UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2012/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 04 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 -
2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 28/2011/NQ-HĐND
ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 3 về một số chính sách hỗ
trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 69/TTr-SNN- KHTC ngày 16/01/2012, của Sở Tư pháp tại
Báo cáo thẩm định số 83/BCTĐ-STP ngày 02/02/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định: "Một số chính sách hỗ trợ đầu
tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 -
2015".
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết
định của UBND tỉnh: số 10/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010; số 2891/QĐ-UBND ngày
25/7/2011.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố,
thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh
Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 1.
Giống Lúa lai (áp dụng cho tất cả các vụ sản xuất trong năm):
1. Hỗ trợ 70% giá giống Lúa lai cho
các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Hạnh Dịch,
Đồng Văn, Thông Thụ (thuộc huyện Quế Phong) và các xã: Bình Chuẩn, Châu Khê,
Môn Sơn (thuộc huyện Con Cuông). Định mức giống 32 kg/ha.
2. Hỗ trợ 50% giá giống Lúa lai cho
các xã, bản miền núi khu vực III, các xã, bản miền núi khu vực II thuộc Chương
trình 135 của các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và các xã còn lại của huyện Quế
Phong, Con Cuông. Định mức giống 32 kg/ha.
Điều 2.
Giống Ngô lai (áp dụng cho tất cả các vụ sản xuất trong năm):
1. Trợ giá 70% giá giống Ngô lai
cho các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Hạnh
Dịch, Đồng Văn, Thông Thụ (thuộc huyện Quế Phong) và các xã: Bình Chuẩn, Châu
Khê, Môn Sơn (thuộc huyện Con Cuông). Định mức giống 20 kg/ha;
2. Trợ giá 50% giá giống Ngô lai
cho các xã, bản miền núi khu vực III và các xã, bản khu vực II thuộc Chương trình
135 của các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và các xã còn lại của các huyện: Quế Phong,
Con Cuông. Định mức giống 20 kg/ha.
Điều 3. Hỗ
trợ sản xuất Ngô vụ Đông
1. Những diện tích Ngô đã gieo bị
ngập lụt hỏng, nông dân đã gieo lại, được ngân sách cấp 100% tiền giống;
2. Các huyện đồng bằng, miền núi
thấp và các xã miền núi thuộc khu vực I, khu vực II của các huyện: Quỳ Hợp và
Quỳ Châu được hỗ trợ 30% giá giống. Định mức giống 20 kg/ha;
3. Khen thưởng: Huyện có diện tích
ngô vụ Đông cao hơn kế hoạch tỉnh giao 300 ha được xét thưởng 5 triệu đồng và
cứ vượt thêm 100 ha được xét thưởng thêm 1 triệu đồng.
Điều 4. Cây
Lạc
1. Đối với vụ Thu - Đông:
a) Hỗ trợ 50% giá giống lạc nguyên
chủng, với định mức không quá 240 kg/ha. Hàng năm, giao Sở Nông nghiệp và PTNT
phân khai kế hoạch để các địa phương thực hiện, nhưng diện tích được hỗ trợ
không quá 1.000 ha/năm.
b) Hỗ trợ nilon tủ luống với mức
10.000 đồng/kg nilon tấm mỏng 0,007mm, màu trắng trong. Định mức 100 kg/ha;
c) Hỗ trợ thuốc diệt cỏ với mức 100.000
đồng/ha cho diện tích lạc phủ nilon. Định mức, chủng loại do Sở Nông nghiệp và
PTNT quy định;
d) Khen thưởng: Huyện có diện tích
Lạc Thu - Đông cao hơn kế hoạch tỉnh giao 150 ha được xét thưởng 05 triệu đồng
và cứ vượt thêm 50 ha được thưởng thêm 01 triệu đồng.
2. Đối với vụ Xuân:
a) Hỗ trợ nilon tủ luống với mức
8.000 đồng/kg nilon tấm mỏng 0,007mm, màu trắng trong. Định mức 100 kg/ha;
b) Hỗ trợ thuốc diệt cỏ với mức 100.000
đồng/ha cho diện tích lạc phủ nilon. Định mức, chủng loại do Sở Nông nghiệp và
PTNT quy định.
Điều 5. Cây
Chè
1. Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè
Tuyết Shan, với mật độ trồng 3.300 bầu/ha;
2. Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè
chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu đối với các huyện: Con Cuông, Quế Phong và
mức 200 đồng/bầu đối với các huyện còn lại. Mật độ trồng: 16.000 bầu/ha;
3. Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới
chè công nghiệp giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức
5.000.000 đồng/ha đối với các huyện: Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn và mức 2.000.000
đồng/ha đối với các huyện còn lại.
Điều 6. Cây
Cam
Hỗ trợ 4.000 đồng/bầu Cam giống mới có năng suất, chất lượng cao và sạch bệnh (loại được sản xuất trong túi PE),
với mật độ trồng 650 cây/ha. Giống Cam mới do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định.
Điều 7. Phát
triển nguyên liệu cho các làng nghề nông thôn
1. Cây Mây nguyên liệu
a) Hỗ trợ 50% giá giống để trồng
mới Mây nguyên liệu.
b) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ sản xuất, chế biến.
2. Cây Dâu tằm
a) Trợ giá 100 đồng/cây giống dâu
(hoặc hom) để trồng mới đối với các giống nhập nội từ Trung Quốc, gồm: Dâu Sa
Nhị Luân và các giống dâu Việt Nam đa bội thể số 7, số 12, giống dâu lai VH9,
VH15, VH13... Mật độ trồng: Đối với Dâu trồng bằng cây giống là 4,8 vạn cây/ha
(kể cả trồng dặm); Dâu trồng bằng hom là 7,2 vạn hom/ha.
b) Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha để xây
dựng một số mô hình trồng Dâu nuôi tằm: 1 - 2 mô hình/huyện. Mỗi mô hình 2 - 3
ha.
Điều 8. Sản
xuất Muối
1. Hỗ trợ 01 triệu đồng khi xây dựng
bộ chạt lọc cải tiến để thay chạt lọc cũ.
2. Hỗ trợ bạt nhựa nilon trải ô kết
tinh, với mức 03 triệu đồng/đơn vị sản xuất muối (60m2).
Điều 9. Máy
cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy
1. Hỗ trợ mua máy cày đa chức năng
công suất từ 8CV – 30CV và máy công tác kèm theo (bánh lồng, phay, cày lưỡi
hoặc cày đĩa, bừa, vét bờ, bơm nước, rơ moóc):
- Cấp bù lãi suất cho 2/3 giá
trị máy hoàn chỉnh trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã đồng bằng;
- Hỗ trợ 20% giá trị máy hoàn chỉnh
và cấp bù lãi suất cho 80% giá trị máy hoàn chỉnh còn lại trong thời gian 36
tháng đối với các huyện, xã miền núi;
2. Hỗ trợ 20% giá trị máy gặt, máy
cấy và cấp bù lãi suất trong 24 tháng của 80% giá trị máy còn lại;
3. Hỗ trợ kinh phí tập huấn, quản
lý sử dụng máy cày, máy gặt, máy cấy theo dự toán được duyệt.
Điều 10.
Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 30 con trở lên
1. Hỗ trợ 650.000 đồng/con lợn
cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ có trọng lượng bình quân 60 kg/con;
2. Trợ giá lợn đực giống ngoại (trọng
lượng lợn đực giống hậu bị trên 70 kg/con), với chỉ tiêu 30 con lợn nái trở lên
được bố trí 01 con lợn đực cho trang trại đủ tiêu chuẩn sản xuất giống cấp ông
bà, bố mẹ. Mức hỗ trợ tương ứng 1,5 triệu đồng/con;
3. Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống ngoại
để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống tại các đơn vị thụ tinh nhân tạo của
tỉnh. Trọng lượng lợn đực giống bình quân 100 kg/con. Số lợn đực bổ sung đàn
được ghi kế hoạch đầu năm.
Điều 11.
Tạo giống bò, cải tiến giống trâu
1. Cấp 100% chi phí: Tinh trâu, tinh
bò sữa, tinh bò giống hướng thịt: Zêbu, Brahman; vật tư phối giống và hỗ trợ
50.000 đồng/con có chửa, bao gồm tiền công: Phối giống, kiểm tra trâu hoặc bò
có chửa;
2. Hỗ trợ 60% giá trị trâu đực giống
ngoại vùng (cách tối thiểu 50 km), bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa
phương), để phối giống trực tiếp cho trâu cái ở các vùng quy hoạch, bò cái tại
địa phương đối với các huyện, xã miền núi không có điều kiện thực hiện phối giống
bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Định mức: 30 – 50 con trâu, bò cái sinh sản
được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống. Riêng các huyện: Kỳ Sơn, Tương
Dương, Quế Phong hỗ trợ 80% giá trị trâu đực giống ngoài vùng, bò đực giống lai
hướng thịt (về đến địa phương), với định mức: 25 - 30 con trâu hoặc bò cái sinh
sản được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống.
Điều 12.
Chăn nuôi trâu, bò hàng hoá
1. Hỗ trợ lãi suất tối đa 12 tháng
thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho số tiền vay bình quân 04 triệu
đồng/con để mua 01 con trâu, bò tạo hàng hoá. Ngân sách trả lãi suất tiền vay
qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT;
2. Hỗ trợ 100.000 đồng/con trâu,
bò đực giống chất lượng kém bị thiến bằng kìm bấm và hỗ trợ 50.000 đồng/con tiền
công thiến cho cán bộ thực hiện.
Điều 13.
Trợ giá giống gốc
Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh
phí chi thường xuyên cho Trung tâm Giống chăn nuôi để thực hiện chương trình
trợ giá giống gốc theo Thông tư số 148/2007/TTLB/BTC-BNN&PTNT của Liên Bộ:
Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng
sản phẩm giống gốc vật nuôi, cho các đối tượng sau: Lợn Móng Cái; Lợn giống
ngoại cấp ông bà; Bò vàng, bò sữa giống HF thuần; Vịt bầu Quỳ, gà Ác, lợn Mường
Khương, bò H'Mông.
Điều 14.
Tiêm phòng gia súc miền núi
Cấp 100% các loại vacxin tiêm phòng
gia súc đối với các xã, bản miền núi khu vực III và khu vực II;
Điều 15. Hỗ
trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng (bị phản ứng do tiêm phòng vacxin
gây chết)
Hỗ trợ 100% tiền đền bù gia súc,
gia cầm bị rủi ro (chết) do tiêm phòng vacxin theo giá thị trường tại thời điểm
xảy ra rủi ro (trong định mức quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Điều 16.
Kiên cố hoá kênh mương loại III
1. Hỗ trợ 30% giá trị công trình
kiên cố kênh mương đối với các huyện miền núi thấp cho khu vực tưới có 10 ha trở
lên;
2. Hỗ trợ 80% giá trị công trình
cho khu vực tưới có 05 ha trở lên đối với 5 huyện miền núi cao;
3. Khi lập dự toán công trình không
tính giá trị thu nhập chịu thuế tính trước, khuyến khích áp dụng thiết kế định
hình ở những nơi có điều kiện, các khoản chi phí khảo sát, lập thiết kế dự toán
chỉ tính bằng 50% mức quy định, thuế VAT chỉ tính trên giá trị vật liệu xây
dựng công trình.
Điều 17.
Tưới cho cây công nghiệp: Chè, Cà phê, Mía; Cây ăn quả:
Cam, Dứa và Cỏ trồng tập trung
1. Hỗ trợ 40% giá trị công trình
được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) tưới nhỏ lẻ
cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) và cỏ trồng tập trung
có quy mô 01 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy
bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su;
2. Hỗ trợ 40% giá trị công trình
nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng cho 01 hồ đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3
đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê,
mía), cây ăn quả (cam, dứa) để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm. Số lượng hồ đập
nhỏ được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các địa phương, đơn vị.
Điều 18.
Nuôi trồng Thuỷ sản mặn lợ
1. Đối với những hộ nuôi tôm Sú và
tôm He chân trắng thương phẩm công nghiệp bị bệnh virus đốm trắng và bệnh Taura
được hỗ trợ hoá chất để xử lý dịch bệnh tôm, nếu khi tôm bị bệnh chủ hộ đã tuân
thủ quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh
thuỷ sản;
2. Đối với tôm Sú và tôm He chân
trắng bố mẹ bị dịch bệnh phải tiêu hủy được hỗ trợ 30% tiền giá giống tại thời điểm.
Điều 19.
Nuôi trồng Thuỷ sản nước ngọt
Hỗ trợ 01 lần đối với diện tích chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (ngoài vùng dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
tập trung) từ trồng lúa (ngoài diện tích quy hoạch trồng lúa nước được phê
duyệt), trồng màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản với mức hỗ trợ
1,5 triệu đồng/ha.
Điều 20.
Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn
1. Các huyện, xã miền núi thuộc khu
vực III được hỗ trợ 6,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);
2. Các huyện, xã miền núi thuộc khu
vực II được hỗ trợ 4,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);
3. Các huyện, xã miền núi thuộc khu
vực I được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);
4. Các huyện, xã đồng bằng được hỗ
trợ 2,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên).
Điều 21.
Chính sách nuôi ngao Bến Tre
Hỗ trợ 01 lần 20% tiền mua giống
ngao Bến Tre cho các hộ nuôi tập trung thâm canh trong vùng quy hoạch, với mật độ
thả 100 – 150 con/m2.
Điều 22. Hỗ
trợ các Trại sản xuất giống Thuỷ sản
1. Hỗ trợ Trại sản xuất giống tôm
mới phát triển để mua sắm thiết bị với mức 10 triệu đồng/1 triệu con giống, với
quy mô mỗi trại không quá 10 triệu con;
2. Trại sản xuất giống cá rô phi
đơn tính mới xây dựng với công suất mỗi trại từ 01 triệu con cá giống 21 ngày tuổi
trở lên được hỗ trợ không quá 45 triệu đồng/trại;
3. Hỗ trợ 01 lần cho Trại sản xuất
giống Cua mới xây dựng với quy mô 5 vạn con/trại trở lên được hỗ trợ 15 triệu
đồng/trại;
4. Hỗ trợ một lần 10 triệu đồng để
mua sắm vật tư, trang thiết bị, cua giống bố mẹ đối với mô hình sản xuất cua giống
quy mô từ 05 vạn con trở lên/trại, kết hợp tôm giống.
5. Hỗ trợ 01 lần cho một Trại sản
xuất giống thuỷ sản mặn lợ mới xây dựng mức 10 triệu đồng và Trại sản xuất giống
thuỷ sản nước ngọt mức 05 triệu đồng để đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật
nuôi trồng thuỷ sản;
Điều 23.
Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi
1. Hàng năm tỉnh trích một phần ngân
sách để trợ giá cá giống lên miền núi của tỉnh, cụ thể như sau:
a) Đối với các xã miền núi khu vực
III, mức trợ giá giống 70%;
b) Đối với các xã miền núi khu vực
II, mức trợ giá giống 60%;
c) Đối với các xã miền núi khu vực
I, mức trợ giá giống 50%.
2. Bên cạnh những đơn vị được giao
nhiệm vụ trợ giá lên các huyện miền núi, những huyện có Trại giống cấp 2 đủ
tiêu chuẩn được tham gia chương trình để cung ứng giống tại chỗ cho các hộ nuôi
để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành con giống.
Điều 24. Hỗ
trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Ngân sách hỗ trợ kinh phí xây
dựng mô hình để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản từ vùng lộng
ra vùng khơi, với mức 50% tổng kinh phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình;
2. Ngân sách hỗ trợ 70% kinh phí
đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu đánh cá;
3. Ngân sách hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư thời gian 12 tháng đối với hộ ngư dân đóng mới tàu khai thác thủy sản vùng
khơi có công suất từ 90 CV trở lên với các mức như sau:
a) Hỗ trợ 3,0 triệu đồng/tháng đối
với tàu có công suất từ 90CV - 250CV;
b) Hỗ trợ 4,0 triệu đồng/tháng đối
với tàu có công suất từ 250CV - 400CV;
c) Hỗ trợ 4,5 triệu đồng/tháng đối
với tàu có công suất trên 400CV.
4. Để bảo đảm thông tin trên biển,
đặc biệt là công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cho ngư dân
thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển như sau:
a) Hỗ trợ 01 máy thông tin tầm
xa có tích hợp vệ tinh cho mỗi tổ hợp tác (từ 5-7 tàu/tổ) gồm các loại tàu có
công suất từ 90 CV trở lên. Máy thông tin phải thực hiện theo quy định về quản
lý thông tin trên biển của tỉnh.
b) Trang bị máy thông tin tầm xa
tại các huyện, thị, các xã nghề cá trọng điểm ven biển để quản lý tàu thuyền.
5. Hỗ trợ cho mỗi lao động đi khai
thác thủy sản trên biển thuộc đối tượng ngư dân nghèo và gia đình chính sách
một bộ phao cứu sinh.
6. Hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm
thuyền viên thuộc hộ nghèo, chính sách tham gia đánh bắt thủy sản ngoài khơi
trên tàu từ 90CV trở lên.
7. Khi các ngư dân thành lập 01 tổ
hợp tác khai thác thủy sản trên biển, đã được UBND xã, phường, thị trấn sở tại
xác nhận, được hỗ trợ 10 triệu đồng.
Điều 25.
Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thuỷ sản
1. Hàng năm cấp kinh phí cho Chi
cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để mua các giống tôm, giống cá và các
loài thủy sản quý hiếm khác thả ra sông, ra biển, các hồ nước lớn có diện tích
trên 50 ha.
2. Hàng năm cấp kinh phí cho
Trung tâm Giống thủy sản để thay thế 10% đàn cá bố mẹ hiện có gồm kinh phí mua,
vận chuyển, nuôi dưỡng và sản xuất giống quý hiếm, giống mới.
Điều 26. Chính
sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để sản xuất theo công
nghệ cao
1. Xây dựng cánh đồng mẫu:
a) Đối tượng, quy mô (diện tích tối
thiểu, liền kề):
- Cây lúa, ngô, lạc: 30 ha.
- Cây Cam: 02 ha.
- Cây Cao su, chè: 10 ha.
- Rau các loại: 05 ha.
- Nuôi tôm thẻ: 05 ha.
- Nuôi ngao: 20 ha.
- Trồng rừng bằng giống nuôi cấy
mô: 10 ha.
b) Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí hội thảo đầu bờ,
tập huấn, tuyên truyền, tham quan học tập, với mức 15 triệu đồng/cánh đồng mẫu;
- Hỗ trợ 30% giá các loại vật tư
chủ yếu như: Phân bón, thuốc xử lý, chế phẩm sinh học (trừ chế phẩm compos maketr
đã có chính sách hỗ trợ), để đầu tư đủ quy trình sản xuất hiện hành.
2. Nhân rộng cánh đồng mẫu a) Thời
gian:
- Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày,
nuôi trồng thủy sản phải qua 02 vụ sản xuất liên tiếp để đánh giá hiệu quả;
- Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả lâu năm sau 02 năm liên tiếp phải đánh giá hiệu quả;
b) Quy mô: Phải đạt tối thiểu gấp
3 - 5 lần quy mô cánh đồng mẫu.
c) Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội
thảo đầu bờ, tham quan học tập, khuyến cáo, tập huấn khuyến nông cho người sản
xuất, với mức 20 triệu/cánh đồng mẫu
- Hỗ trợ chế phẩm sinh học, thuốc
BVTV, thuốc thú y để xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, với mức tối đa không quá 01
triệu đồng/ha;
Điều 27.
Chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
Hỗ trợ 40% giá trị mua bản quyền
tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại Nghệ An. Các danh mục về
bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được mua do Sở
Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình UBND tỉnh quyết định trước khi thực hiện.
Điều 28.
Chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các
huyện miền núi để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
1. Xây dựng mô hình kinh tế a) Đối
tượng, quy mô:
- Sản xuất cây hàng năm, cây
công nghiệp ngắn ngày như: Khoai sọ, gừng, chanh leo, chuối tiêu hồng, gấc cao
sản, bí xanh, cây hương bài, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, mô hình thâm canh lúa
lai, ngô lai, lạc, rau an toàn, hoa lyli, cây dược liệu dưới tán rừng. Quy mô:
1 - 2 ha/mô hình.
- Sản xuất cây công nghiệp lâu năm,
cây ăn quả: Cam, quýt, bưởi, dứa. Quy mô: 2 - 3 ha/mô hình.
- Sản xuất cây lâm nghiệp: Cây pic
niệng, mét, mô hình cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng giàu, chuyển đổi canh
tác nương rẫy sang canh tác nông, lâm kết hợp. Quy mô: 3 - 5 ha/mô hình.
- Chăn nuôi: Số con thường xuyên/mô
hình phải đạt mức tối thiểu đối với từng loại con như sau: Lợn rừng, lợn đen:
30 con trở lên; nhím: 3 cặp; gà đen, vịt bầu Quỳ: 200 con
- Nuôi cá lồng trên sông, hồ. b)
Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí tập huấn, hội thảo
đầu bờ, tuyên truyền với mức 10 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ giống với mức: 50% đối với
các huyện, xã miền núi khu vực I và khu vực II, 80% đối với các xã miền núi khu
vực III;
- Hỗ trợ 50% chi phí vật tư chủ yếu:
phân bón, chế phẩm sinh học.
Hàng năm các huyện, thị, các đơn
vị căn cứ điều kiện thực tế của địa phương lựa chọn tối đa 2 - 3 mô hình có hiệu
quả nhất để thực hiện.
2. Nhân rộng mô hình kinh tế a) Thời
gian:
- Đối với cây hàng năm: Sau 02 năm
xây dựng mô hình.
- Đối với cây công nghiệp lâu năm,
cây ăn quả, rừng nguyên liệu: Sau 01 chu kỳ sản xuất tạo mô hình;
- Mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản: Sau 02 năm xây dựng mô hình.
b) Quy mô: Phải đạt tối thiểu gấp
04 lần quy mô mô hình đã được xây dựng có hiệu quả.
c) Chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội
thảo đầu bờ, với mức 20 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ 30% giá các loại vật tư,
phân bón chủ yếu.
Điều 29.
Chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
1. Khi thành lập mới 01 Hợp tác xã
sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, diêm nghiệp đã đại hội xã viên, có phương án sản
xuất kinh doanh, có giấy phép kinh doanh do UBND huyện, thành, thị (hoặc Sở Kế
hoạch và Đầu tư) cấp, được hỗ trợ 20 triệu đồng.
2. Trong quá trình xây dựng và hoạt
động, các Hợp tác xã được lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án trong
vùng; đồng thời được hưởng các chính sách quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát
triển Hợp tác xã.
Điều 30.
Các chính sách: Phát triển ngành nghề nông thôn, Hỗ trợ phát triển rừng sản
xuất, Hỗ trợ Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Thuỷ lợi phí thực
hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
Chương II
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31.
Trách nhiệm của các địa phương, đơn vị là chủ đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ đầu
tư theo chính sách
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, thị xã thực hiện các chính sách: Trợ giá các loại giống: Lúa lai, Ngô lai,
ngô vụ Đông, Lạc, Cam; phát triển vùng nguyên liệu Chè; rừng nguyên liệu; kiên
cố hóa kênh mương loại III; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; tưới cho
cây công nghiệp dài ngày, tưới cho cây ăn quả; phát triển chăn nuôi trâu, bò
hàng hoá; nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn;
nuôi ngao Bến Tre; miễn thuỷ lợi phí; phát triển ngành nghề nông thôn; chính
sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ KHKT để sản xuất theo công nghệ cao; Xây
dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách trợ giá ni lông
tủ lạc.
2. Giám đốc các Công ty TNHH một
thành viên: Nông, Lâm nghiệp; Trưởng các Ban quản lý rừng phòng hộ; Tổng đội trưởng
các Tổng đội TNXP-XDKT; Giám đốc các dự án phát triển nguyên liệu thực hiện các
chính sách: Phát triển vùng nguyên liệu Chè; Trợ giá giống cam; rừng nguyên
liệu; chính sách tưới cho cây công nghiệp dài ngày, tưới cho cây ăn quả; chính
sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ KHKT để sản xuất theo công nghệ cao; xây
dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách mua bản quyền tác
giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất
nông, lâm, thủy sản... thuộc phạm vi quản lý.
3. Giám đốc Công ty cổ phần Dịch
vụ Bảo vệ thực vật thực hiện chính sách hỗ trợ thuốc trừ cỏ cho cây Lạc.
4. Giám đốc các Công ty có đủ điều
kiện tổ chức thực hiện chính sách trợ giá máy cày đa chức năng và máy công tác
kèm theo, máy gặt, máy cấy và tập huấn bảo trì, sử dụng máy nông nghiệp.
5. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
tạo nguồn vốn cho các hộ dân vay theo định mức để mua máy cày đa chức năng và máy
công tác kèm theo, máy gặt, máy cấy, mua trâu, bò làm hàng hoá và thực hiện chính
sách hỗ trợ lãi suất máy nông nghiệp.
6. Giám đốc các Công ty, chủ nhiệm
các Hợp tác xã sản xuất, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ cần nguyên liệu mây,
dâu tằm làm chủ đầu tư thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu mây,
dâu tằm và hỗ trợ tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến để phát
triển các làng nghề nông thôn.
7. Giám đốc Trung tâm Giống chăn
nuôi thực hiện chính sách: Phát triển chăn nuôi lợn ngoại; tạo giống bò, cải tiến
giống trâu; trợ giá giống gốc chăn nuôi.
8. Chi cục trưởng Chi cục Thú y thực
hiện chính sách: Tiêm phòng gia súc miền núi; chính sách hỗ trợ thú y thuỷ sản;
Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro do tiêm phòng vacxin.
9. Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng
thủy sản thực hiện chính sách hỗ trợ tôm giống bố mẹ khi bị dịch bệnh, hỗ trợ
thiết bị, chuyên gia trại giống.
10. Giám đốc Trung tâm Giống thủy
sản và các Trạm, Trại sản xuất cá giống thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất
giống thuỷ sản; chính sách trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; chính sách
bảo tồn quỹ gen, giống gốc thuỷ sản.
11. Chi cục trưởng Chi cục Khai thác
và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện các chính sách: Hỗ trợ phao cứu sinh;
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo thuyền, máy trưởng, thuyền
viên tàu cá; xây dựng mô hình chuyển đổi khai thác thuỷ sản từ vùng lộng sang
vùng khơi và sang các ngành nghề khác; bảo tồn quỹ gen, tái tạo nguồn lợi thủy
sản; hỗ trợ lãi suất đóng mới tàu khai thác hải sản có công suất 90CV trở lên,
hỗ trợ máy thông tin, thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển, hỗ trợ
mua bảo hiểm thuyền viên thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách tham gia đánh bắt
thủy sản trên tàu 90CV;
12. Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi
thẩm định kế hoạch sửa chữa công trình, kiên cố hoá kênh mương, tưới, tiêu, chính
sách miễn thuỷ lợi phí và đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
các chính sách này.
13. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển
nông thôn thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã: Nông, lâm, thủy lợi, đánh
bắt thủy sản ngoài khơi; chính sách sản xuất muối.
14. Giám đốc Trung tâm Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn tổng hợp kế hoạch yêu cầu đầu tư hỗ trợ nước sạch
và vệ sinh môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt làm cơ
sở thực hiện và đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách
này.
Căn cứ các quy định tại Quyết định
này, các địa phương, đơn vị lập kế hoạch thực hiện các chính sách gửi về Sở
Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính trước ngày 15/8 hàng năm để kiểm tra, tổng
hợp, trình UBND tỉnh quyết định. Đồng thời, căn cứ kế hoạch được giao, tổ chức
thực hiện các chính sách, tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định.
Điều 32.
Trách nhiệm các Sở liên quan
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Phối hợp với Sở Tài chính để lập
kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quyết định này hàng năm trình UBND tỉnh
phê duyệt;
b) Tham gia với Sở Tài chính thẩm
định giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị… để thực hiện chính sách;
c) Tham gia với Sở Tài chính trong
việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định
hiện hành của Nhà nước;
d) Thẩm định, phê duyệt các hồ sơ
thủ tục theo quy định (thiết kế kỹ thuật - dự toán các loại vật tư, thiết bị,
giống cây, con các loại)
e) Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn,
kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách trước khi thu hoạch
đối với cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, sau trồng mới đối với cây
công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của các địa phương báo cáo để đủ thủ tục chi
tiền thực hiện chính sách;
f) Hàng năm tổng hợp kết quả thực
hiện chính sách của các địa phương, đơn vị. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn
chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo UBND tỉnh vào
cuối tháng 11.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì trong việc lập kế hoạch
kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch hàng năm
trình UBND tỉnh phê duyệt;
b) Căn cứ dự toán ngân sách đã được
UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cấp ứng kịp thời kinh
phí cho các địa phương, đơn vị theo đúng quy định;
c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo
giá các loại giống cây, giống con, vật tư, thiết bị… làm căn cứ cho việc thanh
quyết toán các chính sách hỗ trợ;
d) Thẩm tra quyết toán kinh phí thực
hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 33. Hàng
năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra cho
các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan, UBND các huyện, thành, thị trong việc,
chỉ đạo, kiểm tra, phúc tra đối với các Chủ đầu tư thực hiện các chính sách này.
Điều 34.
Điều khoản thi hành
1. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp
với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn liên ngành thực hiện Quyết định này;
2. Trong quá trình thực hiện có gì
khó khăn, vướng mắc các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị
báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (Qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, điều
chỉnh, bổ sung kịp thời./.