ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2716/QĐ-UBND
|
Rạch
Giá, ngày 19 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TỪ NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VÀ THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định
số 64/2001/QĐ-TTg, ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang tại Tờ rtình số
423 /TTr-SNgV ngày 12 tháng 11 năm 2008 về việc ban
hành hướng dẫn quy trình và phê duyệt Chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ
phi Chính phủ nước ngoài và thủ tục đăng ký hoạt động của các Tổ chức phi Chính
phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo quyết định
này “Hướng dẫn quy trình thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án từ nguồn vốn
viện trợ Phi chính phủ nước ngoài và Thủ tục đăng ký hoạt động của các Tổ chức
phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang".
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực
sau 15 ngày kể từ ngày ký, những văn bản trước đây trái với Quyết định này đều
bãi bỏ.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký, những văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- TT. HĐND,
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Như điều 3 của QĐ;
- Lãnh đạo VP + NCPC;
- Sở Ngoại vụ;
- Lưu VT, phcong.
|
CHỦ TỊCH
Bùi Ngọc Sương
|
HƯỚNG DẪN
VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN TỪ NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2716/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
A.
Quy trình thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ phi
Chính phủ nước ngoài
I. Quy định
chung
1. Viện trợ phi chính
phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là viện trợ PCP) được đề cập
trong Hướng dẫn này được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mục
đích lợi nhuận của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác và cá
nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi tắt là
Bên tài trợ) hỗ trợ cho các cơ quan, ban ngành, địa phương, các tổ chức nhân
dân (bao gồm đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã
hội- nghề nghiệp và một số tổ chức khác) thuộc tỉnh Kiên Giang (gọi tắt là Bên
tiếp nhận viện trợ) nhằm thực hiện các mục tiêu nhân đạo
và phát triển tỉnh nhà.
Viện trợ PCP bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
- Viện trợ thông qua
các chương trình, dự án.
- Viện trợ phi dự án
(bao gồm cả khoản cứu trợ khẩn cấp).
2. Giải thích từ ngữ
Trong Hướng dẫn này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Chương trình” là một
tập hợp các dự án liên quan đến nhau, liên quan đến nhiều ngành kinh tế kỹ thuật,
nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau, cần được thực hiện thông qua
phương pháp tiếp cận liên ngành, thời gian thực hiện tương đối dài và phương tiện
để thực hiện cần được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo nhiều phương thức
khác nhau.
- “Dự án” là một tập
hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ
thể trong một thời hạn nhất định với những nguồn lực xác định.
- “Viện trợ phi dự án” là các khoản viện trợ không có chương trình, dự án. Viện
trợ này được cung cấp dưới dạng hiện vật (hàng hoá, vật tư, thiết bị), tiền mặt
hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện) cho các mục đích nhân đạo, từ
thiện (sau đây gọi chung là nhân đạo).
- “Cứu trợ khẩn cấp”
là khoản viện trợ thuộc viện trợ phi dự án được thực hiện khẩn trương ngay khi
xảy ra các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, hoặc các tai họa khác) và kéo dài tối
đa là 2 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt. Sau thời hạn trên, nếu
khoản cứu trợ này vẫn được tiếp tục thì được coi là viện trợ khắc phục hậu quả
sau khẩn cấp.
II. Thẩm quyền
phê duyệt các khoản viện trợ PCP
1. Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt
a) Các chương trình,
dự án sử dụng viện trợ PCP có mức vốn 500.000 USD trở lên.
b) Mọi chương trình,
dự án có nội dung liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, cải cách hành
chính, văn hoá thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh.
c) Các khoản viện trợ
phi dự án có giá trị từ 200.000USD trở lên.
d) Các khoản viện trợ
phi dự án hỗ trợ các hoạt động có nội dung nêu tại điểm b Mục 1.
e) Các chương trình,
dự án và các khoản viện trợ phi dự án có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập
khẩu (ô tô, xe máy, hàng hoá và trang thiết bị đã qua sử dụng và một số loại
tân dược theo danh mục được quy định) theo quy định của Chính phủ.
f) Các khoản cứu trợ khẩn cấp không có địa chỉ cụ thể (Bên tài trợ không ấn định cứu trợ cho một địa phương cụ thể nào).
2. Ủy ban
nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt
a. Các chương trình,
dự án có mức vốn dưới 500.000 USD (trừ điểm b, điểm e Mục
1).
b. Các khoản viện trợ
phi dự án có giá trị dưới 200.000 USD (trừ điểm đ và e Mục 1).
c. Mọi khoản cứu trợ
khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể.
II. Thủ tục thẩm
định, hồ sơ trình xin tiếp nhận viện trợ
1. Về thủ tục
thẩm định
Khi được tổ chức phi
chính phủ nước ngoài đồng ý tài trợ một chương trình, dự
án hoặc các khoản viện trợ phi dự án (có thư
cam kết tài trợ chính thức), Bên tiếp nhận viện trợ trình hồ sơ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt
chương trình, dự án cần thực hiện bao gồm các bước sau:
1. Đối với viện trợ
theo chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ:
- Sở Kế hoạch và Đầu
tư thẩm định.
- Sở Ngoại vụ tổng hợp
hồ sơ báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối với viện trợ
theo chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh:
Sở Ngoại vụ chủ trì
phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định
chương trình, dự án trình UBND tỉnh phê duyệt (phần thẩm định giao cho Sở Kế
hoạch và Đầu tư).
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm
định chương trình, dự án của đơn vị tiếp nhận.
- Ý kiến của cơ quan
chủ quản (nếu có).
Vãn bản kèm theo gồm:
+ Văn kiện chương
trình, dự án đã được hai bên thống nhất (Đã được dịch thuật);
+ Văn bản thông báo
cam kết tài trợ tài chính cho chương trình, dự án của tổ chức tài trợ và/hoặc bản
ghi nhớ hay Thoả thuận hợp tác được ký kết giữa đơn vị tiếp nhận và tổ chức tài
trợ.
+ Bản sao Giấy phép
được Ủy ban công tác về các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài
(Việt Nam) cấp cho các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài.
2. Hồ sơ
trình xin tiếp nhận viện trợ
a) Đối với
dự án viện trợ
- Tờ trình của cơ
quan tiếp nhận viện trợ về việc xin tiếp nhận dự án, trong đó nêu rõ sự cần thiết
của việc tiếp nhận dự án. Đồng thời phải đề cập các chi tiết sau đây:
Bên tài trợ: Tên tổ
chức, cá nhân tài trợ, quốc tịch, người đứng đầu tổ chức tại Việt Nam, Văn
Phòng đại diện tại Việt Nam, tổ chức đã có Giấy phép hoạt động tại Việt Nam do Ủy ban Công tác về các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (Việt Nam) cấp.
Về dự án tài trợ: Tên
dự án tài trợ, mục tiêu, các hoạt động dự kiến, kinh phí, thời gian thực hiện,
địa bàn dự kiến triển khai và đối tượng hưởng lợi.
Hồ sơ kèm theo
+ Văn bản thỏa thuận hoặc
biên bản thống nhất của Bên tài trợ và Bên tiếp nhận viện trợ (có bản dịch thuật).
+ Có văn bản kết quả
thẩm định của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang.
+ Ý kiến của cơ quan
chuyên môn, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có).
b) Đối với
viện trợ phi dự án
- Tờ trình của cơ
quan tiếp nhận viện trợ, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tiếp nhận. Đồng
thời phải đề cập các chi tiết sau đây:
Bên tài trợ: Tên tổ
chức, cá nhân tài trợ, quốc tịch, người đứng đầu tổ chức tại Việt Nam, Văn
Phòng đại diện tại Việt Nam,...
Về khoản viện trợ:
Tên khoản viện trợ, mục tiêu, các hoạt động dự kiến, kinh phí, thời gian thực
hiện, địa bàn dự kiến triển khai và đối tượng hưởng lợi.
- Ý kiến của cơ quan
chủ quản (nếu có).
Hồ sơ kèm theo gồm:
+ Bản sao giấy phép của
tổ chức tài trợ (nếu có)
+ Văn bản thỏa thuận
về hàng viện trợ hoặc văn bản cam kết viện trợ của nhà tài trợ về việc viện trợ
kèm theo chi tiết cụ thể như: mục đích, nội dung, danh mục, số lượng và giá trị
lô hàng (đối với hàng hóa có chất lượng 100%).
+ Văn bản xác nhận Cơ
quan thẩm quyền của bên tài trợ về chất lượng hàng viện trợ (đối với hàng hóa
có chất lượng từ 80% trở lên).
+ Vận đơn hàng hóa.
+ Văn bản của tổ chức
tài trợ thông báo cam kết tài trợ về hàng viện trợ, tiền viện trợ, dưới hình thức
chuyên gia kể cả chuyên gia tình nguyện.
+ Kế hoạch phân phối hàng viện trợ của Cơ quan tiếp nhận.
Lưu ý:
- Không thỏa thuận tiếp
nhận các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trong trường hợp tiếp
nhận chuyên gia và tình nguyện viên:
Ngoài các thủ tục
trên thì trong Tờ trình đề nghị tiếp nhận phải có lý lịch trích ngang của tình
nguyện viên hoặc chuyên gia; thời gian làm việc, các điều kiện ăn ở, đi lại, địa
điểm làm việc và công việc được giao tại Việt Nam.
- Đối với những trường
hợp đặc biệt: Trong trường hợp tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả
do thiên tai, rủi ro, ... xét tính cấp thiết của việc tiếp
nhận và phân phối viện trợ, các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể trực tiếp tiếp
nhận và phân phối viện trợ trước khi trình UBND tỉnh. Sau khi tiếp nhận và phân
phối hàng xong phải có báo cáo UBND tỉnh bằng văn bản
thông qua Sở Ngoại vụ. Thủ trưởng các Cơ quan, đon vị, người đứng đầu địa
phương tiếp nhận và phân phối viện trợ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về
việc tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ này.
III. Quy trình
giải quyết hồ sơ
1. Thời
gian giải quyết
a. Chương trình, dự án hoặc các khoản viện trợ dự án/ phi dự án thuộc thẩm quyền
phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
- Trong vòng 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Sở Ngoại vụ,
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định dự án hoặc
các khoản viện trợ dự án/ phi dự án.
- Trong vòng 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Ngoại vụ tổng hợp văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
- Trong vòng 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Ngoại vụ, UBND tỉnh xem
xét ban hành văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch-Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
- Thời gian xử lý tại
các Bộ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ tối đa là 30
ngày làm việc, trừ trường hợp các dự án cần phải chỉnh sửa theo kết luận tại
báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, thời gian sẽ dài hơn tùy thuộc vào việc chỉnh sửa
dự án giữa Chủ dự án với Bên tài trợ.
b. Chương
trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh
- Đối với các chương
trình, dự án có quy mô nhỏ, đơn giản, sau khi xem xét hồ sơ dự án, Sở Ngoại vụ
trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Đối với hồ sơ có
tính chất phức tạp, sau khi tiếp nhận hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc Sở Ngoại
vụ sẽ chuyển hồ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
- Trong vòng 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ Sở Ngoại vụ,
Sở Kế hoạch và Đầu tư phải có ý kiến chính thức bằng văn bản. Quá thời hạn
trên, nếu Sở Kế hoạch và Đầu tư không có ý kiến thì được
coi là đồng ý với nội dung của chương trình, dự án.
- Trên cơ sở thẩm định
của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời gian 02 ngày làm việc Sở Ngoại vụ sẽ tổng
hợp kết quả thẩm định dự án, trình UBND tỉnh kèm theo dự thảo Quyết định phê
duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh. Thời gian xét duyệt hồ sơ của UBND tỉnh là 05
ngày làm việc.
c. Số lượng
hồ sơ chương trình, dự án giao nộp
Số lượng giao nộp là
06 bộ đối với chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ; 04 bộ đối với chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê
duyệt của UBND tỉnh, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc.
2. Nơi tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ
Phòng Lãnh Sự-Việt kiều,
Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ số 03 đường Bạch Đằng, thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang (điện thoại/Fax: 077.3863024).
B.
Thủ tục chuẩn y Giấy Đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Kỉên Giang
I. Hồ sơ
đăng ký
- Tờ trình đề nghị xác
nhận Giấy Đăng ký hoạt động của Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang.
- Giấy phép hoạt động
tại Kiên Giang do Ủy ban công tác về các Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài (Việt
Nam) cấp.
- 05 Giấy Đăng ký hoạt
động (Mẫu dùng cho TCPCPNN đã được cấp Giấy phép hoạt động
tại Việt Nam)
II. Quy
trình giải quyết hồ sơ
1. Thời
gian giải quyết
07 (bảy) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2. Nơi tiếp
nhận, xử lý và trả hồ sơ
Phòng Lãnh Sự-Việt kiều,
Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ số 03 đường Bạch Đằng, thành phố Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang (điện thoại/Fax: 077.3863024).
C. Tổ chức
thực hiện
- Giao cho Sở Ngoại vụ
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương
triển khai thực hiện hướng dẫn này.
- Các ngành, địa
phương, đơn vị và tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt đông viện trợ với các tổ chức PCP phải tuân thủ qui định này.
- Mọi hành vi vi phạm
của các ngành địa phương, đơn vị, tổ chức cá nhân trong việc
vận động tiếp nhận phân phối sử dụng và quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức
PCP, tuỳ theo mức độ vi phạm điều bị xử lý nghiêm theo qui định của Pháp luật.
- Trong quá trình thực
hiện nếu có gì vướng mắc, các cơ quan, địa phương đơn vị kịp thời phản ánh UBND
tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, sửa đổi bổ sung
Hướng dẫn này cho phù hợp./.