Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 14/2020/QĐ-TTg Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Số hiệu: 14/2020/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 08/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2020/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 và thay thế Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày, 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: V.I, QHQT, KTTH, TH, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán khác không phải của Việt Nam (sau đây gọi là trọng tài quốc tế). Quy chế này không áp dụng đối với các việc giải quyết khiếu kiện về đầu tư được giải quyết tại trọng tài, tòa án hoặc cơ quan, tổ chức của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) theo một trong các trường hợp sau:

a) Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định đầu tư), trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế;

b) Hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các tiêu chí về nhà đầu tư nước ngoài theo hiệp định đầu tư liên quan mà Việt Nam là thành viên.

3. Cơ quan chủ trì là cơ quan được xác định theo Điều 5 của Quy chế này.

4. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ là Bộ Tư pháp.

5. Biện pháp bị kiện là việc làm, quyết định hoặc biện pháp của cơ quan nhà nước mà nhà đầu tư nước ngoài cho rằng vi phạm hiệp định đầu tư, hợp đồng, thỏa thuận.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và được cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể.

7. Tổ công tác liên ngành là Tổ công tác do cơ quan chủ trì thành lập, có đại diện một số bộ, ngành và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan chủ trì trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể.

8. Nhân chứng là người biết về các tình tiết liên quan của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

1. Cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp đầy đủ, hiệu quả, kịp thời trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam.

2. Cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm giữ bí mật Nhà nước, bí mật thông tin, tài liệu có được trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đúng quy định trong tố tụng trọng tài quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đúng các nguyên tắc nêu tại Điều này.

Điều 4. Nội dung phối hợp

1. Trao đổi thông tin, tài liệu giữa các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài nhằm phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

a) Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia Tổ công tác liên ngành giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế khi được cơ quan chủ trì yêu cầu.

b) Tham gia thương lượng, hòa giải các tranh chấp đầu tư quốc tế.

c) Xây dựng và thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

d) Thu thập và cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

đ) Xử lý các nội dung liên quan đến phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

e) Thực hiện các công việc khác trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 5. Cơ quan chủ trì

1. Cơ quan chủ trì là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có biện pháp bị kiện hoặc đe dọa bị kiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Trong trường hợp tranh chấp đầu tư quốc tế có các biện pháp bị kiện của hai hoặc nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan này phải thống nhất cơ quan chủ trì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo ý định khởi kiện.

Trường hợp không thống nhất được cơ quan chủ trì, cơ quan nhận được thông báo ý định khởi kiện thông báo cho cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì trên nguyên tắc cơ quan chủ trì là cơ quan có liên quan nhiều nhất tới biện pháp bị kiện và có năng lực phù hợp nhất để giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì đàm phán, ký hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam ký hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài là cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết đó.

3. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Nhà nước, Chính phủ Việt Nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ hoặc khoản vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật quản lý nợ công; tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan đến việc áp dụng pháp luật về tài chính, thuế.

4. Trong trường hợp tranh chấp đầu tư quốc tế phức tạp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ đối ngoại, an ninh hoặc quốc phòng, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì

1. Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc đề nghị thương lượng và khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài.

2. Chủ trì tổ chức thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với nhà đầu tư nước ngoài hoặc cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam.

3. Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.

4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên.

7. Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ quyết định lựa chọn, đàm phán, ký kết, quản lý hợp đồng thuê tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, mời nhân chứng, thuê chuyên gia trên cơ sở đề xuất của luật sư.

8. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế.

9. Tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế.

10. Chủ trì tổ chức hòa giải, thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Quy chế này.

11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

12. Tạo điều kiện cho thành viên Tổ công tác liên ngành tiếp cận tài liệu, thông tin liên quan; quyết định cung cấp thông tin cho cơ quan ngôn luận, báo chí; và chịu trách nhiệm về an toàn thông tin, đảm bảo bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

13. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này, quy định pháp luật và trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

14. Ban hành các quy tắc, nội quy phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể trên cơ sở Quy chế này và pháp luật liên quan.

15. Ký văn bản gửi trọng tài quốc tế thông báo công ty luật đại diện cho Chính phủ.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ

1. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

3. Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ của các bộ, ngành, địa phương về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

4. Phối hợp, hỗ trợ cơ quan chủ trì khi được yêu cầu đối với các công việc sau đây:

a) Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;

b) Thuê luật sư, chỉ định trọng tài viên;

c) Xây dựng, thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể;

d) Tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

đ) Cử đại diện tham gia Tổ công tác liên ngành;

e) Thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Cung cấp đầy đủ, hiệu quả, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và ý kiến về các nội dung liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và/hoặc cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ; trường hợp đặc biệt không thể cung cấp, phải nêu rõ lý do;

2. Cử thành viên tham gia Tổ công tác liên ngành theo đúng yêu cầu của cơ quan chủ trì;

3. Giữ bí mật thông tin, tài liệu và bí mật nhà nước có được trong quá trình giải quyết tranh chấp;

4. Phối hợp hiệu quả với cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đúng yêu cầu của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

Chương II

PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 9. Xử lý khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư

1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam.

2. Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức nhận được thông tin về khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức đó phải hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài gửi đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền.

Điều 10. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trường hợp không thể giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài nêu tại Điều 9 Quy chế này, cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ đề xuất giải pháp xử lý, phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp có đủ các dấu hiệu sau:

1. Biện pháp nhà đầu tư khiếu nại, tố cáo, vướng mắc có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, hiệp định đầu tư hoặc cam kết khác với nhà đầu tư nước ngoài;

2. Có khả năng phát sinh vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế.

Chương III

PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 11. Trách nhiệm thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài

Cơ quan chủ trì được xác định theo Điều 5 Quy chế này nhận được yêu cầu thương lượng hoặc thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến tranh chấp, bất đồng trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải phối hợp ngay với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ để chủ trì thương lượng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thương lượng.

Điều 12. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tiếp nhận thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của nhà đầu tư nước ngoài về khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan chủ trì nếu nhận được thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao toàn bộ thông tin, tài liệu đã nhận trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đó đến cơ quan chủ trì hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ nếu không xác định được cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản hoặc thông báo từ nguồn khác, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến cơ quan chủ trì hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Điều 13. Thông báo về việc nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo ý định khởi kiện hoặc thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế, cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản kèm theo các thông tin, tài liệu liên quan đến cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

2. Nội dung văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Tên, quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Căn cứ khởi kiện và biện pháp bị khởi kiện;

c) Cơ quan trọng tài quốc tế giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

d) Các tình tiết của vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

đ) Yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài;

e) Đánh giá sơ bộ ban đầu về vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

g) Tên cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được đề nghị hoặc yêu cầu phối hợp và các thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu cần được cung cấp để phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;

h) Các nội dung cần thiết khác cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phối hợp theo khoản 2 Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của cơ quan chủ trì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu.

4. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và cử người tham gia Tổ công tác liên ngành phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp bổ sung thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và cử người tham gia Tổ công tác liên ngành theo yêu cầu của cơ quan chủ trì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

5. Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể đáp ứng thời hạn 05 ngày làm việc theo khoản 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thông báo lại với cơ quan chủ trì, trong đó nêu rõ lý do và thời hạn hoàn thành sớm nhất có thể.

Điều 14. Xây dựng chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Ngay khi nhận được thông báo ý định khởi kiện, thông báo trọng tài hoặc thông báo tương tự của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế, cơ quan chủ trì khẩn trương phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập), luật sư (nếu có) xây dựng Bản đánh giá ban đầu về vụ việc và đề xuất phương án giải quyết.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện chính thức của nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập), luật sư (nếu có) xây dựng chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và cơ sở pháp lý liên quan;

b) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của nhà đầu tư nước ngoài;

c) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các bước của quy trình tố tụng này;

d) Việc sử dụng luật sư, chỉ định trọng tài viên (nếu có);

đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải;

e) Nhận xét, kiến nghị liên quan.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 1 Điều này có trách nhiệm phê duyệt chiến lược này và gửi cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

4. Trong quá trình thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được phê duyệt, nếu cần thiết, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và Tổ công tác liên ngành (nếu đã được thành lập) sửa đổi, bổ sung chiến lược tổng thể giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung đó theo quy định tại Điều này và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 1 Điều này.

5. Chiến lược giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được bảo quản theo chế độ mật.

Điều 15. Thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành

1. Tùy theo tính chất của vụ việc, cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập và hoạt động của Tổ công tác liên ngành.

2. Tổ công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.

3. Thành viên Tổ công tác liên ngành gồm đại diện của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của cơ quan chủ trì.

Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành được xác định như sau:

a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Tư pháp;

c) Trong trường hợp một cơ quan nhà nước cụ thể của Việt Nam (không phải là Chính phủ Việt Nam) là bị đơn, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan chủ trì và do cơ quan chủ trì quyết định.

4. Tổ công tác liên ngành tự giải thể và chấm dứt hoạt động sau khi vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế kết thúc.

Điều 16. Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành

1. Tổ công tác liên ngành có các nhiệm vụ sau:

a) Tư vấn cho cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.

b) Hỗ trợ cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt.

c) Thành viên Tổ công tác liên ngành có ý kiến về các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên.

Điều 17. Chế độ làm việc của Tổ công tác liên ngành

1. Thành viên Tổ công tác liên ngành hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Thành viên Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành và có trách nhiệm tham gia đầy đủ, hiệu quả các hoạt động của Tổ công tác liên ngành. Trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành quyết định việc luật sư tham gia các hoạt động của Tổ công tác liên ngành.

3. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm bố trí một bộ phận giúp việc cho Tổ công tác liên ngành để thực hiện các công việc hành chính và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các hoạt động của Tổ công tác liên ngành.

Điều 18. Phối hợp cung cấp tài liệu cho trọng tài quốc tế

1. Cơ quan chủ trì, phối hợp với Tổ công tác liên ngành (nếu có), cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) thu thập các tài liệu trên cơ sở yêu cầu cung cấp tài liệu của trọng tài quốc tế.

2. Cơ quan chủ trì, phối hợp với Tổ công tác liên ngành (nếu có) quyết định các văn bản mà phía Việt Nam có thể cung cấp, các văn bản không cung cấp.

Điều 19. Xây dựng, hoàn thiện các bản tự bảo vệ, bản kháng biện và các văn bản nộp hội đồng trọng tài quốc tế

1. Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) xây dựng, hoàn thiện các bản tự bảo vệ, bản kháng biện và các văn bản nộp hội đồng trọng tài quốc tế theo quy trình tố tụng giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm góp ý bằng văn bản đối với dự thảo các bản tự bảo vệ, bản kháng biện và các văn bản nộp hội đồng trọng tài quốc tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản của cơ quan chủ trì, trừ khi cơ quan chủ trì có yêu cầu thời hạn trả lời khác để đảm bảo thời hạn tố tụng.

3. Khi nộp các bản tự bảo vệ, bản kháng biện và các văn bản cho hội đồng trọng tài quốc tế, cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi một bản sao đến cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

Điều 20. Tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế

1. Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, Tổ công tác liên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) chuẩn bị nội dung tham gia phiên xét xử tại trọng tài quốc tế.

2. Tùy theo tính chất vụ việc, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, Tổ công tác liên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) quyết định thành phần tham gia phiên xét xử.

Điều 21. Xử lý các vấn đề liên quan sau phiên xét xử của trọng tài quốc tế

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên xét xử tại trọng tài quốc tế, cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về diễn biến phiên xét xử.

2. Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề phát sinh sau phiên xét xử; sau phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.

3. Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam (hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam) phải bồi thường cho nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp trình cơ quan có thẩm quyền phương án chi trả, đảm bảo thực hiện đúng phán quyết, quyết định và quy định của pháp luật Việt Nam liên quan.

Điều 22. Công nhận và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế

Cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và luật sư (nếu có) thực hiện việc công nhận và thi hành tại Việt Nam hoặc nước ngoài phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế trong trường hợp việc công nhận và thi hành có lợi cho Việt Nam.

Điều 23. Tổng kết, đánh giá việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, cơ quan chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá việc giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, rút ra các bài học kinh nghiệm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 24. Thuê luật sư

1. Tùy theo tính chất phức tạp của từng vụ tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể, cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ công tác liên ngành và luật sư thương lượng và quyết định việc lựa chọn, thuê luật sư.

2. Quy trình lựa chọn luật sư được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Cơ quan chủ trì ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư sau khi báo cáo kết quả đàm phán theo quy trình nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan quản lý chặt chẽ, bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với luật sư.

Điều 25. Nhân chứng

1. Tùy theo yêu cầu của vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, theo tư vấn của luật sư (nếu có), cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ công tác liên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.

2. Việc chi trả các chi phí cho nhân chứng, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại và chi bù đắp tổn thất về ngày công lao động cho nhân chứng được thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy chế này.

Điều 26. Thuê chuyên gia

1. Tùy theo yêu cầu của vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, trên cơ sở đề xuất của luật sư, cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ công tác liên ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư (nếu có) quyết định việc thuê chuyên gia phục vụ quá trình giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, đảm bảo việc lựa chọn hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về thời gian trong tố tụng.

2. Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm quản lý công việc của chuyên gia trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa cơ quan chủ trì và chuyên gia.

3. Việc trả phí cho chuyên gia thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy chế này.

Điều 27. Hòa giải

1. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, trên cơ sở diễn biến cụ thể, cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ công tác liên ngành nghiên cứu, đánh giá khả năng và xây dựng phương án hòa giải, phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Phương án hòa giải đảm bảo giải quyết dứt điểm tranh chấp đầu tư quốc tế, quyền và lợi ích của Việt Nam và phù hợp với diễn biến thực tế của quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

3. Trong trường hợp phương án hòa giải được phê duyệt theo khoản 1 Điều này, cơ quan chủ trì phối hợp với Tổ công tác liên ngành và luật sư (nếu có) tiến hành hòa giải theo đúng phương án đã được phê duyệt.

Chương IV

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Điều 28. Kinh phí phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Trường hợp cơ quan chủ trì là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, kinh phí phục vụ giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế được ngân sách trung ương đảm bảo.

2. Trường hợp cơ quan chủ trì là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kinh phí phục vụ giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế được ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định về phân cấp ngân sách.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự toán kinh phí của cơ quan chủ trì, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định kinh phí phục vụ giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế và phối hợp với cơ quan chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

4. Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế, khi cần thiết, cơ quan chủ trì có quyền chủ động sử dụng kinh phí thường xuyên cấp cho cơ quan đó để phục vụ các hoạt động giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế và sau đó được cấp bù theo dự toán kinh phí được phê duyệt theo khoản 3 Điều này.

5. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Điều 29. Kinh phí tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Kinh phí phục vụ thực hiện nhiệm vụ đại diện pháp lý cho Chính phủ được cấp trong kinh phí hoạt động hằng năm của Bộ Tư pháp.

2. Kinh phí phục vụ thực hiện các hoạt động trong phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được cấp cho cơ quan chủ trì theo từng vụ việc cụ thể (bao gồm cả chi phí phục vụ hoạt động của Tổ công tác liên ngành) và được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

3. Chi phí làm đêm, làm thêm giờ cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách về giải quyết tranh chấp và các chi phí khác nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động giải quyết tranh chấp gồm chi phí cho việc tra cứu dữ liệu pháp luật quốc tế và trong nước, chi phí nâng cao năng lực hàng năm được cấp trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

4. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đề nghị của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.

Điều 30. Kinh phí thực hiện thỏa thuận hòa giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế

1. Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí chi trả bồi thường theo quy định của thỏa thuận hòa giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế từ ngân sách nhà nước trung ương trong trường hợp biện pháp bị kiện là của cơ quan nhà nước ở trung ương.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi trả bồi thường theo quy định của thỏa thuận hòa giải, phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế từ ngân sách địa phương trong trường hợp biện pháp bị kiện là của cơ quan nhà nước ở địa phương.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Điều khoản thi hành

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy chế này và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp khi được yêu cầu để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này và sao gửi Bộ Tư pháp.

Điều 32. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 14/2020/QD-TTg

Hanoi, April 08, 2020

 

DECISION

PROMULGATION OF REGULATION ON COOPERATION IN RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;

At the request of the Minister of Justice;

The Prime Minister hereby promulgates a Decision on regulation on cooperation in resolution of international investment disputes.

Article 1. The Regulation on cooperation in resolution of international investment disputes is promulgated together with this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

REGULATION

ON COOPERATION IN RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 14/2020/QD-TTg dated April 08, 2020)

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This document provides for principles, tasks, powers and process of cooperation among regulatory agencies and relevant organizations and individuals in resolving international investment disputes through international arbitration or at other tribunals outside Vietnam (hereinafter referred to as “international arbitration”). This document does not apply to the resolution of investment lawsuits through arbitration, at courts or organizations of Vietnam in accordance with Vietnamese law.

2. This document applies to regulatory agencies, organizations and individuals involved in resolution of international investment disputes through international arbitration.

Article 2. Definitions

1. “international investment dispute” refers to a dispute arising from the event in which a foreign investor makes a claim against Vietnamese government or regulatory agency or organization authorized to exercise its governmental authority (hereinafter referred to as “regulatory agency”) under:

a) An Agreement on Promotion and Protection of Investments or trade agreement or another international treaty providing for investment protection to which Vietnam is a signatory (hereinafter referred to as “investment agreement”), which provides for resolution of international investment disputes through international arbitration; or

b) An agreement between a Vietnamese regulatory agency and a foreign investor, which stipulates that the agency in charge of resolution of disputes arising from such agreement is an international arbitration center.

2. “foreign investor” refers to an organization or individual that satisfies criteria applied to foreign investors under the relevant investment agreement to which Vietnam is a signatory.

3. “presiding authority” refers to an authority that is defined as prescribed in Article 5 of this document.

4. “Government’s legal representative body” is the Ministry of Justice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. “relevant agency, organization or individual” refers to a regulatory agency, organization or individual involved in resolution of an international investment dispute and invited tor requested by a presiding authority to participate in resolving a specific international investment dispute.

7. “cross-sectoral working group” refers to a group that is established by a presiding authority, includes representatives of some Ministries, departments, agencies and organizations and meant to advise the presiding authority on the resolution of a specific international investment dispute.

8. “witness” refers to a person who is knowledgeable about facts relevant to an international investment dispute.

Article 3. Cooperation principles

1. Presiding authorities, Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals shall cooperate in resolution of international investment disputes proactively in a sufficient, timely and effective manner in accordance with regulations of this document and Vietnamese law to protect legitimate rights and benefits of Vietnamese government and regulatory agencies to the maximum.

2. Presiding authorities, Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals shall keep state secrets and maintain confidentiality of information and documents collected during the resolution of international investment disputes in accordance with regulations on international arbitration proceedings and Vietnamese laws.

3. Presiding authorities, Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals shall take legal responsibility for the consequences that arise due to the fact that they fail to cooperate or cooperate against the principles mentioned in this Article.

Article 4. Contents of cooperation

1. Exchange of information and documents between relevant authorities during the settlement of foreign investors' claims, denunciations and difficulties with a view to prevention of international investment disputes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appointing qualified persons to join the cross-sectoral working group in resolution of international investment disputes at the request of a presiding authority.

b) Participating in negotiating or mediating international investment disputes.

c) Formulating and implementing strategies, roadmaps and procedures for resolution of international investment disputes.

d) Collecting and providing information, records, documents and evidences with a view to resolution of international investment disputes.

dd) Handling contents related to international arbitral awards and decisions.

e) Performing other tasks upon resolution of international investment disputes.

Article 5. Presiding authorities

1. Presiding authority is a Ministry, ministerial agency, Governmental agency or People’s Committee of a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “provincial People’s Committee”) that have a measure that a foreign investor claims against or threatens to claim against, except for the cases specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

If the international investment dispute involves measures against which a claim is made of two or more Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies or provincial People’s Committees, these agencies shall reach a consensus on the presiding authority within 05 working days from the date on which the notice of intent to claim.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry, ministerial agency, Governmental agency or provincial People’s Committee shall take charge of negotiating or on behalf of the Government of Vietnam signing an agreement with a foreign investor that is an authority presiding over resolution of the international investment dispute under such agreement.

3. The Ministry of Finance is the authority presiding over resolution of the international investment dispute that arises when a foreign investor makes a claim against the Government of Vietnam on the Government’s loan/debt or Government-backed loan/debt in accordance with regulations of law on public debt management; international investment dispute related to application of law on finance and tax.

4. If a complicated international investment dispute adversely affects foreign relations, security or national defense, the Ministry of Justice shall request the Prime Minister to decide on a presiding authority.

Article 6. Tasks and powers of a presiding authority

1. Receive and process information and documents concerning the request for negotiation and claims made by the foreign investor.

2. Preside over negotiation with the foreign investor under the agreement between Vietnam and the foreign investor or relevant agreement.

3. Act as a contact point that facilitates exchange of information with the foreign investor that makes claim and with the international arbitration that settles international investment disputes.

4. Preside over and cooperate with the Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals in the process of resolving international investment disputes.

5. Preside over and cooperate with the Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals in formulation of strategies, roadmaps and procedures for resolving international investment disputes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Preside over and cooperate with the Government’s legal representative body in selecting, negotiating, signing and managing contracts on hiring law-practicing organizations (hereinafter referred to as "lawyers") to resolve international investment disputes, inviting witnesses and hiring experts in consideration of proposals by lawyers.

8. Preside over and cooperate with relevant organizations and individuals in handling issues concerning international investment dispute.

9. Attend international arbitration hearings.

10. Preside over mediation and negotiation with the foreign investor in accordance with regulations of this document.

11. Preside over and cooperate with regulatory agencies in complying with international arbitral awards and decisions.

12. Enable members of the cross-sectoral working group to access relevant documents and information; provide information to mouthpieces and news agencies; maintain confidentiality of information and keep state secrets in accordance with regulations of law.

13. Report issues concerning international investment disputes to the Prime Minister, Government’s legal representative body and competent authorities in accordance with this document and regulations of law and report them at the request of the Prime Minister.

14. Promulgate rules and regulations to serve resolution of specific international investment disputes according to this document and relevant regulations of law.

15. Submit written notifications of law firms representing the Government to the international arbitration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Act as a contact point that assists the Government and Prime Minister to unify the resolution of international investment disputes.

2. Compile and update the list of legal experts that may act as arbitrators and list of law practicing organizations that may act as lawyers for regulatory agencies in resolution of international investment disputes.

3. Train and strengthen capacity of officials of ministries and local authorities with regard to prevention and resolution of international investment disputes.

4. Cooperate and assist the presiding authority upon request in the following tasks:

a) Provide legal advice on resolution of international investment disputes;

b) Hire lawyers and appoint arbitrators;

c) Formulate and implement strategies, roadmaps and procedures for resolution of specific international investment disputes;

d) Attend hearings on resolution of international investment disputes;

dd) Appoint its representatives to join the cross-sectoral working group;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Tasks and powers of relevant organizations and individuals

Relevant organizations and individuals have the following tasks and rights:

1. Sufficiently, promptly and accurately provide information, records, documents, evidences and opinions on relevant contents at the request of the presiding authority and/or Government's legal representative body; in case of failure to provide them, reasons shall be clearly stated;

2. Appoint their members to join the cross-sectoral working group at the request of the presiding authority;

3. Maintain confidentiality of information and documents and keep state secrets during the dispute resolution;

4. Effectively cooperate with the presiding authority and Government’s legal representative body in resolving international investment disputes at the request of such presiding authority and Government’s legal representative body in a manner that is suitable for their expertise or fields under their line management.

Chapter II

COOPERATION IN SETTLEMENT OF FOREIGN INVESTORS’ CLAIMS AND DENUNCIATIONS

Article 9. Settlement of investors’ claims and denunciations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the regulatory agency or organization is informed of any claim, denunciation or difficulty but does not have the power to settle it, such regulatory agency or organization shall instruct the foreign investor to submit it to a competent authority and shall notify the competent authority thereof.

Article 10. Responsibility of the claim and denunciation settlement authority for cooperation

In case of failure to completely settle a foreign investor’s claim, denunciation or difficulty specified in Article 9 of this document, the claim, denunciation and difficulty settlement authority shall cooperate with the Government’s legal representative body in proposing measures for resolving and preventing international investment disputes or shall report it to the Prime Minister if:

1. The measure against which the investor makes a claim or which the investor denounces is suspected of violating regulations of law, investment agreement or another agreement with the foreign investor;

2. It is likely to provoke an international investment dispute.

Chapter III

COOPERATION IN RESOLUTION OF DISPUTES WITH FOREIGN INVESTORS

Article 11. Responsibility for negotiating with foreign investors

If the presiding authority defined as prescribed in Article 5 of this document receives a request for negotiation or notice of intent to claim from the foreign investor with regard to the dispute that arises from the foreign investment made in Vietnam, it shall immediately cooperate with the Government’s legal representative body in presiding over a negotiation and shall report the negotiation result to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The presiding authority shall receive the notice of intent to claim, notice of arbitration or equivalent notice from the foreign investor with regard to an international investment dispute submitted to the international arbitration.

2. If the regulatory agency, organization or individual that is not a presiding authority receives a notice of intent to claim, notice of arbitration or equivalent notice from the foreign investor with regard to an international investment dispute submitted to the international arbitration, it shall send a written notice enclosed with copies of information and documents received within 03 working days from the receipt of the aforementioned notice to the presiding authority or to the supervisory authority or Government’s legal representative body in case of failure to decide on a presiding authority as prescribed in Article 5 of this document.

3. Within 03 working days from the receipt of the notice in writing form or any other form, the Government's legal representative body shall send a written response enclosed with copies of all documents received to the presiding authority or request the Prime Minister to decide on a presiding authority as prescribed in Article 5 of this document.

Article 13. Notice of foreign investor’s claim and request for information, documents, evidences and records serving resolution of international investment disputes

1. Within 05 working days from the receipt of the notice of intent to claim or notice of arbitration or equivalent notice from the foreign investor with regard to an international investment dispute submitted to the international arbitration, the presiding authority shall send a notice enclosed with information and documents to the Government’s legal representative body.

2. The notice specified in Clause 1 of this Article shall contain:

a) Name and nationality of the foreign investor;

b) Grounds for making the claim and measure against which the claim is made;

c) The international arbitration that resolves the international investment dispute;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Request made by the foreign investor;

e) Preliminary assessment of the international investment dispute;

g) Name of the regulatory agency, organization or individual requested to cooperate and information, records, evidences and documents to be provided to serve the resolution of the international investment dispute;

h) Other contents necessary for resolution of the international investment dispute.

3. The regulatory agency, organization or individual that is requested to cooperate as prescribed in Clause 2 of this Article within 05 working days from the date on which the request is received shall give a written response and provide information, records, evidences and documents in a sufficient and accurate manner.

4. Where necessary, the presiding authority shall request the relevant organization or individual to provide additional information, records, evidences and documents and appoint persons to join the cross-sectoral working group to serve resolution of the international investment dispute.

The relevant organization or individual shall provide additional information, records, evidences and documents and appoint persons to join the cross-sectoral working group at the request of the presiding authority within 05 working days from the date on which the request is received.

5. In case of failure to meet the deadline specified in Clauses 3 and 4 of this Article for objective reasons, the relevant organization or individual shall send a notice to the presiding authority, specifying reasons and date of completion.

Article 14. Formulation of strategy to resolve international investment disputes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 10 working days from the receipt of the official claim submitted by the foreign investor, the presiding authority shall cooperate with the Government’s legal representative body, relevant organization or individual and cross-sectoral working group (if a cross-sectoral working group has been established) or lawyer (if available) in formulating an overall strategy to resolve the international investment dispute, which will be then submitted to the Prime Minister for approval.

2. An overall strategy to resolve an international investment dispute contains at least:

a) Summary of the international investment dispute and relevant legal grounds;

b) Strengths and weaknesses of Vietnam side and foreign investor;

c) Description of the proceeding procedures for resolution of the international investment dispute and the presiding authority, relevant organization and individual’s tasks specified in the procedures;

d) Employment of lawyers and appointment of arbitrators (if available);

dd) Proposed measures for resolving the international investment disputes, including negotiation or mediation measures;

e) Relevant remarks and propositions.

3. Within 05 working days from the overall strategy to resolve the international investment dispute, the competent authority specified in Clause 1 of this Article shall approve this strategy and submit it to the presiding or Government's legal representative body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The strategy to resolve the international investment dispute shall be kept confidential.

Article 15. Establishment and dissolution of the cross-sectoral working group

1. The presiding authority shall, according to nature of the dispute, the presiding authority shall decide on establishment and operation of the cross-sectoral working group.

2. The cross-sectoral working group shall be established if the international investment dispute is submitted to the international arbitration. Where necessary, the cross-sectoral working group may be established after the presiding authority receives the foreign investor’s notice of intent to claim with regard to an international investment dispute submitted to the international arbitration.

3. Members of the cross-sectoral working group include representatives of the presiding authority, Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals. The chief of the cross-sectoral working group shall be the head of a presiding authority.

The vice chief of the cross-sectoral working group is:

a) a representative of the Ministry of Planning and Investment if the Government of Vietnam is the defendant according to Point a Clause 1 Article 2 of this document;

b) a representative of the Ministry of Justice if the Government of Vietnam is the defendant according to Point b Clause 1 Article 2 of this document;

c) a representative of the regulatory agency at the same level as the presiding authority and decided by the presiding authority if a Vietnamese regulatory agency (which is not the Government of Vietnam) is the defendant.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Tasks of the cross-sectoral working group

1. The cross-sectoral working group has the following tasks:

a) Advise the presiding authority and Government’s legal representative body on issues concerning resolution of international investment disputes.

b) Assist the presiding authority in formulating the approved overall strategy to resolve international investment disputes.

c) Members of the cross-sectoral working group shall comment on issues within the jurisdiction of the authority appointing members.

Article 17. Working regulations of the cross-sectoral working group

1. Members of the cross-sectoral working group shall work on a part time basis.

2. Members of the cross-sectoral working group shall perform their tasks as assigned by the chief and sufficiently and effectively engage in activities conducted by the cross-sectoral working group. Where necessary, the cross-sectoral working group shall decide on the participation by lawyers in activities conducted by the cross-sectoral working group.

3. The presiding authority shall appoint a department to assist the cross-sectoral working group in performing administrative duties and make necessary preparations for activities conducted by the group.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group (if any), relevant organizations and individuals and lawyers (if any) in collecting documents at the request of the international arbitration.

2. The presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group (if any) in deciding on the documents to be provided by Vietnam and those that cannot be provided.

Article 19. Formulation and completion of defence statements, answers and documents submitted to the international arbitral tribunal

1. The presiding authority shall cooperate with the Government’s legal representative body, relevant organization/individual and lawyer (if any) in preparing and completing a defence statement, answer and documents submitted to the international arbitral tribunal in accordance with the proceeding procedures for resolution of the international investment dispute.

2. The body, relevant organization or individual shall provide their written comments on the draft defence statement, answer and documents submitted to the international arbitral tribunal within 05 working days from the date on which the presiding authority’s written request is received unless the presiding authority sets another deadline,

3. Upon submission of the defence statement, answer and documents to the international arbitral tribunal, the presiding authority shall submit copies of the aforementioned documents to the Government’s legal representative body.

Article 20. Attending international arbitration hearings

1. The presiding authority shall cooperate with the Government’s legal representative body, cross-sectoral working group, relevant organization/individual and lawyer (if any) to make preparations for the international arbitration hearing.

2. Depending on nature of the dispute, the presiding authority shall cooperate with the Government’s legal representative body, cross-sectoral working group, relevant organization/individual and lawyer (if any) in selecting persons to attend the hearing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 10 working days from the end of the international arbitration hearing, the presiding authority shall submit a report on the hearing to the Prime Minister and Government's legal representative body.

2. The presiding authority shall cooperate with the Government's legal representative body, relevant organization or individual in handling post-hearing/award/decision issues.

3. If the Government of Vietnam (or Vietnamese regulatory agency) has to provide compensation to the foreign investor, the presiding authority shall cooperate with the finance authority at the same level in submitting a compensation plan to the competent authority, ensuring that the award, decision and relevant regulations of Vietnamese law are complied with.

Article 22. Recognition and implementation of international arbitral awards and decisions

The presiding authority shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, Government’s legal representative, competent authority and lawyer (if any) in recognizing and implementing international arbitral awards and decisions in Vietnam or a foreign country if the recognition and implementation are favorable to Vietnam.

Article 23. Review and assessment of resolution of international investment disputes

After resolving an international investment dispute, the presiding authority shall cooperate with the Government’s legal representative body and relevant organizations and individuals in reviewing and assessing the resolution, draw on experience and submit a report to the Prime Minister.

Article 24. Hiring lawyers

1. Depending on the seriousness of each international investment dispute, the presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group and lawyer in conducting a negotiation and deciding to select and hire lawyer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The presiding authority shall sign a legal service contract with the lawyer after reporting the negotiation result in accordance with the procedures specified in Clause 2 of this Article.

4. The presiding authority shall cooperate with the relevant regulatory agency in properly manage and execute the legal service contract signed with the lawyer.

Article 25. Witnesses

1. Depending on the international investment dispute or advice provided by the lawyer (if any), the presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group, relevant organization or individual in inviting witnesses with a view to serving resolution of the dispute.

2. Witnesses shall be reimbursed for meal, accommodation and travel expenses and lost earnings in accordance with the regulations laid down in Chapter IV of this document.

Article 26. Hiring experts

1. Depending on the international investment dispute and in consideration of proposals by the lawyer, the presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group, relevant organization/individual and lawyer (if any) in deciding to hire qualified experts to serve resolution of the international investment dispute and meet requirements for proceeding time.

2. The presiding authority shall manage tasks performed by experts under a contract.

3. Remuneration for experts shall be provided in accordance with the regulations laid down in Chapter IV of this document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. During the resolution of an international investment dispute, the presiding authority shall, according to specific developments, cooperate with the cross-sectoral working group in considering, assessing capacity and formulating an appropriate mediation plan, which will be submitted to the Prime Minister for decision.

2. The mediation plan shall be formulated in a manner that ensures the international investment dispute, protects rights and interests of Vietnam and suit the process of resolving the dispute.

3. If the mediation is approved as prescribed in Clause 1 of this Article, the presiding authority shall cooperate with the cross-sectoral working group and lawyer (if any) in conducting the mediation according to the approved plan.

Chapter IV

FINANCIAL MECHANISM SERVING RESOLUTION OF INTERNATIONAL INVESTMENT DISPUTES

Article 28. Funding for resolving international investment disputes

1. If the presiding authority is a Ministry, ministerial agency or Governmental agency, the funding for resolving an international investment dispute shall be covered by the central government budget.

2. If the presiding authority is a provincial People’s Committee, the funding for resolving an international investment dispute shall be covered by the local government budget in accordance with regulations on state budget hierarchy.

3. Within 10 working days from the receipt of the funding estimate sent by the presiding authority, the finance authority at the same level shall appraise the funding for resolving the international investment dispute and cooperate with the presiding authority in submitting it to a competent authority for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The management, use and settlement of funding used in the entire process of resolving an international investment dispute shall comply with regulations of the Ministry of Finance on guidelines for making estimates, management, use and settlement of state budget for resolving international investment disputes.

Article 29. Funding for participation by regulatory agencies in resolution of international in resolution of international investment disputes

1. Funding for performing the task of acting as a legal representative of the Government shall be covered by annual operating funding of the Ministry of Justice.

2. Funding for cooperation in resolution of international investment disputes shall be provided to the presiding authority depending on each specific dispute (including funding for activities conducted by the cross-sectoral working group) and comply with regulations of Ministry of Finance on management, use and settlement of funding for resolving international investment disputes.

3. Night work and work overtime pay for officials performing full-time duties to resolve disputes and other expenses for increasing effectiveness in resolution of international investment disputes, including annual expenses for accessing international and domestic law data and for increasing capacity shall be provided in consideration of proposals by the presiding authority and Government’s legal representative body.

4. In special case, the Prime Minister shall decide to provide additional funding for resolving international investment disputes at the request of the presiding authority and Government’s legal representative body.

Article 30. Funding for implementing mediation agreements, international arbitral awards and decisions

1. The Ministry of Finance shall use central government budget to pay compensation if the measure against which a claim is made is taken by the central regulatory agency.

2. The provincial People’s Committee shall use local government budget to pay compensation if the measure against which a claim is made is taken by the local regulatory agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 31. Implementation clause

1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of provincial People’s Committees shall direct and organize the implementation of this document and submit a report to the Ministry of Justice, which will submit a consolidated report to the Prime Minister.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of provincial People’s Committees shall promptly submit a report on difficulties that arise during the implementation of this document and submit a copy of such report to the Ministry of Justice.

Article 31. Expediting and inspecting implementation of this document

The Ministry of Justice shall preside over and cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees in expediting and inspecting the implementation of this document./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/2020/QĐ-TTg ngày 08/04/2020 về Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.237

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.197.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!