CÁC NGUYÊN TẮC
TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTgngày 12
tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
I. NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN
Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao
các Bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình dự án cụ thể. Việc phân bổ vốn cho
các công trình, dự án phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
- Thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư thuộc
ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng hoàn vốn trực tiếp;
- Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của ngành đề ra;
- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được
phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng;
- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các
dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành
trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi
công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá
2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn;
- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch;
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư
phát triển.
II.
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI
CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong
cân đối cho các địa phương
- Thực hiện theo
đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước các tiêu chí
và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2007, là cơ sở để xác định
tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương, được ổn định trong 4 năm của giai đoạn 2007 - 2010;
- Bảo đảm tương quan
hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế
của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền
núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp
phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống
của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước;
- Bảo đảm sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn
vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;
- Bảo đảm tính công
khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;
- Mức vốn đầu tư
phát triển trong cân đối của từng địa phương không thấp hơn số dự toán năm 2006
Thủ tướng Chính phủ đã giao.
2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho các địa phương
- Tiêu chí dân số
gồm 2 tiêu chí: số dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số người
dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí về trình
độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu
về đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương;
- Tiêu chí diện tích
tự nhiên của các tỉnh, thành phố;
- Tiêu chí về đơn
vị hành chính: bao gồm 4 tiêu chí số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền
núi; vùng cao, hải đảo và biên giới của từng tỉnh, thành phố;
- Các tiêu chí bổ
sung, bao gồm:
+ Tiêu chí thành
phố đặc biệt: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
+ Tiêu chí các thành
phố trực thuộc Trung ương: Hải phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ Tiêu chí thành
phố loại I thuộc tỉnh: thành phố Huế (Thừa Thiên Huế);
+ Tiêu chí các tỉnh,
thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm phát triển của vùng và tiểu
vùng.
3. Xác định số điểm
của từng tiêu chí cụ thể
a) Tiêu chí dân số: bao gồm tổng số dân số và số người dân
tộc thiểu số kế hoạch năm 2006. Cách tính cụ thể như sau:
- Điểm của tiêu chí dân số
Số dân
|
Điểm
|
100.000 người
|
1
|
Dưới 500.000 người
|
5
|
- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số
Số dân
|
Điểm
|
100.000 người
|
1
|
Dân số của các tỉnh, thành phố để tính toán điểm sẽ được xác định căn cứ
vào số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2005 nhân với tốc độ tăng dân số bình
quân của cả nước. Địa phương nào có tốc độ tăng dân số cao hơn cả nước sẽ chỉ được
tính điểm bằng mức tăng chung.
b) Tiêu chí về trình độ phát triển: bao gồm 3 tiêu chí: tỷ
lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết
và thu dầu thô) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương của các tỉnh, thành phố.
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới)
|
Điểm
|
10% tỷ lệ hộ nghèo
|
1
|
Tỷ lệ hộ nghèo được xác định căn cứ số liệu công bố của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội năm 2006.
- Điểm của tiêu chí thu nội địa
Thu nội địa
(không bao gồm số thu sử dụng đất, thu từ xổ số
kiến thiết và thu từ dầu thô)
|
Điểm
|
Dưới 200 tỷ đồng
|
0,2
|
Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng, cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm
|
0,2
|
Từ 500 đến dưới 1.000 tỷ đồng, cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm
|
0,4
|
Từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 4.000 tỷ đồng: cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được
tính thêm
|
0,7
|
Từ 4.000 tỷ đồng đến dưới 8.000 tỷ đồng cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được
tính thêm
|
1
|
Từ 8.000 tỷ đồng đến dưới 15.000 tỷ đồng cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được
tính thêm
|
1,3
|
Từ 15.000 tỷ đồng đến dưới 25.000 tỷ đồng cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được
tính thêm
|
1,6
|
Từ 25.000 tỷ đồng trở lên, cứ 100 tỷ đồng được tính thêm
|
2
|
Số thu nội địa (không bao gồm các khoản thu từ sử dụng đất, xổ số và dầu
thô) được xác định căn cứ số thu kế hoạch năm 2006.
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương
Tỷ lệ điều tiết
|
Điểm
|
Dưới 5%, cứ 1% điều tiết về ngân sách trung ương
|
1
|
Từ 5% đến dưới 60%, cứ 1% điều tiết về ngân sách trung ương
|
1,5
|
Từ 60% đến dưới 70%, cứ 1% điều tiết về ngân sách trung ương
|
2
|
Từ 70% trở lên, cứ 1% điều tiết về ngân sách trung ương
|
5,5
|
Điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương căn cứ tỷ lệ điều
tiết trong thời kỳ ổn định 2004 - 2006.
c) Tiêu chí diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên
|
Điểm
|
Dưới 200 nghìn ha
|
3
|
Từ 200 nghìn đến dưới 500 nghìn ha, cứ tăng thêm 100 nghìn ha được thêm
|
0,3
|
Từ 500 nghìn đến dưới 1.000 nghìn ha, cứ tăng thêm 100 nghìn ha được thêm
|
0,2
|
Từ 1.000 nghìn ha trở lên, cứ 100 nghìn ha tăng thêm được thêm
|
0,1
|
d) Tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện
- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện
Đơn vị hành chính cấp huyện
|
Điểm
|
Từ 8 huyện trở xuống
|
3
|
Từ 9 huyện trở lên, cứ mỗi huyện tăng thêm
|
0,1
|
- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi
Đơn vị hành chính cấp huyện
|
Điểm
|
1 huyện
|
0,2
|
- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao, hải đảo
Đơn vị hành chính cấp huyện
|
Điểm
|
1 huyện
|
0,2
|
- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện biên giới
Đơn vị hành chính cấp huyện
|
Điểm
|
1 huyện
|
0,2
|
Số đơn vị cấp huyện căn cứ theo số liệu của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc.
đ) Các tiêu chí bổ sung
Địa phương
|
Điểm
|
Thành phố đặc biệt: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
|
40
|
Thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng,
Đà Nẵng, Cần Thơ
|
30
|
Thành phố loại
I trực thuộc tỉnh: thành phố Huế
|
6
|
Tỉnh, thành
phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
|
6
|
Trung tâm phát
triển vùng và tiểu vùng (Sơn La, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk
Lắk)
|
6
|
Các tỉnh, thành
phố có đầy đủ các yếu tố trên chỉ được hưởng số điểm cao nhất của một trong các
tiêu chí trên như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ được hưởng số điểm của tiêu
chí thành phố đặc biệt không được hưởng thêm điểm của tiêu chí thành phố trực thuộc
Trung ương và vùng trọng điểm.
4. Xác định mức
vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương
a) Căn cứ vào
các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng tỉnh, thành phố và tổng số điểm của
64 tỉnh, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối, theo các công
thức sau:
- Điểm của tiêu chí dân số
+ Gọi tổng số điểm tiêu chí dân số chung của tỉnh thứ i là Ai ;
+ Gọi số điểm của dân số tỉnh thứ i là hi;
+ Gọi số điểm của số dân tộc thiểu số tỉnh thứ i là ki.
Điểm của tiêu chí dân số tỉnh thứ i sẽ là:
Ai = hi + ki.
- Điểm của tiêu chí trình độ phát triển
+ Gọi tổng số điểm tiêu chí trình độ phát triển của tỉnh thứ i là Bi;
+ Gọi số điểm của tiêu chí tỷ lệ nghèo tỉnh thứ i là li;
+ Gọi số điểm của tiêu chí thu nội địa (không bao gồm số thu về đất)
tỉnh thứ i là mi;
+ Gọi số điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương là
ni.
Điểm của tiêu chí trình độ phát triển tỉnh thứ i sẽ là:
Bi = li + mi + ni
- Điểm của tiêu chí diện tích
Gọi tổng số điểm tiêu chí diện tích của tỉnh thứ i là Ci .
- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện
+ Gọi số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện chung tỉnh thứ i
là oi;
+ Gọi số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện huyện miền núi tỉnh
thứ i là pi;
+ Gọi số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao, hải đảo
tỉnh thứ i là qi;
+ Gọi số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện biên giới tỉnh thứ
i là ri;
Tổng số điểm của tiêu chí đơn vị hành chính tỉnh thứ i sẽ là D i:
Di = oi + pi +q i + r i
- Điểm của tiêu chí bổ sung
+ Gọi số điểm của tiêu chí thành phố đặc biệt thứ i là Ei;
+ Gọi số điểm của thành phố trực thuộc Trung ương là F i;
+ Gọi số điểm của thành phố loại I trực thuộc tỉnh là Ti;
+ Gọi số điểm của tỉnh, thành phố vùng trọng điểm, trung tâm phát triển
vùng và tiểu vùng là V i.
Tổng số điểm của tỉnh thứ i là Xi, ta có:
Ui = Ai + Bi + Ci + Di
+ Ei+ Fi +Ti +V
i
- Tổng số điểm của 64 tỉnh, thành phố là Y, ta có:
b) Số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ được tính theo công thức:
Gọi K là tổng số vốn trong cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm nguồn
đầu tư từ thu chuyển quyền sử dụng đất).
Z là số vốn định mức cho một điểm phân bổ vốn đầu tư, ta có:
c) Tổng số vốn
trong cân đối của từng địa phương được tính theo công thức:
Gọi Xi
là số vốn trong cân đối:
Xi
= Z x Ui
5. Điều chỉnh những bất hợp lý sau khi phân bổ vốn đầu tư trong cân đối theo
các tiêu chí và định mức trên, để bảo đảm nguyên tắc vốn đầu tư của năm 2007, năm
đầu thời kỳ ổn định không thấp hơn dự toán năm trước Thủ tướng Chính phủ đã
giao.
Với số vốn trong cân đối được tính toán từ các tiêu chí định mức nêu trên,
đối với các địa phương có số vốn thấp hơn kế hoạch năm 2006 (theo số Thủ tướng Chính
phủ giao) sẽ được điều chỉnh không thấp hơn số dự toán năm 2006.
6. Đối với đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất
Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất được thực hiện theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước: ngân sách địa phương sử dụng toàn bộ khoản thu
này để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương
và tạo nguồn vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển.
III. CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN BỔ SUNG
CÓ MỤC TIÊU
1. Các chương trình
mục tiêu quốc gia: trong giai đoạn 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ
đã cho ý kiến để trình Quốc hội 10 chương trình mục tiêu quốc gia sau:
Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm (Bộ Công An quản lý); Chương trình mục tiêu
quốc gia phòng, chống ma túy (Bộ Công An quản lý); Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quản lý); Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS (Bộ Y tế quản lý); Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh
an toàn thực phẩm (Bộ Y tế quản lý); Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý); Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý); Chương trình mục tiêu quốc
gia dân số và kế hoạch hóa gia đình (Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quản lý);
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (Bộ Văn hóa - Thông tin quản lý); Chương
trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).
Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương tổ chức xây dựng nội dung của các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc
hội phê duyệt trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI tới. Năm 2007 tiếp tục thực
hiện các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn như năm 2006 đã trình Quốc hội. Căn
cứ các chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn 2006 - 2010 được Quốc hội thông
qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành quản lý chương trình nêu trên
(cơ quan được giao chủ trì phân bổ vốn của các chương trình) sẽ xây dựng tiêu chí
và định mức phân bổ cụ thể báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho
ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Đầu tư bổ sung
có mục tiêu để phát triển kinh tế các vùng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị
và của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: đầu tư theo Quyết định số
168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng
11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng
sông Cửu Long; hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội các địa phương theo Nghị
quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du
và miền núi Bắc Bộ; hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8
năm 2004 của Bộ Chính trị; hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng
sông Hồng theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị.
- Đối tượng đầu tư:
+ Công trình giao
thông: đường liên huyện, liên xã; đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô
(ngoài phần đầu tư bằng nguồn trái phiếu); đường vào vùng trồng cây nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến; các đường ven biển phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh;
+ Công trình thủy
lợi: xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa các hồ đập, kênh dẫn, trạm bơm để cấp nước
sản xuất và sinh hoạt; các kè, đê, đập ngăn sóng, chống lũ, chống lở, ngăn mặn,
ưu tiên trước hết cho những công trình phòng, chống và hạn chế thiệt hại do bão,
lũ lụt, hạn hán gây ra. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn: các loại giống
cây, giống con; hỗ trợ đào tạo các ngành, nghề phi nông nghiệp;
+ Các công trình
cấp điện (do địa phương đảm nhận);
+ Các công trình
cấp nước sinh hoạt, thoát nước, xây dựng các công trình đô thị và nông thôn;
+ Trường học, trạm
y tế xã, trung tâm y tế tỉnh, huyện, cơ sở sinh hoạt văn hoá - thể dục thể thao
huyện, tụ điểm dân cư xã và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản;
+ Các công trình
khác như: hỗ trợ chương trình đầu tư cửa khẩu, phòng thủ biên giới ...;
+ Ưu tiên thiết chế
văn hóa - thông tin các cấp tỉnh, huyện, xã. Đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa,
di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến; bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di sản
thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu số;
+ Các công trình
hạ tầng kinh tế - xã hội cấp thiết khác;
+ Không bố trí vốn
đối với các
công trình, dự án được đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ; công trình được đầu tư
bằng các chương trình, dự án khác: hạ tầng các xã được đầu tư theo Chương trình
135; trường học đã được đầu tư theo Quyết định 159; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở, nước sinh hoạt đầu tư theo Quyết định 134 …;
- Tiêu chí và phương
pháp xác định số điểm áp dụng theo tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong
cân đối trừ tiêu chí: (1) tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung
ương; (2) tiêu chí thu nội địa (không bao gồm các khoản thu từ đất); (3) tiêu chí
bổ sung.
3. Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng
Về định mức phân
bổ vốn:
+ Trồng rừng phòng
hộ đặc dụng: 5 triệu đồng/ha (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết
định);
+ Hỗ trợ trồng rừng
sản xuất bình quân 2 triệu đồng/ha (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
quyết định);
+ Khuyến khích xây
dựng nhà máy chế biến gỗ để tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các tỉnh Tây Bắc: hỗ trợ
chi phí vận chuyển sản phẩm được tính từ nhà máy xuống trung tâm tiêu thụ chính
là Hà Nội mức hỗ trợ 1.000 đồng/tấn/km trong 5 năm đầu tiên xây dựng nhà máy;
+ Khoán quản lý bảo
vệ rừng bình quân 100.000 đồng/ha/năm (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố quyết định);
+ Khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh tự nhiên có kết hợp trồng bổ sung 1 triệu đồng/ha/6 năm (năm đầu
500.000 đồng/ha);
+ Xây dựng cơ sở
hạ tầng 10% tổng vốn lâm sinh;
+ Vốn quản lý
10% vốn lâm sinh (chủ dự án 8%, cấp tỉnh 1,3%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn 0,7%).
Nguyên tắc cân đối
vốn:
+ Dự án được phê
duyệt, đang thực hiện, theo quy định hiện hành;
+ Theo quy hoạch
diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã được phê duyệt;
+ Theo quy hoạch
diện tích đất trống để trồng rừng đã được phê duyệt;
+ Theo quy hoạch
diện tích rừng được quy hoạch cần khoanh nuôi bảo vệ đã được phê duyệt;
+ Ưu tiên các tỉnh
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung do khu vực này các địa phương có
nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc phải trồng rừng, hoặc cần nhiều rừng bảo
vệ. Trong vùng ưu tiên các tỉnh nghèo.
4. Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10
tháng 01 năm 2006)
Chương trình 135
giai đoạn II có 4 nhiệm vụ chủ yếu, tương đương có 4 dự án thành phần:
a) Đẩy mạnh phát
triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất)
- Đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng lao động cho người địa phương: nơi có đất sản xuất thì bồi dưỡng kỹ năng
lao động nông nghiệp; những nơi thiếu đất sản xuất, cần đào tạo lao động kết hợp
tìm nghề mới như trồng cây công nghiệp ở các nông lâm trường, tham gia các công
trình xây dựng, đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc…;
- Xây dựng và tổ
chức thực hiện một số chương trình sản xuất tại chỗ, bao gồm: Chương trình khuyến
nông, khuyến lâm nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất: kỹ năng trồng trọt cây lương thực,
cây có giá trị kinh tế cao; Chương trình chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh
tế cao; Chương trình phát triển trồng và chăm sóc bảo vệ rừng gắn với thị trường;
hỗ trợ giống cây, giống con; khai hoang tăng diện tích đất sản xuất ; trợ giá,
trợ cước các giống cây con, phân bón, thu mua sản phẩm; phát triển các cơ sở chế
biến và bảo quản sau thu hoạch theo quy mô nhóm hộ;
- Xây dựng mô hình
kinh tế hộ gia đình;
- Xây dựng mối liên
kết giữa nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học - nhà nước - nhà tín dụng.
b) Dự án phát triển
cơ sở hạ tầng
- Xây dựng đường
dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã và liên thôn. Nâng cấp đường giao thông đến
trung tâm xã (những xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã thực hiện theo công văn
số 709/CP-CN ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ);
- Xây dựng các công
trình thủy lợi nhỏ: đập, kênh mương cấp I, cấp II, trạm bơm, kiên cố hóa các công
trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp cấp nước sinh hoạt;
- Hệ thống điện hạ
thế đến thôn, bản, nơi chưa có lưới điện sử dụng các dạng năng lượng khác;
- Xây dựng các công
trình cấp nước sinh hoạt cộng đồng;
- Xây dựng các trường
tiểu học, mẫu giáo ở thôn, bản và trung học cơ sở tập trung ở xã, đồng bộ trang
thiết bị, nhà ở giáo viên, công trình phù trợ (nhà vệ sinh, cấp nước sinh hoạt…).
Xây dựng trường bán trú, lớp bán trú dân nuôi ở nơi cần thiết;
- Xây dựng khu phục
vụ sinh hoạt cộng đồng tại xã, thôn, bản hoặc cụm thôn, bản có đủ trang thiết bị
cần thiết theo tập quán của từng dân tộc (sân chơi, nhà Rông, nhà văn hoá…);
- Xây dựng trạm y
tế kiên cố, nâng cấp các trạm y tế bị xuống cấp có đủ trang thiết bị cần thiết và
các công trình phụ trợ;
- Xây dựng chợ hoặc
cửa hàng mua bán hàng hóa tại nơi có nhu cầu;
- Phủ sóng phát thanh,
truyền hình theo làng, cụm làng;
- Xây dựng trạm khuyến
nông, khuyến công, làm nơi phổ biến, đào tạo về kiến thức sản xuất, nâng cao quy
mô một số công trình: chợ, trường trung học cơ sở nội trú tại xã là trung tâm cụm
xã.
c) Nâng cao năng
lực cán bộ cơ sở và năng lực cộng đồng
Đối tượng gồm cán
bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể, chuyên môn, giám sát, trưởng thôn bản
và cộng đồng người hưởng lợi.
d) Hỗ trợ các dịch
vụ xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân
- Lồng ghép các chương
trình để hỗ trợ để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường; hỗ trợ người dân tiếp
cận các dịch vụ y tế, văn hoá thông tin, hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục, nâng
cao dân trí;
- Phân loại xã để
đầu tư;
- Xã khó khăn nhất:
dân số ít, mật độ dân cư thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cao;
đất rộng, địa bàn hiểm trở, diện tích đất lâm nghiệp trên 80% đất tự nhiên; nhiều
thôn bản xa xôi, điều kiện sản xuất phân tán, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp,
chưa tạo được sản phẩm hàng hóa; hạ tầng thiếu nhiều, nhất là đường giao thông nối
về trung tâm xã; đời sống dân cư thấp, tỷ lệ hộ nghèo trên 50% (theo chuẩn mới),
trình độ dân trí thấp, trình độ cán bộ còn yếu. Loại xã này được ưu tiên nhiều hơn
và đầu tư liên tục trong 5 năm tới;
- Xã khó khăn trung
bình: đặc điểm phức tạp ít hơn loại trên; điều kiện sản xuất, hạ tầng, dân trí có
khá hơn nhưng vẫn còn yếu kém; địa phương chưa tự vươn lên được, ngân sách trung
ương hỗ trợ đầu tư là chính, địa phương và dân đóng góp một phần;
- Xã khó khăn thấp hơn mức trung bình: nhà nước chỉ hỗ trợ tiếp tục từ 1
đến 3 năm là có thể kết thúc, ra khỏi Chương trình 135. Loại
này chỉ hỗ trợ có mức độ.
5. Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến
thiết
- Từ năm 2007 thực hiện cơ chế thống nhất đối với toàn bộ nguồn thu ngân
sách từ xổ số kiến thiết: ngân sách trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách
địa phương tương ứng với dự toán thu xổ số kiến thiết năm 2007 để đầu tư hạ tầng
cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao của các địa phương.
- Khoản bổ sung có mục tiêu này sẽ được ổn định cho cả thời kỳ ổn định ngân
sách mới, bắt đầu từ năm 2007.
6. Các khoản bổ sung
có mục tiêu khác
a) Chương trình Biển
Đông - Hải đảo
- Mục tiêu: Chương
trình biển Đông - Hải đảo đầu tư hỗ trợ theo mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ
về phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh trên hải
đảo, các vùng biển: nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, kiểm soát và bảo vệ chủ
quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đặc biệt là vùng quần đảo Trường Sa,
thềm lục địa phía Nam, các vùng biển, đảo có vị trí chiến lược quan trọng khác;
tăng cường quản lý nhà nước trên các vùng biển, bao gồm: vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa theo pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế; hỗ trợ xây dựng cơ
sở hạ tầng cho các huyện đảo, xã đảo, các đảo có thể đưa dân ra để kết hợp đáp ứng
nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế biển và hải đảo, củng cố quốc phòng an ninh,
làm chủ biển, đảo; hỗ trợ ngành thủy sản và các địa phương phát triển nghề cá xa
bờ ở các vùng biển trọng yếu; hỗ trợ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản nhằm tăng
cường sự có mặt về dân sự tại các vùng biển, đảo trọng yếu và phục vụ cho yêu cầu
công tác đấu tranh ngoại giao, pháp lý về chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền giáo
dục về biển, đảo;
- Chương trình Biển
Đông - Hải đảo bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và phát
triển kinh tế biển do lãnh đạo Đảng, nhà nước giao cho các Bộ, ngành, địa phương
thực hiện;
- Các mục tiêu hỗ
trợ phải nằm trong quy hoạch của cả nước, của vùng, tỉnh, thành phố và phù hợp với
quy hoạch của ngành;
- Không bố trí đồng
đều, bình quân đối với tất cả các địa phương. Tập trung đầu tư cho các địa phương
có các huyện đảo, xã đảo, các đảo có dân, các đảo cần đưa dân ra sinh sống để phát
triển sản xuất, làm chủ đảo và vùng biển; hỗ trợ một số địa phương có điều kiện
và yêu cầu cấp bách để phát triển nghề cá xa bờ ở các vùng biển có yêu cầu tăng
cường sự có mặt dân sự để làm chủ và quản lý, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.
Ưu tiên hỗ trợ các địa phương nghèo, kinh tế kém phát triển;
- Các địa phương
huy động thêm các nguồn vốn khác để đảm bảo tiến độ và hiệu quả, đạt mục tiêu của
chương trình;
- Căn cứ vào nhu
cầu do các Bộ, ngành, địa phương đề xuất, khả năng nguồn vốn Chương trình Biển Đông
- Hải đảo trong năm kế hoạch, Ban Chỉ đạo nhà nước về biển đông và các hải đảo thông
qua chủ trương đầu tư đối với từng chương trình, dự án;
- Vốn chương trình
Biển Đông - Hải đảo phải bố trí đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi và quy mô dự án
được duyệt. Những chương trình dự án vượt thời gian, mở rộng quy mô phải được cấp
có thẩm quyền đồng ý về chủ trương mới được tiếp tục hỗ trợ đầu tư. Trường hợp Bộ,
ngành, địa phương tự quyết định mở rộng quy mô đầu tư của dự án thì phải tự cân
đối vốn để thực hiện đối với phần mở rộng so với chủ trương ban đầu.
b) Đầu tư theo Quyết
định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung
- Căn cứ vào mục tiêu đến năm 2010 của Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg; căn cứ vào
quy hoạch ngành được phê duyệt; rà soát đánh giá lại đến cuối năm 2005 khả năng
đạt được các mục tiêu phải hoàn thành trong năm 2005 theo Quyết định, tỉnh nào chưa
đạt thì phải tập trung vốn để đầu tư tiếp để đảm bảo đạt các mục tiêu mà Quyết định
120 đã đề ra cho năm 2010 như sau:
+ Thực hiện xoá đói,
giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc;
+ Hoàn thành cơ bản
việc đưa dân trở lại biên giới theo quy hoạch và kế hoạch, bảo đảm điều kiện sản
xuất và sinh hoạt an toàn, biên giới không còn thôn, bản trống dân;
+ Xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh;
+ Hoàn thành việc
cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống đường vành đai biên giới, đường giao thông
nội bộ các xã biên giới, đường tuần tra và quản lý biên giới theo quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt;
+ Phát triển giao
lưu kinh tế biên giới, dịch vụ xuất khẩu hàng hoá và du lịch cho cả nước;
+ Giải quyết có hiệu
quả các vấn đề văn hoá, xã hội bức xúc;
+ Đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội.
- Ngoài việc rà soát các mục tiêu
phải đạt được trong từng năm, còn dựa vào 7 tiêu chí cơ bản của các tỉnh biên giới
để làm căn cứ phân bổ vốn đầu tư hàng năm, bao gồm:
+ Diện tích vùng biên giới của các
tỉnh;
+ Dân số sinh sống tại vùng biên giới;
+ Số hộ dân sinh sống tại vùng biên
giới
+ Chiều dài đường biên giới;
+ Số xã biên giới;
+ Số huyện biên giới;
+ Số đồn biên phòng đã có và dự kiến
xây dựng thêm.
- Phương pháp tính toán để xây dựng
hệ số điểm làm căn cứ phân bổ vốn:
Cụ thể hoá các tiêu
chí tính điểm:
Nguyên tắc: mỗi tiêu
chí trên tính là 100 điểm cho cả vùng, từ đó sẽ tính cụ thể ra số điểm của từng
tiêu chí đối với từng tỉnh. Trên cơ sở số điểm từng tiêu chí của mỗi tỉnh sẽ tính
được tổng số điểm đối với các tiêu chí chính đã nêu trên của từng tỉnh. Từ số điểm
này và tổng vốn phân bổ cho Quyết định 120 của từng năm sẽ phân bổ vốn cho từng
địa phương: địa phương nào có số điểm cao hơn thì vốn bố trí sẽ nhiều hơn.
c) Hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo về đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày
20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ).
Đối tượng
hỗ trợ:
- Là hộ chính sách
dân tộc nghèo (theo quy định tại Quyết định số 114/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng
11 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), sinh sống bằng nghề nông lâm
nghiệp, nhưng chưa có đủ đất sản xuất, đất ở, có khó khăn về nhà ở nước sinh hoạt
(việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long
sẽ được thực hiện riêng). Những hộ dân tộc ít người này đang định cư ở địa
phương; hộ di dân tự do được đưa vào quy hoạch; hộ di dân tự do nay trở về quê cũ
trước thời điểm có Quyết định số 134/QĐ-TTg.
- Thôn, bản là tổ chức được qui định theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06
tháng 12 năm 2002 của Bộ Nội vụ và có từ 20% dân tộc thiểu số trở lên đang sinh
sống và có khó khăn về nước sinh hoạt.
Mức hỗ trợ theo các
tiêu chí sau:
- Căn cứ vào đề án
đã được phê duyệt, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ có mục tiêu;
- Hỗ trợ nhằm thực
hiện nhiệm vụ tạo quỹ đất sản xuất và đất ở với mức bình quân 5 triệu đồng/ha;
- Hỗ trợ tiền làm
nhà ở với mức 5 triệu đồng/hộ;
- Đối với việc giải
quyết nước sinh hoạt thì hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để làm bể chứa nước hoặc
300.000 đồng/hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.
Đối với các thôn,
bản có 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên thì hỗ trợ 100% kinh phí xây
dựng công trình cấp nước; mức hỗ trợ là 50% kinh phí đối với các thôn, bản có từ
20% đến dưới 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Căn cứ phân bổ:
- Theo tiêu chuẩn
hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương tổng hợp nhu cầu, xây dựng và phê
duyệt đề án. Căn cứ vào đề án do các địa phương phê duyệt, trong đó có mức hỗ trợ
của ngân sách trung ương để bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc thực hiện quyết
định;
- Năm 2007 tập trung
hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, khả năng cân đối ngân sách thấp, các tỉnh có nhiều đối
tượng thuộc diện hỗ trợ (tập trung ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một
số tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ);
- Ngân sách trung
ương hỗ trợ có mục tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ này, các địa phương phải bố trí
không ít hơn 20% số vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện.
d) Hỗ trợ đầu tư
xây dựng hạ tầng vùng ATK (Theo Quyết định số 229/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12
năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Phạm vi, đối tượng
đầu tư:
- Đầu tư cho các
vùng ATK theo Quyết định số 229/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ là các vùng ATK do Bộ Quốc phòng quản lý. Vùng ATK là căn cứ chiến lược
đặc biệt, phục vụ cho cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và
quân đội để lãnh đạo, chỉ huy đất nước khi có chiến tranh hoặc trong trường hợp
đặc biệt khác;
- Phạm vi mỗi vùng
ATK do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có vùng ATK đề nghị;
- Đầu tư cho Bộ Quốc
phòng để xây dựng, cải tạo, duy tu, sửa chữa, bảo vệ, quản lý các công trình ATK
sẵn sàng đưa vào sử dụng;
- Đầu tư cho các
địa phương có vùng ATK để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho nhân dân vùng ATK để nhân dân yên tâm, gắn bó với quê hương,
chăm lo bảo vệ căn cứ của trung ương. Bao gồm các nội dung:
+ Đường liên huyện,
liên xã;
+ Hệ thống thủy lợi,
cấp nước;
+ Hệ thống cấp điện
(thuộc địa phương quản lý);
+ Trường học, trạm
xá, trung tâm y tế;
+ Nhà văn hóa, trụ
sở …
Tiêu chí phân bổ:
- Quy mô diện tích,
số xã, dân số vùng ATK;
- Tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn ATK;
- Tỷ lệ đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn vùng ATK;
- Mức độ phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn ATK (số km đường/10 km2 diện tích
đất tự nhiên);
- Mức độ phức tạp
của địa hình vùng căn cứ;
- Tỷ lệ hộ dân được
sử dụng nước sạch;
- Số xã và tỷ lệ
hộ dân được dùng điện lưới quốc gia;
- Số giường bệnh
của Trung tâm y tế, trạm y tế xã hội/1.000 dân;
- Mức vốn đầu tư
của các nguồn vốn khác cho vùng ATK.
đ) Hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng du lịch:
Đối tượng được hỗ
trợ :
- Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các khu du lịch phát huy hiệu quả và để khách du lịch
tiếp cận các khu du lịch;
- Các dự án được hỗ trợ phải nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và hoàn thành đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng
cơ bản theo quy định hiện hành.
Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần cho các dự án hạ tầng du lịch theo
nguyên tắc:
- Ưu tiên dự án hạ tầng du lịch tại các khu du lịch tổng hợp Quốc gia và
các khu du lịch chuyên đề;
- Đầu tư các dự án hạ tầng du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển
du lịch miền Trung - Tây Nguyên;
- Chú trọng đầu tư các dự án hạ tầng du lịch nhằm khai thác các điểm du
lịch có khả năng thu hút nhiều khách du lịch từ các trung tâm du lịch tới các vùng
phụ cận;
- Quan tâm đầu tư dự án hạ tầng du lịch gắn với các điểm, tuyến du lịch
thuộc các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các địa
phương có tiềm năng du lịch nhưng khó khăn về ngân sách.
Nội dung hỗ trợ:
- Các dự án xây dựng đường giao thông từ trục chính đến khu du lịch;
- Các dự án cấp điện hạ thế phục vụ du lịch;
- Các dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;
- Các dự án xây dựng bến cảng du lịch; chống xói mòn của sông, biển, bảo
vệ tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu du lịch.
Mức hỗ trợ của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương không quá
50% tổng dự toán xây lắp của một dự án.
+) Đối với các địa phương có 01 khu du lịch
tổng hợp quốc gia, hoặc có 02 khu du lịch chuyên đề quốc gia trở lên, hoặc các tỉnh,
thành phố là trung tâm phát triển du lịch thuộc địa bàn trọng điểm quốc gia phát
triển du lịch, tổng mức hỗ trợ không quá 30 tỷ đồng/năm, nhưng không quá 20 tỷ đồng/dự
án;
+ Đối với các địa phương có khu du lịch chuyên đề, tổng mức hỗ trợ không
quá 25 tỷ đồng/năm, 1 dự án không quá 15 tỷ đồng;
+ Đối với các địa phương không thuộc mục a hoặc b nói trên và thuộc địa
bàn khó khăn, hàng năm nhận bổ sung ngân sách từ Trung ương, tổng mức hỗ trợ không
quá 15 tỷ đồng/năm, 1 dự án không quá 10 tỷ đồng;
+ Đối với từng dự án: ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 50% tổng dự toán
xây lắp được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các hạng mục công trình du lịch được
hỗ trợ. Đối với Dự án hạ tầng các khu du lịch tổng hợp quốc gia ngân sách trung
ương hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng/dự án; đối với Dự án hạ tầng các khu du lịch chuyên
đề, ngân sách trung ương hỗ trợ không quá 15 tỷ đồng/dự án; đối với dự án hạ tầng
các khu du lịch thuộc địa bàn khó khăn, ngân sách trung ương hỗ trợ không quá
10 tỷ đồng/dự án.
e) Hỗ trợ đầu
tư hạ tầng làng nghề
Tiêu chí và đối tượng:
Các địa phương và
các dự án được hỗ trợ theo các tiêu chí sau:
+ Các địa phương có làng nghề truyền thống có các dự án có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, có nhiều sản
phẩm tham gia xuất khẩu và phát triển du lịch; các dự án làng nghề gắn kết với xử lý môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân các
làng nghề, khu vực làng nghề;
+ Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có tỷ lệ ngân sách
trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi
cân đối ngân sách địa phương;
+ Các dự án được hỗ trợ phải hoàn thành đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng
cơ bản theo quy định hiện hành.
Nội dung hỗ trợ:
+ Xây dựng đường giao thông nội bộ trong các làng nghề, hoặc từ các đường
trục chính đến các làng nghề;
+ Xây dựng công trình cấp nước và xử lý nước thải bảo vệ môi trường;
+ Xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, các cụm tiểu thủ
công nghiệp.
Mức hỗ trợ:
+ Các tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển làng nghề
truyền thống và là địa phương nghèo, hàng năm phải nhận bổ sung từ ngân sách trung
ương: mức hỗ trợ không quá 6 tỷ đồng/năm.;
+ Các tỉnh còn lại: mức hỗ trợ không quá 4 tỷ đồng/năm;
+ Các địa phương có từ 30 làng nghề trở lên căn cứ theo điều tra lập bản
đồ ngành, nghề thủ công toàn quốc năm 2002.
f) Hỗ trợ đầu tư
hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung
(Theo Quyết
định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 - 2010).
Nội dung đầu tư:
Quy hoạch, xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi tập trung gồm: đê bao, kênh cấp
và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn, xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi
trường, kiểm dịch. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Đào tạo nguồn
nhân lực. Hoạt động khuyến ngư. Quản lý, điều hành hoạt động của chương trình.
Tiêu chí phân bổ
vốn:
Hỗ trợ cho dân để
phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tạo đà cho nền sản
xuất tập trung hàng hóa tăng nhanh xuất khẩu.
- Chỉ hỗ trợ cho
các tỉnh khó khăn;
- Mức hỗ trợ cho
từng tỉnh tuỳ theo quy mô và diện tích chuyển đổi của tỉnh đã phê duyệt và quy mô
diện tích chuyển đổi địa phương báo cáo trong năm kế hoạch;
- Ưu tiên bố trí
nhiều hơn các tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nhưng chưa phát huy được vì
khó khăn nguồn vốn;
- Hỗ trợ đầu tư các
dự án có tác động mạnh trong việc xóa đói, giảm nghèo;
- Hỗ trợ các tỉnh
nghèo có nhiều tiềm năng thủy sản nhưng chưa phát huy được;
- Hỗ trợ các tỉnh
mới phát triển nuôi trồng cần có mô hình khuyến khích động viên nông dân chuyển
đổi;
- Hỗ trợ các dự án
triển khai ở vùng có nhu cầu cấp bách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang thủy sản;
- Hỗ trợ các mô hình
mới, sản phẩm thuỷ sản mới có giá trị cao, khối lượng sản phẩm lớn và có khả năng
xuất khẩu lớn.
g) Hỗ trợ đầu tư
hạ tầng phát triển giống thủy sản
(Theo Quyết định
số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010).
Về mục tiêu:
+ Nâng cao năng lực
nghiên cứu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để thành lập tập
đoàn giống thuỷ sản đa dạng, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phục vụ phát triển
nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt, nước mặn và nước lợ;
+ Hoàn thiện và từng
bước hiện đại hoá hệ thống sản xuất giống thuỷ sản hàng hoá nhằm chủ động đáp ứng
đủ giống tốt, kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thuỷ sản nuôi, phục vụ cho phát
triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.
Đối tượng hỗ trợ:
Nâng cấp và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các trung tâm giống thuỷ sản, bao gồm
6 trung tâm giống quốc gia, 16 trung tâm giống thuỷ sản cấp I của địa phương.
Nội dung đầu tư:
Xây dựng cơ sở hạ
tầng các trung tâm quốc gia giống thuỷ sản, hỗ trợ xây dựng trung tâm giống thuỷ
sản cấp I, hỗ trợ một phần cho xây dựng trung tâm giồng thuỷ sản của các địa phương
miền núi kinh tế còn nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, hỗ trợ xây dựng các công
trình hạ tầng thiết yếu của các khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (đường giao
thông, hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và xử lý nước thải, thiết bị kiểm dịch
chất lượng giống), nghiên cứu khoa học; nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới.
Tiêu chí phân bổ:
- Căn cứ vào danh
mục các trung tâm giống đã được xác định trong Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg, bao
gồm 6 trung tâm giống quốc gia trên 3 miền Bắc, Trung, Nam (mỗi miền 1 trung tâm
giống thuỷ sản mặn lợ và 1 trung tâm giống nước ngọt) 16 trung tâm giống thuỷ sản
cấp I (5 trung tâm nước mặn lợ và 11 trung tâm giống nước ngọt); 6 khu sản xuất
giống thủy sản tập trung theo hướng công nghiệp …;
- Căn cứ vào dự án
đầu tư được duyệt theo tiêu chuẩn ngành thủy sản;
- Ưu tiên các công
trình tiếp tục bố trí dứt điểm để đưa vào sử dụng theo tiến độ và thời hạn quy định
hiện hành về đầu tư và xây dựng;
- Đối với các trung
tâm giống tỉnh hỗ trợ mức 5 tỷ đồng một trung tâm (50%), dự án nào năm trước đã
hỗ trợ nhiều, năm sau sẽ hỗ trợ ít; mỗi tỉnh một trung tâm.
h) Hỗ trợ đầu tư
các dự án thuộc chương trình phân lũ, chậm lũ
+ Các công trình
phải nằm trong vùng phân lũ, chậm lũ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 132/QĐ-TTg, bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình,
Hoà Bình và một số xã thuộc tỉnh bị ảnh hưởng khi phân lũ, chậm lũ;
+ Dựa trên quy hoạch
đầu tư vùng phân lũ, chậm lũ đã được phê duyệt theo đúng quy định;
+ Ưu tiên, tập trung cho các công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
trong năm của một số vùng phân lũ, chậm lũ có công trình đường quy mô lớn xây dựng
kết hợp các đường giao thông (Phú Thọ, Hà Nam); các công trình cấp bách như: đường
cứu hộ, cứu nạn, cột thuỷ trí, trạm xá, trường học ...;
+ Ưu tiên những công
trình đang đầu tư dở dang.
i) Hỗ trợ đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp tại các địa phương có điều
kiện khó khăn
Các dự án được hỗ trợ đầu tư phải phù hợp với Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách
trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp các địa phương
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Nguyên tắc hỗ trợ:
+ Khu công nghiệp
của các địa phương có tỷ lệ số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương so với chi cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 60%;
+ Tỷ trọng công nghiệp
trong GDP của địa phương thấp hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước ít
nhất 10%;
Các điều kiện nêu
trên được xác định trên cơ sở số liệu của năm trước thời điểm tổ chức thẩm tra dự
án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (gọi chung là
dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp) hoặc thời điểm các Bộ, ngành xem xét, trình
Thủ tướng Chính phủ đối với dự án đã được cho phép đầu tư.
Đối tượng hỗ trợ:
Dự án xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương đáp ứng các
điều kiện nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Khu công nghiệp
nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp của cả nước được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đã cho phép bổ sung vào quy hoạch trong từng thời
kỳ;
+ Khu công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc thu hút đầu tư để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, phát huy tiềm năng
những ngành, nghề có thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương, thực hiện mục tiêu
di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.
Tiêu chí hỗ trợ:
Mức hỗ trợ vốn ngân
sách trung ương cho việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tối đa không quá 60 tỷ
đồng cho 1 khu công nghiệp do tỉnh lựa chọn và thực hiện chủ yếu cho các hạng mục,
công trình sau đây:
+ Đền bù, giải phóng
mặt bằng.
+ Công trình xử lý
nước thải tập trung của Khu công nghiệp.
k) Hỗ trợ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nghèo vùng bãi ngang ven
biển (theo Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm
2003 và Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ), hỗ trợ thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
+ Đối tượng hỗ trợ:
bao
gồm 157 xã của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết
định số 257/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ Cơ chế đầu tư và
mức hỗ trợ vốn đầu tư: được thực hiện theo cơ chế và mức hỗ trợ
đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa quy định tại Quyết định
số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể ngân
sách trung ương hỗ trợ 500 triệu đồng/năm/xã.
l) Hỗ trợ kết cấu
hạ tầng thương mại
- Hỗ trợ xây dựng
kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu:
Mục tiêu hỗ trợ:
+ Hỗ trợ các địa
phương xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới nhằm thúc đẩy
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách và tăng cường giao lưu thương
mại giữa hai nước chung biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống dân cư và bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới;
+ Hỗ trợ đầu tư kết
cấu hạ tầng tập trung vào các khu kinh tế cửa khẩu có tiềm năng phát triển, có vị
trí quan trọng trong xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tạo nguồn thu cho ngân sách
nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém.
Điều kiện hỗ trợ:
+ Các địa phương
có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu;
+ Các cửa khẩu có
quy hoạch chi tiết khu kinh tế cửa khẩu đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết
định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Có danh mục các
dự án đầu tư kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết và xếp theo thứ tự ưu tiên
đầu tư;
+ Có kế hoạch đầu
tư và đầy đủ thủ tục đầu tư.
Tiêu chí bố trí vốn:
Nguyên tắc chung:
+ Hỗ trợ các tỉnh
nghèo, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp, có khó khăn trong cân đối vốn;
+ Ưu tiên hỗ trợ
vốn cho các tỉnh có tiềm năng phát triển, có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, nhưng
hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém; các khu kinh tế cửa khẩu có quyết định cơ
chế đầu tư riêng của Thủ tướng Chính phủ;
+ Việc sắp xếp mức
ưu tiên các tỉnh nghèo dựa trên tỷ lệ giữa khoản thu ngân sách địa phương (thu nội
địa sau khi đã trừ đi phần thu ngân sách trung ương 100%, khoản thu điều tiết về
ngân sách trung ương) và khoản chi ngân sách địa phương;
+ Mức hỗ trợ đầu
tư từ ngân sách trung ương đối với các khu kinh tế cửa khẩu căn cứ vào các dự án
đầu tư cụ thể, mức độ khó khăn của địa phương và khả năng ngân sách trung ương hàng
năm.
Tiêu chí cụ thể:
mức vốn cụ thể được xác định tương ứng với số điểm đạt được của tỉnh tính theo các
tiêu chí cụ thể sau:
Tiêu chí tỉnh khó
khăn:
+ Các tỉnh có tỷ
lệ thu/chi là 50%: được 5 điểm;
+ Các tỉnh khó khăn
hơn có tỷ lệ thu/chi thấp hơn 50% thì cứ giảm 1% được cộng thêm 0,4 điểm.
Các tỉnh có tiềm
năng phát triển:
+ Kim ngạch xuất
nhập khẩu: tỉnh có kim ngạch xuất nhập khẩu dưới 100 triệu USD: được 5 điểm. Cứ
10 triệu USD tăng thêm được cộng 0,1 điểm tương ứng;
+ Tỉnh có cửa khẩu
quốc tế được cộng số điểm là 0,5 điểm.
Điểm của từng tỉnh
là:
. Gọi số điểm
tỉnh nghèo thứ i là Ai.
. Gọi số điểm
kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh thứ i là Bi.
. Gọi số điểm
cửa khẩu quốc tế là Ci.
Tổng số điểm để của
từng địa phương là:
Xi
= Ai + Bi + Ci
Tổng số điểm để phân
bổ vốn của các địa phương là:
Vốn bổ sung có mục
tiêu của từng tỉnh:
. Gọi số vốn
bổ sung có mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng của từng năm là Y;
. Gọi số vốn
bổ sung có mục tiêu của chương trình của tỉnh thứ i là Ti. Vốn bổ sung
có mục tiêu của từng thứ i là:
- Hỗ trợ đầu tư hạ
tầng chợ
Đối tượng hỗ trợ
Các địa phương và các dự án được hỗ trợ phải đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có tỷ lệ ngân sách
trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi
ngân sách địa phương;
+ Các dự án chợ đầu mối của các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có sản xuất
hàng hóa nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu theo
quy định của Bộ Thương mại, được đặt tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn nói trên;
+ Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ nằm trong quy hoạch chợ đã được phê
duyệt và hoàn thành đầy đủ các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện
hành.
Nội dung hỗ trợ
+ Xây dựng đường giao thông từ đường trục chính vào chợ;
+ San lấp mặt bằng chợ;
+ Xây dựng công trình cấp nước, xử lý nước thải của chợ;
+ Các công trình hạ tầng khác của chợ.
Mức hỗ trợ:
- Đối với các chợ đầu mối vùng theo quy định của Bộ Thương mại: hỗ trợ
1 lần không quá 10 tỷ đồng/dự án xây dựng hạ tầng chợ;
- Đối với các chợ đầu mối nông sản tại các địa phương:
+ Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (tỷ lệ
bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 80% tổng chi cân đối ngân sách địa
phương): mức hỗ trợ không quá 3 tỷ đồng/năm;
+ Các địa phương còn lại: mức hỗ trợ không quá 2 tỷ đồng/năm.
m) Hỗ trợ xây dựng
các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã
Thực hiện tiêu chuẩn
định mức sử dụng trụ sở do Chính phủ quy định.
Mục tiêu: thực hiện
mục tiêu đầu tư xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để đến năm 2010 đảm bảo trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã có đủ điều kiện làm việc về diện tích và trang thiết bị
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Cơ chế hỗ trợ:
chỉ
bố trí hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách hàng năm, các địa phương
cân đối được ngân sách sẽ bố trí ngân sách địa phương để đầu tư. Ưu tiên hỗ trợ
các xã, phường, thị trấn mới chia tách, các xã chưa có trụ sở hiện vẫn phải đi thuê
địa điểm làm việc. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, thực hiện
hỗ trợ như sau:
- Đối với trụ sở
các Ủy ban nhân dân xã ở vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, vùng bãi ngang ven biển hỗ trợ 100%;
- Đối với trụ sở
các xã còn lại hỗ trợ 70%.
Tiêu chí và đối tượng
phân bổ: căn
cứ vào số lượng và thứ tự ưu tiên bao gồm: số lượng xã chưa có trụ sở Ủy ban
nhân dân; số lượng trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường bị xuống cấp nghiêm trọng,
không an toàn cho người sử dụng; số lượng trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường chưa
đáp ứng điều kiện làm việc, cần phải tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng.
n) Hỗ trợ đầu tư
các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh
Bệnh viện đa khoa
tỉnh:
+ Tập trung hỗ trợ
bệnh viện các địa phương mới chia tách, các bệnh viện tỉnh đang đầu tư để sớm đưa
vào sử dụng, bệnh viện tỉnh đã có quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, đầu
tư nâng cấp trang thiết bị y tế của khoa hồi sức cấp cứu và sản nhi của hệ thống
y tế tuyến tỉnh.
+ Các tỉnh miền núi
phía Bắc, Tây Nguyên: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% vốn để xây lắp, 100% vốn để
mua sắm trang thiết bị;
+ Các tỉnh đồng bằng:
ngân sách trung ương hỗ trợ 50% vốn xây lắp và 70% vốn mua sắm thiết bị;
+ Hỗ trợ 50% vốn
cả xây lắp và trang thiết bị cho các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Cần Thơ;
+ Hỗ trợ 50% vốn
mua sắm trang thiết bị cho các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.
Bệnh viện huyện,
bệnh viện đa khoa khu vực:
+ Ngân sách trung
ương bổ sung có mục tiêu để ưu tiên nâng cấp một số bệnh viện huyện, bệnh viện đa
khoa khu vực bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực thuộc các vùng khó khăn, các
huyện mới chia tách;
+ Ưu tiên đầu tư
các bệnh viện huyện có cơ sở vật chất và trang thiết bị đã quá xuống cấp nhưng chưa
được đầu tư nâng cấp của Nhà nước và các dự án ODA, đặc biệt ở các bệnh viện huyện
vùng núi, trung du Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng
sâu, vùng xa ở quá xa bệnh viện tỉnh, vùng biên giới khó khăn, đồng bào dân tộc
ít người và các tỉnh có địa bàn rộng đông dân cư;
+ Ưu tiên đầu tư
cho các bệnh viện huyện theo quy hoạch sẽ được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa
khu vực;
+ Ưu tiên đầu tư
trang thiết bị cho các cơ sở đã đáp ứng được các yếu tố cơ sở hạ tầng, nhà cửa và
con người; nhưng còn thiếu thiết bị.
- Mức hỗ trợ:
+ Các bệnh viện ở
các huyện miền núi: ngân sách trung ương hỗ trợ 100%;
+ Các bệnh viện ở
các huyện, thị xã đồng bằng thuộc các tỉnh miền núi: ngân sách trung ương hỗ trợ
80%, ngân sách địa phương bố trí 20%;
+ Các bệnh viện ở
các huyện thuộc các tỉnh còn lại: ngân sách trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách địa
phương bố trí 30%;
+ Riêng đối với 9 tỉnh, thành phố có nguồn thu lớn gồm: Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Cần Thơ,
Bình Dương do địa phương tự cân đối ngân sách; ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ cho
một số bệnh viện huyện miền núi, hải đảo của địa phương và một số bệnh viện huyện
theo quy hoạch sẽ trở thành bệnh viện đa khoa khu vực.
o) Hỗ trợ đầu tư
tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các công trình văn hoá
(hỗ trợ thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá).
+ Các địa phương
có di tích văn hóa đặc biệt quan trọng được phê duyệt nằm trong dự án quy hoạch
tổng thể: Đền Hùng, Cổ Loa, Côn Đảo, Kim Liên, Hoa Lư ...;
+ Các di tích trong
danh mục di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia (32 di tích) thuộc đề án huy động
vốn tu bổ tôn tạo di tích;
- Các di tích được
công nhận là di sản văn hóa thế giới: Huế, Mỹ Sơn, Hội An... Các di tích quan trọng
nằm trong các tuyến tham quan du lịch quốc gia chưa được đầu tư hoàn chỉnh;
+ Các trung tâm văn
hoá vùng theo quyết định của Chính phủ và các tỉnh mới chia tách.
p) Hỗ trợ đầu tư
phủ sóng phát thanh truyền hình
+ Đối với phát thanh
truyền hình ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung: hỗ trợ kinh phí
mở rộng diện phủ sóng phát thanh truyền hình thông qua việc đầu tư nâng cấp các
máy phát hình, triển khai lắp đặt các trạm truyền thanh, truyền hình, cung cấp các
đầu thu trực tiếp từ vệ tinh cho các nơi sóng của đài trung ương, đài tỉnh chưa
phủ tới hoặc tín hiệu chưa đạt tiêu chuẩn, dân không xem được;
+ Hỗ trợ các đài
phát thanh truyền hình các tỉnh nâng cấp thiết bị sản xuất chương trình phát thanh
truyền hình tiếng dân tộc: ưu tiên cho các tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào dân
tộc. Số thiết bị đầu tư theo định mức cho đài tỉnh có thể sản xuất 1 giờ chương
trình phát thanh và 30 phút chương trình truyền hình trong 1 tuần (khoảng 10 tỷ
đồng);
+ Hỗ trợ các đài phát thanh truyền hình tỉnh nâng cấp trang thiết bị sản
xuất chương trình phát thanh truyền hình lưu động: đó là các tỉnh đang phải đối
mặt với những vấn đề phức tạp như: trật tự an toàn xã hội và các địa phương đặc
biệt khó khăn. Định mức dự kiến 3 đến 5 tỷ đồng.
q) Hỗ trợ đầu tư
các trung tâm giáo dục, lao động xã hội
Về nguyên tắc: ngân
sách trung ương hỗ trợ một phần cho ngân sách địa phương, không đầu tư cho toàn
bộ dự án.
Các địa phương
thuộc diện hàng năm ngân sách trung ương phải bổ sung cân đối trên 70% cho ngân
sách địa phương thì được hỗ trợ không quá 80% tổng vốn dự án. Các địa phương
thuộc diện hàng năm ngân sách trung ương phải bổ sung cân đối từ 50% đến 70%
ngân sách địa phương thì được hỗ trợ không quá 50% tổng vốn dự án. Các địa
phương chưa có trung tâm giáo dục, lao động xã hội được xem xét hỗ trợ trước,
ưu tiên những địa phương có số lượng người nghiện cao, nhưng các cơ sở cai
nghiện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu.
r) Hỗ trợ các dự
án thể thao do địa phương quản lý
+ Các địa phương
chưa đủ 3 công trình thể thao cơ bản đó là sân vận động; nhà thể thao; bể bơi. Đặc
biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu
Long;
Các địa phương có nhiều khó khăn, nhưng có khả năng đào tạo cung cấp vận
động viên cho các đội tuyển quốc gia như Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh...;
+ Các địa phương
có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tổ chức đại hội thể dục thể thao toàn
quốc, hội khỏe Phù Đổng, các hoạt động thể thao quốc tế lớn như: đại hội thể thao
châu Á năm 2009, đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 13 năm 2006 tại Việt
Nam, đại hội thể thao châu Á tại Việt Nam dự kiến vào năm 2018.
s) Hỗ trợ đầu tư
hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ cao
Nguyên tắc hỗ trợ:
Chỉ hỗ trợ đầu tư
xây dựng các công trình hạ tầng đầu mối, không sinh lời, khó thu hồi vốn cho các
khu công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã có quy hoạch chi tiết
các khu chức năng được phê duyệt.
Tiêu chí và đối tượng
phân bổ:
- Hỗ trợ vốn để rà
phá bom mìn, đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư, xây dựng kết
cấu hạ tầng gồm các hạng mục công trình như: các tuyến đường trục chính, đường khu
vực trong khu công nghệ cao; khu xử lý nước; trụ sở làm việc của Ban Quản lý Khu
công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật khu đào tạo, nghiên cứu - phát triển, xây dựng vườn
ươm doanh nghiệp công nghệ cao;
- Các hạng mục có
khả năng thu hồi vốn như: cấp nước, cấp điện… được huy động đầu tư từ các doanh
nghiệp chuyên ngành;
- Kế hoạch bố trí vốn tùy thuộc vào các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Đối tượng ưu tiên:
khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh;
- Tập trung đầu tư
xây dựng hệ thống cấp, thoát nước khu xử lý nước thải và xây dựng các tuyến đường
trục chính trong khu công nghệ cao Hòa Lạc, và hỗ trợ đầu tư khu công nghệ cao tại
thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
t) Chương trình quản
lý bảo vệ biên giới đất liền
Đối tượng đầu tư
- Bộ Quốc phòng xây
dựng các đồn, trạm biên phòng, hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt cho đồn biên
phòng gắn với cụm dân cư, cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế quốc phòng (khu vực các
xã biên giới).
- Địa phương:
+ Xây dựng cụm dân
cư gắn với đồn biên phòng mới thành lập, mới di chuyển;
+ Xây dựng một số
tuyến giao thông trọng yếu phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới kết hợp nhu cầu cấp
bách kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (các tuyến không thuộc quy
hoạch hệ thống đường tuần tra biên giới của Bộ Quốc phòng);
+ Kè bờ sông suối
biên giới trọng yếu.
Tiêu chí phân bổ
vốn đầu tư
- Diện tích các xã
biên giới;
- Dân cư (số hộ,
nhân khẩu) tại các xã biên giới;
- Chiều dài biên
giới;
- Số đồn mới thành
lập, mới di chuyển mà cần phải hình thành các cụm dân cư;
- Số đồn biên phòng
chưa được cấp điện, nước cho đồn biên phòng và cụm dân cư gắn với đồn biên phòng;
- Khu vực biên giới
bố trí cụm dân cư theo quy hoạch được duyệt;
- Địa bàn có khu
kinh tế cửa quốc phòng tại các xã biên giới.
u) Chương trình đầu
tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá.
Mục tiêu đầu tư:
Từ nay đến năm
2010, ngân sách trung ương sẽ tập trung đầu tư hoàn thành 13 khu tránh bão cấp vùng
và các khu tránh bão cấp địa phương đang triển khai dở dang, bao gồm: các cụm công
trình theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên tắc bố trí
vốn:
- Chỉ bố trí vốn
đầu tư cho các dự án nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định;
- Bố trí theo dự
án đầu tư, mức bố trí theo tiến độ xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và khả năng cân đối ngân sách trung ương;
- Ưu tiên bố trí
vốn trước hết cho các công trình dở dang có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng
trong năm kế hoạch;
- Ưu tiên bố trí
vốn cho các tỉnh thuộc Vịnh Bắc Bộ để thực hiện Hiệp định đánh cá chung Việt Nam
- Trung Quốc;
- Ưu tiên bố trí
vốn cho các tỉnh có lượng tàu đánh bắt hải sản lớn, khu vực gần ngư trường trọng
điểm và khu vực có tần suất bão cao.
v) Chương trình đê
biển từ Quảng Ninh - Quảng Nam
Mục tiêu đầu tư:
Từ nay đến năm
2010, ngân sách trung ương hỗ trợ tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đê biển
cấp bách, xung yếu bảo vệ các khu dân cư tập trung, các vùng kinh tế quan trọng,
đảm bảo không bị vỡ khi gặp bão đến cấp 12.
Nguyên tắc phân bổ
vốn:
- Chỉ bố trí vốn
đầu tư cho các dự án nằm trong quy hoạch, đã có được sự thống nhất của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về kỹ thuật, đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định;
- Bố trí vốn theo
dự án đầu tư được phê duyệt, mức bố trí theo tiến độ xây dựng công trình được phê
duyệt và khả năng cân đối ngân sách, trong đó ưu tiên bố trí vốn trước hết cho các
công trình dở dang có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm.
x) Hỗ trợ một phần vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý
Mục tiêu và nguyên
tắc:
+ Ngân sách
trung ương hỗ trợ các địa phương trong việc huy động đủ và kịp thời vốn đối ứng
nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các dự án ODA trong kế hoạch Nhà nước, tăng
khả năng giải ngân nguồn vốn ODA của khối địa phương;
+ Việc đẩy nhanh
tốc độ giải ngân ODA rất quan trọng nhằm đưa nhanh các công trình cấp thiết vào
phục vụ nền kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo độ tin cậy đối với các nhà tài trợ,
từ đó tăng khả năng thu hút ODA trong các năm tiếp theo;
+ Trong điều kiện
nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương có hạn, căn cứ vào khả năng huy động vốn
đối ứng cụ thể hay mức độ khó khăn của các địa phương để bố trí vốn hỗ trợ hợp lý;
+ Việc phân bổ vốn
đối ứng hỗ trợ cho các dự án ODA được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đúng mục
tiêu, đúng đối tượng đầu tư và theo tỷ lệ % so với nguồn vốn tài trợ của nước ngoài
nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
Điều kiện hỗ trợ:
+ Các dự án ODA được
thực hiện trong kế hoạch Nhà nước hàng năm, do các địa phương trực tiếp quản lý,
làm chủ dự án; hiệp định, văn kiện dự án đã được ký với nhà tài trợ hoặc các địa
phương làm đầu mối thanh toán vốn nước ngoài;
+ Hỗ trợ vốn đối
ứng ODA cho các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển được cân đối trong ngân
sách nhà nước (gồm cả dự án vay và viện trợ không hoàn lại), không bố trí vốn đối
ứng cho các dự án trong sử dụng kinh phí sự nghiệp hoặc cho vay lại;
+ Đối với các dự
án ODA tổng hợp (gồm nhiều lĩnh vực, nhiều cấu phần), chỉ tập trung hỗ trợ phần
đầu tư phát triển.
Tiêu chí phân bổ:
Việc phân bổ vốn
đối ứng được xem xét tuỳ thuộc vào khả năng huy động vốn đối ứng của các địa phương,
trừ các tỉnh, thành phố có khả năng tự cân đối được ngân sách, có các khoản thu
điều tiết về trung ương;
- Việc hỗ trợ vốn
đối ứng ODA cho các địa phương được tập trung cho các tỉnh nghèo, nguồn thu ngân
sách hàng năm thấp, có nhiều khó khăn trong huy động vốn đối ứng;
- Tập trung hỗ trợ
đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập
cho người dân, phát triển nông nghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn, y tế,
cấp thoát nước và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường;
- Việc sắp xếp thứ
tự ưu tiên của các địa phương theo tỷ lệ cân đối thu ngân sách địa phương và chi
cân đối ngân sách địa phương.
Đối tượng và mức
hỗ trợ:
- Ưu tiên 1: các
tỉnh đặc biệt khó khăn có tỷ lệ thu/chi dưới 20%, mức hỗ trợ 100%;
- Ưu tiên 2: các
tỉnh khó khăn có tỷ lệ thu/chi từ trên 20% đến 40%, mức hỗ trợ 80%;
- Ưu tiên 3: các
tỉnh có tỷ lệ thu/chi từ trên 40% đến 60%: mức hỗ trợ 60%;
- Ưu tiên 4: các
tỉnh có tỷ lệ thu/chi từ trên 60%, căn cứ vào khả năng ngân sách để hỗ trợ với
mức không quá 40%;
y) Đầu tư theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính
trị về hệ thống tư pháp.
Nguyên tắc đầu tư:
+ Các dự án đầu tư
theo Nghị quyết số 08-NQ/TW phải nằm trong quy hoạch tổng thể đầu tư xây dựng trụ
sở các cơ quan tư pháp giai đoạn 2006 - 2010 phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước,
với lộ trình hợp lý;
+ Tập trung đầu tư
xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp ở các tỉnh, huyện mới thành lập; chưa đầu tư
cho những trụ sở của các cơ quan tư pháp đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trong
khoảng thời gian từ 1995 nếu như đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không an toàn cho
người sử dụng, diện tích làm việc đạt dưới 70% so với tiêu chuẩn, địch mức quy định
về sử dụng trụ sở làm việc.
Tiêu chí phân bổ:
- Bố trí đủ vốn đầu
tư để hoàn thành đúng thời hạn quy định cho các dự án nhóm B, nhóm C chuyển tiếp
từ năm 2005;
- Đầu tư xây dựng
lại, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các trụ sở cơ quan tư pháp đã đưa vào sử dụng trước
năm 1995 nếu như đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án
xây dựng trụ sở cơ quan tư pháp cấp huyện được giao tăng thẩm quyền;
- Riêng dự án
611 (do Bộ Công an quản lý) đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ đã được phê duyệt,
đặc biệt ưu tiên dự án T30;
- Bố trí vốn để hỗ
trợ đầu tư các dự án xây dựng các cơ quan tư pháp phải di chuyển địa điểm do thay
đổi quy hoạch xây dựng của địa phương;
- Bố trí vốn để hỗ
trợ đầu tư các dự án xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp thuộc đề án mà Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2005 phải hoàn thành (đến nay còn 288 trụ sở cần
phải tiếp tục đầu tư)./.
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|