HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 69/2020/NQ-HĐND
|
Yên
Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG,
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP
ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số
38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số
chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm
vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Xét Tờ trình số 167/TTr-UBND ngày
12 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành một số chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2021 - 2025
Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
40/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái sửa đổi, bổ
sung Điều 1 của Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 15/12/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 -
2020.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban
của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; các đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Yên Bái khoá XVIII - Kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2020
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc
hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ban Pháp chế của HĐND tỉnh (Kiểm tra văn bản)
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KTNS.
|
PHÓ
CHỦ TỊCH
Vũ Quỳnh Khánh
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này
quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản tổ chức sản xuất sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị, phát
triển mở rộng vùng nguyên liệu theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ và công
tác quản lý chỉ đạo thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã thực hiện các dự án sản xuất sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị.
b) Hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát
triển sản xuất hoặc liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ.
c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân được
quy định tổ chức thực hiện chính sách hoặc có liên quan đến việc thực hiện
chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 2. Nguyên
tắc chung
1. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất
liên kết theo chuỗi giá trị được thực hiện thông qua các dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã phải có dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và thực hiện bảo đảm các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hoạt động liên kết giữa các bên
tham gia thực hiện dự án chuỗi giá trị phải được xây dựng trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và phải được thể hiện bằng hợp đồng liên kết (bằng
văn bản).
4. Các dự án phát triển sản xuất liên
kết sản xuất theo chuỗi giá trị phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản
xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng và tham gia vào Chương trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP).
5. Dự án xây dựng chuỗi giá trị mới
được hỗ trợ thực hiện các khâu trong chuỗi giá trị theo nội dung đầu tư thực tế.
Đối với dự án củng cố, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị chỉ hỗ trợ đối với các
khâu còn thiếu để xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh, bền vững.
6. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và hộ gia đình, cá nhân đã được hưởng chính sách hỗ trợ cùng loại từ
ngân sách nhà nước theo quy định khác, thì không được hưởng chính sách hỗ trợ
quy định tại Nghị quyết này.
7. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ
khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan thì được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất. Ưu tiên hỗ
trợ các hộ gia đình, cá nhân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh trong
giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đã được
hưởng chính sách hỗ trợ để phát triển mở rộng sản xuất trên nguyên tắc không hỗ
trợ trùng lặp đối với những quy mô, diện tích đã được hưởng hỗ trợ.
8. Quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự
án được cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ
và khả năng cân đối bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
9. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội
dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
Điều 3. Nguồn vốn
thực hiện
a) Nguồn ngân sách Trung ương.
b) Nguồn ngân sách tỉnh.
c) Nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp
tác xã; liên hiệp hợp tác xã và nguồn vốn của hộ gia đình, cá nhân.
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng cao liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án sản xuất chè vùng cao liên kết theo chuỗi giá trị
tại các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất chè liên kết theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá trị
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo đảm các quy định
của pháp luật có liên quan;
b) Dự án có quy mô vùng nguyên liệu đạt
từ 50 ha trở lên. Đối với diện tích trồng mới phải sử dụng giống chè Shan hoặc
các giống chè tiến bộ kỹ thuật;
c) Vùng nguyên liệu của dự án phải áp
dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn
hữu cơ.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng chè và
chính quyền địa phương. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng bảo quản, chế biến gồm: Nhà xưởng, thiết bị chế biến, hệ thống
xử lý chất thải, kho bảo quản, hệ thống đường điện, giao thông nội bộ. Mức hỗ
trợ không quá 1.000 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống
hoặc chi phí sản xuất cây giống tại chỗ để trồng mới vùng nguyên liệu. Mức hỗ trợ
không quá 20 triệu đồng/ha;
d) Hỗ trợ 100% chi phí thuê tổ chức
chứng nhận đánh giá cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn hữu cơ. Mức hỗ trợ không quá 200
triệu đồng/dự án;
đ) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu
đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, d, đ của khoản này không quá 3.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 5. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị
tại các huyện: Văn Chân, Trân Yên, Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất chè liên kết theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo đảm các quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Dự án có quy mô vùng nguyên liệu từ
50 ha trở lên. Đối với diện tích trồng mới phải sử dụng các giống chè tiến bộ kỹ
thuật;
c) Vùng nguyên liệu của dự án phải áp
dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn
hữu cơ.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng chè và
chính quyền địa phương. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng bảo quản, chế biến chè gồm: Nhà xưởng, thiết bị chế biến, hệ
thống xử lý chất thải, kho bảo quản, hệ thống đường điện, giao thông nội bộ. Mức
hỗ trợ không quá 1.000 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ 70% chi phí mua cây giống
hoặc chi phí sản xuất cây giống tại chỗ để trồng mới vùng nguyên liệu. Mức hỗ
trợ không quá 20 triệu đồng/ha;
d) Hỗ trợ 100% chi phí thuê tổ chức
chứng nhận đánh giá cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn hữu cơ. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự
án;
đ) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu
đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, d, đ của khoản này không quá 2.500 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 6. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi
giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển sản xuất cây ăn quả liên kết theo chuỗi
giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Dự án có quy mô diện tích cây ăn
quả từ 30 ha trở lên;
c) Dự án áp dụng quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn hữu cơ.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 70% chi phí mua cây giống để
trồng mới hoặc ghép cải tạo. Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ha;
c) Hỗ trợ 100% chi phí thuê tổ chức
chứng nhận đánh giá cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tiêu chuẩn hữu cơ. Mức hỗ trợ không quá 2 triệu
đồng/ha;
d) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm,
tem truy xuất, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các hoạt động xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, d của khoản này không quá 1.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 7. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị tại
các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã trồng dâu, nuôi tằm liên kết với doanh nghiệp phát triển sản
xuất theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Dự án có quy mô diện tích vùng trồng
dâu đạt từ 30 ha trở lên;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ chi phí mua cây giống cho
diện tích trồng mới. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha;
b) Hỗ trợ chi phí xây mới nhà nuôi tằm
con tập trung có diện tích xây dựng từ 150 m2 trở lên. Mức hỗ trợ 50
triệu đồng/nhà;
c) Hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa
nâng cấp, cải tạo nhà nuôi tằm lớn có diện tích xây dựng từ 100 m2
trở lên. Mức hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà xây mới; 10 triệu đồng/nhà sửa chữa nâng
cấp, cải tạo;
d) Hỗ trợ một lần chi phí mua mới bộ
né ô vuông, gồm có 50 vỉ né, kích thước vỉ né từ 1,0 m2 trở lên, có
một bàn gỡ kén và giá treo đủ 50 vỉ né. Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/bộ.
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, d của khoản này không quá 1.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 8. Chính
sách hỗ trợ phát triển dược liệu
1. Phạm vi áp dụng: Chính sách này áp
dụng hỗ trợ cho các dự án phát triển trồng một số loài cây dược liệu trên địa
bàn tỉnh Yên Bái. Loài cây dược liệu được hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất dược liệu.
3. Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án sản xuất dược liệu được Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Dự án có diện tích trồng mới từ 5
ha trở lên.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ một lần 70% chi phí mua cây giống
và phân bón cho diện tích trồng mới dược liệu. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/ha.
Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 9. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Dự án có quy mô vùng nguyên liệu từ
1.000 ha trở lên;
c) Dự án áp dụng quy trình thực hành
sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng quế và
chính quyền địa phương, hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận. Mức hỗ trợ không
quá 100 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá cấp
chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho diện tích sản xuất. Mức hỗ trợ không quá 0,5
triệu đồng/ha;
c) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu
đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c của khoản này không quá 2.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 10. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất Sơn tra liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ Sơn
tra trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất, chế biến Sơn tra liên kết theo chuỗi giá
trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo đảm các quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Dự án có công suất chế biến từ
1.000 tấn quả tươi trở lên/năm.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn rà soát
xác định vùng, quy mô đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết giữa cơ sở chế biến,
chính quyền địa phương và hộ trồng Sơn tra. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự
án;
b) Hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng bảo quản, chế biến Sơn tra gồm: Nhà xưởng, thiết bị chế biến,
hệ thống xử lý chất thải, kho bảo quản, hệ thống đường điện, giao thông nội bộ.
Mức hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu
đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c của khoản này không quá 2.300 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 11. Chính
sách hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho diện tích trồng rừng sản xuất theo hướng quản lý rừng bền vững
(FSC) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ gia đình, cá nhân ở những nơi không
đáp ứng đủ điều kiện về quy mô diện tích để thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã trồng
rừng sản xuất.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,
tổ hợp tác hoặc hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã để
liên kết tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng;
b) Diện tích trồng mới phải sử dụng
các giống tiến bộ kỹ thuật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được các cơ quan chức
năng chứng nhận (Giống keo nhân giống vô tính hoặc keo hạt có nguồn gốc nhập
nội);
d) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
có diện tích rừng sản xuất từ 200 ha trở lên; tổ hợp tác có diện tích rừng sản
xuất từ 50 ha trở lên; hộ gia đình, cá nhân có diện tích từ 01 ha trở lên;
4. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ chi
phí mua cây giống để trồng lại rừng sau khai thác trắng bằng giống tiến bộ kỹ
thuật. Mức hỗ trợ không quá 2 triệu đồng/ha.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 12. Hỗ trợ
phát triển sản phẩm măng tre Bát độ
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án sản xuất măng tre Bát độ theo chuỗi giá trị trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất măng tre Bát độ theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
b) Dự án có quy mô vùng nguyên liệu từ
100 ha trở lên.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng tre măng
Bát độ và chính quyền địa phương. Mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ chi phí mua giống để trồng
mới tre Bát độ. Mức hỗ trợ không quá 3,5 triệu đồng/ha;
c) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c của khoản này không quá 600 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 13. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản, chế biến
sản phẩm thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án liên kết theo chuỗi giá
trị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo đảm các quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Dự án có công suất chế biến từ
1.500 tấn sản phẩm/năm trở lên.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá xác định
vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng bảo quản, chế biến gồm: Nhà xưởng, bến bãi, thiết bị chế biến,
hệ thống xử lý chất thải, kho bảo quản, hệ thống đường điện, giao thông nội bộ.
Mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ 100% chi phí thuê tổ chức
chứng nhận đánh giá cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho vùng nguyên liệu
và sản phẩm. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án;
d) Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu
và mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các
hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ không quá 200 triệu
đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, d của khoản này không quá 3.500 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 14. Chính sách
hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án xây dựng chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi gắn với
tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Hợp tác xã, hộ
gia đình, cá nhân tham gia vào chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi gắn với tiêu
thụ sản phẩm.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án chuỗi liên kết phát triển
chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt;
b) Chuỗi liên kết phát triển chăn
nuôi phải đảm bảo 3 nhóm chính: Các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào của sản xuất
(giống, thức ăn, thuốc thú y); các cơ sở chăn nuôi lợn thương phẩm; các
đơn vị tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất (thu mua, giết mổ, tiêu thụ sản
phẩm);
c) Quy mô hỗ trợ: Chuỗi liên kết chăn
nuôi gia cầm có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 50.000 con trở lên; Chuỗi liên
kết chăn nuôi lợn có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 500 con trở lên;
d) Các cơ sở
chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết được cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
và cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chứng nhận giám sát dịch bệnh động vật theo quy
định.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng chuỗi
liên kết, đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ chế hợp
tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu
đồng/dự án;
b) Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi chi phí
phân tích mẫu và phí cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và cơ sở an toàn dịch
bệnh hoặc chứng nhận giám sát dịch bệnh động vật theo quy định. Mức hỗ trợ
không quá 20 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ 30% chi phí cho các cơ sở
chăn nuôi trong chuỗi mua con giống, xây mới hoặc cải tạo chuồng trại chăn
nuôi. Mức hỗ trợ không quá 250 triệu đồng/dự án.
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b, c của khoản này không quá 320 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 15. Chính
sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc
sản, hữu cơ
1. Phạm vi điều
chỉnh: Chính sách này áp dụng hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân phát triển
chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ trên địa
bàn tỉnh Yên Bái, trong đó ưu tiên các xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn của tỉnh.
2. Đối tượng áp
dụng: Hộ gia đình, cá nhân (cơ sở) đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng sản
xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có đơn đăng ký tham gia thực hiện
chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc
đặc sản, hữu cơ; cam kết sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đảm bảo nguồn vốn
đối ứng để phát triển sản xuất;
b) Đối với các
cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều này phải được
cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hoặc cơ sở được giám sát dịch
bệnh động vật theo quy định. Đối với các cơ sở chăn nuôi quy định tại điểm d,
điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4 Điều này phải áp dụng quy trình chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
c) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ.
4. Nội dung và mức
hỗ trợ:
a) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống để
chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 100 con/lứa trở lên. Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/cơ
sở;
b) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống để
chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con trở lên. Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/cơ
sở;
c) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống để
chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên. Mức hỗ
trợ 30 triệu đồng/cơ sở;
d) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống để
chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên. Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở;
đ) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống
và xây mới hoặc cải tạo chuồng trại để chăn nuôi gia cầm đặc sản, bao gồm: Gà
H’mong, vịt bầu Lâm Thượng, có quy mô chăn nuôi từ 300 con trở lên. Mức hỗ trợ
6 triệu đồng/cơ sở;
e) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống
và xây mới hoặc cải tạo chuồng trại để chăn nuôi lợn nội, có quy mô 3 con lợn
nái và 20 con lợn thịt trở lên. Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở;
g) Hỗ trợ chi phí mua mới con giống
và xây mới hoặc cải tạo chuồng trại để chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở
lên. Mức hỗ trợ 8 triệu đồng/cơ sở.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 16. Chính
sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung liên kết thu
mua, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Có dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo đảm các quy định của pháp luật có liên
quan;
b) Dự án gắn với vùng chăn nuôi hàng
hóa, có hợp đồng liên kết với các hợp tác xã chăn nuôi hoặc các hộ gia đình, cá
nhân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái để tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm đảm
bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm;
c) Dự án có công suất giết mổ từ 100
con gia súc/ngày hoặc từ 1.000 con gia cầm/ngày;
d) Đảm bảo các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định.
4. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 60% vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị
trong hàng rào dự án. Mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ chi phí thuê đánh giá, cấp
giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm theo quy định.
Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/dự án;
Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung quy
định tại điểm a, b của khoản này không quá 3.000 triệu đồng/dự án.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 17. Chính sách
hỗ trợ lãi suất vốn vay để sản xuất con giống lợn an toàn
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cho các dự án sản xuất con giống lợn thương phẩm an toàn để cung
ứng phục vụ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, hợp
tác xã sản xuất con giống lợn thương phẩm an toàn để cung ứng phục vụ sản xuất
chăn nuôi.
3. Điều kiện hưởng hỗ trợ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc chi
nhánh có đăng ký kinh doanh và có dự án sản xuất chăn nuôi con giống lợn thương
phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
b) Có văn bản đăng ký cung ứng con giống
lợn thương phẩm cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được Ủy ban nhân dân cấp
xã xác nhận;
c) Có hợp đồng tín dụng với một trong
các Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Yên Bái trong đó phương án sử dụng vốn vay có nội dung phục vụ sản xuất con giống
lợn thương phẩm an toàn;
d) Đã thực hiện việc cung ứng con giống
lợn thương phẩm an toàn cho các hộ chăn nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
4. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ
100% lãi suất tín dụng ưu đãi trong thời hạn một năm đối với các khoản vay từ
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất
để cung ứng con giống lợn thương phẩm an toàn phục vụ sản xuất chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Yên Bái. Mức hỗ trợ 55.000 đồng/con giống thương phẩm.
5. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
Điều 18. Chính
sách hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này
áp dụng hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên địa
bàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá
nhân chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản được phối giống bằng phương pháp thụ tinh
nhân tạo.
3. Điều kiện được hưởng hỗ trợ: Sau
khi tổ chức phối đạt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
4. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ
100% chi phí thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò cái sinh sản. Mức hỗ trợ cho 01 liều
phối đạt theo đơn giá dịch vụ công hằng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo quy định.
5. Phương thức hỗ trợ: Đặt hàng dịch
vụ công theo quy định.
Điều 19. Một số
chính sách khác
1. Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô
hình mới có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Hàng năm dự kiến bố trí 3.000 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô
hình mới có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
theo cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày
04/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định nội dung chi và
mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến nông trên địa
bàn tỉnh Yên Bái. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Hỗ trợ công
tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chính sách: Hỗ trợ kinh phí cho công tác quản
lý, chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện. Kinh phí dự kiến hỗ trợ 1.000 triệu đồng/năm,
gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 150 triệu đồng; các huyện Mù Cang
Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên mỗi huyện 100
triệu đồng; thị xã Nghĩa Lộ 50 triệu đồng; thành phố Yên Bái 50 triệu đồng; Sở
Tài chính 50 triệu đồng.
Điều 20. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách
nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đảm bảo đơn giản
hóa thủ tục hành chính, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh cân
đối, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để phân bổ cho các địa phương theo
nhu cầu thực tế, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025.
3. Căn cứ kế hoạch được Ủy ban nhân
dân tỉnh giao hằng năm, khuyến khích Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng ngân
sách cấp huyện và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Ủy
ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.