THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
260/2005/QĐ-TTG
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các công văn số
7874/BKH-CLPT ngày 07 tháng 12 năm 2004, số 5835/BKH-CLPT ngày 29 tháng 8 năm
2005; ý kiến các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đối với toàn bộ lãnh thổ phía Tây
đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Hòa Lạc đến ngã tư Bình Phước thuộc địa phận 15 tỉnh:
Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bình
Dương, nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên và tài nguyên của Vùng, nhất là khi có đường Hồ Chí Minh để xây dựng Vùng
phía Tây phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội, củng cố về quốc phòng và an
ninh biên giới, lành mạnh về môi trường, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vùng biên giới.
Điều 2. Mục tiêu phát
triển chủ yếu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng
9 – 10% thời kỳ 2006 – 2010; 10 – 10,5% thời kỳ 2011 – 2020. GDP bình quân đầu
người năm 2010 bằng 1,7 lần so với năm 2005; năm 2020 bằng khoảng 2,2 lần so với
năm 2010. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Vùng với tỷ trọng GDP của các ngành
như sau: nông, lâm nghiệp là 45%, công nghiệp, xây dựng 20%, dịch vụ 35%; đến
năm 2020 tỷ trọng tương ứng của các ngành trên là 30% - 30 % - 40%.
2. Đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng
mức bình quân cả nước; 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 85 – 90% trẻ
dưới 5 tuổi được đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, 100% các trường lớp được
kiên cố hóa; giảm trẻ em suy dinh dưỡng còn 22 – 25%; 70% số xã có trạm y tế,
80 – 85% số hộ được dùng nước sạch, 60% làng, bản có đội văn hóa quần chúng,
85% làng, bản có nhà văn hóa, phòng đọc sách, 50% số xã có thư viện.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới mức
bình quân cả nước, 70 – 80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 100% trẻ dưới
5 tuổi được đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, 100% các trường lớp được kiên
cố hóa; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15 – 20%; 80 – 85% số xã có bác sĩ và
có trạm y tế, 90 – 95% số hộ được dùng nước sạch, 70 – 75% làng, bản có đội văn
hóa quần chúng, 90% làng, bản đạt chuẩn làngvăn hóa, phòng đọc sách, 60% số xã
có thư viện.
3. Phát triển và khôi phục lại phần diện tích rừng
bị tàn phá và do khai thác không đúng mục đích quy hoạch nhằm trả lại cảnh quan
và môi trường của Vùng.
4. Có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện để các già
làng, trưởng bản có nhận thức về chính trị và xã hội cao; tích cực vận động con
cháu và đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và phát huy kinh nghiệm sản xuất để nâng cao đời sống của gia đình và cộng
đồng dân tộc mình.
5. Chính trị, an ninh ổn định, văn hóa – xã hội
phát triển. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế với
bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Điều 3. Nhiệm vụ và các
giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt.
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành các ngành – sản phẩm chủ lực, thu hút
nhiều lao động hoạt động trong khu vực kinh tế dịch vụ, công nghiệp và nông,
lâm nghiệp hàng hóa.
a) Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa
chuyên canh, cần đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp về giống, công nghệ bảo quản, chế biến phù hợp và công
tác khuyến nông, tạo điều kiện cho cư dân trong Vùng phát triển có hiệu quả những
cây trồng, vật nuôi có ưu thế của từng vùng. Đối với vùng khó khăn, các xã biên
giới cần có chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đầu tư thuỷ lợi nhỏ, hướng dẫn
cách làm ăn, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước vươn
lên làm giàu, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển
ngành nghề nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
theo hướng phát triển làng nghề, đa dạng hóa ngành nghề.
Lựa chọn một số cây trồng như ngô, sắn phục vụ
công nghiệp chế biến, thay thế trên các vùng đất lúa không đảm bảo nước tưới.
Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phù hợp với điều kiện
sinh thái ở từng khu vực trong Vùng. Phát triển cây ăn quả ở những nơi có nhiều
điều kiện thuận lợi, với những giống cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới. Phát triển
đậu tương, đậu đỗ các loại theo hướng chuyên canh, tập trung sản xuất nông sản
hàng hóa.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sửa, chủ
yếu dựa vào hộ gia đình và trang trại là chính. Các doanh nghiệp nhà nước, hợp
tác xã và các tổ chức kinh tế tư nhân làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông…
và bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
Tận dụng mặt nước hiện có, nhất là diện tích mặt
hồ thủy điện và thủy lợi để phát triển thủy sản. Cùng với việc nuôi các loài cá
bản địa, cần đưa nhanh các giống mới vào nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị
cao. Bổ sung cá giống vào các hồ để khôi phục và phát triển nguồn lợi gắn với
du lịch sinh thái và bảo tồn quỹ gen.
Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài để nâng độ cây xanh che phủ nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước cho vùng
đồng bằng ven biển phía Đông, hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công
nghiệp giấy, gỗ ván nhân tạo, vùng trồng rừng cây gỗ lớn, cây đặc sản.
Thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái
sinh rừng hiện có, bao gồm; rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các
khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng di tích lịch sử đã xếp hạng.
b) Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên
khoáng sản, đất, rừng, nước và các dạng tài nguyên khác.
Từng bước xây dựng một số cơ sở sản xuất công
nghiệp quy mô lớn làm trung tâm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở từng khu
vực như luyện kim ở Thạch Khê; bô xít, phát triển thủy điện ở Đắk Nông; vàng,
quặng phóng xạ, nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tây Quảng Nam; vàng, kaolin,
nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tây Quảng Trị, Tây Thừa Thiên Huế…
Tập trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và
nâng cấp các cơ sở chế biến nông, lâm sản theo quy hoạch. Việc đầu tư cơ sở chế
biến phải căn cứ vào thị trường tiêu thụ, khả năng phát triển vùng nguyên liệu.
Đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Tiếp tục nghiên cứu đầu tư những công trình thủy
điện gắn với thủy lợi; ưu tiên đầu tư thủy điện nhỏ ở khu vực có điều kiện.
Tập trung đầu tư chiều sâu các nhà máy xi măng
hiện có trên Vùng.
Tổ chức lại sản xuất ngành cơ khí, đầu tư chiều
sâu đổi mới thiết bị ở những cơ sở cơ khí hiện có. Trước hết, tăng năng lực
ngành cơ khí sửa chữa, sản xuất sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp. Khôi phục, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cải tiến mẫu
mã, nâng cao chất lượng hàng thổ cẩm của đồng bào các dân tộc. Khôi phục và
phát triển các nghề truyền thống.
Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - dịch vụ, các tổ hợp đa nghề tại các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ.
Xây dựng các cụm công nghiệp quy mô khoảng 50 – 60 ha theo quy hoạch.
c) Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ
Phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu, các di tích lịch
sử và danh lam, thắng cảnh để phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng.
Đầu tư khai thác tốt các Khu kinh tế cửa khẩu (Cầu
Treo, tỉnh Hà Tĩnh; Cha Lo, tỉnh Quảng Bình; Bờ Y, tỉnh Kon Tum; Đức Cơ (CK19),
tỉnh Gia Lai; Bonuê, tỉnh Bình Phước) và Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh
Quảng Trị; hình thành thêm các khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch để làm hạt
nhân phát triển dịch vụ, du lịch và đẩy mạnh hợp tác, mậu dịch đường biên tại
các cửa khẩu như Tén Tần, Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa; Nậm Cắn, Thanh Thủy, tỉnh Nghệ
An; Hồng Vân, A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đắk Chưng, tỉnh Quảng Nam, Bu Prăng,
Đắk Per, tỉnh Đắk Nông…
Phát triển mạng lưới thương mại ở trung tâm cụm
xã, xã và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa hai
chiều. Xây dựng mạng lưới chợ. Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số trung tâm
thương mại và chợ nội địa.
Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di
tích văn hóa truyền thống, bản sắn dân tộc để phát triển du lịch. Hình thành
khu du lịch sinh thái, các vườn quốc gia hiện có trong vùng và một số điểm du lịch
khác. Phát triển các điểm du lịch tại khu vực gắn với tuyến, điểm du lịch quốc
gia, đặc biệt là gắn với tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh.
Phát triển và mở rộng cung cấp dịch vụ bưu chính,
viễn thông qua việc mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động, phát triển các điểm
truy cập internet, điểm phục vụ bưu chính - viễn thông tại các đô thị, các điểm
dừng, điểm nghỉ trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống
bưu chính - viễn thông tại các Khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến thông tin liên lạc
kết nối các điểm dân cư với đồn biên phòng dọc tuyến biên giới.
Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, dịch vụ thông tin, tư vấn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công…
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là mạng
lưới giao thông liên vùng, giao thông dọc biên giới, hình thành hệ thống đô thị
trung tâm của từng tiểu vùng gắn với bố trí lại dân cư.
- Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.
Nối thông các tuyến tạo ra mạng lưới giao thông
đồng bộ liên hoàn, liên thông giữa các tỉnh, tỉnh với huyện, huyện với xã. Tiếp
tục đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với hệ thống biển báo hiệu
và các công trình khác kết hợp với các trạm cung cấp nhiên liệu.
Triển khai xây dựng đường hành lang biên giới từ
Tây Thanh Hóa qua Tây Nghệ An, quốc lộ 14C từ Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kéo dài nối
đường N1 để hình thành tuyến dọc biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia.
Cải tạo nâng cấp trục đường ngang Đông – Tây kết
nối đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 1A với các cảng biển quan trọng.
Xây dựng các tuyến trục giao thông nối từ đường
Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu biên giới.
Xây dựng các đường ô tô đến Trung tâm xã đối với
các xã chưa có đường ô tô. Các tuyến giao thông nối các trục giao thông chính đến
trung tâm các xã trong vùng để đảm bảo 100% số xã hoặc cụm xã có đường ô tô với
mặt đường nhựa, bê tông xi măng hoặc cấp phối đến trung tâm. Xây dựng kiên cố cầu,
cống ngầm.
Tu bổ, nâng cấp các công trình hiện có đầu tư
công trình mới, ưu tiên các công trình để tăng thêm diện tích trồng lúa, tưới
cây công nghiệp, cây trồng khác và nước cho sinh hoạt. Tiếp tục đầu tư đồng bộ
các công trình hồ chứa nước nhỏ, công trình đầu mối đến các kênh mương, các
công trình thủy lợi nhỏ ở các xã đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục phát triển mạng lưới thông tin liên lạc,
phát triển các bưu cục, chú trọng các xã thuộc vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa,
các xã đặc biệt khó khăn… Sử dụng có hiệu quả tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh
và phát triển các đường cáp theo các cạnh ngang của kết cấu chữ H để phát triển
hệ thống viễn thông.
Tiếp tục đầu tư phát triển các điểm bưu điện,
văn hóa xã, cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đến người dân ở
các vùng sâu, vùng xa.
Phát triển mạng lưới phát thanh đến xã, từng bước
hiện đại hóa mạng lưới truyền hình, tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng các
dân tộc nhằm phục vụ tốt nhu cầu cho nhân dân trong Vùng.
Xây dựng mạng lưới điện và hệ thống cấp nước sạch
theo quy hoạch và bước đi thích hợp.
- Phát triển hệ thống đô thị, các điểm dân cư
nông thôn và các điểm dừng trên đường Hồ Chí Minh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng các đô thị (thị trấn) hiện
có và hình thành một số thị trấn mới:
Đối với khu vực Tây Hà Tây và Hòa Bình: xây dựng
cơ sở hạ tầng 13 thị trấn hiện có và hình thành thêm 3 thị trấn mới là Chợ Bến,
tỉnh Hòa Bình; Miếu Môn, Hòa Lạc, tỉnh Hà Tây.
Đối với khu vực Tây Thanh Hóa, Nghệ An và Hà
Tĩnh; xây dựng cơ sở hạ tầng 24 thị trấn hiện có và hình thành thêm 9 thị trấn
mới là Khe Hạ, Phố Châu, Ngã Ba Si, Thượng Ninh, Bãi Trành, tỉnh Thanh Hóa; Tri
Lễ, Đông Hiếu, tỉnh Nghệ An; Thanh Thủy, La Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối với khu vực Tây Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam: xây dựng cơ sở hạ tầng 23 thị trấn hiện có và hình thành
thêm một số thị trấn mới là Xuân Sơn, Tân Ấp, tỉnh Quảng Bình; A Co, tỉnh Thừa
Thiên Huế…
Đối với khu vực Tây các tỉnh từ Kon Tum đến Bình
Phước, Bình Dương: xây dựng cơ sở hạ tầng 31 thị trấn hiện có và hình thành
thêm hai thị trấn mới là Nhơn Hòa, tỉnh Gia Lai; Tân Định, tỉnh Bình Dương.
Chú trọng hình thành các điểm dân cư nông thôn tập
trung (dạng thị tứ) có quy mô từ 300 – 500 hộ. Các điểm dân cư nông thôn gắn liền
với cơ sở, môi trường sản xuất, các điểm dịch vụ du lịch, thương mại, các vùng
chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Tổ chức, phân bố lại các điểm dân cư nông
thôn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (các đoạn đi trên quốc lộ hiện hữu), nhưng
không gây cản trở hoạt động của tuyến đường.
Quy hoạch và bố trí lại dân cư trên cơ sở quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quy hoạch giao
thông của tuyến đường Hồ Chí Minh. Đối với khu vực các xã biên giới phải kết hợp
với an ninh quốc phòng để hình thành các cụm dân cư, tuyến dân cư, các thị trấn
thị tứ, các trung tâm cụm xã cho phù hợp; không để xảy ra tình trạng các vùng
biên giới không có dân.
Có quy hoạch và xây dựng các điểm dừng, điểm nghỉ
trên tuyến đường Hồ Chí Mnh. Chức năng hoạt động của các điểm dừng, điểm nghỉ
là các hoạt động dịch vụ như bán xăng, dầu, sửa chữa, dịch vụ rửa xe, dịch vụ
ăn uống, nghỉ ngơi, thông tin liên lạc, cấp cứu y tế, cứu hộ cứu nạn.
Bố trí các điểm dừng, điểm nghỉ dọc tuyến đường
Hồ Chí Minh: Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; thị trấn Xuân Quý (Bến En), tỉnh Thanh
Hóa; Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; Phố Châu, tỉnh Hà Tĩnh; Xuân Sơn, tỉnh Quảng Bình;
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị;
Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam; Đắk Tô, tỉnh Kon Tum; Nhơn Hòa, tỉnh Gia Lai; Buôn Hồ,
tỉnh Đắk Lắk; Kiến Đức của huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; Đức Phong, tỉnh Bình
Phước; Chơn Thành, tỉnh Bình Dương.
3. Phát triển giáo dục và đào tạo, văn hóa, xóa
đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước về công tác dân tộc
và tôn giáo.
- Phát triển giáo dục – đào tạo.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ
thông, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước. Tăng tỷ lệ học sinh trong
độ tuổi đến trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng đủ phòng học kiên cố cho các cấp học.
Đến năm 2020, có 70 – 80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng chính sách đặc biệt cho những người làm
công tác giáo dục ở các vùng khó khăn như: hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp
cho giáo viên, ưu tiên đào tạo và các chế độ đãi ngộ khác. Khuyến khích bằng
nhiều biện pháp để tăng tỷ lệ nữ giáo viên người dân tộc ít người.
Tạo điều kiện cho các dân tộc ít người học tập
và nắm vững tiếng phổ thông và tiếng dân tộc mình. Chú trọng đào tạo cán bộ cho
các xã đặc biệt khó khăn và đào tạo theo địa chỉ. Thực hiện chỉ tiêu cử tuyển
cho các địa phương đặc biệt khó khăn.
Phát triển cơ sở hệ thống dạy nghề với các trình
độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề
và liên thông với hệ thống đào tạo khác; đa dạng hóa các hình thức dạy nghề đáp
ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành nghề kinh tế, đồng thời phổ cập nghề
nghiệp cho người lao động.
Có các giải pháp cụ thể nhằm xóa mù chữ cho đồng
bào và các biện pháp đấu tranh với các hủ tục mê tín, dị đoan ở trong Vùng.
Cùng với chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh giáo dục phổ cập
ở vùng đồng bào dân tộc ở các nhóm xóa mù tại thôn, bản, cụm dân cư; người biết
khá dạy người biết kém, người biết ít dạy người chưa biết chữ ở bất kỳ nơi nào.
Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp hợp lý của
toàn dân. Thông qua các hoạt động giáo dục cộng đồng, giáo dục từ xa để nâng
cao nhận thức và trí thức khoa học cho đồng bào các dân tộc.
- Y tế.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các
cơ sở y tế. Phấn đấu đến năm 2010 đạt đựoc các mục tiêu sau: 100% số trạm y tế
có bác sĩ, bình quân 3,05 bác sĩ và 17 giường bệnh/1 vạn dân.
Đẩy mạnh việc ứng dụng y dược học cổ truyền
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khuyến khích phát triển và sử dụng các bài
thuốc nam, thuốc dân tộc để giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người
nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc
gia về y tế với xoá đói giảm nghèo.
- Văn hóa, xã hội.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các thiết
chế văn hóa để đủ điều kiện phục vụ hoạt động văn hóa từ làng, thôn, bản, buôn,
xã, huyện.
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong Vùng, tăng cường thể chế văn
hóa cơ sở ở các làng, thôn, bản, buôn, thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ.
Xây dựng đài truyền thanh cho từng xã và cụm xã.
Hiện đại hóa trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình bằng
tiếng dân tộc ở huyện, tỉnh.
- Xóa đói giảm nghèo: phấn đấu đến năm 2010, giảm
tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng mức bình quân cả nước. Thực hiện có hiệu quả và lồng
ghép Chương trình quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa giai
đoạn 2006 – 2010 với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn Vùng.
- Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện các chính sách về đất sản xuất,
đất ở, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách trợ cước, trợ giá; chính sách định
canh, định cư và ổn định đồng bào di cư tự do, chính sách giáo dục, y tế, văn
hóa, thông tin cho đồng bào dân tộc.
Làm tốt công tác mặt trận, hỗ trợ xây dựng đội
ngũ tín đồ, làm nòng cốt trong việc bảo vệ đường hướng hành đạo tiến bộ và giữ
vững truyền thống yêu nước, gắn bó với Đảng và chế độ ta. Tiếp tục đấu tranh với
các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo để phá hoại thành quả cách mạng.
Có chính sách hỗ trợ các giáo hội về giáo dục,
đào tạo, xây dựng đội ngũ chức sắc, tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ và hoạt động
đối ngoại phù hợp với đường lối tôn giáo gắn bó với lợi ích của dân tộc và Tổ
quốc, đồng hành với Nhà nước và dân tộc.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cốt cán tiêu biểu
trong các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn, bản, buôn làng. Có chính sách và
kế hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ công chức nhà nước, trước hết là cán bộ người
dân tộc ít người; có chính sách khuyến khích cán bộ, về công tác ở cơ sở. Tăng
cường chất lượng cán bộ người Kinh công tác trong vùng đồng bào dân tộc, có cơ
chế khuyến khích học tiếng dân tộc, thật sự hiểu biết và gắn bó với đồng bào
dân tộc.
- Đẩy mạnh việc chống các hiện tượng tiêu cực
trong bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật
trong quản lý nhà nước, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì
dân, đội ngũ cán bộ gần dân, hiểu dân có năng lực giải quyết công việc của
chính quyền phục vụ dân.
- Chú trọng và có giải pháp cụ thể trong đấu
tranh phòng, chống ma tuý, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
4. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ
môi trường.
Có phương án quản lý, bảo vệ các vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; Phong Nha - Kẻ Bàng,
tỉnh Quảng Bình; Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế; Yokdon, tỉnh Đắk Lắk…
Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch
từng địa phương và phối hợp hành động để đảm bảo phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp và bảo vệ
tài nguyên, môi trường đối với các lực lượng quản lý lâm nghiệp, các cơ quan quản
lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các địa phương.
5. Xây dựng dải biên giới vững mạnh trên cơ sở
phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bố trí dân cư, hợp tác với các nước
Lào và Campuchia trong quá trình phát triển.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa.
Từng bước đầu tư xây dựng thông tuyến đường hành
lang biên giới và đường tuần tra biên giới. Tiến hành quy hoạch cụ thể và từng
bước thực hiện quy hoạch các Đồn biên phòng dọc tuyến biên giới theo hướng bố
trí thêm các Đồn biên phòng.
Chủ động phối hợp và hợp tác với Lào, Campuchia
trong phát triển kinh tế vùng biên; trong Dự án Quy hoạch phát triển Tam giác
phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia nhằm thực hiện tuyên bố Viêng
Chăn của ba Thủ tướng Chính phủ Việt Nam – Lào – Campuchia.
6. Kết hợp kinh tế quốc phòng để tăng cường củng
cố quốc phòng và ổn định an ninh.
Tiếp tục phát triển mô hình các khu kinh tế - quốc
phòng ở những nơi có điều kiện xây dựng. Củng cố và phát triển thêm các đơn vị
làm kinh tế kết hợp với quốc phòng ở những vùng dân cư còn thưa dân.
Tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể bố trí quốc
phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Quyết định số
107/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Cơ chế, chính sách phát triển.
Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ và ưu đãi như
chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách đối với thị trường nông thôn, tiêu thụ
sản phẩm, chính sách đối với lĩnh vực văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, chính
sách hợp tác và hỗ trợ giữa vùng giàu và vùng nghèo; tiếp tục thực hiện sự hợp
tác giúp đỡ theo hướng mỗi Bộ, ngành, mỗi doanh nghiệp nhà nước, mỗi Sở, ngành ở
từng tỉnh giúp đỡ một xã khó khăn của Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh để tạo
môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Vùng.
Điều 4.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh có Vùng phía Tây đường Hồ Chí
Minh có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổ chức thực hiện phương hướng chủ yếu
phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh một cách chặt chẽ,
xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù
hợp.
2. Các Bộ, ngành rà soát lại các chương trình, dự
án về phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng, bảo đảm sự đồng bộ,
hiệu quả, đúng tiến độ; theo chức năng của mình, tiếp tục chỉ đạo đầu tư phát
triển kinh tế văn hóa, xã hội; ưu tiên địa bàn biên giới.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài chính và các địa phương liên quan nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi
cần thiết theo hướng lồng ghép các chương trình đã có để tổ chức thực hiện
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh, nhất
là đối với tuyến biên giới.
4. Các tỉnh có Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh
tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch phát triển Vùng phía Tây
của tỉnh mình. Đồng thời xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Đề
án trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Quyết định này
có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh quy định tại Điều 1 và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND có tên ở Điều 1;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư,
ĐP(5b). Trang.
|
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
|
DANH SÁCH
CÁC HUYỆN CỦA CÁC TỈNH TRONG PHẠM VI VÙNG PHÍA TÂY ĐƯỜNG
HỒ CHÍ MINH
I
|
HÒA BÌNH
|
V
|
HÀ TĨNH
|
1
|
Lương Sơn
|
1
|
Hương Khê
|
2
|
Lạc Sơn
|
2
|
Hương Sơn
|
3
|
Lạc Thủy
|
3
|
Vũ Quang
|
4
|
Mai Châu
|
VI
|
QUẢNG BÌNH
|
5
|
Tân Lạc
|
1
|
Bố Trạch
|
6
|
Yên Thuỷ
|
2
|
Lệ Thủy
|
7
|
Đà Bắc
|
3
|
Minh Hóa
|
8
|
Kim Bôi
|
4
|
Quảng Ninh
|
9
|
Kỳ Sơn
|
5
|
Tuyên Hóa
|
10
|
TX. Hòa Bình
|
6
|
TP. Đồng Hới
|
II
|
HÀ TÂY
|
VII
|
QUẢNG TRỊ
|
1
|
Chương Mỹ
|
1
|
Đắk Rông
|
2
|
Quốc Oai
|
2
|
Cam Lộ
|
3
|
Thạch Thất
|
3
|
Gio Linh
|
III
|
THANH HÓA
|
4
|
Hướng Hóa
|
1
|
Bá Thước
|
5
|
Hải Lăng
|
2
|
Cẩm Thủy
|
6
|
Triệu Phong
|
3
|
Lang Chánh
|
7
|
Vĩnh Linh
|
4
|
Mường Lát
|
VIII
|
THỪA THIÊN HUẾ
|
5
|
Ngọc Lặc
|
1
|
A Lưới
|
6
|
Như Xuân
|
2
|
Hương Thủy
|
7
|
Quan Hóa
|
3
|
Hương Trà
|
8
|
Quan Sơn
|
4
|
Nam Đông
|
9
|
Thạch Thành
|
5
|
Phong Điền
|
10
|
Thọ Xuân
|
IX
|
QUẢNG NAM
|
11
|
Thường Xuân
|
1
|
Đại Lộc
|
IV
|
NGHỆ AN
|
2
|
Hiên
|
1
|
Anh Sơn
|
3
|
Nam Giang
|
2
|
Con Cuông
|
4
|
Phước Sơn
|
3
|
Kỳ Sơn
|
X
|
KON TUM
|
4
|
Nghĩa Đàn
|
1
|
Đắk Glei
|
5
|
Quế Phong
|
2
|
Đắk Hà
|
6
|
Quỳ Châu
|
3
|
Đắk Tô
|
7
|
Quỳ Hợp
|
4
|
Ngọc Hồi
|
8
|
Tân Kỳ
|
5
|
Sa Thầy
|
9
|
Tương Dương
|
6
|
TX. Kon Tum
|
10
|
Thanh Chương
|
|
|
XI
|
GIA LAI
|
XIV
|
BÌNH PHƯỚC
|
1
|
Đức Cơ
|
1
|
Bình Long
|
2
|
Chư Păh
|
2
|
Bù Đăng
|
3
|
Chư Prông
|
3
|
Lộc Ninh
|
4
|
Chư Sê
|
4
|
Phước Long
|
5
|
Ia Grai
|
5
|
Đồng Phú
|
6
|
TP. Pleiku
|
6
|
TX. Đồng Xoài
|
XII
|
ĐẮK LẮK
|
7
|
Chơn Thành
|
1
|
Buôn Đôn
|
8
|
Bù Đốp
|
2
|
CưM’Gar
|
XV
|
BÌNH DƯƠNG
|
3
|
EaH’Leo
|
1
|
Bến Cát
|
4
|
Ea Súp
|
2
|
Thuận An
|
5
|
Krông A Na
|
3
|
TX. Thủ Dầu Một
|
6
|
Krông Búk
|
|
|
7
|
TP. Buôn Ma Thuột
|
|
|
XIII
|
ĐẮK NÔNG
|
|
|
1
|
Đắk R’Lấp
|
|
|
2
|
Đắk Mil
|
|
|
3
|
Đắk Glong
|
|
|
4
|
TX. Gia Nghĩa
|
|
|
5
|
Cư Jút
|
|
|
6
|
Krông Nô
|
|
|