ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 357/QĐ-UBND
|
Điện Biên,
ngày 21 tháng 4 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-BTP ngày
17/03/2017 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017;
Thực hiện Kế hoạch số 2266/KH-UBND ngày
26/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Đề án trợ giúp người khuyết
tật tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 311/TTr-STP ngày 11/4/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện chính
sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 357 /QĐ-UBND ngày 21 /4/2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường việc triển khai thực hiện chính sách
trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trong năm 2017, tạo bước chuyển biến mới
trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật; đẩy mạnh hoạt
động truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật để đông đảo người
khuyết tật biết về quyền được trợ giúp pháp lý và tiếp cận với dịch vụ này;
tăng cường năng lực trợ giúp pháp lý, tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp
lý (trong đó, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng) cho người khuyết tật.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung
chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo Quyết định số 328/QĐ-BTP ,
ngày 17/3/2017 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2017 và cụ thể hóa nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 2266/KH-UBND ngày 26/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
về việc triển khai Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Điện Biên giai đoạn
2013-2020; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2016;
- Các hoạt động cụ thể,
khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách
nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện;
- Có sự tham gia, phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan (nhất là các cơ quan, tổ chức
về người khuyết tật) trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp
pháp lý cho người khuyết tật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết
tật
Hoạt động: Tiếp tục tổ chức trợ giúp pháp
lý với hình thức phù hợp tại nơi cư trú, sinh sống của người khuyết tật (các
xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, tại các Hội người khuyết tật, các
cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật…),
trong đó chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khi
có yêu cầu.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
(Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp
xã.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý
IV.
2. Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp
pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động: Xây dựng tài liệu và lồng ghép với các lớp tập huấn có nội dung
khác về trợ giúp pháp lý để tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng
nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện
trợ giúp pháp lý, chú trọng kỹ năng tham gia tố tụng dân sự, hành chính.
a) Đơn vị chủ trì: Sở
Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
3. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý
cho người khuyết tật
Hoạt động 1: Tiếp tục đẩy mạnh
truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Trợ giúp pháp lý
(sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua và các vụ việc trợ giúp pháp lý cho
người khuyết tật; đăng tải thông tin nội dung một số vụ việc trợ
giúp pháp lý điển hình cho người khuyết tật trên báo, Đài Phát thanh - Truyền hình, trang thông tin của Sở Tư
pháp; lồng ghép việc truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh; Báo Điện Biên Phủ.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý II đến Quý IV.
Hoạt động 2: Lắp đặt Bảng tin, Hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở
thông tin về số lượng ngươi khuyết tật tại các xã; lựa chọn
xã có số lượng người khuyết tật nhiều nhất để cung cấp, lắp đặt Bảng tin, Hộp
tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước).
b) Đơn vị phối hợp: UBND xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.
c) Thời gian thực hiện: Quý III.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
Hoạt động: Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ
giúp pháp lý cho người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật, các cam kết
quốc tế về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Thời gian thực hiện: Từ Quý III đến Quý IV.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí thực
hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được bố trí trong ngân
sách chi thường xuyên hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách
hiện hành của tỉnh và các chương trình, đề án khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, các Sở, ban,
ngành có liên quan triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý
tổ chức thực hiện kế hoạch; theo dõi, kiểm tra, báo cáo Bộ Tư pháp chính sách
trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật ở địa phương; hướng dẫn việc báo cáo kinh
phí thực hiện Kế hoạch và quyết toán theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
Phối hợp với
Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý) để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động
trợ giúp pháp lý.
3. Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm
vi thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp
với Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch
này./.