chứng ở nước ta đề ra tại Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020. Luật Công chứng qua 08 năm thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý
cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng, đưa công chứng phát triển mạnh
mẽ, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng. Đội ngũ công
chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng tăng cả về số lượng và chất lượng, đảm
bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tạo lập môi trường pháp lý tin
cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, góp phần quan trọng vào
tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Triển khai thực hiện Luật Công
chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong thời gian qua hoạt động công chứng
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã từng bước ổn định và phát triển; chất lượng,
quy mô và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công
chứng viên từng bước được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng; 100% tổ chức
hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh ứng dụng có hiệu quả phần mềm Hệ thống
cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực; 100% đề nghị yêu cầu công chứng hợp pháp
của cá nhân, tổ chức được tiếp nhận và giải quyết. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đã đạt được, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại,
hạn chế, như: Các Văn phòng công chứng phân bố chưa hợp lý, tập trung chủ yếu
trên địa bàn thành phố Tuyên Quang; công chứng viên tại một số tổ chức nghề
công chứng hoạt động không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi; số lượng công
chứng viên ít, có Văn phòng công chứng thiếu công chứng viên hợp danh; trình độ
nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề của một số công chứng viên còn hạn chế, thiếu
chuyên nghiệp; công tác quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng có lúc, có
việc chưa thực sự hiệu quả.
Để kịp thời khắc phục những tồn
tại, hạn chế; đồng thời tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động
công chứng trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm Luật Công chứng và các văn bản
hướng dẫn thi hành, trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại điểm b mục 3 Phần II, điểm
g mục 1 phần III Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ
về chính sách phát triển nghề công chứng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số
172/NQ-CP); Quyết định 299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tư pháp về
việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19
tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; Văn bản
số 1615/BTP-BTTP ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính
sách phát triển nghề công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án tăng cường
quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2022 - 2025 là cần thiết.
II. CĂN CỨ
PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Khoản
2 Điều 57 Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
- Luật Công chứng ngày 20 tháng
6 năm 2014; Điều 2 Luật sửa đổi, bổ s ung một số Điều của 11 Luật có liên quan
đến Quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP
ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Công chứng;
- Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày
19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
- Thông tư số 04/2015/TT-BTP
ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tập sự hành
nghề công chứng;
- Thông tư số 257/2016/TT-BTC
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện
hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ
phí cấp thẻ công chứng viên;
- Thông tư số 111/2017/TT-BTC
ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 257/2016/TT - BTC ngày 11/11/2016;
- Thông tư số 01/2021/TT-BTP
ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
- Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày
05 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết số 172/NQ -CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính
sách phát triển nghề công chứng; Văn bản số 1615/BTP-BTTP ngày 26 tháng 5 năm
2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày
19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng.
- Văn bản số 3354/BTP-BTTP ngày
28 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xử lý phản ánh về hoạt động
công chứng;
- Văn bản số 489/BTP-BTTP ngày
22 tháng 02 năm 2022 của Bộ Tư pháp về việc chống thất thu thuế trong hoạt động
chuyển nhượng bất động sản.
- Kết luận số 375-KL/TU ngày 21
tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc giao đột phá, đổi mới năm
2022 và giai đoạn 2021-2015 cho cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy quản lý.
- Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang;
- Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND
ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang quy định mức trần
thù lao công chứng và chi phí đánh máy, sao chụp (photocopy) tài liệu công chứng,
chứng thực trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quy định
tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang; Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tuyên Quang sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định
tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh
ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND
ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quy chế
quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang;
- Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày
28 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện
Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách
phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quy chế số 04/QCPH-STP-HCCV
ngày 20 tháng 9 năm 2021 phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội công chứng viên tỉnh
trong công tác quản lý hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. KẾT QUẢ
CÔNG TÁC CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
1. Công
tác triển khai thực hiện Luật công chứng; tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập
huấn kỹ năng, nghiệp vụ; ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển
khai Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang (UBND tỉnh) đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 triển
khai thi hành Luật Công chứng; tổ chức Hội nghị triển khai Luật Công chứng tới
115 đại biểu, cung cấp 115 bộ đề cương tuyên truyền Luật Công chứng.
Chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Luật Công chứng và tổ chức triển khai thực hiện; ban
hành trên 200 văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật trong lĩnh vực công chứng theo thẩm quyền. Sở Tư pháp và Hội Công chứng
viên tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế số 04/QCPH-STP-HCCV ngày 02
tháng 9 năm 2021 phối hợp trong công tác quản lý hoạt động công chứng trên địa
bàn tỉnh. Chủ trì/phối hợp tổ chức 19 Hội nghị tuyên truyền pháp luật, bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về công chứng, tọa đàm cho trên 2.620 lượt đại
biểu là đại diện của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức tín dụng,
cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh; xây dựng chuyên mục công chứng và đăng tải
đầy đủ các văn bản pháp luật, các tin, bài phản ánh hoạt động công chứng trên
Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp; phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình
tỉnh, Báo Tuyên Quang xây dựng phát sóng, đăng tải nhiều tin, bài, ảnh, chuyên
đề tuyên truyền pháp luật về công chứng trên địa bàn tỉnh.
2. Kết quả
rà soát để tham mưu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn
thi hành Luật Công chứng
Sở Tư pháp đã thực hiện tự kiểm
tra, rà soát 07 văn bản (06 Quyết định, 01 Chỉ thị) do UBND tỉnh ban
hành có nội dung liên quan đến công tác công chứng; tham mưu xử lý đối với 03
văn bản có nội dung không còn phù hợp với Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn
thi hành, gồm: bãi bỏ 02 văn bản (01 Quyết định, 01 Chỉ thị) ; sửa đổi,
bổ sung 01 Quyết định. Để triển khai thi hành Luật Công chứng và các văn bản hướng
dẫn thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 05 văn bản quy phạm pháp luật về
lĩnh vực công chứng(1).
3. Số lượng,
chất lượng đội ngũ công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
Tính đến ngày 31 tháng 8 năm
2022, trên địa bàn tỉnh có 12 công chứng viên đang hành nghề tại 06 tổ chức
hành nghề công chứng (gồm 03 công chứng viên hành nghề tại Phòng Công chứng,
09 công chứng viên hành nghề tại các Văn phòng công chứng); 06 tổ chức hành
nghề công chứng, gồm: 01 Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư
pháp và 05 Văn phòng công chứng (trong đó 03 Văn phòng công chứng có trụ sở
tại thành phố Tuyên Quang, 01 Văn phòng công chứng có trụ sở tại huyện Sơn
Dương và 01 Văn phòng công chứng có trụ sở tại huyện Yên Sơn). Về trình độ:
12/12 công chứng viên có trình độ chuyên môn Đại học Luật; về giới tính: Nữ 08
người, nam 04 người; về độ tuổi: từ 40 - dưới 55 tuổi: 04 người (chiếm tỷ lệ
33,3%); từ 55 tuổi trở lên 08 người (chiếm tỷ lệ 66,7%). Các công chứng
viên hành nghề trên địa bàn tỉnh cơ bản đều đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy định, tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng và các nghĩa vụ, quyền của
công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn thi
hành, đáp ứng yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; chưa có trường hợp công
chứng viên vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải
quyết 75 hồ sơ thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động công chứng(2). Hàng năm, các công chứng viên và nhân viên nghiệp
vụ của các tổ chức hành nghề công chứng đều tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
công chứng theo quy định.
4. Các điều
kiện đảm bảo nguồn lực trong hoạt động công chứng
Sở Tư pháp bố trí 01 biên chế
kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công chứng; phân công
phòng Bổ trợ và hành chính tư pháp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
trong lĩnh vực công chứng; thường xuyên quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng,
đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ động quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng ngày càng được quan tâm
đầu tư, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Sở Tư
pháp đã triển khai xây dựng và ứng dụng có hiệu quả Hệ thống phần mềm Cơ sở dữ
liệu công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn tỉnh Tuyên Quang từ ngày 01
tháng 01 năm 2019. Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2022, các tổ chức hành nghề
công chứng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cập nhật trên 131.000 hợp đồng, giao
dịch lên Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực. Sở Tư pháp đã thực hiện cập nhật
1.800 thông tin ngăn chặn, giải tỏa trên Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực
và thông tin ngăn chặn tỉnh Tuyên Quang; cung cấp 415 thông tin về công chứng hợp
đồng, giao dịch cho cơ quan thi hành án dân sự; thường xuyên cập nhật danh sách
công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh lên phần mềm Quản
lý thông tin công chứng viên và tổ chức hành nghề c ông chứng do Cục Bổ trợ tư
pháp, Bộ Tư pháp quản lý.
5. Công tác
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm trong hoạt động
công chứng
Sở Tư pháp đã tổ chức 10 cuộc
thanh tra, kiểm tra (04 cuộc thanh tra, 06 cuộc kiểm tra) đối với các tổ
chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra đã phát hiện, đề nghị
xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 lượt công chứng viên và 02 tổ chức hành
nghề công chứng với tổng tiền phạt là 49.940.000 đồng; phối hợp với Bộ Tư pháp
thực hiện 01 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 03 tổ chức hành nghề công chứng
(năm 2017).
Sở Tư pháp đã tiếp nhận và thụ
lý giải quyết 18/18 phản ánh, kiến nghị, góp ý, đơn đề nghị, đơn tố cáo có liên
quan đến hoạt động công chứng.
6. Kết quả
hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến
ngày 30 tháng 6 năm 2022, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng
hợp đồng, giao dịch: 88.329 việc, thu phí công chứng 31.712.864.842 đồng,
thu thù lao công chứng, chi phí khác 5.158.995.000 đồng; chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực chữ ký 337.651 việc, thu phí 2.150.696.456
đồng(3); số tiền thu nộp ngân sách nhà nước
7.779.326.245 đồng(4).
7. Thành lập
và hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2017 thành lập Hội Công chứng
viên tỉnh Tuyên Quang với số lượng ban đầu là 07 công chứng viên; Quyết định số
880/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 phê duyệt Điều lệ Hội Công chứng viên tỉnh
Tuyên Quang. Hội Công chứng viên tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ
2018-2023; giữa nhiệm kỳ tổ chức Đại hội bất thường nhằm rút ngắn thời gian nhiệm
kỳ đại hội (2018-2022) theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hiệp hội công chứng viên Việt
Nam. Ngày 15 tháng 01 năm 2022, Hội Công chứng viên tỉnh đã tổ chức Đại hội lần
thứ II, nhiệm kỳ 2022-2025.
Tính đến ngày 31 tháng 8 năm
2022, Hội Công chứng viên tỉnh Tuyên Quang có 12 hội viên (tăng 05 hội viên
so với thời điểm thành lập Hội- năm 2017); các hội viên đều đáp ứng đầy đủ
tiêu chuẩn của công chứng viên và tuân thủ Điều lệ Hội, không có hội viên vi phạm
đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
II. TỒN TẠI,
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
1. Tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân
- Các Văn phòng công chứng
phân bố không hợp lý về địa bàn hoạt động, chủ yếu tập trung tại trung tâm
thành phố (chiếm 3/5 văn phòng công chứng của cả tỉnh); có Văn phòng công chứng
mới thành lập nhưng địa chỉ trụ sở không ổn định; quy mô Văn phòng công chứng
nhỏ, tổ chức và hoạt động còn thiếu tính ổn định; có trường hợp Văn phòng công
chứng vừa thành lập đã thay đổi toàn bộ Trưởng văn phòng công chứng và công chứng
viên hợp danh.v.v...
- Một số công chứng viên có biểu
hiện "thương mại hóa" chứng chỉ hành nghề, "lách luật"
trong việc hợp đồng công chứng viên hợp danh để thành lập Văn phòng công chứng,
hoặc "cho thuê" chứng chỉ hành nghề để duy trì số lượng công chứng
viên hợp danh tối thiểu cho Văn phòng công chứng đủ điều kiện duy trì hoạt động.
Một số công chứng viên thường xuyên thay đổi tổ chức hành nghề công chứng, thời
gian hành nghề của công chứng viên ở mỗi Văn phòng công chứng ít, có trường hợp
chỉ hành nghề từ 02 đến 03 tháng; còn có trường hợp hạn chế về kỹ năng hành nghề,
đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc sai sót, hạn chế, sai
phạm trong việc thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch, trong đó chủ yếu là
những sai sót về trình tự, thủ tục, việc thu phí, thu thù lao công chứng không đúng
quy định.
- Việc ứng công nghệ thông tin
trong hoạt động công chứng còn chưa tương xứng với sự phát triển của nghề công
chứng, chưa có sự liên kết, liên thông, tích hợp giữa Cơ sở dữ liệu công chứng
với các dữ liệu của các ngành có liên quan, như: dữ liệu về đất đai, tín dụng,
thuế...
- Đội ngũ công chức làm công
tác quản lý nhà nước còn ít, chưa có kinh nghiệm thực tiễn lại phải kiêm nhiệm
các lĩnh vực công tác khác. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
đối với các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên có lúc, có nơi còn
chưa chặt chẽ. Kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về
công chứng còn hạn hẹp.
- Năng lực tự quản của Hội Công
chứng viên tỉnh còn hạn chế, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; chưa phát huy được
rõ nét vai trò, trách nhiệm của đội ngũ công chứng viên.
- Quy định của pháp luật về
thành lập Văn phòng công chứng và công chứng viên hợp danh chưa chặt chẽ; còn
thiếu cơ chế pháp lý để bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, hiệu
quả quản lý nhà nước.
- Điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của trung tâm các huyện, thành phố thuộc tỉnh khác nhau, một số huyện
xa giao thông đi lại khá khó khăn, mật độ dân cư thấp, giao dịch kinh tế-
thương mại còn ít, giá trị không cao... ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
nghề công chứng.
2. Khó khăn, vướng mắc
- Việc bãi bỏ quy định liên
quan đến quy hoạch công chứng theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của 11 Luật có liên quan đến Quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018 dẫn đến
sự phân bố địa bàn của các tổ chức hành nghề công chứng không hợp lý, trụ sở
Văn phòng công chứng tại địa bàn trung tâm thành phố rất gần nhau, làm mất cân
đối, từ đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kéo theo hiện tượng
vi phạm pháp luật của một số tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, ảnh
hưởng đến nghề công chứng, giảm chất lượng "pháp lý" trong loại hình
dịch vụ pháp lý công chứng; việc tiếp cận dịch vụ công chứng của người dân,
doanh nghiệp tại vùng sâu, vùng xa sẽ gặp khó khăn; đồng thời, công tác quản lý
nhà nước về công chứng gặp khó khăn, phức tạp hơn khi phải thường xuyên giải
quyết hậu quả pháp lý của việc thay đổi đăng ký hoạt động của các tổ chức hành
nghề công chứng. Mặt khác, việc phát triển Văn phòng công chứng trong điều kiện
không còn Quy hoạch công chứng sẽ có thể dẫn đến thực tế xảy ra các trường hợp
công chứng viên chỉ ghi tên vào danh sách công chứng viên hợp danh, cho thuê
"tư cách công chứng viên" để hợp danh; hoạt động hành nghề tại nhiều
Văn phòng công chứng và tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, thời gian hành nghề
ở mỗi Văn phòng công chứng ít, không đủ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động
công chứng.
- Việc thực hiện công chứng gặp
khó khăn do tình trạng sử dụng và lưu hành giấy tờ giả ngày càng có nhiều hình
thức, thủ đoạn tinh vi, không thể nhận biết bằng mắt thường, do đó khi thực hiện
công chứng thì công chứng viên rất khó để nhận biết và không có phương tiện, kỹ
thuật, điều kiện xác định những giấy tờ giả làm cơ sở từ chối thực hiện công chứng.
Phần thứ ba
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đối tượng, phạm vi của Đề
án
a) Đối tượng
- Cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh quản lý;
- Các cơ quan được tổ chức theo
ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp của
công chứng viên;
- Tổ chức hành nghề công chứng
trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến
công tác công chứng trên địa bàn tỉnh.
b) Phạm vi
Tập trung thực hiện một số nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác công chứng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
2. Thời gian thực hiện
Đề án được triển khai thực hiện
từ năm 2022 đến hết năm 2025.
II. MỤC
TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều
tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng trong việc kiểm soát phát triển tổ chức
hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc ứng
dụng mạnh mẽ, đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, tiến tới
thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường mạng. Đồng thời tiếp tục
duy trì Phòng Công chứng số 1 trực thuộc Sở Tư pháp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt
trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản
lý nhà nước tại địa phương.
b) Phát triển đội ngũ công chứng
viên đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị,
trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về
công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Phát triển tổ chức hành nghề công chứng được thành lập tại các địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn phù hợp yêu cầu thực tiễn.
c) Nâng cao trách nhiệm trong
công tác phối hợp của các sở, ban, ngành với Sở Tư pháp về tổ chức và hoạt động
công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục
hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa
các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội -
nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi
tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề công chứng.
d) Việc triển khai thực hiện Đề
án phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển nghề
công chứng. Phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với
sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện,
tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận
dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao
dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
và công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến hết
năm 2025
a) 100% đội ngũ công chứng viên
đảm bảo đủ điều kiện năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức hành nghề công chứng
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, 100% công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ
của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được tham gia lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng theo quy định.
b) 100% hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm công chứng viên được thẩm định đảm bảo chất lượng, trình Bộ trưởng
Bộ Tư pháp phê duyệt theo quy định. Số lượng công chứng viên tăng 20% trở lên.
c) Thành lập mới ít nhất 01 Văn
phòng công chứng tại địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng; 100% hồ
sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng,
đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của tổ chức
hành nghề công chứng; hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng sang
đơn vị hành chính khác phù hợp với tiêu chí theo quy định của Trung ương và của
tỉnh, bảo đảm tính khả thi, ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương
d) 100% các tổ chức hành nghề
công chứng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bảo đảm ổn định, bền vững.
đ) 100% hồ sơ yêu cầu công chứng
hợp lệ của tổ chức, cá nhân được các tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận và
giải quyết theo quy định của pháp luật; số việc công chứng, chứng thực và số
phí, thù lao công chứng, chứng thực hàng năm tăng từ 10% trở lên.
III. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
1. Công
tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng
a) Ban hành các văn bản, kế hoạch
triển khai sau khi Luật Công chứng sửa đổi được ban hành. Tập trung triển khai
thực hiện Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; kịp thời tham mưu
trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công chứng ở địa phương theo đúng
phân cấp, thẩm quyền; tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh
triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định cụ thể của pháp luật về công chứng,
góp phần thực hiện tốt công tác quản lý trong hoạt động công chứng.
b) Tiếp tục rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành về lĩnh vực công chứng, kịp thời kiến
nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến hoạt
động công chứng nhằm kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các
văn bản không còn phù hợp với quy định pháp luật mới ban hành và tình hình kinh
tế - xã hội ở địa phương; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định pháp luật
về công chứng và quy định pháp luật có liên quan.
c) Tăng cường sự phối hợp của
các cơ quan có thẩm quyền để chủ động hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn
trong thi hành Luật Công chứng và các quy định có liên quan như: Bộ luật Dân sự,
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia
đình... tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, cơ sở áp dụng thống nhất trong hoạt động
công chứng
2. Công
tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ
a) Phổ biến sâu rộng quy định của
Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, hiểu
biết. Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận
thức của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động công
chứng và định hướng phát triển nghề công chứng theo tinh thần Nghị quyết số
172/NQ-CP. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều
hình thức phù hợp với đặc điểm đối tượng, địa bàn, yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
b) Gắn công tác tuyên truyền,
phổ biến với việc theo dõi thi hành pháp luật, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật để kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế.
c) Chú trọng bồi dưỡng, tập huấn,
triển khai, hướng dẫn Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn thi hành; bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng hàng năm để thực hiện, trong đó bồi dưỡng, tập huấn chuyên
sâu về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng phát hiện tài liệu, giấy tờ giả,
đối tượng giả mạo giấy tờ trong công chứng; nâng cao đạo đức hành nghề cho đội
ngũ công chứng viên.
3. Công
tác kiểm tra, thanh tra trong công tác công chứng ở địa phương
Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng để kịp
thời phát hiện, xử lý, uốn nắn và chấn chỉnh hoạt động công chứng tại địa
phương, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và trật tự cho hoạt động công chứng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công chứng và Quy tắc đạo đức
hành nghề công chứng, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong các tổ chức
hành nghề công chứng; kịp thời thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng
công chứng thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định. Tổ chức thanh tra, kiểm
tra khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí nhằm kịp thời chấn
chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót và những bất cập, khó khăn, vướng mắc
(nếu có) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hiệu quả thực thi các quy
định của pháp luật về công chứng.
4. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng
- Khai thác và ứng dụng có hiệu
quả phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực tỉnh Tuyên Quang, kết nối
thông suốt giữa Sở Tư pháp với các tổ chức hành nghề công chứng, Phòng Tư pháp
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh; cập nhật kịp thời thông
tin về hợp đồng, giao dịch, thông tin ngăn chặn, giải tỏa lên phần mềm nhằm
tăng cường chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động công chứng và quản lý nhà nước về
công chứng.
- Tiếp tục rà soát Quy chế quản
lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh
ban hành kèm theo Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với quy định của pháp luật về công chứng và điều kiện, tình hình thực tiễn trên
địa bàn tỉnh; rà soát, phát triển, nâng cấp, bảo trì phần mềm Cơ sở dữ liệu
công chứng, chứng thực tỉnh Tuyên Quang để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn mới.
- Thực hiện triển khai kết nối,
chia sẻ dữ liệu, liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất và thuế, tín dụng; chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện
công chứng trên môi trường điện tử (công chứng số).
- Chú trọng tập huấn việc khai
thác sử dụng hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường điện tử và thực hiện
việc cập nhật, kết nối, chia sẻ các dữ liệu có liên quan đến hoạt động công chứng.
5. Phát
triển tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công chứng viên, hành nghề công chứng
- Cử công chức, viên chức đi
đào tạo nghề công chứng để làm nguồn bổ sung công chứng viên; tiếp tục củng cố,
kiện toàn tổ chức, đội ngũ công chứng viên và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Phòng công chứng Số 1 trực thuộc Sở Tư pháp, nhằm bảo đảm Phòng công
chứng Số 1 giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong cung cấp dịch vụ công chứng, phục
vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 2069/QĐ -TTg ngày
08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; có chính sách ưu đãi, biện pháp hỗ
trợ việc thành lập Văn phòng công chứng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn của tỉnh.
- Thực hiện chặt chẽ quy trình
thẩm tra hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hồ sơ thay đổi địa điểm
trụ sở Văn phòng công chứng sang đơn vị hành chính khác phải phù hợp với tiêu
chí theo quy định của Trung ương và của tỉnh, bảo đảm tính khả thi, ổn định, bền
vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội; không tập trung
nhiều tổ chức hành nghề công chứng tại địa bàn các phường thuộc trung tâm thành
phố Tuyên Quang; ưu tiên cho phép thành lập văn phòng công chứng tại các phường
mới thành lập, như phường Mỹ Lâm, phường Đội Cấn hoặc các huyện chưa có tổ chức
hành nghề công chứng.
- Xây dựng đội ngũ công chứng
viên chuyên nghiệp, chất lượng cao trong đó chú trọng tăng cường công tác quản
lý nhà nước về tập sự hành nghề công chứng; thẩm định chặt chẽ hồ sơ bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên theo đúng quy định.
- Nâng cao hiệu quả công tác
giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức hành nghề công chứng, kịp thời
phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh, xử lý nhằm bảo đảm tính ổn định, an
toàn, tính pháp lý của các hoạt động công chứng.
6. Vai
trò, trách nhiệm tự quản của Hội Công chứng viên và công tác phối hợp với Sở Tư
pháp
- Phát huy vai trò tự quản của
Hội Công chứng viên trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công
chứng viên; giám sát hoạt động hành nghề của công chứng viên; kịp thời phát hiện
các tiêu cực trong hoạt động công chứng, đấu tranh với các hành vi vi phạm, ứng
xử không đúng quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; xử lý nghiêm các hội viên
vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ chức có hành
vi vi phạm pháp luật về công chứng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp
hội công chứng viên Việt Nam. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ; hội
nghị, hội thảo, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề
công chứng.
- Tăng cường phối hợp với Sở Tư
pháp trong việc triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động
công chứng; tham gia phổ biến, tuyên truyền pháp luật về công chứng, chính sách
phát triển nghề công chứng, chủ trương xã hội hoá hoạt động công chứng; rà
soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng. Kịp thời trao đổi,
cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.
7. Các điều
kiện đảm bảo nguồn lực
- Bảo đảm về số lượng và nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về công chứng đảm
bảo ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có khả năng ứng dụng công nghệ thông
tin, kiến thức nghiệp vụ công chứng, kỹ năng quản lý hiệu quả đối với các tổ chức
hành nghề công chứng. Bố trí công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về
công chứng tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề công chứng, các lớp bồi dưỡng
về công nghệ thông tin. Tổ chức hoạt động học tập kinh nghiệm thực tế tại các địa
phương để nâng cao năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nhà nước về công chứng.
- Tăng cường nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý việc tập sự hành nghề công chứng; quản lý chặt chẽ, đúng quy định
việc đăng ký hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác phối hợp,
trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để kịp thời nắm
bắt và xử lý triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình hành nghề của công
chứng viên.
- Các tổ chức hành nghề công chứng
quan tâm đầu tư trụ sở làm việc (Phòng tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành
chính, phòng kho lưu trữ hồ sơ công chứng), trang thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ (máy vi tính, máy photocoppy, máy scan...), công cụ hỗ trợ trong hoạt
động hành nghề công chứng (máy nhận dạng giấy tờ giả; nâng cấp bảo trì phần
mềm cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực; thiết bị đọc mã QRCode), nhằm đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ công chứng trong giai đoạn mới.
8. Chế độ
báo cáo, thống kê
Thực hiện kịp thời, đầy đủ chế
độ báo cáo, thống kê theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về chỉ đạo, điều
hành
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành, đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công chứng;
triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Đề án và các quy định
pháp luật có liên quan; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.
b) Đổi mới và ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng cho cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành pháp luật về
công chứng.
c) Phát huy hiệu quả các công cụ
quản lý, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, yếu
kém, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục; tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính, đạo đức công vụ; đề cao trách nhiệm của cá nhân trong thực thi công
vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; kịp thời phát hiện và
xử lý nghiêm khi có sai phạm; đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập
thể, cá nhân nỗ lực đạt kết quả cao, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao.
d) Thực hiện sơ kết, tổng kết Đề
án, chỉ ra những kinh nghiệm, giải pháp hay trong thực hiện nhiệm vụ cũng như
những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong công tác này để đề xuất kịp thời các giải
pháp khắc phục.
2. Giải pháp về nhân lực và
tài chính
a) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức
tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về công chứng; bồi dưỡng nghiệp vụ
công chứng hàng năm cho đội ngũ công chứng viên trên địa bàn tỉnh.
b) Ưu tiên bố trí nguồn lực tài
chính, khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật các nguồn kinh
phí ngoài ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Đề án.
3. Giải pháp về ứng dụng
công nghệ thông tin
Chủ động hơn nữa trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác công chứng, chuẩn bị cho
việc thực hiện công chứng trên môi trường điện tử (công chứng số); khai thác và
ứng dụng có hiệu quả phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực tỉnh Tuyên
Quang.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề
án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách theo quy định
và các nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
2. Hằng năm, Sở Tư pháp
và các cơ quan liên quan phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực
hiện Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
Giao Sở Tư pháp tổ chức triển
khai thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Mục III, Phần thứ ba Đề án này và một
số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
a) Tiếp tục tham mưu triển khai
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 172/NQ-CP ; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 28
tháng 7 năm 2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng
11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn
tỉnh.
b) Thực hiện chặt chẽ công tác
xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hồ sơ thay đổi địa điểm
trụ sở của Văn phòng công chứng; thực hiện có hiệu quả việc quản lý, khai thác,
sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên rà
soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với chính sách phát
triển nghề công chứng đã xác định trong Nghị quyết số 172/NQ-CP và thực tiễn
phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương.
c) Nâng cấp Hệ thống phần mềm
Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực để phục vụ hoạt động công chứng, đảm bảo
chia sẻ và kết nối thông tin công chứng với các ngành, lĩnh vực khác có liên
quan.
d) Chủ trì, phối hợp các sở,
ngành liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện thí điểm liên thông thủ tục
công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính
sách ưu đãi, biện pháp hỗ trợ đối với các Văn phòng công chứng thành lập tại
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh theo quy định
tại Điều 16 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP và Đề án này.
e) Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm công chứng viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề
nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng vi phạm pháp luật; kiên quyết tạm đình chỉ
hành nghề công chứng, miễn nhiệm công chứng viên, chấm dứt hoạt động hoặc các
hình thức xử lý tương ứng khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công
chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư
pháp tích hợp Cơ sở dữ liệu về đất đai với Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực
nhằm cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng và
tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật, phục vụ kịp thời việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
b) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất
đai kịp thời cung cấp các thông tin ngăn chặn và giải tỏa ngăn chặn về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp và
các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu việc tích hợp cơ sở dữ liệu về đất
đai với phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn chế độ tài chính của
Phòng Công chứng Số 1 nhằm giải quyết một số bất cập về tài chính giữa Phòng
Công chứng và Văn phòng công chứng hiện nay (khi có văn bản hướng dẫn của Bộ,
ngành Trung ương).
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và
các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách ưu
đãi, biện pháp hỗ trợ đối với các Văn phòng công chứng thành lập tại các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh theo quy định tại
Điều 16 Nghị định số 29/2015/NĐ -CP và Đề án này.
c) Phối hợp và chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc cung cấp thông tin biến động về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất; thành viên hộ gia đình sử dụng đất liên quan đến các hợp đồng, giao dịch
cho các tổ chức hành nghề công chứng.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư
pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng trên các phương tiện
thông tin đại chúng của tỉnh.
b) Phối hợp với các Sở: Tư
pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh thực hiện việc liên
thông Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực với các Cơ sở dữ liệu về đất đai,
thuế, nhà ở...
5. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tư pháp
trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống vi phạm pháp luật và tội
phạm trong lĩnh vực công chứng; thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn của
các đối tượng lợi dụng hoạt động công chứng để phạm tội; về dấu hiệu, hành vi
vi phạm của công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn tỉnh.
b) Thông tin cho Sở Tư pháp và
Hội Công chứng viên tỉnh biết khi thực hiện các việc liên quan đến biện pháp xử
lý hình sự đối với tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên vi phạm theo
quy định của Luật Công chứng (nếu có).
c) Chỉ đạo các đơn vị liên quan
tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để công chứng viên lấy chữ
ký theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch trong trường hợp người
yêu cầu công chứng đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang thi hành án hình sự tại
Trại tạm giam, các nhà tạm giữ.
d) Phối hợp, hỗ trợ các tổ chức
hành nghề công chứng trong việc hướng dẫn phương pháp, kỹ năng nhận biết chữ
ký, các giấy tờ, tài liệu giả mạo, người giả mạo trong quá trình thực hiện công
chứng các hợp đồng, giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.
đ) Phối hợp với các Sở: Tư
pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh thực
hiện liên thông Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực với các Cơ sở dữ liệu về đất
đai, thuế, nhà ở, doanh nghiệp và dân cư.
e) Kịp thời cung cấp các thông
tin về trường hợp ngăn chặn giao dịch liên quan đến tài sản cho Sở Tư pháp để cập
nhật vào Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
6. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh
a) Kịp thời cung cấp thông tin
bằng văn bản cho Sở Tư pháp các vụ việc tranh chấp liên quan đến các hợp đồng,
giao dịch đã công chứng từ khi thụ lý, giải quyết hồ sơ đến khi kết thúc vụ án
liên quan đến công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn
tỉnh.
b) Gửi các quyết định đình chỉ
vụ án và các Bản án của Tòa án liên quan đến công chứng viên để Sở Tư pháp thực
hiện thủ tục hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng và miễn nhiệm
công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng.
c) Phối hợp thực hiện và chỉ đạo
Tòa án nhân dân các huyện, thành phố cập nhật kịp thời các quyết định kê biên
tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, cấm chuyển dịch
quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp và các quyết định thay đổi, bổ
sung, hủy bỏ các quyết định trên lên Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
7. Đề nghị Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh
Phối hợp thực hiện và chỉ đạo
Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố cập nhật cung cấp các quyết định có
liên quan đến việc kê biên tài sản, chấm dứt kê biên tài sản, Quyết định ngăn
chặn, Quyết định giải tỏa ngăn chặn cho Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
công chứng, chứng thực.
8. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Thực hiện và chỉ đạo Chi cục
Thi hành án dân sự các huyện, thành phố cung cấp kịp thời các quyết định phong
tỏa tài sản, quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,
thay đổi hiện trạng tài sản và quyết định thu hồi, chấm dứt, sửa đổi các quyết
định chặn cho Sở Tư pháp để cập nhật vào phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng
thực.
9. Cục Thuế tỉnh
a) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ
chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế; việc quản
lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy
định của pháp luật.
b) Cung cấp thông tin về thu, nộp,
cấp biên lai về phí, lệ phí; về thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức hành
nghề công chứng.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở
Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công
chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế; phối hợp với
các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công an tỉnh thực hiện
liên thông Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực với các Cơ sở dữ liệu về đất
đai, thuế, nhà ở, dân cư.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên
Quang thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về công chứng, pháp luật về tín dụng, ngân hàng và pháp luật khác có
liên quan nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo cho việc công chứng
các hợp đồng giao dịch về tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định
pháp luật về công chứng.
b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng,
chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo đúng các quy định pháp luật về tài chính, tín dụng ngân hàng và các Nghị định
quy định chi tiết và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
c) Trong quá trình tổ chức triển
khai thực hiện, nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp trong các văn bản quy phạm
pháp luật về công chứng có liên quan đến tín dụng, ngân hàng hoặc về tín dụng,
ngân hàng có liên quan đến các hợp đồng giao dịch về tín dụng thì Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chủ động kiến nghị, đề xuất cơ quan
có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi theo quy định.
d) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng
thực hiện phối hợp và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã
được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng; phối hợp với các tổ chức
hành nghề công chứng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân thực hiện các hợp đồng giao dịch về tín dụng liên quan đến tài sản đã được
giải chấp.
đ) Tăng cường hoạt động thanh
tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh,
xử lý nghiêm hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng, cán bộ làm công tác tín dụng
có sai phạm.
11. Các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố
a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung
nêu tại Đề án này.
b) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về công chứng, vị trí, vai trò của hoạt động công chứng, giá
trị pháp lý và hệ quả pháp lý của văn bản công chứng trên Trang thông tin điện
tử của cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp triển
khai thực hiện có hiệu quả Đề án này, Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 28 tháng 7
năm 2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm
2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.
d) Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn có liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn thực hiện việc cung cấp thông tin về đương sự và tài sản theo quy định
của pháp luật khi có yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng phục vụ cho việc
công chứng hợp đồng, giao dịch. Cung cấp thông tin phản ánh, kiến nghị của cử
tri, các tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng tại địa
phương
12. Hội Công chứng viên tỉnh
a) Chủ động tham mưu thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ được giao chủ trì, nhiệm vụ được giao phối hợp trong Đề
án này.
b) Thường xuyên phối hợp, thông
tin, trao đổi với Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng nhằm
phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động công chứng; duy trì thực hiện tốt Quy chế số 04/QCPH-STP-HCCV ngày 20
tháng 9 năm 2021 phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội công chứng viên tỉnh trong
công tác quản lý hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
c) Thực hiện đầy đủ chế độ
thông tin, báo cáo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công
chứng của Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành có liên quan.
d) Giám sát hội viên tuân thủ
quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và
Điều lệ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số
1621/QĐ-BTP ngày 19 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt
Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
13. Các tổ chức hành nghề
công chứng trên địa bàn tỉnh
Chú trọng nâng cao chất lượng
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện,
trang thiết bị làm việc; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
công chứng để ngày càng phục vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn; đảm bảo an toàn pháp
lý cho các hợp đồng, giao dịch khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu; tạo môi trường
pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương
kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, chỉ đạo ./.
1 Gồm: (1) Quyết định
số 19/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về việc quy định mức trần thù lao công chứng
và chi phí đánh máy, sao chụp (photocopy) tài liệu công chứng, chứng thực trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (2) Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 về
việc ban hành Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng
công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (3) Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND
ngày 20/11/2017 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang ban hành, trong đó bãi bỏ Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày
20/11/2013 về việc giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch
về bất động sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; (4) Quyết định số
25/2019/QĐ-UBND ngày 01/10/2019 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định
tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của
UBND tỉnh; (5) Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 05/12/2019 ban hành Quy chế
quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
2 Gồm: Đề nghị bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên 03 trường hợp; hồ sơ thành lập mới văn
phòng công chứng 04 trường hợp; đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng 04 trường
hợp; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng 15 trường hợp;
đăng ký hành nghề và cấp thẻ CCV 14 trường hợp; xóa đăng ký hành nghề và thu hồi
thẻ CCV 09 trường hợp; đăng ký tập sự hành nghề công chứng 17 trường hợp; đăng
ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng 09 trường hợp.
3 Năm 2015: Công
chứng 6.696 hợp đồng, giao dịch, thu phí 2.455.858.000 đồng, chứng thực 16.105
việc, thu phí 36.269.000 đồng. Năm 2016: Công chứng 9.698 hợp đồng, giao dịch,
thu phí 2.847.998.839 đồng, chứng thực 25.402 việc, thu phí 76.250.000 đồng.
Năm 2017: Công chứng 9.880 hợp đồng, giao dịch, thu phí 3.219.448.500 đồng, chứng
thực 27.246 việc, thu phí 87.500.000 đồng. Năm 2018: Công chứng 11.165 hợp đồng,
giao dịch, thu phí 3.871.796.000 đồng, chứng thực 26.374 việc, thu phí
101.000.000 đồng. Năm 2019: Công chứng 12.103 hợp đồng, giao dịch, thu phí
4.242.565.661 đồng, chứng thực 28.394 việc, thu phí 304.825.000 đồng. Năm 2020:
Công chứng 13.765 hợp đồng, giao dịch, thu phí 4.963.527.069 đồng, chứng thực
66.303 việc, thu phí 442.788.000 đồng. Năm 2021: Công chứng 17.557 hợp đồng,
giao dịch, thu phí 6.910.708.652 đồng, chứng thực 106.168 việc, thu phí
910.060.000 đồng. 06 tháng đầu năm 2022: Công chứng 7.465 hợp đồng, giao dịch,
thu phí 3.200.962.121 đồng, chứng thực 41.659 việc, thu phí 192.277.456 đồng
4
Cụ thể: Phòng Công chứng số 1 trực thuộc Sở Tư pháp: Thực hiện công chứng
55.866 việc, thu phí 20.793.055.000 đồng, thu thù lao công chứng, chi phí khác
3.518.330.000 đồng (chiếm 69% trên tổng số phí thu được toàn tỉnh) ; chứng
thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính 106.627 việc, thu phí
1.067.091.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước 6.902.224.000 đồng (chiếm 90%
trên tổng số tiền thu phí công chứng phải nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh).
Văn phòng công chứng Mai Lan :
Thực hiện công chứng 4.270 việc, thu phí 1.433.731.895 đồng, thu thù lao công
chứng, chi phí khác 441.130.000 đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ
bản chính 27.398 việc, thu phí 148.047.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước
183.850.099 đồng.
Văn phòng công chứng Dương Thị
Dực: Thực hiện công chứng 12.160 việc, thu phí 3.883.502.200 đồng, thu thù lao
công chứng, chi phí khác 263.245.000 đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản
sao từ bản chính 120.992 việc, thu phí 549.692.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước
325.762.152 đồng.
Văn phòng công chứng Nguyễn Hữu Thảo: Thực hiện
công chứng 4.000 việc, thu phí 977.580.070 đồng, thu thù lao công chứng, chi
phí khác 292.172.000 đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính
12.593 việc, thu phí 47.222.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước 65.189.222 đồng.
Văn phòng công chứng Đinh Thị
Bích: Thực hiện công chứng 3.507 việc, thu phí 1.824.510.012 đồng, thu thù lao
công chứng, chi phí khác 138.500.000 đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản
sao từ bản chính 20.793 việc, thu phí 104.533.400 đồng; nộp ngân sách Nhà nước
103.863.901 đồng.
Văn phòng công chứng Nguyễn Thị
Thu Hiền: Thực hiện công chứng 4.721 việc, thu phí 1.545.890.000 đồng, thu thù
lao công chứng, chi phí khác 276.901.000 đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản
sao từ bản chính 33.705 việc, thu phí 162.344.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước
157.357.800 đồng.
Văn phòng công chứng Ma Thị Sách: Thực hiện công chứng
3.805 việc, thu phí 1.254.415.665 đồng; thu thù lao công chứng, chi phí khác 228.717.000
đồng; chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính 15.543 việc, thu phí
82.743.000 đồng; nộp ngân sách Nhà nước 39.336.364 đồng.