BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2565/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỨNG THỰC
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm
2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm
2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ
khóa XIII;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết công
tác chứng thực.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Cục trưởng
Cục Công nghệ thông tin và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi
hành);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Bộ Ngoại giao (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ HCTP.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT CÔNG TÁC CHỨNG THỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2565/QĐ-BTP
ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI TỔNG KẾT
1. Mục đích
Đánh giá khách quan,
toàn diện thực trạng tổ chức, hoạt động công tác chứng thực ở trong nước, tại
các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; nêu lên bất cập,
khó khăn, vướng mắc về thể chế, tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện; đề xuất, kiến
nghị những giải pháp khắc phục và nội dung cần thiết phục vụ việc xây dựng Dự
án Luật Chứng thực.
2. Yêu cầu
Việc tổng kết cần tiến
hành nghiêm túc, đúng mục đích, nội dung từ cấp xã đến cấp Trung ương và các Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản
ánh đúng thực tế, có phân tích, đánh giá; tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo
thành tích.
3. Phạm vi
Tổng kết công tác chứng thực trên
phạm vi toàn quốc và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ năm 1991 đến nay, theo hai giai đoạn:
+ Từ năm 1991 đến năm 2007 (từ khi thực hiện Nghị định số
45/1991/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động
công chứng nhà nước);
+ Từ năm 2007 đến ngày 30/6/2012 (từ khi thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của
Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký).
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
1. Rà soát,
phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật
1.1. Những quy định pháp luật hiện hành về chứng thực
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về
công chứng, chứng thực (còn hiệu lực phần chứng thực hợp đồng giao dịch);
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về
cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 25/01/2012 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng
thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và
chứng thực;
1.2. Các quy định pháp
luật hiện hành liên quan đến chứng thực
Rà soát, phân tích, đánh giá các
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tại Danh mục văn bản các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến chứng thực (kèm theo).
2. Phân tích, đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chứng
thực
2.1. Sự quan tâm, chỉ đạo của các bộ và cấp ủy, chính quyền
địa phương đối với công tác chứng thực;
2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về chứng thực;
2.3. Về tổ chức bộ máy làm công tác
quản lý và thực hiện chứng thực ở cấp tỉnh, huyện, xã và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; đặc biệt là việc rà soát, phân tích,
đánh giá về đội ngũ công chức
đang đảm nhiệm công tác chứng thực (số lượng,
độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thâm niên đảm nhiệm
công tác chứng thực; chế độ chính sách; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác). Mô
hình quản lý và thực hiện công tác chứng thực; việc phân cấp thực hiện chứng thực.
2.4. Việc thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký,
các hợp đồng, giao dịch (theo Nghị định số 75/NĐ-CP, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP
và Thông tư số 03/2008/TT-BTP); việc chấp hành quy định tại Điều 6 Nghị định số
79/2007/NĐ-CP ;
Việc thực hiện những việc khác có tính chất chứng thực theo
yêu cầu của công dân như xác nhận: lý lịch cá nhân, hồ sơ vay vốn, kê khai thu
nhập, có mặt tại nơi cư trú…;
Những hạn chế, bất cập, khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chứng thực và nguyên nhân.
2.5. Công tác lưu trữ hồ sơ
thực hiện chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
2.6. Việc khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng thực;
2.7. Thống kê kết quả thực hiện chứng thực từng
năm từ năm 2007 đến ngày 30 tháng 6 năm 2012 theo các biểu mẫu (kèm theo);
2.8. Hiệu quả của công
tác chứng thực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục
hành chính;
3. Kiến nghị, đề xuất
Trên cơ sở kết quả tổng kết công tác chứng
thực, kiến nghị, đề xuất giải pháp, khắc phục tồn tại, bất cập và những nội
dung cần thiết phục vụ xây dựng Luật Chứng thực.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức tổng kết
- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, UBND cấp tỉnh, huyện, xã xây dựng
Báo cáo tổng kết công tác chứng thực theo mẫu hướng dẫn.
- Tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về công tác chứng thực.
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Bộ Tư pháp
Hướng dẫn triển khai thực hiện công
tác tổng kết chứng thực; tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc về công tác chứng thực; tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xây dựng Dự án Luật Chứng thực.
2.2. Bộ
Ngoại giao
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng Báo cáo công tác chứng thực;
- Tổng hợp Báo
cáo chung về công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
gửi Bộ Tư pháp (theo đề cương báo cáo tại Phụ lục số 3 và Biểu mẫu số 4).
2.3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp huyện xây dựng Báo
cáo tổng kết công tác chứng thực đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Tổng hợp Báo
cáo chung về công tác chứng thực tại địa bàn để gửi Bộ Tư pháp (theo đề cương
báo cáo tại Phụ lục số 2 và Biểu mẫu số 3).
2.4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp xã xây dựng Báo cáo tổng
kết công tác chứng thực đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng;
- Tổng hợp Báo
cáo chung về công tác chứng thực tại địa bàn để gửi UBND tỉnh (theo đề cương
báo cáo tại Phụ lục số 1 và Biểu mẫu số 2).
2.5.
Uỷ ban nhân dân cấp xã
Xây dựng Báo
cáo tổng kết công tác chứng thực trên địa bàn xã để gửi UBND cấp huyện theo đề cương báo cáo tại Phụ
lục số 1 và Biểu mẫu số 1.
3. Thời hạn tổng kết và gửi báo cáo
- Báo cáo tổng kết công tác chứng
thực của UBND cấp xã gửi về UBND cấp huyện trước ngày 30/10/2012.
- Báo cáo tổng kết công tác chứng
thực của UBND cấp huyện gửi về UBND cấp tỉnh trước ngày 30/11/2012.
- Báo cáo tổng kết công tác chứng
thực của Bộ Ngoại giao và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi
về Bộ Tư pháp (Vụ Hành chính tư pháp) chậm nhất là ngày 31/12/2012.
- Hội nghị tổng kết toàn quốc về
công tác chứng thực được tổ chức vào quý I năm 2013 theo hình thức hội
nghị tập trung hoặc trực tuyến.
4. Kinh phí
Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết
toàn quốc về công tác chứng thực được bố trí từ nguồn kinh phí hành chính năm
2013 của Bộ Tư pháp./.