Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 92/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 92/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/1998/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tổ chức luật sư nước ngoài có đủ diều kiện quy định tại Nghị định này có thể được phép hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam.

Điều 2 . Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối với xử công bằng, thoả đáng đối với các tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Điều 3. Tài sản hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

Điều 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được Bộ Tư pháp Việt Nam cho phép theo quy định của Nghị định này.

Điều 5. Tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP

Điều 6. Tổ chức luật sư nước ngoài xin phép hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước, nơi tổ chức luật sư nước ngoài đó mang quốc tịch;

2 - Có khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;

3 - Có uy tín trong hành nghề tư vấn pháp luật;

4 - Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam;

5 - Có phương án hoạt động và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của Nghị định naỳ và các quy định khác của pháp luật Việt nam.

6 - Có cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tư vấn pháp luật.

Điều 7. Tổ chức luật sư nước ngoài có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định này thì được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam.

Mỗi tổ chức luật sư nước ngoài được đặt tốt đa hai Chi nhánh tại Việt Nam.

Tổ chức luật sư nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.

Tổ chức luật sư nước ngoài cử một luật sư của mình làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh tại Việt nam.

Điều 8. Luật sư nước ngoài xin hành nghề trong Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

1 - Có giấy phép hành nghề tư vấn pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

2 - Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam;

3 - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt, người chưa được xoá án.

Ngoài các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều này, Luật sư Trưởng Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải là người đã hành nghề tư vấn pháp luật từ 5 năm trở lên.

Điều 9. Thời hạn hoạt động của Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam là 5 năm, được tính từ ngày ký Giấy phép và có thể được gia hạn. Mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.

Điều 10. Tổ chức luật sư nước ngoài muốn đặt chi nhánh tại Việt Nam phải làm đơn xin phép. Đơn xin phép đặt chi nhanh phải có nội dung chính sau đây:

1. Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức luật sư nước ngoài;

2. Tên gọi của chi nhánh;

3. Nội dung hoạt động và lính vực hành nghề tư vấn pháp luật;

4. Thời hạn hoạt động;

5. Nơi dự định đặt trụ sở của Chi nhánh;

6. Họ, tên của luật sư nước ngoài được tổ chức luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh.

Điều 11. Kèm theo đơn xin phép đặt Chi nhánh phải có những giấy tờ sau đây:

1. Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài;

2. Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài;

3. Báo cáo tình hình tài chính của tổ chức luật sư nước ngoài trong hai năm gần nhất;

4. Danh sách và các bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, lý lịch tư pháp (nếu có), bản sao giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài hành nghề trong Chi nhánh;

5. Quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh;

6. Phương án hoạt động của Chi nhánh;

7. Danh sách khách hàng nước ngoài của tổ chức luật sư nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Điều 12. Đơn xin phép phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn xin phép được lập và chứng nhận ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự; nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.

Các giấy tờ sau đây phải được cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi tổ chức luật sư nước ngoài mang quốc tịch chứng nhận:

1. Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài;

2. Bản sao giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài;

3. Quyết định cử luật sư nước ngoài làm Trưởng Chi nhánh.

Điều 13. Đơn xin phép đặt Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài và các giấy tờ kèm theo được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợ lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ, tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan và quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép.

Giấy phép được làm thành ba bản: Một bản cấp cho tổ chức luật sư nước ngoài, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Chi nhánh của tổ chức Luật sư nước ngoài đặt trụ sở và một bản lưu tại Bộ Tư pháp.

Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tư pháp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh của tổ chức luật nước ngoài phải đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh. Quá thời hạn 60 ngày, Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài không đăng ký hành nghề thì Giấy phép không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng được Bộ Tư pháp Việt Nam chấp thuận.

Khi đăng ký hành nghề, chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài phải xuất trình giấy phép đặt Chi nhánh và giấy xác nhận về trụ sở của Chi nhánh.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tư pháp phải cấp Giấy đăng ký hành nghề cho Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề.

Điều 15. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề, Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương tại Việt Nam trong 5 số liên tiếp về việc đặt Chi nhánh.

Điều 16. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài thay đổi một trong các nội dung sau đây của Giấy phép: tên gọi của Chi nhánh, trụ sở, Trưởng Chi nhánh, danh sách luật sư, lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật thì phải làm đơn xin phép Bộ Tư pháp và chỉ được thay đổi khi có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép có hiệu lực, chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.

Điều 17. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài muốn gia hạn hoạt động phải làm đơn xin gia hạn hoạt động gửi Bộ Tư pháp chậm nhất là 60 ngày trước khi hết hạn hoạt động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin gia hạn, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn; nếu không đồng ý gia hạn Bộ Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định gia hạn hoạt động, chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài phải đăng ký việc gia hạn tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh và đăng báo theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

Điều 18. Khi nộp đơn xin phép đặt chi nhánh, xin gia hạn hoạt động, thay đổi nội dung Giấy phép, tổ chức luật sư nước ngoài phải nộp một khoản lệ phí do Bộ Tài chính cùng Bộ Tư pháp quy định.

Chương 3:

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHI NHÁNH CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI, LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 19. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài (sau đây goi tắt là chi nhánh) chỉ được hành nghề theo nội dung, lĩnh vực đã được ghi trong Giấy phép.

Điều 20. Luật sư nước ngoài của Chi nhánh được tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại; không được tư vấn về pháp luật Việt Nam; không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện chi khách hàng trước Toà án Việt Nam.

Điều 21. Chi nhánh được ký kết hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật với Tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật Việt nam để nhận ý kiến tư vấn về Pháp luật Việt Nam và cung cấp cho Tổ chức tư vấn pháp luật Việt Nam ý kiến tư vấn về pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế.

Hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật là văn bản ký kết giữa Chi nhánh với tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật phải có nội dung chính sau đây: phương thức hợp tác, phương thức tính thù lao, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên; quan hệ giữa các bên đối với khách hàng.

Chi nhánh gửi bản sao hợp đồng hợp tác tư vấn pháp luật đến Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.

Điều 22. Chi nhánh được nhận tiền thù lao trên cơ sở thoả thuận với khách hàng tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc, thời gian và các chi phí hợp lý cho việc thực hiện tư vấn.

Việc nhận thù lao từ hoạt động tư vấn pháp luật của chi nhánh phải được thực hiện tại Việt Nam.

Điều 23. Chi nhánh phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Pháp luật Việt Nam về kế toán, thống kê; mở tài khoản bằng tiền nước ngoài và bằng tiền Việt Nam tại ngân hàng của Việt Nam, Ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam và thực hiện mọi khoản thu, chi thông qua các tài khoản đó.

Điều 24. Chi nhánh được ký kết hợp đồng lao động với nhân viên là công dân Việt nam; được tuyển dụng người nước ngoài không phải là luật sư làm việc cho chi nhánh theo quy định của pháp luật về lao động của Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của nhân viên Việt Nam, nhân viên nước ngoài làm việc theo hợp đồng trong Chi nhánh được ghi cụ thể trong hợp đồng phù hợp với pháp luật về lao động của Việt Nam.

Chi nhánh không được thuê luật sư Việt Nam làm việc tại Chi nhánh.

Điều 25. Chi nhánh được phép nhập khẩu các phương tiện cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Điều 26. Chi nhánh, luật sư nước ngoài của chi nhánh được chuyển ra nước ngoài thu nhập từ hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 27. Chi nhánh, luật sư nước ngoài của chi nhánh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều 28. Chi nhánh phải có ít nhất một luật sư nước ngoài làm việc thường xuyên tại Chi nhánh ở Việt Nam.

Điều 29. Chi nhánh được nhận công dân Việt nam có bằng cử nhân luật tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh.

Người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh không được tư vấn cho khách hàng.

Quyền, nghĩa vụ là thời hạn tập sự của người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại chi nhánh do Chi nhánh và người tập sự thoả thuận và được ghi trong hợp đồng lao động phù hợp với pháp luật về lao động của Việt Nam và Nghị định này.

Chi nhánh phải thông báo danh sách người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.

Điều 30. Chi nhánh phải chịu trách nhiệm bồi dưỡng thiệt hại vật chất do lỗi của luật sư của Chi nhánh gây ra cho khách hàng.

Điều 31. Chi nhánh có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt Nam.

Điều 32. Luật sư của Chi nhánh phải thực hiện tư vấn pháp luật một cách trung thực, khách quan.

Điều 33. Chi nhánh, luật sư nước ngoài của chi nhánh có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 34. Chi nhánh phải báo cáo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của chi nhánh bằng văn bản định kỳ 6 tháng và hàng năm về tổ chức và hoạt động của mình; trong trường hợp cần thiết phải báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

1. Hết hạn hoạt động ghi trong Giấy phép mà chưa được hoặc không được gia hạn;

2. Tự chấm dứt hoạt động;

3. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép.

4. Tổ chức luật sư nước ngoài được phép đặt Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động tại nước, nơi tổ chức luật sư nước ngoài đó mang quốc tịch.

Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động, chi nhánh phải báo cáo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh bằng văn bản trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động 60 ngày.

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Chi nhánh phải trả trụ sở, phương tiện làm việc đã thuê, thanh toán xong mọi khoản nợ (nếu có) với các tổ chức, cá nhân và giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tư pháp và cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền.

Chương 4:

QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 36. Bộ Tư pháp quản lý việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

2. Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoài làm các thủ tục xin phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam;

3. Cấp, gia hạn, thay đổi nội dung giấy phép đặt Chi nhánh;

4. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh và luật sư nước ngoài;

5. Chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

6. Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

Điều 37. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của chi nhánh quản lý việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt nam, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm tra về tổ chức và hoạt động của chi nhánh;

2. Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này;

3. Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh.

Điều 38. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện đăng ký hành nghề, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép, đăng ký gia hạn hoạt động, theo dõi việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật, nhân viên Việt Nam, nhân viên nước ngoài của Chi nhánh;

2. Theo dõi việc tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh;

3. Thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của Chi nhánh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh;

4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp và Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức và hoạt động của Chi nhánh trong thẩm quyền và phạm vi quản lý được giao.

Chương 5:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 39. Chi nhánh của tổ chức Luật sư nước ngoài vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các hình thức sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có bảo hiểm nghề nghiệp cho luật sư của Chi nhánh hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam;

b) Sử dụng người lao động làm việc trong Chi nhánh trái với quy định của Nghị định này và của pháp luật về lao động của Việt Nam;

c) Không báo cáo, báo cáo không đúng về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh theo quy định;

d) Không thực hiện việc đăng ký, đăng báo theo quy định tại các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;

đ) Chậm trễ trong việc thanh toán, trả trụ sở, trả phương tiện làm việc đã thuê trong trường hợp chấm dứt hoạt động.

e) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép đặt chi nhánh:

g) Cho thuê hoặc cho mượn giấy phép ;

h) Không có trụ sở, không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi chưa được chấp thuận;

b) Thay đổi tên gọi của chi nhánh khi chưa được chấp thuận;

c) Thay đổi Trưởng Chi nhánh, danh sách luật sư khi chưa được chấp thuận;

d) Gây khó khăn cản trở khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra;

đ) Tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng mà không thông báo;

e) Vi phạm các quy định về chế độ kế toán, thống kê;

g) Mở và sử dụng tài khoản trái với quy định.

3. Phạt tiền từ trên 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hành nghề tư vấn pháp luật khi Giấy phép đặt chi nhánh tại Việt Nam đã hết hạn mà chưa hoặc không được gia hạn;

b) Hành nghề tư vấn pháp luật khi đã bị tước có thời hạn quyền sử dụng giấy phép đặt chi nhánh tại Việt Nam;

c) Sử dụng luật sư nước ngoài làm việc cho Chi nhánh mà không xin phép;

d) Hành nghề tư vấn pháp luật ngoài nội dung, lĩnh vực đã được ghi trong Giấy phép.

4. Trường hợp chi nhánh có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt cao nhất trong khung, đồng thời còn có thể bị tước có thời hạn quyền sử sụng Giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam.

Trong trường hợp Chi nhánh có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì sẽ phạt tiền 100.000.000 đồng và còn có thể bị tước thời hạn quyền sử dụng giấy phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam.

Điều 40. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt nam dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép theo quy định của Nghị định này thì buộc chấm dứt hành nghề, bị phạt tiền 100.000.000 đồng và bị tịch thu các khoản lợi từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.

Điều 41. Luật sư nước ngoài có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ vị phạt cảnh cáo, bị đình chỉ hành nghề có thời hạn, bị cấm hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 42. Bộ Tư pháp được áp dụng hình thức đình chỉ hành nghề có thời hạn, cấm hành nghề tư vấn pháp luật tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài và tước quyền sử dụng giấy phép đặt Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 43. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này.

Ngoài các hình thức xử lý vi phạm quy định tại đoạn 1 Điều này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn có thể đề nghị Bộ Tư pháp tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn Giấy phép đặt chi nhánh.

Điều 44. Cán bộ, công chức Việt Nam khi thi hành công vụ nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷluật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Công dân Việt nam có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hinh sự theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Người bị xử phạt vi phạm hành chính, kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của phápluật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc hành nghề Tư vấn pháp luật tại Việt Nam của Luật sư là người Việt nam định cư ở nước ngoài và tổ chức Luật sư do họ thành lập tại nước ngoài.

Điều 47. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 42/CP ngày 8 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Những quy định trước đây về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 48. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMEN
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 92/1998/ND-CP

Hanoi, November 10, 1998

 

DECREE

ON THE LEGAL CONSULTANCY PRACTICE BY FOREIGN LAWYERS’ ORGANIZATIONS IN VIETNAM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Foreign lawyers’ organizations that meet all the conditions prescribed in this Decree may be licensed to practice legal consultancy in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Lawful property of foreign lawyers’ organizations practicing legal consultancy in Vietnam shall not be nationalized or confiscated through administrative measures.

Article 4.- Foreign organizations and individuals shall not be allowed to practice legal consultancy in Vietnam in any forms without being permitted by Vietnam’s Ministry of Justice under the provisions of this Decree.

Article 5.- Foreign lawyers’ organizations and foreign lawyers practicing legal consultancy in Vietnam must respect the independence and sovereignty of Vietnam and abide by the Vietnamese law.

Chapter II

THE CONDITIONS FOR PRACTICE, FORMS OF ORGANIZING THE PRACTICE AND THE LICENSING PROCEDURES

Article 6.- A foreign lawyers’ organization applying for license to practice legal consultancy in Vietnam must fully meet the following conditions:

1. Being established and operating lawfully in the country of which such foreign lawyers’ organization bears the nationality;

2. Having foreign clients conducting investment and/or business activities in Vietnam;

3. Having prestige in the legal consultancy;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Having an operation plan and committed to fulfill its obligations in accordance with provisions of this Decree and other provisions of the Vietnamese law;

6. Having the material facilities necessary for its legal consultancy activities.

Article 7.- Foreign lawyers’ organizations that meet all the conditions prescribed in Article 6 of this Decree shall be licensed to set up their branches in Vietnam.

Each foreign lawyers’ organization shall be allowed to set up a maximum of two branches in Vietnam.

Foreign lawyers’ organizations shall be responsible for their branches’ activities before the Vietnamese law.

Each foreign lawyers’ organization shall appoint one of its own lawyers to act as the chief of its branch. The branch chief shall manage, run and be responsible for the organization and operation of the branch in Vietnam.

Article 8.- A foreign lawyer wishing to practice in the branch of a foreign lawyers’ organization in Vietnam must fully meet the following conditions:

1. Having legal consultancy practice license granted by a foreign competent agency;

2. Having goodwill toward the Vietnamese State;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Apart from the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the chief lawyer of the branch of a foreign lawyers’ organization in Vietnam must have practiced legal consultancy for at least 5 years.

Article 9.- The operation duration of the branch of a foreign lawyers’ organization in Vietnam is 5 years from the date its license is signed, and may be extended. Each extension shall not exceed 5 years.

Article 10.- A foreign lawyers’ organization wishing to set up a branch in Vietnam shall have to file an application for license. The application for license to set up a branch must have the following principal content:

1. The full name, nationality and address of the head office of the foreign lawyers’ organization;

2. The name of the branch;

3. The content of operation and fields of legal consultancy;

4. The operation duration;

5. The proposed location of the branch office;

6. The full name of the foreign lawyer appointed as the branch chief by the foreign lawyers’ organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A copy of the Statute or papers evidencing the lawful establishment and operation of the foreign lawyers’ organization;

2. The written introduction of the foreign lawyers’ organization’s operation;

3. The report on the financial status of the foreign lawyers’ organization for the last two years;

4. The list and the professional and juridical resumes (if any), and copies of the practice licenses of the foreign lawyers working in the branch;

5. The decision to appoint one foreign lawyer as the branch chief;

6. The operation plan of the branch;

7. The list of foreign clients of the foreign lawyers’ organization, who conduct investment and/or business activities in Vietnam.

Article 12.- The application must be made in Vietnamese. The papers enclosed therewith, which have been made and certified abroad, must be legalized by consulates. If they are made in foreign language(s), they must be translated into Vietnamese and the translations must be certified by the Vietnamese notary public or the Vietnamese diplomatic missions or consulates abroad .

The following papers must be certified by the competent agency of the country of which the foreign lawyers’ organization bears the nationality:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Copies of the operation licenses of the foreign lawyers;

3. The decision to appoint a foreign lawyer as the branch chief.

Article 13.- The application for license to set up a branch of a foreign lawyers’ organization and papers enclosed therewith shall be addressed to the Ministry of Justice. Within 60 days from the date of receiving the complete and valid dossier and fee(s), the Ministry of Justice shall examine the dossier, consult the concerned agencies and decide to grant or not to grant the license.

Each license shall be made in three copies: one shall be granted to the foreign lawyers’ organization, one sent to the People’s Committee of the province or centrally-run city where the branch office of the foreign lawyers’ organization is located and another kept at the Ministry of Justice.

The license shall take effect after its signing.

In cases of refusal to grant a license, the Ministry of Justice shall have to notify the applicant in writing and clearly state the reason(s) therefor.

Article 14.- Within 60 days from the date it is licensed, the branch of the foreign lawyers’ organization shall have to register its practice at the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located. If past that time limit the branch of the foreign lawyers’ organization still fail to register its practice, its license shall be invalidated, except for cases with plausible reason(s) accepted by Vietnam’s Ministry of Justice.

When registering its practice, the branch of the foreign lawyers’ organization shall have to produce the license to set up the branch and the document certifying the branch office location.

Within 15 days from the date of receiving the complete and valid dossier, the provincial/municipal Justice Service shall have to grant the practice registration paper to the branch of the foreign lawyers’ organization. The branch of the foreign lawyers’ organization shall commence its operation only after it is granted the practice registration paper.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- When a foreign lawyers’ organization’s branch wishes to change one of the following contents of its license: its name, its office location, the branch chief, the list of lawyers or the area of legal consultancy, it shall have to file an application for permission from the Ministry of Justice and be permitted to make such change(s) only after it is so approved in writing by the Ministry of Justice.

Within 30 days from the date the written approval of the change in the license content takes effect. The foreign lawyers’ organization’s branch shall have to register such change at the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located.

Article 17.- The foreign lawyers’ organization’s branch wishing to have its operation duration extended shall have to file an application for extension to the Ministry of Justice at least 60 days before the expiry.

Within 30 days from the date of receiving the application for extension, the Ministry of Justice shall decide the extension; if it refuses to extend the operation duration, the Ministry of Justice shall have to reply in writing and clearly state the reason(s) therefor.

Within 30 days from the date the decision on extension of its operation duration is issued, the foreign lawyers’ organization’s branch shall have to register the extension at the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located and publish it on a newspaper as prescribed in Article 15 of this Decree.

Article 18.- When filing the application for a branch-establishment license, an extension of its operation duration or for a change in its license’s content, a foreign lawyers’ organization shall have to pay a fee jointly prescribed by the Ministry of Finance and the Ministry of Justice.

Chapter III

THE SCOPE OF OPERATION, THE RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE BRANCH OF A FOREIGN LAWYERS’ ORGANIZATION AND FOREIGN LAWYERS

Article 19.- A branch of a foreign lawyers’ organization (hereafter referred to as the branch for short) shall only be allowed to practice according to the content and fields stated in its license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- The branch shall be entitled to enter into legal consultancy cooperation contracts with Vietnamese legal consultancy organizations in order to get consultations on Vietnamese laws and to provide such Vietnamese legal consultancy organizations with its consultations on foreign laws and international laws.

A legal consultancy cooperation contract is a written document signed between the branch and a Vietnamese legal consultancy organization.

A legal consultancy cooperation contract must include the following principal contents: the mode of cooperation, the mode of remuneration calculation, the rights, obligations and responsibilities of each party; and the relationship between each party and the clients.

The branch shall send copies of the legal consultancy cooperation contract to the Ministry of Justice and the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located.

Article 22.- The branch shall be entitled to receive remuneration on the basis of the agreement reached with its clients, the complexity of the cases, the time consumed and the reasonable expenses for such consultancy provision.

The receipt of remuneration for the legal consultancy activities by the branch shall be effected in Vietnam.

Article 23.- The branch shall have to apply the accounting and statistical regime according to the Vietnamese legislation on accounting and statistics; open foreign currency and Vietnam Dong accounts at Vietnamese banks, joint venture banks or branches of foreign banks licensed to operate in Vietnam and effect all revenues and expenditures via such accounts.

Article 24.- The branch shall be entitled to sign labor contracts with its staff who are Vietnamese citizens; and recruit foreigners who are not lawyers to work for it according to Vietnam’s labor legislation.

The rights and obligations of the contractual Vietnamese and foreign personnel working in the branch shall be specified in the contracts in accordance with Vietnam’s labor legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The branch shall be entitled to import means and facilities necessary for its operation in Vietnam according to the provisions of Vietnamese law.

Article 26.- The branch and its foreign lawyers shall be entitled to remit abroad their income earned from legal consultancy activities according to the provisions of Vietnamese law.

Article 27.- The branch and its foreign lawyers shall have to strictly abide by Vietnam’s regulations on foreign exchange management.

Article 28.- The branch must have at least one foreign lawyer working permanently in Vietnam.

Article 29.- The branch shall be entitled to admit Vietnamese citizens holding the bachelor of law degree as legal consultancy trainees thereat

Legal consultancy practice trainees at the branch shall not allowed to provide legal consultancy to clients.

The rights, obligations and probation term of the legal consultancy trainees at the branch shall be agreed upon by the branch and such trainees and stated in the labor contracts in accordance with Vietnam’s labor legislation and this Decree.

The branch shall have to notify the list of legal consultancy trainees thereat to the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located.

Article 30.- The branch shall have to pay compensation for any material loss caused to clients by its lawyers at the latter’s faults.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- The branch’s lawyers shall have to practice legal consultancy in an honest and objective manner.

Article 33.- The branch and its foreign lawyers are obligated to pay taxes to the Vietnamese State according to the provisions of Vietnamese laws.

Article 34.- The branch shall have to report in writing biannually and annually to the Ministry of Justice and the Justice Service of the province or centrally-run city where its office is located on its organization and operation; in case of necessity, it shall have to report at the requests of the Ministry of Justice and the concerned agencies as prescribed by law.

Article 35.- A branch shall terminate its operation in the following cases:

1. The operation duration stated in its license expires while the extension thereof has not been granted yet or has been rejected;

2. It voluntarily terminates its operation;

3. It is deprived of the right to use the license;

4. The foreign lawyers’ organization which has set up the branch terminates its operation in the country of which such foreign lawyers’ organization bears the nationality.

In cases where it voluntarily terminates its operation, the branch shall have to report it in writing to the Ministry of Justice and the Justice Service of the province or centrally-run city where the branch office is located 60 days before the date planned for the termination of its operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

THE MANAGEMENT OF LEGAL CONSULTANCY PRACTICE CONDUCTED IN VIETNAM BY FOREIGN LAWYERS’ ORGANIZATIONS

Article 36.- The Ministry of Justice shall manage the legal consultancy practice by foreign lawyers’ organizations in Vietnam, with the following tasks and powers:

1. To elaborate then submit to the competent agency(IES) for promulgation or promulgate according to its own competence legal documents on legal consultancy practice by foreign lawyers organizations in Vietnam;

2. To guide foreign lawyers’ organizations in filling the procedures for applying for licenses to set up their respective branches in Vietnam;

3. To grant, extend and change the contents of the branch-setting up licenses;

4. To guide, examine and inspect the organization and operation of the branches and foreign lawyers;

5. To assume the prime responsibility for settling matters related to the legal consultancy practice by foreign lawyers’ organizations in Vietnam;

6. To handle violations as prescribed in Article 42 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To inspect the organization and operation of the branches;

2. To handle violations as prescribed in Article 43 of this Decree.

3. To request the competent State agency(IES) to consider and settle matters related to the organization and operation of the branches.

Article 38.- The Justice Services of the provinces and centrally-run cities where the branch offices are located shall have the following tasks and powers:

1. To effect the registration of practice, change in the license contents and/or extension of operation duration, and monitor the admission of legal consultancy trainees as well as the employment of Vietnamese and foreign personnel by branches;

2. To monitor the probation of legal consultancy trainees at branches;

3. To perform other managerial activities with regard to branches’ legal consultancy practice under the direction and guidance of the Ministry of Justice and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where branch offices are located;

4. To send biannual and annual reports to the Ministry of Justice and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities on the organization and operation of the branches within their respective assigned competence and management scope.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 39.- A foreign lawyers’ organization’s branch that violates the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of its violations, be subjected to the following sanctioning forms:

1. A warning or a fine of VND 5,000,000 to 20,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to buy professional liability insurance for the branch’s lawyers practicing legal consultancy in Vietnam;

b) Employing laborers to work in the branch in contravention of the provisions of this Decree and Vietnam’s labor legislation;

c) Failing to report or falsely reporting on the branch’s organization and operation as prescribed;

d) Failing to register and/or publish on newspapers the matters prescribed in Articles 15, 16 and 17 of this Decree;

e) Delaying the payment and/or the return of office and working facilities it has hired in case of operation termination;

f) Erasing, wiping or modifying the branch-setting up license;

g) Hiring out or lending the license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of above VND 20,000,000 to 60,000,000 for one of the following acts:

a) Relocating its office from one province or centrally-run city to another without permission;

b) Changing the name of the branch without permission;

c) Changing the branch chief and/or the list of lawyers without permission;

d) Causing difficulties and/or obstacles to the inspection and examination by the competent State agency(IES);

e) Suspending and/or terminating its operation without any notice;

f) Violating the regulations on the accounting and statistical regime;

g) Opening and using accounts in contravention of regulations.

3. A fine of above VND 60,000,000 to 100,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Practicing legal consultancy after the right to use the license to set up branch in Vietnam is deprived for a limited period of time;

c) Employing foreign lawyer(s) to work for the branch without permission;

d) Practicing legal consultancy outside the contents and fields stated in the license.

4. In cases where a branch commits violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, which involve aggravating circumstances, it shall be fined at the highest level of the fine bracket, and at the same time it may be deprived of the right to use the license to set up the branch in Vietnam for a limited period of time.

In cases where the branch commits violation acts prescribed in Clause 3 of this Article which involve aggravating circumstances, it shall be subject to a fine of VND 100,000,000 and may be deprived of the right to use the license to set up the branch in Vietnam for a limited period of time.

Article 40.- Foreign organizations and/or individuals that practice legal consultancy in Vietnam in any forms without license stipulated in this Decree shall be compelled to terminate their practice, subject to a fine of VND 100,000,000 each and have their profits from the legal consultancy confiscated.

Article 41.- Foreign lawyers who violate provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be warned, suspended from practice for a certain period of time, banned from practicing legal consultancy in Vietnam or examined for penal liability according to Vietnamese law.

Article 42.- The Ministry of Justice shall be entitled to apply the sanctioning form of practice suspension for a limited period of time or ban from practicing legal consultancy in Vietnam against foreign lawyers, and deprive the right to use the licenses to set up branches of foreign lawyers’ organizations in Vietnam at the requests of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.

Article 43.- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where the branch offices are located shall be entitled to serve warnings or impose fines of up to VND 100,000,000 against violation acts committed by organizations and individuals as prescribed in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 44.- Vietnamese State officials and employees who, while performing their duties, violate the provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

Vietnamese citizens who violate provisions of this Decree shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.

Article 45.- Persons who are administratively sanctioned or disciplined shall be entitled to lodge complaints against the sanctioning or discipline decisions to the competent State agency(IES) according to law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 46.- This Decree shall also apply to the legal consultancy practice in Vietnam by lawyers who are overseas Vietnamese and lawyers’ organizations established by them in foreign countries.

Article 47.- This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces Decree No.42-CP of July 8, 1995 of the Government promulgating the Regulation on legal consultancy by foreign lawyers’ organizations in Vietnam.

The previous stipulations on legal consultancy by foreign lawyers’ organizations in Vietnam, which are contrary to this Decree, are now annulled.

Article 48.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 92/1998/NĐ-CP ngày 10/11/1998 về việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.959

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.227.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!