|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
739-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Võ Văn Kiệt
|
Ngày ban hành:
|
06/09/1997
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
739-TTg
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 9 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
THỪA THIÊN - HUẾ THỜI KỲ 1996-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tại Tờ trình
số 1061 TH/UBND ngày 19 tháng 7 năm 1997 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tại văn bản số 4844 BKH-VPTĐ ngày 8 tháng 8 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế
thời kỳ 1996-2010 với nội dung chủ yếu sau:
I. ĐỊNH HƯỚNG
VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Về những định hướng:
Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thừa Thiên - Huế theo hướng:
- Gắn với phát triển vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, Vùng Bắc Trung bộ, để phù hợp chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa
phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái với việc giữ gìn bảo tồn,
tôn tạo các di sản văn hoá, củng cố an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng
đô thị đặc biệt là của thành phố Huế; khắc phục những hạn chế về giao thông, tạo
ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội,
nâng cao mức sống và trình độ dân trí, bảo đảm nguồn nhân lực cho yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Về mục tiêu:
Khai thác có hiệu quả mọi tiềm
năng và lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên để xây dựng tỉnh
Thừa Thiên - Huế phát triển, đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, tiến bộ
xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái, tăng cường an ninh quốc phòng; đưa tỉnh
trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch, đào tạo đại học,
y tế chuyên sâu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với một số chỉ tiêu chủ
yếu sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm đạt thời kỳ 1996-2010 đạt 12%-16% và thời kỳ 2001-2010 đạt 13-15%.
- Phấn đấu GDP bình quân đầu người
đạt 500-600 USD vào năm 2000 và đạt 1.700-1.800 USD vào năm 2010. Tỷ lệ huy động
ngân sách từ GDP đạt khoảng 22%-23% năm 2000 và 25,5%-32% năm 2010. Tỷ lệ tích
luỹ đầu tư từ GDP khoảng 9,5%-10,5% thời kỳ 1996-2000 và khoảng 17%-19% thời kỳ
2001-2010. Giá trị xuất khẩu năm 2000 đạt khoảng 50-70 triệu USD và năm 2010 đạt
khoảng 300-500 triệu USD. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số đến năm 2000 xuống
còn 1,9% và đến năm 2010 còn 1,5%; hàng năm tạo thêm việc làm cho khoảng 40-50
nghìn người trong độ tuổi lao động. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
dân cư, chống tái mù chữ, đến năm 2000 cơ bản phổ cập cấp 1 cho toàn dân, cấp 2
cho thanh niên thành thị và sau năm 2000 tiếp tục phấn đấu để tiến tới phổ cập
cấp 3 cho thanh niên toàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Về phát triển công nghiệp:
Hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng
thời chú trọng sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, xây dựng
và từng bước hoàn thiện các khu công nghiệp: Phú Bài, Chân Mây, Phong Thu, Tứ Hạ
và các điểm công nghiệp khác, trước hết là các cụm công nghiệp ven thành phố Huế.
Cần sử dụng nguyên liệu và tay nghề ở địa phương cho các ngành sản xuất vật liệu
xây dựng, ưu tiên đầu tư chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ cao cấp và các mặt hàng phục vụ du lịch, các ngành sản xuất kỹ nghệ cao
(như lắp ráp điện tử, ôtô, các sản phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông, lâm
nghiệp, công nghiệp chế biến).
2. Về du lịch - dịch vụ:
Phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh của cố đô Huế, xây dựng kết hợp cụm du lịch nghỉ đường biển và vùng núi
(Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Tân Mỹ, Thuận An, làng văn hoá A Lưới...), gắn
du lịch với các hoạt động văn hoá.
Phát triển du lịch phải đi đôi với
nâng cao chất lượng phục vụ tạo môi trường du lịch văn minh lịch sự, tăng sức hấp
dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
3. Về nông, lâm, ngư nghiệp: Phấn
đấu đạt sản lượng 20 vạn tấn lương thực vào năm 2000, 25-26 vạn tấn lương thực
quy thóc vào năm 2010. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày,
cây thực phẩm, cây ăn quả theo hướng vùng chuyên canh tập trung, trước hết xây
dựng vùng nguyên liệu mía từ 10.000-15.000 ha cho công nghiệp sản xuất đường và
sản phẩm sau đường, vùng cao su 10.000-15.000 ha để phối hợp với công nghiệp chế
biến ở Quảng Bình, Quảng Trị; mở rộng diện tích trồng cà phê, quế ở các huyện
miền núi; xây dựng vùng cây ăn quả tập trung với các loại cây đặc sản: thanh
trà, hồng, quít. Duy trì diện tích rừng khoanh nuôi và đẩy mạnh trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi trọc. Đẩy mạnh khai thác thuỷ sản theo hướng mở rộng diện
tích nuôi trồng và phát triển đánh bắt xa bờ.
4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
- Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp
cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. Cải tạo, và nâng cấp hệ
thống giao thông và các công trình chống lũ, chống ngập lụt trong thành phố, bảo
vệ môi trường sinh thái, cùng với việc hiện đại hoá hệ thống thôn tin liên lạc.
Thực hiện các dự án cấp nước, thoát nước cho các đô thị, các khu công nghiệp tập
trung, giải quyết nước sạch nông thôn, chống ô nhiễm nguồn nước đi đôi với việc
xử lý các chất thải rắn.
Trước mắt tập trung cải tạo,
nâng cấp, xây dựng các công trình: Sân bay Phú Bài, cảng Chân Mây, hệ thống
giao thông nối đường 68 và các cụm kinh tế vùng gò đồi với quốc lộ 1A, quốc lộ
49 nối với nước bạn Lào, đường vành đai của thành phố Huế, hệ thống giao thông
liên huyện và liên xã; góp phần xây dựng tuyến đường xa lộ Bắc - Nam và đường hầm
Hải Vân. Hoàn thành sớm kế hoạch đưa điện về 100% phường, xã.
Thực hiện một số dự án về trị
thuỷ sông Hương, sông Bồ như công trình Tả Trạch, Khe Lu, Cổ Bi, Thảo Long; đồng
thời nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê ngăn mặn ven đầm phá; có biện pháp chống
xâm thực, bảo vệ tính ổn định của các cửa biển Tư Hiền, Thuận An.
5. Về phát triển giáo dục, y tế,
văn hoá xã hội:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả
của hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Hoàn chỉnh các thiết chế của một trung tâm đại học đa ngành
của khu vực và hệ thống các trường dạy nghề chất lượng cao.
- Phát triển mạng lưới chăm sóc
sức khoẻ khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch
hoá gia đình.
- Xây dựng trung tâm y tế chuyên
sâu của miền Trung tại Huế.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng
của hệ thống phát thanh truyền hình, các hoạt động văn hoá thể dục thể thao. Vận
động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn
xã hội. Nâng cấp hệ thống bảo tàng, thư viện nhà trưng bày, nhà văn hoá và các
thiết chế văn hoá khác. Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nghệ nhân và củng cố tổ chức
các loại hình nghệ thuật truyền thống,.
- Có kế hoạch định cư tuyệt đại
bộ phận dân vạn đò ở sông Hương và dọc đầm phá.
III. NHỮNG GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU:
Để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cần thực hiện và vận dụng sáng tạo các biện
pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước. Sau khi quy hoạch tổng thể được phê duyệt, cần nghiên cứu lập và triển
khai các quy hoạch chi tiết, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các dự
án đầu tư trên cơ sở quy hoạch tổng thể này và từng bước đưa dần vào kế hoạch
trung hạn, ngắn hạn để thực hiện.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động
nghiên cứu, thực thi và đề xuất với Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách
phù hợp, có hiệu quả nhằm huy động được các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội đã đề ra. Là một tỉnh có thành phố cố đô, có những đặc điểm
riêng, tỉnh cần vận dụng đúng đắn các chính sách về đất đai, chính sách đối với
thành phố loại hai. Tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Huế cần nghiên cứu đề xuất
với Trung ương mô hình tổ chức và quản lý phù hợp, đặc biệt là các lĩnh vực quản
lý đô thị, quản lý di sản văn hoá, công tác đối ngoại.
Điều 2.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phải có kế hoạch kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện Quy hoạch một cách chặt chẽ, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất
để có những điều chỉnh hợp lý kịp thời phù hợp với định hướng phát triển chung
của vùng và cả nước. Các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ
tỉnh Thừa Thiên - Huế trong quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa
quy hoạch của tỉnh với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của các ngành
kinh tế - kỹ thuật - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và chương trình hợp
tác kinh tế tiểu vùng Mê Công.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên - Huế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 739/1997/QĐ-TTg năm 1997 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996-2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
|
No.
739/TTg
|
Hanoi
, September 06, 1997
|
DECISION RATIFYING THE
OVERALL PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THUA THIEN-HUE PROVINCE IN THE
1996-2010 PERIOD THE PRIME MINISTER Proceeding from the Law on Organization of
the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the President of the People�s Committee of Thua Thien-Hue
province in Report No.1061-TH/UBND of July 19, 1997 and the proposal of the
Minister of Planning and Investment in Document No.4844-BKH/VPTD of August 8,
1997, DECIDES: Article 1.- To ratify the Overall Plan
for Socio-Economic Development in Thua Thien-Hue Province in the 1996-2010
Period with the following main contents: I. ORIENTATIONS AND OBJECTIVE OF DEVELOPMENT 1. Orientations: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Associating the development of the key
economic region of Central Vietnam and the northern part of Central Vietnam in
order to fit in with the socio-economic development strategy of the whole
country. - Assuring the harmonious combination of
socio-economic development and preservation of the ecological environment with
the preservation and upgrading of the cultural relics and the strengthening of
national security and defense and social order and safety. - Upgrading the urban infrastructure especially
in Hue City, overcoming the shortcomings in communications, creating the motive
force for socio-economic development; developing cultural and social work,
raising the living standard and cultural level of the population, ensuring the
human resource for the need of industrialization and modernization; 2. Objective: Effectively developing all potentials and
advantages of the province in geographical conditions and natural resources in
order to build a developed Thua Thien- Hue province reaching the objectives of
economic development, social advancement, protection of the environment and
ecology and strengthening of security and defense; making it a center for
economic, cultural and tourist development, for university training and high
specialization in medical training of the key economic regions of Central
Vietnam with the following main targets: Average annual GDP growth rate: 12-16% in the
1996-2000 period, and 13-15% in the 2001-2010 period. Striving to reach a per capita GDP of 500-600
USD in the year 2000 and 1,700-1,800 USD in 2010. The rate of budget
mobilization from GDP shall reach about 22%-23% in 2000 and 25.5%-32% in 2010.
The rate of accumulation for investment from GDP shall reach 9.5% -10.5% in the
1996-2000 period and 17%-19% in the 2001-2010 period. The export value shall
reach 50-70 million USD in 2000 and 300-500 million USD in 2010. Striving to
reduce population growth rate to 1.9% in 2000 and 1.5% in 2010. Striving to
create jobs for 40,000-50,000 people in the working age annually. Raising the
material and spiritual life of the population, preventing the relapse of
illiteracy, basically universalizing primary education among the entire
population, junior high school education among the youth in the urban areas in
the year 2000 in order to continue striving to universalize senior high school
education among all the youth in the province. II. MAIN TASKS IN SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT: 1. Industrial development: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Tourism and service industry: Developing tourism into the economic spearhead
of the province. Preserving and upgrading the historic relics and scenic beauty
spots of the old imperial city of Hue, combining the building of the clusters
of shoreline and mountainous vacation sites in Lang Co, Canh Duong, Bach Ma,
Tan My, Thuan An, the A Luoi cultural village..., associating tourism with
cultural activities. Development of tourism must go alongside the
raising of the service quality in order to create a courteous and civilized
tourist environment and increase its attraction to tourists inside the country
and from abroad. 3. Agriculture, forestry and fishery: Striving to achieve 200,000 tons of food in the
year 2000, and 250,000-260,000 tons of food in paddy equivalent in 2010.
Strongly developing short and long term industrial plants, food plants and
fruit trees through concentration and specialization, first of all by building
a sugar cane material area of 10,000-15,000 hectares for the sugar industry and
after-sugar industry, a rubber growing area of 10,000-15,000 hectares in order
to coordinate with the rubber processing industry in Quang Binh and Quang Tri;
expanding the areas of coffee and cinnamon in the mountainous districts;
building a concentrated fruit tree area to grow such special product trees as
grapefruit, persimmon and tangerine. Maintaining the area of planted forests
and promoting forest planting and the greening of the wild lands and bare
hills. Stepping up the exploitation of aquatic products by expanding the area
of aquaculture and developing off shore fishery. 4. Development of infrastructure: Building along with upgrading and renovating the
system of infrastructure in the towns and countryside. Renovating and upgrading
the communications system and the constructions against flood and waterlogging
in the towns, protecting the ecological environment along with modernizing the
communications and liaison system. Implementing the projects of water supply
and drainage for the urban conglomerations, the concentrated industrial areas,
ensuring clean water for the rural areas, combating pollution of water sources along
with the disposal of solid wastes. In the immediate future, to focus on the
renovation, upgrading and building of the following projects: the Phu Bai
airport, the Chan May sea -port, the roads linking Highway 68 and the economic
clusters in the hilly economic areas with the national highway 1A and highway
49 linking with Laos, the peripheral roads of Hue City, the inter-district
transport system and intercommunal transport system; contributing to the
building of the North-South motorway and the Hai Van tunnel road. Speeding up
the electrification of 100% of the wards and communes. Implementing a number of projects to harness
Huong river and Bo river such as the Ta Trach, Khe Lu, Co Bi and Thao Long
projects; at the same time upgrading the existing systems and building a new
system of dykes to prevent saline water infiltration from lakes and lagoons;
taking measures against the infiltration of saline water and protecting the
stability of the Tu Hien and Thuan An estuaries. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Raising the quality and efficiency of the
educational and training system to meet the demand of industrialization and
modernization in human resource. Perfecting the institutions for a
multi-disciplinary higher education center of the area and the system of
high-quality vocational schools. - Developing the healthcare network to give
medical examinations and treatment to the population, carrying well the
population and family planning program. - Building a high-tech medical center of Central
Vietnam in Hue. - Broadening and raising the quality of the
system of radio and television, of the cultural and physical training and sport
activities. Motivating the population to take part actively in the building of
a civilized lifestyle, combating and eliminating social evils. Upgrading the
systems of museums, libraries and exhibition houses, cultural houses and other
cultural institutions. Training and fostering the contingent of artisans and
consolidating the organization of different traditional arts. - Working out a plan to resettle the
overwhelming majority of the people living on boats on Huong river and along
the lakes and lagoons. In order to ensure the implementation of this
plan, the People�s Committee of Thua Thien-Hue province should carry out and
creatively apply assorted measures in terms of mechanism and policies with a
view to mobilizing the different resources inside and outside the country. After the overall plan is ratified, it is
necessary to study and work out and carry out detailed plans and programs for
socio-economic development and investment projects on the basis of this overall
plan and step by step bring it into medium and short-term plans for
implementation. The People�s Committee of the province should
take the initiative in studying, carrying out and proposing to the Government
to issue appropriate and efficient mechanisms in order to mobilize resources to
carry out the set targets of socio-economic development. As a province where
lies the old imperial capital and having specific characteristics, the province
should correctly apply the policies on land and the policies for Category 2
cities. Thua Thien-Hue province and Hue city should study and propose to the
Central Government an appropriate organizational structure and managerial
model, especially as far as the urban management and management of cultural
relics and of external relations are concerned. Article
2.- The People�s Committee of Thua Thien-Hue shall have a plan to closely
inspect and monitor the implementation of the Overall Plan, regularly update
the newest information in order to make rational and timely readjustments in
keeping with the general development orientation of the region and the whole
country. The Ministries and the branches at the central level shall have to
coordinate with and assist Thua Thien-Hue province in the course of
implementation of this plan in order to ensure the unity between the plan of
the province with the strategy and overall plan of economic development of the
economic, technical and social branches, in conformity with the plan of the key
economic areas of Central Vietnam and the stragety of socio-economic
development of the whole country as well as the program of economic cooperation
of the Mekong sub-region. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. THE PRIME
MINISTER
Vo Van Kiet
Quyết định 739/1997/QĐ-TTg ngày 06/09/1997 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1996-2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
4.151
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|