ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2320/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 07 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI VÀ CÔNG CHỨNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá tác động của thủ
tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 347/QĐ-UBND
ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch kiểm soát
thủ tục hành chính năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 245/TTr-STP ngày 26/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính lĩnh vực nuôi con nuôi và công
chứng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (Có
Phương án kèm theo).
Điều 2. Giao
Sở Tư pháp kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị
liên quan thực hiện Quyết định này; dự thảo báo cáo kết quả rà soát, đánh giá
thủ tục hành chính của UBND tỉnh, kèm phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải
cách thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định này, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC - VP Chính phủ (để b/c);
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Lưu; VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN
GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI VÀ CÔNG CHỨNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Thủ tục giải quyết việc người
nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Hồ sơ của người được nhận làm con
nuôi: bỏ thành phần "Giấy khám sức khỏe do Cơ quan y tế cấp huyện trở lên
cấp":
Lý do: Người
xin nhận con nuôi khi làm thủ tục xin nhận con nuôi cũng đã tìm hiểu, lựa chọn
và mong muốn được nhận đứa trẻ mà họ đã tìm hiểu, lựa chọn làm con nuôi. Vì
vậy, yêu cầu thành phần hồ sơ có Giấy khám sức khỏe của
người được nhận làm con nuôi là không cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Điều 21
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, cụ thể:
- Bỏ thành phần “Giấy khám sức khỏe
do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp” trong hồ sơ của người được nhận làm con
nuôi.
c) Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 33.090.000 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 21.780.000 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 11.310.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa:
34,18%.
2. Thủ tục sáp nhập văn phòng công
chứng
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Bỏ nội dung “đã được kiểm toán ”
trong thành phần hồ sơ: “Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các văn phòng công chứng bị sáp nhập”.
Lý do: Việc
quy định phải nộp “kê khai thuế và báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm đã
được kiểm toán ” trên
thực tế là rất khó thực hiện, gây khó khăn trong việc sáp nhập của các tổ chức
hành nghề công chứng. Tại tỉnh Thanh Hóa đã có hồ sơ yêu
cầu sáp nhập giữa các tổ chức hành nghề công chứng nhưng
không thực hiện được vì còn vướng nội dung nêu trên.
b) Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị
định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, cụ thể như
sau: “b) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong
03 (ba) năm gần nhất của các Văn phòng công chứng tính đến ngày đề nghị sáp
nhập”.
c) Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 127.497.600 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.123.200 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 120.374.400
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa:
94,41%./.