ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/CT-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 12 tháng 7 năm 2021
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG, CHỨNG
THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Sau khi thực hiện Luật Công chứng năm
2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, các hoạt động công chứng, chứng
thực trên địa bàn tỉnh đã đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu công chứng, chứng thực
của cá nhân, tổ chức; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng,
chứng thực từng bước được nâng cao; hoạt động công chứng đã được xã hội hóa mạnh
mẽ với việc phát triển thêm nhiều tổ chức hành nghề công chứng. Trong giao dịch
dân sự, thương mại, kinh tế, đặc biệt đối với tài sản là quyền sử dụng đất được
công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn pháp lý, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi tham
gia hợp đồng, giao dịch, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động công chứng, chứng
thực vẫn còn tồn tại, hạn chế đó là: đa số các Văn phòng công chứng có quy mô
nhỏ, tổ chức và hoạt động còn thiếu tính ổn định; tình trạng cạnh tranh không
lành mạnh giữa một số tổ chức hành nghề công chứng vẫn còn xảy ra; vai trò, hiệu
quả hoạt động của Hội Công chứng viên tỉnh chưa rõ nét; việc giải quyết một số
yêu cầu chứng thực chưa tuân thủ đúng về trình tự, thủ tục và nội dung; tình trạng
lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng
thực của một số cơ quan trong giải
quyết thủ tục hành chính vẫn còn xảy ra; việc thực hiện cấp bản sao điện tử
theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính
phủ về thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử triển khai chưa đồng bộ, quá trình triển khai còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; ....Nguyên nhân là do một số quy định về tổ chức
và hoạt động công chứng, chứng thực chưa phù hợp với các quy định pháp luật có
liên quan; việc tổ chức thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật về hoạt động công
chứng, chứng thực còn bất cập; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức chưa
đầy đủ về hoạt động công chứng, chứng
thực; công chức Tư pháp-Hộ tịch ở một
số địa phương chưa được bố trí phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, thường xuyên có biến động...
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng,
chứng thực, khắc phục những hạn chế,
vướng mắc trong thời gian qua và thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của
pháp luật về công chứng, chứng thực, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các
sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của
pháp luật về công chứng, chứng thực, nhất là các quy định về việc công chứng,
chứng thực các văn bản có liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hom nữa nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về
vai trò, ý nghĩa của hoạt động
công chứng, chứng thực đối với sự ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội; giá trị pháp lý của văn bản công chứng và chứng thực; sự khác nhau
giữa công chứng và chứng thực, hệ quả pháp lý giữa công chứng và chứng thực làm
cơ sở cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, thuận lợi
bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ
thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn
chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực. Khi cá nhân, tổ chức
trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng
thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đổi chiếu; trường hợp nộp bản
sao không có chứng thực và xuất
trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự
kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác
của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có
chứng thực.
2. Sở Tư pháp
- Tiếp tục tham mưu rà soát, sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách về công chứng, chứng thực, trong đó tập
trung xây dựng Quyết định ban hành quy định về xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng công chứng và các văn bản đã được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 607/KH-UBND ngày 20/4/2021 về triển
khai thực hiện Nghi quyết số 172-NQ/CP của Chính phủ về chính sách phát triển
nghề công chứng và hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1615/BTP-BTTP ngày
26/5/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172-NQ/CP.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động công chứng, chứng thực. Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện cơ
sở dữ liệu công chứng, chứng thực; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế tích hợp dữ liệu công chứng, chứng thực với dữ
liệu đăng ký đất đai, thuế đảm bảo
chia sẻ và kết nối thông tin công chứng,
chứng thực với các ngành, lĩnh vực khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất
đai.
- Tham mưu các giải pháp để phát triển
các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình địa
phương; nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, trong đó cần đổi mới tổ chức, quản lý và nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Phòng Công chứng số 1 đảm bảo phục vụ nhiệm
vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước ở địa phương theo tinh thần Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về
chính sách phát triển nghề công chứng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động công chứng, chứng thực của các tổ chức hành nghề công chứng và UBND
cấp huyện, UBND cấp xã; kịp thời xử lý các vi phạm trong hoạt động công chứng,
chứng thực, đặc biệt là việc công chứng “khống”, công chứng “treo”, công chứng “chờ”; chú trọng công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng, chứng thực.
Thực hiện chặt chẽ công tác thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng
và hậu kiểm việc thực hiện các nội dung theo Đề án thành lập Văn phòng
công chứng.
3. Sở Tài nguyên
và Môi trường
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong theo
dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản thông
qua các giao dịch công chứng, chứng thực nhằm tăng cường công tác quản lý đất
đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh theo chỉ đạo
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 91-CV/TU ngày 31/3/2021.
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh kịp thời cung cấp cho Sở Tư
pháp thông tin về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hủy, mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, mất phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các trường hợp khác theo Quyết định số
18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, khai
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến
bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh
và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với
các tổ chức hành nghề công chứng trong thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền
của người của sử dụng đất.
4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Tư pháp và UBND cấp huyện rà soát, đánh giá thực trạng
đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; trên
cơ sở đó, tham mưu cho UBND tỉnh phương án kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp
cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; thực hiện tốt công tác quy hoạch,
đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức tư
pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
5. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng, chứng thực để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp, giao dịch để rửa
tiền, tài trợ khủng bố,...theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an có liên quan đến hoạt động công chứng, chứng
thực.
- Cung cấp thông tin theo thẩm quyền
và chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố cung cấp cho Sở Tư pháp các thông tin về lệnh kê biên tài sản và quyết
định hủy bỏ lệnh kê biên tài sản; kịp thời thông tin bằng văn bản về các trường
hợp giả mạo tổ chức, cá nhân, giả mạo giấy tờ để giao dịch, lừa đảo liên quan đến
tài sản; phối hợp với Sở Tư pháp
trong việc quản lý, xử lý các thông tin liên quan đến việc công chứng, chứng thực
theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy
chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình..
6. Cục Thi hành
án dân sự tỉnh: Cung cấp thông tin theo thẩm quyền
và chỉ đạo Chi cục thi hành án dân
sự các huyện, thị xã, thành phố cung cấp cho Sở Tư pháp thông báo về việc kê
biên tài sản hoặc giải tỏa kê biên tài sản thi hành án; quyết định tạm dừng việc
đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản và quyết định
thu hồi, chấm dứt, sửa đổi các loại quyết định theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng
cơ sở dữ liệu công chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình và các nội dung có liên quan của Chỉ thị này.
7. Tòa án nhân
dân tỉnh: Cung cấp thông tin theo thẩm quyền và chỉ
đạo Tòa án nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cung cấp cho Sở Tư pháp quyết
định kê biên tài sản đang tranh chấp, quyết định phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ, quyết định cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp, lệnh kê biên tài sản và các quyết định thay đổi, bổ sung, hủy bỏ
các quyết định trên, quyết định hủy
bỏ lệnh kê biên theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh
ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng các hợp
đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và các
nội dung có liên quan của Chỉ thị này.
8. Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh: Cung cấp thông tin theo thẩm quyền
và chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố cung cấp Sở Tư pháp lệnh kê biên tài sản và quyết
định hủy bỏ lệnh kê biên tài sản theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020
của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công
chứng các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình và các nội dung có liên quan của Chỉ thị này.
9. Hội Công chứng
viên tỉnh: Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của pháp luật về Hội và pháp luật về công chứng. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về
công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ của Hiệp hội Công
chứng viên Việt Nam.
10. UBND các huyện,
thành phố, thị xã
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về công tác chứng thực tại địa phương, trong đó chú trọng kiểm tra công tác chứng thực tại UBND cấp xã, giám sát việc tuân thủ pháp luật
của công chức tư pháp cấp huyện và cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ chứng thực;
kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của Phòng Tư pháp, UBND
cấp xã và công chức tư pháp.
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND cấp
xã thực hiện cấp bản sao điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định số
45/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về cấp bản sao
điện tử.
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tuyển dụng, bố trí những người có năng lực,
trình độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để đảm nhiệm công tác tư
pháp tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Tư pháp thực
hiện các giải pháp để tiếp tục thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng;
tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn hoạt động theo
đúng quy định; chỉ đạo, đôn đốc các
cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định của
pháp luật về công chứng.
11. Các tổ chức
hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về
tổ chức và hoạt động công chứng, nhất là quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức
hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng, các văn bản hướng dẫn
thi hành; đảm bảo việc phát triển, cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức hành
nghề công chứng nhằm nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ công chứng. Hướng dẫn đội ngũ công chứng viên,
nhân viên của tổ chức mình nâng
cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc đạo đức
hành nghề trong hoạt động công chứng. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi,
giám sát đối với hoạt động của
công chứng viên, nhân viên và người tập sự hành nghề công chứng tại đơn vị
mình.
- Cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông
tin về hợp đồng, giao dịch và tra cứu, sử dụng các thông tin ngăn chặn, giải tỏa
ngăn chặn, thông tin hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên Cơ sở dữ liệu công
chứng theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh ban hành
Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng các hợp đồng,
giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ban ngành cấp
tỉnh, Chủ tịch Hội Công chứng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
và Trưởng các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm tổ chức triển khai,
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, Thành phố;
- Hội Công chứng tỉnh;
- Các tổ chức hành nghề công chứng;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|