NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/1997/TT-NH11
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 1 năm 1997
|
THÔNG TƯ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 01/1997/TT-NH11 NGÀY 2 THÁNG 1 NĂM
1997 HƯỚNG DẪN "QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG" CỦA NGÀNH NGÂN
HÀNG THEO ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 42/CP
CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 16/7/1996
Ngày 16 tháng 7 năm 1996 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 42/CP về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (sau
đây viết tắt là ĐTQLĐT & XD 42/CP) thay thế Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ. Liên bộ xây dựng,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04 TTLB ngày
10/9/1996 hướng dẫn thi hành Điều lệ 42/CP.
Thực hiện Điều 4 Nghị định và Điều
59 của ĐTQLĐT & XD 42/CP, Ngân hàng Nhà nước Việt nam hướng dẫn thêm một số
điều chủ yếu (ngoài nội dung hướng dẫn tại THông tư liên bộ) để thay thế cho chỉ
thị số 03/CT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 8/6/1992
như sau:
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG ĐIỀU LỆ 42/CP VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
1. Phạm vi áp dụng Điều lệ QLĐT
& XD 42/CP đối với ngành Ngân hàng:
Tất cả các dự án đầu tư và xây dựng
của ngành ngân hàng (bao gồm Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại quốc
doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt nam được thành lập theo Quyết định số
90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ; các công ty, xí nghiệp, trung tâm
Đầu tư và NCKHNN, Trung tâm tin học trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức
tín dụng, các công ty tài chính, các ngân hàng cổ phần (gọi tắt là NH) đều thuộc
đối tượng áp dụng ĐLQLĐT & XD 42/CP ngày 16/7/1996 và các thông tư hướng dẫn
của các Bộ, các ngành có chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên đối với các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng cổ phần, các công ty tài
chính không sử dụng vốn Nhà nước thì Ngân hàng Trung ương chỉ quản lý các dự án
đầu tư và xây dựng về mục tiêu, quy mô phát triển của đơn vị gắn với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và gắn với quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành đã được Thống đốc phê duyệt.
2. Nguồn vốn đầu tư Nhà nước
trong ngành Ngân hàng bao gồm:
- Vốn Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Vốn đầu tư hình thành từ khấu
hao cơ bản, trích lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động của các doanh nghiệp, vốn
đi vay; Ngoài ra nếu được Thống đốc cho phép bằng văn bản thì có thêm các loại
vốn liên doanh, liên kết, các loại vốn khác được tính theo Điều lệ đối với các
doanh nghiệp Ngân hàng quốc doanh mà vốn của doanh nghiệp ngân hàng là chủ yếu.
II. VỀ THẨM
QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀ UỶ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ
NƯỚC
Căn cứ quy định tại điều 7 của
ĐLQLĐT & XD 42/CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thẩm quyền quyết định
đầu tư và uỷ quyền quyết định đầu tư các "Dự án đầu tư và xây dựng" sử
dụng vốn Nhà nước trong hệ thống ngân hàng như sau:
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
là người có thẩm quyền:
a) Xem xét và đề nghị Chính phủ
phê duyệt dự án nhóm A.
b) Quyết định các dự án đầu tư
thuộc nhóm B (từ 7 tỷ đồng trở lên) trong toàn ngành Ngân hàng và trước khi quyết
định nhóm B phải có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Quyết định đầu tư các dự án
thành lập Công ty liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước, mục tiêu kinh
doanh của ngành là chính ở cả dự án nhóm B và nhóm C.
2. Hội đồng quản trị Ngân hàng
thương mại quốc doanh, tổng công ty vàng bạc và đá quý là chủ đầu tư các dự án
đầu tư xây dựng thuộc nhóm A, nhóm B (từ 7 tỷ đồng trở lên) và được quyền quyết
định các dự án nhóm C bằng nguồn vốn tự có của hệ thống mình. Ngân hàng thương
mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý trên địa bàn là chủ đầu tư quản lý
trực tiếp dự án đầu tư nhóm C được cấp có thẩm quyền cấp phát vốn; xem xét và đề
nghị phê duyệt dự án nhóm A, B.
3. Cục trưởng Cục quản trị tham
mưu cho Thống đốc xem xét đề nghị Chính phủ phê duyệt dự án nhóm A và trình Thống
đốc phê duyệt dự án nhóm B và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền quyết
định các dự án nhóm C (dưới 7 tỷ đồng) của hệ thống Ngân hàng Nhà nước (trong
đó bao gồm cả các công ty, xí nghiệp, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học
ngân hàng Nhà nước, trung tâm tin học... trực thuộc). Riêng các dự án nhóm C của
Ngân hàng Nhà nước xây dựng tại Ngân hàng Trung ương (gồm 49 Lý Thái Tổ, 17 Bến
Chương Dương) do Thống đốc phê duyệt.
4. Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố và các đơn vị trực thuộc là chủ đầu tư các dự án bằng nguồn vốn tự có
và ngân sách được Ngân hàng trung ương cấp; Cục trưởng Cục quản trị, Vụ trưởng
Văn phòng Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là chủ đầu tư các công
trình tại Ngân hàng Trung ương.
III. VỀ THẨM
ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ TỔNG DỰ TOÁN
Việc thẩm định, phê duyệt thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán theo điều 27 của ĐLQLĐT & XD 42/CP trong ngành
Ngân hàng được thực hiện như sau:
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình dự án
thuộc nhóm A và nhóm B trong toàn ngành ngân hàng sau khi đã được cơ quan
chuyên môn thẩm định về thiết kế kỹ thuật và Bộ Xây dựng thẩm định tổng dự toán
đối với dự án nhóm A (Sử dụng bộ máy tham mưu đủ năng lực của ngành hoặc có thể
thuê đơn vị tư vấn nếu cần thiết đối với nhóm B). Cục quản trị là đơn vị tham
mưu cho Thống đốc trong công tác quản lý xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng.
2. Hội đồng quản trị các Ngân
hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý có thẩm quyền phê duyệt
thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và thiết kế bản vẽ thi công + dự toán chi tiết
(nếu công trình thiết kế 2 bước) các công trình dự án nhóm C (dưới 7 tỷ đồng)
cho các đơn vị cơ sở trực thuộc.
3. Cục trưởng Cục quản trị được
Thống đốc uỷ quyền phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công + dự toán chi tiết các
công trình dự án nhóm C trở xuống sau khi đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
cho phép về chủ trương đối với các dự án đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, các công ty xí nghiệp, trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân
hàng, Trung tâm tin học thuộc Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân Trung
ương... Riêng các công trình thuộc dự án nhóm C xây dựng tại Ngân hàng trung
ương (gồm 49 Lý Thái Tổ, 17 Bến Chương Dương) do Thống đốc phê duyệt thiết kế +
dự toán.
IV. VỀ ĐẤU THẦU
VÀ CHỈ ĐỊNH THẦU:
Việc đấu thầu và chỉ định thầu
theo Điều 30 của ĐLQLĐT & XD 42/CP và Điều 43 thuộc chương VI Quy chế đấu
thầu của Chính phủ ban hành ngày 16/7/1996 tại Nghị định số 43/CP được thực hiện
trong ngành ngân hàng như sau:
1. Nguyên tắc chung:
Đối với các dự án đầu tư sử dụng
vốn nhà nước (bao gồm các nguồn vốn quy định tại phần I, điểm 2 của Thông tư
này) Chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu của Nhà nước, trừ
các dự án sau đây thực hiện theo chỉ định thầu:
a) Dự án có tính chất bí mật quốc
gia: Các hạng mục công trình thuộc nhà máy in tiền quốc gia, kho tiền của Nhà
nước, Trung tâm dữ liệu tin học Ngân hàng.
b) Dự án có giá trị nhỏ dưới 500
triệu đồng.
2. Xét duyệt kết quả đấu thầu:
a) Đối với dự án thuộc nhóm B:
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở đề nghị của
chủ đầu tư đối với công trình dự án nhóm B (từ 7 tỷ đồng trở lên) các gói thầu:
tuyển chọn tư vấn giá trị từ 500 triệu đến 10 tỷ đồng; các gói thầu mua sắm vật
tư thiết bị hoặc xây lắp có giá trị từ 10 tỷ đến 50 tỷ, các gói thầu lớn hơn
giá trị tối đa nói trên phải được Thủ tướng Chính phủ thông qua trước khi phê
duyệt kết quả đầu thầu:
Hội đồng quản trị các Ngân hàng
thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý được Thống đốc uỷ quyền phê
duyệt kết quả các gói thầu tuyển chọn tư vấn dưới 500 triệu đồng; các gói thầu
mua sắm vật tư thiết bị hoặc xây lắp có giá trị dưới 10 tỷ đồng trở xuống (đối
với dự án nhóm B).
Các dự án liên doanh và hợp tác
kinh doanh thì Hội đồng quản trị các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công
ty vàng bạc đá quý quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở thoả thuận của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cục trưởng Cục quản trị được Thống
đốc uỷ quyền phê duyệt kết quả các gói thầu: tuyển chọn tư vấn dưới 500 triệu đồng,
các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị hoặc xây lắp có trị giá dưới 10 tỷ đồng trở
xuống thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước (đối với dự án nhóm B).
b. Đối với dự án thuộc nhóm C:
(theo điều lệ QLĐT & XD 42/CP): người có thẩm quyền quyết định đầu tư và được
uỷ quyền quyết định đầu tư (như quy định tại phần I gồm mục 1, 2, 3 của Thông
tư này) được phê duyệt kết quả lựa chọn tất cả các gói thầu của dự án.
V. VỀ THẨM
TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN
Việc thẩm tra và phê duyệt quyết
toán được thực hiện theo Điều 36 và Điều 37 của ĐLQLĐT & XD 42/CP như sau:
Trước khi phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư đối với dự án hoàn thành của hệ thống ngân hàng phải tiến hành thẩm tra.
Đối với dự án nhóm B, C; do bộ phận có chức năng quản lý xây dựng cơ bản của từng
hệ thống chủ trì bàn với các đơn vị liên quan thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản
trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư dư án hoàn thành.
Cụ thể:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B của toàn ngành sau khi đã có ý kiến thẩm
tra của bộ phận có chức năng quản lý xây dựng cơ bản Ngân hàng Nhà nước trên cơ
sở kết quả kiểm toán quyết toán công trình.
- Hội đồng quản trị Ngân hàng
thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý phê duyệt quyết toán các dự
án nhóm C sau khi có ý kiến thẩm tra của bộ phận có chức năng quản lý xây dựng
cơ bản của hệ thống mình, (hoặc thuê kiểm toán quyết toán đối với những công
trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp).
- Cục trưởng Cục quản trị được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm C thuộc
hệ thống Ngân hàng Nhà nước sau khi có ý kiến thẩm tra của bộ phận có chức năng
quản lý xây dựng cơ bản (hoặc thuê kiểm toán quyết toán đối với những công
trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp).
VI. VỀ TRÁCH
NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG TOÀN NGÀNH:
Trách nhiệm thực hiện quản lý
Nhà nước của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản toàn ngành ngân hàng được thực hiện
theo Điều 6 ĐLQLĐT & XD như sau:
1. Hàng năm các chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước, các đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước có nhu cầu xây
dựng cơ bản phải lập tờ trình xin chủ trương xây dựng và lập kế hoạch vốn đầu
tư xây dựng cơ bản gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương trước ngày 15/10 hàng
năm cho kế hoạch năm sau. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty
vàng bạc đá quý lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đăng ký xây dựng và sử dụng
vốn hàng năm của cả hệ thống gửi Ngân hàng Nhà nước tập hợp xem xét theo thời
gian trên.
Cục quản trị Ngân hàng Nhà nước
có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản chung của toàn ngành
(có phân chia từng hệ thống) để trình Thống đốc xét duyệt danh mục công trình,
tổng mức vốn đầu tư cho từng công trình nhóm B của toàn hệ thống Ngân hàng (bao
gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý và Ngân
hàng Nhà nước). Sau khi được Thống đốc phê duyệt kế hoạch, Cục quản trị tập hợp
hồ sơ các dự án nhóm B trình Thống đốc xem xét về quy hoạch phát triển và nội
dung kinh tế kỹ thuật của từng dự án. Sau đó xin ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về kế hoạch đầu tư để làm cơ sở phê duyệt dự án.
Các đơn vị chỉ được thực hiện
xây dựng công trình khi đã có danh mục được Thống đốc phê duyệt trong kế hoạch
hàng năm. Trường hợp có yêu cầu mới hoặc thay đổi phải có văn bản báo cáo Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước xin duyệt điều chỉnh và được chấp nhận mới được thực hiện.
2. Tất cả các công trình xây dựng
cơ bản không phân biệt nguồn vốn, hình thức đầu tư cũng như quy định thẩm quyền
phê duyệt đầu tư, các đơn vị xin xây dựng phải lập dự án đầu tư. Riêng dự án
nhóm B của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý
trước khi trình Thống đốc phê duyệt phải có ý kiến tham gia của Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước tỉnh trên địa bàn. Dự án nhóm C (có mức vốn từ 2 tỷ đồng trở lên)
của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý trên địa
bàn phải báo cáo kế hoạch để Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh tham gia ý kiến về
quy mô phát triển và nội dung dự án theo chủ trương quy hoạch của ngành.
3. Ngân hàng Nhà nước quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án do Ngân hàng Nhà nước cấp. Các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn tự có của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng
công ty vàng bạc đá quý do Hội đồng quản trị của Ngân hàng quản lý và cấp vốn.
4. Cục quản trị thừa lệnh Thống
đốc có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư thuộc hệ thống
Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng quản trị các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng
công ty vàng bạc đá quý Việt Nam thực hiện đúng Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
số 42/CP của Chính phủ đã ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1996.
5. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài
chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và hướng
dẫn, kiểm tra, quản lý, theo dõi các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy
định của Nhà nước và của ngành đối với các công trình thuộc Ngân hàng Nhà nước
quản lý.
6. Vụ tổng kiểm soát Ngân hàng
Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về xây
dựng cơ bản của Nhà nước và của ngành đối với các công trình Ngân hàng Nhà nước
cấp vốn quản lý.
7. Tổng kiểm soát các Ngân hàng
thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý có trách nhiệm thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát các công trình thuộc hệ thống mình thực hiện các chế độ quy
định về xây dựng cơ bản của Nhà nước và của ngành.
8. Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà
nước có trách nhiệm thanh tra các công trình xây dựng cơ bản trong toàn ngành
xét thấy có dấu hiệu lợi dụng, tham ô, vi phạm Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
9. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Những văn bản của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trước đây trái với
Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Ngân hàng
Nhà nước Trung ương để nghiên cứu giải quyết.