Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 136/NQ-CP 2020 phát triển bền vững

Số hiệu: 136/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 25/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/NQ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2020

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Trên cơ sở kết quả Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững ngày 12 tháng 9 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Thực hiện cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004. Phát triển bền vững trở thành quan điểm xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước và đã được lồng ghép trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012).

Tháng 9 năm 2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững, các quốc gia trên thế giới đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu về phát triển bền vững. Nhằm cụ thể hóa Chương trình nghị sự 2030 tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017), trong đó đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

Nhìn lại quá trình thực hiện phát triển bền vững trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực: (1) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân 1,53%/năm trong giai đoạn 2016-2019; (2) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống giảm từ 22,1 năm 2015 xuống 21 năm 2019; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng từ 76,4% năm 2015 lên 90% năm 2019; (3) Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,9% năm 2019; tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là 99,6% năm 2019; (4) Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (nhiệm kỳ 2016 - 2021) là 26,7%; (5) Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh năm 2018 đạt 95,7%; (6) Hơn 99% các hộ gia đình Việt Nam đã được tiếp cận với điện năm 2018; (7) Tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 65.9% (tương đương khoảng 64 triệu người) năm 2019; (8) Tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2019 đạt ở mức tương đối cao, trung bình khoảng 6,8%/năm, mức tăng năng suất lao động giai đoạn 2016 - 2018 đạt gần 5,8%; (9) Các vấn đề về quản lý tài nguyên và môi trường cũng đã được cải thiện, độ che phủ rừng tăng, đạt 41,89% năm 2019; (10) Giảm bất bình đẳng trong xã hội, thúc đẩy tiếp cận pháp lý và thông tin ngày càng được cải thiện hơn; mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng và toàn diện, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao.

Mặc dù vậy, quá trình phát triển bền vững của đất nước còn có những khó khăn, thách thức sau: Mô hình tăng trưởng vẫn chưa rõ nét, năng suất lao động tăng chủ yếu do tăng cường độ vốn, quá trình cơ cấu lại các ngành kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế; chênh lệch mức sống và mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội của người dân giữa các vùng và giữa các địa phương trong vùng vẫn còn lớn; khoa học và công nghệ vẫn chưa trở thành động lực cốt lõi của phát triển bền vững, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và ứng dụng công nghệ; quy mô dân số vẫn tiếp tục gia tăng, cơ cấu dân số đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, có sự khác biệt lớn về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền, chất lượng dân số thấp, thể lực chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, bị hạn chế về chiều cao, cân nặng, sức bền; tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp tại một số địa phương, đặc biệt là các vùng có mật độ phát triển công nghiệp cao, tình hình ô nhiễm môi trường ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, xử lý vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến các vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khi đó, việc triển khai thực hiện phát triển bền vững tại các ngành và các cấp vẫn chưa thực sự nghiêm túc và quyết liệt; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và huy động sự tham gia của các bên liên quan chưa thực sự hiệu quả; nhu cầu tài chính cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 là rất lớn nhưng nguồn lực của quốc gia còn hạn chế.

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030. Năm 2020 cũng là năm chứng kiến đại dịch COVID-19 và tác động đa diện của nó trên toàn cầu, có nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, làm tăng rủi ro không hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030 ở nhiều nước. Đại dịch cũng là một cơ hội để chúng ta suy nghĩ lại về con đường tăng trưởng kinh tế và tầm quan trọng của phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành, các cấp và các địa phương từ nay đến năm 2030.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

2. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

3. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước.

4. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng biên giới, hải đảo và những đối tượng dễ bị tổn thương khác.

5. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

III. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững.

2. Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam

- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

- Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

- Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

3. Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2020, 2025, 2030

a) Thực hiện theo Quyết định 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 về lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030

b) Chỉ tiêu điều chỉnh so với Quyết định 681/QĐ-TTg

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở: đạt 87% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

c) Chỉ tiêu bổ sung

- Tỷ lệ người dân sử dụng sản phẩm, thiết bị, giải pháp số: 80% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.

- Đến năm 2030 đạt 100.000 doanh nghiệp công nghệ số.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục nghiêm túc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được ban hành tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 và Kế hoạch hành động của bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình nghị sự 2030, tập trung vào những nội dung sau:

a) Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách theo hướng điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia. Lồng ghép tối đa việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các chính sách, chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương.

b) Tăng cường thông tin, truyền thông

- Tăng cường thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững.

- Từng bước đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện và giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.

c) Phát huy vai trò và sự tham gia của các bên liên quan

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Tăng cường vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và sự phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

d) Bố trí, huy động và tăng cường nguồn lực tài chính

- Nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài, bao gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn khác.

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các bộ, cơ quan, tổ chức và các địa phương theo quy định ngân sách nhà nước hiện hành và được lồng ghép trong kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác có liên quan.

- Tăng cường nguồn lực tài chính công thông qua việc nâng cao hiệu quả hệ thống, chính sách thuế; nâng cao hiệu quả chi tiêu công; đổi mới quản lý tài chính công theo hướng công khai, minh bạch. Huy động các nguồn lực xã hội khác, đặc biệt từ khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để huy động các nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của quốc tế cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành

Trong giai đoạn 2020 - 2030, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên liên quan đến lĩnh vực quản lý, các bộ, ngành cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phân tích, đánh giá, dự báo các diễn biến trong và ngoài nước và xây dựng, cập nhật các kịch bản để tham mưu kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Cụ thể hóa các giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Rà soát, giám sát, đánh giá hiệu quả và tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao năng lực quản trị và hội nhập quốc tế. Chủ trì theo dõi, khảo sát đánh giá và tổng hợp hàng năm về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát, sửa đổi quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng ưu đãi khi mua sắm xanh và lồng ghép các tiêu chí xanh trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

b) Bộ Tài chính

Thực hiện lộ trình xóa bỏ trợ cấp đối với nhiên liệu hóa thạch đi đối với việc rà soát, sửa đổi các loại thuế liên quan (như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên v.v...).

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người khuyết tật, người dân vùng bị thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh; có giải pháp hiệu quả ứng phó với vấn đề già hóa dân số; nâng cao chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Nghiên cứu, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội; xây dựng và trình ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương khác nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển nghề công tác xã hội. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và hoàn thiện khung pháp lý về an sinh xã hội theo hướng tích hợp các luật hiện hành có liên quan.

- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, trong đó chú ý nhóm 40% dân số nghèo nhất, chú trọng các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững, tiếp cận tín dụng ưu đãi và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các giải pháp đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường gắn kết và huy động doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thực hiện tốt chính sách, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động gắn với nâng cao chất lượng việc làm. Tiếp tục mở rộng diện bao phủ, phát triển đối tượng tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, đảm bảo thực chất, hiệu quả. Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các chính sách an sinh xã hội và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội. Đổi mới công tác chi trả an sinh xã hội theo hướng không dùng tiền mặt.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Giám sát hiệu quả việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; bảo đảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt và cấp đủ cho nhân dân; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thúc đẩy cơ chế chia sẻ tài nguyên nước xuyên biên giới.

- Rà soát khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động xả thải, đặc biệt đối với hoạt động xả thải hóa chất độc hại ra môi trường để ban hành quy định pháp luật đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các hành vi gây ô nhiễm môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải, nhất là nước thải và rác thải làng nghề, rác thải sinh hoạt nông thôn và việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

- Ban hành các cơ chế chính sách về phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom và xử lý chất thải; giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề rác thải nhựa đại dương. Hoàn thành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới để đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Quan trắc thường xuyên mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, đặc biệt là từ các lưu vực sông, từ các vùng canh tác nông nghiệp ven biển sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Kiểm soát, ngăn chặn hoàn toàn việc đổ chất thải nguy hại xuống biển dưới mọi hình thức.

- Thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tăng cường năng lực và làm tốt công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo cảnh báo sớm và đủ độ chi tiết đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan.

đ) Bộ Y tế

- Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm bảo đảm tăng đáng kể khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả.

- Chú trọng công tác dự phòng, phát hiện sớm bệnh tật, điều trị kịp thời, quan tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao tầm vóc, thể lực, tuổi thọ và số năm sống khỏe của người Việt Nam.

- Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế để đáp ứng với sự thay đổi của mô hình bệnh tật, già hóa dân số và cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực y tế.

e) Bộ Công Thương

- Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải; kịp thời khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, gắn với bảo đảm môi trường, nhất là đối với điện mặt trời. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho năng lượng tái tạo.

- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.

- Chủ trì, tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 (ban hành tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ). Hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng quốc gia sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, ưu tiên các sản phẩm do doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, cung ứng; thúc đẩy phát triển công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải.

g) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng, đổi mới cơ chế chính sách và phát triển hệ thống thông tin nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước cả về số lượng và chất lượng.

- Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả cao.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản một cách bền vững. Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo.

- Bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi theo hướng sinh học, an toàn. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đối với diện tích rừng hiện có. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường rừng; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn Việt Nam và thông lệ quốc tế.

h) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Huy động và có cơ chế hiệu quả hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

- Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất để hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của vùng dân tộc thiểu số, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, miền núi, hải đảo. Tham mưu Chính phủ xây dựng và thực hiện lộ trình phù hợp chính sách miễn học phí cho giáo dục mầm non 5 tuổi và giáo dục trung học cơ sở.

- Khuyến khích xã hội hóa giáo dục phù hợp với vùng kinh tế - xã hội khó khăn, nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia và giáo dục trẻ em gái, trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.

i) Bộ Giao thông vận tải

- Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tái cơ cấu thị trường vận tải một cách hợp lý, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác của hệ thống giao thông vận tải và thúc đẩy vận tải hàng hóa từ đường bộ sang các phương thức vận tải khác nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, bảo đảm tiết kiệm nhiên liệu hơn, có mức phát thải thấp hơn (đường thủy và đường sắt).

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến xe buýt nhanh, đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng, ban hành và áp dụng mức tiêu thụ nhiên liệu cho một số loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế. Đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu sạch (CNG, LPG,...) đối với phương tiện giao thông cơ giới.

- Thực hiện đề án phát triển dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải, giảm tiêu hao nhiên liệu; phát triển hoạt động của các sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối mạng lưới vận tải; tiếp cận, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận chuyển hàng hóa.

- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông có chú ý đến điều kiện của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em; thực hiện chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng đối với người khuyết tật, trẻ em theo quy định.

k) Bộ Xây dựng

- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách để phát huy vai trò đô thị lớn, thu hút các nguồn lực cho phát triển đô thị, phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế của từng vùng và từng đô thị.

- Hoàn thiện thể chế pháp luật về hạ tầng kỹ thuật (Luật cấp nước, Luật Thoát nước và xử lý nước thải, phương pháp xác định giá nước sạch...); phát triển hạ tầng đồng bộ theo lộ trình phù hợp với phát triển đô thị và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương và quốc gia. Bảo đảm cấp nước an toàn cho người dân, vệ sinh môi trường đô thị, thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý và tái sử dụng nước hiệu quả.

- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để thúc đẩy các Chương trình phát triển nhà ở xã hội, giải quyết về chỗ ở cho các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi để huy động đầu tư vào nhà ở cho người thu nhập thấp và thu nhập trung bình, xóa bỏ các nhà đơn sơ, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng.

- Nghiên cứu các giải pháp phát triển đô thị xanh, giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ; giải pháp khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng mới tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Nghiên cứu các chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp hơn nữa đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người hài hòa với phát triển kinh tế.

- Phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật, từng bước tạo dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia.

- Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.

m) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan quản lý báo chí thông tin, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết và các nội dung liên quan khác nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới, bảo đảm phát triển bền vững.

- Thúc đẩy phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu, phổ cập điện thoại thông minh đặc biệt tới các vùng công ích, hướng tới mục tiêu đảm bảo kết nối toàn diện, không bỏ lại ai phía sau; xây dựng viễn thông là hạ tầng số thiết yếu cho phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia toàn diện.

- Xây dựng khung pháp lý cho hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, thí điểm mô hình kinh doanh công nghệ mới ở Việt Nam để khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng cộng nghệ, sản phẩm và giải pháp số trong các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế.

- Nâng cao năng lực, tăng cường đào tạo kỹ thuật số cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách số, giảm bất bình đẳng trong xã hội.

- Tập trung phát triển hạ tầng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Thực hiện tốt việc bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

n) Bộ Tư pháp

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng pháp luật để nâng cao chất lượng xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao nhận thức người dân về nhà nước pháp quyền và quyền tiếp cận công lý bình đẳng; nghiên cứu giải pháp tăng cường thực thi pháp luật, không phân biệt đối xử vì sự phát triển bền vững.

- Rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân, nhất là đối tượng nữ, người nghèo, người dễ bị tổn thương, đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác theo quy định của Hiến pháp.

- Xây dựng thể chế minh bạch, hiệu quả, ổn định, dễ tiếp cận và có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp; tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân.

- Tăng cường, tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát thực thi chính sách; tăng cường phản biện xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

o) Bộ Công an

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đi đối với xử lý vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành liên quan quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo hướng cải cách hơn nữa thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và theo dõi cư trú.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bạo lực. Đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm mua bán người.

p) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực hấp thụ và phát triển công nghệ; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có mô hình đối tác công tư.

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ứng dụng và phát triển các công nghệ cao, công nghệ chủ chốt, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

q) Bộ Nội vụ

Tiếp tục tham mưu đẩy mạnh cải cách hành chính. Nghiên cứu, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công đối với những đối tượng khó khăn, đặc thù.

r) Bộ Ngoại giao

- Tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, tăng cường tin cậy và đan xen lợi ích, nhất là với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác quan trọng, các đối tác có thế mạnh về các vấn đề phát triển bền vững. Chủ động tham gia, đóng góp có trách nhiệm, phát huy vai trò và tranh thủ hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững tại các tổ chức, diễn đàn đa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, góp phần tích cực vào thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký, các cam kết, thỏa thuận quốc tế về phát triển bền vững mà Việt Nam đã tham gia, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư, công nghệ, du lịch phục vụ phát triển bền vững.

s) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Tiếp tục ưu tiên, mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức tín dụng tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

- Tăng cường khả năng cung ứng các dịch vụ tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

t) Thanh tra Chính phủ

- Tăng cường phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.

- Tham mưu, giúp Chính phủ sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 nhằm từng bước khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra.

- Đến năm 2030, xây dựng hệ thống thanh tra tập trung thống nhất và tăng thẩm quyền thanh tra để phát huy vai trò và tạo sự chủ động cho thanh tra trong quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng.

u) Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân và cộng đồng về thực thi pháp luật, xử lý các vi phạm pháp luật.

v) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ, định hướng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh các hoạt động, chương trình, dự án liên quan đến doanh nghiệp phát triển bền vững: kinh tế tuần hoàn, kinh doanh liêm chính, thúc đẩy hợp tác công tư... và tích cực chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất và xây dựng các sáng kiến/mô hình kinh doanh bền vững tại Việt Nam.

- Tiếp tục thực hiện đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) theo thông lệ quốc tế; công bố thường niên bảng xếp hạng CSI của các doanh nghiệp trên truyền thông đại chúng và nhân rộng áp dụng trong cộng đồng doanh nghiệp.

x) Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược Quốc gia về an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược Quốc gia về an toàn giao thông đường bộ trong thời gian tới nhằm kiềm chế, từng bước kéo giảm số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông trên toàn quốc.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc tổ chức triển khai hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết để thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững được xác định trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.

b) Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững; đề xuất các biện pháp, giải pháp, cơ chế nhằm đảm bảo phối hợp các hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững.

2. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm

- Chủ trì theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội và gửi Liên hợp quốc theo yêu cầu.

- Đến năm 2025, thực hiện đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2021 - 2030 tình hình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đến năm 2030, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030 kết hợp với đánh giá kết quả thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035 và chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ tiếp theo.

b) Các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo quy định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

c) Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, giám sát thực hiện, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, báo cáo Chính phủ xem xét.

d) Việc xây dựng các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cần huy động sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan, bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân và các tổ chức trong nước và quốc tế.

3. Kinh phí thực hiện

a) Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các bộ, ngành và địa phương để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và hỗ trợ việc tổ chức thu thập số liệu, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

b) Căn cứ đề xuất của bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững và hỗ trợ việc tổ chức thu thập số liệu, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

c) Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, các bộ, ngành và địa phương chủ động huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân và các đối tác phát triển, các nhà tài trợ quốc tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức xã hội chủ động đề xuất, thực hiện các sáng kiến nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.

4. Đề nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp đẩy mạnh các hoạt động giám sát, tuyên truyền trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các Thành viên Hội đồng QG phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 136/NQ-CP

Hanoi, September 25, 2020

 

RESOLUTION

ON SUSTAINABLE DEVELOPMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

According to results of the National Conference on Sustainable Development dated September 12, 2019;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

HEREBY RESOLVES:

I. SITUATION ASSESSMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In September 2015, at the United Nations Sustainable Development Summit, countries around the world ratified the 2030 Agenda for Sustainable Development with 17 sustainable development goals (SDGs). In order to elaborate implementation of the 2030 Agenda in Vietnam, the Prime Minister has promulgated a national action plan for implementation of the 2030 Agenda for Sustainable Development (Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017), which provides 17 SDGs with 115 specific targets. In order to elaborate sustainable development goals and targets, the Prime Minister has promulgated Decision No. 681/QD-TTg dated June 04, 2019 on road map to achievement of Vietnam’s sustainable development goals by 2030.

Looking back on the implementation of the SDGs, Vietnam has achieved some positive results so far: (1) number of poor households determined based on multidimensional poverty criteria decreased by 1,53%/year in 2016-2019; (2) under-5 mortality rate has dropped from 22,1 per 1000 live births in 2015 to 21 in 2019; health insurance coverage has risen from 76,4% in 2015 to 90% in 2019; (3) 99,9% of 5-year-old children are enrolled in senior kindergartens in 2019; 99,6% of students are recognized to have completed the primary education program in 2019; (4) 26,7% of delegates of the National Assembly (2016 - 2021 tenure) are women; (5) 95,7% of households have access to safe drinking water in 2018; (6) more than 99% of Vietnamese households have access to electricity in 2018; (7) Internet users percentage reached 65. 9% (equivalent to 64 million people) in 2019; (8) GDP growth in 2016 - 2019 is relatively high with an average annual rate of 6,8%, productivity increased by almost 5,8% in 2016 - 2019; (9) issues concerning environmental and natural resources management have been resolved, forest cover reached 41,89% in 2019; (10) social inequality is reduced, people’s understanding of the law and access to information are improved; Vietnam is integrating with the world in a more extensive and comprehensive manner and its position in the international community continues to be elevated.

However, Vietnam has encountered the following difficulties and challenges during its implementation of the SDGs: growth models  have not undergone substantial change, productivity increases mostly due to increase in capital intensity, restructuring of economic sectors face many difficulties; there is still great discrepancy in living standards and social services usage between different regions and between different localities in one region; science and technology have yet to become the core drivers of sustainable development, there is a lack of mechanisms and policies enabling enterprises to renovate and apply technology; population size continues to grow, Vietnam has entered the aging phase of the demographic cycle, there is a huge discrepancy in health index between different regions, population quality is low, physical strength of citizens has yet to meet requirements of industrialization while their height, weight and stamina also fall short of what demanded; environmental pollution situation is complicated in some localities, especially in highly industrialized areas, while actions taken against environmental violations are insufficient; climate change and natural disasters exert great impacts on regions, especially the Mekong delta.

In such situation, regulatory bodies and governments at all levels have yet to implement the SDGs properly and vigorously; mechanisms for cooperation between ministries, central authorities and local governments and mobilization of participation from relevant parties are not truly effective; and Vietnam's resources are insufficient for implementation of SDGs by 2030.

2020 is a year of significance as it is the last year in which the 2016 - 2020 socio - economic development plan is adopted, providing an impetus for implementation of the 2021 - 2025 socio - economic development plan and 2021 - 2030 socio - economic development strategy. 2020 is also the year that witnesses the COVID-19 pandemic and its multifaceted impact on a global scale, posing a risk of socio - economic crisis in many countries, especially developing countries and countries with slow growth, increasing the risk of failing to accomplish the 17 SDGs by 2030 in many countries.

In such situation, the Government promulgates this Resolution to enable regulatory bodies and governments at all levels to implement SDGs from now to 2030.

II. DIRECTION VIEWPOINTS

1. Sustainable development shall be a mandatory requirement throughout the development of the country; economic development must be closely, appropriately and harmoniously connected with social development, natural resources and environmental protection, proactive response to climate change, preservation of national defense and security, public order and social safety, and protection of national sovereignty and independence. Socio - economic development strategies, policies, plans, programs and projects must be formulated and implemented with due consideration given to requirements of sustainable development.

2. Sustainable development shall be an objective to be pursued by the whole Communist Party, all people, governments at all levels, ministries, central authorities and local governments; regulatory bodies, enterprises, mass organizations, social organizations, residential communities and each citizen. Mobilize all social resources; enhance cooperation between ministries, central authorities, local governments, regulatory bodies, organizations, mass organizations, enterprises and relevant parties to ensure achievement of SDGs by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Enable all citizens and communities in the society to have equal chance for growth, access common resources, participate, contribute and benefit, and lay fine material, knowledge and cultural foundations for the next generations. Leave no one behind, reach out to those hardest to reach first, including children, women, the elderly, the poor, people with disabilities, people living in areas with socio - economic difficulties, in border areas and on islands, and other vulnerable persons.

5. Science and technology, especially the fourth industrial revolution and national digital transformation, shall be the foundation and driver of sustainable development in Vietnam. Modern, clean and ecofriendly technology needs to be prioritized in manufacturing industries.

III. OBJECTIVES AND TARGETS

1. General objectives

Maintain sustainable economic growth in connection with advancement of social progress and equality, environmental protection, efficient use and management of natural resources, and proactive response to climate change; ensure that all citizens are able to realize their full potential, contribute to and benefit from development achievements equally; build a Vietnamese society that is peaceful, prosperous, encompassing, fair, democratic, civilized and sustainable.

2. SDGs by 2030 of Vietnam:

- Goal 1. End poverty in all its forms everywhere

- Goal 2. End hunger, ensure food security, improve nutrition and promote sustainable agricultural development

- Goal 3. Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Goal 5. Achieve gender quality; empower and create enabling opportunities for women and girls

- Goal 6. Ensure availability and sustainable management of water and sanitation for all

- Goal 7. Ensure access to sustainable, reliable and affordable energy for all

- Goal 8. Ensure sustained, inclusive and sustainable economic growth; full and productive employment and decent work for all

- Goal 9. Build resilient infrastructure; promote inclusive and sustainable industrialization; and foster renovation

- Goal 10. Reduce inequalities

- Goal 11. Promote sustainable and resilient urban and rural development; ensure safe living and working environments; ensure reasonable distribution of population and work force by region

- Goal 12. Ensure sustainable consumption and production patterns

- Goal 13. Respond in a timely and effective manner to climate change and natural disasters

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Goal 15. Protect and sustainably develop forests; conserve biodiversity; develop ecosystem services; combat desertification; prevent the degradation of and rehabilitate land resources

- Goal 16. Promote a peaceful, fair, just, equitable, and equal society for sustainable development, provide access to justice for all and build effective, accountable, and inclusive institutions at all levels

- Goal 17. Strengthen the means of implementation and revitalize the Global Partnership for Sustainable Development

3. Targets to achieve by 2020, 2025 and 2030

a)  Targets provided for in Decision No. 681/QD-TTg dated June 04, 2019 on road map to achievement of Vietnam’s sustainable development goals by 2030

b) Targets of Decision No. 681/QD-TTg revised

87% and 90% of students complete lower secondary school by 2025 and 2030, respectively.

c) Additional targets

- 80% and 100% of citizens use digital products, equipment and solutions by 2025 and 2030, respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. TASKS AND SOLUTIONS

1. General tasks and solutions

Ministries, central authorities and local governments shall continue to implement the national action plan for implementation of the 2030 Agenda for Sustainable Development promulgated together with Decision No. 622/QD-TTg dated May 10, 2017 and their own action plans for implementation of the 2030 Agenda in a serious, synchronized and efficient manner, with a focus on the following matters:

a) Complete institutions and policies

Continue to improve the legislation, mechanisms and policies by amending legislative documents and promulgating new ones to provide adequate legal framework for achievement of SDGs; improve state management of sustainable development in Vietnam. Incorporate implementation of SDGs into policies and action programs of ministries, central authorities and local governments to the maximum extent possible.

b) Enhance informing and communications

- Increase communications and educational activities to raise the whole society’s awareness of SDGs.

- Gradually add lessons on sustainable development to the education and training systems at all levels.

- Raise the awareness and capacity in relation to implementation of SDGs and supervision and assessment of such implementation of ministries, central authorities and local governments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage the whole political system, ministries, central authorities, local governments, regulatory bodies, enterprises, mass organizations, social organizations, residential communities and development partners to implement SDGs.

- Boost the roles of the National Assembly, People's Councils at all levels, Vietnam Fatherland Front and members thereof in supervising and giving social criticism for implementation of SDGs.

- Increase  leadership and direction of governments at all levels and regulatory bodies, cooperation between in-charge bodies and cooperating bodies, socio-political organizations, social organizations, trade associations, enterprises and non-governmental organizations, and cooperation between central government authorities and local government authorities in implementation of SDGs.

d) Allocate, mobilize and increase financial resources

- Implementation of SDGs shall be funded by state budget, investment from enterprises, the private sector and communities, and foreign funding sources, including official development assistance (ODA), foreign direct investment (FDI) and other sources.

- State funding for implementation of SDGs shall be included in annual budget expenditure estimate of ministries, organizations and local governments according to applicable regulations on state budget and in funding for 5-year socio - economic development plans, annual socio - economic development plans, national target programs and other relevant programs and projects.

- Increase state financial resources by improving tax policies; improve public expenditure efficiency; reform state financial management towards transparency. Mobilize other social resources, especially from enterprises and the private sector, for implementation of SDGs.

- Formulate and promulgate specific mechanisms and policies for funding mobilization, especially private funding, for implementation of SDGs.

- Mobilize and utilize international financial assistance for implementation of SDGs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Promote international cooperation in implementation of SDGs; actively participate in and organize activities to share experience in implementation of SDGs and improve capacity for such implementation; proactively cooperate with the international community in resolving global and regional issues as well as meeting challenges of implementation of SDGs.

2. Main tasks and solutions related to areas under management of ministries and central authorities

For the 2020 - 2030 period, besides regular tasks related to areas under their management, ministries and central authorities shall focus on the following main tasks and solutions to facilitate implementation of SDGs:

a) The Ministry of Planning and Investment shall:

- Analyze, evaluate and forecast developments in Vietnam and around the world and formulate and update scenarios to give advice to the Government and the Prime Minister in a timely manner to ensure macroeconomic stability, inflation control and preservation of major balances of the economy.

- Elaborate solutions to bring about more significant change to the economic structure in connection with growth model reform, improvement of productivity, quality, efficiency, independence and competitiveness of the economy.

- Review, supervise and evaluate efficiency and adoption of policies supporting enterprises, especially start-ups and innovative enterprises; propose amendments to policies to assist enterprises with improving their productivity, boosting managerial capacity and international integration. Take charge in monitoring, surveying, assessing and consolidating results of implementation of the plan for sustainable development of sole proprietorships by 2025 with visions towards 2030 approved in the Prime Minister’s Decision No. 1362/QD-TTg dated October 11, 2019 on an annual basis.

- Review and amend regulations of law on bidding to provide incentives for green procurement and incorporate green criteria into selection of contractors for state-funded projects.

- Support business establishments and enterprises in switching to sustainable business models and cleaner production technologies, efficient use of natural resources and environmental protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implement the road map to cutting fossil fuel subsidies in connection with reviewing and changing relevant taxes (such as environmental protection tax, natural resources tax, etc.)

c) The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall:

- Continue to provide proper assistance on a regular and ad hoc basis for vulnerable persons, especially persons with disabilities and persons living in areas affected by natural disasters and epidemics; provide effective solutions to population aging; improve quality of life and enhance the role of the elderly.

- Research and raise standard social benefits levels; formulate and propose the national multidimensional poverty criteria for 2021 - 2025; continue to review, amend, complete and properly implement policies, programs and projects supporting poor households, near-poor households, social benefit recipients and other vulnerable persons to promote their access to basic social services.

- Develop and complete legal parameters for development of the social work profession. Research and propose amendments to the Law on the Elderly and the Law on Persons with Disabilities, and complete the legal framework for social security by integrating relevant applicable laws.

- Develop and launch the national target program for sustainable social security and poverty reduction, with a focus on the 40% poorest population and policies supporting vocational education in connection with sustainable job creation, access to credit incentives and other social security policies; adopt solutions for vocational education renovation and development; focus on training a workforce with high skills and qualifications to meet requirements of the fourth industrial revolution; further connect and encourage enterprises to participate in vocational education in connection with job creation.

- Properly adopt policies and solutions for job creation in connection with improvement of job quality. Continue to expand social insurance and unemployment insurance coverage and increase efficiency of social insurance and unemployment insurance policies.

- Continue to properly implement policies promoting gender equality and advancing women's progress and ensure efficiency thereof. Boost and diversify communications activities to raise the awareness of gender equality.

- Increase application of information technology in provision of social security benefits and develop a national social security database. Switch to cashless provision of social security benefits.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Monitor efficiency of water resources use; ensure quality and sufficiency of domestic water supply; supervise, evaluate and forecast water pollution and shortage and saltwater intrusion; promote transboundary water resources sharing mechanisms.

- Review the legal framework for waste discharge management, especially for discharge of hazardous chemicals to the environment, to promulgate sufficient and suitable regulations to ensure prevention and control of pollution sources. Strictly handle establishments causing serious pollution and polluting activities; tightly control discharge sources, especially discharge of wastewater, waste from handicraft villages and rural household waste and import of scraps as production materials.

- Promulgate policies and mechanisms for classification of waste at the source of generation; develop and adopt waste classification, collection and handling models widely; reduce plastic waste, promote international cooperation in resolving issues concerning marine plastic waste. Finish formulating and promulgate technical regulations and standards on the environment equivalent to those of developed countries around the world to meet requirements of international integration.

- Regularly monitor impact level of land-based sources of marine pollution, especially drainage basins and coastal agricultural land where agrochemicals are used. Control and prevent dumping of hazardous waste into the sea in any shape or form completely.

- Adopt solutions for enhancing adaptability to climate change’s impacts and mitigating greenhouse gas emission. Increase capacity for and properly fulfill duties of natural disaster monitoring, forecasting and warning, ensuring early and detailed warning about severe weather phenomena.

dd) The Ministry of Health shall:

- Achieve universal health coverage in Vietnam to ensure significant increase of people’s access to essential, safe, effective, quality and affordable healthcare services, drugs and vaccines.

- Pay attention to prophylaxis, early disease detection, timely treatment and provision of healthcare for mothers, children, the elderly, the poor and ethnic minorities to increase height, physical strength, life expectancy and healthy life years of Vietnamese people.

- Complete the healthcare establishment network to adapt to changes to disease models, population aging and impacts of the fourth industrial revolution on healthcare.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Facilitate performance of projects on development of power sources and transmission grids; promptly exploit and develop renewable energy sources in connection with environmental protection, especially for solar power. Complete mechanisms and policies encouraging investment in renewable energy from the private sector.

- Increase use of new power sources and renewable energy sources in remote and isolated areas, in border areas and on islands. Formulate management mechanisms to maintain and develop power sources in these areas.

- Take charge in launching the national action program for sustainable production and consumption for 2021 - 2030 (promulgated together with Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020 by the Prime Minister). Complete policies on sustainable production and consumption; promote green distribution systems and development of the national supply chain for ecofriendly products and services, prioritizing products manufactured or supplied by small and medium enterprises; boost development of the environmental industry and recycling industry.

g) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Formulate and revise mechanisms and policies and develop an information system to ensure national food security and meet domestic demand for food in terms of both quality and quantity.

- Promote agricultural restructuring towards enhancement of added value, sustainable development in connection with growth model reform, and new rural development together with environmental protection. Continue to improve policies assisting and enabling agricultural production, hi-tech agricultural development and modern and highly efficient manufacturing.

- Modernize fishing management. Formulate suitable management mechanisms to provide orientations for sustainable exploitation, conservation and development of marine fishery resources. Reform fishing cooperatives and cooperative alliances by prioritizing fisher’s interests, sustainable environmental protection, community engagement, and development and stabilization of coastal and island societies.

- Protect the environment, adopt biosafe methods of animal husbandry. Strictly control use of prohibited chemicals in animal husbandry.

- Manage, protect, develop and exploit existing forests sustainably. Take measures to prevent illegal logging and deforestation effectively. Promote development of forest environmental services; manage forests sustainably and certify wood from plantations according to Vietnamese standards and international practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage people to enroll their children in school at appropriate age, especially in remote and isolated areas, severely disadvantaged areas and ethnic minority areas, and provide mechanisms for assisting people with this matter effectively. Provide inclusive education and special education for children with disabilities. Improve benefits offered to learners being benefit recipients, persons of ethnic minorities and women in each locality, especially areas with many socio - economic difficulties.

- Allocate more funding to budget and invest in more facilities to assist disadvantaged areas, ethnic minority areas and social benefit recipients with education development; continue to strengthen and develop schools, classes and educational institutions as suitable for the situation in each ethnic minority area, area affected by natural disasters and climate change and mountainous area and on each island. Advise the Government on formulating and implementing an appropriate road map to adoption of a policy on tuition exemption for early childhood education for 5-year-old children and lower secondary education.

- Encourage private sector involvement in education as appropriate to the situation in each area experiencing socio - economic difficulties to mobilize social resources for provision of education to girls, children with disabilities, children of ethnic minorities and children in vulnerable situations.

i) The Ministry of Transport shall:

- Continue to restructure the transport market properly, renovate transport systems and improve efficiency thereof, and promote switching from land transport to other modes of transport to alleviate pressure on land transport, save more fuels and reduce emission (water and railway transport).

- Continue to boost public bus transportation in metropolises; accelerate investment in and putting into use bus rapid transit routes and urban railways in Hanoi and Ho Chi Minh City.

- Develop, promulgate and apply fuel economy standards for some types of vehicles according to actual situation. Promote use of biofuels and clean fuels (CNG, LPG,...) for motor vehicles.

- Implement logistics services development schemes to optimize transport time and costs and reduce fuel consumption; develop transport exchange platforms to connect transport networks; apply smart transport technology, green transport technology and technologies reducing greenhouse gas emission to traffic and freight transport.

- Invest in transport systems with due consideration given to persons with disabilities, the elderly, women and children; adopt policies for reduction and exemption of public transit fees for persons with disabilities and children as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Research mechanisms and policies to enhance the roles of large metropolises, attract resources for urban development as appropriate to the potential, advantages and actual situation of each region and each metropolis.

- Complete legislative institutions concerning technical infrastructures (law on water supply, law on water discharge and waste water treatment, methods for clean water price determination, etc.); develop infrastructures in a synchronized manner and in accordance with a road map suitable for urban development and socio - economic development situation of each region and the whole country. Ensure safe water supply to people, urban environmental sanitation, promotion of economical and reasonable water use and efficient water reuse.

- Continue to research and propose mechanisms and policies to promote programs for social housing development and provision of accommodation to poor households, officials, public employees, workers of industrial parks and social benefit recipients with housing problems.

- Continue to implement incentive policies to attract investment in housing for those with low and medium income, eradicate temporary houses, upgrade unqualified housing areas or build new housing areas.

- Devise solutions for green urban development, solutions for energy saving in accommodations, office buildings and service establishments; solutions for encouraging use of new, advanced, energy-saving and ecofriendly construction materials.

l) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

- Research policies and solutions that are more suitable, practical and specific for harmonious connection between cultural development, people nurturing and economic development.

- Enhance the value of cultural and artistic heritages, gradually create a national brand and image for Vietnam.

- Focus on improving quality of tourism services, boost professional tourism promotion, aiming for target markets, regard tourism products and tourism brands as the key; promote tourism in connection with promoting Vietnam’s image.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Direct press authorities, broadcasting and electronic information authorities and grassroots information authorities to further disseminate this Resolution and relevant contents to raise the society’s awareness of the SDGs and the national action plan for implementation of the 2030 Agenda.

- Take charge and cooperate with ministries, central authorities and local governments in implementing the program for national digital transformation by 2025 with orientations towards 2030 (promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 749/QD-TTg dated June 03, 2020) to develop the e-Government, digital economy and digital society, increase productivity, create new drivers of economic growth and ensure sustainable development.

- Facilitate provision of broadband Internet connection as an essential utility, provide smart phones, especially in areas where telecoms services are provided as a public utility, with the aim of ensuring comprehensive connections and leaving no one behind; develop telecoms as the digital infrastructure essential for development of the digital economy and digital society and supporting comprehensive national digital transformation.

- Formulate regulatory sandboxes for development of, experiment in and application of services, solutions and products and piloting of new technologies and business models in Vietnam to foster renovation and innovation. Facilitate application of digital solutions, products and technologies in essential sectors of the economy.

- Improve capacity and provide more training in digital technology for people, especially those living in remote and isolated areas, to bridge the digital divide and reduce inequality in the society.

- Focus on developing information and communications infrastructures in remote and isolated areas, in mountainous areas and on islands. Properly ensure people’s right to information and information access, especially in remote and isolated areas and ethnic minority areas.

n) The Ministry of Justice shall:

- Continue to research and renovate the law making process to improve its quality and the legislation for the purpose of raising people’s awareness of the state governed by the rule of law and right of equal access to justice; research solutions for enhancing law enforcement without discrimination for sustainable development.

- Review and propose amendments to the existing legislation to ensure the right to equality in access to economic resources, access to basic services, rights to use of land and natural resources, right to ownership and control of other forms of property for all people according to regulations of the Constitution, especially for women, the poor and vulnerable persons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enable citizens to manage the state and the society, supervise policy implementation; increase social criticisms; ensure transparency in receipt of and feedback on opinions and propositions from citizens.

- Disseminate citizen's rights in management of the state and the society and participating in discussions and sending propositions about matters at grassroots, local and national levels to regulatory authorities.

o) The Ministry of Public Security shall:

- Increase education on traffic safety in connection with handling of violations against traffic safety laws, foster voluntary regulatory compliance in road users; improve performance and increase responsibility of law enforcement forces in charge of keeping traffic order and safety.

- Review and amend existing legislative documents related to regulations on entry, exit, transit and stay of foreigners in Vietnam in a manner that further reforms administrative procedures and applies information technology in residence management and monitoring.

- Take professional measures against crimes and violence-related offences in a synchronized manner. Vigorously adopt guidelines, policies and regulations on crime prevention; domestic violence prevention; prevention of violence against children and child abuse; and human trafficking prevention.

p) The Ministry of Science and Technology shall:

- Complete mechanisms and policies facilitating innovation; improve capacity for technology absorption and development; attract social resources for investment in science, technology and innovation, including the public-private partnership model.

- Promulgate a system of national standards to facilitate application and development of high technology and key technology as appropriate to requirements of the fourth industrial revolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Continue to advise on and promote administrative reform. Research and improve access to public administrative services for persons experiencing difficulties and other eligible persons.

r) The Ministry of Foreign Affairs shall:

- Continue to strengthen relations with partners, build trust and intertwine interests, especially for strategic partnerships, comprehensive partnerships and important partnerships, and partners with strengths in sustainable development. Proactively participate, responsibly contribute, enhance Vietnam’s role and cooperate in areas in relation to sustainable development in multilateral organizations and forums.

- Continue to promote economic diplomacy, actively contributing to successful implementation of ratified free trade agreements and international agreements and commitments on sustainable development to which Vietnam is a signatory, promote investment, technology and tourism supporting sustainable development.

s) The State Bank of Vietnam shall:

- Continue to prioritize and expand networks of branches and transaction points of credit institutions in rural areas and remote and isolated areas; vigorously promote development of electronic distribution channels to increase customer’s access to services.

- Enhance capacity for provision of green banking and green credit services.

t) The Government Inspectorate shall:

- Further detect and strictly handle corruption and wastage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- By 2030, develop a unified and centralized inspection system and grant more powers to the inspection sector to further enable the inspection sector to exercise state management and fight against corruption.

u) The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall:

Direct socio-political organizations, social organizations, mass organizations and communities to increase supervision of law enforcement and handling of violations against the law.

v) The Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall:

- Continue to provide support and orientations in relation to sustainable development for enterprises.

- Promote activities, programs and projects related to enterprises developing sustainably by participating in the circular economy, doing business with integrity, promoting public-private collaboration, etc. and actively and proactively research, advise, propose and formulate ideas/models of sustainable business in Vietnam.

- Continue to assess enterprises developing sustainably based on criteria of the Corporate Sustainability Index (CSI) in accordance with international practices; announce CSI ranking via mass media on an annual basis and apply this method of assessment widely in the enterprise community.

x) The National Traffic Safety Committee shall:

Assist the Prime Minister with directing ministries, central authorities and local governments in adopting solutions for traffic safety assurance provided for in the national strategy for road traffic safety by 2020 with visions towards 2030 and the national strategy for road traffic safety for the next period to control and gradually reduce  traffic accidents and traffic accident casualties throughout the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities

a) Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall take responsibility before the Prime Minister for achievement of the objectives and targets, performance of the tasks and adoption of the solutions provided for in this Resolution to facilitate accomplishment of the SDGs stated in the national action plan for implementation of the 2030 Agenda.

b) The national council for sustainable development and competitiveness improvement shall advise the Government and the Prime Minister on directing implementation of the national action plan for implementation of the 2030 Agenda and SDGs; propose measures, solutions and mechanisms for ensuring cooperation in operation between ministries, central authorities, local governments, mass organizations, enterprises and people to implement SDGs successfully.

c) The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with ministries, central authorities and local governments in implementing the national action plan for implementation of the 2030 Agenda and the SDGs.

2. Supervision - Assessment - Reporting

a) The Ministry of Planning and Investment shall:

- Take charge in monitoring, supervising and assessing implementation of the national action plan for implementation of the 2030 Agenda and results of implementation of SDGs.

- Prepare and submit a report on assessment of results of SDGs implementation to the Government and the National Assembly and send it to the United Nations upon request.

- By 2025, assess implementation of the national action plan for implementation of the 2030 Agenda and results of implementation of SDGs at the mid-point of the 2021-2030 period. By 2030, summarize and assess results of implementation of the 2030 Agenda in connection with assessment of results of implementation of the 2035 Vietnam Report and preparation for development of the SDGs of the next period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) During implementation of SDGs, the Ministry of Planning and Investment shall regularly monitor and supervise such implementation, and promptly handle or report issues arising to the Government for consideration.

d) Preparation of reports on assessment of results of SDGs implementation shall involve relevant parties, including socio-political organizations, social organizations, mass organizations and Vietnamese and foreign organizations.

3. Funding

a) The State shall prioritize and allocate adequate funding from the central government budget and local government budget to enable ministries, central authorities and local governments to implement SDGs and to support data collection and preparation of reports on assessment of SDGs implementation.

b) Per proposals from ministries, central authorities and local governments, the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment shall balance and allocate funding on an annual basis according to regulations of the Law on State Budget and Law on Public Investment to properly implement SDGs and to support data collection and preparation of reports on assessment of SDGs implementation.

c) Besides funding from state budget, ministries, central authorities and local governments shall proactively mobilize social resources, especially investment from the private sector, development partners and foreign sponsors, to implement SDGs; encourage enterprises and social organizations to proactively propose and apply ideas for successful SDGs implementation.

4. The National Assembly, People's Councils at all levels, Vietnam Fatherland Front and mass organizations at all levels shall increase supervision and communications activities during the implementation of this Resolution./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

P.P. THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 25/09/2020 về phát triển bền vững do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.801

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.237.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!