Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/1999/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Hoàng Văn Nghiên
Ngày ban hành: 23/03/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH " QUY ĐỊNH THÔNG NHẤT MỘT ĐẦU MỐI VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HÌNH THÀNH HỒ SƠ, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, XÉT DUYỆT CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI"

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND UBND;

- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ " Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại ViệtNam";

- Căn cứ Nghi định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về Ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất và khu Công nghệ cao;

- Căn cứ Quyết định 386/TTg ngày 7/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp. Cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Căn cứ thông tư 03/BKH-QLDA ngày 15/3/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Nghi định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về quy chế Đầu tư theo Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:

Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định thống nhất một đầu mối về tổ chức thực hiện việc hình thành hồ sơ, thẩm định dự án, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư và quản lý Nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2:

Quy định này thay thế cho Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 787/QĐ-UB ngày 8/4/1995 của UBND thành phố Hà Nội và được thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố Hànội, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3:

Chánh văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở, Ban Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên

 

QUY ĐỊNH

THỐNG NHẤT MỘT ĐẦU MỐI VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC HÌNH THÀNH HỒ SƠ, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, XÉT DUYỆT CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI®
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/1999/QĐ-UB, ngày 23/3/1999 của UBND thành phố Hà nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

Bản quy định này quy định những nội dung chủ yếu về tổ chức thực hiện quy chế một đầu mối trong việc xúc tiến và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở thi hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài liên quan khác, nhằm tinh giảm từng bước các thủ tục hành chính tạo môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2:

Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của Chính phủ.

Điều 3:

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thừa uỷ quyền của UBND Thành phố Hà Nội Là đầu mối chịu trách nhiệm chính về hướng dẫn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội.

Điều 4:

Việc xúc tiến và quản lý đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Viết tắt theo tiếng Anh là BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - BTO(Viết tắt theo tiếng Anh là BT) phải tuân theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ ban hành về Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh và hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng vẫn chịu ảnh hưởng về hành chính trong khuôn khổ của quy định này.

Chương II

HÌNH THÀNH HỒ SƠ DỰ ÁN

Điều 5:

Trên cơ sở phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tại quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tương Chính phủ và Chương trình số 10 - CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về việc phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2000 và các năm tiếp theo, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có trách nhiệm:

- Phổ biến nội dung, tập hợp các loại dự án, sắp xếp danh mục, trình duyệt và công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài;

- Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài các chủ trương về lĩnh vực cũng như quy định của luật pháp để họ có quyết định và chuẩn bị hồ sơ dự án;

- Trực tiếp cử người cùng chủ đầu tư đến các cơ quan chức năng để nhận được những hướng dẫn cần thiết cho việc lập hồ sơ dự án;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý thông tin liên quan đến dự án, giáp các nhà đầu tư có điều kiện hoàn tất thủ tục ngay từ lúc khởi thảo;

- Tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý, tính kinh tế của hồ sơ dự án, tham mưu cho UBND thành phố trong việc tổ chức, thẩm định, phê duyệt cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đã được phân cấp;

- Quản lý Nhà nước đối với việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư của nước ngoài trên địa bàn Ha Nội.

Điều 6:

Các Cơ quan, Ban, Ngành, Sở, UBND quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp các thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở lựa chọn cơ hội, lập dự án và triển khai thực hiện việc đầu tư trên địa bàn Hà Nội.

Điều 7:

7.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư vào địa bàn thành phố Hà Nội:

a) Hồ sơ dự án được xem là đầy đủ bao gồm:

- Đơn xin đầu tư.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh.

- Điều lệ công ty.

- Luận chứng hoặc giải trình kinh tế - kỹ thuật.

- Chứng nhận pháp lý về lĩnh vực hoạt động và khả năng tài chính của các chủ đầu tư, (báo cáo hoạt động tài chính 2 năm gần nhất, giấy xác nhận của Ngân hàng . . .).

- Hồ sơ xin thuê đất của Sở Địa chính - Nhà đất thành phố (vị trí, diện tích đất sử dụng, giá thuê đất do UBND thành phố đề nghị trên cơ sở khung giá tiền thuê đất do Bộ tài chính quy định, phương án đền bù GPMB đã được UBND thành phố chấp thuận về nguyên tắc).

- Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ thể hiện phương án kiến trúc của KTST thành phố.

- Định giá tài sản góp vốn (nếu có).

- Giới thiệu các thành viên Việt Nam tham gia HĐQT và Ban giám đốc.

- Thoả thuận về đánh giá tác động môi trường của Sở KHCN & MT.

- Các văn bản mang tính chủ trương của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến mục tiêu của dự án (nếu có).

b) Hồ sơ được xem là hợp lệ:

- Phải đề cập tất cả các phần mục tại Điều 7.1.a).

- Hồ sơ dự án phải có chữ ký vào từng trang của đại diện các bên tham gia (đặc biệt đối với Hợp đồng, Điêù lệ . . .).

- Ít nhất có một bộ hồ sơ gốc.

- Hồ sơ dự án phải đóng quyển chắc chắn để lưu trữ lâu dài, có bản danh mục từng phần của hồ sơ.

- In ấn rõ ràng không được tẩy xoá, bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.

7.2. Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội: Các chủ đầu tư nộp hồ sơ xin đầu tư tại Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội. Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội thực hiện các quy định về thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tuân theo nghị định 36/ CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Chương III

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ ÁN VÀ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ

Điều 8:

Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:

- Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của nhà đầu tư Nước ngoài và Việt Nam.

- Mức độ phù hợp mục tiêu dự án với quy hoạch phát triển đô thị cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Lợi ích kinh tế xã hội (Khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới, mở rộng thị trường, khả năng tạo việc làm cho người lao động, lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách . . .).

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tính hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, định giá tài sản góp vốn của bên Việt Nam (nếu có).

- Tỷ lệ góp vốn pháp định tương ứng với lĩnh vực ngành nghề đầu tư, phù hợp với quy định của Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND thành phố Hà Nội.

Điều 9:

Để đánh giá dự án một cách khách quan, Uỷ ban ND Thành phố Hà Nội thành lập Hội đồng Tư vấn đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố gồm: Chủ tịch UBND thành phố, phó chủ tịch thường trực UBND thành phố, Phó chủ tịch HĐND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, Giám đốc Sở, (Ban ngành) chủ quản của chủ đầu tư Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan.

Tất cả hồ sơ các dự án có mức vốn đầu tư trên 2 triệu USD phải được hội đồng tư vấn chấp thuận trước khi cấp giấy phép đầu tư, các dự án đầu tư có mức vốn từ 2 triệu USD trở xuống, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ cấn tổng hợp ý kiến bằng văn bản của các Cơ quan, Sở, Ban, ngành liên quan trình UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư.

Điều 10:

a. Thời hạn thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, Sở Kế hoạch và đầu tư gửi hồ sơ dự án đến các bộ, ngành sở cơ quan quản lý liên quan để lấy ý kiến về đánh giá nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở KH &ĐT, các Bộ ngành Sở Cơ quan quản lý liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các ý kiến đánh giá hồ sơ dự án. Quá thời hạn trên mà không có ý kiến trả lời bằng văn bản thì được hiểu rằng cơ quan đó chấp thuận dự án.

Đối với dự án có mức vốn đầu tư trên 2 triệu USD trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, UBND thành phố Hà Nội quyết định cáp giấy phép đầu tư sau khi đã hoàn thành việc thẩm định dự án và có ý kiến chấp thuận hội đồng tư vấn.

Đối với dự án có mức vốn đầu tư từ 2 triệu USD trở xuống, trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, UBND thành phố Hà nội quyết định cấp giấy phép đầu tư sau khi đã có ý kiến của các bộ ngành sở Cơ quan quản lý liên quan về nhận xét, đánh giá nội dung hồ sơ dự án thuộc phạm vi quản lý mình.

Đối với dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư (phụ lục I kèm theo Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ), trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, UBND thành phố Hà Nội quyết định cấp Giấy phép Đầu tư.

b. Đối với dự án không thuộc thẩm quyền UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, Sở KH &ĐT có trách nhiệm xem xét thảo văn bản đánh giá nhận xét hồ sơ dự án trình UBND thành phố Hà Nội phê chuẩn và gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép đầu tư.

c. Giấy phép đầu tư đồng thời là giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp giấy phép đầu tư chỉ cần thông báo hoặc đăng ký với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi tiến hành triển khai hoạt động kinh doanh của mình theo mục tiêu ngành nghề đã quy định tại giấy phép đầu tư mà không phải xin thêm giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề.

Chương V

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

Điều 11:

Sau khi nhận giấy phép đầu tư, chủ đầu tư Việt Nam (là doanh nghiệp quốc doanh thuộc thành phố quản lý) có trách nhiệm gửi văn bản đề cử các thành viên tham gia HĐQT, Ban giám đốc CTLD càng với các giấy tờ pháp lý liên quan đến cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Trong vòng 7 ngày, Sở KH &ĐT phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền thành phố xem xét trình UBND thành phố ra quyết định cử các thành viên bên Việt Nam tham gia HĐQT và Ban giám đốc của Công ty liên doanh.

Trong thời hạn ba (3) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp phải thành lập HĐQT theo quy định tại điều 11 và điều 12 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và phải tổ chức phiên họp đầu tiên của HĐQT để bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Doanh nghiệp, thông qua quy chế hoạt động của doanh nghiệp và tiến độ thực hiện dự án, sau đó gửi danh sách HĐQT. Ban giám đốc và biên bản phiên họp đầu tiên của HĐQT đến đăng ký tại Sở KH &ĐT để xác nhận và sao gửi Cơ quan cấp giấy phép đầu tư. Đối với dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên hợp doanh nếu thấy cần thiết có thể thành lập Ban điều phối, trong thời hạn quy định như tại điều khoản này.

Điều 12:

Sau khi được Sở KH & ĐT xác nhận danh sách HĐQT, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hành chính:

- Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điều 32 của Nghị định 12/CP, ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông báo trụ sở doanh nghiệp tại Sở KH &ĐT (trường hợp thay đổi trụ sở doanh nghiệp phải đăng ký tại Sở KH &ĐT).

- Khắc và đăng ký con dấu tại Công an Thành phố Hà Nội.

- Mở tài khoản tại ngân hàng, đăng ký chế độ kế toán áp dụng tại Bộ Tài chính.

- Đăng ký kế hoạch tuyển dụng lao động, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố.

- Đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Đăng ký với cục thuế Hà Nội.

- Đăng ký mẫu dấu, chữ ký và thực hiện các thủ tục đăng ký xuất nhập cảnh cho nhân viên người nước ngoài với phòng XNC Công an Thành phố Hà Nội và Cục XNC - Bộ Công an

- Thông báo về mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và gửi bản sao giấy phép đầu tư đến các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan.

- Nộp hồ sơ xin phép sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất với Sở Địa chính - Nhà đất.

- Nộp hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại điều 84 và điều 85 của Nghị định 12/CP tại Bộ xây dựng (dự án nhóm A), Sở Xây dựng thành phố (dự án nhóm B).

- Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kế hoạch xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm với Sở Thương mại theo quy định tại điều 47 của Nghị định 12/cp.

Trong tất cả các điều nêu trên chủ đầu tư có thể tiến hành song song sau khi có trụ sở hoạt động và có con dấu của doanh nghiệp. Trong thời hạn (6) tháng, kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư, doanh nghiệp không triển khai bất cứ một công việc nào (đặc biệt là góp vốn pháp định) mà không có lý do chính đáng thì cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ gửi thông báo nhắc nhở và xem xét về hiệu lực của Giấy phép đầu tư.

Điều 13:

Đối với tất cả các trường hợp điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, chủ đầu tư nộp hồ sơ cho Sở KH &ĐT (Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố cấp giấy phép đầu tư), và Bộ KH &ĐT (Đối với dự án không thuộc thẩm quyền của UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư, nhưng phải có ý kiến nhận xét hồ sơ bằng văn bản của UBND thành phố Hà Nội đính kèm hồ sơ gửi đến bộ KH &ĐT). Hồ sơ và nội dung điều chỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại điều 4, điều 5 và điều 6 của Thông tư số 03/BKH-QLDA ngày 15/3/1997 của Bộ KH &ĐT về việc hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thời hạn xem xét hồ sơ điều chỉnh bổ sung giấy phép đầu tư của doanh nghiệp (đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư) là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của dự án, Sở KH &ĐT có trách nhiệm trình UBND thành phố cấp giấy phép điều chỉnh, bổ sung. Trong vòng 10 ngày đối với các dự án không thuộc thẩm quyền của UBND thành phố cấp Giấy phép đầu tư, Sở KH &ĐT có trách nhiệm thảo văn bản nhận xét hồ sơ trình UBND Thành phố phê chuẩn và gửi Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép điều chỉnh bổ sung.

Điều 14:

a. Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính đặt ở các tỉnh (thành phố) khác xin mở chi nhánh, văn phòng giao dịch tại Hà Nội, Sở KH &ĐT tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở KH &ĐT xem xét, thảo văn bản trình UBND thành phố phê chuẩn.

Hồ sơ gồm:

- Giấy giới thiệu cán bộ cử đi làm thủ tục của doanh nghiệp.

- Đơn xin mở văn phòng hoặc chi nhánh của doanh nghiệp.

- Công văn của UBND tỉnh thành phố thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị cho doanh nghiệp được mở VPĐD hoặc chi nhánh tại Hà Nội.

- Bản sao giấy phép đầu tư có công chứng.

- Quy chế hoạt động của VPĐD hoặc chi nhánh tại Hà Nội.

- Hợp đồng thuê trụ sở (kèm các giấy tờ pháp lý hợp lệ liên quan).

- Quyết định bổ nhiệm Trưởng đại diện VPĐD hoặc giám đốc chi nhánh (có kèm bản trích ngang cá nhân).

Sau khi có văn bản chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội cho phép doanh nghiệp mở chi nhánh, văn phòng giao dịch tại Hà Nội, doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phê chuẩn điều chỉnh giấy phép đầu tư (trường hợp xin mở chi nhánh) và phải đăng ký trụ sở, gửi báo cáo hoạt động định kỳ tại Sở KH &ĐT Hà Nội.

b. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội muốn mở văn phòng giao dịch hoặc chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác phải lập hồ sơ theo quy định và được UBND các tỉnh, thành phố nơi xin mở chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch cho phép, các doanh nghiệp này phải thực hiện việc điều chỉnh, sửa đổi giấy phép đầu tư theo quy định.

Điều 15:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải tuân thủ quy định tại điều 68 và điều 69 của Nghị định 12/CP gửi báo cáo hoạt động tài chính hàng năm đến Bộ Tài Chính, Bộ KH &ĐT, Cục Thống kê, Sở KH &ĐT Thành phố, gửi báo cáo thống kê định kỳ đến Cục Thống kê, Bộ KH &ĐT. Cơ quan cấp giấy phép đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Tổng cục Thống kê, Bộ KH &ĐT và Sở KH &ĐT Hà Nội.

Điều 16:

Các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc kiểm tra việc hoạt động của doanh nghiệp và các bên hợp doanh theo chức năng, thẩm quyền được pháp luật quy định.

Trước khi tiến hành việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan thực hiện việc kiểm tra phải thông báo cho doanh nghiệp ít nhất là 7 ngày và đồng thông báo đến sở KH &ĐT. Trong thông báo phải nêu rõ nội dung cần kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra không kéo dài quá (5) ngày, nếu cần kiểm tra thêm phải ra quyết định mới theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm chuẩn bị cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

Chương V

PHÂN CÔNG GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ XÚC TIẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Điều 17:

Sở KH &ĐT là cơ quan đầu mối, được UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có trách nhiệm hướng dẫn, lập kế hoạch phát triển, thẩm định dự án, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, giúp đỡ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai thực hiện và quản lý các dự án, và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo yêu cầu của dự án và Sở KH &ĐT, các ngành: KTST, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Xây dựng, Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế . . . chịu trách nhiệm trước UBND thành phố tổ chức giải quyết những công việc liên quan đến lĩnh vực ngành mình quản lý (theo các điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 dưới đây) trong một thời hạn nhất định, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hình thành và triển khai dự án.

Trong quá trình giải quyết các công việc liên quan đến đầu tư nước ngoài, những vấn đề phức tạp, vượt quá thẩm quyền, Sở KH &ĐT phải báo cáo ngay Chủ tịch UBND thành phố để có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Điều 18:

Kiến trúc sư trưởng thành phố căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư có trách nhiệm giới thiệu địa điểm xây dựng mới địa điểm đang sử dụng phù hợp với quy hoạch và cấp chứng chỉ quy hoạch để chủ đầu tư có cơ sở lập dự án đầu tư. Mẫu đơn và hồ sơ được quy định tại thông tư 01/BXD-CSXD ngày 15/4/1997 của Bộ Xây dựng. Thời gian thực hiện việc giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 15 ngày.

Điều 19:

Sở Tài chính - vật giá là cơ quan có trách nhiệm đề xuất đơn giá tiền thuê đất tuân theo các điều khoản tại Quyết định số 179/1998/QĐ-BTC ngày 24/2/1998 của Bộ Tài chính đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quyết định số 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 của UBND Thành phố về ban hành qui định thực hiện Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, trình UBND thành phố quyết định, thời hạn xác định giá thuê đất không quá 7 ngày.

Điều 20:

Uỷ ban Nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm thành lập và chỉ đạo Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp huyện phường xã để phối hợp và giúp đỡ nhà đầu tư trong việc lập và tính toán phương án đền bù giải phóng mặt bằng, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách đền bù, giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù và tổ chức thực hiện chi trả đền bù.

Điều 21:

Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép sử dụng đất theo quy định tại chương IV của Nghị định 12/CP và quy định của Tổng cục Địa chính.

Trên cơ sở phương án đền bù, giải phóng mặt bằng được UBND thành phố phê duyệt cùng với đơn xin thuê đất, bản sao giấy phép đầu tư (có công chứng) và bản đồ địa chính khu đất do bên thuê cung cấp, Sở Địa chính nhà đất lập biên bản kiểm tra hồ sơ đất đai và lập hồ sơ xin thuê đất, trình Tổng cục Địa chính (đối với dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên; các loại đất khác từ 50ha) hoặc trình UBND thành phố (đối với dự án còn lại) để xét duyệt cho thuê đất.

Sau khi có quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền, Sở Địa chính - Nhà đất bàn giao mốc giới khu đất ngoài thực địa cho bên thuê đất và ký hợp đồng thuê đất với bên thuê, trong thời hạn không quá 10 ngày.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính về tài chính để thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước và UBND thành phố trên cơ sở Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành bản quy định thực hiện nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, có trách nhiệm cùng Chính quyền địa phương điều tra khối lượng phải đền bù và lập phương án đền bù.

Sau khi hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện và chủ đầu tư hoàn thành việc đền b?, giải phóng mặt bằng. Sở Địa chính - Nhà đất giúp bên thuê đất đăng ký đất tại UBND xã (phường, thị trấn) sở tại và trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với trường hợp đất đã được giao cho bên Việt Nam sử dụng, khi hợp tác đầu tư với nước ngoài hồ sơ xin thuê đất chỉ bao gồm đơn xin thuê đất, bản sao giấy phép đầu tư và giấy phếp cấp đất gần nhất, bản đồ địa chính khu đất và việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bàng cho bên Việt Nam trong liên doanh chịu trách nhiệm thực hiện. Trên cơ sở Hồ sơ hợp lệ về đất đai đã có, Sở Địa chính - Nhà đất lập hồ sơ mới, ký hợp đồng thuê đất và trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn giải quyết không quá 15 ngày.

Điều 22:

Sở Xây dựng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin phép thẩm định thiết kế được quy định tại mục 3.3.2 và phụ lục số 03 của thông tư 01/BXD-CSXD, ngày 15/4/1997 của Bộ Xây dựng (đối với những dự án nhóm B).

Sau khi thẩm định xong thiết kế, Sở XD trình UBND TP Hà Nội ra quyết định về việc thẩm định thiết kế và xây dựng công trình. Thời gian thẩm định thiết kế và ra quyết định không quá 20 ngày.

Nội dung thẩm định thiết kế được qui định tại điểm I mục 3.1 Thông tư số 01/BXD-CSXD, ngày 15/4/1997 của Bộ XD.

Đối với các dự án nhóm A, Bộ XD nhận hồ sơ xin phép thẩm định thiết kế và ra quyết định về việc thẩm định thiết kế và xây dựng công trình. Thời gian thẩm định không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Việc triển khai xây dựng công trình được thực hiện theo điểm I, mục 3.3 Thông tư số 01/BXD, ngày 15/4/1997 của Bộ Xây dựng.

Điều 23:

Sở Khoa học công nghệ và môi trường xem xét các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp văn bản thoả thuận, thường xuyên kiểm tra các điều kiện bảo vệ môi trường, cho phép đình chỉ sự vận hành dự án theo đúng các qui định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Nhà nước.

Điều 24:

Sở Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các qui định luật pháp về lao động: ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội qui lao động, cấp sổ lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền công, an toàn vệ sinh lao động và các vấn đề khác trong quan hệ lao động... Theo dõi, kiểm tra giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động, những vi phạm luật lao động và những qui định dưới luật khác.

Điều 25:

Quản lý đầu tư nước ngoài về nhận thầu tư vấn khảo sát thiết kế, quản lý xây dựng, thi công xây lắp và tổng quyết toán công trình:

- Các nhà thầu nước ngoài gồm thầu tư vấn xây dựng (bao gồm tư vấn về quản lý dự án, đấu thầu xây dựng, khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế, quản lý chất lượng xây dựng và thi công xây lắp), các nhà thầu thi công xây lắp công trình được gọi chung là nhà thầu xây dựng khi nhận thầu thực hiện dự án xây dựng công trình đều phải lập hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm II của Thông tư số 01/BXD, ngày 15/4/1997 của Bộ Xây dựng để được cấp giấy phép thực hiện về tư vấn xây dựng hoặc xây dựng công trình.

- Các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đều phải thực hiện theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo Nghị định 42/CP, 92/CP của Chính phủ; Thông tư 04/TT-LB ngày 10/9/1996 của Liên bộ Xây dựng - Kế hoạch và đầu tư - Tài chính hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quyết định số 4686/QĐ-UB ngày 31/12/1996 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định tổ chức thực hiện điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP, Nghị định 93/CP của Chính phủ và Thông tư 07/BKH-VPXT của Bộ KH &ĐT hướng dẫn thi hành quy chế đấu thầu và Quyết định số 3327/QĐ-XD ngày 29/8/1997 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định tổ chức thực hiện quy chế đấu thầu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Các chủ đầu tư phải thực hiện nghiệm thu và tổng quyết toán công trình theo thông tư 01/BXD-CSXD ngày 15/4/1997 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam và thông tư 04/1998/TT-BKH ngày 18/5/1998 của Bộ KH &ĐT hướng dẫn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải được cấp cao nhất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Hội đồng quản trị) thông qua và gửi đến cơ quan cấp phép đầu tư phê chuẩn.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 26:

Những vấn đề liên quan hoặc những điều khoản khác không nêu trong qui định này được thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định 12/CP, Nghị định 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 03/BKH-QLDA của Bộ KH &ĐT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 27:

Qui định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/1999/QĐ-UB ngày 23/03/1999 quy định thống nhất một đầu mối về tổ chức thực hiện việc hình thành hồ sơ, thẩm định dự án, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư và quản lý Nhà nước dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.357

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.91.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!