|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 01/NQ-CP 2022 giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Số hiệu:
|
01/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Minh Chính
|
Ngày ban hành:
|
08/01/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 01 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội: số 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 về Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; số 34/2021/QH15
ngày 13 tháng 11 năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022,
QUYẾT NGHỊ:
Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của
đất nước, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm 2021-2030 và các kế hoạch 5 năm giai
đoạn 2021-2025, kiện toàn Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026. Trong bối cảnh đất nước
gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn, đặc biệt là diễn biến phức tạp
của dịch COVID-19 và các vấn đề an ninh phi truyền thống, dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị,
Ban Bí thư; sự giám sát hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự chỉ
đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự
đồng tình, ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng
doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng trân trọng.
Đã quyết liệt thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch bệnh COVID-19; đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19, là một
trong những nước có tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao trên thế giới; kịp thời triển khai
các giải pháp gia hạn, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất
để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ
người sử dụng lao động và người lao động. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm
phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thu ngân
sách nhà nước (NSNN) vượt 16,4% dự toán, trong đó thu thuế, phí nội địa từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của 3 khu vực kinh tế vượt khoảng 14,5% so với dự toán
và tăng khoảng 11,3% so với năm 2020; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,6%,
đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; nông nghiệp tiếp tục khẳng định
vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 48,6 tỷ
USD; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục là động lực tăng trưởng;
thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng
cường; trật tự, an toàn xã hội, độc lập chủ quyền được giữ vững; đối ngoại đạt
được nhiều kết quả tích cực; uy tín, vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao
trên trường quốc tế.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng
thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình quốc tế,
trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng
khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp, nguy
hiểm hơn. Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo không đồng đều, chưa vững chắc,
có thể thấp hơn năm 2021; áp lực lạm phát, rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ
quốc tế gia tăng. Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh
tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm
sút. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục
trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng
trưởng còn tiềm ẩn nếu dịch bệnh không được kiểm soát hiệu quả. Thiên tai, biến
đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nặng nề...
I. CHỦ ĐỀ, QUAN ĐIỂM, TRỌNG TÂM
CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa
phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả
hơn theo tinh thần chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động
thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" với 6 quan điểm,
trọng tâm chỉ đạo điều hành của năm 2022 như sau:
1. Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, căn cứ
vào tình hình thực tiễn để chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo,
đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả. Phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; tiếp tục xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ, có khả năng chống chịu với tác động tiêu cực từ bên
ngoài; nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao, biến thách thức thành cơ hội; nâng
cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; khắc phục hạn chế, yếu
kém của năm 2021, nhất là các tồn tại, hạn chế kéo dài; thực hiện thành công,
toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, tạo nền tảng vững chắc để phát
triển bền vững.
2. Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19; kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo
vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Xác định
tiêm chủng vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của
người dân là các yếu tố quyết định trong kiểm soát dịch bệnh thành công để phục
hồi phát triển KTXH.
3. Chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội
để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KTXH và duy trì động lực tăng trưởng
trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới. Tập trung thực hiện 03
trọng tâm: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy
nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động mọi nguồn lực để phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Kiên trì giữ vững ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu,
thích ứng của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả.
Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa
trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Tập trung xử lý các vấn đề tồn
đọng, kéo dài nhiều năm.
4. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện
đồng bộ thể chế phát triển, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ
nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và
tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật, góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa,
giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.
5. Bảo đảm an sinh xã hội, an
dân, thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, khôi phục và ổn định
thị trường lao động, tạo việc làm, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao thu
nhập, đời sống cho người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài
nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường
thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã
hội, Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
6. Bảo đảm ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, tăng cường, giữ vững quốc phòng, an
ninh. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, góp phần
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát
triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tập trung thực hiện linh hoạt,
hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH
a) Tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển
KTXH, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, coi
đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm
2022; phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900
USD.
Triển khai nhất quán, nghiêm túc từ Trung ương đến
địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sản xuất
sau dịch bệnh. Thần tốc hơn nữa chiến dịch tiêm vắc-xin, nhất là nghiên cứu
tiêm cho trẻ em theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm mũi thứ
3, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả theo mục tiêu của Chính phủ; thúc đẩy
nhanh chóng chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị
trong nước, Phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, đội phản ứng nhanh, tổ hỗ
trợ điều trị và tổ COVID-19 cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, đề cao tính tự giác, tích cực, chủ động của người dân trong phòng,
chống dịch. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và cũng không
hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh khi dịch bùng phát.
Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi
và phát triển KTXH, triển khai kịp thời các giải pháp tài khóa, tiền tệ thực hiện
Chương trình để hỗ trợ phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là
trong ngành, lĩnh vực quan trọng, khôi phục các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động,
thúc đẩy các động lực tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người
dân. Ưu tiên bố trí nguồn NSNN để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất
là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách và thực hiện nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách khác.
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7-8%. Tập trung theo
dõi, phân tích, dự báo thị trường, kịp thời có giải pháp ứng phó, bảo đảm nguồn
cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất. Phát triển
mạnh thương mại điện tử; đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, tận
dụng cơ hội từ thị trường có FTA, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Tăng cường đấu
tranh với hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Nâng cao năng lực
và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế.
Xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm đối với những mặt hàng có
nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại,
kết nối cung cầu.
Phấn đấu tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt
trên 35% GDP. Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp của xã
hội, nhất là thông qua hợp tác đối tác công tư. Thu hút chọn lọc nguồn lực đầu
tư nước ngoài, tổ chức xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động tiếp cận, tìm hiểu,
hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành chuỗi
giá trị, chủ động phương án tạo mặt bằng sạch, hạ tầng kết nối, nhân lực... Chú
trọng đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, kịp thời tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp FDI.
b) Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế.
Điều hành chủ động, linh hoạt, chặt chẽ, đồng bộ,
hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác. Ổn định
thị trường tiền tệ. Điều hành các giải pháp tín dụng góp phần kiểm soát lạm
phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; khuyến khích tổ chức tín dụng tiếp tục
tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín
dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động: cho vay ngoại tệ,
tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, huy động vốn của doanh nghiệp, nhất
là phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt
chẽ thu, chi ngân sách. Chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá, trốn thuế,
gian lận thương mại, phấn đấu tăng thu NSNN. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý thuế, thống nhất quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử,
áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt, Điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự
toán giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi ngân sách, nhất là chi thường
xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư; tăng cường công tác kiểm soát chi, bảo
đảm chi đúng, chi đủ, có hiệu quả; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên ngân sách đã được giao
trong dự toán đầu năm, nhưng chưa thực hiện phân bổ theo quy định, nhất là các
khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, với tinh thần “thắt lưng buộc bụng”
trong lúc khó khăn.
Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách đã được
ban hành như chính sách an sinh xã hội, chế độ cho lực lượng tuyến đầu phòng,
chống dịch, điều chỉnh lương hưu trong năm 2022 đối với người nghỉ hưu trước
năm 1995, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện chuẩn nghèo đa
chiều giai đoạn 2021-2025.
Triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan
trung ương, địa phương trong điều hành giá, tránh gây tác động cộng hưởng, ảnh
hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Công khai, minh bạch trong điều hành đối
với giá xăng dầu và hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác do nhà nước điều
hành giá. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật
liệu quan trọng, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trang thiết bị vật tư y tế và
thuốc chữa bệnh.
2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và
tổ chức thi hành pháp luật
a) Tập trung thể chế hóa những định hướng chính
sách của Đảng; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng
đầu trong công tác xây dựng pháp luật. Bảo đảm tiến độ, chất lượng thực hiện
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Kịp thời ban hành văn
bản hướng dẫn để triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch
COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Nâng cao chất lượng công
tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số; đẩy mạnh truyền thông chính
sách pháp luật. Thực hiện hiệu quả công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm
đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; phấn đấu hoàn thành các chỉ
tiêu, nhiệm vụ thi hành án. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp. Tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật;
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và chủ động phối hợp giải quyết các vụ việc
tranh chấp đầu tư quốc tế. Công tác trợ giúp pháp lý chú trọng phối hợp trong
hoạt động tố tụng, quan tâm, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để chuyển đổi số và tham
gia hiệu quả Phiên tòa trực tuyến. Hoàn thiện cơ chế chính sách, trong đó tập
trung khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai và phát triển kết cấu hạ tầng,
thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số. Tập trung hoàn
thiện, phê duyệt, triển khai Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.
b) Phát triển đồng bộ, ổn định, bền vững các loại
thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền tệ, lao động, khoa học công nghệ
(KHCN), bất động sản...
Tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý
thị trường tài chính, chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định, an toàn; chủ động
tham gia thị trường tài chính quốc tế. Hiện đại hóa, tăng cường công khai, minh
bạch, kỷ cương, kỷ luật đối với thị trường tài chính, dịch vụ tài chính.
Phục hồi, củng cố, vận hành và phát triển hiệu quả
thị trường lao động, bảo đảm nguồn cung lao động đối với địa bàn, lĩnh vực trọng
điểm, động lực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kết nối
cung - cầu lao động. Thúc đẩy chuyển dịch lao động sang khu vực chính thức và
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường KHCN, kết nối
cung cầu công nghệ. Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về phát triển nhà ở,
kinh doanh bất động sản. Hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở
và thị trường bất động sản, theo dõi sát tình hình để xử lý kịp thời các vấn đề
"nóng" phát sinh; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về nhà ở, nhà ở công vụ, công sở và thị trường bất động sản
tại địa phương.
c) Thúc đẩy chuyển đổi số quốc
gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả,
trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh thí điểm, thử nghiệm một số mô hình kinh doanh,
sản phẩm, dịch vụ áp dụng công nghệ mới để phục hồi và tạo điều kiện phát triển
đột phá một số ngành nghề, lĩnh vực có cơ hội và tiềm năng lớn như: du lịch, dịch
vụ, vận tải, logistics... Đẩy nhanh tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong mọi lĩnh vực, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tối
đa cho người dân, doanh nghiệp.
d) Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện thể chế hành chính nhà nước dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương,
công khai, minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế, phát triển KTXH, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch COVID-19; đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm
soát quyền lực. Kiên quyết, kiên trì và đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh,
toàn diện. Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung theo chủ trương của Đảng. Hoàn thiện
quy định về nền hành chính công vụ minh bạch, liêm chính; ngăn chặn, xử lý
nghiêm, có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp.
3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số
a) Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đầu
tư công; nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, đảm bảo phù hợp với năng lực và
khả năng thực hiện của dự án; khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả trong chuẩn bị
đầu tư, phân bổ vốn; tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng cường hiệu quả tổ chức
thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng
đầu, phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công. Xây dựng các giải
pháp thiết thực, khả thi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc
gia, 03 chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững,
phát triển xanh dựa trên đổi mới sáng tạo và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển
đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng KHCN
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự
án công nghiệp quan trọng; hỗ trợ các nhà máy duy trì và khôi phục sản xuất để
giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản
phẩm chủ lực, theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với
yêu cầu của thị trường; phát huy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa
phương. Chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông lâm thủy sản phù hợp với trạng
thái bình thường mới và điều kiện thời tiết, dịch bệnh. Đẩy mạnh đổi mới hình
thức tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị thông qua phát triển kinh tế trang
trại, hợp tác xã có liên kết sản xuất với nông dân.
Cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành,
lĩnh vực dịch vụ quan trọng đang bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19 như: thương
mại, dịch vụ, logistics, vận tải, hàng không, du lịch... Tiếp tục thúc đẩy du lịch
nội địa gắn với an toàn dịch bệnh; từng bước mở rộng đối tượng, thị trường, điểm
đến trong Chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam; tăng cường truyền
thông, xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên nền tảng số và ứng dụng công nghệ
mới.
Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư,
chất lượng công trình xây dựng. Tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, giảm
thiểu sự cố, chống thất thoát, lãng phí. Nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng
nhu cầu vật liệu xây dựng theo hướng loại bỏ công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên
nhiên liệu, không đáp ứng được quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường.
Tập trung tháo gỡ vướng mắc, cải thiện mạnh mẽ môi
trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển mạnh
kinh tế tư nhân thực sự là một động lực, tăng cường kết nối khu vực FDI với khu
vực kinh tế trong nước. Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chuyển đổi
số, công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo. Tiếp tục thúc đẩy hình thành và tăng cường
liên kết giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa các DNNVV với doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp lớn trong nước. Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu, phát triển KHCN và tham
gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi
giá trị gắn với phát triển kinh tế địa phương hoặc quốc gia. Rà soát, sửa đổi
cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đáp ứng
nhu cầu thực tiễn.
c) Thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh. Thu hút các nguồn lực, nhất là từ xu hướng tăng trưởng
xanh, các sáng kiến toàn cầu cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng,
triển khai chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động, phấn đấu năng suất
lao động tăng khoảng 5,5%. Tiếp tục xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng điểm
các chương trình KHCN cấp quốc gia về phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm quốc
gia, công nghệ cao, thị trường KHCN, đổi mới công nghệ quốc gia, nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm hàng hóa; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp
là trung tâm và phát huy tối đa thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học của
các viện nghiên cứu, trường đại học.
d) Sớm hoàn thành phê duyệt và tổ chức triển khai đề
án cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh thực hiện sắp xếp
lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg
và quy định liên quan. Lựa chọn thời điểm, phương thức thực hiện cổ phần hóa,
thoái vốn phù hợp, hiệu quả, công khai, minh bạch, tránh thất thoát vốn, tài sản
nhà nước. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn,
hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Tập trung xử lý dự án, công trình
chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của tập đoàn, tổng công ty
nhà nước. Phấn đấu xử lý dứt điểm, có hiệu quả 5/12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến
độ, kém hiệu quả và tiếp tục xây dựng phương án xử lý đối với 7 dự án, doanh
nghiệp còn lại trong năm 2022.
Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Tăng cường xã hội hóa, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công; xây dựng cơ
chế phù hợp để thu hút nguồn lực ngoài nhà nước phát triển các lĩnh vực sự nghiệp
công, ưu tiên lĩnh vực có điều kiện.
đ) Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giám sát chất lượng tín dụng của TCTD, rà
soát kỹ, đánh giá lại chính xác nợ xấu nội bảng; đẩy nhanh tiến độ xử lý, cơ cấu
lại 02 ngân hàng thương mại yếu kém trong năm 2022 và tiếp tục xây dựng phương
án xử lý đối với các ngân hàng yếu kém còn lại. Tích cực triển khai giải pháp
chuyển đổi mô hình kinh doanh của TCTD theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại,
đa dịch vụ, tập trung vào hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng số.
e) Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, tăng cường quản lý nợ
công
Triển khai kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả
nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Khai thác dư địa thu, chú trọng, không để thất
thoát nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản và chống xói mòn cơ sở thuế.
Quản lý chặt chẽ, an toàn, hợp lý bội chi ngân sách Nhà nước. Tăng cường kiểm
tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ; bảo đảm thanh toán nợ đúng hạn,
không để ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia, phấn đấu cải thiện triển vọng
tín nhiệm quốc gia trong năm 2022; chủ động thực hiện giải pháp cơ cấu lại nợ
công theo quy định.
Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tài
chính nhà nước ngoài NSNN; xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, giải thể đối
với quỹ không hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 ngày 22 tháng 10 năm 2019 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
4. Phát triển nhanh hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ, hiện đại
a) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án kết cấu hạ tầng
trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là công
trình hạ tầng giao thông quan trọng như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao
tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (hoàn thành một số dự án
thành phần: Cam Lộ - La Sơn; Dầu Giây - Phan Thiết; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Mai
Sơn - Quốc lộ 45); dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng
không quốc tế Long Thành; đẩy nhanh tiến độ đầu tư và phấn đấu đưa vào hoạt động
một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Sớm trình Quốc
hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia có tính liên
vùng, liên tỉnh giai đoạn 2021-2025.
b) Bảo đảm tiến độ quy hoạch, xây dựng công trình
nguồn điện, lưới điện trọng điểm, nhất là chương trình chuyển đổi giảm phát thải
các-bon; sớm hoàn thành việc cấp điện cho địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi,
hải đảo. Có giải pháp xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả.
c) Khẩn trương triển khai các dự án hạ tầng nền tảng
số quốc gia dùng chung. Khuyến khích doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng đầu
tư nội dung số trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như: công nghiệp điện tử,
công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn, an ninh mạng...
d) Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn, nhất là công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, cảng cá,
trung tâm nghề cá lớn, khu neo đậu tránh trú bão; dự án hạ tầng phòng, chống
thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu. Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn,
xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, phấn đấu tỷ lệ số
xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 73%.
đ) Khuyến khích phát triển hạ tầng thương mại gắn với
đa dạng hóa mô hình phân phối hiện đại, hạ tầng bưu chính, viễn thông,
logistics; đẩy mạnh phân phối qua thương mại điện tử, phương thức thanh toán
thông minh, tạo thuận lợi cho truy xuất nguồn gốc, bảo đảm hàng hóa chất lượng,
giá cả cạnh tranh. Chú trọng đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, kho bãi, bố trí địa
điểm tập kết hàng hóa, phương tiện khu vực cửa khẩu biên giới. Quan tâm đầu tư
từng bước hoàn thiện hạ tầng xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục), nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội.
5. Nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng
công nghệ, đổi mới sáng tạo
a) Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học,
hoàn thiện hình thức tổ chức dạy và học phù hợp với tình hình dịch bệnh. Bám
sát khuyến cáo của WHO, kinh nghiệm thế giới và của Việt Nam để triển khai kịp
thời, đúng tiến độ việc tiêm vắc-xin cho trẻ em để nhanh chóng đưa học sinh trở
lại trường gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.
b) Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo
dục nghề nghiệp, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp
chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu phục hồi, tái
cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững. Tiếp tục cập nhật chuẩn trong giáo dục
nghề nghiệp; nhân rộng đào tạo nhân lực có kỹ năng; hỗ trợ đào tạo cho người
lao động trong DNNVV, đối tượng chính sách khác. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 67-68%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt
27-27,5%.
c) Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng
tạo, đổi mới sáng tạo quốc gia. Đẩy nhanh thành lập các trung tâm đổi mới sáng
tạo, khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường liên kết mạng lưới đổi mới sáng tạo trong
và ngoài nước. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển KHCN cho đổi mới,
hấp thụ và làm chủ công nghệ; tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh
phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin, thống kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc
gia về KHCN và đổi mới sáng tạo.
d) Đẩy mạnh việc xử lý tài sản hình thành từ nhiệm
vụ KHCN sử dụng NSNN, thúc đẩy thương mại hóa và nhanh chóng đưa kết quả nghiên
cứu KHCN vào ứng dụng trong thực tế. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN. Đổi mới cơ chế, tạo điều kiện
cho nhà khoa học, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát
triển công nghệ, hợp tác công tư trong triển khai dự án công nghệ quy mô lớn.
Tăng cường nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để đề ra giải pháp phục vụ
phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
đ) Tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu
quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm
non, Chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục theo lộ trình. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục, triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi ở
nơi có điều kiện. Quan tâm giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn
hóa, khát vọng cống hiến, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, ý thức công dân
trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng xã hội học tập. Thực hiện lộ trình
nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở; giải quyết hiệu quả, cơ bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Đẩy mạnh
và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục đại học gắn với
tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục. Triển khai giải pháp nâng cao năng lực
nghiên cứu gắn với giảng dạy, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong cơ sở
giáo dục đại học.
e) Thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp
nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo ứng dụng và phát triển mạnh mẽ KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chú trọng
bồi dưỡng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực KHCN, đào tạo nguồn nhân lực số,
nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Tăng cường phối hợp giữa
nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao
động của doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, giải
quyết việc làm cho lao động sau đào tạo.
6. Thúc đẩy phát triển liên kết
vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh hơn nữa tiến
độ lập, phê duyệt các quy hoạch
a) Phấn đấu cơ bản hoàn thành phê duyệt trong năm
2022 các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm, vùng động lực tăng trưởng mới. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, ban
hành thể chế điều phối vùng và quy chế phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển
liên kết nội vùng, liên vùng; triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Quốc hội về
thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương, sớm
tạo ra vùng động lực, cực tăng trưởng mới.
b) Đẩy mạnh triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề
án về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị xanh, đô thị thông
minh, phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị khu kinh tế ven biển. Phát triển hệ thống
đô thị, kết nối với phát triển đường cao tốc, không gian phát triển kinh tế mới
trong vùng và xây dựng nông thôn mới, gắn với quá trình đô thị hóa; có chính
sách kiểm soát, quản lý dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo dân sinh, khắc
phục tồn tại hạn chế. Đẩy mạnh quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, nhất
là ở thành phố trực thuộc Trung ương. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 41,5-42%.
Rà soát, phân bổ, tổ chức lại không gian phát triển
các ngành, lĩnh vực hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn tại từng vùng, địa
phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh,
bền vững, phát triển nhanh kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp
động lực và dịch vụ có sức cạnh tranh.
7. Phát triển văn hóa hài hòa và
ngang tầm với phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội;
tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị văn hóa, con người Việt Nam
a) Triển khai hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư tại
Hội nghị văn hóa toàn quốc; Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác gia đình. Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt
Nam thực sự trở thành động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển bền vững
đất nước. Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa. Tổ chức phù hợp các hoạt động
văn hóa, thể thao, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô
thị mới; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp. Tiếp tục xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh
phúc; kết nối cộng đồng, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật. Đẩy mạnh và đổi mới
công tác văn hóa đối ngoại.
b) Thực hiện đầy đủ, công khai, minh bạch chính
sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công
với cách mạng; đẩy mạnh thực hiện chi trả trợ cấp người có công, trợ giúp xã hội
thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích. Tiếp tục triển khai tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sỹ và xác định danh sách hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin;
xác nhận, công nhận người có công với cách mạng,
c) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chính sách
trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là trong dịp Lễ, Tết
Nguyên đán và giáp hạt đầu năm 2022. Hỗ trợ kịp thời về lương thực, nhà ở, nhu
yếu phẩm thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; không để
sót đối tượng, địa bàn cần hỗ trợ. Xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã
hội, thực hiện đăng ký hưởng và chi trả điện tử chính sách trợ giúp xã hội gắn
với dịch vụ công trực tuyến. Nghiên cứu đề xuất chính sách trợ giúp xã hội đối
với người thu nhập thấp, người nghèo, hộ nghèo không có người trong độ tuổi lao
động.
d) Hoàn thiện và tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời
chính sách giảm nghèo, duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều)
khoảng 1-1,5 điểm phần trăm/năm. Đẩy mạnh hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ
mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung đầu
tư và kết nối địa bàn nghèo, vùng lõi nghèo. Tăng cường hiệu quả truyền thông để
huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, khơi dậy ý chí vươn lên, chủ động
thoát nghèo.
Đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,
tăng cường giám sát, xử lý kịp thời vướng mắc phát sinh, mở rộng bao phủ và
phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là bảo
hiểm xã hội tự nguyện, nâng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt mức 92%. Phấn
đấu giảm số đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, giảm tình trạng trốn
đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Nghiên cứu điều chỉnh mức giá dịch vụ y tế gắn
với nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ phù hợp các nhóm
đối tượng. Quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế theo quy định
của pháp luật; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
e) Tiếp tục rà soát, ban hành, triển khai đồng bộ,
kịp thời, hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, giải quyết việc làm cho
người lao động; hỗ trợ người lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc
gia về việc làm. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiền lương để khuyến khích
người lao động quay trở lại làm việc; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định,
tiến bộ trong bối cảnh mới. Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động,
từng bước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
g) Khẩn trương hoàn thiện thủ tục, triển khai
nhanh, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Triển
khai quyết liệt chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, hỗ trợ
người lao động mua, thuê mua, thuê nhà.
h) Thực hiện hiệu quả chính sách pháp luật, chương
trình, đề án về lĩnh vực trẻ em. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện,
lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt
hơn quyền của trẻ em; chú trọng phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt
giai đoạn 36 tháng đầu đời. Chủ động thực hiện giải pháp phòng ngừa, kiểm soát,
giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xử lý nghiêm minh, kịp thời các
trường hợp vi phạm; giảm tai nạn, thương tích ở trẻ em; giảm thiểu lao động trẻ
em. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về thực hiện
quyền trẻ em.
i) Thực hiện hiệu quả Chương trình phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2030. Tăng cường sự tham gia của
phụ nữ vào vị trí quản lý, lãnh đạo. Thí điểm mô hình hỗ trợ, thúc đẩy bình đẳng
giới và phòng ngừa, giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới tại phường, xã, tổ dân
phố.
k) Nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự
phòng và y tế cơ sở ngay trong năm 2022, phấn đấu có 9,4 bác sỹ và 29,5 giường
bệnh trên 10.000 dân. Triển khai hiệu quả chương trình phát triển công nghiệp
dược, dược liệu. Củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự
phòng, hình thành hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở các cấp. Xây
dựng đề án, cơ chế hình thành các khu phức hợp y tế hiện đại ngang tầm khu vực.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong quản lý và khám,
chữa bệnh. Thực hiện giải pháp nhằm giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ
và nhân lực y tế giữa các tuyến, vùng, miền. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động,
phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, an toàn thực phẩm, quy
trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn; chú trọng đối tượng là hộ sản xuất,
kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc
vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi
sinh, chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu,
phân bổ, đặc biệt là chất lượng dân số.
l) Thực hiện tốt vai trò chủ nhà, chuẩn bị chu đáo
các điều kiện để tổ chức thành công các ngày Lễ lớn, sự kiện trọng đại, bảo đảm
tiết kiệm, an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đạt thành tích cao tại các sự kiện thể
thao quan trọng.
m) Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc,
tôn giáo, tín ngưỡng. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án tổng thể phát
triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tạo
điều kiện cho tổ chức tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động, thực hiện nếp sống
văn hóa, văn minh, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
8. Quản lý, sử dụng hiệu quả đất
đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Huy
động, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực từ đất đai, tài nguyên; tập trung rà
soát, xử lý nghiêm vi phạm; duy trì độ che phủ rừng tối thiểu ở mức 42%. Chú trọng
phát triển các ngành kinh tế biển, điện gió ngoài khơi. Quản lý bền vững, sử dụng
hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước; thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới. Xây dựng tài nguyên số, dữ
liệu số về tài nguyên và môi trường, sớm hoàn thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu số đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu quan trắc; vận hành Cổng thông tin dữ
liệu địa lý quốc gia.
b) Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, đến hành động
của toàn xã hội về công tác bảo vệ môi mường, phục hồi các hệ sinh thái. Khuyến
khích phát triển dự án xanh, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đô
thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, ít phát thải. Đẩy mạnh
xã hội hóa, thu hút đầu tư phát triển cơ sở xử lý, tái chế chất thải, rác thải
với mô hình công nghệ phù hợp. Phấn đấu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; khoảng 91% khu công
nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường. Phát triển hệ thống quan trắc, giám sát môi trường dựa
trên giải pháp thông minh.
c) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải
pháp đột phá, chiến lược, các chương trình, đề án, dự án cụ thể để hiện thực
hóa các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (COP 26); chủ động tận dụng các hỗ trợ về tài chính, công nghệ, thu
hút các dòng vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu;
triển khai các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất
do thiên tai, biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi mô hình
phát triển năng lượng. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thời tiết,
thiên tai; nâng cao năng lực, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục huy
động nguồn lực, xây dựng các dự án cụ thể để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển
bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và Quy hoạch
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
9. Tăng cường công tác xây dựng Đảng;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy
mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
a) Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự
trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai, thực
hiện nghiêm các nghị quyết, quyết định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
b) Hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, đặc biệt
là kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bên trong các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2022. Tiếp tục nghiên cứu thực hiện việc sắp xếp
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ
máy, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xác
định vị trí việc làm làm cơ sở tinh giản và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;
xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân
tài. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính
chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm khi có sai phạm.
d) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2026; cắt giảm thực chất các
quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo chuyển
biến rõ nét trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện
tử, hướng đến Chính phủ số, gắn với sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18 và 19-NQ/TW
của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; xây dựng Hệ thống ứng dụng công nghệ thông
tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với
sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Phát triển,
hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
đ) Triển khai đầy đủ các nội dung kết luận của đồng
chí Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính có liên quan đến
Chính phủ. Thực hiện đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, xã hội
quan tâm. Tăng cường năng lực, tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực: quản
lý, sử dụng tài sản công; quản lý tài chính, ngân sách; đầu tư xây dựng; quản
lý, sử dụng đất đai; quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước... nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử lý kịp thời vi
phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.
e) Thực hiện nghiêm quy định về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật vụ việc mới phát sinh và tiếp
tục kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người,
phức tạp, kéo dài.
10. Củng cố, tăng cường tiềm lực
quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
a) Theo dõi, nắm chắc tình hình, tham mưu với Đảng,
Nhà nước xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là biên giới đất liền và
trên biển. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ quốc gia; bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa, trên tinh
thần lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, phản động, không để bị động,
bất ngờ trong mọi tình huống; không để hình thành tổ chức chính trị đối lập
trong nội địa; giải quyết kịp thời hiệu quả các vấn đề nảy sinh về an ninh, trật
tự ngay từ đầu và tại cơ sở, không để hình thành "điểm nóng" về an
ninh, trật tự. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế,
văn hóa, xã hội và đối ngoại. Triển khai đề án, kế hoạch về tăng cường tiềm lực
quốc phòng kết hợp với phát triển KTXH; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ,
hiệu quả giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại.
b) Triển khai đồng bộ giải pháp bảo đảm an ninh
chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh mạng, an
ninh xã hội, an ninh công nhân, an ninh các địa bàn chiến lược. Triển khai hiệu
quả chương trình, chính sách, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống
tệ nạn xã hội. Tập trung trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, kiềm chế
gia tăng tội phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội. Đẩy
nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông,
phòng, chống cháy, nổ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh, sự cố môi trường.
11. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối
ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế
a) Quán triệt, triển khai đường lối đối ngoại của Đảng,
phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao
vị thế, uy tín của đất nước.
b) Triển khai nghiêm túc kết luận của đồng chí Tổng
Bí thư tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc. Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp
tác song phương với các đối tác, đặc biệt là đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện, đối tác quan trọng khác, xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn, tạo thế
đan xen lợi ích, tăng độ tin cậy. Thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về
đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Tiếp tục chủ động, tích cực tham gia
và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN,
Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng sông Mê Công, các khuôn khổ hợp tác khu
vực và quốc tế, trong những vấn đề và cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù
hợp với yêu cầu, khả năng, điều kiện cụ thể.
c) Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao; đẩy
mạnh công tác ngoại giao kinh tế, văn hóa khai thác hiệu quả các khuôn khổ quan
hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, hiệp định thương mại tự do (FTA). Tiếp
tục đẩy mạnh ngoại giao y tế, tăng cường ngoại giao kinh tế phục vụ thiết thực
cho phục hồi, phát triển KTXH và thúc đẩy những động lực mới cho tăng trưởng bền
vững. Thực hiện tốt hơn nữa công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, bảo
hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
12. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền,
nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.
a) Tập trung thông tin tuyên truyền về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện lớn của đất
nước; chú trọng tuyên truyền về khát vọng phát triển quốc gia, cổ vũ mô hình
hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt; kịp thời đấu tranh phản bác
quan điểm, tư tưởng sai trái; triệt phá, gỡ bỏ, ngăn chặn các thông tin xấu, độc,
sai sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung các chương
trình, thời lượng, chuyên trang, chuyên mục, tuyến tin bài, phóng sự khẳng định
thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
và hợp tác quốc tế; các định hướng lớn trong Văn kiện Đại hội XIII và kết quả
các hội nghị toàn quốc của Đảng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về
các chính sách phòng, chống dịch COVID-19; định hướng thông tin, tạo dư luận xã
hội tích cực, tác động người dân đồng thuận, tin tưởng vào chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hoạt động văn hóa, văn nghệ
phục vụ Nhân dân. Các cơ quan báo chí, truyền thông chấp hành nghiêm kỷ luật
thông tin; thực hiện đúng quy định và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền trong thời
lượng đưa tin về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
c) Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát huy hơn
nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu
hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương:
a) Quán triệt nghiêm túc phương châm phát huy tối
đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong những năm qua, khẩn trương kiên quyết,
kiên trì khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập; theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện nhiệm
vụ, giải pháp đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và các nhiệm
vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp cụ thể của bộ, ngành, địa phương mình, kịp thời xử lý vấn đề phát
sinh; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả
thực hiện của Bộ, ngành, địa phương mình.
b) Trước ngày 20 tháng 01 năm 2022, xây dựng, ban
hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị
quyết này, trong đó xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện,
dự kiến kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực
hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường
kỳ tháng 01 năm 2022.
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi sát diễn biến
trong nước, quốc tế, chủ động phân tích, đánh giá, dự báo để có giải pháp kịp
thời, tổng thể, đồng bộ, tận dụng thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu tác động tiêu
cực đối với nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường và
đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số, thực hiện công tác thống kê kịp thời, chính xác;
định kỳ hằng quý cập nhật kịch bản phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cập nhật kịch bản tăng trưởng chung của
quốc gia tại Phụ lục số 2.
d) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ,
kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; định kỳ hằng quý, tổng hợp,
đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tại các Phụ lục số 1, số 3, các nhiệm
vụ tại Phụ lục số 4, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng cuối quý để
tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
d) Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết
này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và chuẩn bị nội dung xây dựng Nghị
quyết của Chính phủ cho năm 2023, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng
11 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 12 năm
2022.
2. Các Bộ, ngành tổng hợp, phụ trách theo dõi các
lĩnh vực kinh tế vĩ mô có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong tham mưu,
đề xuất giải pháp, biện pháp cụ thể điều hành kinh tế vĩ mô, kịp thời báo cáo
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên
quan đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp
chặt chẽ, quyết liệt với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo
chí, các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng
rãi Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|
PHỤ LỤC SỐ 1
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Kế hoạch năm
2022 Quốc hội giao
|
Mục tiêu phấn đấu
của Chính phủ
|
Cơ quan chủ trì
theo dõi, đánh giá
|
1
|
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
|
%
|
Khoảng 6-6,5
|
Khoảng 6-6,5
|
Bộ KHĐT
|
2
|
GDP bình quân đầu người
|
USD
|
3.900
|
3.900
|
Bộ KHĐT
|
3
|
Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP
|
%
|
Khoảng 25,5-25,8
|
Khoảng 25,5-25,8
|
Bộ KHĐT
|
4
|
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân
|
%
|
Khoảng 4
|
Khoảng 4
|
Bộ KHĐT
|
5
|
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân
|
%
|
Khoảng 5,5
|
Khoảng 5,5
|
Bộ KHĐT
|
6
|
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động
xã hội
|
%
|
27,5
|
27,5
|
Bộ KHĐT
|
7
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng
chỉ
|
%
|
67
Khoảng 27-27,5
|
67-68
Khoảng 27-27,5
|
Bộ LĐTBXH
|
8
|
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
|
%
|
Dưới 4
|
Dưới 4
|
Bộ LĐTBXH
|
9
|
Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều)
|
điểm %
|
1-1,5
|
1-1,5
|
Bộ LĐTBXH
|
10
|
Số bác sĩ trên 10.000 dân
|
Bác sĩ
|
9,4
|
9,4
|
Bộ YT
|
11
|
Số giường bệnh trên 10.000 dân
|
Giường bệnh
|
29,5
|
29,5
|
Bộ YT
|
12
|
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
|
%
|
92
|
92
|
Bộ YT
|
13
|
Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới
|
%
|
73
|
73
|
Bộ NNPTNT
|
14
|
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô
thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
|
%
|
89
|
90
|
Bộ TNMT
|
15
|
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
|
%
|
91
|
91
|
Bộ KHĐT
|
PHỤ LỤC SỐ 2
KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) NĂM
2022 THEO GIÁ SO SÁNH 2010
(Kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
Đơn vị: %
TT
|
Ngành kinh tế
|
Kịch bản tăng
trưởng GDP năm 2022
|
Quý I
|
Quý II
|
6 tháng
|
Quý III
|
9 tháng
|
Quý IV
|
Cả năm
|
|
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
|
4,9 - 5,4
|
5,4 - 5,9
|
5,1 - 5,7
|
7,5 - 8
|
5,9 - 6,4
|
6,2 - 6,7
|
6 - 6,5
|
1
|
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
2,8 - 3,1
|
2,6 - 2,9
|
2,7 - 3
|
2,5 - 2,8
|
2,6 - 2,9
|
2,3 - 2,6
|
2,5 - 2,8
|
2
|
Công nghiệp và xây dựng
|
5 - 5,8
|
5,2 - 6,1
|
5,1 - 6
|
8,7 - 9,5
|
6,3 - 7,1
|
5,8 - 6,6
|
6,1 - 7
|
a)
|
Công nghiệp
|
5,4 - 6,3
|
5,6 - 6,5
|
5,5 - 6,4
|
9,2 - 10,1
|
6,7 - 7,6
|
5,5 - 6,4
|
6,4 - 7,3
|
-
|
Khai khoáng
|
-5,1 - -4,6
|
-7,3 - -6,8
|
-6,2 - -5,7
|
-2,7 - -2,2
|
-5,1 - -4,5
|
-4,4 - -3,9
|
-4,9 - -4,4
|
-
|
Công nghiệp chế biến, chế tạo
|
6,8 - 7,8
|
7,2 - 8,2
|
7 - 8
|
10,8 - 11,8
|
8,2 - 9,2
|
6,4 - 7,4
|
7,7 - 8,7
|
-
|
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí
|
5,1 - 5,6
|
6 - 6,5
|
5,5 - 6,1
|
9,2 - 9,8
|
6,7 - 7,3
|
8,1 - 8,6
|
7,1 - 7,6
|
-
|
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
|
5 - 5,5
|
6,2 - 6,6
|
5,6 - 6,1
|
8,6 - 9,1
|
6,6 - 7,1
|
7,1 - 7,6
|
6,8 - 7,2
|
b)
|
Xây dựng
|
2,9 - 3,4
|
3,3 - 3,8
|
3,1 - 3,6
|
6,3 - 6,8
|
4,2 - 4,7
|
6,7 - 7,3
|
5 - 5,6
|
3
|
Dịch vụ
|
5,4 - 5,8
|
6,3 - 6,6
|
5,8 - 6,2
|
8 - 8,3
|
6,5 - 6,9
|
7,6 - 7,9
|
6,8 - 7,2
|
-
|
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác
|
5,9 - 6,4
|
7 - 7,5
|
6,4 - 6,9
|
11,5 -12,1
|
7,9 - 8,4
|
8,5 - 9
|
8 - 8,6
|
-
|
Vận tải, kho bãi
|
4,6 - 5,6
|
5,9 - 6,9
|
5,2 - 6,2
|
8,1 - 9,1
|
6,1 - 7,1
|
7,5 - 8,5
|
6,5 - 7,5
|
-
|
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
|
2,6 - 2,7
|
2,4 - 2,6
|
2,5 - 2,6
|
6,9 - 7,1
|
3,4 - 3,6
|
7 - 7,2
|
4,6 - 4,8
|
-
|
Thông tin và truyền thông
|
5,9 - 6,1
|
6,4 - 6,6
|
6,2 - 6,3
|
8 - 8,2
|
6,8 - 7
|
9,4 - 9,6
|
7,5 - 7,7
|
-
|
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
|
7,3 - 7,8
|
8 - 8,5
|
7,6 - 8,1
|
8,4 - 8,9
|
7,9 - 8,4
|
8,7 - 9,2
|
8,1 - 8,6
|
4
|
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
|
4,7 - 5,2
|
5,2 - 5,8
|
4,9 - 5,5
|
7,3 - 7,8
|
5,7 - 6,2
|
5,8 - 6,4
|
5,7 - 6,3
|
PHỤ LỤC SỐ 3
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ CHO CÁC NGÀNH LĨNH VỰC NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
TT
|
CHỈ TIÊU
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu phấn đấu
năm 2022
|
Cơ quan chủ trì
theo dõi, đánh giá
|
I
|
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
|
|
|
|
1
|
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng
|
%
|
< 3
|
NHNNVN
|
2
|
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty
quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nợ đã thực hiện các
biện pháp phân loại nợ[1]
|
%
|
< 5
|
NHNNVN
|
3
|
Tỷ trọng chi thường xuyên (không bao gồm chi cải
cách tiền lương và tinh giản biên chế)
|
%
|
62,3
|
Bộ TC
|
4
|
Tỷ trọng chi đầu tư phát triển
|
%
|
29,5
|
Bộ TC
|
5
|
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu
|
%
|
Khoảng 8
|
Bộ CT
|
6
|
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP
|
%
|
Khoảng 35
|
Bộ KHĐT
|
II
|
Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng
|
|
|
|
7
|
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa
|
%
|
> 50
|
Bộ KHCN
|
8
|
Chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia
|
Thứ hạng
|
Trong nhóm 03 nước
dẫn đầu của ASEAN
|
Bộ KHCN
|
9
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
|
%
|
7-8
|
Bộ CT
|
10
|
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng
|
%
|
7-8
|
Bộ CT
|
11
|
Tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C
|
%
|
17-20
|
Bộ CT
|
12
|
Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử
|
%
|
54-58
|
Bộ CT
|
13
|
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển
|
Triệu tấn
|
750
|
Bộ GTVT
|
|
Tốc độ tăng
|
%
|
3
|
|
III
|
Một số chỉ tiêu về phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng
|
|
|
|
14
|
Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc
gia
|
Tỷ Kwh
|
276
|
Bộ CT
|
|
Tốc độ tăng
|
%
|
7,9
|
|
15
|
Diện tích nhà ở bình quân cả nước
|
m2 sàn/người
|
25,5
|
Bộ XD
|
16
|
Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân
|
Thuê bao
|
22
|
Bộ TTTT
|
17
|
Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân
|
Thuê bao
|
85
|
Bộ TTTT
|
18
|
Thị phần dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp
Việt Nam tại thị trường nội địa
|
%
|
40
|
Bộ TTTT
|
19
|
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang
|
%
|
75
|
Bộ TTTT
|
20
|
Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 5G
|
%
|
8
|
Bộ TTTT
|
21
|
Tổng số điểm phục vụ bưu chính
|
Điểm
|
22.700
|
Bộ TTTT
|
22
|
Tỷ lệ người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo được tiếp cận ít nhất 1 loại hình báo chí thiết yếu
|
%
|
75
|
Bộ TTTT
|
23
|
Tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử trên số xuất bản phẩm
|
%
|
11
|
Bộ TTTT
|
24
|
Số lượng tài khoản người dùng Việt Nam đăng kí sử
dụng mạng xã hội Việt Nam
|
Triệu tài khoản
|
95
|
Bộ TTTT
|
25
|
Tỷ lệ sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6
trên mạng Internet việt Nam
|
%
|
52
|
Bộ TTTT
|
26
|
Tỷ lệ người sử dụng Internet
|
%
|
74
|
Bộ TTTT
|
27
|
Số doanh nghiệp công nghệ số
|
Doanh nghiệp
|
70.000
|
Bộ TTTT
|
IV
|
Một số chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xây dựng nông thôn mới
|
|
|
|
28
|
Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
Người
|
90.000
|
Bộ LĐTBXH
|
29
|
Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo
hiểm xã hội
|
%
|
37-38
|
Bộ LĐTBXH
|
30
|
Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo
thất nghiệp
|
%
|
31
|
Bộ LĐTBXH
|
31
|
Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe
|
%
|
70
|
Bộ YT
|
32
|
Tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh)
|
Tuổi
|
73,8
|
Bộ YT
|
33
|
Tổng tỷ suất sinh (số con sinh ra sống bình quân
trên một phụ nữ)
|
Con/phụ nữ
|
2,1
|
Bộ YT
|
34
|
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh
|
Số bé trai/100 bé
gái
|
111,4
|
Bộ YT
|
35
|
Số dược sỹ đại học trên 10.000 dân
|
Người
|
3,03
|
Bộ YT
|
36
|
Số điều dưỡng trên 10.000 dân
|
Người
|
15,0
|
Bộ YT
|
37
|
Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi (trên 1.000 trẻ
đẻ sống)
|
‰
|
13,5
|
Bộ YT
|
38
|
Tỷ suất tử vong của trẻ em < 5 tuổi (trên 1.000
trẻ đẻ sống)
|
‰
|
20,0
|
Bộ YT
|
39
|
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới
5 tuổi (cân nặng theo tuổi)
|
%
|
11,0
|
Bộ YT
|
40
|
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới
5 tuổi (chiều cao/tuổi)
|
%
|
20,4
|
Bộ YT
|
41
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng
đầy đủ các loại vắc xin
|
%
|
> 95
|
Bộ YT
|
42
|
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2021-2030
|
%
|
60
|
Bộ YT
|
43
|
Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ
làm việc
|
%
|
94
|
Bộ YT
|
44
|
Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế
|
%
|
> 80
|
Bộ YT
|
45
|
Tỷ lệ người lao động có nguy cơ được quản lý và
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
|
%
|
30
|
Bộ YT
|
46
|
Tỷ lệ chất thải y tế của bệnh viện được xử lý đạt
quy chuẩn
|
%
|
93
|
Bộ YT
|
47
|
Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ
|
%
|
30
|
Bộ GDĐT
|
48
|
Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo
|
%
|
92
|
Bộ GDĐT
|
49
|
Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học mức độ 2
|
Đơn vị
|
38
|
Bộ GDĐT
|
50
|
Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học mức độ 3
|
Đơn vị
|
25
|
Bộ GDĐT
|
51
|
Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (tỉnh đạt chuẩn mức độ 1)
|
Đơn vị
|
49
|
Bộ GDĐT
|
52
|
Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (tỉnh đạt chuẩn mức độ 2)
|
Đơn vị
|
10
|
Bộ GDĐT
|
53
|
Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (tỉnh đạt chuẩn mức độ 3)
|
Đơn vị
|
4
|
Bộ GDĐT
|
54
|
Tỷ lệ số người biết chữ trong độ tuổi theo quy định
|
%
|
98,64
|
Bộ GDĐT
|
55
|
Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sỹ
|
%
|
32
|
Bộ GDĐT
|
56
|
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới
|
%
|
77
|
Bộ NNPTNT
|
57
|
Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới
|
Đơn vị
|
235
|
Bộ NNPTNT
|
58
|
Ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các thông tin xấu,
độc, sai sự thật mà phát hiện và xác minh được trên mạng xã hội
|
%
|
80-95
|
Bộ TTTT
|
59
|
Chỉ số đăng ký đất đai và chất lượng quản lý hành
chính đất đai
|
Bậc
|
1
|
Bộ TNMT
|
60
|
Hồ chứa thủy điện lớn đang vận hành được kiểm
soát, giám sát trực tuyến
|
%
|
80
|
Bộ TNMT
|
61
|
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ
thống cấp nước tập trung
|
%
|
93-94
|
Bộ XD
|
V
|
Một số chỉ tiêu về cải cách hành chính, xây dựng
Chính phủ điện tử, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
|
|
|
|
62
|
Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ bình quân cả nước (Par-Index)
|
%
|
85,5
|
Bộ NV
|
63
|
Chỉ số cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương bình quân cả nước (Par-Index)
|
%
|
82
|
Bộ NV
|
64
|
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành
chính nhà nước bình quân cả nước (SIPAS)
|
%
|
86
|
Bộ NV
|
65
|
Tỷ lệ tinh giản biên chế sự nghiệp hưởng lương từ
NSNN
|
%
|
Giảm 2,96% so với
năm 2021
|
Bộ NV
|
66
|
Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,
4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành,
địa phương lên Cổng Dịch vụ công quốc gia tăng thêm so với năm 2021
|
%
|
20
|
VPCP
|
67
|
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ
công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công
|
%
|
30
|
VPCP
|
68
|
Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài
chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
|
%
|
60
|
VPCP
|
69
|
Tỷ lệ cung cấp thanh toán trực tuyến đối với các
khoản thuế nội địa của doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
|
%
|
100
|
VPCP
|
70
|
Tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,
các bệnh viện từ hạng 2 trở lên cung cấp thanh toán viện phí, học phí trực
tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
|
%
|
50
|
VPCP
|
71
|
Tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của
bộ, ngành, địa phương được đồng bộ đầy đủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia
|
%
|
100
|
VPCP
|
72
|
Tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật)
trên môi trường mạng
|
|
|
|
|
Đối với các vụ, cục và tương đương thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các sở, ngành và tương đương thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
%
|
100
|
VPCP
|
|
Đối với các phòng, ban và tương đương thuộc
UBND cấp huyện.
|
%
|
90
|
VPCP
|
|
Đối với UBND cấp xã.
|
%
|
70
|
VPCP
|
73
|
Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa quy định; chi phí tuân
thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
|
%
|
10
|
VPCP
|
74
|
Tỷ lệ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định
liên quan đến hoạt động kinh doanh được tham vấn, lấy ý kiến trên Cơ sở dữ liệu
và Cổng tham vấn quy định kinh doanh.
|
%
|
100
|
VPCP
|
75
|
Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ
các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc
lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không
quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng[2]
|
%
|
100
|
Bộ KHĐT
|
PHỤ LỤC SỐ 4
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CHO CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
TT
|
NHIỆM VỤ
|
Thời gian trình
CP, TTgCP
|
Cơ quan chủ trì
xây dựng, trình và theo dõi, đánh giá
|
I
|
Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa
phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KTXH
|
|
|
1
|
Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
|
Quý I
|
Bộ KHĐT
|
2
|
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19
(2022-2023)
|
Quý I
|
Bộ Y tế
|
3
|
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược hợp
tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030
|
Tháng 11
|
Bộ KHĐT
|
4
|
Đề án tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải phóng nguồn
lực đất đai cho phát triển kinh tế, xã hội phục hồi sau đại dịch COVID-19
|
Tháng 4
|
Bộ TNMT
|
II
|
Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi
hành pháp luật
|
|
|
5
|
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
|
Quý l
|
Bộ, cơ quan ngang Bộ
|
6
|
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật An ninh quốc gia
|
Năm 2022
|
Bộ CA
|
7
|
Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
|
Tháng 1
|
Bộ TP
|
8
|
Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn
2022-2027
|
Tháng 3
|
Bộ TP
|
9
|
Đề án đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục
pháp luật
|
Tháng 3
|
Bộ TP
|
10
|
Đề nghị xây dựng Dự án Luật Công chứng (sửa đổi)
|
Tháng 6
|
Bộ TP
|
11
|
Đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của
người dân
|
Tháng 6
|
Bộ TP
|
12
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ
quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các các dự án luật, pháp lệnh được điều
chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, các dự án luật
thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022
|
Tháng 6
|
Bộ TP
|
13
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh
mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành
các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3
|
Tháng 7
|
Bộ TP
|
14
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh
mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành
các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4
|
Tháng 11
|
Bộ TP
|
15
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc
thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường
trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng
ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng
phí trên môi trường điện tử
|
Tháng 12
|
Bộ TP
|
16
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản
|
Tháng 12
|
Bộ TP
|
17
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp
|
Tháng 12
|
Bộ TP
|
18
|
Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030
|
Tháng 12
|
Bộ TP
|
19
|
Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm
|
Năm 2022
|
Bộ TP
|
20
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
|
Quý l
|
Bộ TC
|
21
|
Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ
thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện theo Cơ chế một cửa Quốc gia
|
Tháng 6
|
Bộ TC
|
22
|
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
|
Tháng 6
|
Bộ TC
|
23
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
|
Tháng 7
|
Bộ TC
|
24
|
Nghị định quy định việc chuyển giao công trình điện
là tài sản công sang Tập đoàn điện lực Việt Nam quản lý
|
Tháng 6
|
Bộ TC
|
25
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy
định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối
với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
|
Tháng 11
|
Bộ TC
|
26
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ
quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
|
Tháng 11
|
Bộ TC
|
27
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính
phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước
|
Tháng 11
|
Bộ TC
|
28
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công
|
Tháng 12
|
Bộ TC
|
29
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính
phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông
|
Tháng 12
|
Bộ TC
|
30
|
Nghị định thay thế Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007; Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ về
kinh doanh xổ số
|
Tháng 12
|
Bộ TC
|
31
|
Nghị định của Chính phủ quy định về Biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối,
thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
|
Tháng 10
|
Bộ TC
|
32
|
Nghị định thay thế Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 về kinh doanh
casino
|
Quý III
|
Bộ TC
|
33
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2017/NĐ-CP ngày 24/01/2017 về kinh doanh đặt
cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế
|
Quý l
|
Bộ TC
|
34
|
Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ
Hỗ trợ nông dân
|
Quý I
|
Bộ TC
|
35
|
Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Bộ CT
|
36
|
Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (thay thế Nghị định số 79/2015/NĐ-CP)
|
Tháng 5
|
Bộ LĐTBXH
|
37
|
Nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức hưởng trợ
cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
|
Tháng 5
|
Bộ LĐTBXH
|
38
|
Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Bộ TTTT
|
39
|
Dự án Luật Tần số vô tuyến điện (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Bộ TTTT
|
40
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 13/4/2014 của Chính phủ quy
định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
|
Năm 2022
|
Bộ TTTT
|
41
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn
chi tiết Luật Chăn nuôi
|
Quý I
|
Bộ NNPTNT
|
42
|
Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi đến năm 2030
|
Quý III
|
Bộ NNPTNT
|
43
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ
về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
|
Quý III
|
Bộ NNPTNT
|
44
|
Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
45
|
Đề nghị xây dựng Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
|
Quý I
|
Bộ KHĐT
|
46
|
Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Bộ KHĐT
|
47
|
Đề nghị xây dựng Dự án Luật Khu công nghiệp, khu
kinh tế
|
Tháng 12
|
Bộ KHĐT
|
48
|
Nghị định của Chính phủ quy định nội dung hệ thống
chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên
soạn GDP
|
Tháng 5
|
Bộ KHĐT
|
49
|
Nghị định sửa đổi Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê quốc gia
|
Tháng 12
|
Bộ KHĐT
|
50
|
Nghị định về hợp đồng lao động trong cơ quan hành
chính và cơ chế hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc
làm được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
|
Tháng 3
|
Bộ NV
|
51
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định
số 115/2020/NĐ-CP, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Nghị định số 159/2020/NĐ-CP, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
|
Tháng 1
|
Bộ NV
|
52
|
Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối
với cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý (thay thế các Nghị định: Nghị định
số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính
phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức và Nghị định
số 104/2020/NĐ-CP ngày 04/9/2020 sửa đổi Nghị
định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của
Chính phủ)
|
Tháng 1
|
Bộ NV
|
53
|
Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối
với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (phù hợp với quy định mới tại khoản 4 Điều 169, Bộ luật lao động năm 2019)
|
Tháng 1
|
Bộ NV
|
54
|
Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
|
Năm 2022
|
Bộ NV
|
55
|
Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
|
Tháng 11
|
Bộ NV
|
56
|
Dự án Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)
|
Tháng 6
|
Bộ YT
|
57
|
Dự án Luật Dân số (thay thế Pháp lệnh dân số)
|
Tháng 2
|
Bộ YT
|
58
|
Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18/5/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử
dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được
xây dựng mới
|
Năm 2022
|
Bộ KHCN
|
59
|
Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
|
Năm 2022
|
Bộ KHCN
|
60
|
Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
61
|
Nghị định Quản lý bảo vệ và phát huy giá trị Di sản
văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO ghi danh
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
62
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo -
phần về Điện ảnh)
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
63
|
Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với
viên chức, người lao động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật
công lập
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
64
|
Nghị định về hoạt động văn học
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
65
|
Nghị định quy định về tiêu chuẩn, quy trình xét
danh hiệu "Gia đình tiêu biểu", "thôn, làng, ấp, bản, tổ dân
phố tiêu biểu", "xã, phường, thị trấn tiêu biểu"
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
66
|
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
|
Tháng 3
|
Bộ TNMT
|
67
|
Đề nghị xây dựng Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi)
|
Tháng 7
|
Bộ TNMT
|
68
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tài nguyên nước
|
Tháng 10
|
Bộ TNMT
|
69
|
Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)
|
Năm 2022
|
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
|
70
|
Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt
động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng
|
Quý II
|
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
|
71
|
Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu
đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030
|
Quý I
|
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam
|
III
|
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số
|
|
|
72
|
Đề án nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị
trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính
|
Năm 2022
|
Bộ CT
|
73
|
Đề án cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với sản
phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển và các sản
phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương
|
Năm 2022
|
BộCT
|
74
|
Nghị quyết của Chính phủ về phát triển hợp tác xã
nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
|
Quý I
|
Bộ NNPTNT
|
75
|
Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản
hiệu quả, bền vững
|
Quý II
|
Bộ NNPTNT
|
76
|
Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy
sản
|
Quý II
|
Bộ NNPTNT
|
77
|
Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy
sản
|
Quý II
|
Bộ NNPTNT
|
78
|
Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái.
|
Quý III
|
Bộ NNPTNT
|
79
|
Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập
trung bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến
năm 2030
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
80
|
Đề án Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông
nghiệp
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
81
|
Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm
2030
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
82
|
Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Quý III
|
Bộ NNPTNT
|
83
|
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025
|
Tháng 1
|
Bộ KHĐT
|
84
|
Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế
tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
|
Tháng 6
|
Bộ KHĐT
|
85
|
Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia năm 2023
|
Tháng 12
|
Bộ KHĐT
|
86
|
Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia
|
Tháng 9
|
Bộ KHĐT
|
87
|
Đề án Tư liệu hóa và chuyển đổi số trong hệ thống
thống kê quốc gia
|
Tháng 9
|
Bộ KHĐT
|
88
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục
doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, thoái vốn và sắp xếp
giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại Quyết định 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở
hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025
|
Quý I
|
Bộ KHĐT
|
89
|
Nghiên cứu xây dựng, triển khai chương trình quốc
gia về tăng năng suất lao động
|
Quý IV
|
Bộ KHĐT
|
90
|
Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển, doanh nghiệp
do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu
|
Quý l
|
Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại DN
|
91
|
Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025
của từng tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
làm đại diện chủ sở hữu
|
Năm 2022
|
Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại DN
|
92
|
Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch
sản xuất, kinh doanh 5 năm của từng tập đoàn, tổng công ty do Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập, giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
làm đại diện chủ sở hữu
|
Năm 2022
|
Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại DN
|
IV
|
Phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại
|
|
|
93
|
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2021-2030, có xét đến năm 2045
|
Năm 2022
|
Bộ CT
|
94
|
Quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông quốc
gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Năm 2022
|
Bộ TTTT
|
V
|
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi
mới sáng tạo
|
|
|
95
|
Quyết định của Thủ tướng chính phủ ban hành danh
mục các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh
|
Tháng 10
|
Bộ LĐTBXH
|
96
|
Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Quý III
|
Bộ GDĐT
|
97
|
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư
phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
|
Quý IV
|
Bộ GDĐT
|
98
|
Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối
với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
|
Quý IV
|
Bộ GDĐT
|
99
|
Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu
giáo (3 và 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi
|
Tháng 12
|
Bộ GDĐT
|
100
|
Tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và
lớp 11; triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7
và lớp 10 bảo đảm tiến độ và chất lượng
|
Tháng 12
|
Bộ GDĐT
|
101
|
Đề án Phát triển hệ thống đánh giá định kỳ quốc
gia, quốc tế nhằm tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập
quốc tế
|
Quý II
|
Bộ GDĐT
|
102
|
Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục
vụ phát triển công nghệ cao
|
Quý IV
|
Bộ GDĐT
|
103
|
Đề án nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở
|
Năm 2022
|
Bộ GDĐT
|
104
|
Đề án xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục
mở trong giáo dục đại học
|
Năm 2022
|
Bộ GDĐT
|
105
|
Đề án hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2021-2030
|
Năm 2022
|
Bộ GDĐT
|
106
|
Đề án Hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn giai
đoạn 2021-2025
|
Năm 2022
|
Bộ GDĐT
|
107
|
Đề án "Kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao
Hòa Lạc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030"
|
Quý IV
|
Bộ KHCN
|
108
|
Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức
giai đoạn 2021- 2030
|
Năm 2022
|
Bộ KHCN
|
109
|
Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ
công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
|
Năm 2022
|
Bộ KHCN
|
110
|
Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên
tử thời kỳ 2021-2030
|
Năm 2022
|
Bộ KHCN
|
VI
|
Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế
và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các
quy hoạch
|
|
|
111
|
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Năm 2022
|
Bộ XD
|
112
|
Quy hoạch tổng thể quốc gia
|
Tháng 12
|
Bộ KHĐT
|
113
|
5 quy hoạch vùng (Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, Quy
hoạch vùng Tây Nguyên, Quy hoạch vùng Bắc trung bộ và duyên hải Miền trung, Quy
hoạch vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Quy hoạch vùng Trung du và Miền núi phía bắc
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050)
|
Tháng 12
|
Bộ KHĐT
|
114
|
Đề án cơ chế, chính sách liên kết vùng Nam Phú
Yên - Bắc Khánh Hòa
|
Năm 2022
|
Bộ KHĐT
|
115
|
Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Năm 2022
|
Bộ TNMT
|
VII
|
Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội; phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam
|
|
|
116
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ
lại phía sau" giai đoạn 2021-2025
|
Tháng 4
|
Bộ LĐTBXH
|
117
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh
sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai
đoạn 2021-2025
|
Tháng 6
|
Bộ LĐTBXH
|
118
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án Hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2022-2025
|
Tháng 11
|
Bộ LĐTBXH
|
119
|
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng
cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 75
năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022)
|
Tháng 3
|
Bộ LĐTBXH
|
120
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Tháng 12
|
Bộ YT
|
121
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
|
Tháng 12
|
Bộ YT
|
122
|
Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm
trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
123
|
Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời
trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
124
|
Đề xuất việc xây dựng Chương trình tổng thể quốc
gia về phát triển văn hóa Việt Nam
|
Quý I
|
Bộ VHTTDL
|
125
|
Đề án Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0
trong xây dựng sản phẩm chủ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
126
|
Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2045
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
127
|
Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Năm 2022
|
Bộ VHTTDL
|
128
|
Đề án Lễ tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ tri
thức và doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II năm 2023
|
Tháng 8
|
Ủy ban Dân tộc
|
129
|
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030, năm 2022
|
Tháng 9
|
Ủy ban Dân tộc
|
130
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2045
|
Tháng 12
|
Ủy ban Dân tộc
|
131
|
Đề án Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ về công tác dân tộc
|
Quý II
|
Ủy ban Dân tộc
|
132
|
Đề án Hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho học
sinh dân tộc thiểu số tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi
|
Tháng 12
|
Ủy ban Dân tộc
|
133
|
Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Năm 2022
|
Bảo hiểm xã hội Việt
Nam
|
VIII
|
Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên;
tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu
|
|
|
134
|
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050
|
Năm 2022
|
Bộ XD
|
135
|
Đề án bảo đảm An ninh nguồn nước giai đoạn
2021-2025, tầm nhìn 2045
|
Quý II
|
Bộ NNPTNT
|
136
|
Đề án thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi
các hệ sinh thái biển đến năm 2025, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển,
ven biển đạt 3% diện tích các vùng biển Việt Nam
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
137
|
Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
|
Quý IV
|
Bộ NNPTNT
|
138
|
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc
gia
|
Quý II
|
Bộ NNPTNT
|
139
|
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh
|
Tháng 4
|
Bộ KHĐT
|
140
|
Chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ
môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Quý I
|
Bộ TNMT
|
141
|
Chương trình thương hiệu Biển Việt Nam đến năm
2025
|
Năm 2022
|
Bộ TNMT
|
142
|
Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững
tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Tháng 7
|
Bộ TNMT
|
143
|
Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 11
|
Bộ TNMT
|
144
|
Lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 7
|
Bộ TNMT
|
145
|
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 10
|
Bộ TNMT
|
146
|
Chiến lược sử dụng đất quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050
|
Năm 2022
|
Bộ TNMT
|
147
|
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 11
|
Bộ TNMT
|
148
|
Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường nguồn lực đầu
tư cho công tác điều tra cơ bản và quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải
đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
149
|
Đề án xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài
nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
150
|
Quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
151
|
Nhiệm vụ Lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng
thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 11
|
Bộ TNMT
|
152
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050
|
Tháng 6
|
Bộ TNMT
|
153
|
Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu giai đoạn đến năm 2030
|
Tháng 10
|
Bộ TNMT
|
154
|
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
155
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định
chi tiết danh mục dự án xanh, tiêu chí, điều kiện xác định dự án xanh và việc
xác nhận dự án xanh
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
156
|
Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến
năm 2030
|
Tháng 12
|
Bộ TNMT
|
157
|
Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp đột phá triển
khai thỏa thuận tại COP26 về biến đổi khí hậu
|
Tháng 4
|
Bộ TNMT
|
158
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW
ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
|
Tháng 3
|
Bộ TNMT
|
IX
|
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng
phí
|
|
|
159
|
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến
năm 2030
|
Tháng 12
|
TTCP
|
160
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mạng số liệu
chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước
|
Tháng 10
|
Bộ TTTT
|
161
|
Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị trực thuộc
cấp tỉnh
|
Tháng 11
|
Bộ NV
|
162
|
Đề án Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia giai đoạn
II (2021 - 2030)
|
Năm 2022
|
Bộ NV
|
163
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính
|
Tháng 3
|
VPCP
|
164
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính
nhà nước với nhau.
|
Tháng 6
|
VPCP
|
165
|
Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước
|
Tháng 6
|
VPCP
|
166
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
chế quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung
tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
|
Tháng 3
|
VPCP
|
167
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về Cơ
sở dữ liệu và Cổng tham vấn quy định kinh doanh
|
Tháng 3
|
VPCP
|
X
|
Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an
ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
|
|
|
168
|
Đề án Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp quân đội đến 2025
|
Tháng 3
|
Bộ QP
|
169
|
Đề án Quy hoạch chi tiết Khu kinh tế - quốc phòng
biển, đảo Tây Nam Bộ/QK9 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
Tháng 6
|
Bộ QP
|
170
|
Đề án Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng
kinh tế kết hợp quốc phòng trong tình hình mới
|
Tháng 9
|
Bộ QP
|
171
|
Đề án Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong
quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển, đảo
|
Tháng 12
|
Bộ QP
|
XI
|
Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động
hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần củng cố vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế
|
|
|
172
|
Đề án đảm nhiệm thành viên Hội đồng nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025
|
Tháng 12
|
Bộ NG
|
173
|
Đề án phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước
khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2022-2026
|
Tháng 6
|
Bộ NG
|
XII
|
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao hiệu
quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội
|
|
|
174
|
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ quan báo chí,
phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Năm 2022
|
Bộ TTTT
|
[1] Không bao gồm nợ xấu của các NHTM yếu kém,
nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lại, phí và giữ nguyên nhóm nợ
theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN
(đã được sửa đổi, bổ sung) của NHNN.
[2] Trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể
tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do Chính phủ ban hành
THE GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No. 01/NQ-CP
|
Hanoi, January 8, 2022
|
RESOLUTION ON MAIN TASKS AND SOLUTIONS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND THE STATE BUDGET ESTIMATION IN 2022 THE GORVERNMENT Pursuant to the Law on
Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amendments to
the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of the
Local Government dated November 22, 2019; Pursuant to the
National Assembly’s Resolution No. 32/2021/QH15 dated November 12, 2021 on the
Socio-economic Development Plan in 2022; Resolution No. 34/2021/QH15 dated
November 13, 2021 on the State Budget Estimation in 2022. HEREBY RESOLVES: 2021 is the year when
many important events of the country take place. It is the first year
implementing the Resolution of the 13th National Congress of the
Communist Party, the Socio-economic Development Plan for 10 years 2021-2030,
and 5-year plans for the period of 2021-2025, Government consolidation plans
for the 2021-2026 term. In the context where the country is facing new and more
acute difficulties and challenges, especially the complicated development of
the COVID-19 epidemic and non-traditional security issues, under the unified
leadership of the Central Committee of the Communist Party directly or often is
the Political Bureau, Secretariat; the effective supervision of the National
Assembly, National Assembly Standing Committee; the drastic directive and
administration of the Government and authorities at various levels; the
agreement, support, sharing, and active participation of people from all
classes, business communities, we have achieved many important and respectable
results. We have drastically implemented a safe, flexible adaptation roadmap
for effectively controlling the COVID-19 epidemic; speed up vaccination works
against COVID-19, making Vietnam one of the countries with a high vaccine
coverage rate in the world; promptly implement solutions to extend, exempt, and
reduce some taxes, fees, charges, and land rent in order to resolve
difficulties for the business of production; spend 71,5 billion VND to support
employers and employees. The macroeconomics continues to be stable, inflation
is under control, and major balances of the economy are secured; the state
budget revenue exceeds 16,4% of the estimation, in which domestic taxes and
fees collected from business and production activities from 3 economic regions
exceeds 14,5% compared to the estimation and increases by 11,3% compared to
2020; the total export and import turnover increases by 22,6%, reaching 668,5
billion USD, the highest of all time; agriculture continues to affirm its core
role in the economy with the export turnover of agricultural, forestry, and
fishery products reaching over 48,6 billion USD; processing and manufacturing
industry increases by 6,37% and continues to be the motivation of growth;
commerce and service recovers positively. The national defense and security is
consolidated and enhanced; social safety and order and sovereign independence
are maintained; foreign policies achieve many positive results; the prestige
and position of our country continue to be improved internationally. 2022 is an important year
as it is the foundation for implementing targets of 5-year plans for the period
of 2021-2025. Approximately, international and domestic situations will have
advantages, chances intertwined with difficulties and challenges but the latter
will be dominant. The COVID-19 epidemic may become more complicated and
dangerous. World economic growth is forecasted to be uneven and uncertain,
possibly lower than 2021; domestically, the experience, capability, and ability
to cope with the epidemic will continue to be improved, but the resilience of
enterprises and people has decreased. Aside from the achieved results, there
are still limitations that we need to overcome in the socio-economic development.
If we do not control the epidemic effectively, there will still be potential
risks of slow economic recovery and growth deficiency. Natural disasters and
climate change are becoming more and more complicated and unpredictable, with
increasingly high impacts, etc. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Government shall
request authorities at various levels to continue to innovate, proactively
adapt, act more drastically and effectively in the spirit of the operation
theme “Discipline unity, proactive adaptation, safety and efficiency,
recovery and development” with 6 viewpoints, focuses of 2022 as
follows: 1. Follow Resolutions of the Communist Party, National
Assembly; rely on actual situations to direct or operate proactively, flexibly,
and creatively; such directives and operations shall be in the right direction
without deviations and with effectiveness. Promote the strength of the great
national unity; uphold the spirit of self-reliance; continue to develop an
independent and self-sufficient economy that is resistant to negative external
influences; strive to convert challenges into chances with high determination;
improve the efficiency in the cooperation between ministries, central
authorities, and administrative divisions; overcome limitations and weaknesses
of 2021, especially prolonged limitations; implement fully and successfully
targets and tasks of the 2022 plan in order to create a solid foundation for
sustainable development. 2. Safely and flexibly adapt and effectively control the COVID-19
epidemic; steadily implement measures to prevent and control the epidemic
appropriately in order to provide maximum protection for the people's health
and life, while focusing on resolving difficulties for production and business;
promptly provide support for people and enterprises. Vaccination, medicine for
COVID-19 treatment, and the people's awareness and responsibility enhancement
are decisive factors in successful epidemic control in order to recover the
socio-economic development. 3. Proactively grasp the situation and take advantage of every
chance to promote the process of socio-economic recovery and development;
maintain the growth motivation in the long term, and utilize new growth
motivations. Focus on implementing 3 focuses: recovery, promotion of the
business of production; promote export; speed up the disbursement of public
investment capital and utilize every resource for the development of the
infrastructure system, especially the strategic infrastructure. Persistently
maintain the stability of the macroeconomics, control inflation, and improve
the self-sufficiency, resistance, and adaptability of the economy. Promote the
restructuring of the economy in a practical and effective manner. Develop
e-commerce, digital economy, and new business models based on the application
of information technology and digital technology. Focus on handling backlog
issues prolonged for many years. 4. Continue to prioritize the completion of development
institution; promote decentralization along with appropriate resource
allocation in order to enhance the capability and quality of the officer and
official staff; increase the inspection and power supervision in order to
improve the efficiency in implementing laws, contributing to the development of
an orderly, disciplined, safe, healthy, democratic, fair, and civilized
society. Focus on human resources, cultural development, education in order to
improve the quality of human resources in association with the promotion of
application and development of science and technology, creative innovation, and
improvement of labor productivity. 5. Ensure social security and people's safety; well implement
social policies for people with meritorious services; recover and stabilize the
labor market; create jobs and restructure the labor force in order to improve
the people's incomes and living conditions. Promote administrative reform,
creating an investment environment for favorable business. Strictly manage and
effectively use land and resources, protect the environment, and proactively
respond to climate change. Increase the dissemination of information in order
to improve the efficiency of public relations, creating social consensus.
Promote the prevention against corruption, negativity, and wastefulness. 6. Ensure political stability, social order, and safety;
continue to consolidate, improve, and maintain national defense and security.
Proactively conduct international integration; improve the efficiency of
foreign affairs; contribute to the maintenance of a peaceful and stable
environment; attract external resources for the development of the country and
improve the prestige and position of Vietnam internationally. III. MAIN TASKS AND
SOLUTIONS 1.
Focus on flexibly and effectively
implementing the goal of both prevention and control of the COVID-19 epidemic
and socio-economic development and recovery ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Consistently and
seriously implement from the central to local levels regulations on safe
adaptation, flexibility, and effective control of the COVID-19 epidemic; create
maximum convenience for the circulation of goods and working after the
epidemic. Accelerate the vaccination campaign, especially research on
vaccination for children as recommended by the World Health Organization (WHO),
3rd dose of vaccine, ensuring the safety, science, and effectiveness
according to targets of the Government; promote rapid technology transfer,
research, and production of vaccines and therapeutic drugs in the country;
promote the role of the grassroots healthcare network, rapid response team,
treatment support team, and community COVID-19 team. Promote dissemination,
raise awareness, and promote self-discipline, positivity, and initiative of the
people in epidemic prevention and control. Absolutely do not be subjective,
lethargic, or lose vigilance, and also do not panic, fear, lose temper, courage
when the epidemic breaks out. Focus on effectively
implementing the socio-economic recovery and development program; promptly
implement solutions of finance or currency in implementing the program for
recovery support and quick development of business production, especially in
important fields; recover production, supply, and labor chains, promote growth
motivation, and ensure social security and people's lives. Prioritize
allocating state budget resources to focus on improving the capability of the
health system, especially preventive medicine and grassroots healthcare in
places of need and urgency, and perform other important and urgent tasks. Promote domestic
consumption and strive to increase the total retail sales and revenue from
consumer services reach 7-8%. Focus on monitoring, analyzing, and forecasting
the market; promptly take measures to ensure the supply of essential goods, raw
materials, fuel and materials for production. Strongly develop e-commerce;
diversify the market; promote sustainable exports; utilize chances from markets
with FTA; promote official exports. Increase the prevention of origin fraud and
illegal transportation. Improve the capability and implement trade remedies
suitable for international commitments. Develop and operate effectively an
early warning system for goods potentially be subject to trade remedy
investigation. Promote commercial advertisement and promotion; connect supply
with demand. Strive for the rate of
mobilization of investment capital for the whole society to reach over 35% of
GDP. Use public investment to lead and activate every legal resource of the
society, especially via public-private partnership cooperation. Attract and
select foreign investment resources; organize investment promotion in the
direction of actively approaching, studying, and supporting partners, big
corporations, or technology corporations that lead or operate the value chain;
proactively develop clean premises, connection infrastructures, human
resources, etc. Focus on the policy-related discussion and promotion of
in-country investment to resolve difficulties for FDI enterprises. b) Continue to maintain
the stability of macroeconomics; control the growth rate of the consumer price
index (CPI) on average of about 4%, ensuring the great balance of the economy. Actively, flexibly,
closely, synchronously, and effectively operate monetary and financial policy
tools and other policies. Stabilize the currency market. Operate credit
solutions, contributing to the inflation control and supporting the recovery of
economic growth; encourage credit organizations to continue to reduce costs in
order to strive to reduce lending interest rates, increase access to credit for
enterprises and people; direct credit to the business of production or
prioritized fields. Strictly control activities such as foreign currency loans,
credit for potentially risky fields, capital mobilization of enterprises,
especially issuing corporate bonds. Tighten financial
disciplines and strictly manage the collection and expenditures of the budget.
Prevent the loss of revenue, tax arrears, transfer pricing, tax evasion, and
commercial fraud and strive to increase the state budget revenue. Promote the
application of information technology in the administration of tax, unified
management, and use of e-invoices which will be applied nationwide from July 1,
2022; expand cashless payment and manage state budget expenditure closely,
thriftily, and effectively, according to assigned estimates. Thoroughly save
budget expenditures, especially recurrent and public-service expenditures that
have the nature of investment; increase the control of expenditures, ensuring
that they are correct, sufficient, and efficient; increase thrift practices
against waste. Resolutely cut down recurrent expenditures assigned in the first
estimate of the year but have yet to be allocated in accordance with
regulations, especially public service expenditures with the nature of
investment and implement austerity measures. Ensure the budget for the
implementation of promulgated policies on social security policy, benefits for
the frontline force in epidemic control and prevention, pension adjustment in
2022 for people who retired before 1995, preferential subsidy policy for revolutionary
contributors, and implementation of the multidimensional poverty line for the
period of 2021-2025. Synchronously implement
and closely cooperate with central or local authorities in operating prices,
avoiding resonant effects that affect the target of inflation control. Ensure
the publicity and transparency in the operation of petrol and oil prices and
other important and essential goods and services operated by the state.
Increase the inspection, prevention, and handling of smuggling, commercial
fraud, speculation, and unreasonable price increases, especially for important
materials, essential consumer goods, medical equipment, and medicines. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. a) Focus on
institutionalizing policy orientations of the Communist Party; tighten
disciplines and uphold responsibilities, especially for the head in law
development. Ensure the progress and implementation quality of the law and
ordinance development in 2022 of the National Assembly. Promptly promulgate
guidelines for the synchronous and effective implementation of the COVID-19
prevention and control program and the socio-economic recovery and development
program. Improve the quality of law enforcement supervision; diversify forms of
dissemination and education of law in the direction of digital transformation;
promote communications of legal policies. Effectively implement the recovery of
properties that are lost or appropriated in criminal cases related to
corruption and economy; strive to fulfill targets and tasks of judgment
enforcement. Improve the effectiveness and efficiency of state management of
judicial administration and judicial assistance. Increase international
cooperation regarding laws; improve the effectiveness of prevention and
proactive cooperation in solving international investment disputes. Focus on
cooperation during provision of legal aid; prepare technical infrastructure for
digitalization and effective participation in online court sessions. Complete
mechanisms and policies, in which focus on effectively utilizing resources from
land; develop infrastructure and promote the development of e-commerce
activities and the digital economy. Focus on completing, approving, and
implementing the sector and field development strategy. b) Develop synchronously,
stably, and sustainably all kinds of markets, especially the market of capital,
currency, labor, science and technology, real estate, etc. Complete the legal
framework for the management of the financial and securities market and for
such markets to develop healthily, stably, and safely; proactively participate
in international financial markets. Modernize and enhance publicity,
transparency, and discipline in the financial market and financial services. Recover, consolidate,
operate, and effectively develop the labor market, ensuring the labor resource
for important areas or fields. Increase the application of information
technology, digital transformation and connect the labor supply and demand. Promote
the transfer of labor to official areas and send Vietnamese workers to work
abroad under contracts. Continue to promote the
development of the socio-economic market and connect supply with demand. Review
and resolve difficulties in the development of housing and the real estate
business. Complete the information system and database on housing and real
estate market; closely supervise the situation to promptly handle “hot” issues
that arise; increase the urging, inspection, and supervision of the
implementation of policies or laws on housing, official residences, offices,
and the real estate market in localities. c) Promote national
digital transformation and creative innovation to develop a practical,
effective, and focused digital economy and digital society. Promote piloting
and testing a number of business models, products, and services that apply new
technologies to recover and facilitate the breakthrough development of a number
of sectors and fields with great chances and potential such as tourism,
service, transportation, logistics, etc. Speed up the process restructuring;
simplify financial procedures in every field; ensure publicity and transparency
in order to create maximum convenience for enterprises and people. d) Continue to build and
perfect a democratic, modern, professional, disciplined, open, and transparent
state administrative institution serving enterprises and people; such
institution shall meet the requirement for international integration,
socio-economic development, flexible and safe adaptation with COVID-19
epidemic; promote decentralization of state management in association with
increases of inspection, supervision, and power control. Resolutely and
persistently promote prevention of corruption, negativity, and waste; develop a
pure, strong, and comprehensive officer and official staff. Encourage and
protect officers who are energetic, creative; dare to think, dare to do, and
dare to take responsibility for the common benefit according to the guideline
of the Communist Party. Complete regulations on the public administrative
system in a transparent and honest manner; strictly and effectively handle and
prevent petty corruption that is inconvenient for enterprises and people. 3.
Promote economic restructuring in
association with the innovation of growth models in order to improve
productivity, quality, efficiency, and competitiveness of the economy; create a
foundation for the development of the digital economy and digital society. a) Strictly comply with
regulations of the law on public investment; improve the quality of plan
development, ensuring it is suitable for the capability and possibility of the
project; be urgent, drastic, and effective in investment preparation and
capital allocation; focus on solving problems, increasing the effectiveness of
the implementation according to the post-execution inspection principle,
upholding the role and responsibility of the leader, and striving to disburse
100% of the public investment capital plan. Develop possible and practical
solutions to promote the implementation progress of important national projects
and 3 national target programs. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Focus on resolving
difficulties and problems for important industrial plans; assist factories in
maintaining and recovering production in order to keep their orders and supply
chain. Promote agricultural restructuring according to 3 main product groups,
fields, or sectors; restructure agricultural production in association with the
demand of the market; strongly promote the potential and strength of each
region and locality. Proactively adjust the plan for agricultural production
suitable for the new normal and weather conditions or epidemic. Speed up the
innovation of methods of production organizations in association with the value
chain via the farm economic development and cooperatives that have
joint-production with farmers. Restructure, recover, and
develop a number of important sectors, fields, and services directly suffering
from the COVID-19 epidemic such as commerce, service, logistics,
transportation, aviation, tourism, etc. Continue to promote internal tourism in
association with epidemic safety; gradually expand the target, market, and
destination in the pilot program to welcome international visitors to Vietnam;
increase communications to promote Vietnam's tourism on digital platforms and
apply new technologies. Renovate the management
mechanism and improve investment efficiency and construction quality. Increase
control and inspection to minimize incidents and prevent loss and waste.
Improve production capacity and meet the demand for construction materials in
the direction of eliminating outdated technology and fuel consumption and
meeting environmental requirements and standards. Focus on resolving
problems, strongly renovating the environment of investment and business, and
improving the competitiveness of the country. Private economic development is
the motivation to increase the connection between FDI areas with domestic
economic areas. Prioritize small and medium enterprises in supporting digital
transformation, technology, and creative entrepreneurship. Continue to promote
the establishment and increase the connection between enterprises, especially
between small and medium enterprises with FDI enterprises and big domestic
enterprises. Develop mechanisms and policies to encourage enterprises to invest
in agriculture and rural areas; research, socio-economic development, and
effective participation in the global value chain. Develop industrial clusters
in association with the economic development of localities or the country. Review
and amend support mechanisms and incentive policies for the economic
development of collective and cooperatives to meet the actual requirements. c) Greater practicality
and effectiveness of the economic restructuring in association with the growth
model to improve productivity, quality, efficiency, and competitiveness.
Attract resources, especially from the trend of green growth, global
initiatives for socio-economic development. Develop and implement national
programs on the improvement of productivity and strive to increase productivity
by 5,5%. Continue to effectively develop and implement without deviation
national science and technology programs on intellectual property development,
national products, high technology, science and technology market, national
technology innovation, productivity, and product quality improvement; promote
creative innovation, consider enterprises as the center and maximize strengths
in scientific research activities of research institutes and universities. d) Quickly complete the
approval and organize the implementation of the restructuring project; improve
the efficiency of state-owned enterprises in general, especially state-owned
economic corporation and state-owned controlling company for the period of
2021-2025. Speed up the rearrangement of state-owned enterprises in accordance
with Decision No. 22/2021/QD-TTg and related regulations. Select the
appropriate time and method of equitisation and divestment appropriately,
effectively, publicly, and transparently to avoid loss of capital and state
properties. Consolidate and develop a number of state-owned economic
corporations that have large scales, efficient operation, and competitiveness.
Focus on handling projects, works behind schedule, inefficient investment, or
prolonged loss of state-owned corporations or controlling companies. Strive to
completely and effectively handle 5/12 projects, enterprises behind schedule,
inefficient investment; continue to develop handling methods for the 7
remaining projects, enterprises in 2022. Continue to grasp
thoroughly the implementation of Resolution No. 19-NQ/TW of the 6th
Conference of the 12th Central Committee on continuing to innovate
organizational and management structure, enhance quality and efficiency of
public service providers. Promote autonomy and self-responsibility of public
service providers in accordance with Decree No. 60/2021/ND-CP. Increase public
investment, facilitating a competitive environment that is healthy and equal in
providing public services; develop appropriate mechanisms to attract non-state
resources to develop the public service field, prioritizing fields that have
good conditions. dd) Effectively implement
the project on restructuring the credit organization system in association with
the handling of bad debts for the period of 2021-2025 after being approved by
competent authorities. Supervise the credit quality of credit organizations;
carefully review and accurately reassess on-balance-sheet bad debt; speed up
processing and restructuring 2 weak commercial banks in 2022 and continue to
develop plans to handle remaining weak banks. Actively implement solutions for
the business model transformation of credit organizations in the direction of
applying modern technology and multi-services and focusing on digital banking
operation. e) Continue to
restructure the state budget and increase public debt management ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Effectively review and assess
the operation of state financial funds outside the state budget; develop a
roadmap for the restructuring, merge, and dissolution of inefficient funds
according to the spirit of Resolution No. 792/NQ-UBTVQH14 dated October 22,
2019 of the National Assembly Standing Committee. 4.
Quickly develop a synchronous and modern
infrastructure system a) Speed up the
construction progress of important infrastructure projects; strengthen
regional, inter-regional, and international connections, especially important transport
infrastructure works such as the construction project of a number of expressway
sections on the North-South in the East for the period of 2017-2020 (complete
some component projects such as Cam Lo – La Son; Dau Giay - Phan Thiet; Vinh
Hao - Phan Thiet; Mai Son - Highway No. 45); My Thuan - Can Tho expressway
project; Long Thanh international airport project; speed up investment progress
and strive to put a number of urban railway lines into operation in Hanoi and
Ho Chi Minh city, etc. Present early to the National Assembly decision on
investment policy in important national projects that have inter-regional and
inter-provincial nature for the period of 2021-2025. b) Ensure the progress of
the master plan and construction of important power sources and power grids,
especially the transformation program for the reduction of carbon emission;
quickly complete the power supply for remote areas, mountainous areas, and
islands. Develop solutions to construct smart and effective power grid systems. c) Urgently implement
infrastructure projects of national digital platforms for common use. Encourage
information and technology enterprises to expand investment in digital content
in industries and services such as the electronic industry, information and technology
industry, network safety and security industry, etc. d) Develop agricultural
and rural infrastructure systems, especially irrigation works serving
agricultural restructuring, fishing port, large fishing center, anchorage area
to avoid storms; infrastructure projects to prevent natural disasters and adapt
to climate change. Promote rural economic development; develop in-depth new
rural areas in an effective and sustainable manner; strive for the rate of
communes that meet new rural standards to reach 73%. dd) Encourage the
development of commercial infrastructure in association with diverse modern
distribution models, postal infrastructure, telecommunications, and logistics;
promote distribution via e-commerce and smart payment methods, facilitating origin
tracing and ensuring goods quality and competitive prices. Focus on investing
in infrastructure, physical facilities, and warehouses; arrange gathering
places of goods and vehicles in border gate areas. Focus on investment to
gradually complete the social infrastructure (healthcare, culture, and
education) in order to improve the material and spiritual life of the people,
ensuring social security. 5.
Improve the quality of education and
training; develop human resources in association with the promotion of
scientific research, technology application, and creative innovation. a) Promote the
implementation of digital transformation in teaching and learning; complete the
form of organization of teaching and learning in a manner suitable for the
epidemic situations. Follow the recommendation of WHO, the experience of the
world, and of Vietnam to promptly and timely implement the vaccination for
children in order to quickly bring students back to school in association with
epidemic safety assurance. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Strongly develop
creative entrepreneurship ecosystem and national creative innovation. Speed up
the establishment of centers of creative innovation and creative
entrepreneurship; intensify the connection of domestic or foreign creative
innovation networks. Encourage enterprises to use the science and technology
development fund to innovate, absorb, and master technologies; intensify the
protection of intellectual property rights. Promote the synchronous development
of the information infrastructure; make statistics and complete the national
database on science and technology and creative innovation. d) Promote the handling
of properties formed from tasks of science and technology and state budget;
promote commercialization and practical application of results of scientific
and technological research Promote technology application for management and
implementation of science and technology tasks Innovate mechanisms in order to
facilitate scientists, organizations, individuals, and enterprises to
participate in the research and development of technology and public-private
partnership in implementing large-scale technology projects. Intensify
scientific research and application of technology to propose solutions serving
the COVID-19 prevention and control. dd) Continue to
effectively implement without deviation Resolution No. 29-NQ/TW on fundamental
and comprehensive innovation in education and training. Effectively implement
preschool education programs and school education programs in order to improve
the teaching staff and education managers according to road maps. Maintain and
improve education generalization; implement preschool education generalization
for preschool children 3-4 years old where conditions permit. Implement a road
map to improve the standard level of training of preschool, primary school, and
secondary school teachers; effectively and basically solve the situation of
excess and shortage of local teachers. Promote and delegate autonomy and
self-responsibility for universities in association with increases of
educational quality assessment. Implement solutions to improve research
capability associated with teaching and supporting students in entrepreneurship
in universities. e) Synchronously
implement mechanisms, policies, and solutions to improve the quality and
effective use of human resources associated with the promotion of creative
innovation of applications and strong development of science and technology;
promote creative innovation. Focus on providing advanced training for talents,
attracting science and technology human resources, and providing training for
digital, skilled, and high level of technical expertise human resources.
Intensify the cooperation between schools, training institutions, and
enterprises associated with the demand of enterprises for labor; encourage
enterprises to participate in providing vocational training and resolving job
issues for workers after training. 6.
Promote the development of regional
connection, economic areas, urban areas, and urban economy and speed up the
making and approving progress of master plans a) In 2022, strive to
basically complete the approval of national master plans, regional master
plans, and provincial master plans for the period of 2021-2030, with a vision
toward 2050. Focus on developing important economic areas and new growth
motivation areas. Urgently research, complete, and promulgate regional
coordination institutions and cooperation regulations; strongly promote
intra-regional and inter-regional connections; synchronously implement
Resolutions of the National Assembly on pilot implementation of specific
mechanisms and policies for development in some localities; quickly create new
growth motivation areas. b) Promote the
implementation of master plans, plans, and projects on urban area development
to cope with climate change, green urban areas, smart urban areas, and
synchronous development of urban infrastructure of coastal economic areas.
Develop urban systems connected with highway development, new economic
development space in the region and develop new rural areas associated with the
process of urbanization; develop policies to control and manage urban
infrastructure services to ensure social welfare and overcome limitations. Promote
management and development of urban underground space, especially in centrally
affiliated cities. Strive to reach 41,5-42% of urbanization rate. Review, allocate, and
reorganize the development space of sectors, fields in harmony and appropriate
between urban areas and rural areas of each region, locality; promote urban
economic restructuring towards green and sustainable growth; quickly develop
the digital economy, circular economy, motivational industries, and competitive
services. 7.
Develop the culture in harmony and on par
with the socio-economic development; implement social progress and justice;
continue to promote the values of Vietnamese culture and people. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Fully, publicly, and
transparently implement policies and incentives for revolutionary contributors
and their relatives; speed up the payment of allowances for revolutionary
contributors and provide social assistance by organizing public postal
services. Continue to search and gather martyrs' remains and identify the list
of martyrs' remains missing information; determine and recognize revolutionary
contributors. c) Fully, timely, and
effectively implement social assistance policies for beneficiaries of social
protection, especially during holidays, the Lunar New Year, and the beginning
of the year 2022. Promptly provide food, housing, and essential necessities for
people affected by natural disasters and epidemics; ensure not to leave out any
subject or area that needs support. Develop a database of beneficiaries of
social protection; digitally register and pay for social assistance policies
associated with online public services. Research and propose social assistance
policies for low-income people, poor people, and poor households that have no
people of working age. d) Fully and promptly
complete an organize poverty reduction policies; maintain the poverty reduction
rate (according to the multidimensional poverty line) for about 1-1,5
percentage/year. Increase supports for poor households, near-poor households,
households that have just got out of poverty, prioritizing poor households in ethnic
minority areas; focus on investing and connecting poor areas and poor core
areas. Increase the efficiency of communications to mobilize the maximum
resource in order to reduce poverty, arouse the will to rise up, and
proactively escape from poverty. dd) Improve the
efficiency and effectiveness of state management; increase supervision,
promptly handle issues that arise, expand coverage, and develop participants of
social insurance, unemployment insurance, especially voluntary social
insurance; increase the rate of the population participating in health
insurance to 92%. Strive to reduce the number of beneficiaries of lump-sum
social insurance and social insurance payment evasion or delay. Research and
adjust healthcare service prices in association with the improvement of the
quality of medical examination and treatment and provide appropriate support
for groups of subjects. Strictly manage medicines, medical supplies and
equipment in accordance with regulations of the law; ensure food safety and
hygiene. g) Urgently complete
procedures, quickly and effectively implement national target plans for the
period of 2021-2025. Drastically implement policies for the development of
social housing and housing for workers; provide support for workers who want to
buy, lease purchase, or rent houses. h) Effectively implement
legal policies, programs, and projects on children. Develop a safe, healthy,
and friendly living environment for children to comprehensively develop,
ensuring the ever-better realization of children's rights; focus on
comprehensively developing children until they are 8 years old, especially in
the first 36 months of their lives. Proactively implement solutions to prevent,
control, and reduce children abuse and strictly and promptly handle violations;
reduce accidents and injuries in children; reduce child labor. Promote
communications and education of legal knowledge and skills for implementation
of children's rights. i) Effectively implement
the program of gender-based violence prevention and response for the period of
2021-2030. Increase the participation of females as managers and leaders.
Implement pilot support models; promote gender equality; prevent and reduce
gender-based violence at wards, communes, and residential groups. k) Improve the capability
of the healthcare system, especially preventive healthcare and grassroots
healthcare right in 2022; strive to have 9,4 doctors and 29,5 hospital beds per
10.000 people. Effectively implement the pharmaceutical industry development
program. Consolidate, complete, and develop grassroots and preventive
healthcare networks; establish a synchronous of epidemic control centers at all
levels. Develop projects and mechanisms for the establishment of modern medical
complexes on par with the region. Strongly apply information technology and
science and technology to the management and medical examination and treatment.
Implement solutions to minimize the disparity in service quality and health
workers between levels and regions. Promote propagation, mobilization, and
dissemination of knowledge about health care, food safety, and advanced and
safe quality management processes; focus on small food production and trading
households. Maintain a steady rate of replacement fertility; advocate every
couple to have two children in order to reduce gender imbalance; focus on fully
and synchronously resolving issues about scale, structure, distribution,
especially population quality. l) Well perform the role
of the house owner; carefully prepare conditions for successful organizations
of major holidays and important events, ensuring savings and epidemic safety.
Strive for high achievements at important sporting events. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 8.
Effectively manage and use land and
natural resources; increase environmental protection; proactively prevent and
control natural disasters and adapt to climate change a) Present the amended
Land Law project to the National Assembly. Mobilize and use resources more
effectively from land and natural resources; focus on reviewing and strictly
handling violations; maintain the forest coverage of at least 42%. Focus on
developing sectors of marine economics and offshore wind power. Sustainably
manage and effectively use water resources, ensuring water security; promote
international cooperation in the management and use of transboundary water
resources. Develop digital resources and data on natural resources and the
environment; quickly complete the information system, national land digital
database, and monitoring database; operate the National Geographic Data Portal. b) Create strong changes
from awareness to actions of the entire society about the protection of the
environment and restoration of ecosystems. Encourage green development plans,
modern technology that is environmentally friendly, urban areas, industrial
zones, and export processing zones according to the cyclic model with low waste
generation. Promote private investment and attract investment to develop
facilities that treat and recycle waste with appropriate technology models. Strive
for the rate of collection and treatment of solid waste in urban areas that
meet the standard to reach 90% and approximately 91% of industrial zones and
export processing zones to have a centralized wastewater treatment system that
meets the environmental standard. Develop an environmental monitoring system
based on smart solutions. c) Develop plans for the
implementation of specific breakthrough solutions, strategies, programs, and
projects to realize Vietnam’s commitments in the 26th conference of
the United Nations on climate change (COP 26); proactively utilize financial
support and technology to attract investment flows in infrastructure
development to adapt to climate change; implement adaptive models, increase
resistance, reduce losses due to natural disasters or climate change and
emissions from greenhouses, and transfer energy development models. Improve the
quality of forecasting and warning of weather and natural disasters; improve
the capability and proactively implement measures to prevent, respond, and
overcome the consequences of natural disasters; adapt to climate change.
Continue to mobilize resources and develop specific projects in order to
effectively implement Resolution No. 120/NQ-CP dated November 17, 2017 on
sustainable and climate-resilient development of the Mekong Delta and the
Master Plan of the Mekong Delta for the period of 2021 - 2030, with a vision
towards 2050. 9.
Increase the development of the Communist
Party; improve the effectiveness and efficiency of state management; tighten
discipline; promote the prevention and control of corruption, negativity, and
wastefulness. a) Continue to promote
and improve the development and rectification of the Communist Party. Develop
the Government and local governments in a pure, honest, strong, effective, and
efficient manner. Strictly implement resolutions and decisions of the Central
on the development and rectification of the Communist Party associated with
studying and following Ho Chi Minh’s thought, morality, and style. b) Complete the
arrangement and organization of the state administrative apparatus and public
service providers in accordance with regulations of the Government, especially
consolidating functions, duties, and entitlements of the organizational
apparatus of ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies in a
streamlined, effective, and efficient manner, creating clear changes in 2022.
Continue to research the implementation of the arrangement of administrative
units at district and commune levels in accordance with the Resolution of the
National Assembly Standing Committee. c) Streamline the
workforce in association with the arrangement and organization of the
organizational apparatus, restructuring, and improvement of the officer and
official staff; determine the job position as the basis for streamlining and
evaluating the duty performance results; develop and effectively implement the
National Strategy to attract and utilize talents. Tighten administrative
discipline, regularly inspect, urge, and create strong changes in the performance
of official duties; improve morality, culture, and professionalism of officers
and officials; promptly detect and strictly handle when there are violations. d) Effectively implement
the State Administrative Reform Comprehensive Program for the period of
2021-2026; reduce in reality regulations related to business activities and
promote digital transformation, creating clear changes in activities of state
agencies; develop Electronic Government towards Digital Government associated
with arranging and streamlining presiding authorities of administrative
organizations and public service providers in accordance with Resolutions No.
18 and No. 19-NQ/TW of the 6th meeting of the 12th
Central Committee; develop an information technology application system to
evaluate the administrative reform and measure people’s satisfaction with
services of state administrative agencies for the period of 2021-2030. Develop
and complete information systems serving the directive and operation of the
Government and Prime Minister and providing online public services for
enterprises and people. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) Strictly comply with
regulations on the reception of citizens, complaints, and denunciations;
promptly and legally handle newly arising cases and continue to inspect,
review, and definitively settle complaints or denunciations that involve many
people; or those that are complicated or prolonged. 10.
Consolidate and increase the national
defense and security potential; resolutely and persistently fight to firmly
protect independence, sovereignty, unity, and territorial integrity; maintain a
peaceful and stable environment; ensure political security and social order and
safety. a) Monitor and firmly
grasp the situation and advise the Communist Party and the State in order to
promptly and effectively handle them, especially at land and sea borders.
Consolidate and increase the national defense and security potential.
Resolutely and persistently fight to firmly protect independence, sovereignty,
unity, and territorial integrity; protect the regime and achievements of the
socialist revolution in the spirit of national interests and the people come
first. Proactively fight to defeat all plots and destructive activities of
hostile and reactionary forces, not to be passive or surprised in any
situation; prevent any opposition to be established in the country; promptly
and effectively handle security and order issues at the outset and at the
grassroots; prevent “hot spots” in terms of order and security. Closely and
effectively combine national defense and security with the economy, culture,
society, and foreign affairs. Implement projects and plans to increase national
defense potential combined with socio-economic development; develop a solid
defense area that meets the requirements of the duty of protecting the country in
the new normal. Closely and effectively combine national defense and security
with the economy, culture, society, and foreign affairs. b) Synchronously
implement solutions to ensure internal political security, ideological cultural
security, economic security, cyber security, social security, worker security,
and security in strategic areas. Effectively implement programs and policies
and disseminate and raise awareness about prevention and control of social
evils. Focus on suppressing crimes and social evils, curbing the increase in
crime, and creating positive changes in social order and safety. Speed up the
investigation and handling of cases under the supervision and direction of the
Central Steering Committee on prevention and control of corruption and
negativity. Ensure traffic order and safety; prevent and control fire,
explosions; search and rescue; overcome consequences of natural disasters,
disasters, epidemics, and environmental incidents. 11.
Improve the efficiency of foreign affairs
and proactively conduct international integration in order to contribute to the
consolidation and improvement of the prestige and position of Vietnam
internationally. a) Thoroughly grasp and
implement the foreign policy of the Communist Party; promote the pioneering
role of foreign affairs in creating and maintaining a peaceful and stable
environment; mobilize outside resources to develop and improve the prestige and
position of the country. b) Seriously implement
the conclusion of the General Secretary at the National Conference of Foreign
Affairs. Promote and deepen bilateral cooperation with partners, especially
strategic partners, comprehensive partners, and other important partners;
harmoniously handle relations with major countries to create interlaced benefit
and increase reliability. Effectively implement the Directive of Secretariat on
promoting and elevating multilateral foreign affairs. Continue to proactively
and actively participate and promote the role of Vietnam in multilateral
mechanisms, especially ASEAN, United Nations, APEC, Greater Mekong Subregion
Cooperation, and regional and international cooperation frameworks in issues
and mechanisms of strategic importance that are suitable with the requirement,
ability, and specific conditions. c) Well-organized
high-level foreign affairs activities; promote economic and cultural diplomacy;
effectively utilize international cooperation framework with strategic
partners, comprehensive partners, and the Free Trade Area Agreement (FTA).
Continue to promote medical diplomacy; increase economic diplomacy to
practically serve the socio-economic development and recovering and promote new
motivation for a sustainable growth. Improve the implementation of information
work for foreign affairs, cultural diplomacy, citizen protection, and
Vietnamese overseas works. 12.
Promote information dissemination in order
to improve the efficiency of public relations, creating social consensus. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Continue to improve
the quality of the content of programs, duration, specialized magazine and
column, news articles, reportage affirming achievements of the economic and
socio-cultural development, national defense and security, foreign affairs, and
international cooperation; major orientations in the Document of the 13th
National Congress and results of national conferences of the Communist Party;
increase information works and disseminate policies on COVID-19 prevention and
control; orientate information to create positive public opinions and influence
people to agree and believe in guidelines and directions of the Communist
Party, policies and laws of the State; cultural and artistic activities that
serve the people. Press and media agencies shall strictly comply with
information discipline; fully comply with regulations and directives of
competent authorities during the news reporting duration on activities of
leaders of the Communist Party and State. c) Improve the efficiency
of public relations; promote the role of the Vietnam Fatherland Front and its
members to create social agreement, consolidate the great national unity, and
strive to fulfill the set targets and duties of socio-economic development. III. IMPLEMENTATION 1. Ministers, directors of ministerial agencies, directors of
Government’s affiliates, chairmen of the People’s Committee of provinces and
centrally affiliated cities shall: a) Strictly grasp the
precept of maximizing positive aspects and achieved results in recent years;
urgently, resolutely, and persistently overcome shortcomings; according to the
assigned function and duty, quickly, efficiently, and comprehensively implement
in reality the solution proposed in Resolutions of the Communist Party,
National Assembly, and duties mentioned in this Resolution; proactively
implement specific duties and solutions of their ministries, central
authorities, and administrative divisions to promptly handle arising issues;
take full responsibility before the Government and Prime Minister on the
implementation results of their ministries, central authorities, and
administrative divisions. b) Before January 20,
2022, develop and promulgate specific action plans, strategies, and documents
to implement this Resolution, in which clearly and fully determine targets,
duties, implementation progress, estimated output result for each duty, and
assignment of units that assume the prime responsibility for implementation;
send them to the Ministry of Planning and Investment to be recapitulated and
reported at the regular government meeting in January 2022. c) Ministries and
ministerial agencies shall closely monitor domestic and international
developments and proactively analyze, evaluate, and forecast to promptly have
solutions that are comprehensive, synchronous; take advantage of opportunities
and advantages to minimize negative impacts on the economy and production and
business of enterprises; increase and promote investment in digital
transformation and perform statistical work in a timely and accurate manner;
quarterly update the development scenario of sectors and fields under
management and send them to the Ministry of Planning and Investment to be
recapitulated and updated with the national general growth scenario prescribed
in Appendix No. 2. d) Regularly monitor,
inspect, and supervise the progress and results of the implementation of
assigned targets and duties; quarterly recapitulate and evaluate the
performance of targets prescribed in Appendixes No. 1 and No. 3, duties
prescribed in Appendix No. 4 and send them to the Ministry of Planning and
Investment before 20th of the last month of the quarter to be
recapitulated and reported to the Government. dd) Sum up and evaluate
the performance of this Resolution within the assigned functions and duties;
prepare the content for the Resolution of the Government for 2023 and send it
to the Ministry of Planning and Investment before November 20, 2022 to be
recapitulated and reported to the Government in the government meeting in
December 2022. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. The Ministry of Information and Communications shall take
charge and closely and drastically cooperate with the Central Committee’s
Publicity and Education Commission, news agencies, press, ministries, central
authorities, and administrative divisions in widely disseminating this
Resolution ./. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Pham Minh Chinh
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước ngày 08/01/2022 do Chính phủ ban hành
30.745
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|