Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 19/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Số hiệu: 19/2019/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Nhật
Ngày ban hành: 23/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư lĩnh vực giao thông vận tải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là hình thức PPP) thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Thông tư này không áp dụng cho hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao sử dụng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư.

Điều 3. Quy định chung đối với báo cáo nghiên cứu khả thi

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức PPP (sau đây viết tắt là báo cáo NCKT) bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP) và Thông tư này. Ngoài ra, báo cáo NCKT phải bao gồm các nội dung theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT).

2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, báo cáo NCKT phải bao gồm thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật xây dựng.

Điều 4. Đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải

Dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực:

1. Đường bộ;

2. Đường sắt;

3. Đường thủy nội địa;

4. Hàng hải;

5. Hàng không.

Chương 2

NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Điều 5. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Căn cứ lập báo cáo NCKT gồm:

1. Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

2. Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

3. Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương liên quan đến dự án;

4. Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án PPP nhóm C);

5. Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

Điều 6. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

1. Thuyết minh chi tiết về bối cảnh chung:

a) Thuyết minh bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; sự phát triển hệ thống đường giao thông có liên quan; các điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án;

b) Tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án;

c) Sự phù hợp đối với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

d) Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia, địa phương.

2. Phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, nhu cầu của xã hội:

a) Mức độ đáp ứng nhu cầu của công trình ở thời điểm trước và sau khi đầu tư dự án; tiềm năng và lợi ích mang lại của dự án làm cơ sở xác định nhu cầu, thời điểm và quy mô đầu tư dự án;

b) Trong dự báo nhu cầu sử dụng công trình, sản phẩm dịch vụ của dự án, phải phân tích nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai một cách khoa học, kết quả dự báo phải dựa trên cơ sở phân bổ nhu cầu cho các phương thức vận tải trên toàn bộ mạng lưới (nếu có); trình bày chi tiết số liệu đầu vào, căn cứ và kết quả tính toán theo hướng dẫn chuyên ngành (nếu có) đối với những kịch bản khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Chi tiết hồ sơ tính toán dự báo nhu cầu phải được đóng kèm theo hồ sơ báo cáo NCKT;

c) Chi tiết thực trạng công trình và những vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án; các công trình, dự án có liên quan (dự án hỗ trợ và dự án cạnh tranh); phân tích ảnh hưởng của các dự án khác đến việc thực hiện dự án (có thể tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí...); thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

3. Mục tiêu của dự án

a) Mục tiêu tổng thể: những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của địa phương; sự đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể của ngành giao thông vận tải, của lĩnh vực;

b) Mục tiêu cụ thể: nêu rõ các chỉ số cụ thể, định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian); thuyết minh thể hiện những vấn đề, thực trạng được giải quyết, số lượng hưởng lợi từ dự án; quy mô công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng và các mục tiêu cụ thể khác.

Điều 7. Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP và tham vấn ý kiến cơ quan, tổ chức

1. Phân tích các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (bao gồm cả việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công), trong đó phân tích rõ lợi thế về khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan.

2. Trình bày đầy đủ những hạn chế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức khác, bao gồm: năng lực quản lý thực hiện dự án của các bên liên quan; tính phức tạp trong việc xây dựng và thực hiện các điều khoản hợp đồng dự án.

3. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo NCKT phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; khả năng cân đối phần nhà nước tham gia; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận và xử lý các rủi ro.

4. Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải tổng hợp ý kiến tham vấn về việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

Điều 8. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển

1. Thuyết minh sự phù hợp đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương; mức độ đáp ứng quy hoạch được duyệt trong trường hợp phân kỳ đầu tư hoặc hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Trường hợp phân kỳ đầu tư nhằm giảm mức độ phức tạp của dự án, tăng tính khả thi và độ hấp dẫn của dự án, cần thuyết minh chi tiết về quy mô dự án, kế hoạch tổng thể thực hiện dự án để phân tích các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Điều 9. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên

1. Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất đầu tư, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành; phương án đầu tư phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu và các nội dung phân kỳ đầu tư (nếu có).

2. Địa điểm thực hiện dự án: mô tả địa điểm, vị trí dự án, phạm vi dự án (điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế); các địa danh chủ yếu nơi dự án đi qua. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai phải phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.

3. Nhu cầu sử dụng đất: xác định phạm vi (ranh giới) sử dụng đất bố trí mặt bằng của dự án; tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án (chiếm dụng tạm thời, chiếm dụng vĩnh viễn), lợi thế của địa điểm với dự án, hành lang bảo vệ (nếu có), phân loại theo mục đích sử dụng đất hiện trạng làm cơ sở xác định kinh phí đền bù và định hướng công tác giải phóng mặt bằng.

4. Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên: thu thập số liệu và đánh giá nguồn tài nguyên khu vực dự án; khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng (trữ lượng, chất lượng) và tính khả thi của việc khai thác.

Điều 10. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng và hiện trạng công trình

1. Điều kiện tự nhiên: căn cứ số liệu khảo sát thu thập được, trình bày chi tiết về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình, đánh giá điều kiện tự nhiên với việc xây dựng công trình, dự án.

2. Đánh giá hiện trạng công trình theo các tiêu chí kỹ thuật khi đầu tư dự án; tình trạng cụ thể của công trình và mức độ đáp ứng yêu cầu khai thác; khả năng tận dụng toàn bộ hoặc một phần công trình hiện tại.

3. Đánh giá hiện trạng công trình và định giá tài sản còn lại của công hình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các quy định hiện hành đối với dự án khai thác kết cấu hạ tầng vận tải.

Điều 11. Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp chủ yếu

1. Thuyết minh rõ danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho dự án và các thông số kỹ thuật chủ yếu.

2. Trình bày nội dung thiết kế cơ sở được lập theo quy định của pháp luật xây dựng về vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình phù hợp với quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án; phân tích về mặt kỹ thuật phương án phân kỳ đầu tư (nếu có).

3. Thuyết minh chi tiết nội dung đầu tư, các giải pháp kỹ thuật chủ yếu, phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn ứng với từng hạng mục công trình; khả năng tận dụng, kết nối công trình hiện hữu; giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước kết cấu chính của công trình xây dựng. Khi áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới phải thuyết minh, làm rõ khả năng đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

4. Báo cáo NCKT đối với dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải bao gồm các bảng tính toán kết cấu đối với những kết cấu chịu lực chính hoặc áp dụng kết cấu mới; có tính toán, so sánh kinh tế - kỹ thuật trong lựa chọn phương án kỹ thuật, giải pháp thiết kế để đảm bảo lựa chọn được phương án tối ưu.

5. Thuyết minh các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ; đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

Điều 12. Kế hoạch thực hiện, tiến độ và thời hạn hợp đồng dự án

1. Trình bày kế hoạch tổng thể thực hiện dự án (lập biểu tiến độ dự án), trong đó nêu rõ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc đối với các công việc chính của dự án như: lập báo cáo NCKT, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng dự án, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành, thời hạn chuyển giao, các mốc thời gian khác (nếu có). Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp các điều kiện triển khai để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng: lập tiến độ thi công tổng thể căn cứ vào khối lượng xây dựng và điều kiện địa hình, địa chất, đặc điểm thời tiết khu vực dự án làm cơ sở xác định thời gian giai đoạn thực hiện dự án và tính toán kinh phí, phân bổ vốn đầu tư cho phù hợp tiến trình thực hiện đầu tư.

3. Thời gian kinh doanh, khai thác dự án: được xác định từ khi đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng hoặc từ khi nhận bàn giao từ cơ quan quản lý đến khi hết thời gian kinh doanh, khai thác dự án theo phương án tài chính; thời gian này phải được tính đến đơn vị là ngày.

Điều 13. Giải phóng mặt bằng, tái định cư

1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này, tuân thủ quy định của Nhà nước về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các quy định hiện hành khác, bao gồm:

a) Phạm vi giải phóng mặt bằng;

b) Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư (phân định rõ tái định cư phân tán và tái định cư tập trung); trường hợp tái định cư tập trung, cần xác định vị trí và quy mô xây dựng khu tái định cư; xác định kinh phí hỗ trợ chênh lệch tái định cư (nếu có);

c) Kinh phí thực hiện; dự kiến kế hoạch chi trả phù hợp với kế hoạch tổng thể thực hiện dự án làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn và xác định lãi vay;

d) Đánh giá các tác động của giải phóng mặt bằng, tái định cư và đề ra các biện pháp giảm thiểu; cần thiết tổ chức điều tra, tham vấn cộng đồng để xây dựng phương án thực hiện hợp lý.

2. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng, tái định cư phải được cấp có thẩm quyền của địa phương nơi dự án đi qua thống nhất bằng văn bản.

3. Nội dung phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quy định khác có liên quan.

Điều 14. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính

1. Tổng mức đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngay 28/12/2018 và Thông tư này, trong đó cần tính toán, làm rõ các nội dung:

a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;

b) Chi phí dự phòng, chi phí lãi vay và chi phí cần thiết được pháp luật cho phép liên quan huy động nguồn vốn (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới) trong thời gian xây dựng phải được xác định trên cơ sở tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện dự án (phải xây dựng được dòng tiền trong thực hiện dự án).

2. Tổng vốn đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo đúng quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và quy định khác có liên quan, trong đó cần tính toán làm rõ các nội dung:

a) Xác định tổng mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Phân định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, vốn vay và phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

c) Cơ sở và sự cần thiết tính toán các chi phí liên quan đến vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án (nếu có).

3. Phương án tài chính phải trình bày tối thiểu các nội dung quy định tại Mục VI, Phụ lục IlI, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, trong đó:

a) Luận chứng đầy đủ cơ sở xác định các tham số của mô hình tài chính dự án; trên cơ sở đó tính toán, đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và tính khả thi về huy động vốn của dự án, xác định thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận;

b) Thuyết minh chi tiết về các khoản chi trong mô hình tài chính: tổng vốn đầu tư dự án kèm theo kế hoạch tài chính dự án (kế hoạch huy động vốn cho dự án), mức lãi suất dự kiến, điều kiện vay vốn và các khoản chi khác;

c) Doanh thu của dự án: chi tiết mức giá phí dự kiến áp dụng phù hợp với loại hợp đồng dự án, mặt bằng chung và các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời căn cứ kết quả phân tích và dự báo nhu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này, thuyết minh và tính toán chi tiết các kịch bản khác nhau về doanh thu của dự án (ở mức căn bản, mức tối thiểu và mức tối đa);

d) Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào không an toàn và yếu tố đầu ra (độ nhạy) phù hợp đối với các yếu tố đầu vào của mô hình tài chính (bao gồm cả phân tích trong trường hợp có phương án tài chính tối ưu và phương án tài chính không tối ưu);

đ) Phân tích chi tiết về các tham số đầu ra của mô hình tài chính để đảm bảo khả năng vay vốn của dự án, tối thiểu gồm: tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu; tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR); tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tối thiểu hay tỷ suất nội hoàn vốn chủ sở hữu; tỷ suất nội hoàn tài chính của dự án (IRR); giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) và thời gian hoàn vốn (Thv).

4. Trường hợp dự án được xác định cần có phần Nhà nước tham gia trong dự án để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án, cần căn cứ mô hình tài chính và kết quả phân tích tài chính loại hợp đồng được lựa chọn đối với dự án, thuyết minh chi tiết các nội dung có liên quan đến phần Nhà nước tham gia trong dự án theo quy định tại Khoản 1, Mục IX, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT- BKHĐT ngày 28/12/2018, bao gồm:

a) Sự cần thiết phải có phần Nhà nước tham gia trong dự án;

b) Xác định giá trị tối đa, khả năng cân đối vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân của nhà đầu tư;

c) Các yêu cầu đối với phần Nhà nước tham gia trong dự án như: các phương án khác nhau và phương án được lựa chọn, giá trị, các công cụ được đề xuất, cơ chế giải ngân, cơ chế thanh toán.

Điều 15. Lựa chọn loại hợp đồng dự án

1. Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính của dự án, khả năng tham gia phần nhà nước, phương án thanh toán, báo cáo NCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các điều kiện dự án.

2. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của loại hợp đồng dự án được lựa chọn, nhìn nhận từ góc độ phân chia rủi ro và các yếu tố liên quan đến tính khả thi của việc thực hiện dự án.

3. Làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm: thiết kế, xây dựng, vận hành, thu xếp vốn) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, nhà thầu...).

Điều 16. Vốn đầu tư, kế hoạch và tính khả thi của việc huy động vốn

1. Chi tiết nguồn vốn đầu tư dự án, phân khai cụ thể kế hoạch vốn ứng với từng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, phần Nhà nước tham gia trong dự án) tương ứng với tiến độ triển khai dự án.

2. Đánh giá tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn thực hiện dự án; nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường, sức chi trả của người sử dụng dịch vụ và sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án.

Điều 17. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình

1. Chi tiết về năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi lập, thẩm định báo cáo NCKT.

2. Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng của công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên các khía cạnh: kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ... trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác (sau đây viết tắt là chỉ số KPI) làm cơ sở các bên thực hiện việc giám sát dự án. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của dự án, xác định các nội dung cần giám sát trong quá trình thực hiện dự án và yêu cầu về việc phải đáp ứng các nội dung đó để xác định các chỉ số KPI có liên quan đến dự án; đối với mỗi chỉ số, cần nêu rõ căn cứ để đo lường, đơn vị cung cấp thông tin để đánh giá chỉ số đó và trình tự giám sát.

3. Chi tiết về công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình có liên quan.

Điều 18. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư

1. Xác định các rủi ro suốt vòng đời của dự án, đánh giá tác động đối với dự án trong trường hợp các rủi ro xảy ra để từ đó đề xuất phân chia rủi ro một cách hợp lý, phù hợp các quy định của pháp luật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Các nội dung này phải được trình bày dưới dạng bảng phân định trách nhiệm gánh chịu các rủi ro của dự án, bao gồm:

a) Xác định rõ các rủi ro chính của dự án một cách hệ thống như: rủi ro về pháp lý; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất; rủi ro về tài chính; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng và các rủi ro khác (nếu có);

b) Mô tả các rủi ro chính của dự án đồng thời phân tích khả năng xảy ra các rủi ro đó cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đối với dự án (về chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế, bố trí vốn...); đánh giá tác động về mặt tài chính đối với dự án nếu rủi ro xảy ra, trong trường hợp cần thiết, cần thử nghiệm các phương án khác nhau trong mô hình tài chính để có thể đánh giá được các tác động đó;

c) Căn cứ điều kiện cụ thể về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính của dự án; kết quả phân tích tài chính nhằm đánh giá các tác động của các rủi ro đối với dự án cũng như chi phí và lợi ích của các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo NCKT cần nêu chi tiết việc phân chia rủi ro dự kiến và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; kiến nghị cụ thể mức độ hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

2. Căn cứ đánh giá các rủi ro của dự án và tình hình thị trường tài chính hiện tại trong nước và quốc tế, thuyết minh chi tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư, các loại hình bảo lãnh, bảo đảm đầu tư của Chính phủ quy định tại Chương IX Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

3. Thuyết minh chi tiết phương án xử lý trong trường hợp dự án có nguồn thu thực tế sai khác nhiều so với nguồn thu ước tính, dự báo để giảm trừ thời gian thu phí hoàn vốn.

Điều 19. Hiệu quả kinh tế - xã hội và các tác động của dự án

1. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Báo cáo NCKT phải trình bày đảm bảo đầy đủ nội dung quy định tại Mục V, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, theo đó:

Xác định tổng thể các yếu tố chi phí và các yếu tố lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án (bao gồm các yếu tố lợi ích định lượng được, yếu tố có thể định lượng được nhưng không định giá được và chỉ có thể định tính). Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, bao gồm: đánh giá định tính đối với những tác động chính của dự án mà không định lượng được hoặc định lượng được nhưng không thể hiện được dưới dạng tiền tệ và định lượng rõ đối với các tác động định lượng được dưới dạng tiền tệ; tính toán, lượng hoá và phân tích về lợi ích đối với người sử dụng giữa trường hợp có dự án (bao gồm cả việc trả phí) và không có dự án, đánh giá các chỉ số hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kết quả tính toán phải đưa ra tối thiểu các thông số sau: giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV), tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) và tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR).

Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: trên cơ sở phân tích nêu trên có kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại

2. Tác động môi trường của dự án: báo cáo NCKT bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về môi trường.

3. Tác động xã hội của dự án: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động đến xã hội như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm... và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo các quy định hiện hành.

4. Các tác động khác: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có) của dự án trong quá trình thực hiện.

Điều 20. Kết luận và kiến nghị

1. Trong phần kết luận, trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo NCKT dự án, tối thiểu gồm:

a) Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất;

b) Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất (nếu có);

c) Quy mô, công suất, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu;

d) Dự kiến tổng vốn đầu tư, tổng mức đầu tư (phân khai rõ phần Nhà nước tham gia trong dự án, nếu có);

đ) Loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng dự án (dự kiến tiến độ thực hiện dự án, thời gian kinh doanh, khai thác);

e) Các chỉ tiêu tài chính thuộc phương án tài chính;

g) Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

h) Các nội dung khác.

2. Trong phần kiến nghị, đưa ra các kiến nghị và đề xuất (nếu có).

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2019 và thay thế Thông tư số 86/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế mới.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ĐTCT(03b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 19/2019/TT-BGTVT

Hanoi, May 23, 2019

 

CIRCULAR

DETAILED GUIDANCE ON INVESTMENT FIELDS AND CONTENTS OF FEASIBILITY STUDY REPORTS OF INVESTMENT PROJECTS IN PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM IN TRANSPORT SECTOR

Pursuant to the Law on construction No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on investment No. 67/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2018/ND-CP dated May 04, 2018 on investment in the form of public-private partnerships;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of the Public - Private Partnership Investment Project Management Department;

The Minister of Transport promulgates this Circular to provide detailed guidance on investment fields and contents of feasibility study reports of public-private partnership investment projects in transport sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides detailed guidance on investment fields and contents of feasibility study reports of investment projects in public-private partnership form in transport sector.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to regulatory authorities, organizations and individuals involved in the execution of investment projects in the form of public-private partnerships (hereinafter referred to as “PPP projects”) in transport sector.

2. This Circular does not apply to Build-Transfer (BT) contracts under which investors are paid by land area.

Article 3. General regulations on feasibility study reports

1. The feasibility study report of a PPP project (hereinafter referred to as “FSR”) shall include the principal contents specified in Clause 1 Article 29 of the Government’s Decree No. 63/2018/ND-CP dated May 04, 2018 and this Circular. A FSR must also include the contents specified in the Circular No. 09/2018/TT-BKHDT dated December 28, 2018 by the Minister of Planning and Investment.

2. With regard to PPP projects with construction packages, FSR must include fundamental design as regulated in the Law on construction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Projects on construction, modification, operation, business, management of infrastructural constructions and provision of public services include:

1. Road projects;

2. Railway projects;

3. Inland waterway projects;

4. Maritime projects;

5. Aviation projects.

Chapter 2

CONTENTS OF FEASIBILITY STUDY REPORT

Article 5. Grounds for preparing feasibility study report

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Laws, Decrees and Circulars providing guidelines for implementation of the PPP project;

2. Laws, Decrees and Circulars providing guidelines on the investment sector/field of the PPP project;

3. Resolutions or decisions giving approval for relevant planning as regulated in the Law on planning, national, industry sector/field, regional and local socio-economic development plans relevant to the PPP project;

4. Decisions and/or documents given by competent authorities in the course of establishment, appraisal and decision on investment proposals (except group-C PPP projects);

5. Other relevant legislative documents (if any).

Article 6. Necessity and objectives of an investment project

1. General context:

a) Provide general explanations about the national/local social-economic contexts in the project implementation stage, the development of relevant road transport system, natural and environmental conditions which are likely to affect the project;

b) Give the general overview on proposed sector/field of the project, direct and indirect effects of specialized laws on the project;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Make judgments on expected benefits from the project to the national and local development.

2. Necessity of investment project and social demand:

a) FSR must contain analysis on capacity of given works to meet current transport demand before and after the investment project is executed, and analysis on the potential and benefits accrued from the investment project which then will be used as the basis for determining demands, time and scale of the investment project;

b) The forecasting of demands of using the works and the project’s products and services must include analysis on current demands and future demands in a scientific manner, and the forecasting result is obtained on the basis of the division of demands to modes of transport on the entire network (if any); input data, grounds and analytical results must be specified according to specialized instructions (if any) with various scenarios during the life cycle of the project. Demand forecasting dossier must be enclosed with FSR dossier;

c) FSR must also include detailed description of existing conditions of the given works and matters to be taken into consideration when establishing the project; relevant works and projects (including ancillary projects and competing projects); analysis on influences of these projects on the implementation of the proposed project (including influences on revenues, projects and costs, etc.); explanation about both positive and negative impacts of these projects on the proposed project.

3. Project’s objectives

a) General objectives: Determining socio-economic benefits that the project brings to the entire country and locality; contributions to accomplishing the general objectives of transport sector or field;

b) Specific objectives: Specifying quantitative indicators (including quantity, quality and time); the explanation about issues and current situations that may be solved, and the number of beneficiaries of the project; the objectives regarding the scale and capacity that the project is expected to reach in order to meet the demands of users; and other specific objectives.

Article 7. Advantages of making investment in a PPP form and consulting opinions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Specifying limitations on making investment in the PPP form in comparison to other investment forms, including: related parties’ capabilities of managing the project; the complexity of formulating and implementing terms and provisions of the project contract.

3. With regard to projects proposed by investors, FSR must include the analysis on advantages of funding sources and investors’ balancing capabilities; the capability of balancing state budget allocations for the project; investors' managerial capability and experience; the investment recovery capability, investment efficiency and capability of receiving and dealing with risks.

4. The preparation of FSR should take into account consulting opinions on investment in the project given by one or more regulatory authorities and organizations such as People’s Council, People's Committee, National Assembly Deputy Delegation of the province or city where the project is implemented, and trade and professional associations related to the investment sector of the project.

Article 8. Relevant of project to development plans and planning schemes

1. Giving explanation about the relevance of the project to relevant planning schemes according to legislative regulations on planning, the national plans for socio-economic development, sectoral, industrial, regional and local development plans; the level of fulfillment of the approved planning scheme in case of investment phasing or limitations on technical standards.

2. Giving explanation about the relevance of the project to investment sectors specified in Article 4 hereof.

3. In case of the investment phasing that is meant to minimize the complexity of the project and/or improve the feasibility and attraction of the project, FSR must include the explanation about the project's scale and the master plan for implementing the project in order to analyze difficulties that may arise during the implementation of the project.

Article 9. Project scale and location, and utilization of natural resources

1. Making the analysis of the demands for infrastructure facilities based on planning schemes, practical survey data or reporting data; giving the explanation about the project scale and capacity, the relevance of technical grades of project works to technical regulations and standards announced by regulatory authorities; the relevant of investment plan to the forecast of increase in demands and investment phasing contents (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Demands for use of land: Determining the area (boundary) of the land plot used as the project site; total land area used for the project (temporarily or permanently used land areas), advantages in terms of project location, safety corridor (if any), classification of land according to current using purposes which shall be used as the basis for determining compensation and developing site clearance orientations.

4. Demands for use of natural resources: Collecting data and evaluating natural resources at the project site; capability to use such natural resources as building materials (reserves and quality) and the feasibility of the extraction of such natural resources.

Article 10. Natural conditions at construction site and current conditions of works

1. Natural conditions: Describing detailed information about natural conditions at the construction site and evaluating impacts of natural conditions on the project based on survey data.

2. Evaluating current conditions of works according to technical criteria of the project; specific status of current works and their capacity to meet operation demands; capability of using the entire of a part of current works.

3. Evaluating current conditions of works and determining residual value of transport infrastructure facilities according to current regulations on transport infrastructure projects.

Article 11. Engineering, technologies and solutions

1. Describing the list of technical regulations and standards applicable to the project and primary technical specifications.

2. Giving information about the fundamental design which is developed according to legislative regulations on construction, including the building location, direction or route of the works, list and scale, type or grade of the works which must be conformable with investment scale, technical standards and grade of the project; making analysis of technical aspects of investment phasing plan (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. FSR of transport infrastructure construction projects must also include calculations of the main force-bearing structures or new structures; technical and economic comparison in the course of selecting technical methods or design solutions for achieving the best one.

5. Describing relevant infrastructure works; plans for infrastructural connection inside and outside the works; solutions for preventing and controlling fire and explosion, traffic safety, environmental sanitation and occupational health.

Article 12. Project implementation plan, progress and period of project contract

1. Describing the master plan for implementation of the project (making the project’s progress chart), which must indicate dates of beginning and completion of main tasks of the project such as the preparation of FSR, approval for the project, bidding for investor selection, conclusion of the project contract, construction stage, operation stage, time limit for transferring the project, and other time marks (if any). The plan for implementation of the project must be formulated in conformity with actual conditions for ensuring the project progress.

2. With regard to the project with construction packages: Making the general construction progress based on construction volume and topographic, geological and climate conditions at the project site as the basis for determination of project stages, cost estimation and investment allocations which should be conformable with investment process.

3. Operating duration of the project: The operating duration of the project starts from the time when the project or the work is put into operation or transferred from the project management agency until the end of the project term as defined in the financial plan; this operating duration must be expressed in days.

Article 13. Site clearance and relocation

1. The plan for site clearance and relocation must be conformable with the demands for land area prescribed in Clause 3 Article 9 of this Circular, the State regulations on land appropriation, compensation and relocation subsidies and relevant laws. The plan must include:

a) The scope of site clearance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Funding sources; making payment plan which must be conformable with the master plan for implementation of the project for using as the basis for allocating investment capital and determining loan interests;

d) Impacts of the site clearance and relocation, and solutions thereof. Where necessary, a public consultation may be carried out to set up a suitable plan.

2. The master plan for site clearance and relocation must be approved by competent authority of the locality where the project goes through.

3. The contents of the site clearance and relocation plan must comply with the Government’s Decree No. 47/2014/ND-CP dated May 15, 2014 and relevant regulations.

Article 14. Total investment, total investment capital and financial plan

1. Total investment must be determined in a sufficient and accurate manner according to legislative regulations on construction cost management and Decree No. 63/2018/ND-CP, Circular No. 09/2018/TT-BKHDT dated December 28, 2018 and this Circular. While determining the total investment, the following should be taken into account:

a) Costs of compensation, support and relocation (if any); construction costs; equipment costs; project management costs; costs of construction investment consultancy; provisional amounts for arising volumes and inflation, and other costs as prescribed by law;

b) Provisions, loan interests and other necessary costs permitted by law in the course of capital mobilization (guarantee fees, undertaking fees, credit insurance and brokerage costs) incurred during the construction which must be determined according to the disbursement schedule and the project implementation progress (the cash flow must be formed during the project implementation);

2. Total investment capital must be determined in a sufficient and accurate manner as regulated in the Decree No. 63/2018/ND-CP and other relevant laws. While determining the total investment capital, the following should be taken into account:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Minimum owner’s equity, borrowed capital and State contribution to the project (if any);

c) Grounds and the necessity of consideration of costs relating to the initial working capital needed for operation of the project (if any).

3. The financial plan must include primary contents specified in Section VI Appendix III enclosed with the Circular No. 09/2018/TT-BKHDT dated December 28, 2018. To be specific:

a) Providing sufficient grounds for determining input parameters used in the project’s financial model; carrying out the assessment of financial feasibility and capital mobilization feasibility, and determining the payback period and period for gaining profits based on such grounds;

b) Giving detailed explanation about costs included in the financial model, including: total investment capital of the project, enclosed with the project’s financial plan (the capital mobilization plan), estimated interest rate, loan conditions and other costs;

c) Revenues: Describing the planning prices and charges which must be conformable with the project contract, general market prices and current laws; describing and determining revenues generated from the project under various scenarios (basic-, maximum- and minimum-level revenues) based on analytical and demand forecasting data specified in Point b Clause 2 Article 6 hereof;

d) Making analysis of the relevance of unsafe input parameters and output parameters (sensitivity) to input parameters of the financial model (analysis shall be carried out in both cases of good and bad financial plans);

dd) Making detailed analysis of at least the following output parameters of the financial model for ensuring the project’s possibility of getting loans, including: The ratio of borrowed capital to equity; debt service coverage ratio (DSCR); minimum return on equity or equity internal rate of return; project internal rate of return (IRR); net present value (NPV) and payback period (Thv).

4. As for projects that need the State capital contribution to ensure their financial feasibility, describing information concerning the State capital contribution specified in Clause 1 Section IX Appendix III enclosed with the Circular No. 09/2018/TT-BKHDT dated December 28, 2018 based on the project’s financial model and analytical data of the selected project contract, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Maximum State investment, balancing capacity; methods, plans and schedules for disbursement of funds to investors;

c) Requirements for the State capital contribution to the project such as various plans and selected plans, values, proposed tools, mechanisms for disbursement and payment.

Article 15. Selection of project contract type

1. Based on explanations about technical plans, demand forecasts, financial plans of the project, the State capital contribution, and payment plan, FSR shall determine whether the project is implemented in the model of investment made for business purposes or payments to investors are based on the quality of services rendered, and concurrently, analyse the relevance of the project contract type to project conditions.

2. Making analysis of advantages and disadvantages of the selected project contract type in different ways including the division of risks and other matters related to the project’s feasibility.

3. Making the detailed interpretation of responsibilities of parties involved in implementation of the project contract (for design, construction, operation and capital arrangement) of regulatory authorities, investors, project management enterprises and other related entities (e.g. lenders, input product or service suppliers and contractors, etc.).

Article 16. Investment capital, capital mobilization plans and feasibility

1. Giving information about the project’s funding source and the funding plan for each source (including equity, borrowed capital and the State capital contribution) in conformity to the project implementation schedule.

2. Assessing the feasibility of calling for funding for implementation of the project; market demands, payment capacity, service users’ payment capacity and the interest of investors and lenders in the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Giving information about capacity and organization structure of management of implementation of the project by regulatory authorities over specific periods of time, including the preparation and appraisal of FSR.

2. Determining indices measuring the quality of transport infrastructure works in terms of engineering, operational, environmental, social, financial and implementation progress issues, etc. during the construction and operation (hereinafter referred to as KPIs), as a basis for supervision of the project by involved parties. Based on specific characteristics of each project, determining contents to be supervised during the project implementation and requirements for the fulfillment of such contents for identifying KPIs relating to the project; giving information about grounds for measuring each indicator, information providers and supervision procedures.

3. Management, operation and maintenance of works shall conform to legislative regulations on management, operation and maintenance of relevant works.

Article 18. Risk analysis and proposed investment incentives and guarantee

1. Describing risks likely to incur during the entire life cycle of the project and assessing the level of impacts caused by these risks on the project as the basis for distribution of risks in a reasonable manner and in conformity with legislative regulations to regulatory authorities and investors, and concurrently proposing risk minimization solutions and responsibilities for risk management shared between involved parties during the project implementation period. These contents shall be described in a summary of risk sharing responsibilities, including:

a) Determining major risks of the project in a systematic way such as legal risks, social risks, land-use rights risks, environmental risks, design, construction, engineering, technological and production risks, financial risks, risks in macroeconomic situations, market demand risks, operational risks, contract termination risks and other risks (if any);

b) Describing major risks of the project and concurrently analyzing the likelihood of incurring these risks and level of impacts of these risks on the project (in terms of costs, implementation progress, design changes and capital allocation, etc.); assessing financial impacts of these risks on the project and where necessary, employing various plans in the financial model for assessing such impacts;

c) Assessing impacts of risks on the project as well as costs and benefits of risk minimization solutions based on specific technical, economic and financial conditions of the project, and financial analytical data. FSR shall describe the plan for distribution of risks and responsibilities for risk management shared between involved parties during implementation of the project; specific proposals for support from regulatory authorities and the mechanism for sharing of risks between regulatory authorities and investors.

2. Based on the assessment of impacts of risks on the project and current situations of domestic and international financial markets, giving explanations about recommendations about investment incentives, types of guarantee or assurance of the Government as prescribed in Chapter IX of Decree No. 63/2018/ND-CP and associated conditions as well as other required obligations assumed during the project contract period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Socio-economic efficiency and impacts caused by the project

1. Analysis of socio-economic efficiency

FSR must describe all contents specified in Section V Appendix III enclosed with the Circular No. 09/2018/TT-BKHDT dated December 28, 2018, including determination of socio-economic costs and benefits of the project (including quantifiable elements, elements that may be quantified but cannot be valued, and qualitative elements).

On this basis, analyzing socio-economic efficiency of the project, including qualitative evaluation of the project's major impacts that cannot be quantified or that may be quantified but cannot be converted into monetary value and quantifying the impacts that are quantifiable and convertible into monetary value; calculating, quantifying and analyzing benefits for service users that may be obtained by implementation of the project (including cost payment) and implementation of no project, and evaluating indices measuring the socio-economic efficiency of the project such as Economic Net Present Value (ENPV), Economic Internal Rate of Return (EIRR) and Benefit-cost ratio (BCR).

Conclusions on socio-economic efficiency of the project: Based on the analysis made according to the abovementioned instructions, FSR should give conclusions on the socio-economic efficiency of the project. In case of lack of prerequisites for determination of cost and benefit elements that may be quantified and concerted into monetary values as a basis for calculation of indices measuring the socio-economic efficiency of the project, FSR should give conclusions on the socio-economic efficiency of the project based on other remaining elements.

2. Environmental impacts: FSR shall include the environmental impact assessment report which is prepared, appraised and approved in accordance with the Law on environmental protection.

3. Social impacts: FSR should give explanations about elements affecting society during the project implementation period such as relocation subsidies, gender equality, labor or job creation, etc., and measures to minimize negative impacts in accordance with current legislative regulations.

4. Other impacts: FSR should give explanations about elements affecting national defense and security and other impacts (if any) during the project implementation periods.

Article 20. Conclusion and recommendations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Project name; name of the regulatory authority, name of the entity preparing the project or the investor proposing the project;

b) Project location and land area to be used (if any);

c) Scale, capacity and technical requirements of the project;

d) Total investment capital and total investment (determining the State capital investment in the project, if any);

dd) Project contract type and project contract period (estimated project implementation progress and operating period);

e) Financial indicators in the financial plan;

g) Investment incentives and guarantee;

h) Other contents.

2. In the suggesting part of FSR, recommendations and proposals are specified (if any) shall be given.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 21. Effect

1. This Circular comes into force from July 10, 2019 and supersedes the Circular No. 86/2015/TT-BGTVT dated December 31, 2015 of the Minister of Transport.

2. In case legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented or superseded, the new ones shall apply.

Article 22. Implementation

Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Director General of Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments/ Divisions affiliated to the Ministry of Transport, Directors of Project Management Boards affiliated to the Ministry of Transport, heads of relevant authorities/agencies and relevant individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Nhat

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 19/2019/TT-BGTVT ngày 23/05/2019 hướng dẫn về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.314

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.149.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!