Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 307/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Văn Liệt
Ngày ban hành: 17/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 307/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 17 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 14-CTR/TU NGÀY 10/12/2021 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XI VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chương trình số 14-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 130/TTr-SKHĐT-KT, ngày 14/01/2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU, ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT, 5.04.05.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Liệt

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 14-CTR/TU NGÀY 10/12/2021 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XI VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số……./QĐ-UBND, ngày….tháng …. năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU, ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU, ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Xác định cụ thể các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình số 14-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025. Các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch bám sát hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chương trình số 14-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phải có sự quyết tâm cao, tạo chuyển biến rõ nét trong chỉ đạo, điều hành, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, địa phương; phát huy tinh thần vượt khó, tận dụng mọi thời cơ, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện; sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và lộ trình phù hợp, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, có khả năng kết nối đồng bộ trong và ngoài tỉnh, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

Các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2021-2025:

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Kế hoạch đến năm 2025

I

Hạ tầng giao thông

 

 

1

Tổng số km cầu, đường giao thông xây dựng mới và cải tạo

Km

465

 

Trong đó:

 

 

 

+ Đường đô thị:

Km

34

 

+ Đường giao thông nông thôn:

Km

223

 

+ Đường huyện:

Km

65

 

+ Đường tỉnh:

Km

106

2

Số bến xe được xây dựng mới

Bến

01

3

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới

%

85

II

Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

 

 

1

Thủy lợi

 

 

1.1

Tổng số km đê bao xây mới, nâng cấp, sửa chữa

Km

132

1.2

Tổng số km kè xây mới, nâng cấp, sửa chữa

Km

11

1.3

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được khép kín thủy lợi, chủ động tưới tiêu

%

95

1.4

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới

%

100

2

Nước sạch nông thôn

 

 

2.1

Nâng cấp, mở rộng tuyến ống các trạm cấp nước sạch nông thôn

Km

358

Trong đó:

 

 

+ Phát triển mới

Km

214

+ Công suất tăng thêm

m3/ngày.đêm

18.600

+ Năng lực đáp ứng tăng thêm

Hộ

6.750

2.2

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

%

95

III

Hạ tầng năng lượng

 

 

1

Cải tạo và phát triển mới mạng lưới điện

Km

548

2

Dung lượng trạm biến áp tăng thêm

MVA

60

3

Công suất năng lượng mới, năng lượng tái tạo tăng thêm

MWp

100

4

Tỷ lệ hộ dân có điện kế chính

%

99,5

5

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới

%

100

IV

Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

 

 

1

Tỷ lệ cán bộ, công chức văn phòng có máy tính làm việc cấp xã

%

100

2

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

%

50

V

Hạ tầng đô thị

 

 

1

Tỷ lệ quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu đô thị (tỷ lệ 1/2000)

%

100

2

Tỷ lệ quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới

%

100

3

Tỷ lệ đô thị hóa

%

25

4

Tỷ lệ hộ dân đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

%

99

Trong đó:

 

 

+ Phát triển mới

Km

230

+ Công suất tăng thêm

m3/ngày.đêm

24.100

+ Năng lực đáp ứng tăng thêm

Hộ

7.630

III. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Nhiệm vụ

1.1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn

Rà soát, xây dựng phương án phát triển mạng lưới giao thông và triển khai đầu tư phát triển các công trình đầu mối, bến bãi và nâng cấp mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ theo quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, thông suốt, liên hoàn trong tỉnh, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông khu vực, đặc biệt là kết nối các tỉnh lộ, đường vào các khu, cụm công nghiệp với tuyến quốc lộ, cao tốc qua địa bàn; tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả, phá vỡ điểm nghẽn kết nối với các tỉnh giáp ranh, hình thành trục kinh tế, cũng như phát triển các khu vực, đô thị, du lịch có tuyến giao thông trọng yếu ngang qua.

Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành tham mưu cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ, tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 (như đường giao thông phát triển hạ tầng 04 xã cù lao huyện Long Hồ; đường vào khu du lịch Mỹ Hòa...). Nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục, triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh như Đường tỉnh 901, Đường tỉnh 902, Đường tỉnh 903, Đường tỉnh 904, Đường tỉnh 905, Đường tỉnh 907, Đường tỉnh 910; xây dựng mới các tuyến đường tỉnh như Đường tỉnh 909B, Đường tỉnh 910B.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2; Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống đường Quốc lộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57. Chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai dự án cầu Đình Khao và tuyến đường cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh.

Đầu tư nâng cao chất lượng các tuyến đường đô thị, đường huyện và giao thông nông thôn theo quy hoạch. Xây dựng, cải tạo một số tuyến đảm bảo kết nối với với các khu đô thị mới, cải tạo một số đường trung tâm thành phố Vĩnh Long như: đường Võ Văn Kiệt, đường Ranh Phường 2, Phường 9; đường Bờ kênh Phường 3, các tuyến đường đô thị mới theo quy hoạch. Đầu tư các tuyến đường nội ô thị xã Bình Minh, thị trấn Vũng Liêm; các tuyến đường nội ô thị trấn thuộc các huyện Bình Tân, Trà Ôn, Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, cụ thể

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh quy mô lớn, công nghệ cao đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đặc biệt là cây lúa, cây màu và cây ăn trái theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở bảo vệ bờ sông, nâng cấp các hệ thống thủy lợi kết hợp đồng bộ với các công trình hiện có để kiểm soát mặn, tiêu thoát nước, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm tổn thất trong sản xuất, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái, tài sản, tính mạng của người dân.

Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 như: Đê bao sông Măng Thít giai đoạn 2; Đê bao sông Hậu; Đê bao chống ngập thành phố Vĩnh Long... và triển khai đầu tư mới các dự án mang tính thích ứng biến đổi khí hậu, liên kết vùng như: Hệ thống thủy lợi Cồn Lục Sỹ (Trà Ôn); Hệ thống thủy lợi Mỹ Lộc - Mỹ Thạnh Trung - Long Phú - Song Phú (Tam Bình); Hệ thống thủy lợi Thanh Đức - Long Mỹ (Long Hồ, Mang Thít); Hoàn thiện Đê bao sông Mang Thít giai đoạn 2; Các dự án Kè chống sạt lở bờ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu và các sông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Cải thiện chất lượng nước của các hệ thống cấp nước tập trung khu vực nông thôn, trong đó tập trung nâng cấp các tuyến ống đầu mạng, nhằm giảm hao hụt nước, tăng cường áp lực nước đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn, mặn xâm nhập kéo dài.

1.3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực Vĩnh Long, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Đầu tư mạng lưới điện đáp ứng tiêu chuẩn N-1 (hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, liên tục khi có 01 phần tử tách khỏi lưới điện) đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 (hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, liên tục khi có 02 phần tử tách khỏi lưới điện) đối với vùng phụ tải đặc biệt. Phát triển truyền tải và phân phối đảm bảo an toàn, liên tục, đáp ứng yêu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp, sản xuất kinh doanh, đô thị hóa và an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Đầu tư và đưa vào vận hành các công trình trạm biến áp 110 kV Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, khu đô thị thành phố Vĩnh Long, Trạm 110kV Phước Hòa 2 (2x40MVA) và trạm 110kV khu công nghiệp Đông Bình (2x40MVA). Nâng công suất các trạm 110 kV ở Bình Minh, Phước Hòa và Vĩnh Long (từ 2x40 lên 2x63 MVA); thực hiện 02 xuất tuyến 110 kV thuộc trạm 220kV Vĩnh Long 3 (tách đường dây 110kV Vĩnh Long rẽ Tam Bình - Vũng Liêm, tách đường dây 110kV Phước Hòa - Bình Minh). Đầu tư phát triển các dự án năng lượng mặt trời, điện gió, các công trình lưới điện trung hạ thế và trạm biến áp.

1.4. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông; hướng dẫn, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Rà soát, nâng cấp phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số phục vụ công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các sở ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin và kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu của các cơ quan nhà nước phục vụ công tác quản lý điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp;

Hướng dẫn kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bưu chính, viễn thông của tỉnh phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia của Chính phủ.

1.5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Xây dựng hạ tầng đô thị phục vụ thu hút, phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, kết nối các đô thị trong tỉnh và trong vùng. Nâng cao chất lượng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị thông minh, thúc đẩy tăng trưởng tại các đô thị và tạo đà cho các vùng ven phát triển.

Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II đối với thành phố Vĩnh Long, tiêu chí đô thị loại III đối với thị xã Bình Minh. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và lập đề án công nhận đô thị loại IV đối với thị trấn Vũng Liêm và thị trấn Trà Ôn. Đầu tư hoàn thiện, nâng chất các tiêu chí của đô thị loại V đối với thị trấn Long Hồ, đô thị Phú Quới, huyện Long Hồ; thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít; thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình; thị trấn Tân Quới, huyện Bình Tân.

Huy động, sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để triển khai các dự án về nâng cấp phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long, xử lý nước thải thị xã Bình Minh.

2. Giải pháp

2.1. Tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện chương trình

a) Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Đổi mới và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự nhất quán, đồng thuận, phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong triển khai, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng các định hướng, mục tiêu kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đã đề ra.

Tuyên truyền để mỗi cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người dân trong tỉnh nắm vững chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng nhằm tạo sự thống nhất nhận thức trong nội bộ và nhân dân trong việc phát triển kết cấu hạ tầng là trách nhiệm, nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng bộ, của các cấp, các ngành và của người dân; chia sẻ hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

b) Các sở: Xây dựng; Công Thương; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông

Tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu rộng, đầy đủ cho đội ngũ các bộ, công chức, viên chức trong ngành, cơ quan về tầm quan trọng và vai trò, trách nhiệm chủ trì của ngành, cơ quan mình đối với việc đầu tư, phát triển lĩnh vực hạ tầng được giao tại kế hoạch này. Phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này gắn với phát động phong trào đi đua của ngành, cơ quan; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp thiết thực.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các đơn vị có liên quan

Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trong tình hình mới. Xây dựng, hoàn thiện kênh cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, nhất là thông tin về đầu tư các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả đầu tư công và đầu tư ngoài Ngân sách nhà nước), chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư, danh mục các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư, đầu mối tiếp nhận, trình tự thủ tục đầu tư...

2.2. Nâng cao hiệu quả, tăng tính khả thi của các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực

a) Sở Kế hoạch hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Tập trung xây dựng và triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tăng cường năng lực phân tích, đánh giá, dự báo để nâng cao chất lượng công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh để nâng cao tính khả thi của các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư.

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, địa phương trong xây dựng danh mục mời gọi, thu hút đầu tư và chuẩn bị xây dựng, cải tạo, nâng cấp các dự án kết cấu hạ tầng đảm bảo kết nối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước, phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công thương và thương mại, dịch vụ.

b) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố

Tổ chức lập và triển khai hiệu quả quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với thực tiễn và định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực, quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở các phương án phát triển trong Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm, các sở, ngành, địa phương theo chức năng, địa bàn, lĩnh vực quản lý tiến hành cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi; phát triển hệ thống đô thị và phân bố hệ thống điểm dân cư; phát triển mạng lưới thương mại, logistics; phát triển các khu, cụm công nghiệp;.... các công trình, dự án có tính chất kết nối, tạo động lực, nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Người đứng đầu các ngành, địa phương phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực trong chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai các phương án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc quy hoạch tỉnh.

2.3. Tăng cường huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật

a) Các sở: Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Thông tin và Truyền thông; Xây dựng

Xây dựng đội ngũ cán bộ, lao động chuyên môn, kỹ thuật lành nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế và có đủ năng lực tham gia thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật có qui mô lớn, hiện đại. Thường xuyên rà soát nhu cầu đào tạo, triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn, thiết kế, quản lý dự án, đấu thầu,… để nâng cao năng lực quản lý và triển khai dự án của cán bộ, CCVC, doanh nghiệp.

Tập trung triển khai dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Lồng ghép hiệu quả vốn sự nghiệp giao thông, thủy lợi, các chương trình khuyến nông, khuyến công,…với các nguồn vốn đầu tư công, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn khác để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi,… hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

b) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo lĩnh vực, địa bàn, phân cấp quản lý:

Tham mưu các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu đầu tư (trọng tâm là đầu tư công), đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng trọng yếu. Huy động, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, kết hợp chặt chẽ quá trình xây dựng nông thôn mới và đô thị hóa. Công khai, minh bạch quá trình sử dụng vốn đầu tư, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với chất lượng và tiến độ của dự án. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong chỉ đạo chủ động thực hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng, đảm bảo các dự án đủ điều kiện phân bổ kế hoạch vốn và triển khai thực hiện. Nghiên cứu, đề xuất danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch.

c) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp, các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong tình hình mới.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan

Quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên cát phục vụ cho các công trình, dự án, ưu tiên cho các công trình trọng điểm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên cát, nước. Giải quyết tốt các vấn đề đất đai để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án theo quy hoạch.

e) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Nghiên cứu, tham mưu phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, vật liệu không nung, tái chế, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Đẩy nhanh tiến độ, hình thành các khu tái định cư phục vụ người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

g) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Tích cực tham gia các hoạt động liên kết vùng trong đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi để đảm bảo tính tương thích, linh hoạt, tránh lãng phí và phát huy nguồn lực đầu tư.

Tập trung huy động mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn vay ưu đãi, vốn của các tổ chức, vốn đóng góp của người dân và vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị, giao thông, năng lượng. Khuyến khích thu hút phát triển các dự án hạ tầng theo hình thức đối tác công tư.

h) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Tập trung triển khai dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với các nguồn vốn theo phân cấp, nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Lồng ghép hiệu quả vốn sự nghiệp với các nguồn vốn khác để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi,…trên địa bàn.

i) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

Triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các chính sách tín dụng, các chương trình đầu tư tín dụng có liên quan đến đầu tư kết cấu hạ tầng; chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường cho vay dự án xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định với lãi suất hợp lý.

k) Công ty Cổ phần Cấp nước Vĩnh Long.

Đẩy nhanh đầu tư mở rộng, nâng công suất cấp nước cho toàn hệ thống, đầu tư mở rộng tuyến cấp nước sạch các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới, đồng thời chú ý về chất lượng nguồn nước cung cấp, đảm bảo sức khỏe người dân.

2.4. Tập trung cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan

Tiếp tục tham mưu triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tập trung đầu mối, liên thông giữa các ngành, địa phương có liên quan. Công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính về cấp phép đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, các thủ tục về đất, thuế. Thường xuyên rà soát, đưa các thủ tục đủ điều kiện để thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở quản lý xây dựng chuyên ngành và cơ quan, đơn vị liên quan:

Tăng cường đối thoại, hỗ trợ giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư và người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động và các nội dung khác liên quan đến dự án đầu tư.

Giám sát chặt chẽ lộ trình triển khai các dự án theo tiến độ, việc tuân thủ chặt chẽ các bước của quy trình đầu tư. Thanh tra, kiểm tra, làm rõ vai trò, trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu trong xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quyết định các chương trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư hiện có, chính sách tái định cư, chính sách xã hội hóa… để tăng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Rà soát, điều chỉnh cơ chế, tăng cường phân cấp đảm bảo huy động nhanh, kịp thời nguồn lực của các cấp đáp ứng yêu cầu phát triển và ứng phó khẩn cấp thiên tai.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Phát huy vai trò, tính tiên phong của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để triển khai các dự án.

V. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giám đốc các sở: Xây dựng; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch này; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển hạ tầng được giao tại kế hoạch này; kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch này; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai và kết quả đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc địa bàn quản lý; đôn đốc, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành trong triển khai các công trình kết cấu hạ tầng qua địa bàn cấp huyện, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao cho cơ quan, đơn vị tại kế hoạch này; chủ động, thường xuyên theo dõi, kịp thời đề ra các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ vào tình hình thực tế, phân cấp quản lý, khả năng cân đối ngân sách để tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các phụ lục đính kèm kế hoạch này.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long, các cơ quan thông tấn báo chí chủ động hỗ trợ các sở, ngành, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến sâu rộng kế hoạch này; tăng các chương trình thông tin về các hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh và kết quả thực hiện kế hoạch để tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và người dân.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình số 14-CTr/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 307/QĐ-UBND ngày 17/02/2022 Kế hoạch thực hiện Chương trình 14-CTr/TU thực hiện Nghị quyết về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.218

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!