NGHỊ QUYẾT
VỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2009 VÀ PHÂN
BỔ NĂM 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHOÁ XIV - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003; Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định 1908/QĐ-TTg ngày 19/11/2009
của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1770/QĐ-BKH ngày 19/11/2009 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà
nước năm 2010 tỉnh Hưng Yên;
Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu tư XDCB năm 2009 và kế hoạch năm 2010;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Tình hình thực hiện kế hoạch
đầu tư năm 2009
1. Nguồn vốn và đánh giá:
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2009 của
tỉnh 1.154,21 tỷ đồng
Trong đó:
- Ngân sách tập trung Trung ương giao 182,41 tỷ
đồng;
- Nguồn địa phương cân đối thêm 37,59 tỷ đồng;
- Nguồn thu từ xổ số kiến thiết 5 tỷ đồng;
- Nguồn thu tiền sử dụng đất 290 tỷ đồng;
- Nguồn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu của địa
phương 54,22 tỷ đồng;
- Nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc chương trình
mục tiêu quốc gia 19,65 tỷ đồng;
- Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động công
ích 2,5 tỷ đồng;
- Nguồn vốn nước ngoài ODA 20 tỷ đồng;
- Nguồn vốn trái phiếu 367,34 tỷ đồng (thủy lợi
140 tỷ đồng, giao thông 30 tỷ đồng, y tế 103 tỷ đồng; kiên cố hóa trường, lớp
học 42,34 tỷ đồng; xây dựng nhà ở sinh viên 52 tỷ đồng);
- Nguồn vốn ứng trước 39 tỷ đồng (Trung tâm giáo
dục lao động xã hội tỉnh 24 tỷ đồng, hệ thống nuôi trồng thủy sản 15 tỷ đồng);
- Nguồn vốn Trung ương hoàn trả địa phương thi công quốc lộ 39A đoạn qua thành phố Hưng Yên 136,5 tỷ đồng.
Việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB
năm 2009 có nhiều thuận lợi, giá cả các nguyên, vật liệu xây dựng không có biến
động lớn, việc thực hiện giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ góp phần rất
quan trọng cải thiện đáng kể hạ tầng kỹ thuật của tỉnh. Đến nay hầu hết các
công trình triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng; công tác thẩm định dự án,
thiết kế kỹ thuật, khoán thầu, đấu thầu, thanh toán, quyết toán thực hiện theo
đúng các qui định của Nhà nước và của tỉnh về quản lý đầu tư XDCB; thủ tục giải
ngân được cải thiện, tỷ lệ được ứng vốn cao, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
đầu tư và đơn vị thi công.
Tuy nhiên, vẫn còn một số công trình triển khai
quá chậm; năng lực của một số đơn vị tư vấn còn kém, đặc biệt là
tư vấn lập dự án, thiết kế, tư vấn khảo sát, dẫn đến chất lượng một số hồ sơ dự
án, thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, hồ sơ đấu thầu phải chỉnh sửa, bổ sung
nhiều, làm chậm tiến độ thi công. Một số chủ đầu tư còn thiếu trách nhiệm, đặc
biệt là việc giải ngân vốn trong khi công trình đã khởi công hoặc đã có khối
lượng thực hiện nhưng không làm thủ tục tạm ứng hoặc giải ngân cho các nhà
thầu, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ giải ngân chung của toàn tỉnh; một số công
trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu và vốn trái phiếu Chính phủ phải
điều chuyển sang các công trình khác; một số huyện chưa chấp hành quy định của
tỉnh về phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng trụ sở cấp xã.
2. Bổ sung danh
mục đầu tư XDCB năm 2009, các dự án sau:
(Để xử lý kịp thời 136,5 tỷ đồng
từ nguồn vốn Trung ương hoàn trả địa phương nâng
cấp quốc lộ 39A đoạn qua thành phố Hưng Yên).
- Dự án đường trục kinh tế Bắc -
Nam kéo dài (từ cầu vượt quốc lộ 5 - Phố Nối đến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng);
- Dự án nâng cấp cầu Minh Tân;
- Dự án đường giao thông chở vật liệu xây
dựng thuộc địa bàn thành phố Hưng Yên (từ
Cửa khẩu đê Sông Hồng - phường Minh Khai đến quốc lộ 39A);
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ
sở làm việc của Sở Giao thông Vận tải;
- Dự án xây
dựng Bến xe La Tiến - huyện Phù Cừ.
Hội đồng nhân
dân tỉnh giao Thường trực Hội
đồng nhân dân thống nhất với Uỷ ban nhân dân
tỉnh phân bổ cụ thể nguồn vốn trên tới từng dự án khi đã đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
II. Kế hoạch đầu
tư XDCB năm 2010
A. Tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh: 739,01
tỷ đồng
Trong đó bao gồm:
· Ngân sách XDCB tập trung: 272,48
tỷ đồng, gồm:
- Ngân sách XDCB tập trung Trung
ương giao: 212,48 tỷ đồng (trong đó có 2,48 tỷ đồng vốn hỗ trợ doanh nghiệp
cung cấp hàng hoá, dịch vụ công ích);
- Nguồn địa phương cân đối thêm:
60 tỷ đồng.
· Nguồn vốn Chính phủ hỗ trợ theo
mục tiêu của địa phương: 85,05 tỷ đồng, trong đó:
- Theo mục tiêu phát triển của địa phương: 55,05 tỷ đồng;
- Vốn ODA: 30 tỷ đồng.
· Vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 18 tỷ đồng.
· Nguồn thu từ tiền sử dụng đất:
300 tỷ đồng.
· Nguồn thu từ xổ số kiến thiết: 6
tỷ đồng.
· Nguồn vốn tăng thu của cấp
huyện, cấp xã: 57,48 tỷ đồng.
B. Được
phân bổ như sau:
1. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc cấp tỉnh quản lý 337,53
tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tập trung Trung
ương và nguồn cân đối thêm của tỉnh: 170,5 tỷ đồng (phân bổ chi tiết tại biểu
số 1);
- Nguồn thu xổ số kiến thiết: 6 tỷ
đồng (phân bổ chi tiết tại biểu số 1 và 3);
- Nguồn thu tiền sử dụng đất: 21
tỷ đồng (phân bổ chi tiết tại biểu số 1);
- Nguồn hỗ trợ có mục tiêu của
Chính phủ: 55,05 tỷ đồng (phân bổ chi tiết tại biểu số 4);
- Nguồn Chương trình mục tiêu Quốc
gia: 18 tỷ đồng;
- Nguồn vốn ODA: 30 tỷ đồng;
- Nguồn vốn đối ứng thực hiện Đề
án kiên cố hoá trường, lớp học: 34,5 tỷ đồng (tại biểu số 3, đã phân bổ chi
tiết 15,5 tỷ đồng; chưa phân bổ 22 tỷ đồng);
- Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp
hàng hoá, dịch vụ công ích: 2,48 tỷ đồng.
2. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB phân cấp các huyện, thành phố quản lý
401,48 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách tập trung phân
cấp cho các huyện, thành phố phân bổ: 43 tỷ đồng (theo tiêu chí được qui định
tại Nghị quyết số 187/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 của HĐND tỉnh).
- Nguồn vốn ngân sách tập trung
đầu tư xây dựng trụ sở cấp xã: 22 tỷ đồng.
- Nguồn thu tiền sử dụng đất thuộc
cấp huyện, xã quản lý: 279 tỷ đồng;
- Nguồn vốn tăng thu của cấp
huyện, xã: 57,48 tỷ đồng.
(Kèm theo phụ biểu số 2).
III. Hội đồng nhân dân tỉnh lưu ý một
số vấn đề cơ bản sau:
1. Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh
tiến độ thi công các công trình đảm bảo chất lượng, hiệu quả; quá trình phân
bổ, bổ sung, điều chuyển nguồn vốn phải được thực hiện đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước.
2. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát huy có hiệu quả chức năng giám sát
cộng đồng; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về
quản lý đầu tư XDCB.
3. Phải đảm
bảo cân đối tối thiểu 30% tổng số nguồn thu tiền sử dụng đất của tỉnh, huyện để
đầu tư phát triển quỹ đất theo quy định của Chính phủ (cấp tỉnh tối thiểu 6,3
tỷ đồng, cấp huyện tối thiểu 83,7 tỷ đồng).
Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố thực hiện và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng
kế hoạch sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất đầu tư cho các công trình XDCB
ngay từ đầu năm và thực hiện việc giải ngân theo tiến độ thực thu được.
4. Đối với
nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung phân cấp cho các huyện, thành phố phân bổ để
xây dựng Trụ sở làm việc cấp xã cần đảm bảo các nguyên tắc: Ưu tiên phân bổ hỗ
trợ cho các Trụ sở cấp xã đang đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu phần vốn hỗ trợ
của tỉnh; phần còn lại phân bổ cho xã làm mới theo thứ tự ưu tiên trong danh
sách đề nghị nâng cấp Trụ sở làm việc đã được các sở chức năng thẩm định và khả
năng ngân sách đối ứng của cấp huyện, xã.
5. Đối với các
khoản vốn đầu tư XDCB năm 2010 chưa được phân bổ chi tiết đến dự án; nguồn vốn
khác (nguồn vay, bổ sung, tăng thu trong năm) phải báo cáo Hội đồng nhân dân
tỉnh trước khi thực hiện. Trong trường hợp không đúng kỳ họp, giao Thường trực
Hội đồng nhân dân thống nhất với Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ cụ thể
đến từng dự án nằm trong danh mục đầu tư đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định và báo cáo tại kỳ họp gần nhất.
IV. Hội đồng nhân dân giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân
dân tỉnh khoá XIV - kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10/12/2009./.