Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 786/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 31/05/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

******


Số: 786/2006/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

           Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 302 BKH/TĐ&GSĐT ngày 13 tháng 01 năm 2006, Công văn số 3115 BKH/TD&GSĐT ngày 04 tháng 5 năm 2006 và của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 2447/TT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2005 về Đề án phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh" với những nội dung chủ yếu sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN.

1. Phạm vi Khu kinh tế Vân Đồn.

Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện  đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; phía Bắc và Đông Bắc giáp các huyện Tiên Yên, Đầm Hà; phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Khu kinh tế Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã, với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long.

2. Vị trí, vai trò.

- Là Trung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh và Vùng đồng bằng sông Hồng.

- Là một trong những cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Có vị trí quốc phòng, an ninh quan trọng ở phía Bắc Việt Nam.

3. Chức năng.

- Là Trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, Trung tâm dịch vụ cao cấp, vận tải hàng hải và hàng không quy mô lớn có ý nghĩa đối với Vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Là một trong những động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả miền Bắc.

- Là tiền đồn vững chắc tại phía Đông Bắc của tổ quốc.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.

- Trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế; đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững cho Quảng Ninh.

- Bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

III. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN.

- Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn phải gắn chặt và là động lực phát triển cho tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Bắc Bộ.

- Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn phải gắn chặt với sự phát triển của các khu vực lân cận như: thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Móng Cái, các huyện Cô Tô, Đầm Hà, Tiên Yên v.v… với tầm nhìn dài hạn, có bước đi thích hợp cho giai đoạn đến năm 2020.

- Bảo đảm phát triển bền vững, cân đối giữa tăng trưởng cao và giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

- Lựa chọn, ưu tiên với bước đi thích hợp, hướng tới hình thành một khu kinh tế tổng hợp, hiện đại, lâu dài, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý bền vững.

- Thực hiện thống nhất, tập trung và kiên quyết trong quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động để phát triển bền vững Khu kinh tế Vân Đồn, bảo đảm tính khả thi và chủ động trong phát triển.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU KINH TẾ.

1. Định hướng phát triển cơ bản của Khu kinh tế.

- Trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú và hấp dẫn.

- Xây dựng sân bay quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh và của Vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Hình thành cảng biển hiện đại phục vụ du lịch và dịch vụ là chủ yếu.

- Xây dựng trung tâm dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn.

- Phát triển nghề cá, chú trọng nghề nuôi trồng hải, đặc sản trên biển như: ngọc trai, bào ngư, tu hài, điệp quạt .v.v… phục vụ du lịch chất lượng cao; xây dựng một số cơ sở dịch vụ nghề cá nhưng phải bảo đảm không phá vỡ không gian du lịch, giữ gìn môi trường sinh thái biển.

- Phát triển cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; trước hết, phục vụ phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến hải sản chất lượng cao, công nghiệp phục vụ du lịch, dịch vụ, vận tải.

- Xây dựng đô thị vườn - biển đẹp, hiện đại và đậm nét dân tộc.

2. Phương hướng phát triển.

a) Giai đoạn 2006 – 2010:

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đảm bảo cho sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế.

Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 20 – 26%/năm; dự kiến GDP bình quân đầu người bằng khoảng 2/3 mức bình quân chung của Tỉnh cùng thời điểm; GDP bình quân đầu người khoảng 880 – 1.000 USD/người vào năm 2010.

Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2010: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 48,2% - 20,8% - 31%.

Quan hệ tỷ lệ giữa các ngành phi nông nghiệp và ngành nông nghiệp là 2,1/1.

Hệ số tương quan giữa nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và của các ngành sản xuất đạt 1,5.

Hoàn thành cơ bản các công trình then chốt: Quy hoạch chi tiết, khởi công và hoàn thành một số hạng mục công trình của sân bay, cảng biển, một số khu du lịch, đường chính dọc đảo Cái Bầu, hoàn chỉnh hệ thống cung cấp điện, viễn thông.

b) Giai đoạn 2011 – 2015:

Là giai đoạn hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 18 – 22%/năm; dự kiến GDP bình quân đầu người bằng mức bình quân chung của Tỉnh cùng thời điểm; GDP bình quân đầu người khoảng 3.600 – 5.000 USD/người vào năm 2015.

Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2015: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 58,8% - 31,7% - 9,5%.

Quan hệ tỷ lệ giữa các ngành phi nông nghiệp và ngành công nghiệp là 9,6/1.

Hệ số tương quan giữa nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và của các ngành sản xuất đạt 1,27.

Hoàn thành sân bay giai đoạn I; hoàn thành cảng biển, khu đô thị Cái Rồng giai đoạn I, cơ bản hoàn thành các khu du lịch; hoàn thiện hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước.

c) Giai đoạn 2016 – 2020:

Là giai đoạn hoàn chỉnh.

Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 14 – 16,5%/năm; dự kiến GDP bình quân đầu người vượt mức bình quân chung của Tỉnh cùng thời điểm; GDP bình quân đầu người khoảng 15.000 – 18.000 USD/người vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2020: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 68,5% - 27,4% – 4,1%.

Quan hệ tỷ lệ giữa các ngành phi nông nghiệp và ngành nông nghiệp là 21,7/1.

Hệ số tương quan giữa nhịp độ tăng trưởng của ngành du lịch và của các ngành sản xuất đạt 1,35.

Về cơ bản hoàn thành việc xây doanh nghiệp Khu kinh tế Vân Đồn.

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng mang tính đột phá.

- Xây dựng sân bay và phát triển vận tải hàng không:

Dự kiến xây dựng sân bay có đường cất, hạ cánh dài 3,5km, đủ sức để máy bay hiện đại lên xuống được. Giai đoạn đầu công suất 500 – 800 nghìn lượt khách/năm; giai đoạn 2016 – 2020, công suất 3 – 3,5 triệu lượt khách/năm. Ngoài ra sẽ nghiên cứu xây dựng một số sân bay trực thăng ở các đảo có điều kiện thuận lợi.

- Hình thành cảng biển và phát triển vận tải biển:

Đầu tư xây dựng cảng Vạn Hoa với công suất trên 1,0 triệu tấn/năm, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách. Giai đoạn đầu xây dựng cảng cho tầu 5.000 tấn và giai đoạn sau (đến năm 2015) cho tầu 1 vạn tấn vào ra.

Ngoài ra, đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng Cái Rồng, Quan Lạn, Cồn Trụi, Thắng Lợi, Cống Yến; xây dựng mới cảng Hòn Hai; nghiên cứu xây dựng cảng cá tại khu vực giáp với Cửa Ông.

- Mạng lưới giao thông đường bộ:

Tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường chính, bao gồm đường xuyên đảo, các đường liên xã và các cầu.

+ Xây dựng cầu Vân Tiên nối huyện Vân Đồn với huyện Tiên Yên (gần khu vực cảng Mũi Chùa).

+ Xây dựng đường tốc độ nhanh và cầu từ đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái vào Khu kinh tế Vân Đồn.

+ Nghiên cứu xây dựng đường cao tốc nhanh và cầu từ Cửa Ông – Vân Tiên – Tiên Yên vào Khu kinh tế Vân Đồn.

+ Nghiên cứu đầu tư xây dựng đường và cầu nối từ khu vực đảo Cái Bầu qua eo biển Bái Tử Long ra Bản Sen và Quan Lạn, Minh Châu.

+ Đầu tư xây dựng 3 tuyến đường xuyên đảo Cái Bầu; đường liên xã và đường trục trên các đảo; đường từ trung tâm cụm xã đến các làng, bản, các khu du lịch, điểm dân cư.

- Hệ thống cấp điện:

+ Đến năm 2010, sẽ lắp đặt mạch 2 tuyến 35 KV từ Cửa Ông ra Vân Đồn. Nâng công suất trạm trung gian Cái Rồng lên gấp 3 lần. Cải tạo mạng lưới trung thế khu vực Cái Bầu từ 10 KV lên 22 KV. Hoàn chỉnh các đường dây hạ áp và trạm biến áp, đảm bảo 100% dân cư trên đảo Cái Bầu được dùng điện. Nâng công suất các trạm phát điện diezen, lắp đặt 2 trạm phát điện bằng sức gió tại Ngọc Vừng và Thắng Lợi, xây dựng dây hạ thế và các trạm biến áp để đảm bảo ít nhất 80% dân cư các xã đảo được dùng điện.

+ Đến năm 2015, sẽ lắp đặt tuyến 110 KV từ Mông Dương hoặc Cửa Ông ra Vân Đồn. Xây dựng dường dây 22 KV từ đảo Cái Bầu ra đảo Bản Sen, đưa điện lưới quốc gia ra Bản Sen – Minh Châu – Quan Lạn.

+ Sau năm 2015, xây dựng đường điện 220 KV từ Mông Dương ra Vân Đồn, lắp đặt trạm trung gian từ 100.000 – 125.000 KVA cấp điện cho các đảo. Nghiên cứu đưa điện lưới quốc gia đến các xã Ngọc Vừng, Thắng Lợi.

- Hệ thống cấp nước:

Kết hợp khai thác tối đa nguồn nước tại chỗ với đưa nước từ đất liền ra đảo.

+ Đến năm 2010, lấy nước từ Nhà máy nước Diễn Vọng (Cẩm Phả) cấp cho Vân Đồn (đảo Cái Bầu) khoảng 5.000m3/ngày đêm. Các đảo khác khai thác nguồn nước tự nhiên.

+ Đến năm 2015, sẽ lấy nước từ Nhà máy nước Diễn Vọng cấp nước cho đảo Cái Bầu khoảng 20.000m3/ngày đêm; đồng thời đầu tư xây dựng đập nước Khe Ngái và sẽ cấp 10.000m3/ngày đêm cho sinh hoạt. Đối với các xã đảo, xây dựng các hồ, đập để lấy nguồn cấp nước.

+ Sau năm 2015, ngoài nguồn nước từ Nhà máy nước Diễn Vọng, sẽ đầu tư xây dựng thêm các hồ, đập… để tăng nguồn cấp nước; nếu có thể, kết hợp làm đường ống dẫn nước từ đất liền ra đảo.

- Mạng lưới thông tin – bưu điện:

Đầu tư hiện đại hóa hệ thống bưu chính - viễn thông.

+ Giai đoạn đến năm 2015: lắp đặt các trạm thông tin di động, bảo đảm phủ sóng trên toàn địa bàn. Xây dựng 10 điểm bưu điện – văn hóa xã, mở các dịch vụ thông tin, nâng số máy điện thoại cố định lên gấp 3 lần hiện nay. Kết nối Internet, hòa mạng trong Tỉnh và cả nước.

+ Giai đoạn sau 2015: nâng cấp Trung tâm bưu điện thị trấn Cái Rồng thành Trung tâm bưu chính – viễn thông hiện đại. Phủ sóng di động trong nước và quốc tế trên địa bàn.

- Phát triển du lịch biển chất lượng cao và vận tải hàng không:

Xây dựng Vân Đồn thành Trung tâm du lịch, bao gồm: trung tâm nghỉ dưỡng biển - đảo cao cấp; du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; du lịch thể thao và vui chơi giải trí biển, vui chơi có thưởng; du lịch quá cảnh, điểm trung chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế.

Quy hoạch đầu tư xây dựng 3 cụm du lịch, gồm: cụm du lịch trung tâm Cái Bầu, cụm du lịch Ngọc Vừng - Thắng Lợi, cụm du lịch Quan Lạn – Minh Châu.

4. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực.

a) Công nghiệp (trong đó có cả công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp): phát triển công nghiệp công nghệ cao, sạch phục vụ trước hết cho du lịch và có các sản phẩm chất lượng cao. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài để có các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Trước hết ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sau:

- Công nghiệp chế biến hàng nông sản, hải sản.

- Công nghiệp điện tử, thiết bị điện, hàng dân dụng.

- Công nghiệp phần mềm, công nghiệp sinh học.

b) Nông – lâm – ngư nghiệp: phát triển nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng đa dạng hóa, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã đảo, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

Đầu tư thâm canh cây trồng, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và tăng lên từ 2 đến 3 vụ ở những nơi có điều kiện; nâng cấp, sửa chữa các hồ, đập phục vụ tưới tiêu; đưa các loại giống mới vào sản xuất; khai hoang mở rộng diện tích đất trồng; tăng dần các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây đặc sản.

Phát triển chăn nuôi tập trung, phấn đấu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng vốn rừng cả về diện tích lẫn trữ lượng. Nâng độ che phủ rừng lên khoảng 61 – 64% diện tích, bảo đảm môi trường, sinh thái. Trồng cây tạo cảnh quan, công viên cây xanh ở các đô thị và bãi tắm, khu vui chơi giải trí.

Phát triển ngành hải sản trở thành ngành kinh tế quan trọng. Nghiên cứu xây dựng trung tâm nghề cá của Tỉnh và vùng.

c) Các ngành dịch vụ hỗ trợ: phát triển các ngành dịch vụ cao cấp đem lại giá trị kinh tế lớn, văn minh, hiện đại. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: viễn thông, tài chính, thương mại, tư vấn chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

d) Giáo dục – đào tạo: xây dựng nền giáo dục tiên tiến ngang tầm chuẩn quốc gia, với cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh, hiện đại đảm bảo cho chất lượng giáo dục tốt nhất. Xây dựng hệ thống đào tạo nghề hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại các trường của Tỉnh, của Trung ương hoặc ở nước ngoài khi có điều kiện.

đ) Y tế: xây dựng hệ thống y tế từ huyện tới xã, thôn, bản đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thầy thuốc có tay nghề cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

e) Thể dục - thể thao: xây dựng cơ sở vật chất cho ngành thể dục thể thao ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển của phong trào. Tập trung xây dựng một số môn thể thao có thành tích cao. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao.

g) Văn hóa – thông tin: phát triển văn hóa – thông tin hiện đại, phong phú và giàu bản sắc dân tộc. Xây dựng nếp sống văn hóa, đời sống tinh thần lành mạnh. Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới văn hóa – thông tin từ huyện tới xã, thôn, bản. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa – thông tin.

h) Phát thanh - truyền hình: nâng cao tỷ lệ hộ gia đình được nghe đài phát thanh và xem truyền hình từ 75% hiện nay lên 100% vào năm 2015. Đến năm 2015 phủ sóng truyền hình trên toàn bộ địa bàn huyện và vùng phụ cận.

5. Phương hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội.

a) Phát triển các lĩnh vực làm hạt nhân.

- Các khu di tích đặc thù có chất lượng cao: xây dựng 2 trung tâm du lịch lớn, có chất lượng cao là Khu đô thị Cái Rồng và Đô thị Quan Lạn.

- Sân bay và cảng biển: xây dựng sân bay tại khu vực xã Đoàn Kết; hình thành cảng biển Vạn Hoa.

- Xây dựng các cơ sở dịch vụ có chất lượng cao như: hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ công nghệ cao, viễn thông chất lượng cao; cơ sở y tế, bệnh viện chất lượng cao; các chung cư hiện đại.

- Trung tâm hậu cần nghề cá và các dịch vụ biển: xây dựng cảng cá, cơ sở dịch vụ nghề cá tại khu vực giáp với Cửa Ông và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại Đầm Hà. Hình thành trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và cảnh sát biển.

b) Phát triển không gian đô thị: tổ chức không gian đô thị sinh thái biển mang nét riêng, đặc trưng của đô thị biển - vườn và có những khu chung cư cao ốc với dịch vụ hiện đại. Trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung đầu tư hình thành trung tâm đô thị gắn với thương mại – du lịch, bao gồm: đô thị trung tâm Cái Rồng (loại III), đô thị Đoàn Kết (loại III), đô thị Quan Lạn (Loại IV) và các đô thị, thị trấn: Vạn Hoa, Ngọc Vừng, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi.

c) Phát triển công nghiệp: tại Trung tâm Đoàn Kết, phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp phần mềm, điện tử…), công nghiệp phục vụ hàng không. Tại đảo Thắng Lợi, phát triển cơ sở chế biến hải sản chất lượng cao.

d) Phát triển du lịch, công viên, cây xanh: tại đảo chính, xây dựng 3 khu dịch vụ du lịch gắn với vui chơi giải trí có thưởng theo hướng các Resort với các khách sạn 2 đến 5 sao và khách sạn phục vụ đông đảo nhân dân. Hình thành các điểm du lịch Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu.

đ) Phát triển thương mại: xây dựng các trung tâm thương mại gắn với khu sân bay và tại các điểm đô thị. Hình thành chợ bán buôn trên biển ở phía giáp với Cửa Ông và đảo Thắng Lợi.

e) Phát triển dịch vụ vận tải: xây dựng khu du lịch tổng hợp, dịch vụ dân cư gắn với sân bay tại khu vực xã Đoàn Kết và hệ thống sân bay trực thăng. Xây dựng khu dịch vụ vận tải hàng hải chất lượng cao gắn với cảng Vạn Hoa, cảng Cái Rồng và các bến tàu khác. Nghiên cứu xây dựng khu dịch vụ tổng hợp nghề cá gắn với cảng cá tại phía giáp Cửa Ông hoặc đảo Thắng Lợi.

g) Phát triển giao thông tỉnh: quy hoạch các điểm đỗ phương tiện giao thông; phát triển xe buýt, taxi và các phương thức vận tải hàng không, đường bộ và đường biển.

6. Định hướng sử dụng đất.

Loại đất

Theo QH sử dụng đất đến sau 2010 của Tỉnh

Phương án sử dụng đất dự kiến

Diện tích

(ha)

Tỷ trọng

(%)

Diện tích

(ha)

Tỷ trọng

(%)

Tổng cộng

55.133

100,00

55.133

100,00

1. Đất nông nghiệp

34.000

61,67

32.000

58,04

- Đất sản xuất nông nghiệp

1.300

2,36

1.000

1,81

- Đất lâm nghiệp

32.000

58,04

30.300

54,95

- Đất nuôi trồng thủy sản

7000

1,27

700

1,27

2. Đất phi nông nghiệp

3.810

6,91

14.633

26,54

- Đất ở

500

0,91

500

0,91

+ Nông thôn

250

0,45

250

0,45

+ Đô thị

250

0,45

250

0,45

- Đất chuyên dùng

3.040

5,51

13.853

25,13

- Đất nghĩa trang

90

0,16

100

0,18

- Đất sông suối

180

0,33

180

0,33

3. Đất chưa sử dụng

17.323

31,42

8.500

15,42

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Giải pháp về đầu tư.

Có chính sách ưu đãi thích hợp để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư; tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn tín dụng; khuyến khích phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài Tỉnh; có chính sách hữu hiệu phát huy nội lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nhân, hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh; thu hút nguồn vốn ODA, FDI; tùy theo điều kiện và năng lực tài chính để xem xét tiến hành các biện pháp huy động vốn khác như phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động vốn bằng các hình thức BOT, BT, BTO .v.v.

2. Phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ bằng các hình thức đào tạo tập trung, tại chức, mở rộng các trung tâm dạy nghề, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Có chính sách ưu đãi, đãi ngộ để thu hút nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao từ các nơi khác về.

3. Định hướng cơ chế, chính sách.

a) Cơ chế quản lý: cần nghiên cứu cơ chế quản lý riêng và phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của Khu kinh tế Vân Đồn. Thủ trưởng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

b) Cơ chế, chính sách ưu đãi:

- Ưu đãi về mặt thu hút đầu tư, giá thuê đất và mặt nước, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi tái đầu tư theo Luật Đầu tư;

- Tính độc lập cao trong hoạt động ngoại thương;

- Được áp dụng cho các khu kinh tế cấp tỉnh khác trong cả nước;

- Một số ưu đãi khác.

c) Chính sách về đất đai và bất động sản:

- Chính sách về đất đai được thực hiện theo Luật Đất đai;

- Tập trung đất, không cấp đất cho các dự án riêng rẽ với diện tích nhỏ;

- Các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước được giao hoặc thuê đất với mức ưu đãi nhất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh;

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật để giao đất có hạ tầng đồng bộ cho nhà đầu tư theo giá ưu đãi;

- Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai và cho thuê lại đất hoàn toàn thực hiện theo cơ chế thị trường;

- Cho phép các đối tượng là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đầu tư xây dựng hạ tầng để cho thuê đất đã xây dựng hạ tầng trong Khu kinh tế Vân Đồn theo mục đích của từng dự án và theo Luật Đất đai.

d) Chính sách về tài chính: có chính sách ưu đãi điều tiết nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để tăng nguồn vốn đầu tư cho Khu kinh tế Vân Đồn.

4. Quản lý điều hành.

a) Tổ chức hành chính: thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn. Trong Khu kinh tế có các đơn vị hành chính theo mô hình các đô thị trung tâm, thị trấn và các xã;

b) Quy chế quản lý: phương án tổ chức, bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn do Ủy ban nhân dân tỉnh cùng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Nội vụ duyệt chỉ tiêu biên chế hàng năm.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn nêu trong Đề án sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Xây dựng Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, kèm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh phù hợp với mục tiêu phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.

- Tiến hành giới thiệu, quảng bá, công khai Đề án và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.

- Cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn được thuê tư vấn nước ngoài có đủ năng lực (khi cần thiết) tham gia lập Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch xây dựng chi tiết cho những khu vực quan trọng.

- Chỉ đạo việc lập và trình duyệt theo quy định quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch xây dựng chi tiết các phân khu chức năng, các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Vân Đồn theo quy định hiện hành.

- Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm tại Khu kinh tế Vân Đồn.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc đầu tư phát triển, quản lý và vận hành Khu kinh tế Vân Đồn.

- Có giải pháp và xây dựng phương án huy động các nguồn vốn, có giải pháp vừa đầu tư vừa khai thác từ quỹ đất để có nguồn thu, đầu tư trở lại phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế. Trước mắt trong giai đoạn 2006 – 2010, cần xây dựng chính sách huy động, thu hút vốn đầu tư thật cụ thể, hấp dẫn đến từng dự án, lĩnh vực đầu tư; trước hết là chính sách huy động nguồn lực từ việc khai thác quỹ đất, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài.

- Nghiên cứu ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Vân Đồn; phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy chế, đề án, quy hoạch nói trên và trong việc nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể áp dụng tại Khu kinh tế Vân Đồn; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn đã được quyết định đầu tư; nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư tại Khu kinh tế Vân Đồn.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 786/QD-TTg

Hanoi, May 31, 2006

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN VAN DON ECONOMIC ZONE, QUANG NINH PROVINCE

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 302 BKH/TD&GSDT of January 13, 2006, and Official Letter No. 3115 BKH/TD&GSDT of May 4, 2006, and of the Peoples Committee of Quang Ninh province in Report No. 2447/TT-UBND of September 30, 2005, on the scheme on socio-economic development in Van Don economic zone, Quang Ninh province,

DECIDES:

Article 1.- To approve the scheme on socio-economic development in Van Don economic zone, Quang Ninh province, with the following principal contents:

I. POSITION, ROLE AND FUNCTIONS OF VAN DON ECONOMIC ZONE

1. The scope of Van Don economic zone

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Position and role

- It is an eastern economic center of Quang Ninh province and the Red river delta.

- It is one of important gateways for international trade exchange in the northeastern region.

- It occupies an important defense and security position in North Vietnam.

3. Functions

- It is a high-quality island-sea eco-tourist center, a high-class service center and a large-scale sea and air transport center of great significance to Vietnam's northeastern region.

- It is a driving force for the development of the northern key economic region and the whole North Vietnam.

- It is a firm outpost in Vietnam's northeastern region.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To ensure security, national defense and social order and safety and to firmly maintain national sovereignty and territorial integrity.

III. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

- The development of Van Don economic zone should be closely combined with, and be a driving force for, the development of Quang Ninh province and the whole northern region.

- The development of Van Don economic zone should be closely combined with the development of neighboring areas such as Ha Long city, Cam Pha town, Mong Cai town, and the districts of Co To, Dam Ha, Tien Yen, etc., with a long-term vision and appropriate steps toward 2020 taken into consideration.

- Sustainable development should be assured with a proper balance between high economic growth rate and settlement of social issues and protection of ecological environment so as to ensure immediate as well as long-term socio-economic benefits.

- Appropriate development steps should be selected and prioritized so as to form a modern and long-lasting general economic zone with a rational and sustainable economic structure.

- The operation of Van Don economic zone should be managed and directed in a uniform, centralized and resolute manner so as to ensure its sustainable development, feasibility and proactivity.

- Socio-economic development should be combined with environmental protection, preservation and promotion of cultural heritages, contributing to maintaining security and defense and preserving political stability and social order and safety in the locality.

IV. ORIENTATIONS FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE ECONOMIC ZONE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To focus on developing high-quality sea-island eco-tourism with numerous unique, diversified and attractive tourist products.

- To build a modern international airport to meet the development requirements of Quang Ninh province and Vietnam's northeastern region.

- To form modern seaports to primarily serve tourism and service provision.

- To build high-class service centers such as financial and banking centers, restaurants and hotels.

- To develop fisheries, paying attention to culturing specialty marine and aquatic animals such as pearl oysters, abalone, snout otter clam, noble scallops, etc. in service of high-quality tourism; to build some fishing service establishments while conserving tourist space and protecting the marine ecological environment.

- To develop modern scientific and technological application establishments, first of all, for the development of clean industries, processing of high-quality seafood, and industries in support of tourism, services and transport.

- To build fine and modern garden-sea urban centers imbued with national straits.

2. Development orientations

a/ For the 2006-2010 period:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The average growth rate of GDP will be around 20-26%/year; the average per-capita GDP is estimated to be equal to two-thirds of the average figure of the province in the same period; the average per-capita GDP will be around USD 880-1,000 by 2010.

By 2010, the shares of service-industry-agriculture, forestry and fisheries will be 48.2% - 20.8% - 31%, respectively, in the economic structure.

The ratio between non-agricultural sector and agricultural sector will be 2.1 to 1.

The comparative coefficient between the growth rate of services and that of production will be 1.5.

The construction of key works will be basically completed: To make detailed plannings on, commence and complete the construction of, some structures in airports and seaports, some tourist resorts and main roads running across Cai Bau island, to complete electricity-supply and telecommunications systems.

b/ For the 2011-2015 period:

This is the period when the construction of infrastructures will be completed.

The average growth rate of GDP will be around 18-22%/year; the average per-capita GDP is estimated to equal the average figure of the province in the same period; the average per-capita GDP will be around USD 3,600-5,000 by 2015.

By 2015, the shares of service-industry-agriculture, forestry and fisheries will be 58.8% - 31.7% - 9.5%, respectively, in the economic structure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The comparative coefficient between the growth rate of services and that of production will be 1.27.

Phase-1 construction of airports, seaports and Cai Rong urban center will be completed while the building of some tourist sites will be basically finished and the systems of traffic roads, electricity supply and water supply will be perfected.

c/ For the 2016-2020 period:

This is the period of completed construction

The average GDP growth rate will be around 14-16.5%/year; the average per-capita GDP is estimated to be higher than the average figure of the province in the same period; the average per-capita GDP will be around USD 15,000 -18,000 by 2010.

By 2020, the shares of service-industry-agriculture, forestry and fisheries will be 68.5% - 27.4% - 4.1%, respectively, in the economic structure.

The ratio between non-agricultural sector and agricultural sector will be 21.7 to 1.

The comparative coefficient between the growth rate of services and that of production will be 1.35.

The construction of Van Don economic zone will be basically completed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build airports and develop air transport:

It is planned to build an airport with a runway of 3.5 km long, capable of receiving modern aircraft. Its capacity will be 500,000-800,000 passenger arrivals/year in the initial period and 3-3.5 million passenger arrivals/year in the 2016-2020 period. In addition, the construction of some helicopter airports in islands with favorable conditions will be studied.

- To build seaports and develop ocean shipping:

To invest in the construction of Van Hoa seaport with a handling capacity of over 1 million tons/year in service of cargo and passenger transport. In the first phase, to build this seaport for ships of up to 5,000 tons and in the following phase (up to 2015) for ships of up to 10,000 tons.

In addition, to invest in the upgrading and extension of Cai Rong, Quan Lan, Con Trui, Thang Loi and Cong Yen ports; to build Hon Hai port; and to study the building of a fishing port adjacent to Cua Ong.

- The road network:

To invest in the construction of arterial roads, including roads running across islands, inter-commune roads and bridges.

+ To build Van Tien bridge linking Van Don district to Tien Yen district (in the area near Mui Chua port).

+ To build an expressway and bridges linking Ha Long-Mong Cai expressway to Van Don economic zone.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To study the building of roads and bridges linking Cai Bau island to Ban Sen, Quan Lan and Minh Chau through Bai Tu Long strait.

+ To invest in the building of three roads running across Cai Bau island; inter-commune roads and trunk roads on islands; and roads linking commune clusters' centers to villages, hamlets, tourist resorts and population quarters.

- Power supply system:

+ To install the second loop of the 35-kV Cua Ong-Van Don power transmission line by 2010. To triple the capacity of Cai Rong intermediate station. To upgrade the middle-voltage power network in Cai Bau area to 22 kV from current 10 kV. To perfect low-voltage transmission lines and transformer stations, ensuring that 100% of inhabitants in Cai Bau island will be supplied with electricity. To increase the capacity of diesel-fueled power stations, to install two wind-operated power stations in Ngoc Vung and Thang Loi, build low-voltage transmission lines and transformer stations so as to ensure that at least 80% of inhabitants in island communes will be supplied with electricity.

+ By 2015, to install a 110 kV transmission line from Mong Duong or Cua Ong to Van Don. To build a 22 kV transmission line from Cai Bau island to Ban Sen island, connecting Ban Sen-Minh Chau-Quan Lan to the national power grid.

+ After 2015, to build a 220 kV transmission line from Mong Duong to Van Don, install an intermediate station of 100,000-125,000 kVA so as to provide electricity to islands. To study the supply of electricity from the national power grid to Ngoc Vung and Thang Loi communes.

- Water supply system:

Local water sources shall be tapped to the utmost together with the supply of water from the mainland to islands.

+ By 2010, Van Don (Cai Bau island) will be supplied with around 5,000 m3 of water/day from Dien Vong water plant (Cam Pha), while natural water sources will be exploited in other islands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ After 2015, apart from Dien Vong water plant, to invest in the construction of other reservoirs and dams so as to increase water sources and, if possible, to build a pipeline conducting water from the mainland to islands.

- Communications and post system:

To invest in and modernize post and telecommunications systems

+ In the period from now to 2015: To install mobile communication stations so as to ensure the coverage of radio waves for mobile communication in the whole locality. To build 10 commune postal-cultural points, provide communications services and triple the current number of fixed telephone sets. To hook up to the Internet as well as provincial and national networks.

+ The post-2015 period: To upgrade the post center of Cai Rong township into a modern post and telecommunications center. To cover the locality with domestic and international mobile communication waves.

- To develop high-quality sea tourism and air transport:

To build Van Don into a tourist center, comprising a high-class sea-island holiday resort; cultural tourism, eco-tourism; sea sports and recreation tourism, prize-winning games; transit tourism and a place for transshipment of domestic and international tourists.

To plan and invest in the building of three tourist clusters, including Cai Bau central tourist cluster, Ngoc Vung-Thang Loi tourist cluster and Quan Lan-Minh Chau tourist cluster.

4. Orientations for development of branches and domains

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Processing of farm and sea products.

- Electronics, manufacture of electrical equipment and home appliances.

- Software industry and biological industry.

b/ Agriculture, forestry and fishery: To develop agriculture, forestry and fishery toward diversification and sustainability along the line of combining goods production with processing industry, strongly changing the crop and livestock structure in accordance with ecological conditions in each island commune, and diversifying rural trades and services.

To make investment in intensive farming, change crop structures and raise the number of crops to two or three in areas where conditions permit; to upgrade and repair reservoirs and dams for irrigation; to cultivate new plant varieties; to reclaim unused land so as to increase cultivation land areas; to gradually increase kinds of food crops and short-term industrial plants with high economic value, and develop specialty trees.

To develop concentrated animal breeding, strive to make animal breeding a principal activity in agricultural production.

To invest in and protect the existing natural forests and zone off forests for regeneration so as to develop forests in terms of both acreage and density. To increase forest coverage to around 61-64%, ensuring the ecological environment. To plant trees to create beautiful landscape and greenery in urban centers, beaches and recreation and entertainment parks.

To develop fisheries into an important economic sector. To study the formation of provincial and regional fishing centers.

c/ Support services: To develop high-class, civilized and modern services which produce high economic yield. To prioritize the development of telecommunications, finance, trade and high-quality health care and counseling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Healthcare: To build a complete healthcare system with modern equipment and facilities and highly-skilled medical workers up to national and international standards from district to commune and village levels.

f/ Physical training and sports: To build material foundations for physical training and sports in order to meet development requirements of physical training and sport movements. To concentrate efforts on some sports with high achievements. To step up socialization of physical training and sport activities.

g/ Culture and information: To develop the cause of culture and information toward modernization, diversification and imbuement with national identity. To build up a cultured lifestyle and a healthy spiritual life. To complete the formation of cultural and information networks from districts to communes and villages. To step up socialization in the culture and information domain.

h/ Radio and television: To raise the percentage of households having access to radio and television service from current 75% to 100% by 2015. By 2015, television service shall cover all districts and surrounding areas.

5. Orientations for organization of socio-economic space

a/ Development of core domains

- Unique high-quality relics: To build two large and high-quality tourist centers which are Cai Rong urban center and Quan Lan urban center.

- Airports and seaports: To build an airport in Doan Ket commune and form Van Hoa seaport.

- To build high-quality service establishments providing financial, banking and insurance services; hi-tech services, high-quality telecommunications services; high-quality medical establishments and hospitals; and modern apartment building.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Urban space development: To organize marine ecological urban space with typical sea-garden urban centers, high-rises and modern services. In the period up to 2015, to invest in the construction of urban centers in association with trade and tourism, including Cai Rong central urban center (grade III), Doan Ket urban center (grade III), Quan Lan urban center (grade IV) and the centers and townships of Van Hoa, Ngoc Vung, Minh Chau, Ban Sen and Thang Loi.

c/ Industrial development: To develop clean industries (software, electronics, etc.) and aviation service industry in Doan Ket center. In Thang Loi island, to develop high-quality sea product-processing establishments.

d/ Tourism, parks and greenery development: In the main island, to build three tourist service centers with prize-winning entertainment games in forms of tourist resorts with 2-5 star hotels and hotels catering for the majority of people. To form Ngoc Vung, Quan Lan and Minh Chau tourist sites.

e/ Commercial development: To build trade centers in association with airports and urban centers. To form offshore wholesale markets adjacent to Cua Ong and Thang Loi island.

f/ Transport service development: To build service centers to serve tourism and daily-life activities in association with the airport in Doan Ket commune and the system of helicopter airports. To build high-quality ocean shipping service centers in Van Hoa and Cai Rong ports and other wharves. To study the construction of a fishing service center in the fishing port adjacent to Cua Ong or in Thang Loi island.

g/ Static traffic development: To make a planning on car parks; to develop bus and taxi transport and airway, land and seaway transport.

6. Land-use orientations

Land categories

According to the after-2010 land-use planning of the province

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Acreage (ha)

Ratio (%)

Acreage (ha)

Ratio (%)

Total

55,133

100.00

55,133

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Agricultural land

34,000

61.67

32,000

58.04

- Agricultural production land

1,300

2.36

1,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Forestry land

32,000

58.04

30,300

54.95

- Aquacultural land

700

1.27

700

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Non-agricultural land

3,810

6.91

14,633

26.54

- Residential land

500

0.91

500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Urban

250

0.45

250

0.45

+ Rural

250

0.45

250

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Special-use land

3,040

5.51

13,853

25.13

- Cemetery land

90

0.16

100

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Rivers and streams

180

0.33

1800.33

 

3. Unused land

17,323

31.42

8,500

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Investment solutions

To adopt appropriate preferential policies so as to call for and attract investment capital; make the full and efficient use of state budget support and credit sources; to encourage the development of partnerships and joint ventures with economic units inside and outside the province; to adopt policies to promote internal strengths, encourage all economic sectors, entrepreneurs and households to invest in production and business activities; to attract ODA and FDI capital sources; and depending on financial conditions and capability, to consider and apply other capital raising measures such as issuance of government bonds or capital mobilization in the forms of BOT, BT, BTO, etc.

2. Development of human resources

To raise the quality of local human resources through formal and in-service training, expanding vocational training centers, increasing the training of leaders and managers. To adopt preferential treatment policies to attract qualified and skilled laborers from other localities.

3. Orientations for formulation of mechanisms and policies

a/ Managerial mechanisms: It is necessary to study a specific and appropriate management mechanism for Van Don economic zone in response to its requirements and characteristics. The Prime Minister shall decide on the setting up of Van Don Economic Zone Management Board;

b/ Preferential mechanisms and policies:

- Preferences regarding investment attraction, land and surface rentals, remittance of profits abroad and reinvestment shall be granted in accordance with the Investment Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Application to other provincial-level economic zones throughout the country;

- Other preferences.

c/ Policies on land and real estate:

- Land policies shall comply with the Land Law;

- Land shall be concentrated and shall not be allocated to isolated projects occupying small land areas;

- Individuals and economic organizations at home and abroad shall be allocated or leased land at the highest preferential rates for building infrastructure and developing production and business activities;

- The State shall support investment in technical infrastructure so that land with complete infrastructure shall be allocated to investors at preferential rates;

- The prices for transfer of land-use rights and land sub-lease shall comply with the market mechanism.

- Vietnamese, overseas Vietnamese, foreigners permanently residing in Vietnam and foreign investors shall be allowed to invest in the construction of dwelling houses for sale or lease; invest in the construction of infrastructure in order to lease land together with infrastructure in Van Don economic zone in accordance with the purposes of each project and with the Land Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Management and direction

a/ Administrative organization: To form Van Don Economic Zone and promulgate its Operation Regulation. In the economic zone, there shall be administrative units organized after the models of central city, township and commune;

b/ Management regulation: The plan on organization and apparatus of Van Don Economic Zone Management Board shall be submitted by the provincial People's Committee and the Ministry of Home Affairs to the Prime Minister for approval. The Ministry of Home Affairs shall approve its annual payroll.

Article 2.- To assign the People's Committee of Quang Ninh province to base itself on the objectives, tasks and orientations on socio-economic development in Van Don economic zone stated in this scheme after it is approved to coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation, submission for approval and performance of the following tasks:

- Formulating the Regulation on operation of Van Don economic zone for submission to the Prime Minister for consideration and approval.

- Coordinating with the Ministry of Home Affairs in formulating the scheme on setting up Van Don Economic Zone Management Board, together with its functions, tasks, powers and organizational structure, for submission to the Prime Minister for consideration and decision.

- Adjusting and supplementing the master plan on socio-economic development of Quang Ninh province in accordance with the development objectives of Van Don economic zone.

- Introducing, disseminating and publicizing the scheme and overall planning on development of Van Don economic zone.

- The People's Committee of Quang Ninh province and Van Don Economic Zone Management Board are permitted to hire capable foreign consultants (when necessary) to participate in formulating the general construction planning and detailed construction plannings for important areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Approving annual lists of development investment projects and capital construction plans in Van Don economic zone.

- Directing and facilitating Van Don Economic Zone Management Board to operate and perform its assigned functions, tasks and powers.

- Directing the People's Committee of Van Don district to properly perform the work of ground clearance; direct functional agencies to coordinate with Van Don Economic Zone Management Board in settling issues related to development investment, management and operation of Van Don economic zone.

- Adopting solutions and making plans on mobilization of capital sources, working out measures to make investment in while exploiting land funds so as to create revenue sources for reinvestment in service of socio-economic development of the economic zone. During, in the 2006-2010 period, it is necessary to adopt specific policies to mobilize and attract investment capital for each project or domain, including, first of all, policies on mobilization of sources from exploitation of land funds and mobilization of investment capital from all economic sectors, enterprises and investors inside and outside the province as well as foreign investors.

- Studying and promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation (for matters falling beyond its competence) specific mechanisms and policies to mobilize and efficiently use resources, encourage and mobilize investment so as to ensure the fulfillment of objectives, tasks and orientations for socio-economic development of Van Don economic zone.

Article 3.- To assign concerned ministries and branches to perform the state management of Van Don economic zone, to coordinate and support the People's Committee of Quang Ninh province and Van Don Economic Zone Management Board in formulating, adjusting and supplementing the aforesaid regulations, schemes and planning and in formulating and submitting to competent state agencies for promulgation specific mechanisms and policies to be applied to Van Don economic zone; to speed up investment in and execution of regional works and projects which are important to the development of Van Don economic zone and in which investment has been decided; to study the adjustment and supplementation of sectoral development plannings and investment plans with works and investment projects to be built or carried out in Van Don economic zone.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and Government-attached agencies, the president of the People's Committee of Quang Ninh province and the head of Van Don Economic Zone Management Board shall have to implement this Decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 786/QĐ-TTg ngày 31/05/2006 phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.855

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.151.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!