|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 1489/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Định hướng thu hút quản lý sử dụng nguồn vốn ODA
Số hiệu:
|
1489/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
06/11/2018
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1489/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA
CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, TẦM NHÌN 2021 - 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 132/2018/NĐ-CP ngày
01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm
nhìn 2021 - 2025 với những nội dung chính sau:
I. ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN
2018 - 2020
1. Quan điểm, nguyên tắc chung
- Tập trung xử lý các vướng mắc, thúc đẩy
giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
đã được ký kết.
- Tiếp tục lựa chọn và chuẩn bị các dự án
đầu tư công tốt (dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính), sẽ giải ngân
sau 2020 để đảm bảo sự liên tục, không bị sụt giảm đột ngột vốn đầu tư phát triển
giai đoạn sau 2020. Tuy nhiên cần phải sàng lọc, lựa chọn các dự án tốt, hiệu
quả để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời đảm bảo không vượt trần
bội chi ngân sách và các chỉ tiêu an toàn nợ công do Quốc hội phê duyệt.
- Tập trung sử dụng vốn vay vào một số
lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng
lan tỏa rộng, có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, miền và cần
thẩm định, đánh giá dự án một
cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay nước
ngoài.
- Tranh thủ, tận dụng vốn ODA còn lại của
các nhà tài trợ đa phương trong giai đoạn
2018 - 2020. Đối với nguồn vốn vay ưu đãi IBRD của Ngân hàng Thế giới (WB),
OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, tiếp tục
huy động và sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng. Việc huy động và sử dụng cần được
xem xét trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư công, hạn mức
vay nợ và khả năng cân đối trả nợ của ngân sách nhà nước; xem xét, đánh giá tác động đến giai đoạn
sau 2021 - 2025 để đảm bảo định
hướng giảm dần bội chi, nợ công, chủ trương tái cơ cấu đầu tư công theo các Nghị
quyết của Trung ương, Quốc hội và khả năng cân đối nguồn trả nợ của các cấp ngân sách.
- Chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các
lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công trong nước chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không
có động lực để đầu tư do
không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý
giá nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác như cảng sông, cảng biển... Khuyến khích tư
nhân tham gia cùng nhà nước đầu tư
giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng.
- Nghiên cứu áp dụng cơ chế để doanh
nghiệp vay nguồn vốn của WB, ADB và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác không cần
bảo lãnh của Chính phủ
để triển khai các
chương trình, dự án lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng
cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
2. Nguyên tắc sử dụng theo nguồn vốn
- Viện trợ không hoàn lại: Ưu tiên sử dụng
để xóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực;
chuyển giao kiến thức và công nghệ;
phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn
bị các dự án kết cấu hạ tầng
có kỹ thuật, công
nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài
trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của các khoản
vay.
- Vốn vay ODA: Ưu tiên sử dụng cho các
chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô
lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền.
- Vốn vay ưu đãi: Ưu tiên sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng
quy mô lớn, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ; các dự án vay về để cho vay
lại.
- Đối với một số chương trình, dự án quan
trọng cần ưu tiên và không có khả năng tạo nguồn thu để trả nợ hoặc thuộc diện
cấp phát khác, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng vốn vay ưu đãi đối
với từng trường hợp cụ thể.
3. Lĩnh vực/dự án ưu tiên: Ưu tiên cho
lĩnh vực/nhóm dự án hỗ trợ thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011
- 2020, cụ thể như sau:
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng
giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển
đô thị thông minh, thủy lợi.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể
chế và cải cách.
- Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao
tri thức và phát triển công nghệ.
- Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng
môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí
hậu và tăng trưởng xanh.
- Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
4. Nguyên tắc rà soát danh mục các dự
án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Các bộ ngành và địa phương cân đối, bố
trí vốn cho các dự án trong số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao.
- Bố trí kế hoạch vốn sát với tiến độ thực
hiện và khả năng giải ngân của các dự án theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) dự án
kết thúc hiệp định vay trong giai đoạn 2018 - 2020 và không có khả năng gia hạn;
(ii) dự án ô chưa được bố trí kế hoạch trung hạn 2016 - 2020; (iii) dự án có tiến
độ và khả năng giải ngân tốt, các dự án lớn, quan trọng, cấp bách đang chậm giải
ngân do thiếu kế hoạch vốn nước ngoài và vốn đối ứng; (iv) dự án đã ký hiệp định
vay nhưng chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
- Đối với các dự án không có khả năng giải
ngân hoặc giải ngân thấp, không hiệu quả, cắt giảm vốn để điều chuyển cho các dự
án khác có khả năng giải ngân tốt.
- Vốn dư của các dự án (gồm vốn dư sau đấu thầu, vốn
dư do thay đổi tỷ giá, lãi suất, dự phòng chưa phân bổ và các khoản vốn dư
khác) được sử dụng để tận dụng nguồn
vốn có điều kiện vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ, phát huy hiệu quả của
chương trình, dự án đang thực hiện nhưng phải đảm bảo không bổ sung thêm hạn
mức kế hoạch vốn nước ngoài trung hạn 2016 - 2020. Không sử dụng vốn dư cho giải
phóng mặt bằng, chi trả thuế, tăng cường năng lực, đào tạo và chi thường xuyên. Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định việc sử
dụng vốn dư đối với từng chương trình, dự án cụ thể.
- Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư hoặc đã
có đề xuất dự án được phê duyệt: Rà
soát lại danh mục. Chỉ ký kết hiệp định những dự án thực sự quan trọng, cấp
bách, giải quyết những bức xúc của nền kinh tế; đã chuẩn bị kỹ trong một thời
gian dài hoặc để tận dụng vốn vay giá rẻ còn lại và giải ngân của những dự án
này trong giai đoạn 2018 - 2020 phải trong khả năng cân đối được nguồn vốn.
- Đối với các đề xuất dự án mới: Việc lựa
chọn và chuẩn bị đề xuất dự án mới phải tuân thủ các quan điểm chủ đạo của
Chính phủ về tầm nhìn, định hướng đối với
giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục lựa chọn, chuẩn bị các chương trình, dự án ưu
tiên cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tiến hành các thủ tục cần thiết theo
quy định để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
II. ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
Quan điểm chủ đạo trong định hướng thu
hút, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
1. Tránh sự cắt giảm đột ngột vốn vay nước
ngoài: Vốn vay nước ngoài tạo nguồn
cung ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia, đáp ứng nhu cầu lớn về nhập
khẩu hàng hóa đầu tư của đất nước. Để đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư phát
triển không bị gián đoạn, tránh rủi ro cho cán cân thanh toán khi việc sụt giảm
các khoản vay mới diễn ra đồng thời với gia tăng chi trả nợ, Chính phủ cần có
chiến lược duy trì quan hệ với nhiều đối tác, tổ chức tài trợ, tránh dừng tất
cả các khoản vay nước ngoài cùng một thời điểm.
2. Để phát huy tác dụng tích cực của vốn
vay nước ngoài, nên định hướng sử dụng
như sau:
- Bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được
xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu
tư công trung hạn, các chỉ tiêu
nợ công, ngân sách cũng như khả năng trả nợ trong tương lai.
- Sử dụng vốn vay nước ngoài tập trung
cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Cần có quá trình thẩm định,
đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch thông qua xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá, lựa chọn dự án theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.
- Ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu
quả kinh tế - xã hội, trực
tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả
năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ
cửa quốc gia, ví dụ: các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao
thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo...), phát triển
nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp...), kích thích các ngành hoặc hoạt động
xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.
- Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa
công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như
thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế,
công nghệ, kỹ năng.
- Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu
đãi như là đòn bẩy, thúc đẩy, thu hút đầu tư tư nhân, không sử dụng vốn vay nước
ngoài cho các dự án mà tư nhân quan tâm, có khả năng thực hiện với công nghệ hiệu
quả và chi phí thấp hơn.
- Sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi với
vai trò là vốn mồi, chất xúc tác cho các nguồn vốn trong nước, nhất là vốn đầu
tư tư nhân. Giảm dần tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng mức đầu tư dự án.
- Ưu tiên vay về cho vay lại đối với những
dự án có khả năng thu hồi vốn.
Điều 2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tiếp tục hoàn thiện Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và
vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế
- xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021
- 2025; nghiên cứu đề xuất Khung Chiến lược đối tác phát triển mới tầm nhìn
2030 làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, ưu
đãi và các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển giai đoạn tới.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, CN, NN, KTTH,
KGVX, PL, QHĐP,
TCCB, TCCV, TKBT, Công báo;
-
Lưu: VT, QHQT (2).XH104
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Quyết định 1489/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 1489/QD-TTg
|
Hanoi, November
6, 2018
|
DECISION APPROVING
ORIENTATION FOR ATTRACTING, MANAGING AND USING ODA AND CONCESSIONAL LOAN OF FOREIGN
SPONSORS IN 2018 – 2020 AND VISION TO 2021 - 2025 PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; Pursuant to Law on Public Investment dated June
18, 2014; Pursuant to Law on Management of Public Debt
dated November 23, 2017; Pursuant to Decree No. 16/2016/ND-CP dated March
16, 2016 on management and use of official development assistance (ODA) and
concessional loans of foreign sponsors; Pursuant to Decree No. 132/2018/ND-CP dated
October 1, 2018 of the Government on amendment to Decree No. 16/2016/ND-CP
dated March 16, 2016 on management and use of official development assistance
(ODA) and concessional loans of foreign sponsors; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 HEREBY DECIDES: Article 1. Approve orientation for attracting, managing and using ODA
and concessional loan of foreign sponsors in 2018 – 2020 and vision to 2021 –
2025 as follows: I. FOR THE PERIOD OF 2018 - 2020 1. General principles - Focus on dealing with difficulties,
promoting disbursement and effectively utilizing granted funding sources. - Continue to select and
prepare public investment projects effectively (based on socio-economic and
financial effectiveness), disburse after 2020 to guarantee continuity and
prevent sudden decrease in investment and development funding sources after
2020. However, further screening is required to select effective projects to
maintain sustainable socio-economic development, prevent budget deficit and
maintain public debt safety indicators approved by the National Assembly. - Focus loan capital on
primary sectors and key constructions that connect multiple regions, promote
regional development while appraising and assessing projects closely,
objectively and transparently to improve effectiveness of foreign loan capital.
- Utilize remaining ODA loans
of multilateral sponsors in 2018 - 2020. For IBRD loan of World Bank (WB), OCR
of the Asia Development Bank (ADB) and concessional loans of other sponsors,
continue to mobilize and use for infrastructure development. Mobilization and
use must be reviewed in total of public investment capital, loan limit and
repayment capacity of state budget; considered and assessed in terms of impact
until the period following 2021 – 2025 to ensure gradual reduction of deficit,
public debt, restructuring of public investment rate according to Resolutions
of the central government, National Assembly and repayment capacity of all
budget levels. - Only employ foreign loan
capital for sectors/projects where domestic public investment has not been able
to fulfill, where private sector is not mobilized to invest due to lack of
investment or for specific sectors that require investment from the Government
to control and manage price in order to facilitate development of other
economies such as river port, sea port, etc. Encourage private sector to
cooperate with the government in investing in dealing with issues relating to
infrastructure. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - ODA and concessional loans
shall be used for investment in development but not recurrent expenditure. 2. Loan use principles - Non-refundable aid:
Prioritize for eliminating hunger and reducing poverty; social sectors;
developing regulation and personnel development policies; transferring
knowledge and technology; preventing, relieving natural disaster consequences
and adapting to climate change; preparing infrastructure projects with
complicated technical, technological basis, investment projects in form of
public-private partnerships (PPP) or co-funding projects utilizing concessional
loans to increase incentives of loans. - ODA: Prioritize for programs
and project in medical, education, vocational education, climate change
adaptation, environmental protection, essential traffic infrastructures that
cannot recover capital directly, have large scale, connect multiple regions,
conform to planning and promote socio-economic development of regions. - Concessional loans:
Prioritize for infrastructure projects that have large scale and can generate
revenues to repay loans; lending projects for on-lending. - For important projects and
programs that must be prioritized but lack the capacity to generate revenues to
repay debt or projects and programs that are provided or assigned, the Prime
Minister shall consider and decide on using concessional loans on a
case-by-case basis. 3. Prioritized
projects/sectors: Prioritize projects/sectors assisting implementation of 3
breakthroughs in Socio-economic development strategy 2011 - 2020, to be
specific: - Socio-economic
infrastructure, in which, prioritize traffic infrastructure, social (medical,
education, vocational education) infrastructure, smart urban and hydraulic
development. - Research, policy and
regulation development, and renovation. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Resolution for pollution and
improvement of environmental quality; prevention and remediation of natural
disaster consequences, adaptation to climate change, and green growth. - Use as government investment
in executing projects in form of public-private partnerships. 4. Principles for reviewing
list of projects and improving capital effectiveness - Ministries and local
governments shall balance and allocate funding sources from assigned funding
sources for mid-term investment plans. - Allocate capital plans
according to implementation progress and disbursement capacity of projects in
the following order of priority: (i) projects that conclude loan agreements of
the period 2018 – 2020 and cannot be extended; (ii) joint projects that have
not allocated with mid-term plans for the period 2016 – 2020; (iii) projects
that have good progress and disbursement capacity, major projects, important
projects, and urgent projects that are hindered in terms of disbursement due to
lack of foreign capital plans and counterpart fund; (iv) projects that have
entered into loan agreements but have not entered mid-term public investment
plans for the period 2016 – 2020. - For projects that lack
disbursement capacity or have low, ineffective disbursement capacity, reduce
capital and channel to other projects with good disbursement capacity. - Remaining capital of
projects (including remaining capital after bidding, remaining capital due to
change of exchange rate, interest rate, back-up capital that has not been
allocated and other remaining capital) shall be used for utilizing preferential
funding sources signed with sponsors, utilizing projects and programs in
progress without adding limit to mid-term foreign capital plans of the period
2016 – 2020. Refrain from using remaining capital to pay for land clearance,
tax, capacity improvement, training and recurrent payment. Prime Minister
shall consider and decide on using remaining capital on a case-by-case basis. - For projects that have been issued with investment
guidelines or approved propositions: Review the lists. Only enter into
agreements for particularly important and urgent projects that deal with
pressing issues of the economy; projects that have been thoroughly prepared
over a long period of time or utilize remaining inexpensive loan and ensure
that disbursement of these projects in the period 2018 – 2020 must be within
balance capacity of funding sources. - For new proposed projects:
Selection and preparation of new projects must conform to direction of the
Government regarding vision and orientation for the period 2021 – 2025.
Continue to select and prepare programs, projects prioritized for
socio-economic infrastructure, and adopt necessary procedures as per the law to
prepare for mid-term public investment plan of the period 2021 – 2025. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Primary direction for attracting and using ODA and
concessional loans of the period 2021- 2025 as follows: 1. Avoid sudden cut of foreign
loan: Foreign capital that generates foreign currency supply, improve national
balance of payments and satisfy major demands regarding national demand for
importing investment commodities. In order to guarantee financial sources
for uninterrupted investment development and avoid risks to the balance of
payments in case decrease of new loans take place simultaneously with increase
in debt repayment, the Government must develop strategies for maintaining
relationship with multiple partners, sponsors and avoid ceasing all foreign
loans simultaneously. 2. In order to effectively
utilize foreign loans, direct use as follows: - New loans must be reviewed
in terms of effectiveness of economic, financial measures, assessed in terms of
impact on mid-term public investment plans, public debt indicators, budget and
future solvency. - Use foreign loan in a
concentrated manner for primary sectors to utilize economic effectiveness.
Procedures for appraising, assessing closely, objectively and transparently
must be developed by promulgating indicators for assessing and selecting
projects according to international standards and satisfactory to Vietnamese
situations. - Prioritize for projects that
are socio-economic effective and projects that directly promote growth and
sustainable development, especially projects that can generate foreign currency
revenues in mid and long term to improve repayment capacity, such as: projects
dealing with simple infrastructure issues (traffic, smart urban, clean energy
and renewable energy, etc.), projects developing smart agriculture (hydraulics,
application of science and technology in agricultural production, agricultural
electrification, etc.), projects promoting export and projects renovating,
transferring technology. - Prioritize projects that
involve public commodities, projects that are incurred by state bank, projects
that include adaptation to climate change, improve environmental quality,
education, technology, skills. - Prioritize using ODA and
concessional loans as attraction for private investment, refrain from using
foreign loans for projects that are within concern of private sectors and can
be implemented with effective technology and lower cost. - Use ODA and concessional
loans as seed capital and reagents for domestic funding sources, especially
private investment capital. Gradually reduce foreign loan percentage in total
project investment. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Hereby assigns Ministry of Planning and Investment to take
charge and cooperate with relevant agencies in finalizing Orientation for
attracting, managing and using ODA and concessional loans for the period of
2021 – 2025 conforming to 10-year socio-economic development strategy of 2021 -
2030 and 5-year socio-economic development of 2021 - 2025; conduct research to
propose Strategy framework for new development partners and vision until 2030
which serve as the basis for developing programs and projects which are expected
to utilize ODA, concessional loans and activities relating to cooperation in
development in future stages. Article 3. This Decision comes into effect from the day of signing.
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons
of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are
responsible for implementation of this Decision./. PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 về phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.469
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|