Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1214/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nghiêm Xuân Cường
Ngày ban hành: 23/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1214/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 23 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật T chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược hợp tác đu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024;

Căn cứ các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh: số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 về phát triển cảng bin và dịch vụ cảng bin trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; s 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 về phát triển nhanh, bn vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;

Căn cứ Quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024;

Căn cứ Văn bản s 10610/BKHĐT-ĐTNN ngày 15/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024.

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo s 1032/BC-KHĐT ngày 14/3/2024 và ý kiến thng nhất của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- UB MTTQ t
nh và các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh (p/hợp);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh (t/hiện);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (t/hiện);
- VP Tỉnh ủy, VP HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo và phòng chuyên viên NCTH VP
UBND tnh;
- Lưu: VT, XD5.16

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nghiêm Xuân Cường

CHƯƠNG TRÌNH

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU

1. Quan điểm chỉ đạo

Tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo và định hướng của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Thông báo của Tỉnh ủy và các chỉ đạo có liên quan của Trung ương, của tỉnh[1] về công tác phòng, chng dịch Covid-19; theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ly chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết ni chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đa phương hoá, đa dạng hóa đối tác, hình thức đu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết ni hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững.”; Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch 377-KH/TU ngày 16/01/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW “Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng và hiệu quả theo hưng sử dụng công nghệ sạch, giảm diện tích đất sử dụng, tăng sản phẩm hàm lượng công nghệ cao trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí trí địa lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của địa phương”. Đồng thời theo quan điểm phát triển của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025: “Phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, Huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên".

Bám sát các chương trình hành động của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế s, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Chỉ thị s 12/CT-TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 600/QĐ-BKHĐT ngày 07/4/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động và tích hợp tăng trưởng xanh vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 20-NQ-TU ngày 27/11/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, cụ thể:

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư đổi mới, đa dạng hóa các nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhất quán quan điểm trong thu hút đầu tư của Tỉnh theo phương hướng nhiệm vụ năm 2024, trong đó xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và chủ đề năm 2024 là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh.

- Đa dạng hóa đi tác, hình thức đầu tư; ưu tiên các dự án đầu tư nước ngoài có liên kết với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nn kinh tế.

- Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bi cảnh thế giới và khu vực; ưu tiên việc kết ni chui sản xuất và cung ứng toàn cu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến, tăng cường các ứng dụng công nghệ số trong công tác đầu tư và quản lý nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư.

2. Định hướng

Các hoạt động xúc tiến đầu tư phải gắn với quá trình xây dựng và trở thành công cụ hiệu quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước. Một số định hướng cụ thể như sau:

- Tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề, kết nối lao động, quy trình đầu tư nhanh chóng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu (trong nhóm Forbes 500), có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên kết quốc gia đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, nhất là những khu công nghiệp có kết cấu hạ tầng đồng bộ như Đông Mai, Sông Khoai, Bắc Tiền Phong... Tích cực đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp đi vào hoạt động sớm nhất, bổ sung năng lực tăng thêm, tăng năng suất, sản lượng.

Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ tối đa các khó khăn, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn về huy động, sử dụng nguồn lực đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, chuyển đổi hộ cá nhân thành doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

- Tập trung xúc tiến đầu tư vào các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới (các nhà đầu tư động lực) có khả năng kéo theo nhiều doanh nghiệp sản xuất vệ tinh, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu; các nhà đầu tư có thương hiệu, có năng lực tài chính và trình độ, kinh nghiệm quản lý, có khả năng liên kết và tác động tích cực đến các doanh nghiệp của địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Thị trường ưu tiên thu hút đầu tư: Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống, các quốc gia có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng, là thành viên tham gia các hiệp định FTA đa phương với Việt Nam (CPTPP, RCEP, EVFTA...) như Hoa Kỳ, Singapore, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Châu Âu...

- Các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thu hút: Các ngành công nghiệp ưu tiên, mới, công nghiệp xanh, công nghệ cao: công nghiệp thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử viễn thông; sản phẩm số, ô tô, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp môi trường, công nghiệp thời trang...; Phát triển công nghiệp phụ trợ, phục vụ công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo; Đầu tư phát triển hạ tầng KCN (ưu tiên phát triển các loại hình KCN hỗ trợ, KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN công nghệ cao, KCN - đô thị - dịch vụ), khu đô thị, hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển; Du lịch, dịch vụ, tài chính, thương mại...

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án vào các địa bàn trọng điểm: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn, Móng Cái... Tập trung đầu tư và phát triển hạ tầng k thuật, hạ tầng xã hội của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ, hiện đại để đảm bảo đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ cấp; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp để tạo quỹ đất sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư.

3. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, toàn diện; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững đà phát tăng trưởng bền vững hai con số. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; phát triển đô thị bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đi khí hậu và nước bin dâng. Bảo đảm vng chắc quốc phòng an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đi ngoại.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Nâng cao cht lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cp tỉnh và phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo:

+ Cải cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả thủ tục hành chính ở tất cả các cấp. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Tỉnh theo hướng sử dụng các nền tảng dùng chung đ tiết kiệm chi phí, thời gian, tập trung đẩy mạnh việc cung ứng và giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất - mức độ 4, hoàn thành xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kho tài nguyên số, nền tảng dữ liệu mở, có khả năng chia sẻ và tích hợp đồng bộ, liên thông, hiện đại, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin. Phấn đấu trong giai đoạn 2020- 2025 có ít nhất 10.000 doanh nghiệp thành lập mới.

+ Xây dựng, triển khai có hiệu quả các Đề án về “Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030”; “Chuyển đổi s toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; “Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu của Tnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

+ Tiếp tục rà soát đưa các thủ tục hành chính phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và cơ chế giám sát bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc “5 tại ch” trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp; cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

+ Hoàn thành quá trình chuyển đi số vững chắc, đảm bảo liên thông, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất, an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, trọng tâm là hoàn thành đề án chính quyền điện tử, thực hiện lộ trình xây dựng chính quyền số, thành ph thông minh. Hoàn thiện hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công các cấp kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Quy trình hóa việc giải quyết công việc các cơ quan hành chính các cấp theo tiêu chuẩn ISO; cắt giảm tối đa giao dịch, hội hp trực tiếp; thúc đẩy toàn diện việc xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng hướng tới các cơ quan nhà nước “không giấy tờ”. Quản lý, khai thác vận hành hiệu quả Trung tâm điều hành thành phố thông minh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của toàn tỉnh.

- Chuẩn bị mặt bằng sạch, b trí quỹ đất, đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp hoàn thiện và đồng bộ: Đẩy mạnh việc giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho các Chủ đầu tư hạ tầng KCN, chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới để phát triển quỹ đất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; Yêu cầu các Chủ đầu tư Hạ tầng KCN nhanh chóng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ đối với phần diện tích đất đã được tỉnh giao, không có tâm lý chờ đợi có nhà đầu tư mới làm hạ tầng. Đối với phần diện tích đất ngoài KCN, KKT, các địa phương cần bố trí kinh phí, đẩy mạnh công tác GPMB tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư đối với các dự án nằm trong danh mục các dự án thu hút đầu tư của Tỉnh.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng Top đầu cả nước, dần đi vào thực chất và hiệu quả; Hỗ trợ, đồng hành, tháo g khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, kinh doanh, sinh sống tại tỉnh Quảng Ninh thông qua các Tổ công tác của Tỉnh: về triển khai thủ tục hành chính, hỗ trợ về tuyển dụng và đào tạo lao động; hỗ trợ thủ tục Visa và chính sách thuế...

+ Đẩy mạnh việc tổ chức gặp mặt, đi thoại với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (đặc biệt là tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bng, đơn giá thuê đất, thủ tục đất đai, thủ tục chuyn đi đất lúa, đất rừng, nhu cầu về vật liệu san lấp, nhu cầu sử dụng điện, nước, xử lý nước thải, kết ni hạ tầng dự án, thủ tục liên quan đến phòng cháy, cha cháy.

- Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nhanh chóng tăng quy mô, nâng cao chất lượng dân s, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Tỉnh:

+ Triển khai có hiệu quả Đề án Phát triển giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển khoa học, công nghệ và đi mới sáng tạo đến năm 2023.

+ Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thúc đẩy phát triển giáo dục thông minh, sản xuất thông minh, quản lý thông minh, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, đô thị xanh, đào tạo công dân thông minh. Thực hiện chuyển đổi s toàn diện trong quản trị công, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số; đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử, quản lý thuế và các dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số. Xây dựng cơ chế chính sách, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp s, vườn ươm sáng tạo.

II. MỤC TIÊU THU HÚT

Phấn đấu tổng vn thu hút đầu tư ngoài ngân sách cả năm 2024 (bao gồm FDI) tăng ít nhất 10% so với cùng kỳ, cụ thể:

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt ít nhất 03 tỷ USD;

- Thu hút đầu tư trong nước ngoài ngân sách đạt trên 55 nghìn tỷ đồng.

III. CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2024

1. Phương hướng, nhiệm vụ, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng đối tác đầu tư

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tỉnh Quảng Ninh đang đứng trước nhng thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, nhng khó khăn, thách thức dự báo có thể nhiều hơn. Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã xác định chủ đề năm 2024: Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà đã được Tỉnh Ủy ban hành tại Nghị quyết số 20-NQ-TU ngày 27/11/2023 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo về định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ, Kế hoạch số 377-KH/TU ngày 16/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/3/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 377-KH/TU ngày 16/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài năm 2021-2030; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới; đồng thời, kịp thời nắm bắt thông tin về xu thế dịch chuyn của dòng vốn đầu tư FDI, xu thế tái cấu trúc và định hình các chuỗi cung ứng, chui giá trị toàn cầu, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ... để chủ động đề xuất các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn FDI phù hợp với tình hình và định hướng kêu gọi đầu tư vào Tỉnh.

Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030”; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 09/5/2019 của Tỉnh ủy và các kết luận, thông báo, văn bản có liên quan về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh” gắn với trách nhiệm người đứng đầu; Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tỉnh báo cáo Trung ương xem xét, phê duyệt các Đề án, quy hoạch, chính sách có tác động thúc đẩy hiệu quả công tác thu hút đầu tư vào địa bàn các KCN, KKT: Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án điều chỉnh ranh giới và Quy hoạch chung xây dựng KKT ven biển Quảng Yên, Đề án xây dựng cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho KKT Vân Đn; ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án xây dựng, phát triển nhanh, bền vững các KKT, KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040...

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), bối cảnh quốc tế năm 2024 dự kiến sẽ còn nhiều thách thức. Sau đợt suy thoái toàn cầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc hơn nữa vào năm 2024. WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm 2023, trước khi phục hồi về mức 5,5% trong năm 2024 và 6% trong năm 2025. Đây là những dự báo có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới còn ảnh hưởng tác động của các cuộc xung đột về chính trị, giá năng lượng, căng thẳng tài chính tại một số nước (Nga - Ukraina, một số nước Trung Đông). Tuy nhiên, WB cũng khẳng định: Giai đoạn cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam phát đi tín hiệu phục hồi rõ rệt. Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi ba yếu tố chính. “Thứ nhất, nhu cầu bên ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam dần phục hồi; Thứ hai, các cơ quan chức năng đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc thúc đy giải ngân đầu tư công, với con s tăng đáng k so với năm 2022; Thứ ba, bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục hồi tốt.

Dự kiến năm 2024, sẽ mang lại cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia; dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tỉnh Quảng Ninh xác định trong quá trình thu hút đầu tư chú trọng công tác lựa chọn các nhà đầu tư có thương hiệu, có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên quốc gia đầu tư nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn vào các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đặc biệt, xác định vai trò quan trọng của nguồn vn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Quảng Ninh chú trọng thu hút các dự án “FDI thế hệ mới”; bên cạnh các đối tác đầu tư truyền thống (như Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc)... và các quốc gia châu Âu.

(Các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2024 được th hiện tại Phụ lục 1 gửi kèm).

2. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan XTĐT trên toàn quốc, các đại s quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam như JETRO, JCCI, KCCI, KOTRA, KORCHAM, AMCHAM, EUROCHAM; trao đổi, chia sẻ cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư đang có ý định tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam để tỉnh chủ động tiếp cận, đồng thời cung cấp thông tin về định hướng các lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh Quảng Ninh đang ưu tiên thu hút đ các tổ chức nêu trên hỗ trợ tỉnh trong việc quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư.

Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động nghiên cứu thị trường, tiếp cận các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nước ngoài lớn có khả năng kéo theo nhiều doanh nghiệp sản xuất vệ tinh, tạo thành chuỗi giá trị toàn cầu; các nhà đầu tư có uy tín, thương hiệu, có năng lực tài chính và trình độ, kinh nghiệm quản lý, có khả năng liên kết và tác động tích cực đến các doanh nghiệp địa phương.

Tích cực tham gia các sự kiện, chương trình, hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, kết nối đầu tư trong và ngoài nước, các địa phương nhằm giới thiệu, truyền tải các thông tin về tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh đến các Nhà đầu tư.

3. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư

Tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu của Tỉnh là phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) đứng đầu trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, là địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bền vững cho nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp.

Hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và trình phê duyệt thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư. Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án tại Tỉnh, nhất là các dự án trọng điểm, các dự án của nhà đầu tư chiến lược.

Duy trì định kỳ tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp trong Tỉnh để tiếp nhận, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết tận cùng các khó khăn vướng mắc.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm cải cách thủ tục hành chính, trong đó tiếp tục cắt giảm những TTHC không cần thiết và giảm tối đa thời gian giải quyết các TTHC; tiếp tục rà soát, nâng cao số lượng TTHC đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Chỉ đạo các Công ty đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng đẩy nhanh việc đầu tư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đảm bảo đủ điều kiện sẵn sàng về hạ tầng cho các nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư.

4. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác XTĐT vào Tỉnh gồm: Thông tin về quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng; thông tin về quỹ đất và điều kiện cơ sở hạ tầng; cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; các dự án đang hoạt động trên địa bàn; dữ liệu về nguồn lao động, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, năng lượng, điện, cấp nước, hệ thống cảng, chi phí liên quan đến cảng, kho bãi...).

Thường xuyên cập nhật dữ liệu thông tin trên phần mềm “Quản lý các dự án có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để quản lý, theo dõi, đng thời phục vụ công tác rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Duy trì thường xuyên việc cập nhật các tin tức, sự kiện chính trị, kinh tế nổi bật trong và ngoài tỉnh, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để các doanh nghiệp, nhà đu tư cập nhật, tra cứu thông tin trên Website và trang Fanpage.

5. Xây dựng danh mục thu hút đầu tư

Hàng năm, các đơn vị tổ chức rà soát, đề xuất UBND tỉnh về Danh mục các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh (bao gồm các dự án trong và ngoài KCN, KKT), cụ thể: Năm 2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục dự án thu hút đầu tư tỉnh Quảng Ninh, định hướng đến năm 2025. Năm 2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 09/3/2023 về việc ban hành chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh kèm theo phụ lục các dự án kêu gọi đầu tư và cụ thể nêu rõ tình trạng, hồ sơ thủ tục để nhà đầu tư nm bắt thông tin để lựa chọn đầu tư.

Các cơ quan, ban, ngành và địa phương rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin các dự án tại danh mục dự án đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 595/QĐ-UBND ngày 09/3/2023, chuyển tiếp, bổ sung các dự án mới đề xuất kêu gọi nhà đầu tư trong năm 2024.

6. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động XTĐT

Thường xuyên rà soát cập nhật, bổ sung nội dung và đi mới hình thức truyền tải thông tin của Bộ tài liệu XTĐT về Tỉnh bằng các ngôn ng thông dụng.

Bộ Tài liệu xúc tiến đầu tư của tỉnh hiện nay được Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư xây dựng, trong đó cung cấp nhiều thông tin, nội dung hữu ích cho các nhà đầu tư và thường xuyên được cập nhật, hình thức hiện đại bng 05 ngôn ngữ (Việt, Anh, Trung, Hàn, Nhật).

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Bộ tài liệu xúc tiến đầu tư cung cấp tới các nhà đầu tư thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư trong KCN, KKT...

7. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về công tác XTĐT

Các cán bộ của tỉnh làm công tác đối ngoại, công tác xúc tiến đầu tư được tạo điều kiện để tham gia các khóa học về quan hệ quốc tế và đối ngoại để trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ phục vụ công tác.

8. Hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT

Chủ động triển khai các hoạt động tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng để truyền tải tới nhà đầu tư một cách đầy đủ và kịp thời nhất những thông tin về tiềm năng lợi thế, chính sách ưu đãi, định hướng phát triển và cơ hội đầu tư tại Tỉnh.

Tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm, hội thảo chuyên đề về thị trường (Quảng Ninh - Hokkaido, Nhật Bản), sản phẩm (Lễ hội Hokkaido tại Hạ Long năm 2023), giới thiệu sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp thương mại, du lịch, đầu tư, văn hóa nhằm giới thiệu các sản phẩm của tỉnh với những đối tác trong và ngoài nước; cung cấp thông tin tới các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh để tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo...về công nghiệp thương mại do các đơn vị khác trong và ngoài nước tổ chức; triển khai các chính sách của Nhà nước, của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài, cung cấp thông tin...

Xây dựng quan hệ phối hợp công tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan XTĐT trên toàn quốc, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam để được hỗ trợ trong hoạt động quảng bá, mời gọi đầu tư vào Tỉnh.

Từ ngày 16 đến 23/01/2024, Quảng Ninh tham gia đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân thăm chính thức Hungary, Romania và dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 54 diễn ra từ ngày 15-19/1/2024 với chủ đề "Tái thiết lòng tin" với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu.

Trong công tác đối ngoại Đảng, Quảng Ninh chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác thiết thực, đi vào chiều sâu với các cấp ủy đảng của các địa phương, như: Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam (Trung Quốc); Hủa Phăn, Luông Pha Băng, Xay Nhạ Bu Ly (Lào). Tỉnh đã duy trì có hiệu quả cơ chế Gặp g đầu xuân giữa các Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2023, Tỉnh ủy, Khu ủy các bên đã ký kết 2 thỏa thuận hợp tác làm nền tảng định hướng cho quan hệ hợp tác giữa các cấp, ngành của 4 địa phương biên giới Việt Nam nói chung, giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây nói riêng. Hiện nay, Quảng Ninh tích cực phối hợp với các địa phương: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang tham gia ý kiến hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 giữa Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Đảng Cộng sản Việt Nam) và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Đảng Cộng sản Trung Quốc) về làm phong phú hơn nữa nội hàm quan hệ đi tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức hội đàm và ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Shiga (Nhật Bản) trong lĩnh vực kinh tế và môi trường; phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc và tỉnh Karlovy Vary (Cộng hoà Séc) để tái khởi động các hoạt động hợp tác theo thỏa thuận đã ký kết bị đình trệ do dịch Covid-19. Tích cực kết nối để tiến tới xây dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với thành phố Ramanicu Valacea (Rumani); kết nối du lịch với tỉnh Tottori (Nhật Bản), Gangwon (Hàn Quốc), Siêm Riệp (Camphuchia)... Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đi tác khác trong khu vực Asean, châu Âu, châu Mỹ...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Yêu cầu quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo được triển khai thực chất, tránh hình thức, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, thường xuyên rà soát, đánh giá định kỳ về hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư liên vùng, lồng ghép với các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch, bám sát sự chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của các cơ quan Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh và định hướng xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-2025 trong việc triển khai các nội dung chương trình xúc tiến đầu tư:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương

Căn cứ danh mục các dự án thu hút đầu tư tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 và Danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư đến trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt ban hành kèm theo chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh:

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ theo ngành chủ động triển khai thực hiện theo lĩnh vực được phân công của từng cơ quan, đơn vị nhm nâng cao vai trò của đơn vị trong công tác XTĐT; Ưu tiên dành nguồn lực nghiên cứu, sn sàng cung cấp thông tin dự án thu hút đầu tư theo lĩnh vực ngành đảm bảo đầy đủ thông tin; phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong trao đổi cung cấp thông tin, khảo sát thực địa và tiếp đón các nhà đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc triển khai các nhiệm vụ được giao trong nội dung Chương trình XTĐT; thường xuyên tiếp cận, liên hệ, làm việc với đầu mối doanh nghiệp để cập nhật, theo dõi, nắm tình hình triển khai dự án để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời.

- Người đứng đầu các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, giao đơn vị đu mối chịu trách nhiệm xác định dự án thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm tại địa phương: cung cấp thông tin chi tiết về hiện trạng đất đai, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bng, giá đất cho thuê, hạ tầng đồng bộ (điện, nước, hạ tầng giao thông vận tải, viễn thông, logistic...) của danh mục dự án ưu tiên thu hút tới Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn; rà soát phát hiện các vấn đề bất cập và đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến quản lý xúc tiến thu hút đầu tư; phát huy hiệu quả các kênh tiếp nhận thông tin nhà đầu tư; trao đổi cung cấp thông tin, khảo sát thực địa và tiếp đón các nhà đầu tư. Thường xuyên đôn đốc, tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đơn vị trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ giao trong Chương trình XTĐT.

- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hàng quý rà soát và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện, các vướng mắc khó khăn, giải pháp trong quá trình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, rà soát các quy định về chi ngân sách đối với các nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở tỉnh (ngoài các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do Trung ương ban hành) gửi về cơ quan đầu mi Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh; báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Đề xuất các nội dung, chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể, trong đó: nêu rõ kinh phí cho từng hoạt động cụ thể bên cạnh nguồn ngân sách b trí thực hiện đề xuất cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa; tên các quốc gia dự kiến đi xúc tiến đầu tư, kể các mục đích chuyến đi hay địa bàn trong tỉnh cần kêu gọi đầu tư.

- Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chủ động, tích cực triển khai đầy đủ, hiệu quả thu hút các dự án đầu tư đạt mục tiêu năm 2024 theo phân công tại bảng Phụ lục 1. Căn cứ thành tích, kết quả đạt được trong công tác thu hút đầu tư tại các địa phương và lĩnh vực ngành sẽ là cơ sở để UBND tỉnh có hình thức khen thưởng hoặc kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị.

- Đẩy nhanh xử lý các thủ tục về đầu tư kinh doanh, giải quyết thủ tục tại các trung tâm dịch vụ hành chính công điện tử cho các nhà đầu tư; rà soát, chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng, đất đai, hạ tầng, lao động, năng lượng... để sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư dịch chuyển, tái định vị sản xuất.

- Căn cứ danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt ban hành kèm theo Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, Quyết định số 3151/QĐ-UBND ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh, các đơn vị thường xuyên rà soát, cập nhật, đề xuất bổ sung các dự án khả thi kêu gọi xúc tiến đầu tư năm 2024, trong đó ghi rõ các nội dung vướng mắc về thủ tục, thẩm quyền và đề xuất giải pháp phục vụ cho công tác đón tiếp, trao đổi thông tin tới nhà đầu tư.

- Chủ động bố trí kinh phí ngân sách của địa phương thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư theo phân cấp.

2. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA)

- Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai toàn diện các nội dung Chương trình Xúc tiến đầu tư đảm bảo tiến độ và chất lượng tham mưu. tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai, thực hiện và đề xuất điều chỉnh nội dung Chương trình phù hợp với tình hình thực tiễn; tổng hợp đề xuất dự toán kinh phí phát sinh năm 2024 (nếu có) gửi Sở Tài chính rà soát, tham mưu và báo cáo cấp có thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực lớn đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm đảm bảo mục tiêu chương trình xúc tiến năm 2024: thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt ít nhất 0,5 tỷ USD và vn ngoài ngân sách trong nước ít nhất là 6,5 nghìn tỷ đồng.

- Rà soát, lập danh sách các dự án có khả năng thu hút được nhà đầu tư, các nhà đầu tư có tiềm năng đang quan tâm nghiên cứu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh; năm 2024, bao gồm những dự án lớn, nhà đầu tư lớn, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và đảm bảo tính khả thi trong thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó triển khai công tác đồng hành, hỗ trợ, tháo g khó khăn vướng mắc, xúc tiến đầu tư đối với các dự án và nhà đầu tư cụ thể.

- Trình phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Đề án thu hút nhà đầu tư lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ninh đến 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2257/QĐ-UBND ngày 08/8/2023 của UBND tỉnh (sau khi được phê duyệt) trong đó xác định danh sách và triển khai các phương pháp tiếp cận, xúc tiến các nhà đầu tư chiến lược cụ thể đồng thời kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các giải pháp đột phá nhằm phát huy lợi thế so sánh của tỉnh Quảng Ninh so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và phù hợp với mong mun của nhà đầu tư chiến lược.

- Thường xuyên liên hệ, bám sát chủ trương, kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan trung ương, đối với các chương trình tổ chức đoàn đi XTĐT tại nước ngoài, sự kiện về Xúc tiến đầu tư do Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương, VCCI... tổ chức. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức đoàn công tác của tỉnh tham dự các chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, tiếp xúc các đi tác, nhà đầu tư tiềm năng.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan tổ chức các Hội nghị, hội thảo quốc tế về Xúc tiến đầu tư, đồng thời đăng ký các phiên giao lưu, giới thiệu, kết nối kinh doanh (business matching) của Tỉnh (nếu có), ưu tiên các nhà đầu tư đến từ các quốc gia Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, EU.

- Rà soát, kiện toàn: Tổ công tác Japan Desk, Korea Desk, xây dựng và triển khai chương trình công tác năm của các T đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả, bám sát chương trình, kế hoạch của Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương, Kotra, Korcham, Jetro Hà Nội; Tổ công tác xây dựng Đề án thu hút nhà đầu tư FDI lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu hút, tiếp cận, xúc tiến các đối tác lớn thuộc Top 500 tập đoàn đa quốc gia (TNC) hàng đầu thế giới, trước mt tập trung xúc tiến, thu hút thị trường EU, các dự án phù hợp với quy hoạch, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để có giải pháp thu hút đầu tư theo, xu hướng, tiến trình triển khai hiệp định EVFTA và EVIPA; trong đó tập trung hướng đến các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các lĩnh vực như chế biến, chế tạo, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đất đai, lao động, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên chuẩn hóa, tổng hợp, nâng cấp cơ sở d liệu chung phục vụ công tác XTĐT của tỉnh; tiếp tục triển khai số hóa tài liệu, cập nhật tài liệu xúc tiến đầu tư, hoàn thiện việc xây dựng bản đồ số dữ liệu Xúc tiến đầu tư thuận tiện cho việc tra cứu của các nhà đầu tư; hoàn thành việc xây dựng video clip Xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư bằng các ngôn ngữ: Anh, Việt, Nhật, Hàn, Trung.

- Đề xuất các nội dung, chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể, trong đó: Nêu rõ kinh phí cho từng hoạt động cụ thể bên cạnh nguồn ngân sách bố trí thực hiện đề xuất cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa; tên các quốc gia dự kiến đi xúc tiến đầu tư, kể các mục đích chuyến đi hay địa bàn trong tỉnh cần kêu gọi đầu tư.

- Là đầu mối tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình này; tổng hợp đề xuất của các đơn vị, tham mưu báo cáo cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về chi ngân sách đối với các nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù (ngoài các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi do Trung ương ban hành) thuộc chương trình xúc tiến đầu tư; căn cứ nhu cầu, tình hình thực tiễn tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình XTĐT đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đặt ra và theo đúng quy định hiện hành.

- Hàng quý chủ trì tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc khó khăn, giải pháp trong quá trình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư gửi về UBND tỉnh.

3. Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh

Chủ trì tổng hợp thông tin xúc tiến đầu tư trên địa bàn KCN, KKT có cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương, các chủ cơ sở hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút các dự án có quy mô lớn, đảm bảo mục tiêu chương trình xúc tiến năm 2024 (theo danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt, bổ sung các dự án khả thi kêu gọi xúc tiến đầu tư): thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 03 tỷ USD và vốn ngoài ngân sách trong nước ít nhất là 55 nghìn tỷ đồng.

Đề xuất các nội dung, chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể, trong đó: nêu rõ kinh phí cho từng hoạt động cụ thể bên cạnh nguồn ngân sách b trí thực hiện đề xuất cần tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa; tên các quốc gia dự kiến đi xúc tiến đầu tư, kể các mục đích chuyến đi hay địa bàn trong tỉnh cần kêu gọi đầu tư.

Đề xuất các chương trình xúc tiến đầu tư tại tỉnh, xúc tiến đầu tư liên vùng theo lĩnh vực ngành; chương trình đối thoại với các nhà đầu tư theo lĩnh vực ngành nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư và đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả.

Rà soát các khu công nghiệp để chuẩn bị quỹ đất sạch sẵn sàng đón làn sóng đầu tư nước ngoài. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ (điện, nước, hạ tầng giao thông vận tải, viễn thông, logistic...) để tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn. Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu các chương trình XTĐT vào KCN, KKT.

Tiếp tục chú trọng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư/doanh nghiệp trước, trong và sau đầu tư, đặc biệt các dự án lớn của các nhà đầu tư chiến lược.

Hỗ trợ, đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng KCN trong công tác phối hợp đền bù, GPMB với các địa phương; đầu tư, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, đảm bảo đủ điều kiện sẵn sàng về hạ tầng cho các nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư.

Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, các dự án đầu tư, tổng hợp, đánh giá tình hình nguồn đầu tư vào địa bàn cơ quan quản lý.

Thường xuyên cập nhật d liệu thông tin trên phần mềm “Quản lý các dự án có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để quản lý, theo dõi, đồng thời phục vụ công tác rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc khó khăn, giải pháp trong quá trình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư gửi về UBND tỉnh thông qua Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thực hiện công tác thẩm định dự án ngoài ngân sách; phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan trong xúc tiến đầu tư; Đẩy mạnh chất lượng phục vụ doanh nghiệp, người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Là đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, kiến nghị cho doanh nghiệp.

Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, các dự án đầu tư, tổng hợp, đánh giá tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh định kỳ.

Tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chương trình XTĐT hàng năm, danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh và theo chương trình của Bộ Công Thương.

Thường xuyên cập nhật thông tin về cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả kế hoạch hành động nâng cao năng lực cnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận và kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu hàng hóa; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam.

Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan, hỗ trợ, tìm kiếm các nhà đầu tư trọng tâm, trọng điểm theo lĩnh vực: dịch vụ logistics, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng mới (điện khí, điện gió)... phi hp với UBND các địa phương thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Giao thông Vận tải

Chủ trì, phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan, hỗ trợ, tìm kiếm các nhà đầu tư trọng tâm, trọng điểm theo lĩnh vực giao thông, vận tải; phối hợp với UBND các địa phương thu hút các nhà đầu tư phát triển lĩnh vực chuyên ngành.

Thường xuyên cập nhật thông tin, d liệu, thực hiện các hợp phần giao thông vận tải trong quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistic và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thng nhất; tăng cường kết nối phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin dữ liệu về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; cung cấp thông tin giá đất, ký hợp đồng thuê đất đối với các dự án thực hiện đầu tư theo quy định; cung cấp thông tin, hiện trạng sử dụng đất, đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác cung cấp thông tin về hiện trạng đất đai nhằm giới thiệu tới các nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu đầu tư đảm bảo đúng quy định.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch, tạo qu đất tập trung cho nông nghiệp, quy hoạch các vùng nguyên liệu, hoàn thiện các đề án phát triển của ngành nhằm xây dựng danh mục dự án thu hút ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết nối với cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, khai thác, sử dụng dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin phục vụ đầu tư, sản xuất nông nghiệp.

9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện rà soát, thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để hỗ trợ, đào tạo, tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo; đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

Chủ trì tổng hợp nguồn cung về nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu, tham mưu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng, kết ni thị trường lao động; quan tâm phát triển mô hình doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nghiên cứu hợp tác đào tạo nghề nghiệp và cung ứng nhân lực tay nghề cao cho Tỉnh, ưu tiên đối với các ngành nghề tỉnh đang tập trung ưu tiên thu hút đầu tư.

10. Sở Xây dựng

Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, cấp phép xây dựng, nhà ở và thị trường bất động sản để đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh khi có yêu cầu.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác cung cấp thông tin về hiện trạng quy hoạch, quản lý đô thị, cấp phép xây dựng, nhà ở và thị trường bất động sản nhằm giới thiệu tới các nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu đầu tư đảm bảo đúng quy định.

11. Sở Ngoại vụ

Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh triển khai đón tiếp, làm việc với các đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, tham gia dự hội nghị, hội thảo quốc tế do Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao chủ trì tổ chức; thông qua đó kết nối thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời tăng cường trao đi với Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để kịp thời gửi tới các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh thông tin về kết nối thị trường, các hoạt động xúc tiến đầu tư...

Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, các cơ quan có liên quan trong việc triển khai tổ chức các Đoàn ra/vào đảm bảo quy định hiện hành của Trung ương và địa phương về triển khai hoạt động đối ngoại.

Là đầu mối phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư kết nối gửi tài liệu xúc tiến đầu tư của tỉnh đến Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm trưng bày quảng bá tại trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, các hoạt động đi ngoại...

Phối hợp trong công tác đón tiếp, chuẩn bị công tác lễ tân, biên phiên dịch phục vụ lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao các đoàn và phối hợp công tác chuẩn bị cho các đoàn của lãnh đạo tỉnh đi xúc tiến đầu tư nước ngoài.

12. Sở Khoa học và Công nghệ

Tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025; Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

Triển khai mạnh mẽ hoạt động xúc tiến đầu tư tại ch thông qua hỗ trợ các nhà đầu tư đã và đang đầu tư tại tỉnh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tập trung địa bàn Khu công nghiệp, Khu kinh tế. Qua đó thúc đẩy tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư, đầu tư là các nhà đầu tư FDI trong tỉnh đến doanh nghiệp trong tỉnh.

Tập trung hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ để sớm triển khai tại tỉnh: các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều, Đầm Hà; Khu trình diễn, giới thiệu, chuyển giao mô hình thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ nguồn gen tại huyện Tiên Yên; Khu công nghệ thông tin tập trung (Hạ Long ICT Park)...

Hướng dẫn doanh nghiệp những quy định pháp luật về đăng ký chuyển giao công nghệ đối với các công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh, về sở hữu trí tuệ, trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình hội nhập và phát triển.

Triển khai hiệu quả hoạt động của Sàn Giao dịch công nghệ và Thiết bị tỉnh Quảng Ninh thông qua việc trưng bày, trình diễn công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các các sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ, Techfest, Techmart..., tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc tiến, gn kết nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường công nghệ.

Tăng cường hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới và hoàn thiện công nghệ, phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm mới; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ then chốt. Tăng cường sự hợp tác song phương, đa phương để triển khai các dự án về KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế trong công tác cung cấp thông tin, thẩm định dự án liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ; phối hợp hướng dẫn các nhà đu tư đang có nhu cầu tìm hiu đầu tư theo lĩnh vực chuyên ngành đảm bảo đúng quy định.

13. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì cung cấp dữ liệu về hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và công tác chuyển đổi s toàn diện tỉnh Quảng Ninh gửi về Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

Phối hợp Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư trong việc xây dựng danh mục kêu gọi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thông tin, nhất là công nghệ thông tin.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá về công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, giới thiệu về hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư, các mô hình, giải pháp và cách làm hiệu quả của tỉnh, các địa phương, các ngành, các cấp để đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư vào tỉnh.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ động phối hợp với Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp nghiên cu tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập trường tư thục đảm bảo đúng theo quy hoạch và định hướng của tỉnh và đảm bảo đạt chuẩn chất lượng giáo dục, chuẩn quốc gia; chủ trì tham mưu xây dựng các chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ phát triển giáo dục tư thục; tổ chức bồi dưng, tập huấn phát triển đội ngũ cho các cơ sở giáo dục các cấp của trường tư thục.

15. Sở Du lịch

Thực hiện tuyên truyền, giới thiệu quảng bá tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh để thu hút đầu tư tại các thị trường khách du lịch trọng điểm. Cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch vụ giải trí, vui chơi, mua sắm, ăn nghỉ để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi tìm hiu về môi trường đầu tư kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành đơn vị có liên quan trong công tác tham mưu, triển khai các chương trình, hoạt động kết hợp xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tới các thị trường khách du lịch tiềm năng.

16. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo chỉ đạo của UBND tỉnh; hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định.

Trên cơ sở dự toán ngân sách năm 2024 đã được HĐND tỉnh giao và UBND tỉnh Quyết định, Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị dự toán khối tỉnh phân bổ dự toán theo quy định.

17. Các chủ đầu tư hạ tầng KCN, KKT

Triển khai đầu tư theo đúng yêu cầu, chất lượng, đúng tiến độ cam kết, tuyệt đối không đ xảy ra tình trạng đầu cơ, giữ đất trong các khu công nghiệp; tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, tránh bỏ lỡ cơ hội, lãng phí đất đai, tài nguyên, nguồn lực. Chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra chậm tiến độ, vi phạm cam kết, quy định pháp luật.

Khẩn trương đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống cấp điện, cấp nước xử lý nước thải; khuyến khích phát triển các dịch vụ thiết yếu phục vụ người lao động như nhà ở, chợ, siêu thị, khu vui chơi... để tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư thứ cấp và thu hút nguồn lực lao động ổn định, chất lượng.

Ưu tiên thu hút có chọn lọc dự án thứ cấp, dự án FDI có chất lượng vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo đúng quy định, hướng tới xây dựng thành các KCN chuyên ngành, chuyên sâu, hiện đại, có giá trị gia tăng cao.

Chủ động đề xuất với cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào theo quy hoạch để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thu hút đầu tư năm 2024...

Ưu tiên dành nguồn lực phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương khẩn trương hoàn thiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, hiện trạng cơ sở hạ tầng, điện nước,...làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư; nghiên cứu, đề xuất, chủ động, tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư, phối hợp với cơ quan chức năng trong trao đổi cung cấp thông tin; phối hợp chặt chẽ với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác khảo sát thực địa và tiếp đón các nhà đầu tư.

Có trách nhiệm hàng quý rà soát và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện, các vướng mắc khó khăn, giải pháp trong quá trình thực hiện triển khai dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

18. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán hằng năm của các đơn vị và địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, nguồn kinh phí lồng ghép thực hiện thuộc các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế xã hội đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế.

Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn huy động hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

(Các nội dung cụ thể của Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 được thể hiện tại Phụ lục 1: Biu tng hợp dự kiến nhiệm vụ xúc tiến đầu tư năm 2024; Phụ lục 2: Danh mục dự án đang có nhà đầu tư quan tâm năm 2024; Phụ lục 3: Biu tổng hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2024 có phát sinh kinh phí; Phụ lục 4: Danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2024).



[1] Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ; Ch thị số 18-CT/TU ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Công văn số 713-CV/TU ngày 18/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thông báo s 75-TB/BCSĐ ngày 19/02/2022 của Ban cán sự đng UBND tỉnh; Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 16/11/2020 của Tnh ủy; Kết luận số 1026-KL/TU ngày 11/7/2023 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của Tnh ủy; Nghị quyết s 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 25/7/2023 của UBND tỉnh thc hiện Chương trình hành động số 30-CT/TU ngày 05/5/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 23/04/2024 về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


139

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.225.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!