ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 614/QĐ-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 12 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ÁP DỤNG LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư số
11/2019/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định
chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm
thực hiện hợp đồng không được hoàn trả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 33/TTr-SKHĐT ngày 18
tháng 02 năm 2020 về việc phê duyệt Kế hoạch áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
sử dụng nguồn vốn nhà nước giai đoạn 2020 - 2025
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế hoạch áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng sử dụng nguồn vốn nhà nước
giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (kèm theo Kế hoạch).
Điều 2.
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức
triển khai Kế hoạch áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng sử dụng nguồn vốn nhà nước
giai đoạn 2020 - 2025 trên phạm vi toàn tỉnh; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Quyết định này. Theo định kỳ hàng
năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh về tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban, ngành,
các cơ quan cấp tỉnh (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể); Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang
về việc phê duyệt Kế hoạch áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng sử dụng nguồn vốn
nhà nước giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (02b);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư (02b);
- Website Kiên Giang, Công báo tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Phòng: KTTH, KTCN, VHXH, TH;
- Lưu: VT, tmchau (01b).
|
CHỦ TỊCH
Phạm Vũ Hồng
|
KẾ HOẠCH
ÁP DỤNG
LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 614/QĐ-UBND ngày
12 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)
I. QUAN ĐIỂM
Sau khi Luật Đấu thầu năm 2013 được
ban hành thì việc lựa chọn nhà thầu qua mạng trở thành hoạt động bắt buộc đối với
các cơ quan nhà nước chứ không chỉ dừng lại ở mức khuyến khích triển khai như
trong giai đoạn thí điểm. Điểm khác biệt lớn nhất của lựa chọn nhà thầu qua mạng
là các bước chủ yếu được thực hiện trên mạng Internet, từ đăng tải thông báo mời
thầu, kế hoạch đấu thầu, cho đến thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu... về phía
nhà thầu, chỉ cần đăng ký chứng thư số, sau đó mua hồ sơ mời thầu (HSMT) và gởi
hồ sơ dự thầu (HSDT) cũng như tham gia lễ mở thầu... tất cả đều được tiến hành
qua mạng.
Triển khai đấu thầu qua mạng sẽ đảm bảo
được tính công khai, minh bạch của công tác lựa chọn nhà thầu. Tất cả bên mời
thầu, bên dự thầu chỉ cần ở trụ sở cơ quan và làm việc trên mạng Internet. Sau
khi HSMT được đưa lên mạng, trong suốt quá trình chuẩn bị lựa chọn nhà thầu,
nhà thầu có thể gởi HSDT lên mạng bất cứ lúc nào trước khi đóng thầu. Việc tiến
hành lựa chọn nhà thầu qua mạng cũng tránh được những tình huống tranh cãi,
tranh luận không cần thiết, mất thời gian.
Mặc khác, lựa chọn nhà thầu qua mạng
cũng là một thành phần quan trọng của Chính phủ điện tử; thông qua việc ứng dụng
tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động đấu thầu mua sắm
công trên cơ sở đảm bảo quản trị tốt, đem lại giá trị sử dụng hiệu quả vốn nhà
nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, tăng
cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, ngăn ngừa tham
nhũng và nâng cao niềm tin của người dân vào hoạt động mua sắm công.
II. MỤC TIÊU
1. Ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin, truyền thông vào công tác quản lý đầu
tư bằng nguồn vốn nhà nước để đảm bảo an toàn, bảo mật, hoạt động liên tục, ổn
định, giảm bớt hồ sơ bằng giấy, góp phần cải cách thủ tục hành chính theo mô
hình Chính phủ điện tử. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lựa chọn nhà thầu
qua mạng, cải tiến quy trình nghiệp vụ đấu thầu.
2. Tăng
cường tính công khai minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế; ngăn ngừa và
phòng, chống tham nhũng trong hoạt động mua sắm công, hạn chế mức thấp nhất các
sai sót trong quá trình lập hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu), hồ sơ dự thầu
(hoặc hồ sơ đề xuất) của các bên tham gia cũng như cán bộ làm công tác đấu thầu.
3. Thống
nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng theo
quy định đóng vai trò là một cổng thông tin điện tử duy nhất cho toàn bộ các hoạt
động đấu thầu mua sắm công giúp cho các chủ đầu tư, bên mời thầu và các nhà thầu
dễ dàng tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trên toàn quốc đặt tại địa chỉ
http://muasamcong.mpi.gov.vn.
4. Tiết
kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư và các bên khi tham gia hoạt động
đấu thầu.
5. Quán
triệt, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về công tác quản lý đấu thầu sử
dụng nguồn vốn nhà nước.
III. LỘ TRÌNH ÁP DỤNG LỰA CHỌN NHÀ
THẦU QUA MẠNG
Các ngành, các cấp, các chủ đầu tư,
Ban Quản lý dự án tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo lộ trình cụ thể
như sau:
1. Năm 2020:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào
hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có
giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu
không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa
chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua
mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 60% số lượng
gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá
trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu
thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.
2. Năm 2021
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào
hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có
giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu
không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn
nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua
mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 70% số lượng
gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá
trị gói thầu đạt tối thiểu 35% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu
thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.
3. Giai đoạn từ năm 2022 đến năm
2025
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp các ngành liên
quan đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
trên toàn tỉnh theo đúng lộ trình tại Kế hoạch này. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức, nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan tham gia
lựa chọn nhà thầu qua mạng.
b) Hằng năm tổng hợp đăng ký thực hiện
lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình được phê duyệt của các Sở, ban, ngành
cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố; chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành có
liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá đột xuất, hàng năm theo hướng
dẫn và yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
tham mưu tổng hợp tổng kết thực hiện Kế hoạch cuối năm 2025.
d) Thường xuyên phối hợp với các đơn
vị đào tạo có đủ năng lực, kinh nghiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lựa
chọn nhà thầu qua mạng cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và
các tổ chức cá nhân có nhu cầu tham gia.
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
Kế hoạch này. Trường hợp phát hiện các cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng
theo lộ trình áp dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh thực hiện mua sắm thường xuyên, mua sắm
công và các gói thầu sử dụng nguồn vốn sự nghiệp theo hình thức lựa chọn nhà thầu
qua mạng.
b) Hằng năm tổng hợp, đánh giá và báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư về thực hiện lựa chọn
nhà thầu qua mạng mua sắm thường xuyên, mua sắm công và các gói thầu sử dụng
nguồn vốn sự nghiệp theo hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng.
3. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển
khai áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng trong đấu thầu mua thuốc, thiết bị, vật
tư y tế.
4. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố; chủ đầu tư; Ban quản lý dự án:
a) Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư,
Ban Quản lý dự án và các phòng, ban chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của mình,
nghiêm túc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng theo lộ trình quy định.
b) Hằng năm theo kế hoạch vốn được
phân bố, các đơn vị lập Danh mục đăng ký các gói thầu phải lựa chọn nhà thầu
qua mạng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư trước
ngày 30/3 năm kế hoạch để theo dõi, giám sát, kiểm tra.
5. Quá
trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh; các Sở, ban,
ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phản ánh kịp thời về
Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải
quyết./.