Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2009/TT-BNN hướng dẫn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình 135 giai đoạn 2006-2010

Số hiệu: 12/2009/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hồ Xuân Hùng
Ngày ban hành: 06/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 12/2009/TT-BNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II);
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung cụ thể về thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (Dự án), như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ nghèo, giúp hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.

2. Nâng cao kiến thức sản xuất và thị trường cho hộ nghèo, giúp họ sản xuất ngày càng có hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

II. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN

1. Chủ đầu tư:

- Là ủy ban nhân dân (UBND) xã.

- Trường hợp UBND xã chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư (được quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 21/6/2007 của UBDT) thì UBND huyện tạm thời làm chủ đầu tư. Đồng thời, UBND huyện có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, cử cán bộ giúp đỡ các xã để chậm nhất sau 12 tháng kể từ thời điểm bắt đầu triển khai dự án, các xã này đảm nhận được nhiệm vụ chủ đầu tư.

- Chủ đầu tư có thể sử dụng Ban quản lý dự án, Ban giám sát chương trình 135 chung của xã làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất trên địa bàn.

2. Đối tượng tham gia:

a. Hộ nghèo: Được xác định theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (trong trường hợp có điều chỉnh chuẩn nghèo thì áp dụng theo chuẩn nghèo mới).

b. Nhóm hộ: nhóm hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Gồm những hộ nghèo và những hộ không nghèo đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất, dịch vụ và tự nguyện tham gia nhóm. Nhóm hộ có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.

- Nhóm hộ có quy chế hoạt động, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên trong nhóm để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất mà nhóm đã đề ra, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong nhóm.

- Đối tượng hộ không nghèo tham gia nhóm hộ không được vượt quá 20% tổng số hộ trong nhóm (đối với nhóm hộ có từ 05 hộ trở lên) và phải là những hộ có kinh nghiệm làm ăn, có nhiệt tình và khả năng giúp đỡ các hộ khác, được đa số các thành viên trong nhóm tán thành và được UBND xã chấp thuận.

III. NỘI DUNG DỰ ÁN VÀ MỨC HỖ TRỢ

1. Nội dung hỗ trợ:

Theo quy định, dự án được hỗ trợ theo 04 nội dung mô tả dưới đây. Chủ đầu tư căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất của huyện, xã và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân để xác định các nội dung phù hợp, thiết thực (tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, hướng người dân vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ gắn với thị trường, đảm bảo tính bền vững về thu nhập, coi trọng an ninh lương thực). Không nhất thiết phải đầu tư cho tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung vốn, tránh dàn trải.

Các nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:

1.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông)

a. Mục đích: giúp các hộ nghèo nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường (trước hết là với các hạng mục sản xuất mà các hộ đã lựa chọn) để sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập.

b. Các hoạt động được hỗ trợ:

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.

c. Nội dung chi:

- Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của trung ương đã biên soạn);

- In tài liệu đào tạo tập huấn;

- Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;

- Trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia;

- Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật;

- Hỗ trợ tiền nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu, tiền ăn, tiền đi lại, tiền ngủ (nếu phải nghỉ qua đêm) cho học viên trong thời gian tập huấn;

- Hỗ trợ tham quan, học tập mô hình sản xuất tiên tiến: tiền tàu, xe đi và về; tiền ăn trong thời gian tham quan, học tập; tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm);

- Chi phí quản lý lớp học.

1.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:

a. Mục đích:

- Xây dựng các mô hình tốt về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản có hiệu quả.

- Tổ chức cho đối tượng trong dự án (và ngoài dự án) tham quan, học tập những mô hình tốt để phổ biến, nhân rộng mô hình.

b. Các hoạt động được hỗ trợ (áp dụng cho các hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình):

- Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, qui trình canh tác, chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;

- Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa hộ, nhóm hộ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội, nhà khoa học... trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

c. Nội dung chi:

- Giống, vật tư chính (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình);

- Chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới;

- Chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình;

- Chi phí tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên hướng dẫn thực hành thao tác kỹ thuật.

1.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.

a. Mục đích: Giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn có được giống tốt và vật tư cần thiết ban đầu để thực hiện dự án.

b. Các hoạt động được hỗ trợ:

- Giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản loại tốt, nằm trong danh mục đã được các hộ đăng ký trong dự án;

- Vật tư chủ yếu phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật);

- Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống, vật tư theo qui trình sản xuất.

1.4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản

a. Mục đích:

- Giúp hộ nghèo giảm nhẹ lao động thủ công nặng nhọc, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.

- Tạo điều kiện để hộ nghèo chuyển đổi, phát triển nghề mới, thúc đẩy phân công lao động xã hội tại địa phương.

b. Các hoạt động được hỗ trợ

- Hỗ trợ chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, bơm nước; máy tuốt lúa.v.v.), và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản (máy sấy, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi,...); ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương;

- Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị, máy, công cụ đã được hỗ trợ.

2. Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để thực hiện các nội dung chi trong các Mục 1, Phần III của Thông tư này do UBND tỉnh quy định nhưng phải phù hợp với các quy định hiện hành và không thấp hơn mức hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

IV. PHÂN BỔ VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH VỐN

1. Phân bổ vốn hỗ trợ

- UBND tỉnh phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các huyện phải theo tiêu chí, không phân bổ bình quân.

- Tiêu chí phân bổ vốn dựa trên: tỷ lệ hộ nghèo, vị trí địa lý, diện tích, số hộ nghèo, điều kiện đặc thù của từng xã, đảm bảo ưu tiên hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- UBND tỉnh xây dựng tiêu chí và định mức hỗ trợ trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh để phê duyệt, làm căn cứ phân bổ vốn hỗ trợ cho các xã (thôn, bản).

2. Xây dựng định mức hỗ trợ:

a. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổng hợp, xây dựng định mức hỗ trợ trình HĐND tỉnh quyết định. Định mức hỗ trợ được dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch dự án sản xuất cho hộ nghèo ở xã, thôn, bản và làm căn cứ để người dân và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở. Định mức gồm:

- Mức hỗ trợ tối đa cho 01 hộ, 01 nhóm hộ;

- Định mức hỗ trợ cho các nội dung chi tại Mục 1, Phần III của Thông tư này, có tính đến vùng đặc thù của tỉnh.

b. Đầu vụ sản xuất hoặc 06 tháng 01 lần, căn cứ vào thông báo giá của Sở Tài chính, UBND tỉnh sẽ có quyết định điều chỉnh cho sát với thực tế.

3. Giao vốn

a. Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào nguồn vốn trung ương hỗ trợ và vốn của ngân sách tỉnh, UBND tỉnh lập kế hoạch phân bổ vốn:

- Kinh phí quản lý, chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối: Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện…(qui định tại Thông tư 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của liên Bộ);

- Phân bổ về huyện kinh phí hỗ trợ các xã, thôn, bản của huyện.

b. Ủy ban nhân dân huyện: giao vốn cho các xã (chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch dự án từng xã đã được phê duyệt.

c. Ủy ban nhân dân xã (chủ đầu tư): giao vốn trực tiếp cho các hộ, nhóm hộ theo kế hoạch đã đăng ký.

Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, việc giao vốn phải đảm bảo kịp thời gian để vốn hỗ trợ đạt hiệu quả. Mục tiêu là: tháng 12 năm trước phải giao xong đến hộ để chuẩn bị cho sản xuất vụ Xuân năm sau; tháng 5 phải giao xong vốn cho sản xuất cho vụ mùa, tháng 8 phải giao xong vốn cho sản xuất vụ Đông.

Hiện tại, do thời vụ của sản xuất nông nghiệp không trùng với năm tài chính nên UBND tỉnh cần thống nhất với Kho bạc nhà nước chấp thuận tạm ứng khi các chủ đầu tư đã có kế hoạch vốn được phê duyệt và có đơn yêu cầu. Mức tạm ứng tối thiểu là 30% kinh phí hỗ trợ cho hộ.

V. QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNG NĂM

1. Ủy ban nhân dân xã:

a. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.

Căn cứ vào kế hoạch phân bổ vốn, định mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định, UBND xã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: qua hệ thống loa truyền thanh, niêm yết công khai tại các nơi sinh hoạt công cộng để người dân trong xã hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua Dự án đối với hộ nghèo cũng như nội dung của dự án.

b. Tổ chức họp dân trong thôn, bản hoặc liên thôn, bản để lựa chọn phương án sản xuất, lựa chọn hộ, nhóm hộ tham gia dự án (huyện, xã cần cử cán bộ phụ trách chương trình 135, cán bộ khuyến nông xuống hỗ trợ các trưởng thôn, bản thực hiện công việc này). Nội dung cuộc họp:

- Thông báo công khai các chính sách hỗ trợ của Chương trình, các đối tượng được hỗ trợ (ưu tiên trước hết cho các hộ thuộc diện chính sách, tật nguyền, nghèo nhất). Căn cứ vào đó, cộng đồng bình chọn, lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án đợt đầu và các đợt tiếp theo.

- Phổ biến chủ trương của huyện, xã về kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, những loại cây trồng, vật nuôi, nghề sản xuất được chú trọng và có lợi thế phát triển…để các hộ được biết trước khi lựa chọn đăng ký nội dung tham gia dự án. Việc lựa chọn này cần tập trung vào một vài nội dung có lợi thế ở địa phương, các hộ nghèo trên địa bàn dễ tiếp cận, tránh dàn trải.

- Các hộ tự nguyện đăng ký (bằng phiếu đăng ký) để chọn nội dung tham gia dự án.

- Cuộc họp phải có biên bản (theo mẫu 02 - phụ lục kèm theo), đọc lại công khai trước khi bế mạc và lưu hồ sơ.

c. Lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án:

- Trưởng thôn, bản tổng hợp các nội dung mà các hộ, nhóm hộ đã đăng ký, lập danh sách các hộ, nhóm hộ đăng ký kèm theo nội dung xin tham gia dự án, mức hỗ trợ (theo mẫu 03 - phụ lục kèm theo);

- Trường hợp có hộ, nhóm hộ đăng ký nội dung chưa phù hợp với quy định thì trưởng thôn, bản cần gặp gỡ trao đổi để hướng dẫn hộ, nhóm hộ điều chỉnh trước khi lập danh sách niêm yết công khai;

- Tổ chức niêm yết công khai tại nơi công cộng và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh;

- Sau thời gian 01 tuần kể từ khi thực hiện niêm yết công khai, nếu không có ý kiến khác từ cộng đồng thì căn cứ vào kết quả đã niêm yết, lập kế hoạch dự án (theo mẫu 04 - phụ lục kèm theo) gửi về UBND xã.

d. UBND xã (chủ đầu tư) lập kế hoạch thực hiện kèm dự toán chi tiết (theo mẫu 05 - phụ lục kèm theo). Kế hoạch được lập cho cả giai đoạn đến 2010 và có chia ra từng năm, trình UBND huyện phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân huyện: thẩm định, phê duyệt kế hoạch cho các xã, đồng thời lập thành kế hoạch chung của huyện, báo cáo UBND tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào kế hoạch của các huyện, tổng hợp thành kế hoạch chung của tỉnh, báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình là Ủy ban Dân tộc và cơ quan chủ trì Dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).

VI. THANH QUYẾT TOÁN

1. Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 từ ngân sách đều phải được quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc nhà nước.

2. Đối với vốn góp từ dân, kể cả ngày công, vật tư, hiện vật,…đều được qui đổi ra tiền Việt Nam. Chủ đầu tư phải có sổ theo dõi, ghi chép để cung cấp cho cơ quan tài chính qui đổi thống nhất. Cơ quan tài chính làm lệnh thu ngân sách khoản vốn này đồng thời làm lệnh chi ngân sách, gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán vào giá trị dự án hỗ trợ.

3. Thanh quyết toán vốn ngân sách chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư có đủ hồ sơ thanh toán, gồm: kế hoạch phân bổ vốn do UBND huyện phê duyệt cho chủ đầu tư, danh sách các hộ/nhóm hộ tham gia dự án được UBND xã phê duyệt, kế hoạch và dự toán chi tiết đã được UBND huyện phê duyệt, các chứng từ tài chính theo quy định hiện hành.

- Đối với hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,…không có khối lượng hiện vật thì phải có báo cáo nghiệm thu kết quả.

- Đối với hoạt động mua sắm vật tư, dịch vụ của các đơn vị, cá nhân có đăng ký kinh doanh thì cần có hóa đơn tài chính. Trường hợp mua bán giữa các hộ dân không có hoá đơn tài chính thì chỉ cần có giấy biên nhận giữa các hộ mua bán nhưng đơn giá không được vượt quá định mức trong dự toán và phải được trưởng thôn, bản và UBND xã xác nhận.

VII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện dự án và đề xuất các chính sách, giải pháp điều chỉnh, bổ sung để thúc đẩy thực hiện dự án có hiệu quả;

- Xây dựng và ban hành văn bản, tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;

- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án định kỳ 6 tháng và 1 năm, tiến hành phân tích đánh giá kết quả gửi về Ban chỉ đạo Chương trình 135 thông qua cơ quan thường trực chương trình;

- Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết đối với các địa phương tham gia Chương trình nhằm tổng kết, đánh giá, thúc đẩy dự án hoạt động hiệu quả và đạt tiến độ đề ra.

2. Ủy ban Nhân dân tỉnh.

2.1. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn.

2.2. Quyết định:

- Định mức hỗ trợ cho các nội dung của dự án thuộc địa bàn;

- Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn tại địa phương;

- Phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách của địa phương cho dự án tới các huyện, kinh phí quản lý chỉ đạo đến các đơn vị liên quan trực thuộc tỉnh.

- Cơ chế, nội dung lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn (liên quan đến các xã, thôn, bản có Chương trình 135) để tập trung nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.3. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện dự án trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

UBND tỉnh cần giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì dự án, phối hợp với các đơn vị liên quan trong tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trên và chỉ đạo việc triển khai dự án trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân các huyện.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn huyện;

- Thẩm định, phê duyệt Dự án cho các xã và thực hiện giao vốn cho các xã (theo tiêu chí và kế hoạch đã được phê duyệt);

- Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư;

- Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án trên địa bàn huyện;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn huyện;

- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh.

4. Uỷ ban nhân dân xã:

- Là chủ đầu tư Dự án trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn;

- Phê duyệt danh sách hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện dự án;

- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Dự án;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các hộ, nhóm hộ để giúp đỡ họ thực hiện tốt dự án;

- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Dự án về UBND huyện.

VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1. Chế độ báo cáo:

1.1. Báo cáo định kỳ hàng quí:

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ từ cơ sở về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp).

- Biểu mẫu báo cáo chung áp dụng theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

1.2. Báo cáo 06 tháng, 01 năm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện Dự án trên phạm vi cả nước, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương (qua cơ quan thường trực Chương trình).

2. Kiểm tra, giám sát thực hiện dự án

2.1. Mục đích: phát hiện những yếu kém, vướng mắc, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án để kịp thời có biện pháp khắc phục, hỗ trợ, đảm bảo tổng thể việc thực hiện dự án trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

2.2. Nội dung: coi trọng kiểm tra tại cơ sở, tập trung vào các khâu:

- Phân bổ vốn từ tỉnh đến hộ nghèo;

- Bình xét đối tượng tham gia dự án;

- Mua sắm vật tư thiết bị (chất lượng, đơn giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chủng loại và chất lượng hàng hóa do các hộ tự mua,…);

- Kết quả thực hiện dự án ở các hộ, nhóm hộ.

2.3. Phương thức kiểm tra:

- Các cấp trên kiểm tra cấp dưới cần có định kỳ 06 tháng 01 lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo;

- Cấp cơ sở: chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát Chương trình 135 của xã để thực hiện công tác giám sát dự án Hỗ trợ sản xuất.

3. Đánh giá thực hiện dự án

- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh và toàn quốc do UBND các cấp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện;

Việc đánh giá áp dụng Bộ chỉ số đánh giá theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc;

- Ngoài ra, UBND xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:

+ Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo tham gia dự án.

+ Tỷ lệ lao động nữ tham gia dự án.

+ Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại trong dự án.

+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau chu kỳ tham gia dự án.v.v.

IX. CÁC HƯỚNG DẪN KHÁC

1. Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản và nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động cụ thể trong khi tổ chức triển khai Dự án, nhất là đối với cán bộ xã và các hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành sau Thông tư này cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.

2. Thông tư này thay thế các Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007, số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các quy định khác trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc các địa phương cần báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung, điều chỉnh./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW có CT 135 giai đoạn 2;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- MTTQ VN và Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW có CT 135 giai đoạn 2;
- Chi cục PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW có CT 135 giai đoạn 2;
- Website Chính phủ, Website Bộ NN & PTNT;
- Công báo;
- Lưu VT, KTHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Xuân Hùng

PHỤ LỤC 01:

CÁC MẪU BIỂU

Mẫu 01: Đơn đăng ký tham gia của các hộ

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - CT 135 NĂM 200...

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân xã......

Tôi là: ......., sinh năm ........... là chủ hộ (hoặc đại diện cho hộ)

Nơi ở hiện nay: thôn (bản, ấp)....., xã........., huyện......tỉnh......

Gia đình tôi đã được lựa chọn tham gia thực hiện kế hoạch năm ..... từ nguồn hỗ trợ của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135;

Sau khi được hướng dẫn về nội dung hỗ trợ của dự án, điều kiện tham gia cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia dự án, gia đình tôi đăng ký thực hiện như sau:

(ghi cụ thể nội dung, dự kiến kinh phí tham gia theo hướng dẫn của thôn)

Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của nhà nước và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các nội dung đã đăng ký.


Xác nhận của thôn

(tên xã), ngày ….. tháng.......năm.......
(Ký, họ tên)

Mẫu 02: Biên bản họp thôn

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

UBND Xã ..........
Thôn.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

(Tên thôn), ngày tháng năm ......

BIÊN BẢN HỌP THÔN

Hôm nay, ngày tháng năm 200..., tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) thôn .......đã tổ chức họp để: (nêu mục đích cuộc họp)

- Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì).

- Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh)

- Thành phần tham gia:

+ Danh sách người (đại diện cho các hộ trong thôn) tham gia:

+ Danh sách đại diện các tổ chức, đoàn thể tham gia:

1. Nội dung cuộc họp

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

2. Kết quả cuộc họp hoặc Quyết định của cuộc họp

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Cuộc họp đã kết thúc hồi ........................cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản./.

Chủ trì
(ký, họ tên)

Thư ký
(ký, họ tên)

Đại diện hộ dân
(ký, họ tên)

Mẫu 03: Danh sách hộ tham gia dự án năm .......(dùng cho cấp thôn, bản)

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

UBND Xã ..........
Thôn.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

(Tên thôn), ngày tháng năm 200....

DANH SÁCH HỘ THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - CT 135 NĂM .......

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân Xã......

Căn cứ kết quả cuộc họp thôn ngày … tháng … năm …... về lựa chọn danh sách hộ tham gia và nội dung thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 200...;

Căn cứ nhu cầu của các hộ tham gia thực hiện dự án;

Danh sách các hộ và nội dung tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm ......như sau:

TT

Họ và tên chủ hộ

Số khẩu

Số lao động

Nội dung hỗ trợ

Khối lượng

Thành tiền

Tổng số

Nữ giới

Tổng

NSNN

TỔNG CỘNG

Tổng số hộ tham gia:

Tổng số tiền đăng ký: ..........đồng (bằng chữ.......................................)

Đề nghị UBND Xã tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt./.

Trưởng thôn
(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 04: Kế hoạch triển khai của thôn, bản

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

UBND Xã ..........
Thôn.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

(Tên thôn), ngày tháng năm 200....

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - CT 135 NĂM 200...

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân xã......

Căn cứ kế hoạch năm 200.... về thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 của xã và thôn;

Căn cứ nhu cầu của các hộ tham gia thực hiện dự án;

Thôn (bản, ấp).....xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm ......như sau:

TT

Nội dung

Số hộ tham gia

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Tổng

NSNN

I

Hỗ trợ giống, vật tư

1

Cây trồng

-

-

-

2

Vật nuôi

-

-

3

Vật tư chủ yếu

-

-

II

Xây dựng mô hình

-

-

III

Tham gia các lớp tập huấn

-

-

IV

Hỗ trợ máy, thiết bị

1

Máy, thiết bị phục vụ SX

(ghi chi tiết các loại máy, thiết bị, công cụ theo chủng loại, công suất...)

2

Máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến

(ghi chi tiết các loại máy, thiết bị, công cụ theo chủng loại, công suất...)

TỔNG CỘNG

Tổng số hộ tham gia:

Tổng số tiền đăng ký: .........đồng (bằng chữ..........................................)

Đề nghị UBND Xã tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện./.

Trưởng thôn
(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 05: Kế hoạch triển khai của xã

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

UBND huyện ..........
UBND xã.........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

(Tên xã), ngày tháng năm 200....

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - CT 135 NĂM 200...

Kính gửi: Uỷ ban Nhân dân huyện......

Căn cứ Văn bản số của UBND huyện ..... về việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 của xã....;

Căn cứ nhu cầu của người dân và địa phương;

Căn cứ Nghị quyết của HĐND xã.......về việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 của xã....

UBND xã.....xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm ......như sau:

TT

Nội dung

Số hộ tham gia

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Tổng

NSNN

I

Hỗ trợ giống, vật tư

1

Cây trồng

-

-

-

2

Vật nuôi

-

-

3

Vật tư chủ yếu

-

-

II

Xây dựng mô hình

-

-

-

III

Tham gia các lớp tập huấn

-

-

IV

Hỗ trợ máy, thiết bị

1

Máy, thiết bị phục vụ SX

(ghi chi tiết các loại máy, thiết bị, công cụ theo chủng loại, công suất...)

2

Máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến

(ghi chi tiết các loại máy, thiết bị, công cụ theo chủng loại, công suất...)

TỔNG CỘNG

Tổng số hộ tham gia:

Tổng số tiền đăng ký: ....... đồng (bằng chữ..........................................)

Đề nghị UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện./.

TM. UBND xã....
CHỦ TỊCH
(ký và đóng dấu)

Mẫu 06: Biểu báo cáo kết quả thực hiện (áp dụng cho báo cáo của tỉnh, huyện, xã)

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN (QUÝ, 6 THÁNG, NĂM...) DỰ ÁN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - CT 135

(kèm theo công văn số........./...... ngày / /200..)

TT

NỘI DUNG

ĐVT

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN

GHI CHÚ

Khối lượng

Vốn (tr.đ)

Số hộ

Khối lượng

Vốn (tr.đ)

Số hộ

TỔNG SỐ

I

Hỗ trợ giống, vật tư

1

Cây trồng

2

Vật nuôi

3

Vật tư chủ yếu

II

Xây dựng mô hình

III

Tập huấn, đào tạo

IV

Hỗ trợ máy, thiết bị

1

Máy, thiết bị phục vụ sản xuất

2

Máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến

a

Máy, thiết bị phục vụ bảo quản sản phẩm

b

Máy, thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến

Tổng số hộ tham gia:

Giá trị khối lượng đã hoàn thành: ......đồng

(bằng chữ..........................................)

Tổng số tiền đã giải ngân: ............... đồng

(bằng chữ..........................................)

Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: ............... đồng

(bằng chữ..........................................)

Người lập biểu

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 02:

(Kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN, ngày 06/3/2009)

MỨC HỖ TRỢ THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH

1. Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước (gọi tắt là TT 51);

2. Thông tư số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của liên Bộ Tài chính - Lao đông thương binh xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (gọi tắt là TT 102);

3. Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là TT 02);

4. Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là TT 23);

5. Thông tư số 30/2006/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Thuỷ sản Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư (gọi tắt là TT 30);

6. Thông tư số 50/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 21/5/2007 của liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Thuỷ sản bổ sung, sửa đổi Thông tư số 30/2006/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006 của liên tịch Bộ (gọi tắt là TT 50);

7. Thông tư 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học (gọi tắt là TT 87);

8. Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (gọi tắt là TT01)

TỔNG HỢP CÁC MỨC CHI NHƯ SAU

I. HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

1. Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của trung ương đã biên soạn) áp dụng mức biên soạn tài liêu đối với các ngành Trung học chuyên nghiệp trong TT87:

a. Dịch và hiệu đính các tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt : 35.000 đồng /trang.

b. Xây dựng chương trình khung và chương trình môn học :

- Biên soạn chương trình : 50.000 đồng/tiết

- Sửa chữa, biên tập tổng thể : 25.000 đồng/tiết

- Đọc phản biện nhận xét : 20.000 đồng/tiết .

c. Biên soạn giáo trình:

- Viết giáo trình : 35.000 đồng/trang

- Sửa chữa, biên tập tổng thể : 20.000 đồng/trang

- Đọc phản biện nhận xét : 10.000 đồng/trang .

Các mức chi nêu trên là mức tối đa, tuỳ theo mức độ phức tạp của từng ngành học để chi cho phù hợp.

2. In tài liệu đào tạo tập huấn: chi theo quy định hiện hành (theo TT);

3. Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;

4. Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hiện hành;

5. Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/ người/ngày (TT102).

6. Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, tài liệu cho người nghèo trong thời gian tập huấn không quá 20.000 đồng/người/ngày (TT102).

7. Hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian tập huấn: 20.000 đồng/ người/ngày (TT102)

8. Tiền đi lại: Nếu nơi học cách nơi cư trú từ 15 km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học (TT 102);

9. Chi hỗ trợ người nghèo tham quan, khảo sát mô hình sản xuất khuyến nông, khuyến ngư đang áp dụng thành công ở các địa phương (TT102):

- Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.

- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa 50.000 đồng/người/ ngày.

- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 100.000 đồng/người/ngày.

10. Chi hỗ trợ quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông tại địa phương và cơ sở, tối đa không quá 5% trên tổng số chi cho hoạt động khuyến nông, trong đó: 2% cho cơ quan khuyến nông, khuyến ngư cấp trên và 3% cho đơn vị thực hiện triển khai mô hình (TT30 và 50).

11. Chi phí quản lý lớp học: tối đa không quá 5% giá trị dự toán (TT01, 102).

II. HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHỔ BIẾN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MỚI (TT30, 50)

1. Giống, vật tư chính: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình (thức ăn, phân bón, hoá chất, thuốc) trong trường hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

2. Đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng, mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và kinh phí chuyển giao công nghệ; tối đa 20% chi phí vật tư chính nhưng không quá 50 triệu cho một mô hình;

- Mô hình áp dụng công cụ, cải tiến kỹ thuật: hỗ trợ tối đa 30% giá trị công cụ nhưng không quá 10 triệu cho một mô hình;

- Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác (không bao gồm lò sấy của mô hình chế biến, cải tạo hệ thống đồng muối của mô hình muối): hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính nhưng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/mô hình;

- Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển gần bờ (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối đa 50% trang thiết bị nhưng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/mô hình. Mô hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển xa bờ và tuyến đảo (không bao gồm vỏ tàu, máy tàu): hỗ trợ tối đa 50% trang thiết bị nhưng mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/mô hình.

- Mô hình chế biến bảo quản sản phẩm thuỷ sản trên bờ (không bao gồm nhà máy, phân xưởng), cơ khí hậu cần dịch vụ thuỷ sản: hỗ trợ tối đa 30% trang thiết bị nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/mô hình; trên các tuyến đảo hỗ trợ tối đa 50% trang thiết bị, nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/mô hình.

- Mô hình khuyến nông, nuôi trồng thuỷ sản ở hải đảo: hỗ trợ 100% mức chi phí về giống, vật tư chính.

3. Hỗ trợ mua bản quyền, quy trình công nghệ mới gắn với mô hình: Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí mua bản quyền (không bao gồm kinh phí mua nhà xưởng, nhà lưới, nhà kính, thiết bị công nghệ).

4. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu cho một người/tháng trong những ngày làm việc, thời gian ký hợp đồng căn cứ vào chu kỳ của từng cây, con, nhưng tối đa không quá 9 tháng cho một năm.

5. Chi triển khai điểm trình diễn mô hình, bao gồm:

- Tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, tối đa không quá 7 triệu đồng/mô hình; riêng mô hình đòi hỏi kỹ thuật cao tối đa không quá 10 triệu đồng/1 mô hình. Trong đó: chi bồi dưỡng, tập huấn, tham quan cho người sản xuất gắn liền từng mô hình khuyến nông, khuyến ngư, với mức hỗ trợ tiền ăn cho học viên là nông dân, ngư dân 15.000 đồng/người/ngày.

- Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/người/ngày.

III. HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, VẬT TƯ SẢN XUẤT (áp dụng với các hộ nghèo): Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% giống, vật tư chính, nhưng không quá 3 triệu đồng/hộ (TT102);

IV. HỖ TRỢ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM

1. Do cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 3 triệu đồng/hộ (TT 102);

2. Một số quy định về hỗ trợ máy móc áp dụng theo TT 30, 50 đã nêu ở mục II.

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 12/2009/TT-BNN

Hanoi, March 6, 2009

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRODUCTION DEVELOPMENT SUPPORT PROJECT UNDER PROGRAM 135 IN THE 2006-2010 PERIOD

Pursuant to the Government’s Decree No.01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.07/2006/QD-TTg of January 10, 2006, approving the program on socio-economic development of exceptionally difficult communes in mountainous and ethnic minority regions in the 2006-2010period (the second-stage Program 135);
Pursuant to September 15, 2008 Joint Circular No.01/2008/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT guiding the implementation of the second phase of Program 135;

The Ministry of Agriculture and Rural Development guides a number of specific contents on implementation of the production development support project under the second phase of Program 135 (project) as follows:

I. THE PROJECT’S OBJECTIVES

1. To sustainably increase income for poor households, helping them quickly get out of poverty.

2. To raise production and market knowledge for poor households, assisting them in increasing efficient production so as to get out of poverty in a sustainable manner.

II. PROJECT INVESTORS AND PARTICIPANTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Being commune People’s Committees.

- If commune People’s Committees are not fully qualified to act as investors (prescribed in Circular No. 01/2007/TT-UBDT of June 21, 2007, of the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas), district People’s Committees will temporarily act as investors. Meanwhile, district People’s Committees shall train commune cadres and appoint their cadres to assist communes so that within 12 months after the project is implemented, these communes can undertake the tasks of investors.

- Investors may employ the common project management units and/or Program 135 Supervision Boards of communes to organize the implementation of the production support project in their localities.

2. Project participants:

a/ Poor households: To be identified under the Prime Minister’s Decision No.170/2005/QD-TTg of July 8, 2005, on the poverty line applicable in the 2006-2010 period (if the poverty line is adjusted, the new poverty line will apply).

b/ Household groups: Eligible household groups must satisfy the following conditions:

- Each comprises poor and non-poor households living in the same village or hamlet, sharing the aspiration to develop a production or service activity and voluntarily joining the group. A household group has a leader elected by households to manage and administer activities of the group.

- A household group has its own operation regulations, clearly defining the responsibilities, obligations and interests of its members for efficient realization of production plans set forth by the group, ensuring the efficient use of support capital, contributing to creation of jobs and increase of income for group members.

- Non-poor households joining a group account for no more than 20% of the total number of households in the group (for household groups of 5 or more households) and they must have production experience be eager and capable to assist other households, and voted for by a majority of group members and approved by the commune People’s Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Support contents:

According to regulations, the project will provide supports according to 4 contents described below. Investors shall base on production development plans of districts, communes and people’s support need to identify appropriate and practical contents (making the fullest use of local advantages,-directing people into the production of commodities or the provision of services associated to markets, ensuring sustainable incomes and attaching importance to food security). In order to concentrate capital and avoid thinned-out investment, it is unnecessary to make investment in all contents in one geographical area.

The support contents are specified as follows:

1.1. Support for agricultural- forestry- fishery production extension activities (referred to as agricultural extension for short)

a/ Purposes: To help poor households improve their production and market knowledge (firstly for production lines selected by households) for efficient production and higher incomes.

b/ Activities eligible for supports:

- Training, fostering and passing crafts to producers in order to raise their knowledge about and skills of production and economic management in agriculture;

- Organizing tours to study advanced production models.

c/ Spending items:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Printing of training documents;

- Renting training halls, classrooms and equipment;

- Payment of remunerations to lecturers and experts;

- Supports for technical practice instructors;

- Payment for drinking water, stationery documents, meals, travel, accommodation (for overnight stay) for trainees in the training period;

- Supports for tours to study advanced production models: round trip fares, meals during the tours and room rentals (for overnight stay);

- Expenses for class management.

1.2. Support for building advanced and efficient production models:

a/ Purposes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To organize tours to study good models for popularization and widespread development by persons covered (or not covered) by the project.

b/ Activities eligible for support (applicable to households and household groups applying the models):

- Building models for economic restructuring in communes in association with the application of scientific and technical advances in breeds, farming process, husbandry, farm produce processing, preservation and sale;

- Building models of economic cooperation between households, household groups and enterprises, cooperatives, cooperative teams, peasants associations and scientists in production, processing, preservation and sale of farm produce.

c/ Spending items:

- Strains, principal supplies (livestock feeds, chemical fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, machinery and equipment necessary for model building);

- Purchase of copyrights, new technologies;

- Hiring of technicians directing the application of models;

- Training of producers, study tours, model review, remuneration for technical practice instructors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Purposes: To assist especially difficult households in acquiring good strains and initial necessary supplies for the project implementation.

b/ Activities eligible for support:

- Providing good plant varieties, animal breeds and aquatic breeds, which are on the lists of those already registered in the project by households;

- Providing supplies suitable to production lines in the project (livestock feeds, chemical fertilizers, veterinary drugs and plant protection drugs);

- Providing technical instructions to households on the use of varieties and breeds as well as supplies in accordance with the production process.

1.4. Support for the purchase of equipment and machinery for production, processing and preservation of farm produce

a/ Purposes:

- To assist poor households in reducing their heavy manual labor, raising productivity and increasing incomes.

- To create conditions for poor households to shift to and develop new crafts, boosting the social labor distribution in localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Purchasing machinery, mechanical or semi-chemical equipment for production (mechanical ploughs, harrows, pumps; mechanical rice threshers,...) and for farm produce processing or preservation (drying machines, livestock feeds mincers and mixers,...); prioritizing supports for equipment, machines and tools using available raw materials and highly needed by localities;

- Providing technical guidance, transferring techniques for skilful use of equipment, machines and tools provided as supports.

2. Support levels: The levels of budget funding support for the spending items in Section 1, Part III of this Circular will be set by provincial People’s Committees in accordance with current regulations, which are, however, not lower than the support levels prescribed in the national target program on poverty reduction.

IV. ALLOCATION OF CAPITAL AND ASSIGNMENT OF CAPITAL PLANS

1. Allocation of support capital

- Provincial People’s Committees shall allocate central budget support capital to districts in compliance with criteria, not on an egalitarian basis.

- Capital allocation criteria are based on poverty rate; geographical position, land area, number of poor households and peculiar conditions of each commune, ensuring priority for communes with high poverty rates.

- Provincial People’s Committees shall establish support criteria and norms for submission to provincial People’s Councils for approval, which will serve as bases for allocation of support capital to communes (villages, hamlets).

2. Establishment of support norms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Maximum support level per household or household group;

- Support norms for the spending items in Section 1, Part III of this Circular, taking into account peculiar areas of the provinces.

b/ At the beginning of a production harvest or once every six months, provincial People’s Committees shall, based on price notices of provincial Finance Services, decide on the adjustment of the norms to suit the reality.

3. Capital allocation

a/ Provincial People’s Committees: Based on the central budget support capital sources and provincial budgets, provincial People’s Committees shall work out plans for capital allocation:

Managerial and direction funds for key units: The Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas, the provincial Services of Agriculture and Rural Development, districts... (provided for in September 15, 2008 Joint Circular No. 01/2008/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT);

- Allocation to districts funds in support of communes and villages or hamlets.

b/ District People’s Committees shall allocate capital to communes (investors), based on the approved project plan of each commune.

c/ Commune People’s Committees (investors) shall allocate capital directly to households or household groups according to the registered plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At present, as agricultural production harvests do not coincide with the fiscal year, provincial Peoples Committees should propose the State Treasuries to approve advances for investors having their capital plans already approved and filing their applications. The minimum advance level will represent 30% of the support funds for households.

V. ANNUAL PLAN-FORMULATING, -APPRAISING AND -APPROVING PROCESS

1. Commune People’s Committees:

a/ To organize information and propagation on the production support project under Program 135

Based on capital allocation plans and suppor. norms prescribed by provincial People’s Committees, commune People’s Committees shall organize propagation in various forms: through public-address systems, posting up at public places for commune inhabitants to be aware of the undertakings and policies of the Party and the State through the project for the poor as well as the project’s details.

b/ To organize meetings for people in villages, hamlets or inter-villages to select production schemes, select households and household groups for participation in the project (districts and communes shall dispatch their cadres in charge of Program 135 and agricultural extension cadres to assist village or hamlet chiefs in performing this task). Such a meeting will dwell on the following contents:

- Announcement of support policies of the Program, support beneficiaries (giving first priorit) to households eligible for social policies, households with disabled members and poorest households). On that basis, communities will elect and make lists of households and household groups participating in the project in the initial and subsequent phases.

- Dissemination of guidelines of districts and communes on local agricultural production development plans, crops and domestic animals and production crafts being given importance to, and having advantages for development,... so that households can understand before selecting them for registration for participation in the project. Such selection should focus on a number of activities with advantages in the localities, which are easily accessible by poor local households, in order to avoid thinned-out investment.

- Households’ voluntary registration (using registration cards) to select activities for participation in the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Making lists of project-participating households, household groups:

- Village or hamlet chiefs shall sum up activities registered by households, household groups, make lists of registering households and household groups, attached with their activities and support levels (made according to Form 03, not printed herein);

For households or household groups registering activities incompliant with regulations, village or hamlet chiefs should meet and exchange ideas to guide such households or household groups in making adjustments before making lists for posting up;

- Posting up the lists at public places and announcement on public-address systems;

- If within one week after the public posting there are no opposing opinions from the communities, village or hamlet chiefs shall base on the posted results to formulate project plans (made according to Form 04. not printed herein) for submission to commune People’s Committees.

d/ Commune People’s Committees (investors) shall draw up implementation plans enclosed with detailed spending estimates (made according to Form 05, not printed herein). The plans will be worked out for the period up to 2010 and split up for every year before they are submitted to district People’s Committees for approval.

2. District People’s Committees: To appraise and approve plans for communes and formulate general plans of their districts and report them to provincial People’s Committees.

3. Provincial People’s Committees: Based on plans of districts, to incorporate them into the provinces’ general plans and report them to the Program’s standing body being the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas and the project-managing agency being the Ministry of Agriculture and Rural Development (via the Department of Cooperative Economy and Rural Development).

VI. ACCOUNTING AND SETTLEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Capital contributed by people, including workdays, supplies, kinds,... shall all be converted into Vietnamese currency. Investors shall open books for monitoring and recording and supplying them to finance agencies for unified conversion. Finance agencies shall issue orders for collection of these capital amounts as budget revenues and also budget expenditure orders for sending them to the State Treasuries for accounting into the value of the support project.

3. Budget capital accounting and settlement can be effected only when investors supply adequate accounting dossiers, including capital allocation plans approved by district People’s Committees; lists of project-participating households/household groups approved by commune People’s Committees; plans and detailed expense estimates approved by district People’s Committees; and financial documents under current regulations.

- For training and technical instruction activities without material volume, there must be reports on outcome acceptance.

- For the procurement of supplies and services by units or individuals with business registration papers, financial invoices are required. In case of trading among households without financial invoices, only receipts between trading households are required, but unit prices must not exceed estimated norms and must be certified by village or hamlet chiefs.

VII. DIVISION OF IMPLEMENTATION DIRECTION RESPONSIBILITIES

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development

The Department of Cooperative Economy and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned units in. performing the following tasks:

- To guide, inspect and urge localities in the project implementation and propose policies, adjustments and supplements in order to accelerate the effective project implementation;

- To formulate and promulgate documents, materials and manuals guiding the project implementation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To make preliminary and final reviews of the project implementation in localities covered by the Program, aiming to review and evaluate the implementation and boost the project for effective operation and the set schedule.

2. Provincial People’s Committees

2.1. To bear responsibility for the results of project implementation in their localities.

2.2. To decide on:

- Support norms for the project’s activities in their localities;

- Establishment of criteria for capital allocation in localities;

- Allocation of central budget support capital and local budgets for the project to districts, and the management and direction funds to concerned units of provinces.

- Mechanisms and contents of integration of capital sources in the localities (related to communes, villages and hamlets covered by Program 135) in order to concentrate capital sources and raise the use efficiency of capital.

2.3. To review, evaluate and periodically report on results of project implementation in their respective localities to the Ministry of Agriculture and Rural Development according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. District People’s Committees

- To take responsibility for the outcomes of project implementation in their districts;

- To appraise, approve projects for communes and allocate capital to communes (according to the approved criteria and plans);

- To train and support commune People’s Committees in well performing the tasks of investors;

- To integrate and mobilize resources for project implementation in districts;

- To direct, inspect and assess the results of project implementation in the districts;

- To review, evaluate and periodically report on the implementation situation to the provincial

- Agriculture and Rural Development Services and Program 135’s standing bodies of the provinces.

4. Commune People’s Committees:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To approve the lists of households, household groups participating in the project implementation;

- To well organize the project implementation of the project’s contents;

- To regularly inspect and monitor the implementation by households, household groups in order to assist them in well implementing the project;

- To review, evaluate and periodically report on the results of project implementation to district People’s Committees.

VIII. THE REGIME OF REPORTING ON, INSPECTING SUPERVISING AND ASSESSING THE PROJECT’S EFFICIENCY

1. Reporting regime:

1.1. Quarterly report:

- To send periodical reports from the grassroots to the provincial People’s Committees (via provincial Agriculture and Rural Development Services for sum-up).

- The general report form complies with Decision No.04/2008/QD-UBDT of August 8, 2008, of the Committee for Echnic Minorities and Mountainous Areas, promulgating the regulations on the reporting regimes and forms applicable to programs on socio-economic development of especially difficult communes in mountainous and ethnic minority regions in the 2006-2010 period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Project implementation inspection and monitoring

2.1. Purposes: To detect weaknesses, problems and risks in the project implementation in order to take timely measures to redress them, provide support and ensure the project implementation in the localities with high efficiency.

2.2. Contents: To attach importance to grassroots inspection, focusing on the following:

- The allocation of capital from province to poor households;

- The selection and approval of project participants;

- The procurement of supplies and equipment (quality, unit prices of goods suppliers or service providers; types and quality of commodities purchased by households themselves,...);

- Results of project implementation by households and household groups.

2.3. Inspection methods:

- Superior bodies should inspect their subordinates once every six months. If many superior agencies simultaneously inspect one subordinate body, there must be plans for coordination, avoiding overlapping inspection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Evaluation of the project implementation

- Annually. People’s Committees of various levels and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize the evaluation of results of project implementation in each commune, district, province and the whole country.

The evaluation shall comply with the evaluation criteria promulgated by Decision No.04/2008/QD-UBDT of August 8, 2008, of the Nationalities Committee;

- In addition, commune People’s Committees (investors) should monitor and annually evaluate the following:

+ The total increased incomes of poor households joining the project;

+ The rate of female laborers joining the project;

+ The rate of households facing risks and capital loss in the project;

+ The rate of households getting out of poverty after a project participation cycle, etc.

IX. OTHER GUIDANCES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Circular replaces Circular No. 01/2007/TT-BNN of January 15, 2007, and Circular No. 79/2007/TT-BNN of September 20, 2007, of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and takes effect 45 days after its signing. Other provisions contrary to this Circular are all annulled.

3. Localities should report any problems arising in the course of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural Development for supplementation and adjustment.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Ho Xuan Hung

 

APPENDIX 02

(To Circular No. 12/2009/TT-BNN of March 6, 2009)

SUPPORT LEVELS UNDER THE FINANCE MINISTRY’S REGULATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Joint Circular No. 102/2007/TTLT/BTC-BLDTBXH of August 20, 2007, of the Finance Ministry and the Labor. War Invalids and Social Affairs Ministry, guiding the financial management mechanism applicable to a number of projects under the national target program on poverty reduction (Joint Circular 102):

3. Circular No. 02/2008/TT-BXD of January 2, 2008, of the Ministry of Construction, guiding the estimation and management of expenses for construction of infrastructures facilities under the program on socio-economic development of especially difficult communes in mountainous and ethnic minority regions in the 2006-2010 period (Circular 02).

4. Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, of the Finance Ministry, defining the regimes of working travel allowances, the regimes of expenditures on organization of conferences by state agencies and public non-business units (Circular 23);

5. Joint Circular No. 30/2006/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS of April 6, 2006, of the Finance Ministry, the Agriculture and Rural Development Ministry and the Fishery Ministry, guiding the management and use of economic non-business funds for agricultural and fishery promotion activities (Joint Circular 30);

6. Joint Circular No. 50/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS of May 21, 2007, of the Finance Ministry, the Agriculture and Rural Development Ministry and the Fishery Ministry, supplementing and amending Joint Circular 30 (Joint Circular 50);

7. Circular No. 87/2001/TT-BTC of October 30, 2001, of the Finance Ministry, guiding the contents and levels of expenditures on formulation of framework programs for university, college, professional secondary training disciplines and compilation of curricula and syllabuses for study subjects (Circular 87).

Joint Circular No. 01/2008/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT of September 15, 2008 of different ministries, guiding the implementation of Program 135- stage II (Joint Circular 01).

SUM-UP OF SPENDING LEVELS AS FOLLOWS:

1. SUPPORT FOR AGRICULTURAL EXTENSION ACTIVITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Translation and edition of documents translated from foreign languages into Vietnamese: VND 35.000/page.

b/ Formulation of framework programs and subject curricula:

- Program, curricula compilation: VND 50.000/period.

- Correction, general edition: VND 25.000/period.

- Reading of critical remarks: VND 20,000/period.

c/ Syllabus compilation:

- Syllabus writing: VND 35,000/page.

- Correction, general edition: VND 20.000/page.

- Reading of critical remarks: VND 10,000/ page.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Printing of training documents: Expenditures will be made according to current regulations (according to the Circulars).

3. Renting training halls, classrooms and equipment.

4. Payment of remuneration to lecturers and foreign experts (if any) according to the levels prescribed in Circular No. 51/2008/TT-BTC of June 16, 2008 of the Finance Ministry, guiding the management and use of funds for training of state cadres and civil servants.

5. Support for technical practice instructors: VND 40,000/person/day (Joint Circular 102).

6. Support for drinking water, stationery and documents for poor trainees in the training period must not exceed VND 20.000/person/day (Joint Circular 102).

7. Meal supports for poor trainees in the training period: VND 20.000/person/day (Joint Circular 102).

8. Travel fares. If the training place is 15km or more from trainees’ residence places, travel support will be provided according to the ticket prices of mass transit, but must not exceed VND 200,000/ person/training course (Joint Circular 102).

9. Support for poor trainees in tours to study successful agricultural and fishery extension models in localities (Joint Circular 102):

- Support for round trip fares according to common train or car tickets on study tours.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Support for room rent (in case of overnight stay) must not exceed VND 100,000/person/day.

10. Expenses in support of management of the inspection, evaluation and monitoring of agricultural extension activities in localities and grassroots establishments shall not exceed 5% of the total expense for agricultural extension activities, including 2% for superior agricultural and fishery extension agencies and 3% for units applying the models (Joint Circulars 30 and 50).

11. Expense for class management must not exceed 5% of the estimated value (Circulars 01 and 102).

II. SUPPORT FOR BUILDING AND WIDESPREAD APPLICATION OF NEW PRODUCTION MODELS (Joint Circulars 30 and 50)

1. Strains, principal supplies: The state budget will provide 80% supports for households applying the models (feeds, fertilizers, chemicals, plant protection drugs) if they apply new technical progresses to production.

2. For some models of peculiar nature, the specific support levels will be as follows:

- For hi-tech models: The maximum support levels will be 40% of expenses for strains and technological transfer; 20% of expenses for principal supplies, which, however, must not exceed VND 50 million for a model;

- For models of application of technically modified instruments: The maximum support level will be 30% of the value of the instruments, which, however, must not exceed VND 10 million for a model;

- For models of agricultural mechanization, farm produce preservation and processing and other crafts (excluding the drying kilns of the processing models, the improvement of salt fields of salt models): The maximum support level will be 75% of the principal equipment, which, however, must not exceed VND 125 million/model;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For onshore aquatic product processing and preservation models (excluding factories, workshops), fishery logistical mechanical services: The maximum support level will be 30% of the equipment, but the total support amount must not exceed VND 30 million/model; on islands, the maximum support level will be 50% of the equipment, but the total support amount must not exceed VND50 million/model.

- For agricultural and aquaculture extension models on islands: 100% support for strains, breeds and principal supplies.

3. Support for the purchase of copyrights and new technologies associated to models: The Stale will provide 70% support for copyright purchase (excluding funds for the purchase of workshops, net-houses, glass-houses, technological equipment).

4. The expense for hiring technicians to direct demonstration models will be calculated as equal to the monthly minimum wage for a person in the workdays; the contractual period will be based on the cycle of each crop or each kind of domestic animals, but must not exceed 9 months for a year.

5. Expense for model demonstration, including:

- Training of producers, study tours, review of models, for which the expense must not exceed VND 7 million/model or particularly VND 10 million/model for models requiring high techniques. These include allowances, expenses for training and study tours for producers in each agricultural or fishery extension model, with meal support level of VND 15,000/person/day for trainees being peasants or fishermen.

- Allowances for technical practice instructors: VND 40,000 person/day.

III. SUPPORT FOR PLANT VARIETIES, ANIMAL BREEDS, PRODUCTION SUPPLIES (applicable to poor households): The State will provide 100% support for plant varieties and animal breeds as well as principal supplies, which, however, must not exceed VND 3 million/household (Joint Circular 102).

IV. SUPPORT FOR PROCUREMENT OF MACHINERY, EQUIPMENT, PRODUCTION TOOLS, PRODUCT PROCESSING AND PRESERVATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2 .Machinery support will comply with the Joint Circulars 30 and 50 as stated in Section II.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2009/TT-BNN ngày 06/03/2009 hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.304

DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.255.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!