I. NGUYÊN TẮC
QUẢN LÝ:
1. Nguồn vốn để đầu tư cho các dự án
đầu tư thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương là nguồn vốn
vay từ Ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy động từ trong nước... và phải được quản
lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng và các văn bản hướng
dẫn Luật hiện hành.
2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm
chính trước pháp luật về việc thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành,
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thực hiện dự án, quản lý
tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán, quyết toán theo các
quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao theo quy định quản lý dự án đầu tư và xây dựng. Tiếp nhận và sử dụng vốn
đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định
của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển. Chịu trách nhiệm về
sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện, khi thanh
toán (khối lượng phải theo thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi
công, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế); đảm bảo tính chính xác, hợp
pháp, hợp lệ của các số liệu, tài liệu cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ
quan chức năng của Nhà nước.
- Khi có khối lượng xây dưng cơ bản
đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ
thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhà thầu nộp đủ thủ tục thanh toán.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo
quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan;
cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ
quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm
tra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn
đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư của Nhà nước.
- Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu
tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.
- Được yêu cầu thanh toán vốn khi
đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước trả lời và giải thích những điểm
thấy chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện chức
năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh
toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ. Kho bạc nhà nước được phép tạm ngừng
thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không
đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời,
đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản
cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả
lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
- Trường hợp phát hiện quyết định
của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị
xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được
trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà
xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền,
đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để xem xét, xử lý.
- Thực hiện chế độ thông tin báo
cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư theo
đúng quy định do nhà nước ban hành.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư
cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công
tác kiểm soát thanh toán vốn.
- Tổ chức công tác kiểm soát,
thanh toán vốn theo đúng chế độ và quy trình nghiệp vụ do Bộ Tài chính và Kho bạc
Nhà nước quy định.
- Được phép tạm ngừng thanh toán vốn
hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc
trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo cấp có thẩm
quyền để xử lý.
- Hết năm kế hoạch, xác nhận số
thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân
sách nhà nước quy định cho từng dự án, nhận xét về chấp hành trình tự xây dựng
cơ bản, chấp hành định mức đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
4. Sở Tài chính thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước
đối với dự án, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài
chính, thẩm định quyết toán các công trình, hạng mục công trình trong Khu liên
hợp, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện việc bàn giao tài sản, vật tư,
tiền vốn và hạch toán thu chi Ngân sách nhà nước của dự án khi kết thúc.
- Thực hiện việc quyết toán vốn đầu
tư theo đúng quy định do nhà nước ban hành.
- Phối hợp với các cơ quan chức
năng hướng dẫn và kiểm tra chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện
dự án về chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản
lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý
các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, chi sai chế độ Nhà nước.
- Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà
nước, chủ đầu tư cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết để phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục
vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, các tài
liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định
về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu
tư theo quy định.
II. TRÌNH TỰ
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
1. Kế hoạch vốn đầu tư
1.1 Kế hoạch vốn hàng năm của công
trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để kiểm
soát rút vốn tạm ứng, thanh toán cho công trình, hạng mục công trình. Sau khi
có kế hoạch vốn đầu tư được duyệt, Ban Quản lý Dự án gửi kế hoạch vốn đầu tư
cho Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước tỉnh.
1.2 Việc lập kế hoạch vốn công
trình, hạng mục công trình thực hiện vào đầu năm tài chính và có thể điều chỉnh
hàng quý, sáu tháng và vào thời điểm cuối năm tài chính cho phù hợp với tình
hình thực tế.
2. Thanh toán vốn đầu tư cho dự án
được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước về việc hướng
dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
III. QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHI
1. Kiểm soát chi
1.1. Sau khi kiểm soát chi, Kho bạc
nhà nước tỉnh xác nhận vào phiếu giá thanh toán/bảng kê thanh toán/giấy đề nghị
tạm ứng (gọi chung là chứng từ thanh toán) cụ thể số tiền được phép thanh toán
hoặc tạm ứng.
1.2. Chứng từ thanh toán (bản gốc)
có xác nhận của Kho bạc là cơ sở để Ban Quản lý Dự án lập UNC cho người thụ hưởng
(các đơn vị tư vấn, nhà thầu...) từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phục vụ
(Sơ đồ thanh toán theo phụ lục đính kèm).
1.3. Số tiền Ban Quản lý Dự án xin
tạm ứng, thanh toán phải phù hợp với số vốn được Kho bạc xác nhận trên chứng từ
thanh toán. Mỗi chứng từ thanh toán chỉ được sử dụng một lần để kiểm soát chi
và thanh toán.
2. Quy trình kiểm soát chi:
Là việc Kho bạc kiểm tra, xác nhận
tính hợp lệ của khoản chi trước khi Ban quản lý dự án rút vốn thanh toán cho
người thụ hưởng.
- Khi có nhu cầu thanh toán, Ban
quản lý dự án lập bộ hồ sơ tạm ứng, thanh toán gửi Kho bạc đề nghị kiểm soát
chi.
- Hồ sơ kiểm soát chi thực hiện
theo quy định.
- Trong vòng 5 ngày làm việc, Kho
bạc kiểm tra hồ sơ, xác nhận phần vốn đủ điều kiện thanh toán.
- Trên cơ sở khoản chi đã được Kho
bạc xác nhận đủ điều kiện thanh toán, Ban Quản lý Dự án lập UNC chuyển tiền từ
ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (các đơn vị tư vấn, nhà thầu...).
Phần II
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO,
QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA
I. BÁO CÁO
1. Đối với chủ đầu tư:
- Định kỳ ngày 5 hàng tháng, chủ đầu
tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, thanh toán vốn của dự án
gửi cấp quyết định đầu tư, Kho bạc nhà nước và Sở Tài chính (Mẫu biểu theo phụ
lục đính kèm)
- Kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu
tư lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm gửi cấp quyết định đầu tư, Kho bạc
nhà nước và Sở Tài chính vào ngày 10 tháng 01 năm sau (Mẫu biểu theo phụ lục
đính kèm).
Báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong
năm phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong
năm, các vấn đề tồn tại và kiến nghị biện pháp giải quyết.
- Hết năm kế hoạch, chủ đầu tư lập
bảng đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong
năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước, gửi
Kho bạc nhà nước xác nhận (Mẫu biểu theo phụ lục đính kèm)
2. Đối với Kho bạc nhà nước:
Hết năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước
xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết
niên độ NSNN cho từng dự án do chủ đầu tư lập.
II. QUYẾT
TOÁN VÀ GHI THU - GHI CHI VÀO NSNN
1- Quyết toán và ghi thu
– ghi chi vốn đầu tư hàng năm:
Hết năm kế hoạch, trong thời gian
chỉnh lý quyết toán chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm theo biểu
mẫu quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ Tài chính
ban hành. Căn cứ vào báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập có xác nhận của Kho bạc
nhà nước, sở Tài chính lập thủ tục ghi thu - ghi chi vào ngân sách nhà nước và
hạcch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2- Quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
Khi công trình, hạng mục công
trình hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư;
người có thẩm quyền tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định về
chế độ quyết toán vốn đầu tư.
Trường hợp quyết toán được duyệt
mà số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án, chủ đầu tư
có trách nhiệm thu hồi lại của nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước số vốn thanh
toán thừa.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Quy trình này áp dụng trong quá
trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư dự án và các công trình trong dự án khu
liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ- Đô thị Bình Dương.
- Quy trình này áp dụng theo chế độ
thanh toán vốn hiện hành được quy định tại thoâng tư số 44/2003/TT-BTC ngày
15/5/2003 và thông tư số 45/2004/TT-BTC ngày 21/5/2004 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và
xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, khi Nhà
nước có thay đổi về chính sách, chế độ thì sẽ sửa đổi, bổ sung quy trình cho
phù hợp với yêu cầu quản lý của địa phương./.