BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1182/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 09 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU CHO CÔNG TÁC THẨM TRA VÀ
PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy
định về quản lý thanh quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế chi tiêu cho
công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt”.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số 1562/QĐ-BGTVT ngày
23/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc các
Ban quản lý dự án thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan Chủ đầu tư và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Tài chính;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TC (XTr).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Danh Huy
|
QUY CHẾ
CHI TIÊU CHO CÔNG TÁC THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN DO BỘ
TRƯỞNG BỘ GTVT PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
(Kèm theo Quyết định số 1182/QĐ-BGTVT ngày 19/09/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
- Quy chế này quy định việc chi
tiêu cho công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quyết toán.
- Nguồn kinh phí sử dụng: Nguồn
chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được Chủ đầu tư thanh
toán cho Bộ Giao thông vận tải (đơn vị tiếp nhận là văn phòng Bộ) theo quy định
tại Điều 46 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của
Chính phủ và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này được áp dụng cho Vụ
Tài chính, Văn phòng Bộ, Chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án và các cơ quan, đơn
vị có tham gia công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Điều 2.
Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
- Văn phòng Bộ sử dụng bộ máy kế
toán, tài khoản hiện có để tổ chức hạch toán kế toán, tiếp nhận, quản lý và sử
dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định tại Điều 46 Nghị định số
99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
- Căn cứ nguồn kinh phí tại Điều 1 Quy chế này, Văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Tài chính tổ
chức thực hiện chi tiêu theo nội dung chi, mức chi quy định tại Điều
3 quy chế này; thực hiện công khai, minh bạch chi phí thẩm tra, phê duyệt
quyết toán theo chế độ quy định.
Điều 3.
Nội dung chi và mức chi
1. Chi trực tiếp cho công tác
thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán, cụ thể như sau :
- Mức chi cho các thành viên Tổ
công tác thẩm tra [1], người phê duyệt quyết toán
và các cá nhân thuộc cơ quan Bộ được phân công tham gia hỗ trợ công tác thẩm
tra quyết toán được xác định theo công thức sau:
Ctt = H*Lcs*Ttt*Mht , trong
đó:
Ctt: Mức chi trực tiếp cho từng
cá nhân;
H: hệ số lương bình quân của
khối cơ quan Bộ tại tháng 12 của năm trước liền kề;
Lcs: mức lương cơ sở do
Chính phủ quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [2];
Ttt: thời gian thẩm tra và
phê duyệt quyết toán tối đa (tính theo tháng[3]).
Mht: mức hỗ trợ quy định cụ
thể trong bảng dưới đây
Đối tượng hưởng
|
Người phê duyệt, Tổ trưởng và Tổ viên thường tr ực
|
Các tổ viên khác của Tổ công tác
|
Các cá nhân thuộc cơ quan Bộ được phân công tham gia hỗ trợ công tác thẩm
tra quyết toán[4]
|
Mức hỗ trợ (Mht)
|
50%
|
40%
|
25%
|
- Đối với dự án quan trọng Quốc
gia hoặc dự án nhóm A, trường hợp phải thẩm tra, phê duyệt quyết toán nhiều đợt,
tùy thuộc vào giá trị thẩm tra, phê duyệt mỗi đợt quyết toán, mức chi mỗi đợt
được tính bằng mức chi đối với một dự án nhóm B hoặc một dự án nhóm C.
- Tổng mức chi trực tiếp cho
công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán cho từng dự án không được vượt
quá nguồn kinh phí quy định tại Điều 1 Quy chế này.
2. Chi trả cho các chuyên gia
hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán :
Trong trường hợp cần thiết ,
trên cơ sở đề nghị của Vụ Tài chính và được Lãnh đạo Bộ chấp thuận, Văn phòng Bộ
tổ chức ký hợp đồng theo thời gian với các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn để thực
hiện một phần công việc thẩm tra quyết toán. Mức chi thanh toán theo hợp đồng
và phù hợp với quy định pháp luật có liên quan[5].
Việc thanh lý, quyết toán Hợp đồng và các nội dung Hợp đồng quy định về kinh
nghiệm của chuyên gia, tổ chức tư vấn, tiến độ và phạm vi công việc, thời hạn
và số lần thanh toán phải được Vụ Tài chính thống nhất bằng văn bản trước khi
thực hiện.
3. Chi công tác phí, văn phòng
phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, mua sắm máy tính hoặc trang thiết
bị phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cụ thể như sau :
- Chi mua sắm máy tính hoặc
trang thiết bị: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 50/2017/ QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng
Chính phủ; Thông tư số 68/ 2022/TT-BTC ngày
29/ 3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
- Chi văn phòng phẩm, in ấn tài
liệu: theo chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ, phù hợp với quy định hiện hành.
- Chế độ chi công tác phí, chế
độ hội nghị, hội thảo: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
4. Các khoản chi khác có liên
quan đến công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán, bao gồm:
- Chi dịch vụ công cộng (tiền
điện, nước, mạng internet,...): trên cơ sở hóa đơn thực tế và phân bổ theo tỷ lệ.
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC
ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chi dịch thuật: thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC
ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
- Chi cho công tác chỉnh lý hồ
sơ: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2010/TT-BNV
ngày 29/ 4/2010 và Thông tư số 12/2010/TT-BNV
ngày 26/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Chi cho công tác sửa chữa
phòng họp, phòng làm việc, kho lưu trữ,...: thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 68/2022/TT-BTC ngày 29/3/2022 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT-BTC
ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
- Các khoản chi khác (nếu có).
5. Tổng mức chi tối đa cho các
nội dung chi tại khoản 3, khoản 4 Điều này không vượt quá 60% nguồn kinh phí tại
Điều 1 Quy chế này.
Điều 4.
Tổ chức thực hiện
1. Khi nhận được Tờ trình đề nghị
quyết toán của chủ đầu tư, Vụ Tài chính có trách nhiệm xác định cụ thể chi phí
thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trên cơ sở đó tham mưu văn bản đề nghị chủ đầu
tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và thông báo để Văn phòng
Bộ thực hiện việc tiếp nhận và quản lý nguồn kinh phí. Đối với dự án được bố
trí kế hoạch năm cuối nhưng chủ đầu tư đang trong thời gian lập hồ sơ quyết
toán theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP, Vụ
Tài chính căn cứ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được duyệt hoặc điều chỉnh
của dự án hoặc dự toán (nếu có) để đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm
tra, phê duyệt quyết toán. Sau khi chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được
xác định cụ thể, trường hợp số tiền chủ đầu tư đã thanh toán vượt so với chi
phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được hưởng theo quy định, Văn phòng Bộ thực
hiện các thủ tục để chuyển trả chủ đầu tư số tiền đã thanh toán vượt.
2. Căn cứ kết quả thực hiện thẩm
tra, phê duyệt quyết toán của từng dự án, Tổ trưởng Tổ công tác (Lãnh đạo Vụ
Tài chính được phân công) quyết định mức chi cụ thể và có giấy đề nghị Văn
phòng Bộ thực hiện chi trả cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các nội
dung chi tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Quy chế này (trừ khoản
chi trực tiếp cho cá nhân thuộc cơ quan Bộ được phân công tham gia hỗ trợ công
tác thẩm tra quyết toán) và các nội dung chi khác tại khoản 3,
khoản 4 Điều 3 Quy chế này kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ (trong trường
hợp Vụ Tài chính thực hiện chi).
3. Văn phòng Bộ phân công cụ thể
các cá nhân thuộc cơ quan Bộ tham gia hỗ trợ công tác thẩm tra quyết toán để thực
hiện chi trả theo định mức nêu tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này;
quyết định mức chi tiêu và thực hiện thanh toán đối với các nội dung chi tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Quy chế này trên cơ sở các hồ sơ chứng
từ theo quy định. Các nội dung chi không xác định cụ thể thì Chánh Văn phòng Bộ
quyết định tỷ lệ phân bổ trên cơ sở nguồn thu tại Điều 1 Quy chế
này.
4. Trường hợp vượt thẩm quyền,
các đơn vị cần báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.
5. Hàng năm, Vụ Tài chính tổng
hợp kết quả thực hiện năm liền kề và xây dựng kế hoạch thẩm tra, phê duyệt quyết
toán năm kế hoạch gửi Văn phòng Bộ để lập kế hoạch quản lý, sử dụng kinh phí thẩm
tra quyết toán. Đối với các dự án đã được phê duyệt quyết toán toàn bộ và không
còn nhiệm vụ chi cho công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán, Văn phòng Bộ có
trách nhiệm nộp trả Ngân sách nhà nước các nguồn thu còn dư (nếu có).
Điều 5.
Khi các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu để áp dụng tại
Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới thì áp dụng theo các văn bản
quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. Căn cứ quy định tại Quy chế
này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Trong
quá trình thực hiện nếu phát hiện có nội dung chưa phù hợp thì có văn bản gửi về
Vụ Tài chính và Văn phòng Bộ để tham mưu Lãnh đạo Bộ sửa đổi, điều chỉnh kịp thời,
đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước./.
[1] Có Quyết định
thành lập theo quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán ban hành kèm theo Quyết
định số Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2016 hoặc các Quyết định bổ sung,
thay thế (nếu có).
[2] Từ 01/7/2023
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính
phủ.
[4] Số lượng cá
nhân tham gia hỗ trợ công tác thẩm tra quyết toán tối đa không quá 07 người đối
với dự án quan trọng Quốc gia hoặc dự án nhóm A, 05 người đối với dự án nhóm B
và 03 người đối với dự án nhóm C.