ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 149/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn,
ngày 03 tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2021-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Hiệp định số 2000001753-VN tài
trợ Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ 2 tỉnh Cao Bằng,
Bắc Kạn giữa IFAD và Chính phủ Việt Nam được ký chính thức ngày 24 tháng 3 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 1438/QĐ-UBND
ngày 07 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt dự án “Hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ” (CSSP) tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày
31 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt văn kiện dự án “Hỗ
trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP)” tỉnh Bắc Kạn
vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD);
Căn cứ Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày
02 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung
Văn kiện dự án, điều chỉnh nội dung Quyết định phê duyệt Văn kiện và Quyết định
phê duyệt dự án “Hỗ
trợ
kinh doanh cho nông hộ” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển
nâng nghiệp (IFAD);
Căn cứ Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày
21/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt điều chỉnh một số nội dung tại
Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 31/8/2016; Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày
07/9/2016 và Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Kạn;
Căn cứ Quyết, định số 674/QĐ-UBND ngày
16 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao Chủ đầu tư dự án “Hỗ trợ
kinh doanh cho nông hộ (CSSP)” tỉnh Bắc Kạn vay vốn Quỹ Quốc tế về phát triển
nông nghiệp (IFAD);
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ
trình số 25/TTr-SCT ngày 19 tháng 01 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị
Dong riềng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023, chi tiết theo nội dung đính kèm.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị Dong riềng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021
-2023.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và
Công nghệ, Giám đốc Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
Gửi
bản điện tử:
-
Như điều 3 (t/h);
- CT, PCT UBND
tỉnh (Bà Hoa);
- PCVP (Ô. Thất);
- Lưu: VT, HàNN.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ
Thị Minh Hoa
|
KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Kèm
theo Quyết định số
149/QĐ-UBND
ngày 03 tháng 02 năm
2021
của
Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn)
Phần thứ nhất
THỰC
TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN
(Chi tiết tại
Báo cáo phân tích chuỗi giá trị Dong riềng tỉnh Bắc Kạn
kèm theo[1])
Phần thứ hai
KẾ
HOẠCH ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN GIAI
ĐOẠN 2021-2023
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng các mối liên kết để phát triển
chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn trở thành chuỗi giá trị bền vững, ổn định, lâu
dài với quy mô sản xuất tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Phát triển vùng nguyên liệu gắn với tổ
chức quản lý sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dựa trên cơ sở đầu tư khoa
học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến quy trình công nghệ chế biến
tạo ra sản phẩm “Miến dong Bắc Kạn” có thương hiệu trên thị trường, được người
dân tin dùng đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh
thái.
Tạo việc làm ổn định cho lao động nông
thôn, cải thiện thu nhập cho người nghèo, cận nghèo; nâng cao chất lượng, gia
tăng giá trị sản xuất và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chế biến từ dong riềng.
2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị
sản phẩm dong riềng của tỉnh một cách hiệu quả, bền vững nhằm phát triển
vùng nguyên liệu ổn định từ 500 đến
600ha từ nay đến năm 2023 tăng dần lên 800 ha vào năm 2025 trên địa bàn các huyện
Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông là vùng sản xuất trọng điểm và các vùng đệm đủ
đáp ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm tinh bột,
sản phẩm miến dong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thay đổi tập quán canh tác, thói quen
trong sản xuất của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững; nâng cao
năng suất, sản lượng củ bình quân đạt từ
73 - 75 tấn/ha và nâng cao tỷ lệ thu hồi tinh bột từ 14 - 16% như hiện nay lên
17- 18%/tấn củ vào năm 2025.
Bảo vệ, duy trì và nâng cao hiệu quả quản lý chỉ
dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm miến dong; phấn đấu nâng cao giá trị sản
phẩm OCOP từ cây dong riềng từ 3 sao
lên 4 - 5 sao vào năm 2025, đồng thời gắn tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm miến
dong của tỉnh và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu thị trường; phát triển các
vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; tạo sự
liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
Duy trì cơ sở chế biến tinh bột và sản
xuất miến dong hiện có; giai đoạn 2021 - 2023 đầu tư mới và nâng cấp năng lực
cho 05 cơ sở, đảm bảo tiêu thụ 70 - 80% sản lượng củ dong riềng của địa phương.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu,
mở rộng thị trường tiêu thụ và điểm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh, hướng
tới thị trường xuất khẩu.
II. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp phát triển sản xuất dong
nguyên liệu
- Duy trì sử dụng các giống dong hiện
có, giống địa phương có hàm lượng tinh bột cao, chất lượng tinh bột tốt.
- Tiếp tục đánh giá thử nghiệm và bổ
sung các giống dong riềng mới phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai của địa
phương, cho năng suất cao, tăng hàm lượng tinh bột, chất lượng tinh bột để sử dụng
trong sản xuất.
- Tăng cường đầu tư, thâm canh tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện luân canh cây trồng nhằm cải tạo,
tăng độ khả năng sản xuất của đất, hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
- Quản lý tốt sâu, bệnh hại cây trồng
như sâu đục thân, bệnh thối thân, bệnh cháy lá nhằm tăng năng suất, chất lượng
củ.
- Thử nghiệm và nhân rộng các giải
pháp bảo quản tinh bột dong riềng để đảm bảo chất lượng và giảm tổn thất trong
quá trình bảo quản.
- Xây dựng các mô hình chuyển đổi,
luân canh cây trồng
để tạo cơ sở cho việc tuyên truyền, chỉ đạo sản xuất, tham quan học tập nhằm mục
tiêu phát triển vùng sản xuất dong riềng theo quy hoạch.
2. Giải pháp tăng cường chế biến tinh
bột, miến dong
Duy trì công nghệ chế biến, bảo quản sản
phẩm hiện có và đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, quy trình công nghệ để đáp ứng
yêu cầu sản xuất thực tế theo hướng:
- Đối với các thôn vùng cao, việc đi lại
khó khăn, sản xuất không tập trung cần duy trì các cơ sở chế biến tinh bột nhỏ
phù hợp để giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Đối với các vùng sản xuất tập trung,
cần cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao công suất chế biến tinh bột, chế biến
miến để đảm bảo chế biến hết sản phẩm củ và lượng tinh bột sản xuất ra để chế
biến miến dong trong tỉnh theo từng giai đoạn.
- Hỗ trợ tạo mặt bằng cho các tổ chức,
cá nhân xây dựng nhà xưởng như tạo điều kiện về sắp xếp bố trí dân cư, giải
phóng mặt bằng, cho thuê đất (thời gian từ 30 - 50 năm).
- Triển khai thực hiện tốt các chính
sách hiện có của trung ương và tỉnh Bắc Kạn để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây
dựng nhà xưởng, đầu tư dây truyền chế biến tinh bột, sản xuất miến dong với công nghệ tiên
tiến gắn với xây dựng công trình xử lý nước thải phục vụ sản xuất tinh bột dong
và miến dong.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mới dây truyền chế biến với công nghệ
hiện đại; nâng cao công suất, cải tiến quy trình công nghệ chế biến tinh bột,
miến dong hiện có để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm
Khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý Bắc
Kạn cho sản phẩm miến dong để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đẩy
mạnh sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và các cơ sở chế
biến.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiêu
thụ sản phẩm miến dong; hỗ trợ kinh phí để quảng bá, tiếp thị sản phẩm để mở rộng
thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành phố trên cả nước và hướng đến xuất khẩu.
4. Giải pháp về tổ chức và liên kết sản
xuất
Xây dựng các mô hình điểm về liên kết,
hợp tác phát triển sản xuất, nhằm liên kết giữa người sản xuất với các cơ sở chế
biến, nhà khoa học, nhà quản lý.
Củng cố và tăng cường năng lực cho các
tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có để trực tiếp thực hiện các hoạt động liên kết
phát triển sản xuất gắn với bao tiêu nguồn nguyên liệu củ dong; liên kết sản xuất
tinh bột, miến dong đảm bảo chất lượng và ATVSTP để sử dụng chỉ dẫn địa lý Bắc
Kạn cho sản phẩm miến dong trong tiếp thị, quảng bá và giới thiệu sản phẩm miến
dong đến các trung tâm thương mại của các tỉnh, thành trên cả nước.
5. Đào tạo nguồn nhân lực
- Tập huấn cho người dân về kỹ thuật
trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh, thu hoạch sản phẩm để nâng cao năng suất,
tăng hàm lượng tinh bột và chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chế
biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dong riềng.
6. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật để xử lý chất thải, bã thải thành các sản phẩm có ích trong sản xuất
nông nghiệp như phân bón hữu cơ, chất đốt.
- Thành lập các tổ hợp tác sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ bã thải dong riềng.
- Xây dựng các công trình xử lý nước
thải, bã thải trong sản xuất ngay từ khi xây dựng, lắp đặt các dây truyền chế biến
tinh bột, sản xuất miến dong.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung
1: Tăng cường năng lực quản lý và tổ chức hoạt động cho các hợp tác xã chế biến
tinh bột, sản xuất miến dong của tỉnh Bắc Kạn
1.1. Mục tiêu: Hỗ trợ các hợp tác xã
tham gia trong chuỗi giá trị dong riềng tỉnh Bắc Kạn nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.2. Các hoạt động:
- Tập huấn nâng cao năng lực cho Ban
lãnh đạo hợp tác xã về các kỹ năng tìm kiếm thông tin thị trường, quản lý và
phát triển sản phẩm, thương mại điện tử (2 lớp).
- Tập huấn hướng dẫn các hợp tác xã
xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị dong
riềng Bắc Kạn (2 lớp).
- Tập huấn hướng dẫn hợp tác xã xây dựng
và đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm (2 lớp).
- Tập huấn hướng dẫn các hợp tác xã
xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
(2 lớp).
2. Nội dung
2: Quy hoạch, phát triển vùng trồng dong nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến
2.1. Mục tiêu: Phát triển ổn định vùng
trồng dong nguyên liệu có quy mô 500 - 600ha để phù hợp với công suất, hạ tầng
của các cơ sở chế biến tinh bột trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Quy mô trồng
dong nguyên liệu mở rộng lên 800 - 1.000 ha trong giai đoạn 2025 - 2030 trên cơ
sở thực hiện tốt các giải pháp tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và
áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2020 - 2025. Diện tích
mở rộng tập trung tại huyện Na Rì, Ba Bể và một số vùng phụ cận khác như tại các huyện:
Pác Nặm, Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn.
2.2. Các hoạt động:
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng,
đất đai, cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu trồng dong riềng tại các thôn, xã, huyện
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định các thôn có diện tích đất
ruộng 1 vụ không chủ động nguồn nước có thể chuyển sang trồng dong riềng.
- Xác định nhu cầu tham gia trồng dong
riềng của các hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình.
- Hỗ trợ xây dựng liên kết (bằng hợp đồng
liên kết) giữa các cơ sở chế biến tinh bột với các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ
gia đình sản xuất dong riềng.
- Xây dựng bản đồ liên kết sản xuất
dong nguyên liệu với cơ sở chế biến dựa trên hợp đồng liên kết và sự phân chia
địa bàn hoạt động giữa các cơ sở chế biến.
3. Nội dung
3: Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp tiến bộ trong sản xuất dong
riềng
3.1. Mục tiêu: Xây dựng 5 mô hình (3
mô hình tại Na Rì và 2 mô hình tại Ba Bể) áp dụng đồng bộ các giải pháp tiến bộ kỹ
thuật trong thâm canh, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, giảm công lao động,
giảm sâu bệnh trên cây dong riềng, ưu tiên các mô hình thử nghiệm trên các ruộng
dong đã trồng sang năm
thứ hai. Mô hình được
thực hiện với sự tham gia của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất
dong nguyên liệu. Mỗi mô hình có tối thiểu 30 hộ sản xuất dong tham gia.
3.2. Các hoạt động:
- Hỗ trợ mỗi mô hình 3 máy làm đất (loại
nhỏ) để các hộ tham gia mô hình sử dụng chung. Tổng số máy làm đất cần hỗ trợ
là 3 máy/mô hình x
5
mô hình = 15 máy.
- Hỗ trợ mỗi mô hình 3 máy nghiền tinh
bột công suất nhỏ (sử dụng động cơ dầu D8) để thuận tiện cho các hộ tham gia
mô hình vận chuyển và sử dụng ngay trên ruộng trồng dong.
- Hỗ trợ thử nghiệm các biện pháp thu
gom và xử lý tồn dư thân lá cây dong riềng sau thu hoạch và xử lý đất trước
khi trồng vụ dong riềng mới.
- Hỗ trợ thử nghiệm bón phân theo đúng
quy trình kỹ thuật trong chăm sóc dong riềng cho các mô hình.
- Theo dõi, tổng kết thử nghiệm để
tuyên truyền và nhân rộng áp dụng các giải pháp.
4. Nội dung 4: Hỗ trợ
các cơ sở chế biến tinh bột, miến dong Bắc Kạn vay vốn lãi suất ưu đãi
4.1. Mục tiêu: Hỗ trợ các cơ sở chế biến
tinh bột và miến dong vay vốn (không phải thế chấp) để thu mua toàn bộ khối lượng
củ dong nguyên liệu, bảo quản và dự
trữ tinh bột (ướt và khô) đảm bảo kéo dài thời gian chế biến miến dong tại Bắc
Kạn lên 8 - 10 tháng mỗi năm. Nguồn vốn cần vay chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn
thu mua củ dong riềng, tương đương khoảng 35.000 triệu đồng. Lãi suất vay ưu
đãi nhỏ hơn hoặc bằng 0,5%/tháng. Thời gian vay là 6 tháng/năm.
4.2. Các hoạt động:
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến (tinh bột
và miến) hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn.
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến (tinh bột
và miến) vay vốn và bù lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại.
5. Nội dung 5: Xây dựng
bộ tiêu chuẩn và quản lý chất lượng sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn
5.1. Mục tiêu: Hỗ trợ các cơ sở chế biến
miến dong xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xây dựng kế hoạch
kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng hạng sao cho
các sản phẩm đã công nhận dạt chuẩn OCOP.
5.2. Các hoạt động:
- Hỗ trợ các cơ sở xây dựng bản mô tả
chất lượng cảm quan và phân tích các chỉ tiêu lý hóa và an toàn thực phẩm của
tinh bột và miến dong (phân tích 10 mẫu bột và 20 mẫu miến dong).
- Hỗ trợ các cơ sở xây dựng hồ sơ công
bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn.
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến tinh bột và
miến dong Bắc Kạn xây dựng và hướng dẫn kế hoạch kiểm soát chất lượng nội bộ.
- Hỗ trợ 3 cơ sở chế biến tinh bột và
miến dong (Tài Hoan, Nhất Thiện và Quang Minh Finance) xây dựng và áp dụng hệ
thống kiểm soát chất lượng theo ISO.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết lập
hệ thống truy xuất nguồn gốc (máy in tem truy xuất, phôi tem và tài khoản phần
mềm truy xuất) cho sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn.
6. Nội dung 6: Tăng
cường các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại và xây dựng liên kết tiêu thụ
sản phẩm miến dong Bắc Kạn
6.1. Mục tiêu: Tăng cường sự nhận diện
người tiêu dùng và khách hàng tại các thị trường mới từ đó giúp xây dựng liên
kết mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn.
6.2. Các hoạt động:
Xây dựng hệ thống quan hệ khách hàng tại
các thị trường và có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn tạo dựng được thương
hiệu trong lòng khách hàng. Chiến lược quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm
miến dong Bắc Kạn cần tập trung vào một số hoạt động cụ thể sau:
- Tổ chức hội nghị khách hàng ở các điểm
thị trường đã được xác định cụ thể, đây là những thị trường tiềm năng và hiện
tại tiêu thụ khối lượng miến dong Bắc Kạn. Trong cuộc hội nghị khách hàng,
chúng ta có thể mời đại diện các cửa hàng, người kinh doanh ở chợ và các đại lý
cấp 1 trên địa bàn của tỉnh để giới thiệu các thông tin về sản phẩm, quảng bá
hình ảnh, cũng như có chính sách hậu bán hàng cho các tác nhân.
- Tổ chức cuộc thi chế biến các món ăn
từ miến dong Bắc Kạn ở thị trường Hà Nội để quảng bá hình ảnh và sử dụng các
công thức chế biến món ăn của các đơn vị tham gia cuộc thi, biên tập thành tập hướng
dẫn chế biến món ăn để gửi đến người tiêu dùng. Thành phần tham gia cuộc
thi: Mời nhà hàng ở Hà Nội, Hội người tiêu dùng Hà Nội, nhà hàng ở Bắc Kạn...
- Thiết kế tờ rơi và poster quảng cáo
sản phẩm ở các cửa hàng đồ khô và cửa hàng tạp hóa trên cơ sở hệ thống phân phối
của đại lý cấp 1 ở trên.
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các
cửa hàng, siêu thị hay các hội chợ thương mại.
- Thiết kế website chung
cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn, từ website sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về sản xuất, thị
trường cho người tiêu dùng. Qua đó người tiêu dùng biết được miến dong Bắc Kạn
được sản xuất như thế nào? điểm khác
biệt là gì? và quan trọng hơn sẽ cung cấp được mạng lưới các địa điểm bán sản
phẩm để người tiêu dùng có nhu cầu sẽ dễ dàng tìm mua.
- Thiết lập hệ thống quảng cáo trên mạng
xã hội như: Facebook, Zalo, diễn đàn tiêu dùng... đây là hình thức truyền
thông có tính lan tỏa lớn trong thời gian ngắn nhưng không mất nhiều chi phí
như các hình thức quảng cáo trên tivi hay tạp chí.
- Tổ chức các chương trình “Tri ân
khách hàng” cho người tiêu dùng đi thăm quan cơ sở sản xuất, chế biến miến
dong Bắc Kạn kết hợp với du lịch địa phương.
- Tổ chức các chương trình khuyến mại
nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều sản phẩm hơn.
- Đối với các sản phẩm miến dong đã được
công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, chiến lược quảng bá, xúc tiến thương mại
được thực hiện theo một
số
hoạt động:
+ Tổ chức hội nghị khách hàng: Là cơ hội
để chủ thể sản xuất giới thiệu về sản phẩm miến dong Bắc Kạn và xác định nhu
cầu của thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ tiềm năng.
+ Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển
lãm sản phẩm miến dong Bắc Kạn thường niên: Được tổ chức gắn liền với các lễ
hội truyền thống, lễ hội văn hóa, tuần lễ du lịch... nhằm kết hợp quảng bá
văn hóa, du lịch và sản phẩm của tỉnh.
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng: Sau khi được công nhận là sản phẩm, việc quảng bá, giới thiệu trên
các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, mạng xã hội, báo điện tử...) giúp
cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau biết đến sản phẩm. Từ đó nâng cao hiểu
biết và nhận thức
của người
tiêu dùng về sản phẩm OCOP.
+ Giới thiệu sản phẩm miến dong tại
các khu trung tâm, du lịch, điểm dừng chân dọc trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Đây
là những địa điểm thường thu hút nhiều nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau cả
bên trong và ngoài tỉnh. Thông qua hoạt động này, các chủ thể sản xuất có thể giới
thiệu trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng, tăng doanh thu bán hàng.
+ Biển hiệu cửa hàng phân phối sản phẩm
miến dong Bắc Kạn: Hệ thống biển hiệu cửa
hàng phân phối sản phẩm miến dong Bắc Kạn cần được thiết kế đồng bộ về logo,
màu sắc, hình ảnh, chữ viết và tỷ lệ trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua biển hiệu,
người tiêu dùng có thể nhận diện và chọn đúng địa điểm mua sản phẩm miến dong Bắc
Kạn.
+ Biển quảng cáo tấm lớn: Được thiết kế
để đặt dọc trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ngã tư đường, khu trung tâm, điểm du lịch.
Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua biển quảng cáo tấm lớn
giúp truyền thông thương hiệu miến dong Bắc Kạn (logo, màu sắc, slogan...) một
cách lâu dài, từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Biển quảng cáo
đứng tại ngã tư đường, trên những cung đường chính có tác dụng nhắc nhở người
tiêu dùng và giúp cho thương hiệu đi vào tiềm thức của họ.
+ Xây dựng kênh quảng bá và giới thiệu
sản phẩm miến dong trên
các trang
mạng xã hội (Facebook, Youtube...). Đây là kênh xúc tiến thương mại trực tuyến (Online) có
chi phí thấp nhưng hiệu quả, dễ dàng tiếp cận được khách hàng nằm cách xa vùng sản xuất và giới thiệu
sản phẩm miến dong trên các kênh bán hàng Online, sàn giao dịch điện tử
như: Shopee.vn, Sendo.vn, Gcaeco.vn...
7. Nội dung 7: Nâng
cao hiệu quả quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm miến dong
7.1. Mục tiêu: Nhằm khai thác và sử dụng
có hiệu quả chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm miến dong trong xúc tiến
thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ
7.2. Các hoạt động:
- Đánh giá, xác định nhu cầu và các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý miến dong
Bắc Kạn.
- Thành lập Liên hiệp hợp tác xã/ hội
miến dong Bắc Kạn để quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý miến dong Bắc Kạn.
Thành viên của Liên hiệp/ hội là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp
và cơ sở chế biến tinh bột, miến dong trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Trao quyền quản lý và sử dụng chỉ dẫn
địa lý miến dong Bắc Kạn cho Liên hiệp hợp
tác xã/hội miến dong Bắc Kạn.
8. Nội dung 8: Tăng
cường xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong chế biến tinh bột, miến dong
8.1. Mục tiêu: Hỗ trợ các cơ sở chế biến
tinh bột có công suất chế biến trên 100 tấn củ/ngày xây dựng bể thu gom và xử
lý chất thải, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Dự kiến có 3 đơn vị được hỗ trợ gồm
Công ty cổ phần Quang Minh,
Hộ kinh doanh miến dong Nhất Thiện và Hợp tác xã Triệu Thị Tá.
8.2. Các hoạt động:
- Đánh giá hiện trạng chế biến, nhu cầu
sử dụng nước và lượng nước thải trong quá trình chế biến dong riềng tại các cơ
sở.
- Lấy mẫu nước thải, phân tích, đánh
giá hiện trạng môi trường tai cơ sở chế biến.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng (bể
chứa có thể tích tối thiểu 40.000 m3), mua sắm trang
thiết bị phục vụ hoạt động xử lý nước thải trong quá trình chế biến miến dong.
- Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ xử
lý nước thải của chế biến dong riềng.
- Theo dõi, đánh giá và công bố kết quả
xử lý nước thải. Các chỉ tiêu theo dõi theo quy chuẩn loại B theo QCVN đã được
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA
ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: 2021 - 2023.
2. Địa điểm triển khai: Tập trung tại
huyện Na Rì, huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
V. NGUỒN LỰC TRIỂN
KHAI
Tổng khái toán kinh phí là: 10 tỷ đồng
(Bằng chữ: Mười tỷ đồng).
Trong đó:
- Nguồn vốn dự án CSSP: 3,4. tỷ đồng,
chiếm 34%.
- Nguồn NSNN (lồng ghép): Ngân sách hỗ
trợ từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; chương trình hỗ trợ phát triển sản
xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với
tiêu thụ sản phẩm; chương
trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
bền vững; chính sách Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn; chính sách khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp
đồng liên kết; khoa học công nghệ; khuyến nông; khuyến công; xúc tiến thương mại
và các nguồn vốn lồng ghép của trung ương và địa phương: 4,6 tỷ đồng, chiếm
46%.
- Nguồn vốn đối ứng là nguồn huy động
từ cộng đồng, đối ứng của các tác nhân trong chuỗi giá trị gừng tỉnh Bắc Kạn: 02 tỷ đồng,
chiếm 20%.
(Có phụ lục
chi
tiết
kèm theo)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, địa phương liên
quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung
trong Kế hoạch chiến
lược phát triển chuỗi giá trị
dong riềng tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện lồng ghép nội dung kế hoạch này với các
chương trình, dự án hiện nay các địa phương đang thực hiện. Đối với các nhiệm vụ mới
cần xác định nguồn lực để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về
UBND tỉnh qua Sở Công Thương tổng hợp.
Giao Sở Công Thương là đầu mối, giúp UBND
tỉnh theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả về UBND tỉnh.
3. Hàng năm các Sở, ngành, đơn vị được
giao chủ trì, xây dựng dự toán chi tiết đối với từng nội dung trình Sở Tài
chính thẩm định, trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn để tổ chức thực hiện.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
phối hợp với Sở Công Thương, Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh và các đơn vị liên
quan rà soát, tổng hợp các nguồn lực
để cân đối bố trí
kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo mục tiêu và hiệu quả đề ra.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có phát sinh, vướng mắc các đơn vị, tổ chức phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp,
báo cáo Ủy
ban
nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ
LỤC 1
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI VÀ CHỈ SỐ THEO DÕI
(Kèm
theo Kế hoạch chiến
lược phát triển chuỗi giá trị Dong riềng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2021-2023)
TT
|
Hoạt động
|
Kết quả, sản
phẩm và các chỉ số theo dõi
|
Thời gian
|
Đơn vị chủ
trì thực hiện
|
Đơn vị phối
hợp
|
1
|
Tăng cường năng lực quản lý và tổ chức
hoạt động cho các hợp tác xã chế biến tinh bột, sản xuất miến dong của Bắc Kạn
|
08 lớp tập huấn tăng cường năng lực
cho hợp tác xã về:
- Kỹ năng thị trường.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị.
- Xây dựng và đăng ký tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất
lượng nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
|
2021
|
Sở Công
Thương
|
Ban điều phối
Dự án CSSP; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện,TP; Hội Nông dân; Hội
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
|
2
|
Quy hoạch, phát triển vùng trồng
dong nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến
|
- 01 báo cáo và cơ sở dữ liệu đánh
giá hiện trạng và xác định nhu cầu.
- 01 bản đồ liên kết sản xuất dong
nguyên liệu gắn với chế biến tinh bột dong.
- Phát triển vùng nguyên liệu ổn định
từ 500 đến 600ha từ nay đến năm 2023.
|
2021
|
Sở
NN&PTNT
|
Sở
KH&ĐT, UBND các huyện, TP
|
3
|
Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các
giải pháp tiến bộ trong sản xuất dong riềng
|
Xây dựng 05 mô hình (3 mô hình tại
Na Rì và 2 mô hình tại Ba Bể), mỗi mô hình gồm các hoạt động và nội
dung hỗ trợ:
- 3 máy làm đất (loại nhỏ có thể sử
dụng với đất dốc).
- 3 máy nghiền tinh bột (động cơ dầu
D8).
- Thử nghiệm thu gom và xử lý tồn dư
thân lá cây dong sau thu hoạch và xử lý đất trước khi trồng vụ dong riềng mới.
- Thử nghiệm bón phân theo đúng quy trình
kỹ thuật.
- Theo dõi, tổng kết thử nghiệm để
tuyên truyền, nhân rộng.
|
2021-2022
|
Sở
NN&PTNT
|
Ban điều phối
Dự án CSSP, Sở Công Thương, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các
huyện, TP
|
4
|
Hỗ trợ các cơ sở chế biến tinh bột, miến dong Bắc Kạn vay vốn
lãi
suất
ưu đãi
|
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến hoàn thiện
thủ tục, hồ sơ vay vốn.
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến vay vốn và bù
lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại.
|
2021 -2023
|
Sở NN&PTNT, Sở Tài chính
|
Các Ngân
hàng trên
địa
bàn tỉnh, UBND
các huyện, TP
|
5
|
Xây dựng bộ tiêu chuẩn và quản lý chất
lượng sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn
|
- Hỗ trợ các cơ sở xây dựng bản mô tả
chất lượng cảm quan, phân tích các chỉ tiêu lý hóa và ATTP của tinh bột và miến
dong (phân tích 10 mẫu bột và 20 mẫu miến dong).
- Hỗ trợ các cơ sở xây dựng hồ sơ
công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn.
- Hỗ trợ các cơ sở chế biến tinh bột
và miến dong Bắc Kạn xây dựng và hướng dẫn kế hoạch kiểm soát chất lượng nội
bộ.
- Hỗ trợ 3 cơ sở chế biến tinh bột
và miến dong (Triệu Tài Hoan, Nhất Thiện và Quang Minh Finance) xây dựng và
áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng theo ISO.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết lập
hệ thống TXNG (máy in tem truy xuất, phôi tem và tài khoản phần mềm truy xuất)
cho sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn.
|
2022-2023
|
Sở
KH&CN
|
Sở Công
Thương, Sở Nông nghiệp &PTNT
|
6
|
Tăng cường các hoạt động marketing,
xúc tiến thương mại và xây dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn
|
- Tổ chức hội nghị khách hàng ở các
điểm thị trường
đã được xác định cụ thể.
- Tổ chức cuộc thi chế biến các món
ăn từ miến dong Bắc Kạn ở thị trường Hà Nội
- Thiết kế tờ rơi và poster quảng
cáo sản phẩm ở các cửa hàng đồ khô và cửa hàng tạp hóa trên cơ sở hệ thống
phân phối của đại lý cấp 1 ở trên.
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở
các cửa hàng, siêu thị hay các hội chợ thương mại.
- Thiết kế website
chung cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn.
- Thiết lập hệ thống quảng cáo trên
mạng xã hội như: Facebook, zalo, diễn đàn tiêu dùng...
- Tổ chức các chương trình “Tri ân
khách hàng” cho người tiêu dùng.
- Tổ chức các chương trình
khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng.
- Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương
mại riêng cho các sản phẩm
miến dong đạt chuẩn OCOP.
|
2022-2023
|
Sở Công
Thương
|
Sở Nông
nghiệp & PTNT, UBND các huyện,TP, các tác nhân trong chuỗi
|
7
|
Nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác chỉ dẫn địa lý miến dong Bắc Kạn
|
- Đánh giá, xác định nhu cầu và các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý miến
dong Bắc Kạn.
- Thành lập Liên hiệp hợp tác xã/hội
miến dong Bắc Kạn để quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý miến dong Bắc Kạn.
Thành viên của Liên hiệp/hội là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và
cơ sở chế biến tinh bột, miến dong trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Trao quyền quản lý và sử dụng chỉ
dẫn địa lý miến dong Bắc Kạn cho Liên hiệp hợp tác xã/hội miến dong Bắc Kạn.
|
2022 -2023
|
Hội Nông
dân tỉnh
|
Sở
NN&PTNT, UBND các huyện, TP, các tác nhân trong chuỗi
|
8
|
Tăng cường xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường trong chế biến tinh bột, miến dong
|
- Đánh giá hiện trạng chế biến, nhu cầu
sử dụng nước và lượng nước thải trong quá trình chế biến dong riềng tại các
cơ sở.
- Lấy mẫu nước thải, phân tích, đánh
giá hiện trạng môi trường tại cơ sở chế biến.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
(bể chứa có thể tích tối thiểu 40.000 m3), mua sắm trang thiết bị
phục vụ hoạt động xử lý nước thải trong quá trình chế biến miến dong.
- Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
xử lý nước thải của chế biến dong riềng.
- Theo dõi, đánh giá và công bố kết
quả xử lý nước thải. Các chỉ tiêu theo dõi theo quy chuẩn loại B theo
QCVN đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
|
2022
|
Sở
TN&MT, Sở Công Thương
|
Doanh nghiệp,
HTX, Cơ sở sản xuất, UBND các huyện, thành phố
|
PHỤ
LỤC 2
KHÁI
TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
(Kèm
theo Kế hoạch chiến lược phát triển chuỗi giá trị Dong riềng
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2023)
TT
|
Nội dung
|
Kinh phí thực
hiện
(triệu
đồng)
|
Nguồn vốn (triệu đồng)
|
Tổng
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Dự án CSSP
|
Vốn lồng
ghép (NSNN)
|
Vốn tác
nhân đối ứng
|
|
Tổng cộng
|
10.000
|
1.300
|
5.600
|
3.100
|
3.400
|
4.600
|
2.000
|
1
|
Tăng cường năng lực quản lý và tổ chức
hoạt động cho các hợp tác xã chế biến tinh bột, miến dong của Bắc Kạn
|
100
|
100
|
|
|
|
100
|
|
2
|
Quy hoạch, phát triển vùng trồng
dong nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến
|
500
|
500
|
|
|
|
300
|
200
|
3
|
Xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các
giải pháp tiến bộ trong sản xuất dong riềng
|
1.000
|
|
600
|
400
|
|
900
|
100
|
4
|
Hỗ trợ các cơ sở chế biến tinh bột,
miến dong Bắc Kạn vay vốn lãi suất ưu đãi (Thông qua quỹ tín dụng phụ nữ)
|
2.000
|
700
|
700
|
600
|
1.000
|
1.000
|
|
5
|
Xây dựng bộ tiêu chuẩn và quản lý chất
lượng sản phẩm tinh bột và miến dong Bắc Kạn
|
1.000
|
|
500
|
500
|
|
900
|
100
|
6
|
Tăng cường các hoạt động marketing,
xúc tiến thương mại và xây dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn (Thông
qua quỹ APIF đến DN
HTX)
|
3.000
|
|
1.500
|
1.500
|
2.400
|
200
|
400
|
7
|
Nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác chỉ dẫn địa lý miến dong Bắc Kạn
|
400
|
|
300
|
100
|
|
200
|
200
|
8
|
Tăng cường xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường trong chế biến tinh bột, miến dong
|
2.000
|
|
2.000
|
|
|
1.000
|
1.000
|
Tổng cộng
|
10.000
|
1.300
|
5.600
|
3.100
|
3.400
|
4.600
|
2.000
|
BÁO
CÁO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN
Chủ đầu tư:
Ban điều phối
dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị thực
hiện:
Ban thực hiện
dự án CSSP Sở Công Thương - Tổ công tác xây dựng SIP
(theo
Quyết định số 898/QĐ-BCĐ ngày 06/6/2019 của Ban Chỉ đạo Dự án CSSP tỉnh
Bắc Kạn)
BÁO CÁO
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN
Đơn vị thực
hiện:
BAN
THỰC HIỆN DỰ ÁN (CSSP)
SỞ
CÔNG THƯƠNG
Trưởng ban
Trần Văn
Cường
PHÓ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG
THƯƠNG
|
Chủ đầu tư:
BAN
ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN CSSP
TỈNH BẮC KẠN
PHÓ
GIÁM ĐỐC
Triệu Đức Thông
|
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan tình hình sản xuất dong
riềng và chế biến dong tinh bột, miến dong của tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng
dong riềng của tỉnh Bắc Kạn
4.1.2. Tình hình sản xuất và thị trường
tinh bột dong, miến dong
4.1.3. Tình hình quản lý và khai thác
nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn”
4.1.4. Vai trò của hoạt động sản xuất
dong, chế biến bột, miến dong Bắc Kạn
4.2. Hiện trạng chuỗi giá trị dong riềng
Bắc Kạn
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị
4.2.2. Phân tích đặc điểm các tác nhân
và hoạt động trong chuỗi giá trị
4.3. Phân tích cạnh tranh và nhu nhu cầu
tiêu dùng miến dong Bắc Kạn
4.3.1. Phân tích khả năng cạnh tranh
4.3.2. Nhu cầu người tiêu dùng đối với
sản phẩm miến dong
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi
giá trị dong riềng Bắc Kạn
4.4.1. Khâu sản xuất, chế biến
4.4.2. Kênh phân phối/kết nối với thị
trường
4.4.3. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến
thương mại
4.4.4. Chính sách của tỉnh, dự án có
liên quan đến hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị
4.5. Phân tích SWOT chuỗi giá trị dong
riềng Bắc Kạn 28
4.5.1. Điểm mạnh (S)
4.5.2. Điểm yếu (W)
4.5.3. Cơ hội (O)
4.5.4. Thách thức (T)
V. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ DONG
RIỀNG
5.1. Giải pháp phát triển sản xuất
dong nguyên liệu:
5.2. Giải pháp tăng cường chế biến
tinh bột, miến dong
5.3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm:
5.4. Giải pháp về tổ chức và liên kết
sản xuất:
5.5. Đào tạo nguồn nhân lực:
5.6. Giải pháp bảo vệ môi trường:
VII. KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1. Địa điểm và số lượng các tác
nhân điều tra
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng
dong riềng 3 năm gần đây
Bảng 3. Diện tích, sản lượng dong riềng
tại một số vùng của miền Bắc năm 2014
Bảng 4. Chi phí và lợi nhuận trung
bình chế biến 1 tấn tinh bột dong riềng
Bảng 5. So sánh giá thành sản xuất
tinh bột dong tại Bắc Kạn và Quảng Ninh
Bảng 6. Hiện trạng và yêu cầu tiêu chuẩn
chất lượng đối với tinh bột Bắc Kạn
Bảng 7. Hiệu quả sản xuất, chế biến miến
dong Bắc Kạn (tính trên 1 kg miến)
Bảng 8. Đặc điểm chung của người kinh
doanh miến dong
Bảng 9. Nhận biết và đánh giá về sản
phẩm miến dong Bắc Kạn
Bảng 10. Tổng hợp yêu cầu của người
kinh doanh đối với sản phẩm miến dong
Bảng 11. So sánh khả năng cạnh tranh của
sản phẩm miến dong Bắc Kạn
Bảng 12. Thu nhập của các nhóm tiêu
dùng điều tra
Bảng 13. Nhận biết các loại miến dong
của người tiêu dùng
Bảng 14. Mức độ hài lòng đối với các
loại miến dong khác nhau
Bảng 15. Những điểm chưa hài lòng với
các loại miến
dong hiện nay
Bảng 16. Khối lượng miến dong mua/lần
Bảng 17. Phương thức sử dụng miến dong
sau khi mua
Hình 1. Diễn biến diện tích dong riềng
(ha) tỉnh Bắc Kạn qua các năm
Hình 2. Sơ đồ chuỗi giá trị Bắc Kạn
năm 2019
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắc Kạn là tỉnh miền núi,
có vị
trí
trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 160 km. Theo Cục Thống
kê Bắc Kạn năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 485.996 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 459.390 ha, chiếm 94,53 %. Theo số liệu của Cục Thống
kê tỉnh Bắc Kạn tại thời điểm 1/4/2019, tổng dân số toàn tỉnh là 313.905
người, trong đó dân số khu vực nông thôn là 248.773 người (chiếm 79.25%), dân số
khu vực thành thị là 65.132 người (chiếm 20.75%). Mật độ dân số bình quân toàn
tỉnh là 67,47 người/ km2). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tiếp cận đa chiều
năm 2018 giảm được 2,65% so với năm 2017. Đồng bào dân tộc chiếm 80% gồm các
dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay. Sinh kế của các hộ dân nông thôn
vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp.
Cây dong riềng là một loại cây trồng từ
lâu đời và phát triển
rất thuận lợi trên thổ nhưỡng của tỉnh Bắc Kạn và được xác định là một trong những
cây hàng hóa chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Củ dong riềng được
dung làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm miến dong Bắc Kạn. Miến dong Bắc Kạn
là một trong những sản phẩm đặc sản của tỉnh được nhiều người tiêu dùng trong
nước và nước ngoài đánh giá cao về chất lượng, miến có độ ngon, dai, dẻo, khi nấu
không bị nát, ăn có vị đậm và đặc biệt là có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức
khỏe người sử dụng,
ít đường.
Tuy nhiên hiện nay, miến dong Bắc Kạn
mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ tại các thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt
là các thị trường lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và đang chịu sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cùng loại khác.
Nguyên nhân là (1) do hệ thống nhận diện, khai thác nhãn hiệu được bảo hộ trên
thị trường chưa đầy đủ, các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được
thực hiện thường xuyên, (2) trong khâu sản xuất nguyên liệu (củ dong và tinh bột
dong) còn gặp một số hạn chế như thiếu cam kết, hợp đồng giữa người
nông dân với các chủ cơ sở sản xuất tinh bột và miến dong dẫn đến giá bán
nguyên liệu không ổn định. Đây là nguyên nhân kéo theo sự biến động lớn về tổng
diện tích trồng dong riềng của tỉnh Bắc Kạn trong 10 năm qua. Mặt khác, (3) do
năng lực (mặt bằng, công suất và vốn) của các cơ sở chế biến tinh bột, miến
dong của tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ củ
dong trên địa bàn, vẫn còn hiện tượng được mùa mất giá; (4) khâu xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường từ hoạt động chế biến bột, miến dong của các cơ sở chế biến
tinh bột và miến dong cũng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến bã thải và nước
thải chưa được xử lý đúng quy trình, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy để phát triển chuỗi giá trị
dong riềng bền vững tại tỉnh Bắc Kạn, vấn đề cần đặt ra là phải có những giải
pháp để thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi, tăng cường năng lực cho các tác
nhân tham gia trong chuỗi và đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa miến
dong trở thành một loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu, có khả
năng cạnh tranh tốt được trên thị trường, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh,... Do đó, việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị để xây dựng
Kế hoạch đầu tư
chiến lược phát triển thành chuỗi giá trị là rất cần thiết nhằm khai thác tối
đa các nguồn lực để nâng cấp, phát triển bền vững chuỗi giá trị dong riềng Bắc
Kạn trong thời gian tới.
Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ
(CSSP) do nguồn vốn IFAD tài trợ
được
triển
khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ 2018-2023. Dự án triển khai tại 37 xã thuộc
05 huyện Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Bạch Thông, Na Rì. Mục tiêu chung của dự án
là nâng cao thu nhập và đóng góp vào giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn. Để đạt được kết
quả đó, một trong các hoạt động của dự án là xây dựng kế hoạch đầu tư chiến lược
cho các chuỗi giá trị hàng hóa của tỉnh Bắc Kạn, trong đó dong riềng là một
ngành hàng được lựa chọn. Sau khi kế hoạch được xây dựng sẽ được lồng ghép vào kế
hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hướng thị trường (MoPSED) thích
ứng BĐKH cấp xã.
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung:
Tổ chức đánh giá hiện trạng chuỗi giá
trị dong riềng Bắc Kạn để nhận diện tổng thể các yếu tố tác động
(thuận lợi, khó khăn) đến từng tác nhân và hoạt động của tác nhân trong chuỗi
giá trị, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị nhằm
mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, tạo thêm giá trị gia tăng, tăng
cường khả năng cạnh tranh, nâng cao
giá bán sản phẩm và thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị; góp phần
khai thác lợi thế so sánh trong hồng và chế biến dong riềng của các địa phương
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng cấu trúc chuỗi
giá trị, quy mô sản xuất, sản lượng và chủng loại sản phẩm, thị trường tiêu thụ
và nhu cầu tiêu dung miến dong Bắc Kạn tại thị trường nội tỉnh và một số tỉnh
miền Bắc.
Đánh giá được vai trò, sự tham gia của
các tác nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình) vào các khâu khác nhau của
chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn (sản xuất, thu gom, sơ chế/chế biến, phân phối,
bán lẻ).
Phân tích được hiệu quả kinh tế, sự
hình thành và phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn.
Xác định được các yếu tố thuận lợi, cản
trở, khó khăn, hạn chế trong từng khâu và toàn bộ chuỗi giá trị dong riềng Bắc
Kạn.
Xác định được các nhóm giải pháp khả
thi nhằm phát triển sản xuất dong riềng, chế biến tinh bột, miến dong
và thị trường tiêu thụ bền vững theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm của chuỗi
giá trị dong riềng Bắc Kạn.
Xây dựng được Kế hoạch đầu tư
chiến lược phát triển chuỗi giá trị dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2021-2023, trình UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt.
III. NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Lập sơ đồ chuỗi giá dong riềng Bắc Kạn.
- Xác định các nhóm tác nhân tham gia,
đặc điểm các tác nhân, các hoạt động trong chuỗi giá trị.
- Xác định các nhóm sản phẩm trong chuỗi
giá trị.
- Các thị trường tiêu thụ và cơ cấu thị
trường tiêu thụ.
- Phân tích sự hình thành và phân phối
giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị.
Các yếu tố ảnh hưởng
đến từng khâu và toàn chuỗi giá trị.
- Xử lý môi trường trong khâu chế biến
tinh bột, miến dong.
- Đánh giá tác động của cơ chế, chính
sách, dự án có liên quan của tỉnh Bắc Kạn đến chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn.
Xác định nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm
miến dong Bắc Kạn
- Xác định loại sản phẩm miến đang
tiêu dùng tại các thị trường và theo các nhóm khách hàng tiêu dùng khác nhau.
+ Nguồn cung ứng, địa điểm mua từng loại
sản phẩm.
+ Tần suất tiêu thụ từng loại sản phẩm.
+ Yêu cầu về sơ chế, đóng gói, phân loại,
gắn nhãn mác, thương hiệu.
+ Yêu cầu về đặc điểm chất lượng cảm
quan (màu sắc, mùi, vị, độ dai, độ sạn, độ nát, đường kính, độ sài sợi miến,,.).
+ Yêu cầu thông tin về dinh dưỡng, an
toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn sản phẩm miến trong tiêu dùng.
+ Yêu cầu cần nâng cấp, cải thiện đối
với các sản phẩm miến dong Bắc Kạn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập và
tổng hợp thông tin thứ cấp (báo cáo, số liệu thống kê của các phòng ban cấp tỉnh/huyện/xã,
báo cáo, bài báo nghiên cứu đã được công bố, nghiệm thu...), văn bản chính sách
có liên quan đến chuỗi giá trị miến dong, tiêu dùng các sản phẩm miến dong Bắc
Kạn. Thông tin thứ cấp được thu thập trong thời gian năm 2018- 2020.
Thông tin sơ cấp được thu thập thông
qua phỏng vấn bằng bảng hỏi các tác nhân tham gia trồng dong, chế biến bột
dong, miến dong, bán buôn, bán lẻ và người
tiêu dùng miến dong trong và ngoài tỉnh Bắc Kạn. Những thông tin thu thập có
liên quan đến tình hình sản xuất dong, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng miến
dong.
Bảng 1. Địa
điểm và số lượng các tác nhân khảo sát
Địa bàn khảo
sát
|
Sản xuất
dong
|
Cơ sở chế
biến
|
Bán lẻ miến dong
|
Tiêu dùng
miến dong
|
Bắc Kạn
|
45 Hộ
+ Na Rì: 23 hộ;
+ Ba Bể: 22 hộ.
|
12 Cơ sở
+ Ba Bể: 4 cơ sở;
+ Na Rì: 7 cơ sở;
+ TP BK: 1 cơ sở.
|
5 Cửa hàng,
đại lý
|
30 Người
tiêu dùng
|
Thái Nguyên
|
|
|
5 Cửa hàng,
đại lý
|
30 Người
tiêu dùng
|
Hà Nội
|
|
|
10 Cửa
hàng, đại lý, siêu thị
|
50 Người
tiêu dùng
|
Nội dung thông tin cần thu thập đối với
mỗi nhóm tác nhân cụ thể như sau:
+ Tác nhân sản xuất: Sản lượng củ
dong, phương thức bán, người mua, giá bán, thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ
và đề xuất cải thiện
trong thời gian tới. Số lượng mẫu
điều tra: 45 hộ có quy mô trồng dong riềng khác nhau.
+ Tác nhân sơ chế, chế biến tinh bột
và miến dong: Sản lượng tinh bột, miến dong, công suất chế biến tối đa, nguồn
cung ứng và tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào, hình thức xử lý chất thải sau chế
biến, phương thức
tiêu thụ, thị trường và cấu trúc thị
trường tiêu thụ, tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra, giá bán, khả năng cạnh tranh với sản
phẩm cùng loại khác, thuận lợi và khó khăn trong sơ chế, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Số lượng mẫu điều tra: 12 cơ sở chế biến tinh bột, cơ sở chế biến miến
dong theo quy mô khác nhau.
+ Tác nhân bán lẻ miến dong (công ty,
cửa hàng, siêu thị, hộ kinh doanh cá thể): Tổng sản lượng miến tiêu thụ, tỷ lệ
miến dong Bắc Kạn, chất lượng, giá bán từng loại miến, khả năng cạnh tranh của
miến dong Bắc Kạn với những loại miến khác, thuận lợi, khó khăn trong tiêu thụ
và để xuất cải thiện trong thời gian tới đối với miến dong Bắc Kạn. Số lượng khảo
sát: 20 nhà bán lẻ miến tại các thị trường khác nhau (thành phố Bắc Kạn, Thái
Nguyên và Hà Nội)
+ Tác nhân tiêu dùng: Sản lượng miến
tiêu dùng trong năm, tần suất và thời điểm tiêu dùng, các tiêu chuẩn chất lượng
đối với sản phẩm miến (nhãn mác, đóng gói, cung cấp thông tin, màu sắc, kích cỡ
sợi miến, độ sạn, độ dai...), so sánh chất lượng miến dong Bắc Kạn với các loại
miến khác theo các tiêu chí nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá, tính sẵn có, tiện
dụng, thông tin, bao bì, đóng gói... số lượng: 90 người tiêu dùng theo thu nhập
và thị trường khác nhau (thành phố Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hà Nội).
Tổng số tác nhân điều tra: 107 người
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số
liệu
Thông tin sau khi thu thập, được phân
loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau. Trong trường hợp, lượng thông tin
nhiều thì được tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin.
Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên
máy tính bằng chương
trình Excel. Việc tính toán bao gồm hai chỉ tiêu chính là kết quả và hiệu quả.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả: Vận dụng
các chi tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả
thực trạng phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh của các tác nhân tham
gia trong chuỗi giá trị miến dong Bắc Kạn cùng với những thuận lợi và khó khăn
một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản
ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự vận hành và phát triển của chuỗi giá trị và thị
trường tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn.
b) Phân tích SWOT: Sử dụng
phương pháp SWOT để phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các tác nhân cũng như thị trường
tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn. Trong quá trình phân tích, chúng tôi đi
sâu vào phân tích hai sự kết hợp: mặt mạnh với thách thức và phân tích mặt yếu
với cơ hội nhằm đưa ra một số kết luận chủ yếu về các giải pháp phù hợp cho
phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn thời gian tới.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan tình hình sản xuất dong
riềng và chế biến dong tinh bột, miến dong của tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng
dong riềng của tỉnh Bắc Kạn
Dong riềng (Canna edulis
Ker)
là cây thân thảo, họ dong riềng (Cannaceae) có nhiều tên địa phương khác nhau tại
Việt Nam như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối
nước...Từ năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng đã
kéo theo với việc mở rộng diện tích trồng loại cây này một cách tự phát. Những
địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là Bắc Kạn, Sơn La, Hưng Yên, Hà
Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang... Vào những năm 60 - 80 của
thế kỷ 20, dong riềng được trồng chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có
năm đã đạt trên 21 nghìn ha (số liệu TCTK,1973). Hiện nay loại cây này không được
đưa vào danh mục thống kê quốc gia, tuy vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con số ước
đoán về diện tích dong riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30
nghìn ha (Nguyễn Khắc Quỳnh,
Trương Văn Hộ; Hermann, 1996). Các giống dong riềng lấy củ và dong riềng làm cảnh
vẫn được trồng phổ biến khắp cả nước, từ vùng đồng bằng, trung du đen các vùng
núi cao như Sa Pa, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai; Phó Bảng của tỉnh Hà Giang (Nguyễn
Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc, 2005). Đối với cây dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn là một
loại cây trồng từ lâu đời,
được đánh giá có tiềm năng, lợi thế rất lớn, cây phát triển rất thuận lợi trên
thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh và được xác định là một trong những cây hàng hóa
chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh
Bắc Kạn thì cây dong riềng là cây có vị trí quan trọng có tiềm năng, lợi thế rất
lớn không chỉ là
cây xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
tích cực. Sản phẩm từ cây dong riềng giúp đời sống nông hộ ổn định thông qua sản
xuất, chế biến và kinh doanh. Trên cùng diện tích cây dong riềng đem lại thu nhập
cho bà con nông hộ cao hơn gấp từ 2 đến 3 lần so với trồng lúa, ngô.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thì tổng diện tích trồng cây dong riềng của tỉnh Bắc
Kạn năm 2018 là 1.040 ha, năm 2019 giảm xuống còn 468 ha, năm 2020 diện tích
trồng dong riềng của tỉnh đã tăng lên 500 ha, năng suất dong riềng bình quân của
tỉnh đạt 70-73,6 tấn/ha, Trong 2 năm 2018 và 2019 sản lượng củ dong thu hoạch lần
lượt là 72.829 tấn và 34.479 tấn, năm 2020 ước đạt 37 tấn củ.
Bảng 2. Diện
tích, năng suất và sản lượng dong riềng 3 năm gần đây
TT
|
Các chỉ
tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
năm 2020
|
1
|
Diện tích trồng dong riềng
|
ha
|
1.040
|
468
|
500
|
2
|
Năng suất bình quân
|
tấn củ/ha
|
70
|
73,6
|
73,6
|
3
|
Sản lượng củ đạt được
|
tấn
|
72.829
|
34.479
|
33.444
|
(Nguồn: Tổng
hợp số liệu thứ cấp, 2020)
Hai huyện có diện tích trồng dong riềng
lớn nhất tỉnh là Na Rì và Ba Bể. Năm 2019, tổng diện tích trồng dong riềng của huyện Na
Rì là 243 ha và huyện Ba Bể là 146 ha. Ngoài ra, cây dong riềng cũng được sản
xuất ở một số huyện khác như Bạch Thông, Chợ Mới, Pác Nặm và Chợ Đồn.
Hình 1. Diễn
biến diện tích dong riềng (ha) tỉnh Bắc Kạn qua các năm
Trong giai đoạn từ năm 2007 -2013, diện
tích trồng dong riềng của tỉnh tăng lên nhanh chóng. Năm 2007, diện tích dong
riềng toàn tỉnh
chỉ có 43 ha, tăng lên mức 1.841 ha và 2.943 ha lần lượt trong các năm 2012 và
2013. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do tác động của các chính
sách hỗ trợ giống, phân bón của tình và các dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra
do giá bán củ dong riềng
(1.200-1.800 đồng/kg), tinh bột dong đến năm 2012 khá ổn định và xu hướng đầu
tư mở rộng công suất chế biến của các cơ sở chế biến tinh bột, miến dong trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn đảm bảo thu mua phần lớn sản lượng củ dong sản xuất ra trong
năm. Tuy nhiên, khi diện tích dong riềng của Bắc Kạn mở rộng lên 2.943 ha cùng
với xu hướng mở rộng diện tích trồng dong tại các địa phương khác (Sơn La, Hòa
Bình, Hưng Yên...) trong khi tổng công suất chế biến tinh bột của các địa
phương ít thay đổi dẫn đến dư thừa củ dong. Giá bán củ dong trong năm 2013 tại
Bắc Kạn giảm xuống dưới 500 đồng/kg, không đủ bù đắp chi phí sản xuất và công
lao động thu hoạch nên diện tích cây dong riềng giảm đi nhanh chóng
trong năm 2014. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, diện tích dong riềng của tỉnh Bắc
Kạn luôn biến động và phụ thuộc vào nhu cầu thu mua của các cơ sở chế biến và sự thay đổi của
thời tiết. Sự thay đổi bất thường của thời tiết trong những năm gần đây có ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng củ dong. Thời điểm chuẩn bị thu hoạch gặp thời
tiết mưa nhiều dẫn đến củ dong mọc mầm, giảm tỷ lệ tinh bột nên
giá bán giảm. Trong giai đoạn này, diện
tích trồng dong riềng dao động trong khoảng 500-600 ha thì người nông dân dễ
bán, giá bán củ dong ổn định do các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua và
chế biến được 100% sản lượng củ dong.
Cây dong riềng sau 3 năm canh tác liên
tục trên cùng mảnh ruộng sẽ có năng suất giảm đi và có hiện tượng bị sâu bệnh
nên người dân phải chuyển sang mảnh ruộng khác. Tuy nhiên do dong riềng có thể
được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất vườn nhà, đất nương và đất ruộng,
trong đó trên đất ruộng có điều kiện thủy lợi không thích hợp cho cây lúa nhưng
rất phù hợp với khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng. Đây là cơ
sở để ổn định diện tích trồng dong riềng tại Bắc Kạn trong thời gian tới.
Năng suất dong riềng Bắc Kạn đạt cao,
trung bình từ 70 đến 73 tấn/ha. So với các địa phương khác, năng suất dong riềng
Bắc Kạn cao hơn so với tỉnh Quảng Ninh (Bình Liêu, Tiên Yên), năng suất
đó tương đương với các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang và Sơn La. Năng suất dong riềng
nói chung vẫn đang trong xu hướng tăng lên, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này
là do người dân đã đưa các giống dong mới vào sản xuất và việc tăng cường đầu
tư thâm canh (sử dụng phân bón).
Năm 2019, với diện tích 468 ha, năng suất đạt 73 tấn/ha
thì tổng sản lượng củ dong của tỉnh Bắc Kạn là 34.479 tấn. Trong đó có khoảng
33.000 tấn được sử dụng để chế biến tinh bột, lượng còn lại được sử dụng để làm
giống cho vụ sau.
So sánh quy mô sản xuất dong riềng
với các tỉnh khác cho thấy, Bắc Kạn là tỉnh có quy mô sản xuất trung bình.
Bảng 3. Diện tích, sản lượng dong riềng
tại một số vùng của miền Bắc năm 2019
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Bắc Kạn
|
Bình Liêu, Quảng
Ninh
|
Đà Bắc, Hòa
Bình
|
Nguyên
Bình, Cao Bằng
|
Tuyên Quang
|
Diện tích
|
ha
|
468
|
350
|
700
|
150
|
415
|
Sản lượng dong
|
Tấn
|
34.479
|
11.000
|
35.000
|
5.587
|
26.975
|
(Nguồn: Tổng
hợp số liệu thứ cấp, 2020)
Quy mô sản xuất dong riềng của Bắc Kạn
tương đương với quy mô sản xuất tại Tuyên Quang, nhỏ hơn so với quy mô sản xuất
của Hòa Bình nhưng lớn hơn so với quy mô sản xuất tại Quảng Ninh và Cao Bằng.
4.1.2. Tình hình sản xuất và thị trường
tinh bột dong, miến dong
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có
khoảng 40 cơ sở chế biến tinh bột, miến dong hoạt động ổn định với công suất chế
biến tinh bột đạt từ 8 - 20 tấn củ/ngày. Trong đó, 2 dây truyền chế biến bột
lớn nhất tỉnh Bắc Kạn thuộc công ty Nhất Thiện và công ty cổ phần Quang Minh có
công suất trên 100 - 200 tấn củ/ngày, hợp tác xã Triệu Tài
Hoan là cơ sở chế biến lớn nhất huyện Na Rì với công suất chế biến bột đạt 40
- 50 tấn củ/ngày. Ngoài
ra, tại huyện Na Rì có 101 hộ gia đình chế biến miến bằng
hình thức tráng tay thủ công.
Theo số liệu thống kê thời điểm phát
triển mạnh nhất (2013 - 2014), toàn tỉnh có 92 cơ sở sản
xuất, chế biến tinh bột
và miến dong. Như vậy, số lượng cơ sở chế biến tinh bột và miến
dong của Bắc Kạn đã giảm đi trên 50%. Với năng lực chế biến như hiện nay,
40 cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh có thể đảm bảo chế biến 100% sản lượng củ dong
toàn tỉnh (với quy mô 500 ha dong riềng). Tuy nhiên sản lượng tinh bột được chế
biến miến dong chỉ chiếm khoảng 45% tổng sản lượng trên địa bàn năm 2019, 15%
được dự trữ để sản xuất miến trong năm 2020 phần còn lại bán cho các cơ sở chế
biến miến, bánh kẹo tại Thái Nguyên, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội. Để đảm bảo
chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn phát triển bền vững và tạo thêm giá trị gia tăng cho
các tác nhân tham gia thì việc ổn định diện tích trồng dong, đầu tư đổi mới và nâng cấp
trang thiết bị máy móc chế biến miến dong là vấn đề cấp thiết.
So với nhiều vùng trong dong riềng
khác, hoạt động chế biến tinh bột và miến dong của tỉnh Bắc Kạn
phát triển tốt hơn nhiều. Ví dụ như hai vùng có diện tích trồng dong riềng
lớn là Hòa Bình và Sơn La thì phần lớn người dân đang phải bán củ dong tươi do
tại địa phương không có cơ sở chế biến tinh bột, miến dong hoặc có nhưng công suất
chế biến quá nhỏ. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm miến dong ở các tỉnh miền Bắc
hiện nay được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Ví dụ như đối với
huyện Bình Liệu, Quảng Ninh, chế biến miến dong cũng là nghề truyền thông có từ
lâu đời nhưng sản lượng miến dong chế biến hàng năm dao động trong khoảng
350-400 tấn, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội tỉnh và Hải Phòng. Trong năm
2008, Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng
(DBRP) được triển khai, liên kết các hộ sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào các
nhóm sở thích cấp xóm, xã để bà con hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tạo thành
hàng hoá. Mô hình trong dong riềng theo nhóm đã góp phần xóa đói, giảm nghèo bền
vững cho người dân. Miến dong được trồng
tập trung ở một số thôn, xã của huyện Nguyên Bình, trong đó, xã
Thành Công là nơi sản xuất miến dong có tiếng. Xã Thành Công có 576 hộ, thì có khoảng
460 hộ trồng dong và làm
bột, đồng thời có 39 hộ làm miến. Năm 2012, xã trồng được 79,82 ha dong, sản lượng
đạt từ 60-80 tấn/ha, sản lượng miến dong chế biến ước đạt 200-250 tấn. Tuy
nhiên, phần lớn lượng miến sản xuất ra cũng chỉ tiêu dùng tại thị trường Cao Bằng.
Ngược lại, sản phẩm miến dong Bắc Kạn được tiêu thụ tại nhiều thị trường như nội
tỉnh, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng... Trong năm 2020, sản phẩm miến dong của
HTX Triệu Tài Hoan (huyện Na Rì) được quảng bá và xuất khẩu đến thị trường Cộng
hòa Séc. Như vậy, mặc dù thị trường miến dong đang ngày một sôi động với sự
tham gia của nhiều địa phương khác nhau nhưng miến dong Bắc Kạn có nhiều lợi thế
trong mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến các thị trường xa có nhiều tiềm
năng (miền Nam). Việc xác định được vị thế cho mình cả về số lượng và chất lượng
là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển thương hiệu miến dong Bắc Kạn.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của
các chính sách, chương trình, dự án, một số cản trở của chuỗi giá trị dong riềng
Bắc Kạn đã được cải thiện như: Đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản
xuất, cải tiến kỹ thuật sản xuất tinh bột dong riềng và nâng cao chất lượng
tinh bột, sản xuất miến dong đảm bảo chất lượng và xử lý ô nhiễm môi trường từ
bã thải dong riềng... Từ đó góp phần mở rộng diện tích sản xuất, quy mô biến chế
biến sản phẩm từ dong riềng; áp dụng có hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất mới
như: liên kết trồng, chế biến tinh bột dong riềng, phương thức bán chung sản phẩm
làm ra của tổ nhóm, HTX, chế biến tinh bột tập trung theo tổ nhóm, HTX, từ đó
làm giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho người lao
động, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
trên địa bàn các xã thực hiện dự án, góp phần vào mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
4.1.3. Tình hình quản lý và khai thác nhãn
hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn”
Năm 2012, sản phẩm miến dong Bắc Kạn
đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể (Quyết
định số 55173/QĐ-SHTT). Chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn. Đây
là điểm khác biệt so với nhiều sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể khác.
Nếu như chủ sở
hữu nhãn hiệu tập thể thường do tổ chức tập thể của những người sản xuất, kinh
doanh sản phẩm được bảo hộ đảm nhận thì chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn
là một tổ chức chính trị-xã hội.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005, quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thuộc về tổ chức tập thể nộp đơn.
Chính vì vậy, vai trò của các tổ chức tập thể đóng vai trò nền tảng, quyết định
đến sự phát triển của các nhãn hiệu tập thể này. Tùy theo đặc điểm của từng sản
phẩm, quy mô, phạm vi sản xuất mà các tổ chức được lựa chọn làm chủ sở hữu đăng
ký nhãn hiệu tập thể khác nhau. Việc lựa chọn các tổ chức chính trị - xã hội (Hội
nông dân, Hội phụ nữ), hoặc các Hội làm vườn...làm chủ sở hữu, gây khó khăn
trong công tác quản lý, phát triển bởi nhãn hiệu tập thể không gắn với mục
tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao của tổ chức. Do đặc thù về điều
kiện sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, nên nhiều địa phương không xây dựng và
thành lập được các HTX, hoặc các HTX hoạt động chưa hiệu quả, do đó việc phát
triển thương hiệu cho nông sản không lựa chọn được HTX mà phải giao cho các hội
nghề nghiệp hoặc tổ chức chính trị-xã hội làm chủ sở hữu. Điều này dẫn đến những
khó khăn trong quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, đó là: i) năng lực, vai
trò tổ chức, phát triển thương mại, tham gia trực tiếp vào các kênh phân phối
còn hạn chế, thiếu sự liên kết trong sản xuất do đó ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất của cộng đồng; ii) các tổ chức chính trị nghề nghiệp thực hiện chức
năng kiêm nhiệm, thiếu nguồn lực để tổ chức, thúc đẩy các nhãn hiệu tập thể;
iii) nếu lựa chọn HTX thì quy mô và khả năng mở rộng thành viên của các HTX là
yếu tố làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của các cá nhân khác trong cộng đồng... Ngoài ra, việc giải
thể, sắp xếp lại
tổ chức của địa phương dẫn đến vấn đề chuyển đổi chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
cũng gây ra những khó khăn trong quản lý và phát triển bền vững các đặc sản địa
phương dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.
Mặt khác hầu hết các sản phẩm mang
nhãn hiệu cộng đồng tại Việt Nam như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và
nhãn hiệu tập thể được nhà nước ưu tiên bảo hộ nên kinh phí xây dựng, đăng
ký các loại nhãn hiệu này do ngân sách nhà nước tài trợ. Đây là các nhãn hiệu bảo
hộ cho các sản phẩm đặc thù, nổi tiếng của địa phương, sau khi được cấp văn bằng
bảo hộ thì nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh cùng được sử dụng. Để
khuyến khích sử dụng, khai thác và phát triển có hiệu quả nhãn hiệu,
các tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu thường không thu phí quản lý hàng năm, chỉ thu
các loại chi phí có liên quan đến in ấn bao bì, công cụ quảng bá, giới thiệu sản
phẩm. Tuy nhiên đối với nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn, các tổ chức, cá
nhân sử dụng phải nộp phí hàng năm tương đương 2.000.000 đồng/cơ sở/năm.
Trên đây là những khó khăn, cản trở
trong việc quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn” hiện nay.
4.1.4. Vai trò của hoạt động sản xuất
dong, chế biến tinh bột, miến
dong
Bắc
Kạn
Tại Việt Nam cây dong riềng đã và đang
đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong những năm qua, sản xuất
dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều công lao động của nông
dân, thợ thủ công, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đồng
thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho người sản xuất.
Tại Bắc Kạn, dong riềng có hiệu quả
kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. Đây là loại cây dễ trồng,
thích hợp với nhiều loại đất, đầu tư thấp, Tiềm năng tăng năng suất rất lớn
thông qua giống mới và kỹ
thuật canh tác. Có thể mở rộng
sản xuất bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả.
Hiện nay việc phát triển sản xuất, chế
biến sản phẩm dong riềng đang trở thành nguồn thu nhập chính của một số hộ gia đình,
đặc biệt là ở nông thôn. Sản xuất dong riềng cần vốn đầu vốn tư ít, hiệu quả
kinh tế đem lại cao hơn một số cây trồng ngắn ngày khác, vì vậy nhiều hộ nông dân
trên địa huyện Na Rì, Ba Bể đã chuyển đổi sang trồng cây dong riềng.
Việc ứng dụng các tiến bộ mới về giống,
phân bón và thâm canh tăng năng suất cây dong riềng thông qua các mô hình khuyến
nông đã được thực hiện cho thấy có nhiều cơ hội để tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả sản xuất, chế biến miến dong.
Hình thức tổ chức sản xuất chế biến sản
phẩm dong riềng theo chuỗi giá trị có thể đảm bảo cho các tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm
bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây
cũng là giải pháp phù hợp với xu thế và định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hình thái của sản phẩm trong chuỗi đa
dạng, phù hợp với nhiều đối tượng sản xuất khác nhau (củ tươi, tinh bột, miến
dong). Sản phẩm có thể bảo quản được lâu (1 năm đối với tinh bột hoặc miến) nên
có thể chủ động điều tiết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Nhu cầu tinh bột dong trong và ngoài
vùng dự án rất lớn trong khi năng lực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được.
Đây chính là cơ hội thị trường để phát triển vùng nguyên liệu trong vùng dự án.
Sản phẩm miến dong của Bắc Kạn có chất
lượng, có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường trong nước (chất lượng nguyên
liệu và kỹ thuật sản xuất). Tuy nhiên, việc xúc tiến thương mại rất hạn chế.
Đây chính là tiềm năng phát triển thị trường cho sản phẩm miến.Từ năm 2018
đến nay, có 06 sản phẩm miến dong của tỉnh Bắc Kạn được công nhận là sản phẩm
OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao của HTX miến dong Tài Hoan - Na Rì và 5
sản phẩm đạt 3 sao (4 hợp tác xã tại Na Rì và 1 hợp tác xã tại Ba Bể). Có nhiều
chính sách ưu tiên cho phát triển dong riềng của tỉnh, các huyện của vùng dự
án. Có sự cam kết đầu tư cho vùng nguyên liệu và thu mua sản phẩm của các doanh
nghiệp chế biến.
4.2. Hiện trạng chuỗi giá trị dong riềng
Bắc Kạn
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn (năm
2019) được mô phỏng theo sơ đồ dưới đây:
Hình 2. Sơ đồ
chuỗi giá trị Bắc Kạn năm 2019
Chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn được
hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm có chức năng sản xuất trực tiếp,
bao gồm: người trồng dong riềng, các cơ sở thu gom và chế biến tinh bột, các cơ
sở chế biến miến dong, cửa hàng, đại lý phân phối miến dong. Bên cạnh đó, còn có
các tác nhân hỗ trợ, cung cấp vật tư đầu vào, các cơ quan chuyển giao kỹ thuật
như: nông nghiệp, khuyến nông, dự án, xúc tiến thương mại...
Sự vận hành chuỗi giá trị dong riềng
diễn ra như sau: Củ dong riềng do người nông dân sản xuất ra được bán thô cho
các cơ sở chế biến tinh bột. Tại các cơ sở chế biến tinh bột, củ dong riềng được
làm sạch, nghiền bột. Sản phẩm của giai đoạn này là tinh bột ướt, các sản phẩm
phụ là bã xơ của củ dong riềng. Sản phẩm tinh bột có thể sử dụng để sản xuất miến
dong hay bán tinh bột cho các cơ sở sản xuất miến dong khác ngoài tỉnh. Các địa
chỉ ngoài tỉnh nhập tinh bột dong chủ yếu là thu gom, cơ sở chế biến miến của
Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh. Miến dong sau
khi thành phẩm được xuất bán cho một số điểm bán lẻ tại thị trường Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Hà Nội, miền Nam và các thị trường khác.
Tham gia trong chuỗi giá trị dong riềng
Bắc Kạn có 5 nhóm tác nhân để hình thành lên 4 kênh phân phối khác nhau như
sau:
- Kênh 1: Hộ trồng dong có tham gia chế
biến tinh bột. Chiếm ½
sản
lượng tinh bột sản xuất ra được đưa vào sản xuất miến dong thủ công (miến tráng
tay) à người bán lẻ
miến dong. Còn lại ½
sản
lượng tinh bột do hộ sản xuất được bán lại cho các cơ sở chế biến miến dong
khác trên địa bàn huyện. Kênh này có quy mô hoạt động nhỏ với sự tham gia của
101 hộ sản xuất tại huyện Na Rì. Tổng khối lượng củ dong riềng được luôn chuyển
trong kênh chiếm khoảng 1% tổng sản lượng củ dong nguyên liệu của tỉnh Bắc Kạn
(33.000 tấn).
- Kênh 2: Hộ trồng dong à cơ sở chế biến tinh bột,
miến dong bán tinh bột dong
(bột ướt) à cơ sở sản xuất
miến dong ngoài tỉnh. Năm 2019, có khoảng 1.900 tấn bột ướt (trên 30% tổng sản
lượng) được các cơ sở chế biến tinh bột của Bắc Kạn sản xuất và bán cho các cơ sở
chế biến miến dong ngoài tỉnh (Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải
Dương...). Lý do dẫn đến phải bán tinh bột ướt là do các cơ sở chế biến cần nguồn
vốn để trả chi phí mua củ dong nguyên liệu của người sản xuất.
- Kênh 3: Hộ trồng dong à cơ sở chế biến tinh bột,
miến dong sản xuất và bán miến dong à
người
bán lẻ miến dong. Có khoảng 2.600 tấn bột ướt và 50 tấn bột khô được các cơ sở
chế biến miến dong trong tỉnh Bắc Kạn thu mua, dự trữ và chế biến miến dong.
- Kênh 4: Hộ trồng dong à công ty cổ phần Quang
Minh sản xuất tinh bột khô à
cơ
sở chế biến miến dong Bắc Kạn à
người
bán lẻ miến dong. Công ty cổ phần Quang Minh
tham gia trong chuỗi với 2 hoạt động: gia công tinh bột (lọc sạn, sấy
khô) cho các cơ sở chế biến tinh bột, miến dong trong tỉnh và thu mua
củ dong, chế biến tinh bột khô để
bán cho các cơ sở chế biến miến dong trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Sơ đồ trên cũng cho thấy, với quy mô sản
xuất dong như năm 2019 là gần 500 ha thì các cơ sở chế biến tinh bột và
miến dong của Bắc
Kạn đã thu mua được toàn bộ sản lượng dong nguyên liệu cho người nông dân. Bên
cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến lớn trong tỉnh cũng đã thu mua khoảng 1.000 tấn củ
dong riềng từ huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để chế biến tinh bột. Mặc dù
có giá bán cao hơn 500 đồng/kg so với dong lai (dong củ trắng) của Bắc Kạn, củ
dong của Nguyên Bình được các cơ sở chế biến tinh bột dong Bắc Kạn đánh giá cao
vì là củ dong đỏ (dong bản địa) có tỷ lệ tinh bột đạt cao hơn (20% so với 16%).
4.2.2. Phân tích đặc điểm các tác nhân
và hoạt động trong chuỗi giá trị
a) Người trồng dong
Người trồng dong tham gia trong khâu
trồng dong và bán củ dong riềng hoặc chế biến và bán tinh bột ướt. Một số hộ
(101 hộ) trồng dong tại Na Rì còn tham gia chế biến miến tráng tay. Với mức giá
bán đạt 1.800 đồng/kg củ dong, doanh thu từ 1 ha trồng dong riềng đạt 120 triệu
đồng/ha/năm. Trong đó tổng chi phí sản xuất trung gian (không tính chi phí lao
động gia đình) là 50 triệu đồng/ha thì giá trị gia tăng gộp của 1 ha trồng
dong riềng đạt 70 triệu đồng/ha/năm. Với quy mô sản xuất dong trung bình của mỗi
hộ khoảng 2.000m2 thì giá trị gia tăng gộp mà các hộ nhận được trong 1 năm đạt
14 triệu đồng. Trong trường hợp các hộ không bán củ dong riềng tươi để đưa vào
chế biến tinh bột và bán tinh bột ướt thì giá trị gia tăng gộp nhận được là 35
triệu đồng, cao hơn 2 lần so với hoạt động bán củ dong riềng tươi. Điều đó cho
thấy, thu nhập từ trồng dong riềng của hộ nông dân những năm gần đây khá cao.
So với những loại cây trồng phổ biến khác tại Bắc Kạn như ngô và lúa thì thu nhập
của dong riềng cao hơn gấp 3,5 - 4 lần. Trong quá trình sản xuất, một số yếu tố
đầu vào chính được người trồng dong Bắc Kạn sử dụng như sau:
- Giống: Một số giống dong riềng có
năng suất, chất lượng như DR1, DR2, DR49, VỆT-CIP đã được các cơ quan nghiên cứu
tuyển chọn và chuyển giao cho người nông dân. Trong đó giống DR-1 là giống được
sử dụng nhiều nhất tại các địa phương bao gồm cả tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, người
dân ở các xã, thôn vùng cao còn sử dụng giống dong đỏ (giống bản địa) để sản xuất.
Mặc dù sử dụng các giống khác nhau thì người nông dân vẫn đang gặp khó khăn về
bệnh thối thân và củ dong ở những ruộng trồng dong liên tục từ 3 năm trở lên.
Đây là bệnh có tác động lớn đến năng suất thu hoạch, làm giảm năng suất từ
30-50% so với năng suất của năm đầu tiên.
- Kỹ thuật trồng: Hiện nay người dân
trồng dong không lên luống, không sử dụng phân bón là phổ biến. Dong riềng là
cây trồng có năng suất thu hoạch lớn nên yêu cầu cung cấp lượng dinh dưỡng
tương ứng có sẵn trong đất hoặc bón phân bổ sung trong chăm sóc, đặc biệt là
phân kali. Vì vậy với tình trạng không bón phân trong sản xuất dong riềng như
hiện nay cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất qua các năm. Để giải quyết
khó khăn này, người sản xuất thường xuyên khai thác các mảnh ruộng mới đưa vào
trồng dong. Trong bối cảnh chịu sự quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế khai thác đất
lâm nghiệp để trồng dong thì biện pháp phù hợp để mở rộng trồng dong trên đất mới
cần chuyển đổi diện tích đất lúa 1 vụ thiếu nước, kém hiệu quả sang trồng dong
riềng. Tại bản Phiêng Tao - xã Yến Dương - huyện Ba Bể, khu đất tập trung có diện
tích đất khoảng 100 ha, có thể chuyển đổi sang trồng dong riềng. Vấn đề cần giải
quyết là cần hỗ trợ mở đường đến
khu vực sản xuất phục vụ công đoạn thu hoạch cho người dân.
- Thu hoạch: Áp dụng biện pháp thu hoạch
thủ công (cắt bỏ thân cây, đào củ, làm sạch đất, cắt rễ) nên đòi hỏi nhiều công
lao động. Ngoài ra do khối lượng thu hoạch lớn nên chi phí vận chuyển (từ ruộng
dong đến trục đường chính hoặc đến cơ sở thu mua chế biến
tinh bột) cao. Để giải quyết khó khăn này đồng thời tạo thêm giá trị gia tăng
trong khẩu sản xuất, một số hộ trồng dong có quy mô từ 2.000m2 trở
lên tại những khu trồng dong có sẵn nguồn nước trên địa bàn huyện Ba Bể đã tổ chức
nghiền tinh bột (sử dụng động cơ dầu D8) ngay tại ruộng dong. Hoạt động này
giúp giảm áp lực thời vụ nhưng có tác động đến môi trường do người dân chưa
quan tâm đến các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, bã thải trong chế biến
tinh bột.
b) Các cơ sở chế biến tinh bột dong và
miến dong
Công đoạn chế biến
tinh bột dong:
Đây là những hộ có vốn và kỹ thuật, sản
xuất và kinh doanh tinh bột. Công đoạn này có giá trị gia tăng cao hơn so với
trồng nguyên liệu - sơ chế tinh bột. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nhóm tác
nhân này là vốn thu mua nguyên liệu. Chính vì vậy, họ thường bán ngay tinh bột
ướt sau khi chế biến.
Củ dong riềng do người nông dân sản xuất
ra được bán thô cho các cơ sở chế biến tinh bột. Tại các cơ sở chế biến tinh bột, củ
dong riềng được làm sạch, nghiền bột. Sản phẩm của giai đoạn này là tinh bột
khô và tinh bột ướt,
các sản phẩm phụ là bã xơ của củ dong riềng. Sản phẩm tinh bột có thể sử dụng để
sản xuất miến dong ngay trong cơ sở hay bán tinh bột cho các cơ sở sản xuất miến
dong khác trong hay ngoài tỉnh. Các địa chỉ ngoài tỉnh nhập tinh bột củ dong chủ yếu
là thu gom, cơ sở chế biến miến của
Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên... Do thiếu công nghệ bảo quản bột ướt
và thiếu vốn đầu tư dự trữ bột nên có trên 30% khối lượng tinh bột (1.900 tấn)
được xuất bán ra các thị trường ngoại tỉnh, lượng bột còn lại được các cơ sở chế
trong tỉnh sử dụng vào chế biến miến dong. Như vậy có thể nhận thấy rằng một khối
lượng tinh bột xuất bán ra ngoài tỉnh rất cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong
chuỗi giá trị dong riềng của tỉnh Bắc Kạn. Mặt khác khâu xử lý bã và nước thải đang
là vấn đề nan giải của các cơ sở sản xuất kinh doanh tinh bột dong
trên địa bàn tỉnh. Ngoài sản phẩm tinh bột ra, một lượng lớn bã dong cũng được
thải ra, nhưng hiện nay vẫn chưa có biện pháp để xử lý triệt để nên ảnh hưởng đến
môi trường. Trung bình mỗi ngày có khoảng 400 tấn củ dong được nghiền xát thành
bột kéo theo có hàng nghìn m3 nước thải không qua xử lý xả
thẳng ra môi trường (sông, suối).
Theo kết quả điều tra tại 10 cơ sở chế
biến tinh bột
dong riềng, các chi phí và lợi nhuận trung bình để sản xuất một tấn tinh bột
dong riềng tại Bắc Kạn như sau:
Bảng 4. Chi
phí và lợi nhuận trung bình chế biến 1 tấn tinh bột dòng riềng
Hạng mục
|
ĐVT
|
Khối lượng
|
Giá tiền (đồng)
|
Thành tiền
(đồng)
|
Củ dong nguyên liệu
|
kg
|
6.200
|
1.800
|
11.160.000
|
Nhiên liệu, năng lượng
|
|
|
|
500.000
|
Thuê công lao động
|
Công
|
4
|
150.000
|
600.000
|
Chi khác (khấu hao máy, nhà xưởng,
bao bì, bạt phủ...)
|
|
|
|
1.750.000
|
Tổng chi phí
|
|
|
|
14.010.000
|
Tổng doanh thu
|
Tấn
|
1
|
18.000.000
|
18.000.000
|
Giá trị gia tăng
|
|
|
|
3.990.000
|
Tỷ suất đầu tư
|
|
|
|
0,28
|
(Nguồn: Số liệu
điều tra, 2020)
Kết quả điều tra trình bày tại bảng 5
cho thấy để sản xuất 1 tấn tinh bột dong riềng, chủ cơ sở chế biến phải chi phí
hết 14.010.000 đồng, trong khi đó nếu bán ngay tại xưởng trung bình chỉ thu
được 18.000.000 đồng/tấn. Như vậy chủ cơ sở chế biến thu được giá trị gia tăng
gộp là 3.99.000 đồng/1 tấn tinh bột ướt. Hiệu quả đầu tư đem lại 0,28 đồng
lãi/1 đồng vốn đầu tư. So với các lĩnh vực đầu tư sản xuất nông nghiệp khác thì
chế biến tinh bột dong tại Bắc Kạn tạo ra hiệu suất đầu tư khá cao.
So sánh giá thành sản xuất tinh bột
dong tại Bắc Kạn và Bình Liệu, Quảng
Ninh được thể hiện qua bảng dưới:
Bảng 5. So
sánh giá thành sản xuất tinh bột dong tại Bắc Kạn và Quảng Ninh
TT
|
Tiêu chí
|
ĐVT
|
Bắc Kạn (BK)
|
Quảng Ninh (QN)
|
So sánh
QN/BK
(lần)
|
1
|
Lượng dong chế biến 1 kg tinh bột
|
Kg
|
6,2
|
7,5
|
1,21
|
2
|
Giá mua củ dong
|
Đồng/kg
|
1.800
|
3.000
|
1,67
|
3
|
Chi phí nguyên liệu
|
Đồng
|
11.160
|
22.500
|
2,02
|
4
|
Chi phí khác (điện, lao động, khấu
hao...)
|
Đồng
|
2.850
|
2.000
|
0,70
|
5
|
Giá thành sản xuất 1kg tinh bột
|
Đồng
|
14.010
|
24.500
|
1,75
|
(Nguồn: Số liệu
điều tra, 2020)
Kết quả trên cho thấy, giá thành sản
xuất 1 kg tinh bột dong của Bắc Kạn là 14.010 đồng, thấp hơn 1,75 lần so với
giá thành sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh (24.500 đồng). Đây là một lợi thế giúp nâng
cao khả năng cạnh tranh cho tinh bột dong Bắc Kạn.
Khó khăn lớn nhất đối với các cơ sở chế
biến tinh bột của tỉnh Bắc Kạn là thiếu vốn lưu động để thu mua củ dong nguyên
liệu. Với những cơ sở có công suất nghiền bột lớn như Nhất Thiện là 100 tấn củ
dong/ngày thì lượng vốn cần để thu mua củ dong trong 90 ngày tương đương khoảng
16-17 tỷ đồng. Không chỉ các cơ sở lớn, các cơ sở chế biến tinh bột có quy mô
nhỏ hơn cũng gặp khó khăn về vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) để thu mua củ dong,
tích trữ bột cho hoạt động chế biến miến dong trong cả năm. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến các cơ sở bán ngay bột ướt (trung bình sau 7-10 ngày từ mua củ
dong đến nghiền bột và lọc bột thì các cơ sở sẽ thu được bột ướt). Việc không
thể dự trữ đủ lượng
bột nên thời gian thực hiện hoạt động chế biến miến dong trong năm chỉ kéo dài
4-5 tháng, thời gian còn lại các cơ sở dừng sản xuất.
Để xác định hiện trạng chất lượng và yêu cầu đối
với sản phẩm tinh bột dong riềng Bắc Kạn, chúng tôi đã tiến hành thu thập một số
ý kiến đánh giá của tác nhân kinh doanh tinh bột tại Hà Nội và Hưng Yên. Tổng hợp
ý kiến đánh giá được thể hiện qua bảng dưới.
Bảng 6. Hiện
trạng và yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đối với tinh bột Bắc Kạn
TT
|
Tiêu chí
|
Hiện trạng
|
Yêu cầu
|
1
|
Chủng loại
|
Bột ướt
|
Bột ướt và bột khô
|
2
|
Độ sạn
|
Không có
|
Không có
|
3
|
Hóa chất
|
Không có
|
- Không có
- Có kết quả phân tích và xác nhận của
cơ quan kiểm định
|
4
|
Màu sắc
|
Trắng hơi
xám
|
Trắng, trắng hơi xám, cánh bột không
vỡ
|
5
|
Mùi
|
Còn mùi
chua
|
Không mùi
|
6
|
Bao bì
|
Chưa có bao
bì riêng, chuyên dụng
|
Có bao bì riêng ghi rõ nguồn gốc xuất
xứ, chất lượng, khối lượng... để phân biệt với tinh bột Trung Quốc
|
7
|
Khối lượng
|
6.000 tấn
|
Tăng khối lượng cung ứng
|
(Nguồn: Số liệu
điều tra, 2020)
Bảng so sánh trên cho thấy, sản phẩm
tinh bột Bắc Kạn đã đáp ứng khá tốt (5/7 tiêu chí chất lượng) các yêu cầu của
khách hàng. Hai tiêu chí cần còn lại cần cải thiện là mùi chua và có bao bì
đóng gói giúp nhận diện và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến sản phẩm
(chứng nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ). Đối với tiêu chí khối lượng, các cơ
sở thu mua tinh bột tại Hà Nội và Hưng Yên có luôn khả năng mở rộng khối lượng
thu mua so với hiện nay
* Nhận xét chung:
- Cơ sở thu gom, chế biến tinh bột
đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn như
là đầu mối tập trung nguồn nguyên liệu từ tất cả các vùng trồng, là đầu mối
cung cấp nguyên liệu sau sơ chế cho các cơ sở, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm
miến dong trong và ngoài tỉnh. Theo kết quả nghiên cứu công suất tiêu thụ năm 2019 các cơ
sở chế biến tinh bột trong tỉnh Bắc Kạn đủ năng lực để chế biến hết nguồn
nguyên liệu củ dong riềng của tỉnh sản xuất ra.
- Tác nhân thu gom/sơ chế dong riềng
không chỉ nắm vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị dong riềng mà còn đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, sử dụng lao động tại chỗ, nhất
là tận dụng lao động nông nhàn hoặc lao động giản đơn của người phụ thuộc trong
gia đình nông thôn. Từ đó, tạo ra thu nhập cho người dân, góp phần ổn định an sinh xã
hội ở khu vực nông thôn miền núi.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột, các
cơ sở chế biến tại Bắc Kạn không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ do đã thiết lập
được hệ thống kênh phân phối tới nhiều thị trường khác nhau. Bên cạnh các thị
trường chính tại miền Bắc như Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang... sản
phẩm tinh bột Bắc Kạn còn được phân phối đến thị trường xa như miền Nam. Toàn bộ
sản phẩm tinh bột Bắc Kạn cung ứng ra thị trường được sử dụng làm nguyên liệu
cho ngành chế biến miến dong. Năm 2019, tổng sản lượng tinh bột dong Bắc Kạn
cung ứng ra thị trường là trên 1.900 tấn bột ướt và 250 tấn bột khô.
- Khó khăn lớn nhất trong khâu chế biến
tinh bột dong riềng tại Bắc Kạn là thiếu vốn để thu mua tinh bột và dự trữ tinh
bột phục vụ hoạt động chế biến miến dong trong cả năm. Một khó khăn nữa là công
nghệ bảo quản bột ướt chưa hiệu quả dẫn đến bột bị chuyển màu, mất dần độ dẻo trong
quá trình chế biến miến dong. Ngoài ra, khâu xử lý chất thải đang là vấn đề nan
giải của các cơ sở sản xuất kinh doanh tinh bột dong trên địa bàn tỉnh mà chưa
có giải pháp nào để giải quyết khó khăn này.
Với tác nhân này, giải pháp chính là
tín dụng để chủ động nguồn vốn mua củ dong, đầu tư công nghệ bảo quản, dự trữ
tinh bột đáp ứng nhu cầu chế biến miến dong trong năm và hỗ trợ xử lý chất thải
chế biến.
Công đoạn chế biến miến
dong
Nhóm tác nhân này khá đa dạng: i) Mua
tinh bột và sản xuất miến; ii) Mua dong nguyên liệu, sản xuất đến sản phẩm cuối
cùng (miến). Quy mô sản xuất cũng rất khác nhau: Cơ sở chế biến, Hợp tác xã,
Doanh nghiệp. Năm 2019, có khoảng 1.400 tấn miến dong Bắc Kạn được sản xuất và
tiêu thụ trên thị trường. Khách hàng chính phân phối các sản phẩm miến dong là
các tác nhân bán lẻ (cửa hàng, đại lý, siêu thị). Trong đó thị trường tiêu thụ
nhiều miến dong Bắc Kạn nhất là Hà Nội (chiếm 30% tổng sản lượng), tiếp đến là
thị trường Bắc Kạn và Thái Nguyên cùng tiêu thụ khoảng 20% sản lượng/thị trường.
Các thị trường khác (miền Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương...) tiêu thụ 30% sản lượng
còn lại.
Đây là khâu có lợi nhuận cao, nếu quy
mô sản xuất 100 tấn miến/năm có thể thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng. Ngoài ra,
các cơ sở này còn có tác dụng tạo việc làm tại địa phương, từ 2 đến 30 lao động/cơ
sở (tùy theo quy mô sản xuất). Thị trường tiêu thụ khá tốt nhưng việc mở rộng sản
xuất với các tác nhân này phụ thuộc vào năng lực tổ chức sản xuất, chiến lược
phát triển kinh doanh và thị trường. Để sản xuất ra 1 kg miến dong cần sử dụng
1,9 kg tinh bột, tương đương 11 - 12 kg củ dong riềng. Với các định mức kỹ thuật,
công lao động, vật tư, năng lượng, khấu hao máy... Hiệu quả sản xuất, chế biến
miến dong được tổng hợp qua bảng dưới.
Bảng 7. Hiệu
quả sản xuất, chế biến miến dong Bắc Kạn (tính trên 1 kg miến)
TT
|
Sản phẩm
|
Chi phí (đồng)
|
Doanh thu
(đồng)
|
Giá trị gia
tăng (đồng)
|
Cơ cấu giá
trị gia tăng (%)
|
1
|
Miến dong
|
44.226
|
50.000
|
5.774
|
25,15
|
2
|
Tinh bột dong
|
26.619
|
34.200
|
7.581
|
33,03
|
3
|
Củ dong riềng
|
12.000
|
21.600
|
9.600
|
41,82
|
|
Tổng
|
|
|
22.955
|
100
|
(Nguồn: Số liệu
điều tra, 2020)
Tổng giá trị gia tăng tạo ra trong cả
3 công đoạn là 22.955 đồng. So sánh cơ cấu giá trị gia tăng tạo ra theo các
công đoạn sản xuất khác nhau cho thấy, sản xuất củ dong tạo ra giá trị gia tăng
chiếm 41,82%, tiếp đến là công đoạn sản xuất tinh bột và miến dong với tỷ lệ
giá trị gia tăng là 33,03% và 25,15% tổng giá trị gia tăng.
Qua kết quả phân tích này cho thấy nếu
sản xuất dong riềng của tỉnh Bắc Kạn chỉ dừng lại ở công đoạn trồng dong chế biến
tinh bột thì tỷ lệ giá trị gia tăng mà các tác nhân
trong chuỗi của tỉnh Bắc Kạn nhận được là 74,85%. Còn nếu sản xuất đến sản phẩm
cuối cùng là miến dong sẽ thu được giá trị gia tăng tối đa (100%). Điều đó cho
thấy, chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn chưa được phát triển có hiệu quả khi có
đến 25,15% giá trị gia tăng tạo ra từ chế biến 1.900 tấn bột ướt và 250 tấn bột
khô do các tác nhân chế biến miến dong bên ngoài tỉnh Bắc Kạn nhận được. Trong
thời gian tới, chiến lược
sản phẩm miến dong Bắc Kạn cần tập trung theo hướng tăng sản lượng miến dong được
chế biến tại Bắc Kạn.
Các khó khăn mà nhóm tác nhân này gặp
phải là vốn đầu tư cho sản xuất (kể cả thu mua nguyên liệu và đầu tư máy móc chế
biến), phát triển thị trường, xử lý môi trường, mặt bằng sản xuất... Để hỗ trợ,
cần có các giải
pháp đồng bộ, trong đó việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống nhà xưởng,
máy móc chế biến đóng vai trò quan trọng nhất.
c) Công ty Cổ phần Quang Minh Finance
(Công ty Quang Minh)
Công ty bắt đầu tham gia hoạt động chế
biến tinh bột và miến dong cách đây 8 năm. Tuy nhiên tỷ lệ khối lượng tinh bột
đưa vào chế biến miến dong của công ty chỉ chiếm chưa đến 1% tổng khối lượng sản
xuất hàng năm. Nguyên nhân là do sản phẩm miến của công ty chưa có thị trường
tiêu thụ ổn định, mặt khác do hệ thống trang thiết bị chế biến miến chưa đầy đủ,
thiếu công nhân kỹ thuật sản xuất miến. Vì vậy trong những năm gần đây, công ty
chỉ tập trung sản xuất tinh bột để cung ứng ra thị trường. So với các cơ sở chế
biến miến khác, công ty Quang Minh có hệ thống máy móc chế biến tinh bột hiện đại
và công suất lớn nhất tỉnh. Tổng chi phí đầu tư máy móc, mặt bằng nhà xưởng khu
chế biến tinh bột là 10 tỷ đồng. Sản phẩm tinh bột cuối cùng thu được từ dây truyền chế biến
này là tinh bột khô nên dễ bảo quản để cung cấp cho các cơ sở chế biến miến
dong quanh năm. Bên cạnh việc chế biến tinh bột khô, công ty còn nhận gia công
bột ướt (lọc sạn và sấy khô) cho các cơ sở chế biến tinh bột khác trong tỉnh. Tổng
khối lượng tinh bột ướt được công ty nhận gia công trong năm 2019 là 120 tấn, với
chi phí gia công là 1.000 đồng/kg bột ướt.
Đối với khâu xử lý nước thải trong quá
trình chế biến, toàn bộ nguồn nước thải từ hoạt động chế biến tinh bột được thu
gom và xử lý tự nhiên trong bề ngầm có thể tích 43.000m3. Đây cũng
là hệ thống bể thu gom nước thải lớn nhất so với các cơ sở chế biến tinh bột
dong khác của tỉnh Bắc Kạn.
Với quy mô công suất này, khi vận hành
hết công suất sẽ đảm bảo chế biến được 10.000 tấn củ dong/vụ (tương đương 140 -
150 ha trồng dong riềng). Tuy nhiên, thực tế tổng khối lượng củ dong riêng công
ty đã thu mua và chế biến trong năm
2019 chỉ đạt khoảng 4.000 tấn (tương đương 55 - 60 ha trồng dong riềng). Có 3
lý do chính cản trở công ty vận hành tối đa công suất chế biến, Thứ nhất, công ty
thiếu vốn để thu mua lượng củ dong nguyên liệu đưa vào chế biến. Thứ hai, mặt
bằng sân bãi để tập kết củ dong nhỏ,
tối đa chi đáp ứng thu mua 100 tấn/đợt. Thứ ba, hệ thống bể chứa chưa đảm bảo
thu gom toàn bộ nước thải, bã thải từ hoạt động chế biến tinh bột.
Tổng khối lượng tinh bột khô được chế
biến trong năm 2019 là 300 tấn. Trong đó khối lượng tinh bột khô bán cho các cơ
sở chế biến miến dong trong tỉnh Bắc Kạn là 50 tấn, còn lại (250 tấn) được tiêu
thụ bởi các cơ sở chế biến miến dong ngoài tỉnh (Thái Nguyên, Hà Nội. Sản lượng tinh bột
cũng được bán ngay sau khi chế biến để thu hồi vốn và tái sản
xuất.
Trong thời gian tới, công ty có thể
tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn để thúc đẩy vận hành chuỗi
hoạt động có hiệu quả hơn thông qua vận hành tối đa công suất chế biến, dự trữ
và bảo quản tinh bột khô, đẩy mạnh gia công tinh bột ướt. Tuy nhiên cần có các
giải pháp để hỗ trợ công ty giải quyết khó khăn như: Cho vay vốn lãi suất ưu
đãi, hỗ trợ mở rộng sân bãi tập kết củ dong nguyên liệu và xây dựng thêm 1 bể
chứa nước thải, bã thải có thể tích trên 40.000m3.
d) Tác nhân bán lẻ miến dong
Kết quả điều tra thị trường cho thấy
tác nhân tham gia bán buôn, bán lẻ miến dong rất đa dạng bao gồm cả những người
kinh doanh thực phẩm khô tại các chợ, tuyến phố trong và ngoài tỉnh. Nhu cầu và
yêu cầu của người kinh doanh miến dong tại các thị trường có nhiều sự khác nhau
Bảng 8. Đặc
điểm chung của người kinh doanh miến dong
Đặc điểm
các hộ kinh doanh miến dong
|
ĐVT
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Bình quân thâm niên tham gia hoạt động
kinh doanh miến dong
|
Năm
|
3,4
|
4,6
|
7,8
|
Chủng loại miến
|
Loại
|
1-3
|
3-5
|
5-7
|
Bình quân thời gian bán miến trong
năm
|
Tháng
|
9,6
|
10,2
|
12
|
Lượng miến bán bình quân/tháng
|
Kg
|
120
|
265
|
435
|
(Nguồn: Tổng
hợp số liệu điều tra, 2020)
Những người kinh doanh miến dong ở thị
trường Hà Nội có thời gian tham gia hoạt động này lâu hơn (trung bình đã bán miến
dong trên 7 năm). Do nhu cầu của khách hàng đa dạng hơn nên người kinh doanh miến
dong Thái Nguyên và Hà Nội bán chủng loại miến dong đa dạng hơn. So với thị trường
Bắc Kạn và Thái Nguyên, hoạt động kinh doanh miến tại Hà Nội rất ổn định (bán
miến trong cả 12 tháng). Nguyên nhân là do những người kinh doanh miến dong Hà
Nội có thời gian hoạt động lâu hơn đã xây dựng được mối liên kết với các nguồn
cung cấp sản phẩm bền vững. Lượng miến bán bình quân/tháng của người kinh doanh
tại Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với thị trường Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Điều tra tình hình kinh doanh tại 3 thị
trường cho thấy, miến dong Bắc Kạn là sản phẩm rất nổi tiếng ở trong tỉnh và
Thái Nguyên khi tất cả những người được điều tra đã nghe nói đến sản phẩm này.
Ngược lại tại thị trường Hà Nội, đây vẫn được coi là sản phẩm tương đối mới khi
chỉ có 16,67% người kinh doanh có nghe nói đến sản phẩm này. Nguyên nhân là do
chưa xây dựng được hệ thống các kênh phân phối ổn định, đặc biệt là với hệ thống
siêu thị, các cửa hàng cao cấp.
Bảng 9. Nhận
biết và đánh giá về sản phẩm miến dong Bắc Kạn
Nhận biết
miến dong Bắc Kạn
|
ĐVT
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Tỷ lệ hộ điều tra nghe nói đến miến
dong Bắc Kạn
|
%
|
100
|
100
|
16,67
|
Tỷ lệ hộ bán miến dong Bắc Kạn
|
%
|
100
|
75
|
3,33
|
Nhu cầu khối lượng miến dong/tháng
|
kg
|
150
|
300
|
500
|
Đánh giá chung về sản phẩm của người
kinh doanh miến dong Bắc Kạn
|
|
Rất ngon, sạch,
đảm bảo an toàn thực phẩm
|
Ngon, sạch
|
|
(Nguồn: Số liệu
điều tra, thu thập, 2020)
Một trong những nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tình trạng có ít người kinh doanh Hà Nội biết đến miến dong Bắc Kạn là
do chưa có nhiều thông tin có liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó các hoạt động
giới thiệu quảng bá sản phẩm miến dong Bắc Kạn như quảng cáo, giới thiệu thử nếm,
mở các điểm bán... ở thị trường này cũng chưa được triển khai thực hiện.
Bình quân mỗi cửa hàng, đại lý tại
Thái Nguyên và Hà Nội có khả năng tiêu thụ từ 300 - 500 kg miến dong Bắc Kạn,
cao gấp 2 - 3 lần con số này ở thị trường Bắc Kạn. Vì vậy có thể khẳng định, tiềm
năng mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm miến dong Bắc Kạn là rất lớn.
Nghiên cứu xác định yêu cầu của người
kinh doanh đối với chất lượng sản phẩm miến dong nói chung và sản phẩm miến
dong Bắc Kạn nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thị trường
tiêu thụ sản phẩm thời gian tới. Những yêu cầu của người kinh doanh được tổng hợp
qua bảng dưới:
Bảng 10. Tổng
hợp yêu cầu của người kinh doanh đối với sản phẩm miến dong
Yêu cầu
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
1. Nguồn gốc
xuất xứ
|
Chỉ mua và
bán miến dong Bắc Kạn
|
Ngoài miến
dong sản xuất tại Thái Nguyên còn có bán miến dong Bắc Kạn, Hà Nội
|
Nguồn gốc
xuất xứ của miến đầy đủ, chi tiết (cơ sở sản xuất, địa chỉ, điện thoại
liên lạc...)
|
2. Màu sắc
sợi miến
|
Trắng trong
|
Trắng trong
và trắng hơi xám
|
Trắng
trong, trắng đục, nâu vàng, trắng hơi xám
|
3. Đường
kính sợi miến
|
1-2 mm
|
1-2 mm
|
Khoảng 1
mm, tròn đều
|
4. Chiều
dài sợi miến
|
40 - 50 cm
|
40 - 50 cm
|
20 - 25 cm
|
5. Bao bì và
đóng gói
|
Đóng túi
500g và 1000g. Bán cho khách hàng quen không nhất thiết phải đóng gói
|
Đóng gói
kín, sử dụng đa dạng các loại túi đóng 100g, 200g, 300g, 500g và 1000g
|
Bắt buộc phải
đóng gói, sử dụng bao bì trắng để có thể nhìn thấy sợi miến bên trong, trọng
lượng đóng gói 100 - 200 g/túi
|
6. Nhãn mác
và tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm
|
Có nhãn mác
|
Có nhãn mác
và ghi thành phần dinh dưỡng của miến
|
- Có nhãn
mác in trực tiếp trên bao bì
- Trên nhãn
mác có đầy đủ các thông tin có liên quan đến thành phần dinh
dưỡng của miến
- Cung cấp
các chỉ tiêu an toàn thực phẩm
|
7. Giá bán
|
Giá 40.000
- 50.000 đ/kg
|
Giá hợp lý
50.000 - 60.000 đ/kg
|
Giá thay đổi
theo các thời điểm: mùa hè từ 80.000 - 90.000 đ/kg, mùa đông giá
cao hơn 10%, giai đoạn tết nguyên đán có thể cao hơn 20%
|
8. Yêu cầu
trao đổi thông tin
|
Qua điện
thoại
|
Qua điện
thoại
|
Qua điện
thoại, có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ
|
9. Yêu cầu
vận chuyển
|
Khi có yêu
cầu vận chuyển đến tận nơi
|
Khi có yêu
cầu vận chuyển đến tận nơi
|
Vận chuyển
đến tận nơi, tần suất giao hàng 2 lần/tháng
|
10. Yêu cầu
thanh toán
|
Trả ngay tiền
mặt
|
Trả ngay tiền
mặt
|
Chuyển khoản
theo quý hoặc trả tiền mặt theo hình thức mua chuyến sau trả tiền chuyến trước
|
11. Yêu cầu
khác
|
Hỗ trợ điểm
bán biển hiệu, tờ rơi giới thiệu
|
Hỗ trợ điểm
bán biển hiệu, tờ rơi, poster giới thiệu
|
Quảng cáo
trên truyền hình Hỗ trợ điểm bán biển hiệu, tờ rơi, poster giới thiệu
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều tra, thu thập 2020)
Khách hàng của những cửa hàng, đại lý
kinh doanh theo hướng chất lượng là những người có thu nhập cao, hiểu biết về lợi
ích khi sử dụng những sản phẩm. Vì vậy họ thường hướng đến sản phẩm có chất lượng,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động kinh doanh của họ có một số đặc điểm
chung:
+ Đối tượng khách hàng: là những người
có thu nhập cao, có nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng.
+ Hình thức bán hàng: Với sự phát triển
về thị trường dịch vụ trong thời gian gần đây thì các cửa hàng, đại lý kinh doanh miến
dong cũng đã thay đổi về hình thức bán hàng để phục vụ tối đa nhu cầu của khách
hàng. Ngoài hình thức bán sản phẩm truyền thống tại cửa hàng cố định, họ còn
phát triển thêm các hình thức bán hàng khác như: giao hàng tận nhà, bán hàng online...
+ Nguồn cung sản phẩm: Họ đã xây dựng
được mối liên kết chặt chẽ với các nguồn cung cấp sản phẩm có danh tiếng, uy
tín.
+ Dạng đóng gói, nhãn mác: Các sản phẩm
miến dong bán tại các cửa hàng, đại lý đều sử dụng bao bì, nhãn mác của cơ sở
chế biến. Một số người kinh doanh miến dong Hà Nội ngoài sử dụng bao bì, nhãn
mác cơ sở chế biến còn sử dụng tem riêng của mình.
4.3. Phân tích cạnh tranh và nhu nhu cầu
tiêu dùng miến dong Bắc Kạn
4.3.1. Phân tích khả năng cạnh tranh
So sánh hiện trạng chất lượng, các dịch
vụ đi kèm trong phân phối miến dong Bắc Kạn với nhu cầu, yêu cầu của người kinh
doanh miến dong tại các thị trường cho thấy: Nhu cầu phân phối miến dong Bắc Kạn
của người kinh doanh Hà Nội là rất cao. Tuy nhiên để sản phẩm được tiêu thụ trong
hệ thống các cửa hàng hướng đến chất lượng này thì họ có những yêu cầu cao hơn
so với những thị trường tại Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Tiêu chí nguồn gốc xuất xứ sản phẩm miến
dong Bắc Kạn khá nổi tiếng tại thị trường Bắc Kạn và Thái Nguyên, có nhiều
khách hàng, người tiêu dùng đều biết đến sản phẩm này. Tuy nhiên để liên kết
phân phối sản phẩm với người kinh doanh miến dong Hà Nội
thì các cơ sở chế biến miến Bắc Kạn cần cung cấp chi tiết các thông tin: tên cơ
sở, địa chỉ, điện thoại liên hệ... Đây là yêu cầu của khách hàng nhưng cũng là
cách để các cơ sở chế biến giữ uy tín và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình
Các tiêu chí hình thái sản phẩm (đường
kính, màu sắc, chiều dài) được yêu cầu khá chặt chẽ. Nhìn chung các tiêu chí
này của miến dong Bắc Kạn đã đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường. Vấn đề
quan trọng cần cải thiện trong thời gian tới là đảm bảo độ đồng đều, ổn định
các tiêu chí hình thái sản phẩm.
Miến dong Bắc Kạn đã được đóng gói bao
bì cẩn thận phù hợp với yêu cầu vận chuyển xa và các hình thức phân phối đa dạng.
Tuy nhiên hình thức đóng gói cần đa dạng, sử dụng các loại bao bì có các mức trọng
lượng khác nhau, chất liệu phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng và yêu cầu
bảo quản.
Một trong những tiêu chí có ý nghĩa
quan trọng của thực phẩm đang ngày càng được xã hội quan tâm là thành phần dinh
dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các yêu cầu khác như giá bán, phương
thức vận chuyển, thanh toán, trao đổi thông tin cần được thảo luận và xây dựng
phương án cụ thể linh động với tình hình thực tế của từng thị trường khác nhau.
Đối với các thị trường mới có nhiều tiềm
năng như Hà Nội cần triển khai thực hiện tốt các hoạt động giới thiệu quảng bá
như xây dựng các phóng sự truyền hình, các công cụ quảng cáo, biển hiệu,
poster, tờ rơi, tổ chức hội nghị thử nếm, mời dùng thử sản phẩm... để nhiều
khách hàng biết đến sản phẩm.
Do sự thiếu hụt về nguồn cung sản phẩm
miến dong đã được Nhà nước bảo hộ thương hiệu nên các cửa hàng, đại lý có nhu cầu
rất lớn đối với sản phẩm miến dong Bắc Kạn, đặc biệt trong dịp tết nguyên đán.
Yêu cầu đối với các cơ sở chế biến là cần tổ chức phân phối và liên kết tiêu thụ
theo chuỗi giá trị để đảm bảo sản phẩm được lưu thông liên tục, luôn sẵn có
trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu vận chuyển, thanh toán và đặc biệt là giá
bán sản phẩm.
Để thấy được những ưu thế và hạn chế của
sản phẩm miến dong Bắc Kạn so với những sản phẩm miến dong khác trên thị trường,
chúng tôi tiến hành xây dựng ma trận về tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường.
Các tiêu chí được các tác nhân kinh doanh
và người tiêu dùng cùng thảo luận đưa ra, sau đó tiến hành cho điểm các tiêu
chí này, và kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 11. So
sánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm miến dong Bắc Kạn
Tiêu chí
|
Tiêu chí ưu
tiên
|
Miến dong BK
|
Miến dong
Việt Cường, TN
|
Miến dong Minh
Khai -
Hà
Nội
|
Miến dong
Bình Liêu
|
Chất lượng miến
|
1
|
8
|
7
|
6
|
8
|
Màu sắc
|
4
|
7
|
7
|
7
|
8
|
Hình ảnh bao bì
|
8
|
7
|
8
|
6
|
8
|
Mẫu mã của sản phẩm miến
|
7
|
6
|
8
|
6
|
8
|
Thông tin về sản phẩm
|
2
|
5
|
7
|
6
|
8
|
Giá bán
|
3
|
8
|
7
|
7
|
6
|
Danh tiếng sản phẩm
|
6
|
6
|
7
|
6
|
5
|
Dịch vụ bán hàng
|
5
|
5
|
7
|
6
|
7
|
Tổng điểm
|
|
52
|
58
|
50
|
58
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều
tra, thu thập, 2020)
So với 3 loại miến dong khác trên thị
trường, xét về tổng số điểm miến dong Bắc Kạn chỉ đạt 52 điểm/8 tiêu chí kém
hơn khi so sánh với miến dong Bình Liêu, miến dong Việt Cường cùng 58 điểm và miến
dong Minh Khai đạt 50 điểm. Xét về tổng thể thì miến dong Bắc Kạn có khả năng cạnh
tranh kém hơn so với sản phẩm miến dong Bình Liệu và miến dong Việt Cường, tuy
nhiên nhìn vào sắp xếp thứ tự ưu tiên các tiêu chí của sản phẩm thi miến dong Bắc
Kạn vẫn có những lợi thế nhất định, và được xếp ưu tiên ở vị trí số 1 và số 3
đó là tiêu chí về chất lượng sản phẩm và giá bán. Đây là hai tiêu chí rất quan
trọng trong chiến lược kinh doanh bền vững của sản phẩm từ dong riềng Bắc Kạn.
Một điểm hạn chế của sản phẩm miến dong Bắc Kạn là hình ảnh sản phẩm và thông
tin đến người tiêu dùng kém hơn so với những sản phẩm khác. Đây là các tiêu chí
cần phải cải thiện trong chiến lược kinh doanh.
4.3.2. Nhu cầu người tiêu dùng đối với
sản phẩm miến dong
Một trong những yếu tố khá quan trọng quyết định đến bất
kỳ hành vi mua sắm của người tiêu dùng đó là mức thu nhập, về mặt lý thuyết, đối
với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập bình quân cùa mỗi người được cải
thiện thì mức độ chi tiêu đối với hàng hoá đó sẽ tăng, thu nhập bình quân giảm
thì mức chi tiêu giảm, đối với những hàng hoá thiết yếu thì có thể không gây ảnh
hưởng nhiều. Tuy nhiên, loại sản phẩm được nghiên cứu là miến dong có thương hiệu,
giá bán cao hơn những loại miến không rõ nguồn gốc xuất xứ nên lượng tiêu dùng
có thể chịu tác động của thu nhập. Vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng miến
dong cần xem xét đến yếu tố thu nhập của người tiêu dùng.
Bảng 12. Thu
nhập của các nhóm tiêu dùng điều tra
Các nhóm
thu nhập của người tiêu dùng điều tra
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Dưới 2 triệu VND/tháng
|
26,67
|
0,00
|
0,00
|
Từ trên 2-4 triệu VND/tháng
|
66,67
|
33,33
|
8,00
|
Từ trên 4-6 triệu VND/tháng
|
6,67
|
23,33
|
8,00
|
Từ trên 6-8 triệu VND/tháng
|
0,00
|
30,00
|
24,00
|
Từ trên 8-10 triệu VND/tháng
|
0,00
|
13,33
|
46,00
|
Trên 10 triệu VND/tháng
|
0,00
|
0,00
|
14,00
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Người tiêu dùng Thái Nguyên và Hà Nội
có mức thu nhập cao hơn so với người tiêu dùng Bắc Kạn. Chiếm đa số người tiêu
dùng Bắc Kạn (trên 90%) được điều tra có mức thu nhập từ dưới 4 triệu đồng/người/tháng,
trong khi đó có gần 50% người tiêu dùng Hà Nội có mức thu nhập trung bình từ
8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Với mức thu nhập này, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng
chi trả để được tiêu dùng loại miến dong có chất lượng bảo đảm.
Bảng 13. Nhận
biết các loại miến dong của người tiêu dùng
Các nhóm
thu nhập của người tiêu dùng điều tra
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Miến dong Bắc Kạn
|
100,00
|
66,67
|
6,00
|
Miến dong Việt Cường - Thái Nguyên
|
0,00
|
100,00
|
88,00
|
Miến dong Ba Vì - Hà Nội
|
0,00
|
0,00
|
24,00
|
Miến dong Cự Đà - Hà Nội
|
0,00
|
0,00
|
96,00
|
Miến dong Hưng Yên
|
0,00
|
0,00
|
28,00
|
Miến dong Bắc Giang
|
0,00
|
0,00
|
18,00
|
Không rõ nguồn gốc xuất xứ
|
0,00
|
46,67
|
8,00
|
(Nguồn: Tổng hợp
Số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Nếu như người tiêu dùng Bắc Kạn chỉ biết
đến miến dong Bắc Kạn (trong danh sách sản phẩm miến được liệt kê) thì người
tiêu dùng ở 2 thị trường còn lại biết đến nhiều loại miến khác nhau, đặc biệt
người tiêu dùng Hà Nội biết đến 7 loại miến dong, trong đó miến dong Bắc Kạn chỉ
chiếm 6%, điều này cho thấy chỉ 1 lượng nhỏ người tiêu dùng Hà Nội biết miến Bắc
Kạn. Đây cũng là thách thức rất lớn với miến dong Bắc Kạn khi muốn xâm nhập vào
thị trường này. Sự xuất hiện nhiều thương hiệu miến khác nhau ở cùng một thị
trường cũng đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh là rất cao. Để nâng cao khả năng cạnh
tranh, ngoài tổ chức tốt các dịch vụ đi kèm, cung cấp đầy đủ thông tin, giới
thiệu, quảng bá... các doanh nghiệp, cơ sở chế biến miến dong Bắc Kạn cần nâng
cao và duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm.
Bảng 14. Mức
độ hài lòng đối với các loại miến dong khác nhau
Có hài lòng
với các loại miến hiện nay?
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Có
|
86,67
|
40,00
|
50,00
|
Không
|
13,33
|
60,00
|
50,00
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Mức độ hài lòng đối với sản phẩm miến
dong của người tiêu dùng Bắc Kạn rất cao, chiếm 86,67% người tiêu dùng điều
tra. Đối với thị trường Bắc Kạn thì vấn đề duy nhất chưa làm hài lòng người
tiêu dùng đó là phải mua miến với giá cao.
Bảng 15. Những
điểm chưa hài lòng với các loại miến dong hiện nay
Những điểm
chưa hài lòng với các loại miến hiện nay?
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Không sạch, nhiều sạn
|
0,00
|
53,33
|
0,00
|
Giá cao
|
100,00
|
0,00
|
0,00
|
Không rõ nguồn gốc, bao bì + nhãn
mác
|
0,00
|
76,67
|
92,00
|
Miến nát sau khi nấu
|
0,00
|
23,33
|
0,00
|
Tiêu chuẩn chất lượng chưa rõ ràng,
mùi hôi
|
0,00
|
20,00
|
10,00
|
Không dai
|
0,00
|
16,67
|
10,00
|
(Nguồn: Tổng
hợp số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Mặc dù được sử dụng nhiều loại miến
dong khác nhau nhưng mức độ hài lòng của người tiêu dùng Thái Nguyên và Hà Nội
đạt được thấp hơn nhiều, chỉ chiếm tỷ lệ 40-50% người tiêu dùng điều tra. Những
điểm chưa làm hài lòng người tiêu dùng sử dụng miến đó là miến không rõ nguồn gốc
xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng chưa rõ ràng, mùi hôi, miến không sạch, có nhiều
sạn, miến bị nát, không dai sau khi chế biến thành các món ăn.
Bảng 16. Khối
lượng miến dong mua/lần
Khối lượng mua miến
dong/lần
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
0,1 kg
|
0,00
|
0,00
|
38,00
|
0,2 kg
|
0,00
|
36,67
|
22,00
|
0,3 - 0,5 kg
|
50,00
|
56,67
|
34,00
|
Trên 0,5 - 1 kg
|
23,33
|
3,33
|
2,00
|
Trên 1 kg
|
26,67
|
3,33
|
4,00
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Có sự khác nhau về khối lượng miến
dong mua/lần giữa người tiêu dùng Bắc Kạn với người tiêu dùng Thái Nguyên, Hà Nội.
Chiếm tỷ lệ 50% người tiêu dùng Bắc Kạn mua từ 0,5 kg miến dong trở lên trong 1
lần mua, ngược lại chiếm đa số (60%) người tiêu dùng Hà Nội chỉ mua 0,1-0,2 kg
miến dong/lần mua và 93,33% người tiêu dùng Thái Nguyên có khối lượng mua từ
0,2-0,5 kg/lần. Sự khác nhau này là do số lượng thành viên trong 1 hộ gia đình ở
Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Kạn khác nhau. Vì vậy, trong quá trình xây dựng hệ
thống phân phối miến dong Bắc Kạn tại 2 thị trường Thái Nguyên và Hà Nội thì
các cơ sở chế biến miến dong cần đa dạng kích cỡ bao bì đóng gói miến dong, đặc
biệt là loại bao bì nhỏ có lượng đóng gói từ 0,1-0,2 kg miến.
Bảng 17.
Phương thức sử dụng miến dong sau khi mua
Phương thức
sử dụng miến sau khi mua
|
Tỷ lệ (%)
|
Bắc Kạn
|
Thái Nguyên
|
Hà Nội
|
Sử dụng hết ngay
|
50,00
|
60,00
|
74,00
|
Sử dụng thành nhiều lần
|
46,67
|
40,00
|
26,00
|
Khác
|
3,33
|
0,00
|
0,00
|
(Nguồn: Tổng
hợp Số liệu điều tra, thu thập, 2020)
Phần lớn người tiêu dùng ở cả 3 thị
trường đều sử dụng sản phẩm 1 lần sau khi mua. Tuy nhiên đối với những trường hợp
mua số lượng lớn, sử dụng trong nhiều lần thì yêu cầu đặt ra là miến dong Bắc Kạn
cần được đóng trong loại bao bì tiện dụng có đầy đủ các thông tin về
hướng dẫn bảo quản, hạn sử dụng. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá,
chấm điểm sản phẩm theo chương trình OCOP.
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi
giá trị dong riềng Bắc Kạn
4.4.1. Khâu sản xuất, chế biến
- Việc mở rộng diện tích không theo
đúng định hướng quy hoạch trong 10 năm qua dẫn đến sự biến động lớn về sản lượng củ
dong và giá thu mua, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- Sự đa dạng về hình thái sản phẩm cho
phép hình thành nhiều kênh tiêu thụ:
+ Sản xuất củ tươi: Chưa tối đa
giá trị gia tăng trong chuỗi, phù hợp với nông dân nghèo không có vốn và kỹ thuật
chế biến.
+ Sản xuất tinh bột: Có 2 hình thức:
i) Thu mua nguyên liệu củ, chế biến tinh bột để bán cho các thị trường khác
(Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên...), lợi nhuận cao hơn, phù hợp với
những hộ ít đất canh tác, có vốn; ii) Trồng dong - Sơ chế tinh bột, phù hợp với
những người nghèo nhưng gặp khó khăn trong vận chuyển do ruộng dong xa, đường vận
chuyển xấu, chi phí vận chuyển củ tươi cao.
+ Sản xuất miến: Tối đa hóa
giá trị gia tăng tạo ra cho các tác nhân trong tỉnh Bắc Kạn, chỉ phù hợp với những
cơ sở sản xuất có nhiều vốn và kỹ thuật chế biến...
- Do thiếu vốn thu mua củ dong, dự trữ
tinh bột nên có 1.900 tấn tinh bột ướt và 250 tấn tinh bột khô được bán lại cho
các cơ sở chế biến miến dong ngoài tỉnh.
- Công nghệ chế biến chưa thực sự an
toàn cho môi trường, nhất là công nghệ chế biến tinh bột. Vì chưa có các nghiên
cứu và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải để tận dụng bã dong riềng trong
quá trình chế biến tinh bột và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.
- Hệ thống giao thông chưa đồng đều và
phát triển, đặc biệt là các huyện, xã xa trung tâm tỉnh: đường đi chủ yếu là đường
đất, đá, gập ghềnh. Đây là trở ngại lớn trong quá trình thu hoạch và vận chuyển
củ dong riềng của người dân.
4.4.2. Kênh phân phối/kết nối với thị
trường
Xét về tổng thể, chiếm 35% khối lượng
tinh bột dong
(bột
ướt và bột khô) của tỉnh Bắc Kạn được tiêu thụ tại thị trường ngoại tỉnh. Như vậy,
nếu tổ chức lại chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn theo hướng tăng tỷ lệ chế biến
miến và mở rộng thị trường tiêu thụ miến dong sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng
trong chuỗi, tạo thêm việc làm và thu nhập cho các tác nhân tại Bắc Kạn.
Khả năng tiếp cận thị trường của sản
phẩm miến dong Bắc Kạn còn nhiều hạn chế mặc dù sản phẩm có chất lượng và uy
tín. Nguyên nhân là chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm
nên người tiêu dùng khó nhận biết đúng và tin dùng.
Các cơ sở chế biến miến dong của tỉnh
Bắc Kạn đã sử dụng hệ thống bao bì, nhãn mác riêng nhưng thiết kế còn thô sơ,
chưa tạo được ấn tượng, không đúng quy chuẩn nhãn mác hàng hóa. Vì vậy, hiệu quả
tiếp thị và quảng bá không cao.
4.4.3. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến
thương mại
Trong những năm gần đây, Sở Công
thương và Sở NN&PTNT Bắc Kạn đã tổ chức đưa các sản phẩm của tỉnh trong đó
có miến dong tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước.
Tuy nhiên để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động marketing
khác như quảng cáo trên truyền hình, tờ rơi giới thiệu, hội nghị tác nhân, áp dụng
hệ thống bao bì
nhãn mác chung, liên kết xây dựng hệ
thống phân phối hiện đại... còn thiếu một chương trình chiến lược chung. Các cơ sở chế biến
miến dong trong tỉnh mong muốn thực hiện các hoạt động này thường xuyên nhưng
những khó khăn về nhân lực, kinh phí, phương pháp tổ chức nên việc quảng bá,
xúc tiến thương mại chỉ dừng lại ở một số hoạt động riêng lẻ nên chưa có nhiều người
kinh doanh, tiêu dùng biết đến sản phẩm miến dong Bắc Kạn. Các hoạt động khác
như: tổ chức hội nghị khách hàng, hội nghị thử nếm, xây dựng các công
cụ quảng bá (tờ rơi, poster, bao bì, nhãn mác chung...), phóng sự truyền hình,
quảng cáo... chưa được triển khai.
4.4.4. Chính sách của tỉnh, dự án có
liên quan đến hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị dong riềng tỉnh Bắc Kạn
Trong những năm qua, nhiều khâu trong
chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn phát triển mạnh do tác động của các hoạt động
trong dự án 3PAD và CSSP do DFAD tài trợ. Những hoạt động của dự án giúp thay đổi
tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến;
đưa giống mới có năng suất, chất lượng vào thay thế giống cũ; chuyển giao kỹ
thuật sản xuất cho người dân; tăng cường năng lực chế biến tinh bột dựa trên hỗ
trợ máy nghiền bột cho các tổ chức nông dân; thực hiện một số nội dung xúc tiến
thương mại sản phẩm thông qua đưa sản phẩm đi tham gia một số hội chợ, triển
lãm và thiết lập một số điểm bán lẻ miến dong tại các thị trường... Ngoài ra, tỉnh
Bắc Kạn đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
nói chung và chuỗi giá trị dong riềng nói riêng như:
- Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày
17/4/2019 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày
17/7/2019 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày
17/7/2020 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban
hành kèm theo nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày
06/10/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn Ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện
Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày
02/3/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi
xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn (OCOP - BK) năm 2018.
- Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND ngày
28/12/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn Ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí
khuyến công tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày
17/5/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần
khuyến khích ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp và phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày
26/9/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định một số nội dung, mức chi hỗ
trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn - sản xuất với
tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình MTQG nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2018-2020.
- Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày
31/12/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh
Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn
2020-2025, tầm nhìn đến 2035.
Có nhiều nội dung trong các chính sách
trên có tác động hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị dong riềng như: Chính sách hỗ
trợ lãi suất vốn vay; Chính sách hỗ trợ xây dựng, cấp chứng nhận sản xuất an
toàn áp dụng theo tiêu chuẩn; Chính sách hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu,
chất lượng sản phẩm hàng hóa; Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX.
4.5. Phân tích SWOT chuỗi giá trị dong
riềng Bắc Kạn
4.5.1. Điểm mạnh (S)
- Cây dong riềng thích nghi tốt với điều
kiện sinh thái của nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Có quỹ đất để mở rộng diện tích trồng
dong riềng, đặc biệt là đất ruộng trồng lúa không hiệu quả.
- Có nhiều cơ sở chế biến tinh bột,
công suất chế biến đảm bảo thu mua được toàn bộ khối lượng củ dong sản xuất ra
trên địa bàn.
- Năng suất dong riềng Bắc Kạn cao, sản
phẩm có chất lượng tốt giúp nâng cao hiệu quả chế biến tinh bột và khả năng cạnh
tranh do giá thành sản xuất thấp hơn so với các địa phương khác.
- Giá dong nguyên liệu và tinh bột
dong riềng Bắc Kạn tương đối ổn định trong 2 năm trở lại đây.
- Thị trường tiêu thụ đa dạng (Hưng
Yên, Hà Nội, Thái Bình, Ninh
Bình...) giúp giảm rủi ro trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tinh bột.
- Tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất và chế biến dong riềng, có nhiều nguồn vốn tập
trung đầu tư để nâng công suất chế biến dong riềng.
4.5.2. Điểm yếu (W)
- Người dân tự để giống nhưng chất lượng
củ giống thoái hóa nhanh, không đảm bảo tiêu chuẩn, sau 2 vụ sản xuất thì năng
suất thu hoạch giảm. Việc đầu tư mua giống mới yêu cầu chi phí lớn không thích
hợp với kế hoạch sản xuất của người nông dân.
- Chiếm trên 35% sản lượng tinh bột Bắc
Kạn được tiêu thụ bên ngoài địa bàn (Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương,
Bắc Giang, Bắc Ninh) nên có một phần lớn giá trị gia tăng tạo ra trong hoạt động
chế biến miến dong được chuyển cho các tác nhân bên ngoài.
- Các cơ sở chế biến tinh bột dong tại
Bắc Kạn chưa thực sự quan tâm đến xử lý chất thải (bã thải và nước thải) từ hoạt động
chế biến do thiếu công nghệ, kỹ thuật và vốn đầu tư.
- Miến dong Bắc Kạn có mẫu bao bì chưa
ấn tượng, chủng loại sản phẩm không đa dạng nên chưa đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng.
- Sản phẩm miến dong chưa có được hệ
thống kênh phân phối cố định với các thị trường tiềm năng khác.
- Các hoạt động quảng bá, giới thiệu,
xúc tiến thương mại sản phẩm miến dong Bắc Kạn chưa được thực hiện thường
xuyên, liên tục ở các thị trường khác nhau, đặc biệt là tại thị trường các tỉnh
miền Nam.
4.5.3. Cơ hội (O)
- Có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong
sản xuất giúp giảm sâu bệnh, giảm công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng
dong riềng nguyên liệu được nghiên cứu và chuyển giao.
- Dự án CSSP đẩy mạnh các hoạt động hỗ
trợ phát triển sản xuất dong riềng, chế biến tinh bột, miến dong và hỗ trợ tìm
kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tỉnh Bắc Kạn, các huyện quan tâm đến
hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị dong riềng thông qua một số chính
sách cụ thể.
- Tạo thêm giá trị gia tăng trong chuỗi
thông qua hoạt động tăng cường chế biến miến dong tại Bắc Kạn.
- Nhu cầu của các tác nhân kinh doanh,
bán lẻ và người tiêu dùng đối với các sản phẩm miến dong có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng, chất lượng tốt, đảm bảo ATTP tăng lên ở các thị trường khác nhau.
4.5.4. Thách thức (T)
- Quy định của Nhà nước về quản lý chất
lượng, ATTP theo chuỗi giá trị nông sản ngày càng chặt chẽ.
- Miến dong Bắc Kạn phải cạnh tranh với
nhiều sản phẩm cùng loại khác trên thị trường như miến dong Hà Nội, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên.
V. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ DONG RIỀNG
5.1. Giải pháp phát triển sản xuất dong
nguyên liệu.
- Duy trì sử dụng các giống dong hiện
có, giống địa phương có hàm lượng tinh bột cao, chất lượng tinh bột tốt.
- Tiếp tục đánh giá thử nghiệm và bổ
sung các giống dong riềng mới phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương,
cho năng suất cao, tăng hàm lượng tinh bột, chất lượng tinh bột để sử dụng
trong sản xuất.
- Tăng cường đầu tư, thâm canh tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm; thực hiện luân canh cây trồng nhằm cải tạo, tăng độ phì của đất,
hạn chế sâu bệnh hại.
- Quản lý tốt sâu, bệnh hại cây trồng
như sâu đục thân, bệnh thối thân, bệnh cháy lá nhằm tăng năng suất, chất lượng
củ.
- Thử nghiệm và nhân rộng các giải
pháp bảo quản tinh bột dong riềng để giảm tổn thất, chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng các mô hình chuyển đổi,
luân canh cây trồng để tạo cơ sở cho việc tuyên truyền, chỉ đạo sản xuất, tham
quan học tập nhằm mục tiêu phát triển vùng sản xuất dong riềng theo quy hoạch.
5.2. Giải pháp tăng
cường chế biến tinh bột, miến dong
- Duy trì công nghệ chế biến, bảo quản
sản phẩm hiện có và đầu tư nâng cấp, cải tiến công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản
xuất thực tế theo hướng:
+ Đối với các thôn vùng cao, việc đi lại
khó khăn, sản xuất không tập trung cần duy trì các cơ sở chế biến tinh bột nhỏ
phù hợp để giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
+ Đối với các vùng sản xuất tập trung,
cần cải tiến công nghệ, nâng cao công suất chế biến tinh bột, chế biến miến để
đảm bảo chế biến hết sản phẩm củ và lượng sản phẩm tinh bột sản xuất ra dùng để
chế biến miến dong trong tỉnh theo từng giai đoạn.
- Hỗ trợ tạo mặt bằng cho các tổ chức,
cá nhân xây dựng nhà xưởng như tạo điều kiện về sắp xếp bố trí dân cư, giải
phóng mặt bằng, cho thuê đất (thời
gian từ 30 - 50 năm).
- Triển khai thực hiện tốt các chính
sách hiện có của trung ương và tỉnh Bắc Kạn để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây
dựng nhà xưởng, đầu tư dây truyền chế biến tinh bột, chế biến miến dong công
nghệ hiện đại gắn với xây dựng công trình xử lý nước thải phục vụ sản xuất tinh
bột dong và miến dong.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu
tư mới dây truyền chế biến với công nghệ hiện đại; nâng cao công suất, cải tiến
công nghệ chế biến tinh bột, miến dong hiện có để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
5.3. Giải pháp về
tiêu thụ sản phẩm:
- Khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Miến
dong Bắc Kạn” để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất,
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và các cơ sở chế biến.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tiêu thụ sản phẩm miến dong; hỗ trợ kinh phí để quảng bá, tiếp thị sản phẩm để
mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành phố trên cả nước và hướng đến xuất
khẩu.
5.4. Giải pháp về tổ
chức và liên kết sản xuất:
- Xây dựng các mô hình điểm về liên kết,
hợp tác phát triển sản xuất, nhằm liên kết giữa người sản xuất với các cơ sở chế
biến, nhà khoa học, nhà quản lý.
- Củng cố và tăng cường năng lực cho
các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có để trực tiếp thực hiện các hoạt động liên kết
phát triển sản xuất gắn với bao tiêu nguồn nguyên liệu củ dong; liên kết sản xuất
tinh bột, miến dong đảm bảo chất lượng và ATVSTP để sử dụng nhãn hiệu tập thể “Miến
dong Bắc Kạn” tiếp thị, quảng bá và giới thiệu sản phẩm tinh bột, miến, dong đến
các trung tâm thương mại của các tỉnh, thành trên cả nước.
5.5. Đào tạo nguồn
nhân lực:
- Tập huấn cho người dân về kỹ thuật
trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh, thu hoạch sản phẩm để nâng cao năng suất, tăng
hàm lượng tinh bột và chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chế
biến và tiêu thụ sản phẩm từ cây dong riềng.
5.6. Giải pháp bảo vệ
môi trường:
- Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật để xử lý chất thải, bã thải thành các sản phẩm có ích trong sản xuất
nông nghiệp.
- Thành lập các tổ hợp tác sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ bã thải dong riềng.
- Xây dựng các công trình xử lý nước
thải, bã thải trong sản xuất ngay từ khi xây dựng, lắp đặt các dây chuyền chế biến
tinh bột, chế biến miến dong.
VII. KẾT LUẬN
Tỉnh Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên phù
hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng có năng suất cao và chất lượng
tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ổn định và bền vững cho ngành
chế biến sản phẩm miến dong. Chuỗi giá trị dong riềng Bắc Kạn có tiềm năng cạnh
tranh rất tốt nhờ tận dụng được các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động nội
tỉnh. Có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng của các sản phẩm miến dong
trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm không chỉ được tiêu thụ ở Bắc Kạn mà còn được
tiêu thụ ở các thị trường ngoại tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội... Và có khả năng
mở rộng ra tiêu thụ tại các thị trường khác, kể cả xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; điều này
được thể hiện chỉ có gần 70% lượng bột dong được chế biến thành sản phẩm miến,
còn lại phải bán nguyên liệu tinh bột dong cho các tác nhân ngoại tỉnh; bên cạnh
đó việc bảo quản tinh bột để dự trữ phục vụ chế biến sản phẩm miến ở thời điểm
giáp hạn rất hạn chế. Qua đó ảnh hưởng đến định hướng phát triển bền vững cây
dong riềng của tỉnh.
Trên nhiều khía cạnh thì sản phẩm dong
riềng Bắc Kạn cần phải có một chiến lược phát triển kinh doanh bền vững để đem
lại lợi nhuận tương ứng với tiềm năng của sản phẩm cho các tác nhân tham gia
trong chuỗi. Đặc biệt chú trọng đến thị trường tiềm năng, có khả năng chi trả
giá cao như Hà Nội, Thái Nguyên hay khách du lịch đến Bắc Kạn để làm tăng giá
trị, tăng chất lượng dịch vụ trong tiêu thụ miến dong ở thị trường ngoại tỉnh.
Việc tiến hành triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại mang
tính chiến lược cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn là rất cần thiết, đặc biệt chú
trọng nhiều đến thị hiếu tiêu dùng của mỗi thị trường, hiểu nhu cầu của thị trường
ở mỗi thời điểm.
Do vậy, việc xây dựng Kế hoạch đầu tư
chiến lược phát triển chuỗi giá trị dong riềng tỉnh Bắc Kạn là việc làm cần thiết,
mang tính chiến lược bền vững và lâu dài./.