Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế

Số hiệu: 10/2021/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 22/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2021/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, KINH TẾ-XÃ HỘI

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia (gọi chung là Quy hoạch) và các kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (gọi chung là Kế hoạch) ở các cấp được quy định tại Điều 16, Luật Phòng, chống thiên tai.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch.

Điều 2. Giải thích thuật ngữ

Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch là việc lựa chọn, thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai đã được xác định trong Kế hoạch phòng, chống thiên tai, Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cùng cấp (hoặc các biện pháp phòng, chống thiên tai khác đã được cấp thẩm quyền phê duyệt) để thực hiện cùng với các nội dung trong Quy hoạch và Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 3. Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch

1. Quan điểm lồng ghép:

a) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu để tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh nguy cơ, rủi ro mới ở trước mắt cũng như lâu dài.

b) Lồng ghép hài hòa cả hai nhóm biện pháp công trình và phi công trình cho cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.

c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con người và tự nhiên) và hạn chế sự chồng chéo, lãng phí trong các hoạt động đầu tư, chương trình phát triển.

2. Nguyên tắc lồng ghép:

a) Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

c) Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

d) Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.

Điều 4. Biện pháp phòng, chống thiên tai được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch

1. Các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch gồm: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai; biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.

2. Các biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch do các Bộ, ngành và địa phương chủ động đánh giá, lựa chọn từ Kế hoạch phòng, chống thiên tai cùng cấp, Kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu, các chương trình, đề án, dự án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tại thời điểm xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch mà Kế hoạch phòng, chống thiên tai hoặc tiến độ thực hiện các chương trình, đề án và dự án có liên quan chưa được phê duyệt thì đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để đưa vào lồng ghép.

Chương II

THỰC HIỆN LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

Điều 5. Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch

Việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch và quan điểm, nguyên tắc lồng ghép, biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 3, Điều 4 của Thông tư này.

Điều 6. Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch

1. Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.

2. Lựa chọn các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

3. Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.

4. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 10 của Thông tư này.

Điều 7. Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch

1. Quan điểm, định hướng là cơ sở để đơn vị chủ trì thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch. Quan điểm, định hướng cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, định hướng lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai sử dụng để lồng ghép vào Kế hoạch.

2. Quan điểm, định hướng được thể hiện trong các văn bản sau:

a) Nghị quyết, Quyết định và các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chủ trương, định hướng phát triển ngành, kinh tế - xã hội của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

b) Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Điều 8. Lựa chọn biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch

1. Đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ quan điểm, định hướng xây dựng Kế hoạch, các biện pháp phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 4 của Thông tư này để lựa chọn lồng ghép vào Kế hoạch:

a) Lựa chọn tất cả các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch nếu nguồn lực đảm bảo.

b) Lựa chọn một số biện pháp phòng, chống thiên tai ưu tiên để lồng ghép nếu nguồn lực hạn chế. Cách lựa chọn các biện pháp ưu tiên như sau:

- Đối với biện pháp dạng phi công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch căn cứ vào nội dung, hoạt động cụ thể của từng biện pháp để lựa chọn phù hợp.

- Đối với biện pháp công trình, đơn vị xây dựng Kế hoạch thực hiện lựa chọn theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Đánh giá hiệu quả kinh tế của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình để lồng ghép được thực hiện như sau:

a) Xác định tổng chi phí đầu tư gồm: Chi phí xây dựng; chi phí vận hành và một số chi phí khác (nếu có).

b) Xác định tổng lợi ích trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường: Đơn vị xây dựng Kế hoạch chủ động xây dựng tiêu chí xác định tổng lợi ích cho phù hợp với từng địa phương. Trong đó, cần tập trung vào một số tiêu chí sau: lợi ích bảo vệ các hoạt động kinh tế (sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất công nghiệp, du lịch và thương mại, dịch vụ); lợi ích bảo vệ các loại công trình hạ tầng kỹ thuật; lợi ích bảo vệ nhà cửa, tài sản của người dân và lợi ích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái.

c) Xác định hiệu quả kinh tế: Nếu tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí đầu tư càng nhiều thì biện pháp có hiệu quả kinh tế càng cao.

Tham khảo cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế tại Phụ lục của Thông tư này.

3. Đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân:

Đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân của một biện pháp phòng, chống thiên tai dạng công trình được thực hiện như sau:

a) Ước tính số lượng người không bị chết và mất tích do được bảo vệ bởi các biện pháp phòng, chống thiên tai khi được lồng ghép.

b) Ước tính số lượng người không bị thương tật do được bảo vệ bởi các biện pháp phòng, chống thiên tai khi được lồng ghép.

c) Xác định phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân: Biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép làm giảm số lượng người chết, mất tích, bị thương tật khi xảy ra thiên tai càng nhiều thì biện pháp đó có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân càng rộng.

Tham khảo cách thức đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân tại Phụ lục của Thông tư này.

4. Lựa chọn các biện pháp ưu tiên để lồng ghép vào Kế hoạch:

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế và kết quả đánh giá phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân là căn cứ lựa chọn các biện pháp ưu tiên để lồng ghép. Biện pháp có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân rộng hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn thì được lựa chọn trước; cứ thế tiếp tục lựa chọn đến khi đủ so với nguồn lực thực hiện Kế hoạch.

Việc lựa chọn dựa trên các thứ tự ưu tiên như sau:

a) Biện pháp có phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân rộng hơn thì được ưu tiên lựa chọn trước.

b) Các biện pháp có cùng phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân thì biện pháp nào có hiệu quả kinh tế cao hơn được ưu tiên lựa chọn trước.

c) Các biện pháp có cùng phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân và có cùng hiệu quả kinh tế thì đơn vị xây dựng Kế hoạch xem xét, quyết định dựa trên sự đáp ứng về nguồn lực.

d) Khi xét phạm vi bảo vệ cuộc sống người dân cần đặc biệt ưu tiên đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người nghèo và phụ nữ đơn thân làm chủ hộ và cân nhắc những nhu cầu khác biệt về giới.

Điều 9. Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch

1. Các biện pháp công trình:

Các biện pháp công trình đã được lựa chọn tại Điều 8 của Thông tư này được lồng ghép vào nhiệm vụ thúc đẩy phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và nông thôn trong Kế hoạch và được thể hiện rõ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

2. Các biện pháp phi công trình:

a) Biện pháp xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách.

b) Biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ tuyên truyền tổ chức thực hiện Kế hoạch.

c) Các biện pháp mềm, dựa vào tự nhiên như: Trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển các hạ tầng xanh để phòng chống thiên tai

d) Biện pháp bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cao, lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.

e) Biện pháp điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai để lồng ghép vào nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế và định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

g) Các biện pháp khác, đơn vị xây dựng Kế hoạch xem xét, lựa chọn vị trí lồng ghép phù hợp.

Điều 10. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai Quy hoạch, Kế hoạch

1. Nội dung giám sát, đánh giá:

a) Số lượng biện pháp, số vốn, tỷ lệ vốn của các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch.

b) Mức độ ảnh hưởng, hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai được lồng ghép đến quá trình phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai.

2. Thời gian giám sát, đánh giá kết quả lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo kỳ của Quy hoạch, Kế hoạch.

3. Kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thể hiện trong Báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch. Kết quả nêu rõ những mặt được, hạn chế, nguyên nhân và hướng khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện lồng ghép.

Điều 11. Nguồn vốn thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch

1. Nguồn vốn thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư công; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên taiLuật Đê điều và các quy định khác của pháp luật.

2. Ưu tiên sử dụng vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các biện pháp công trình được lồng ghép.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 06 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định quan điểm, định hướng và nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch khi xây dựng dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, hằng năm và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan đến xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

b) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Thông tư này. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai và thực hiện Thông tư này tại các Bộ, ngành và địa phương.

c) Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch, Kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng hoặc thẩm định.

2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ:

a) Xác định rõ quan điểm, định hướng ưu tiên và vị trí lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai khi xây dựng các văn bản chỉ đạo định hướng phát triển và văn bản hướng dẫn lập, xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Tổ chức thực hiện lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Lựa chọn đơn vị làm đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành thuộc thẩm quyền quản lý. Thông báo thông tin đơn vị được chọn làm đầu mối thực hiện lồng ghép cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế nông nghiệp) để phối hợp thực hiện.

3. Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được giao quản lý, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để tổ chức và, thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch của địa phương.

b) Giao cơ quan ngành Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xác định rõ quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai khi xây dựng các Nghị quyết, Quyết định phát triển ngành, kinh tế - xã hội và các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm của địa phương.

c) Giao cơ quan ngành Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện lồng ghép, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch tại địa phương.

d) Giao cơ quan ngành Tài chính cân đối nguồn vốn để tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để tổ chức, thực hiện các hoạt động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch của địa phương.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế nông nghiệp) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ KHĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ,
Cổng TTĐT Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ KTNN. UH

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

PHỤ LỤC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHẠM VI BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LỒNG GHÉP VÀO KẾ HOẠCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TT

Tên tiêu chí

Biện pháp A

Biện pháp B

……

A

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

I

Tổng chi phí đầu tư (triệu đồng)

1

Chi phí xây dựng

2

Chi phí vận hành

3

Chi phí khác

II

Tổng lợi ích mang lại (triệu đồng)

1

Lợi ích bảo vệ các hoạt động kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất công nghiệp

- Dịch vụ

2

Lợi ích bảo vệ các loại hạ tầng kỹ thuật

3

Lợi ích bảo vệ nhà cửa, nơi ở của người dân

4

Lợi ích khác

III

Hiệu quả kinh tế (= II - I, triệu đồng)

B

ĐÁNH GIÁ PHẠM VI BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN

1

Số lượng người có thể tránh bị chết và mất tích

2

Số người có thể tránh bị thương tật

3

Phạm vi bảo vệ khác

- Chi phí xây dựng: Là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng biện pháp phòng, chống thiên tai (công trình, dự án...) khi lồng ghép. Chi phí này thường gồm các loại nguyên vật liệu, vật tư, tiền thuê nhân công, tiền thuê thiết bị máy móc, lãi phải trả vốn vay.

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 10/2021/TT-BKHDT

Hanoi, December 22, 2021

 

CIRCULAR

GUIDING INTEGRATION OF NATURAL DISASTER PREVENTION WITH SECTOR, SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLANNING AND PLANS

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention dated June 19, 2013; Law on amendment to the Law on Natural Disaster Prevention and the Law on Dikes dated June 17, 2020;

Pursuant to Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to Law on Public Investment dated June 18, 2019;

Pursuant to Decree No. 66/2021/ND-CP dated July 6, 2021 of the Government elaborating on the Law on Natural Disaster Prevention, the Law on Dikes, and the Law on amendments to the Law on Natural Disaster Prevention and the Law on Dikes;

Pursuant to Decree No.86/2017/ND-CP dated July 25, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Planning and Investment;

At request of the Director of Department of Agriculture Economy,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope:

This Circular guides the integration of natural disaster prevention in planning in the national planning system (hereinafter referred to as “Planning”) and sector development plans, socio-economic development plans (hereinafter referred to as “Plan”) of all levels under Article 16 of the Law on Natural Disaster Prevention.

2. Regulated entities:

This Circular applies to agencies, organizations, and individuals engaging in preparation, appraisal, approval, and organization of integration of natural disaster prevention with the Planning and Plan.

Article 2. Term interpretation

“integration of natural disaster prevention in Planning and Plan” means selection and implementation of natural disaster prevention measures identified under Natural disaster prevention plan and Climate change adaptation plan of the same level (or other natural disaster prevention plans approved by competent authority) for implementation together with other contents of the Planning and Plan in order to improve investment effectiveness and promote socio-economic development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Integration principles:

a) Integrate natural disaster prevention with the Planning and Plan shall be implemented in the manner that incorporates multiple objectives in order to increase adaptation to natural disasters, reduce consequences of natural disasters, and not pose any new risk whether in the short-term or the long-term.

b) Integrate both structural and non-structural measures before, during, and after any natural disaster.

c) Integration of natural disaster prevention in the Planning and Plan is implemented in order to improve effectiveness of (financial, human, and natural) resources and restrict any repetition, inefficiency in investment and development programs.

2. Rules of integration:

a) Planning and Plan must contain natural disaster prevention, be integrated and developed depending on local natural disaster characteristics in order to guarantee sustainable development; contribute to sector development, socio-economic development, and adaptation to climate change.

b) Integration of natural disaster prevention is an activity within the development of the Planning and Plan. If approved Planning or Plan does not contain natural disaster prevention, add natural disaster prevention to the Planning and Plan when revising them. Integration methods shall comply with this Circular.

c) Integrated natural disaster prevention must be implemented in a manner that has a focus, order of priority, feasibility, effectiveness, and compatibility with socio-economic conditions of each sector and area. Natural disaster prevention integrated in the Planning and Plan must conform to this Circular.

d) The integration process must take into account and identify the scale of natural disaster risk to development sectors. Assessment and identification of risks and risk remediation solutions shall be proposed for each sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Natural disaster prevention measures integrated in the Planning and Plan consist of: Solutions for preventing, remediating impact of natural disasters on socio-economic development; solutions for reducing negative impact on the environment and raising the rising the risk of natural disasters; solutions for developing infrastructure system in a manner that incorporates natural disaster prevention and control.

2. Natural disaster prevention measures integrated in the Planning and Plan shall be assessed and selected by ministries and central governments from Plans for natural disaster prevention of the same level, Plans for adapting to climate change, relevant programs, topics, and projects approved by the competent authority.

3. If, at the time of developing the Plan or Planning, Plans for natural disaster prevention or implementation progress of relevant programs, schemes, and projects have not been approved, the entities presiding Planning or Plan development shall cooperate with relevant entities in selecting natural disaster prevention measures for integration.

Chapter II

INTEGRATION OF NATURAL DISASTER PREVENTION IN PLANNING AND PLAN

Article 5. Integration of natural disaster in Planning

The integration of natural disaster prevention in Planning shall be implemented in accordance with the Law on Planning, documents guiding implementation of the Law on Planning, and Article 3, Article 4 hereof.

Article 6. Procedures for integrating natural disaster in Plan

1. Develop principles and orientation regarding integration of natural disaster in the Plan in accordance with Article 7 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provide guidelines on integrating natural disaster prevention measures with the Plan in accordance with Article 9 hereof.

4. Supervise and assess results of integrating natural disaster with the Plan in accordance with Article 10 hereof.

Article 7. Development of principles and guidelines on integrating natural disaster prevention in the Plan

1. Principles and guidelines shall serve as the basis for enabling presiding entities to integrate natural disaster prevention in the Plan. Principles and guidelines must be able to clearly define objectives, contents, and guidelines on selecting natural disaster prevention measures for integration with the Plan.

2. Principles and guidelines are specified in the following documents:

a) Resolutions, Decisions, and other legislative documents relating to policies and orientation regarding sector and socio-economic development of the Government, Prime Minister, ministries and central governments.

b) Documents guiding development of medium-term and annual Plans for sector and socio-economic development of the Government, Prime Minister, ministries, and central governments.

Article 8. Selection of natural disaster prevention measures for integration with the Plan

1. Plan development entities shall rely on principles and guidelines on plan development and natural disaster prevention measures under Article 4 hereof to choose natural disaster prevention to be integrated with the Plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Integrate priority natural disaster prevention measures if the resources are limited. Methods of selecting priority measures:

- For non-structural measures, Plan development entities shall rely on specific contents and details of each measure to select.

- For structural measures, Plan development entities shall select in accordance with Clause 2, Clause 3, and Clause 4 hereof.

2. Assess economic effectiveness:

Assess economic effectiveness of a structural measure as follows:

a) Identify total investment consisting of: Construction cost; operation cost, and other costs (if any).

b) Identify total benefits in economic, social, and environmental aspects: Plan development entities shall actively develop criteria for total benefits suitable for each location. In which, prioritize the following criteria: protection of economic activities (agro-forestry-fishery production, industrial production, tourism, commerce, and services); protection of infrastructure facilities; protection of property of the general public and natural resources, ecosystems.

c) Identify economic effectiveness: If total benefits are greater than total investment, the measure yields higher economic effectiveness.

Consult methods of assessing economic effectiveness under the Appendix hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assess the range protection provided for the general public’s lives as follows:

a) Estimate number of people who are not deceased and/or missing thanks to the protection provided by the natural disaster prevention measures which will be integrated.

b) Estimate number of people who are not injured thanks to the protection provided by the natural disaster prevention measures which will be integrated.

c) Identify protection of the general public’s lives: The fewer the number of people deceases, goes missing, or suffers from injuries once the natural disaster prevention measures are integrated, the greater the range of protection provided by that measure.

Consult methods of assessing range of protection provided for the general public's lives under Appendix hereof.

4. Choose priority measures to be integrated with the Plan:

Assessment results of economic effectiveness and range of protection provided for the general public’s lives shall be the basis for selecting priority measures. The measure with the greater range of protection provided for the general public’s lives and higher economic effectiveness shall be prioritized for selection until the resources available for Plan execution are met.

Order of priority when selecting measures:

a) The measure with a greater range of protection provided for the general public’s lives shall be selected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case of a tie between 2 ranges of protection provided for the general public’s lives and a tie between economic effectiveness of 2 or more measures, Plan development entities shall decide based on availability of resources.

d) When considering the range of protection provided for the general public’s lives, pay attention to vulnerable individuals such as children, the elderly, pregnant women, women raising a child under 12 months of age, persons with disability, individuals suffering from severe diseases, poor people, and single household owners who are women, taking into account differences in gender-based demands.

Article 9. Principles of integrating natural disasters with the Plan

1. Structural measures:

Structural measures selected under Article 8 hereof shall be integrated with the plans for promoting society infrastructure, technical infrastructure, urban and rural infrastructure development in the Plan and must be clearly illustrated in the medium-term and annual Public investment plans.

2. Non-structural measures:

a) Measures involving developing policies, strengthening organization, and enhancing natural disaster prevention capacity integrated with the task of completing policies.

b) Measures of raising awareness and knowledge of the community regarding natural disaster integrated with the task of publicizing Plan execution.

c) Soft and nature-based measures such as: Planting, managing, protecting, and developing forest, integrating with agro-forestry-fishery development tasks, and developing green infrastructure for natural disaster prevention

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Measures of adjusting use structure of industrial land, and season structure in order to situate plans and domestic animals suitable for each type of natural disaster and level of natural disasters for integration with task of restructuring the economy and orienting agro-forestry-fishery.

g) Other measures (Plan development entities shall consider and select appropriate integration positions.

Article 10. Supervision and assessment of natural disaster integration results in Planning and Plan

1. Details of supervision and assessment:

a) Number of measures, capital, and capital percentage of natural disaster prevention measures selected for integration with the Planning and Plan.

b) Level of impact, effectiveness of integrated natural disaster prevention measures wit sector development, socio-economic development, and natural disaster prevention.

2. Time for supervising and assess integration results of natural disaster prevention with the Plan shall conform to length of the Planning and Plan.

3. Integration results of natural disaster prevention with the Planning and Plan shall be displayed in Implementation reports of Planning and Plan. The results must mention attained aspects, limitations, causes, and solutions for the limitations.

Article 11. Funding sources for integrating natural resources with the Planning and Plan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Prioritize the use of medium-term and annual public investment capital to execute integrated structural measures.

Chapter III

ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION

Article 12. Entry into force

1. This Circular comes into force from February 10, 2022.

2. This Circular replaces Circular No. 05/2016/TT-BKHDT dated June 6, 2016 of the Ministry of Planning and Investment.

Article 13. Responsibilities for implementation

1. Ministry of Planning and Investment shall:

a) Take charge and cooperate with relevant agencies in identifying principles, orientation, and details of natural disaster prevention that must be integrated with the Planning and Plan when developing draft Decisions, Directives of the Prime Minister and Guidelines of Ministry of Planning and Investment on development of Planning and Plan regarding medium-term and annual socio-economic development, and other guiding documents relating to development of plan and planning for sector development and socio-economic development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Integrate natural disaster prevention with Planning and Plan developed or appraised by the Ministry of Planning and Investment.

2. Ministries and ministerial agencies:

a) Identify principles, priority orientation, and position of integrated natural disaster prevention details when developing documents directing development orientation and documents guiding development of sector Planning and Plan within their management.

b) Organize integration of natural disaster prevention with the Plan and Planning for sector development within their management.

c) Choose entities to act as the contact point taking charge implementing activities relating to integration of natural disaster prevention with the Plan and Planning for sector development within their management. Inform the Ministry of Planning and Investment (Department of Agricultural Economy) about the entities selected as the contact point.

3. The People’s Committees of all levels shall:

a) Allocate funding sources from the state budget under management, mobilize non-state budget to organize and integrate natural disaster prevention with local Plan and Planning.

b) Assign agencies in planning and investment sectors to take charge, cooperate with agencies in agriculture and rural development sectors and relevant agencies in identifying principles and orientation of integration of natural disaster prevention when developing Resolutions and Decisions on sector development, socio-economic development, and documents guiding development of annual and 5-yearly plans for sector development and socio-economic development.

c) Assign agencies in planning and investment sectors to take charge and cooperate with agencies in agriculture and rural development sectors and relevant agencies to integrate, supervise, and assess integration of natural disaster prevention with the Planning and Plan on a local scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Planning and investment (Department of Agricultural Economy) for consideration./.

 

 

MINISTER




Nguyen Chi Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22/12/2021 hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.186

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!