Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 16/07/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1996


NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 42-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, thay thế Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng đã ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994.

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị các Tổng công ty Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

 

ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định 177/CP)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Giải thích từ ngữ.

Trong Điều lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. " Quản lý đầu tư và xây dựng" là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định. 2. "Dự án đầu tư" là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.

3. "Công trình xây dựng" là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động.

Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án.

4. "Vốn Nhà nước" là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc từ sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật.

5. "Bộ quản lý ngành" là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý ngành trong cả nước theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

6. "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư" là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được Chính phủ giao quyền hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này.

7. "Chủ đầu tư" là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hoặc dự án có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước thì Chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước (Tổng công ty, Công ty), cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức quản lý dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư.

- Đối với các dự án đầu tư của Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần hoặc Hợp tác xã, Chủ đầu tư là Công ty hoặc Hợp tác xã.

- Đối với các dự án đầu tư của tư nhân, Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn.

- Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Chủ đầu tư là các bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh); là Hội đồng quản trị (đối với Xí nghiệp liên doanh); là tổ chức, cá nhân người nước ngoài bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và dự án BOT).

8. "Tổng mức đầu tư" là giới hạn chi phí tối đa mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép để chủ đầu tư lựa chọn các phương án thực hiện dự án đầu tư.

9. "Tổng dự toán công trình" là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự đoán công trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

10. "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

11. "Tiêu chuẩn xây dựng" là các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định để thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, đảm bảo chất lượng công trình, áp dụng cho từng loại chuyên ngành xây dựng do Nhà nước hoặc các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành.

12. "Quy chuẩn xây dựng" là văn bản quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp, các tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt được các yêu cầu đó do Bộ xây dựng thống nhất ban hành.

Điều 2.- Yêu cầu cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng.

Việc Quản lý đầu tư và xây dựng nhằm:

1. Bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

2. Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như của nước nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong hoạt động đầu tư và xây dựng.

3. Xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, bảo đảm bền vững, mỹ quan. Thực hiện cạnh tranh trong xây dựng nhằm áp dụng công nghệ xây dựng tiến tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình.

Điều 3.- Những nguyên tắc cơ bản của Quản lý đầu tư và xây dựng.

1. Nhà nước thống nhất Quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh xã hội khác của dự án.

Riêng các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước thì Nhà nước còn quản lý về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.

2. Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng.

3. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị trong quá trình đầu tư và xây dựng.

Điều 4.- Trình tự đầu tư và xây dựng.

Trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm ba giai đoạn:

1. Chuẩn bị đầu tư

2. Thực hiện đầu tư

3. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Điều 5.- Phân loại dự án đầu tư.

Tuỳ theo hình thức, tính chất và quy mô, dự án đầu tư trong nước được phân loại thành ba nhóm: A, B, C. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong phụ lục ban hành kèm theo Điều lệ này. Đối với dự án đầu tư bằng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được phân loại theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6.- Trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, bảo đảm sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước trình Chính phủ quyết định. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của Điều lệ này. Tổ chức việc thẩm định các dự án đầu tư thuộc nhóm A theo chức năng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đầu tư. Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc nguồn vốn do Nhà nước quản lý. Đảm bảo các yếu tố để thực hiện kế hoạch huy động từng phần kết quả đầu tư vào hoạt động. Chủ trì hoạt dộng với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy chế đấu thầu.

2. Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ban hành; Ban hành hoặc thoả thuận để các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm các quy định quản lý chất lượng công trình và kinh tế xây dựng (hệ thống các định mức và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật xây dựng, giá chuẩn, đơn giá xây dựng); Tổ chức việc thẩm định tổng dự toán các dự án nhóm A để Bộ quản lý ngành phê duyệt. Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, về việc cấp chứng chỉ năng lực cho các doanh nghiệp tư vấn xây dựng và xây lắp. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Bộ Tài chính:

Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển; Nghiên cứu xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý vốn đầu tư để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư phát triển cho các Bộ, địa phương và các công trình quan trọng của Nhà nước. Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của Chính phủ dành cho đầu tư phát triển; Quản lý các Quỹ của Nhà nước dùng cho đầu tư phát triển. Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các tổ chức, đơn vị có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, hướng dẫn và kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư của Nhà nước.

Tổng cục Đầu tư phát triển có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc cấp vốn đầu tư, cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước (kể cả các nguồn vốn vay, viện trợ của Chính phủ dành cho đầu tư phát triển) đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo kế hoạch đầu tư và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong đầu tư và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền ban hành; Hướng dẫn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng khác thực hiện việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay dài hạn, trung hạn các dự án và cho vay ngắn hạn phục vụ đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh; Thực hiện chế độ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Các Ngân hàng tự quyết định cho vay, thu nợ bằng nguồn vốn huy động theo lãi suất của thị trường.

5. Các Bộ quản lý ngành khác có liên quan.

- Các Bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hoá, cảnh quan, quốc phòng, an ninh phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án đầu tư trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cho phép đầu tư dự án. Sau 20 ngày, nếu không nhận được ý kiến trả lời của các Bộ quản lý ngành thì được xem như các Bộ đó đã thống nhất với văn bản đề nghị.

- Các Bộ quản lý ngành có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển ngành và quản lý Nhà nước các dự án đầu tư thuộc ngành, đồng thời có quyền kiến nghị đình chỉ đối với hoạt động đầu tư và xây dựng trái với quy định thuộc chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ.

- Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây dựng đối với xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; Bộ Giao thông vận tải đối với xây dựng công trình giao thông; Bộ Công nghiệp đối với xây dựng công trình hầm mỏ, đường dây tải điện và trạm biến thế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đổi với xây dựng công trình thuỷ lợi, nông lâm nghiệp; Tổng cục Bưu điện đối với xây dựng công trình Bưu điện) hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các cơ chế, chính sách xây dựng cho phù hợp với đặc thù của các chuyên ngành; nghiên cứu và ban hành theo quy định phân công của Chính phủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành để ban hành sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.

6. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được pháp luật quy định với sự phân cấp của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 7.- Thẩm quyền quyết định đầu tư, cho phép đầu tư và cấp giấy phép đầu tư.

1. Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước. a. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A.

b. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B và C. Riêng các dự án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư và Bộ trưởng Bộ quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án.

c. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án ODA có mức vốn nhỏ hơn 1,5 triệu USD (không kể phần vốn đối ứng trong nước).

d. Các Tổng cục và Cục trực thuộc các Bộ được Bộ trưởng uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm C.

e. Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án nhóm B có mức vốn nhỏ hơn 50% mức vốn giới hạn trên tương ứng của các dự án thuộc nhóm B quy định tại phụ lục phân loại dự án đầu tư kèm theo Điều lệ này và được quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm C. Trường hợp đặc biệt ngoài quy định trên phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Riêng đối với các dự án thuộc nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần thực hiện theo quy định tại điểm 1-b của điều này.

g. Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm C.

h. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng thành phố. Đối với các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương.

2. Thẩm quyền cho phép và cấp giấy phép đầu tư các dự án trong nước không sử dụng vốn Nhà nước.

a. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư dự án thuộc nhóm A sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đồng thời cấp giấy phép đầu tư dự án thuộc nhóm B sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Quản lý ngành.

c. Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đầu tư dự án thuộc nhóm C sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đầu tư.

3. Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 8.- Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn xây dựng, cung ứng thiết bị và xây lắp. 1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:

a. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án đầu tư thông qua hợp đồng theo pháp luật hiện hành.

b. Chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định của Điều lệ này để lập dự án có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện dự án và đưa dự án vào hoạt động theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt.

c. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn.

d. Khi thay đổi Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư mới thay thế phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ công việc đầu tư của Chủ đầu tư trước.

e. Trường hợp Chủ đầu tư là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu khi phá sản thì công việc đầu tư đã thực hiện của Chủ đầu tư đó được xử lý theo luật phá sản doanh nghiệp.

g. Khi lập hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, Chủ đầu tư có trách nhiệm và có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan của Nhà nước chỉ dẫn các vấn đề có liên quan đến dự án như đất đai, tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ, bảo vệ di tích văn hoá, lịch sử, an ninh, quốc phòng và phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề nêu trên trong toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng.

2. Các tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng (khảo sát, thiết kế, quản lý việc thực hiện dự án...), cung ứng thiết bị, vật tư, thi công xây lắp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư hoặc Chủ nhiệm điều hành dự án và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện hợp đồng.

Điều 9.- Nguyên tắc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển.

1. Vốn Ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước bao gồm:

- Các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà không có khả năng thu hồi vốn thì được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển.

- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế (thuộc ngân sách Trung ương).

2. Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dùng đề đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước...) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn đã được xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước. Việc bố trí đầu tư cho các dự án này do Chính phủ quyết định cụ thể cho từng đối tượng trong thời kỳ kế hoạch.

3. Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) được quản lý thống nhất theo mục b khoản 2, Điều 21 của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

4. Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của Nhà nước dùng cho đầu tư phát triển.

5. Vốn tín dụng thương mại dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn.

6. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động) dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất - kinh doanh nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành. Doanh nghiệp thuộc tổ chức nào quản lý thì tổ chức đó còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn theo đúng mục đích có hiệu quả.

7. Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước.

Trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, nhà xưởng, thiết bị và các công trình khác thuộc vốn Nhà nước phải được cấp có thẩm quyền cho phép và làm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm hoàn trả vốn cho Nhà nước theo quy định hiện hành.

8. Vốn do chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ.

Vốn do chính quyền cấp xã, thị trấn huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện.

Các nguồn vốn trên phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

9. Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc các doanh nghiệp Nhà nước và vốn đầu tư của dân, Chủ đầu tư phải lập thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng.

10. Việc quản lý vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.

11. Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép xây dựng trên đất Việt Nam được quản lý theo Hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc các tổ chức, cơ quan nước ngoài.

12. Một dự án đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng không được trái với những quy định về sử dụng vốn của Điều lệ này; không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới, trừ các công trình hạ tầng thuộc các Chương trình quốc gia do Chính phủ quy định. Các ngành, các địa phương không được tự ý chuyển vốn đầu tư đã được cấp hoặc cho vay theo kế hoạch từ dự án này sang dự án khác khi chưa có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10.- Kế hoạch hoá đầu tư.

1. Kế hoạch hoá đầu tư ở các cấp phải phản ánh được tất cả các nguồn vốn đầu tư:

- Kế hoạch đầu tư ở cấp vĩ mô phải tính toán cân đối vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi tức sau thuế và huy động) vốn đầu tư của dân và của chủ doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

- Kế hoạch đầu tư ở cấp tỉnh, thành phố phải tính toán phản ánh và theo dõi toàn bộ hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế, trong đó có vốn đầu tư do địa phương trực tiếp quản lý; đồng thời hướng dẫn chính quyền cấp dưới tính toán cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển (từ huy động sức dân, từ các khoản thu ngân sách được để lại và yêu cầu trợ cấp từ cấp trên).

- Kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp phải cân đối phản ánh các nguồn vốn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi tức sau thuế, từ các nguồn huy động trong và ngoài nước, vay tín dụng Nhà nước và ngân sách hỗ trợ (nếu có).

- Cơ quan kế hoạch Nhà nước các cấp có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoá trực tiếp nguồn vốn Nhà nước.

2. Thực hiện kế hoạch đầu tư theo chương trình và dự án được duyệt đối với:

a. Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước được duyệt tổng mức vốn đầu tư cho toàn bộ dự án.

b. Các chương trình quốc gia được Quốc hội quyết định danh mục và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, tiến độ, tổng mức vốn và nguồn vốn làm cơ sở để bố trí kế hoạch cho các Bộ và các địa phương. Những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước trong chương trình Quốc gia phải thực hiện theo quy định của Điều lệ này.

3. Vốn quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn đều phải được ghi trong kế hoạch Nhà nước. Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính hướng dẫn cụ thể kế hoạch hoá nguồn vốn này.

4. Vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng được sử dụng đầu tư cho các chương trình quốc gia. Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch và thông báo về các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trên cơ sở các căn cứ: Có kế hoạch, có dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm, có dự toán chi tiết của đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nội dung, điều kiện ghi kế hoạch đầu tư và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được quy định như sau: a. Nội dung kế hoạch đầu tư bao gồm:

- Kế hoạch vốn cho công tác điều tra, khảo sát và lập quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

- Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc điều tra khảo sát, lập dự án tiền khả thi, khả thi, thẩm định dự án và quyết định đầu tư.

- Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm vốn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, xây dựng khu phụ trợ, nhà ở tạm của công nhân xây dựng đối với các dự án có nhu cầu được cấp có thẩm quyền cho phép và các chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện các dự án khác có liên quan.

- Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị, xây dựng và các chi phí có liên quan đến việc đưa dự án vào khai thác sử dụng.

b. Điều kiện ghi kế hoạch đầu tư hàng năm:

- Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải nằm trong quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ.

- Các dự án được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án phải có quyết định đầu tư phù hợp với những quy định của Điều lệ này.

- Các dự án được ghi vào kế hoạch thực hiện dự án phải có tổng dự toán công trình được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Những dự án thuộc nhóm A, B, nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt, nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục và đã có thiết kế kỹ thuật và dự toán của hạng mục khởi công được người có thẩm quyền phê duyệt thì được ghi kế hoạch đầu tư.

Đối với các dự án ký kết với nước ngoài, trong đó có nhiều dự án nhỏ thì từng dự án nhỏ thi công trong năm phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổng Công ty được thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm vào tuần đầu tháng cuối quý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê về các mặt huy động các nguồn vốn, khối lượng xây dựng, cấp phát thanh toán, dự án hoàn thành, năng lực mới huy động theo biểu mẫu do Tổng cục Thống kê quy định. Riêng đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện vào ngày 25 hàng tháng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương 2:

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Điều 11.- Công tác chuẩn bị đầu tư.

Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm:

1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.

2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.

3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.

4. Lập dự án đầu tư

5. Thẩm định dự án để quyết định đầu tư.

Điều 12.- Lập dự án đầu tư.

1. Trình tự lập dự án đầu tư bao gồm các bước sau:

a. Xác định sự cần thiết của dự án đầu tư.

b. Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.

2. Đối với dự án nhóm A tiến hành hai bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép không lập nghiên cứu tiền khả thi thì chủ đầu tư chỉ lập nghiên cứu khả thi.

3. Đối với một số dự án nhóm B xét thấy cần thiết tiền hành 2 bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi thì do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định.

4. Đối với các dự án còn lại thực hiện một bước nghiên cứu khả thi.

Điều 13.- Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

1. Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.

2. Dự kiến quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư.

3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất.

4. Phân tích sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, các điều kiện về cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.

5. Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, các khả năng và điều kiện huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.

6. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án.

Điều 14.- Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:

1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

2. Lựa chọn hình thức đầu tư.

3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng.

4. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc tuyến công trình).

5. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ.

6. Các phương án và giải pháp xây dựng.

7. Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động.

8. Phân tích tài chính kinh tế.

Nội dung chi tiết của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng hướng dẫn.

Điều 15.- Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư.

Tất cả các dự án đầu tư có xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và các thành phần kinh tế đều phải thẩm định về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ và các khía cạnh xã hội của dự án.

2. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước còn phải được thẩm định về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.

3. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA phải phù hợp với quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Điều 16.- Thẩm định dự án đầu tư.

Việc thẩm định dự án đầu tư được quy định như sau:

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi để trình trực tiếp người có thẩm quyền quyết định đầu tư xét duyệt.

2. Nghiên cứu tiền khả thi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư thông qua bằng văn bản là cơ sở tiến hành lập nghiên cứu khả thi, hoặc để tiếp tục thăm dò, đàm phán, ký thoả thuận giữa các đối tác trước khi lập nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Nghiên cứu khả thi:

- Các dự án nhóm A: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan và dự thảo quyết định đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tuỳ theo tính chất và sự cần thiết của từng dự án Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn trước khi quyết định đầu tư.

- Các dự án nhóm B, C: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể sử dụng các cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực hoặc có thể lựa chọn tổ chức tư vấn để thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư (riêng các dự án thuộc nhóm B phải có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quản lý ngành theo quy định tại Điều 7).

4. Việc thẩm định các dự án nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng.

Điều 17.- Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư.

Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Không thành lập Hội đồng thẩm định dự án đầu tư ở các cấp khác.

Điều 18.- Thời gian thẩm định dự án.

1. Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm A, thời gian thẩm định không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 19.- Quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư.

1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước phải có Quyết định đầu tư của người có thẩm quyền trước khi thực hiện đầu tư.

Nội dung Quyết định đầu tư bao gồm:

a. Xác định chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án.

b. Xác định địa điểm, diện tích đất sử dụng.

c. Công suất thiết kế.

d. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động.

e. Phương thức thực hiện dự án.

g. Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ chính.

2. Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước thì chủ đầu tư được cấp giấy phép đầu tư theo quy định tại Điều 7.

Nội dung giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

Điều 20.- Thay đổi nội dung dự án đầu tư.

1. Khi cần thay đổi nội dung dự án phải được người quyết định đầu tư dự án đó chấp nhận bằng văn bản.

2. Khi cần thay đổi nội dung dự án đã được quyết định đầu tư (hoặc được cấp giấy phép đầu tư) chủ đầu tư phải giải trình rõ lý do, nội dung dự định thay đổi và phải tiến hành việc thẩm định lại để quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư mới.

3. Dự án có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau: a. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư (hoặc giấy phép đầu tư) chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

b. Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép bằng văn bản.

c. Kéo dài việc thực hiện dự án quá 12 tháng so với các mốc tiến độ ghi trong quyết định đầu tư (hoặc giấy phép đầu tư) mà không rõ lý do chính đáng.

Điều 21.- Kinh phí lập dự án, thẩm định dự án đầu tư.

1. Dự án đầu tư thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí cho việc lập, thẩm định dự án được tính trong nguồn vốn đó. Đối với các dự án chưa xác định được nguồn vốn đầu tư thì chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn hợp pháp của mình hoặc vay vốn ngân hàng để thực hiện và sau khi xác định được nguồn vốn chính thức sẽ hoàn trả.

2. Mức kinh phí cho công tác tư vấn lập dự án, thẩm định dự án được xác định trong vốn đầu tư dự án do Bộ Xây dựng quy định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Chương 3:

THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Điều 22.- Nội dung thực hiện dự án đầu tư.

Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm:

1. Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa);

2. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

3. Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình;

4. Thẩm định thiết kế công trình;

5. Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp;

6. Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có);

7. Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án;

8. Thi công xây lắp công trình;

9. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.

Điều 23.- Giao nhận đất.

1. Chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất để ra quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Việc giao, nhận đất tại hiện trường để chuẩn bị xây dựng được thực hiện khi chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, lệ phí địa chính và thực hiện các thủ tục đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 24.- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.

1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính về việc đền bù và giải toả mặt bằng xây dựng trước khi giao mặt bằng xây dựng cho đơn vị xây dựng. Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với tổ chức chuyên trách công tác đền bù giải toả mặt bằng của địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.

2. Việc đền bù và giải toả mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện cho chủ đầu tư chuẩn bị mặt bằng xây dựng đáp ứng được tiến độ xây dựng công trình.

Điều 25.- Tuyển chọn tư vấn xây dựng

Việc tuyển chọn tư vấn xây dựng để khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình được thực hiện theo Quy chế đấu thầu của nhà nước.

Điều 26.- Thiết kế công trình.

1. Tài liệu hợp pháp dùng để thiết kế.

Các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng và các tài liệu khi dùng để thiết kế xây dựng các công trình phải do tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước ban hành. Nếu áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài thì phải được Bộ Xây dựng chấp thuận.

2. Trình tự thiết kế.

Tuỳ theo tính chất kỹ thuật phức tạp của công trình mà thực hiện thiết kế một bước hoặc 2 bước.

- Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, có nền móng địa chất thuỷ văn phức tạp thì phải thực hiện thiết kế hai bước: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

- Đối với công trình kỹ thuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp thì được thực hiện thiết kế 1 bước: thiết kế kỹ thuật thi công.

Tổ chức thiết kế phải lập tổng dự toán phù hợp với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

Nội dung hồ sơ thiết kế từng bước được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng ban hành.

Điều 27.- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng.

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước:

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm A do Thủ trưởng Bộ quản lý ngành phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn thẩm định về thiết kế và Bộ xây dựng thẩm định tổng dự toán.

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình các dự án thuộc nhóm B, C do người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt sau khi được cơ quan chuyên môn thẩm định về thiết kế và cơ quan quản lý xây dựng thẩm định đơn giá, dự toán. Cơ quan quản lý xây dựng của Tổng công ty là các tổ chức quản lý đầu tư xây dựng của Tổng công ty. Cơ quan quản lý xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các Sở xây dựng chuyên ngành. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, việc thẩm định thiết kế được thực hiện theo hướng dẫn riêng.

3. Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước chủ đầu tư phải thuê tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm định thiết kế kỹ thuật để đủ điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng.

Điều 28.- Giấy phép xây dựng.

1. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng trong đô thị và tại những khu đất ngoài đô thị, đều phải xin Giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp sau đấy được miễn Giấy phép xây dựng.

a. Công trình thuộc dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nhưng trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải gửi một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đến Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố sở tại để kiểm tra, theo dõi và lưu trữ.

b. Các trường hợp sửa chữa nhỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đường phố quy định tại Điều 18 Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về quản lý quy hoạch đô thị.

2. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy phép xây dựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý theo đề nghị của giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng (đối với các địa phương đã có kiến trúc sư trưởng).

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng (đối với các địa phương đã có kiến trúc sư trưởng) trực tiếp cấp Giấy phép xây dựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý.

Khi được uỷ quyền cấp Giấy phép xây dựng giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và phải thường xuyên báo cáo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết về tình hình cấp Giấy phép xây dựng tại địa phương mình.

b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân và các công trình có quy mô nhỏ theo sự phân cấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc cấp Giấy phép xây dựng các công trình thuộc nhóm này phải theo sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của Giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng (đối với các địa phương đã có kiến trúc sư trưởng).

Căn cứ điều kiện cụ thể của mỗi địa phương giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng (đối với các địa phương đã có kiến trúc sư trưởng) lập phương án tổ chức cấp Giấy phép xây dựng, phân loại và phân định khu vực, các vị trí có công trình cấp Giấy phép xây dựng để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh việc quy định cấp Giấy phép xây dựng (bao gồm cả việc phân loại và phân định khu vực để cấp Giấy phép xây dựng) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.

c. Ban quản lý Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập được quyền cấp Giấy phép xây dựng các công trình trong phạm vi ranh giới khu chế xuất và khu công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và sự hướng dẫn nghiệp vụ của Giám đốc Sở xây dựng hoặc kiến trúc sư trưởng thành phố (đối với địa phương đã có kiến trúc sư trưởng).

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp Giấy phép xây dựng.

Điều 29.- Giấy phép khai thác tài nguyên.

Trường hợp dự án đầu tư có nhu cầu khai thác tài nguyên thì chủ đầu tư phải tuân theo các quy định của pháp luật về khoáng sản.

Điều 30.- Đấu thầu và chỉ định thầu.

1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu của Nhà nước trừ các dự án sau đây được chỉ định thầu:

a. Dự án có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm.

b. Dự án có tính chất cấp bách do thiên tai, địch hoạ.

c. Dự án có tính chất bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng.

d. Dự án có giá trị nhỏ dưới 500 triệu đồng.

e. Một số dự án đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Khuyến khích các dự án đầu tư không sử dụng vốn Nhà nước tổ chức đấu thầu và khuyến khích các dự án được phép chỉ định thầu chuyển sang hình thức đấu thầu toàn bộ dự án hoặc từng phần dự án khi có điều kiện.

3. Trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án thuộc nhóm B nếu có gói thầu giá trị trên 500 triệu đồng cần áp dụng hình thức chỉ định thầu thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 31.- Hợp đồng về tư vấn, mua sắm thiết bị và xây lắp.

1. Sau khi có văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư phải đàm phán và ký kết hợp đồng với đơn vị trúng thầu theo đúng quy chế đấu thầu của Nhà nước. Trường hợp ký kết hợp đồng với các tổ chức nước ngoài thì còn phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt nội dung hợp đồng.

2. Trường hợp thực hiện chỉ định thầu, chủ đầu tư phải căn cứ vào thiết kế, dự toán được duyệt để thương thảo và ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng.

3. Trường hợp chủ đầu tư tuỳ tiện ký kết hợp đồng trái với quy định trên thì cơ quan cấp vốn không cấp phát hoặc cho vay vốn đồng thời còn bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.

Điều 32.- Điều kiện khởi công công trình.

Tất cả các công trình muốn khởi công phải có đủ các điều kiện sau:

a. Có Giấy phép xây dựng (đối với các dự án phải có Giấy phép xây dựng);

b. Các công trình sử dụng vốn Nhà nước phải có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các công trình xây dựng quy mô lớn, thời gian xây dựng dài mà chưa đủ điều kiện lập tổng dự toán ngay thì phải có thiết kế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phê duyệt theo giai đoạn hoặc hạng mục công trình được khởi công (như san gạt mặt bằng, công trình phụ trợ, nhà ở công nhân xây dựng,...) nhưng chậm nhất sau khi thực hiện được 1/3 giá trị khối lượng công tác xây lắp của toàn bộ công trình thì phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ để quản lý chi phí dự án.

c. Có hợp đồng giao nhận thầu hợp lệ.

Điều 33.- Quản lý kỹ thuật và chất lượng xây dựng.

1. Các tổ chức khảo sát, thiết kế phải tổ chức thực hiện chặt chẽ việc xét duyệt nội bộ từng đồ án. Từng đồ án thiết kế phải có Chủ nhiệm đồ án chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về chất lượng và hiệu quả đồ án đó. Thực hiện chế độ giám sát tác giả. Chủ nhiệm đồ án phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng để đảm bảo chất lượng.

2. Các doanh nghiệp xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng xây lắp công trình. Doanh nghiệp xây dựng có bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng xây lắp; cùng với chủ đầu tư, tổ chức thiết kế, tổ chức giám sát thực hiện việc lập hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra chất lượng từng công việc, từng hạng mục và toàn bộ công trình.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện việc kiểm định chất lượng xây dựng trong quá trình thi công xây lắp.

4. Bộ Xây dựng là cơ quan có chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, phối hợp với các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để ban hành hoặc phân cấp ban hành các quy định về quản lý chất lượng công trình chuyên ngành.

5. Sở xây dựng là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố, có trách nhiệm phối hợp với các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành hướng dẫn và tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Điều 34.- Nghiệm thu công trình.

Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức việc nghiệm thu công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Đối với một số dự án quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Người quyết định đầu tư quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu để tiến hành kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo đề nghị của Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

Điều 35.- Cấp vốn và thanh toán.

1. Đối với các gói thầu xây lắp được áp dụng hình thức chỉ định thầu thì việc cấp phát, cho vay, thanh toán vốn đầu tư xây lắp căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu hàng tháng, nhưng phải nằm trong phạm vi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và trong phạm vi tổng dự toán được duyệt.

Đối với các gói thầu tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện tạm ứng vốn 10% đến 20% kế hoạch vốn cả năm tuỳ theo quy mô và điều kiện cụ thể của từng gói thầu và việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện theo tiến độ đã được xác định trong kế hoạch năm.

2. Đối với việc mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị chế tạo trong nước) được tạm ứng vốn phù hợp với chế độ thanh toán hiện hành và điều kiện của hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổ chức cung ứng thiết bị nhưng tối đa không vượt quá kế hoạch vốn cả năm được duyệt.

3. Các hợp đồng tư vấn xây dựng được tạm ứng ít nhất 25% giá trị hợp đồng theo kế hoạch vốn cả năm.

4. Việc cấp phát vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng, vốn quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, do Bộ Tài chính hướng dẫn sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng.

5. Trong năm kết thúc dự án (công trình, hạng mục công trình hoàn thành) cơ quan cấp vốn tạm giữ 5% giá trị xây lắp năm kế hoạch của công trình (hạng mục công trình hoàn thành) và sẽ thanh toán ngay sau khi có báo cáo quyết toán được duyệt.

6. Cơ quan cấp vốn không cấp vốn ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các khoản thiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm công trình đối với các Chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình xây dựng.

Điều 36.- Quyết toán vốn đầu tư.

1. Hàng năm, chủ đầu tư phải báo cáo vốn đầu tư thực hiện với cơ quan cấp phát cho vay vốn. Khi dự án hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình) Chủ đầu tư phải gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và cơ quan quyết định đầu tư.

2. Dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn.

3. Các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm, khi quyết toán Chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa vào vận hành để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao.

Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp quy đổi giá thống nhất trong từng thời kỳ để các chủ đầu tư thực hiện khi quyết toán.

1. Chậm nhất là 1 tháng sau khi kết thúc năm kế hoạch, Chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện của năm trước gửi cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn và Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án đầu tư hoàn thành đưa vào vận hành. Chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn, các cơ quan có chức năng thẩm tra quyết toán của Bộ hoặc tỉnh và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

5. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thời gian lập quyết toán, nội dung báo cáo quyết toán, nội dung thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước.

6. Đối với các dự án đầu tư hợp tác kinh doanh và liên doanh với nước ngoài có sử dụng vốn Nhà nước thì khi hoàn thành đầu tư xây dựng phải được giám định giá trị thiết bị và chi phí xây dựng để xác định mức góp vốn của các bên và các nghĩa vụ, quyền lợi khác của doanh nghiệp.

Điều 37.- Thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

1. Trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải tiến hành thẩm tra.

Đối với các dự án thuộc nhóm A, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì thẩm tra.

Đối với các dự án còn lại do Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc thẩm tra.

Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến nhận xét bằng văn bản trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.

2. Đối với dự án đầu tư hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình) người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán.

Riêng các dự án thuộc nhóm A, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán.

Đối với vốn đầu tư thực hiện hàng năm, cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn tiến hành kiểm tra số vốn đã sử dụng theo kế hoạch được duyệt. 3. Chi phí thẩm tra và duyệt quyết toán được tính trong vốn đầu tư của dự án do Bộ Tài chính quy định.

Chương 4:

KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG

Điều 38.- Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

Nội dung công việc phải thực hiện khi kết thúc xây dựng bao gồm:

1. Bàn giao công trình.

2. Kết thúc xây dựng.

3. Bảo hành công trình.

4. Vận hành dự án.

Điều 39.- Bàn giao công trình.

1. Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng (kể cả việc hoàn thiện nội ngoại thất công trình và thu dọn vệ sinh mặt bằng).

2. Khi bàn giao công trình, phải giao cả hồ sơ hoàn thành công trình và những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao.

3. Các hồ sơ xây dựng công trình phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước.

Điều 40.- Kết thúc công trình.

1. Hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình đã bàn giao toàn bộ cho Chủ đầu tư.

2. Sau khi bàn giao công trình, người xây dựng phải thanh toán hoặc di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại đất mượn hoặc thuê tạm để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng.

3. Nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình.

Điều 41.- Bảo hành công trình.

1. Người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát (kể cả sản phẩm sao chụp, đo vẽ, thí nghiệm) phục vụ thiết kế, xây lắp, nghiệm thu, giám định công trình, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung ứng vật tư thiết bị cho xây dựng và người giám sát xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả công tác do mình thực hiện.

2. Thời gian bảo hành; quyền, nghĩa vụ về bảo hành của các bên; thủ tục thực hiện và nghĩa vụ đó do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Đối với sản phẩm khảo sát, thiết kế, xây lắp công trình do Bộ Xây dựng quy định.

Đối với các loại vật tư, thiết bị là sản phẩm hàng hoá công nghiệp do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định.

Điều 42.- Vận hành dự án.

Sau khi nhận bàn giao công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác, sử dụng năng lực công trình, đồng bộ hoá tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được đề ra trong dự án.

Điều 43.- Hoàn trả vốn đầu tư.

1. Thu hồi vốn đầu tư là nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn.

2. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, vốn đầu tư của các doanh nghiệp mà Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn hoặc trả nợ vay thì nguồn vốn để thu hồi và trả nợ vay bao gồm toàn bộ khấu hao cơ bản, một phần lợi nhuận các nguồn vốn khác (nếu có).

Trường hợp không thu hồi được vốn và hoàn trả hết nợ vay, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những dự án do doanh nghiệp trực tiếp vay của nước ngoài có bảo lãnh của Nhà nước thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả theo hợp đồng vay vốn. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả hết nợ mà đã quá hạn thì cơ quan bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết kể cả bán đấu giá tài sản doanh nghiệp.

Chương 5:

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Điều 44.- Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án (công trình) có thể áp dụng các hình thức quản lý sau:

1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

2. Chủ nhiệm điều hành dự án.

3. Chìa khoá trao tay.

4. Tự làm.

Điều 45.- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với Nhà nước thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhận.

Điều 46.- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.

1. Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức tư vấn thay mình làm Chủ nhiệm điều hành dự án chịu trách nhiệm giao dịch, ký kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp để thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

2. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án chỉ áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời hạn xây dựng dài.

Điều 47.- Hình thức chìa khoá trao tay.

1. Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện toàn bộ việc thực hiện dự án (thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp...). Chủ đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng thầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

2. Hình thức chìa kháo trao tay được áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.

Điều 48.- Hình thức tự làm.

1. Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dựng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp tự làm.

2. Hình thức tự làm chỉ áp dụng đối với các công trình sửa chữa, cải tạo quy mô nhỏ, công trình chuyên ngành đặc biệt (xây dựng nông, lâm nghiệp và các công trình tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng).

Điều 49.- Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.

Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng bao gồm các công ty tư vấn chuyên nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy đinh của pháp luật; các cơ quan nghiên cứu, các Trường đại học, trung học kỹ thuật xây dựng; các Hội khoa học kỹ thuật, các Hội nghệ thuật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng có tổ chức hợp pháp, có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ năng lực tư vấn đầu tư và xây dựng. Tuỳ theo năng lực các tổ chức tư vấn có thể thực hiện việc lập các dự án (tiền khả thi, khả thi), thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, nghiệm thu công trình và cũng có thể ký hợp đồng lại với các tổ chức tư vấn khác để thực hiện một phần nhiệm vụ của công tác tư vấn.

Chương 6:

QUẢN LÝ GIÁ XÂY DỰNG

Điều 50.- Nguyên tắc lập và quản lý giá xây dựng.

1. Nhà nước thực hiện quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kinh tế kỹ thuật, giá chuẩn, đơn giá xây dựng, xuất vốn đầu tư...) để xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công trình.

2. Tất cả các công trình sử dụng vốn Nhà nước đều phải lập đủ các tài liệu dự toán xác định chi phí cần thiết của công trình. Các Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước để lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục làm căn cứ để xét thầu các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước. Các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước để tham khảo khi xác định giá dự thầu của doanh nghiệp.

3. Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu và các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng.

Điều 51.- Quản lý Nhà nước về giá xây dựng.

Bộ Xây dựng chủ trì cùng các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có trách nhiệm quản lý thống nhất về giá xây dựng (các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá tổng hợp, giá chuẩn, giá tư vấn: khảo sát, thiết kế, quy hoạch, thiết kế xây dựng) và thực hiện việc thẩm định tổng dự toán công trình thuộc các dự án nhóm A sử dụng vốn Nhà nước.

Điều 52.- Quản lý tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình các dự án sử dụng vốn Nhà nước.

1. Giá thanh toán công trình trong mọi hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu đều không được vượt tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình (đối với các gói thầu) đã được duyệt. Trường hợp đặc biệt vượt tổng dự hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt phải tiến hành thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

2. Đối với các công trình được thiết kế theo hai bước thì dự toán hạng mục công trình được lập theo thiết kế bản vẽ thi công do người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt hoặc người được uỷ quyền phê duyệt.

Điều 53.- Bảo hiểm công trình xây dựng.

1. Khi tiến hành đầu tư và xây dựng Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động ở Việt Nam. Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Chi phí bảo hiểm công trình là một bộ phận vốn đầu tư của dự án. Chi phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị công trình.

3. Các tổ chức nhận thầu xây lắp, các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm cho vật tư thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm tại nạn đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba, bảo hiểm cho sản phẩm khảo sát, thiết kế trong quá trình thực hiện dự án. Phí bảo hiểm được tính vào phí sản xuất.

4. Điều kiện bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm do các bên thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế. Bộ Tài chính hướng dẫn về bảo hiểm xây dựng.

Chương 7:

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 54.- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư và xây dựng.

1. Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức có liên quan đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.

2. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư, có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng.

Điều 55.- Xử lý vi phạm đối với Chủ đầu tư.

1. Chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư quy định tại Điều lệ này, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại.

2. Khi Chủ đầu tư không làm tròn trách nhiệm của mình ghi trong hợp đồng với các tổ chức nhận thầu (tư vấn, mua sắm thiết bị, xây lắp) thì chủ đầu tư phải trả cho các tổ chức nhận thầu tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì còn phải bồi thường, xử lý theo Điều 272 của Bộ Luật dân sự.

Điều 56.- Xử lý vi phạm đối với các tổ chức thẩm định dự án, thiết kế, tổng dự toán và thẩm tra quyết toán.

Tổ chức thẩm định chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định đầu tư về độ chính xác của các tài liệu và kết luận trong báo cáo kết quả thẩm định của mình. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định sai (gây sự cố, lãng phí hoặc không có hiệu quả kinh tế, xã hội) vì các tài liệu, số liệu và kết luận của các tổ chức thẩm định thiếu chính xác thì tổ chức thẩm định đó bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định sai về chủ trương đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 57.- Xử lý vi phạm đối với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị, xây lắp.

1. Trường hợp phát hiện có nguy cơ mất an toàn lao động khi xây dựng, hay các tổ chức xây dựng vi phạm nhiều lần các quy định về an toàn lao động, cơ quan quản lý xây dựng, thanh tra an toàn xây dựng có quyền hạn tạm thời đình chỉ thi công.

Việc tạm thời đình chỉ thi công sẽ hết hiệu lực khi các tổ chức xây dựng đã khắc phục được nguy cơ hoặc vi phạm đó.

2. Những vi phạm lớn về kỹ thuật do tổ chức tư vấn hoặc tổ chức xây lắp gây nên làm giảm nghiệm trọng chất lượng của dự án (công trình) gây sụp đổ, hư hại kể cả các trường hợp xẩy ra khi đưa dự án (công trình) vào khai thác sử dụng thì tổ chức tư vấn và Chủ nhiệm đề án thiết kế hoặc tổ chức xây lắp phải bồi thường thiệt hại và chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Nếu tổ chức tư vấn, tổ chức cung ứng thiết bị xây lắp không thực hiện đúng hợp đồng về chất lượng, tiến độ thì phải chịu bù đắp mọi tổn thất và phải chịu phạt. Mức phạt cụ thể (không bao gồm chi phí đền bù, sửa chữa hư hỏng...) do các bên thống nhất ghi trong hợp đồng kinh tế nhưng tổng số không quá 10% chi phí của phần công tác tư vấn hoặc 5% đối với phần giá trị thiết bị vi phạm hoặc 5% giá trị phần khối lượng thi công vi phạm. Nguồn nộp phạt lấy từ lợi nhuận thuộc quyền sử dụng của đơn vị, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Điều 58.- Xử phạt đối với cá nhân.

Đối với những cá nhân thuộc cơ quan Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị vật tư thi công xây lắp và các cơ quan quản lý có liên quan khi vi phạm các quy định của Điều lệ này thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 59.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước có trách nhiệm thực hiện bản Điều lệ này.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý ngành khác có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành theo chức năng quản lý Nhà nước của Bộ.

Điều 60.- Bản Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

 

PHỤ LỤC PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16-7-1996 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 177/CP)

Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành ba nhóm A, B và C theo các quy định sau đây:

I. DỰ ÁN NHÓM A:

1. Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng (không phụ thuộc quy mô vốn đầu tư).

2. Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ, khai thác, chế biến khoáng sản quý hiếm: vàng, bạc, đá quý, đất hiếm (không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư).

3. Dự án BOT trong nước xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị có vốn từ 100 tỷ đồng trở lên.

4. Dự án ODA có vốn từ 1,5 triệu USD vốn nước ngoài trở lên.

5. Các dự án phi sản xuất ngành y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, du lịch, nghiên cứu khoa học... trên 75 tỷ đồng (không kể trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước).

6. Các dự án có tổng mức đầu tư lớn:

a. Trên 400 tỷ đồng đối với các dự án thuộc các ngành công nghiệp điện, dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác khoáng sản, cảng biển, sân bay, đường quốc lộ.

b. Trên 200 tỷ đồng đối với các dự án về thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, kỹ thuật điện, điện tử tin học, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.

II. DỰ ÁN NHÓM B:

1. Các dự án sử dụng vốn ODA (không có dự án nhóm C) và BOT dưới mức quy định ở mục I.

2. Các dự án có tổng mức đầu tư trên mức quy định ở mục III và dưới mức quy định tại mục I.

3. Các dự án của các ngành còn lại chưa nêu ở mục I và có tổng mức đầu tư trên mức quy định ở mục III.

III. DỰ ÁN NHÓM C:

1. Các dự án có tổng mức đầu tư dưới mức quy định sau:

a. Dưới 30 tỷ đồng đối với các dự án thuộc các ngành: điện, hoá chất, phân bón, dầu khí, cơ khí, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước đô thị, vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông.

b. Dưới 20 tỷ đồng đối với các dự án thuộc các ngành: kỹ thuật điện, điện tử tin học, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, giấy, da, dệt, may mặc, chế biến nông lâm thổ sản, thuỷ sản, hoá dược, thuốc chữa bệnh.

2. Các dự án không thuộc điểm 1.a, 1.b có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.

Ghi chú:

1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Trụ sở, nhà làm việc cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 42-CP

Hanoi July, 16, 1996

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON THE MANAGEMENT OF INVESTMENT AND CONSTRUCTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Construction, the Minister of Finance and the Minister of Planning and Investment,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on the Management of Investment and Construction in replacement of the Regulation on the Management of Investment and Construction issued together with Decree No.177-CP of October 20, 1994.

Article 2.- This Decree takes effect from the date of its signing.

Article 3.- The Minister of Construction shall preside over the coordination with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the concerned Ministries and branches in guiding and supervising the implementation of the Regulation on the Management of Investment and Construction issued together with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

 ON THE MANAGEMENT OF INVESTMENT AND CONSTRUCTION
(issued together with Decree No.42-CP of July 16, 1996 of the Government on amendments and supplements to Decree No.177-CP)

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Interpretation of terms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. "Management of Investment and Construction" means the State management over the investment and construction process from the determination of the project of investment to the putting of the project into operation or use to achieve the set objective.

2. "Investment project" means an assortment of proposals concerning the disbursement of capital to create, expand or renovate a given number of installations in order to increase the quantity or improve or raise the quality of some products or services within a given period.

3. "Construction project" is a product of the construction and installation technology associated with land (including water surface, sea surface and continental shelf) which is made of construction materials and with the use of equipment and labor.

A construction project may consist of one or more installations in a complete and assorted technological line (along with production cooperation) in order to turn out the end-product stated in the project.

4. "State capital" is the capital under or originating from the ownership of the entire people under unified State management and in accordance with law.

5. "Ministry in charge of a branch" is the Ministry, the ministerial-level agency or the agency attached to the Government having the function of managing a certain branch throughout the country in accordance with the provisions of the Law on Organization of the Government.

6. "Agency competent to decide the investment" is a State organization or State agency assigned or empowered by the Government to decide the investment in accordance with the provisions in Article 7 of this Regulation.

7. "Investor" is an individual or an organization with legal person status which has the responsibility to directly manage and use the invested capital in accordance with the provisions of law.

- With regard to investment projects using State capital or projects in which the State holds the predominant share or a special share, the investor shall be a State enterprise (corporation, company), a State agency, a political organization, a socio-political organization or a project management organization, entrusted by the agency competent to decide the investment with the responsibility of directly managing and using the investment capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- With regard to investment projects of individuals, the investor shall be the owner of the capital.

- With regard to foreign direct investment projects, the investor shall be the parties to a business cooperation project (such as a business cooperation contract); the Managing Board (such as a joint-venture enterprise); the foreign organization or individual foreigner that owns all the investment capital (such as an enterprise with 100% of foreign investment capital and BOT project).

8. "Total investment" is the maximum expenditure allowed by the agency competent to decide the investment for the investor to select from optional plans for carrying out the investment project.

9. "Total cost estimate of the project" is the total expenditure needed to build the planned project which is concretely calculated in the phase of technical designing. The total cost estimate of the project comprises expenditures related to the survey, designing, construction and installation, purchase of equipment, expenditures on the use of land, compensations and ground clearance, reserve and other expenditures.

10. "Investment capital to be settled" is the whole of lawful expenditures already made in the process of investment for putting the project into operation or use. Lawful expenditures are those made in accordance with the signed contract and the State accounting regime and audited at the request of the agency competent to decide the investment.

11. "Construction criteria" are the technical criteria set for carrying out the survey, designing, installation and construction, test operation on completion to ensure the quality of the project. They differ from one branch of construction to another and are issued by the State or the Ministries in charge of specialized construction services.

12. "Construction norms" are the documents defining the minimum technical requirements which are compulsory to all construction activities as well as construction and construction criteria to be used so as to meet those requirements. They are issued solely by the Ministry of Construction.

Article 2.- Fundamental requirements for the management of investment and construction.

The management of investment and construction aims to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Mobilize and make the most effective use of investment capital from both domestic and foreign sources in Vietnam; properly exploit the natural resources, labor, land and all other resources while protecting the ecological environment, combating all acts of corruption and wastefulness in investment and construction activities.

3. Carry out the constructions in accordance with the approved general plan, architecture and technical design so as to ensure their durability and the beauty of landscapes. Allow competition in the construction to induce the application of advanced construction technology, to ensure the construction quality and schedule at reasonable costs and provide warranty for the construction.

Article 3.- Fundamental principles in the management of investment and construction

1. The State exercises unified management of investment and construction over all economic sectors in terms of the objectives of the socio-economic development strategies; general planning and branch and territorial development planning; general zoning and urban and rural construction plans; construction norms and criteria; selection of technology, use of land, natural resources, protection of the ecological environment; technical design, architecture, construction and installation, insurance and construction warranty and other social aspects of the project.

For investment projects using State capital, the State also performs its management over the business, finance and economic efficiency of the project.

2. The order of construction and investment must be strictly observed.

3. A clear distinction must be made between the function of State management and that of production and business management. The responsibilities of the State management agencies, the investor, the consultancy organizations, the construction enterprises and the material and equipment supply businesses must be clearly defined during the course of investment and construction.

Article 4.- Order of investment and construction:

Investment and construction shall be effected in three stages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Implementation of investment

3. Completion of construction and putting the project into operation or use.

Article 5.- Classification of investment projects:

Depending on their form, nature and scale, the domestic investment projects are divided into 3 groups: A, B and C. The characteristics of each group are defined in the Appendix attached to this Regulation. The projects with foreign direct investments are classified according to the current stipulations of the State.

Article 6.- The responsibility for State management over the investment and construction.

1. The Ministry of Planning and Investment:

The Ministry of Planning and Investment shall have to study and develop the mechanism and policies on economic management and State management of domestic and foreign investment in Vietnam; identify the orientation and structure for inviting foreign investment in Vietnam and ensuring the balance between domestic investment and foreign investment then submit them to the Government for decision. The Ministry shall submit to the Government draft laws, ordinances and legal documents concerning the mechanism and policies on economic management and promotion of domestic and foreign investment with a view to achieving an economic structure suited to the strategy, planning and plans for socio-economic stabilization and development. It shall issue investment permits and provide guidance for enterprises with foreign investment capital to make preparations for investment in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam and relevant provisions of this Regulation. It shall, within its jurisdiction, organize the evaluation of the investment projects in Group A and submit them to the Prime Minister for consideration and decision; synthetize and submit to the Prime Minister annual and five-year development investment plans; coordinate with the Ministry of Finance in examining and supervising the implementation of investment plans funded by the capital under State management; ensure the necessary factors to carry out the plan of putting the results of investment into operation part by part. It shall also preside over the coordination with the Ministry of Construction and the Ministry of Trade as well as other Ministries, branches and localities in guiding and supervising the implementation of the Regulation on Bidding.

2. The Ministry of Construction:

The Ministry of Construction shall study and work out the mechanism and policies on the management of construction as well as the urban and rural construction plan, then submit them to the Prime Minister for approval and promulgation or it may be empowered by the Prime Minister to promulgate them; issue or let the Ministries in charge of specialized construction issue the standards, rules and regulations on the management of the project quality and construction economics (a system of economic and technical norms and indice in construction, standard prices and construction unit price). It shall evaluate the total cost estimates of projects in Group A for approval by the Ministry in charge of the branch; exercise unified State management of the quality of construction projects and the issuing of qualification certificates in consultancy businesses in construction and installation. The Ministry of Construction shall preside over and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and other Ministries, branches and localities in guiding and supervising the implementation of the Regulation on the Management of Investment and Construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Finance shall perform the function of State management over financial matters in the field of development investment; study and develop the policies and regimes on the management of investment capital and promulgate them within its jurisdiction or submit them to the Prime Minister for promulgation. On the basis of national socio-economic development plans and the major balances of the national economy, it shall, in coordination with the Ministry of Planning and Investment, elaborate the plan for allocating development investment capital to the Ministries, localities and important projects of the State. It shall exercise unified management of foreign loans and aid of the Government allocated for development investment; inspect and examine financial matters in the organizations and establishments utilizing State investment capital, guide and examine the use of such capital.

The General Department of Development Investment has the task of assisting the Minister of Finance in organizing the allocation of investment capital, granting and recovery of preferential credits of the State (including foreign loans and aid of the Government for development investment) with regard to the projects, objectives and programs under the investment plan and the instruction of the Prime Minister.

4. The State Bank of Vietnam:

The State Bank of Vietnam shall study the mechanisms and policies on State management of currencies and bank credits in investment and construction and submit them to the Prime Minister for promulgation or it may be empowered by the Prime Minister to promulgate them. It shall guide the Investment and Development Bank, commercial banks and other financial and credit organizations in mobilizing capital from various sources in the country and abroad to provide long-term and mid-term loans for projects and short-term loans in service of development investment, production and business; assure the regime of security of bidding participation and security of contractual performance by Vietnamese contractors when they participate in international bidding in accordance with the regulations of the Prime Minister. The banks shall themselves decide the loans from the mobilized capital and recovery of debts at market interest rates.

5. Ministries in charge of concerned branches:

- The Ministries in charge of different branches relating to land, natural resources, technology, environment, trade, the maintenance and conservation of historical relics, cultural heritage and picturesque landscapes, national defense, security, fire prevention and combat, shall examine and make written recommendations on relevant issues of the investment projects within 20 days after receiving of the written request from the agency competent to decide the investment and permission of investment in the project. Within 20 days, if there is no reply from the concerned Ministries, it shall be deemed that these Ministries have consented to the written request.

- The concerned Ministries shall provide concrete guidance for the implementation of the mechanisms and policies on the branch development investment and on the State management of investment projects in the branch and, at the same time, are entitled to propose the suspension of any investment and construction activity which contravenes the regulation under their State management authority.

- The Ministries in charge of specialized construction services (the Ministry of Construction with regard to industrial or civil project construction; the Ministry of Transport and Communications with regard to the construction of communications and transport projects; the Ministry of Industry with regard to the construction of mines, power transmission and transformation projects; the Ministry of Agriculture and Rural Development with regard to the construction of water works, agricultural and forestry projects; the General Department of Post with regard to the construction of postal projects) shall provide detailed guidance for the implementation of the construction mechanisms and policies suited to the characteristics of each specialized service; study and issue, within the responsibilities assigned by the Government, the technical norms, procedures and rules in construction; work out the specialized economic and technical norms and issue them after obtaining the consent from the Ministry of Construction.

6. The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Competence to decide the investment, permit the investment and grant investment licenses.

1. Competence to decide investment in projects using State capital.

a) The Prime Minister shall decide the investment in the projects of Group A.

b) The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall decide the investment in projects of Groups B and C. In particular, for the projects of Group B, prior to any decision on the investment, consent must be sought from the Minister of Planning and Investment to the investment plan and from the Minister in charge of the branch to the general planning for the branch development and the economic and technical norms of the project.

c) The Minister of Planning and Investment shall decide the investment in the ODA projects capitalized at under 1.5 million USD (excluding the capital from domestic sources).

d) The General Departments and the Departments under the Ministries shall, as empowered by the Ministers, decide the investment in the projects of Group C.

e) The Managing Boards of the Corporations established under Decision No.91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister may decide the investment in Group-B projects capitalized at less than 50% of the capital level of the Group B projects specified in the appendix on the classification of investment projects attached to this Regulation and to decide the investment in the projects of Group C. Any special case outside the above stipulation must be approved by the Prime Minister. In particular, with regard to projects of Group B, before a decision on the investment is made, Point 1 - b of this Article shall be observed.

f) The Managing Boards of the Corporations established under Decision No.90-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister are entitled to decide the investment in projects of Group C.

g) The Presidents of the People’s Committees of Hanoi and Ho Chi Minh cities shall may empower the Presidents of the district People’s Committees to decide the investment in the projects capitalized at less than 2 billion VND, depending on the specific conditions of each city. For other provinces and cities, the Presidents of the provincial/municipal People’s Committees may empower the Presidents of the district People’s Committees to decide the investment in the projects capitalized at less than 500 million VND, depending on the specific conditions of each locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The Minister of Planning and Investment shall grant investment licenses to the projects of Group A if the Prime Minister permits the investment.

b) The Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall permit and, at the same time, grant investment licenses to projects of Group B with approval from the Minister in charge of the branch.

c) The provincial/municipal Planning and Investment Services shall grant investment licenses to projects of Group C if permission for investment is gotten from the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.

3. For the projects with foreign direct investment, the Law on Foreign Investment in Vietnam shall apply.

Article 8.- Responsibilities of the investors and the construction consultancy organizations, equipment suppliers and construction and installation organizations.

1. Responsibilities of the investor:

a) The investor shall have to organize the execution of the investment project contracted in accordance with the current law.

b) The investor may use capital of different sources as prescribed by this Regulation in order to draw up the project and shall take the responsibility for the overall and uninterrupted management of the utilization of the investment capital sources right from the time the project is drawn up till it is completed and put into operation in accordance with the requirements set in the approved project.

c) The investor shall have to repay the loans as well as the mobilized capital on schedule and in conformity with other commitments made during the capital mobilization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) If the investor is a business in any form of ownership and goes bankrupt, the investment work already done by it shall be dealt with in accordance with the Law on Bankruptcy.

f) When compiling the dossier on the pre-feasibility and feasibility studies, the investor shall have the duty and right to request the concerned State agencies to give guidance on questions related to the project such as on land, natural resources, water and electricity supply, transport and communications, ecological environment, prevention and combat against fires and explosion, protection of historical and cultural relics, defense and security. The investor shall also have to observe all the State stipulations on the above-mentioned issues in the course of investment and construction.

2. The investment and construction consultancy organizations (survey, designing, management, project implementation...), the suppliers of equipment and materials and the organization engaged in construction and installation shall have to fully perform the contract signed with the investor or the project manager and shall be accountable before law for the result of the contract performance.

Article 9.- Principles on the management of the use of the development investment capital sources.

1. The State budgetary capital used for development investment under the State plan includes:

- The capital for the investment projects to construct social, economic, defense and security infrastructure works with unretrievable capital, shall be managed according to the division of responsibilities in State budget spending on development investment.

- The investment and capital given as support to State enterprises, stock capital or capital contributed to joint-ventures in areas that need the participation of the State as prescribed by law.

- Allocations to the national investment support fund and the development support funds for economic development programs and projects (from the central budget).

2. The State preferential credits shall be used to invest in the projects to construct economic infrastructure, job generating production establishments, important investment projects of the State in each period of development (power, cement, iron and steel, water supply and drainage...) and a number of other projects in various branches with retrievable capital as stated in the State plan. The Government shall decide details of the investment for each of these projects during the plan execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The capital from the national investment support fund and other State funds shall be used for development investment.

5. The capital from commercial credits shall be used to invest in new construction, renovation, expansion, technical and technological renewal projects on the effective production, business and services with their recoverable capital and eligibility for loans according to the regulations currently in force. The regime of self-procurement and self-repayment shall apply to the capital from commercial credits and all the investment procedures and conditions for capital borrowing and repayment shall be strictly observed.

6. The investment capital of State enterprises (basic depreciation capital, capital accumulated from after-tax profits, self-mobilized capital) used for production and business development and the improvement of product quality and competitiveness must be used strictly in accordance with current regimes of management of investment capital by such enterprises. The organization managing the enterprise shall also have to perform close supervision so as to ensure that the capital be used effectively for the right purpose.

7. The capital of State enterprises in a cooperative venture or joint venture with foreign partners.

Where a State enterprise is allowed to contribute capital to a joint venture with foreign partners in the form of land-use right or the rent of land, water surface, sea surface, workshops, equipment and other constructions belonging to the State capital, it must get permission from the competent level and fill the procedures to receive the capital and has the responsibility to return the capital to the State according to current regulations.

8. The capital mobilized by the administrations at the provincial and district levels from the contributions of organizations and individuals shall be used to construct infrastructure projects provided for by the Government.

The capital mobilized by the administration at the commune/township level from the contributions of organizations and individuals shall be used to construct infrastructure projects in the commune or township on the principle of voluntariness.

These sources of capital must be managed openly, examined and supervised to ensure that they are used for the right purpose and in accordance with the regime prescribed by law.

9. With regard to the investment capital of non-State economic organizations and the investment capital of individual citizens, the investor must complete all procedures before submitting them to the competent agency for consideration and granting of business or construction permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. The investment capital of diplomatic missions, international organizations and other foreign agencies which are allowed to erect buildings on Vietnamese land shall be managed in accordance with the treaties or agreements signed between the Vietnamese Government and the governments of the concerned countries or with the concerned foreign organizations and agencies.

12. One investment project may use different sources of capital but not in contravention of the stipulations on the use of capital in this Regulation. The use of the administrative and non-business capital for investment in new constructions, except for the infrastructure works under the national programs defined by the Government is prohibited. No branches or localities are allowed to transfer on their own initiative the capital allocated or loaned under plan from one project to another without the permission of the Prime Minister.

Article 10.- Planning of investment.

1. The planning of investment at all levels must cover all sources of investment capital:

- The investment plan at the macro level must take into account the balance of investments for the whole society, including: investment capital from the State budget, investment credits, investment capital of State enterprises (the basic depreciation capital, the capital accumulated from after-tax profits and the mobilized capital), investment capital of the people and of private businesses and foreign direct investments.

- The investment plan at the provincial/municipal level must take into account, cover and monitor all the investment activities of various economic sectors, including the investment capital directly managed by the locality; and, at the same time, provide guidance for the administration of the lower levels to calculate and balance the sources of development investment capital (including the mobilized capital, budgetary revenues left for the locality and subsidies from the higher level).

- The investment plan of enterprises must balance and cover the sources of basic depreciation capital, capital accumulated from after-tax profits, capital mobilized from domestic and foreign sources, State credits, and budgetary subsidies (if any).

- The State planning agencies of all levels shall take responsibility for directly planning the State capital.

2. Implementing the investment plans according to the approved programs and projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The list of national programs shall be decided by the National Assembly and their objectives, implementation tempo, total capital level and sources of capital shall be approved by the Prime Minister, which will serve as basis for drawing up plans for the Ministries and localities. The investment and construction projects using State capital in the national programs must be implemented in accordance with this Regulation.

3. The capital for the branch and territorial planning and urban and rural construction planning must be recorded in the State plan. The Ministries of Planning and Investment, Construction and Finance shall provide detailed guidance on the planning of this capital.

4. The construction-related administrative and non-business capital shall be used to invest in national programs. The Ministry of Finance shall consult with the Ministry of Planning and Investment in mapping out plans which shall be then notified to the different ministries, the provinces and the cities directly under the Central Government for implementation on the basis of the plan, annual State budget estimate with detailed estimates of units using State budget, which have been approved by the competent level.

5. The contents of, and conditions for registering, the investment plan and the reporting on the situation of implementing the plan are defined as follows:

a) The contents of the investment plan include:

- The plan of capital for the survey and prospecting, for branch and territorial planning, and for urban and rural construction planning.

- The plan on preparations for investment includes the investment capital for conducting the prospection and survey, making the pre-feasibility and feasibility studies, evaluating the project and deciding the investment.

- The plan on preparations for the project implementation includes the capital for conducting the survey and technical designing, elaborating the total estimate of expenditures, compiling the dossier for bidding invitation, building the auxiliary constructions, the temporary dwellings for construction workers, if required by the project and permitted by the competent level, and expenditures on the preparation for the implementation of other related projects.

- The project implementation plan includes the investment capital for the purchase of equipment and materials, construction and other expenditures related to the putting of the project into operation or use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The projects to be recorded in the plan prepared for investment must be included in the branch and territorial development planning.

- The projects to be recorded in the plan prepared for implementation must be provided with the investment decisions conforming to the provisions of this Regulation.

- The projects to be recorded in the project implementation plan must have the total cost estimate approved by the competent level.

Projects of Group A or B, which have no technical design and approved total cost estimate but have the capital level for each part of the project defined in their investment decision and have the technical design and cost estimate for the first stage of the project approved by the competent level, shall be recorded in the investment plan.

For a project signed with foreign partners and comprising several sub-projects, each sub-project which is to be carried out in the year must have its technical design and cost estimate approved by the competent level.

3. Reporting on the situation of the plan implementation:

The Ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Corporations established under Decision No.91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister, the provinces and the cities directly under the Central Government shall report on the situation of the plan implementation every quarter, six months, nine months and year within the first week of the last month of a quarter to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Construction, the General Office of Statistics, regarding the mobilization of capital from various sources, construction volume, allocations and payment, completed projects and newly mobilized capabilities according to the model forms issued by the General Office of Statistics. For the projects of Group A alone, the investors must submit their reports on the implementation situation on the 25th day of every month so that the Ministry of Planning and Investment prepares a general report and submit it to the Prime Minister.

Chapter II

INVESTMENT PREPARATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The investment preparation includes:

1. Study of the necessity of investment and the investment scale.

2. Establishing contacts and exploring the market in the country and abroad in order to look for the source of materials and equipment supply or to market products. Examining the possibility of mobilizing capital from different sources for investment and choosing the form of investment.

3. Conducting survey, prospecting and selecting the site for construction.

4. Drawing up the investment project.

5. Evaluating the project to decide the investment.

Article 12.- Drawing up the investment project.

1. The drawing up of an investment project shall involve the following steps:

a) Determining the necessity of the investment project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to the projects of Group A, two steps are required: pre-feasibility study and feasibility study. If the Prime Minister decides that the pre-feasibility study is not necessary the investor shall carry out only the feasibility study.

3. With regard to the projects of Group B, the agency competent to decide the investment shall decide whether it is necessary or not to carry out both steps: pre-feasibility study and feasibility study.

4. With regard to other projects, only the feasibility study is required.

Article 13.- Main contents of the report on the pre-feasibility study:

The main contents of the report on the pre-feasibility study include:

1. Preliminary study on the necessity of investment, favorable conditions and difficulties.

2. Projected scale of investment and selection of the form of investment.

3. Selection of the area and site for construction and estimated area of land to be used.

4. Preliminary analysis of technology, technique and construction, conditions for the supply of raw materials, materials, equipment, energy, services and infrastructure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Preliminary estimate of the economic and social efficiency of the investment project.

Article 14.- Main contents of the report on the feasibility study.

The main contents of the report on the feasibility study include:

1. Bases for determining the necessity of investment.

2. Selection of the form of investment.

3. The production schedule and the conditions to be met.

4. Options for a particular site (or a system of constructions).

5. Analysis for the selection of the technological and technical option.

6. Construction options and solutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Financial and economic analysis.

The details of the report on the pre-feasibility or the feasibility study shall be defined by the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction.

Article 15.- Requirements for the evaluation of investment projects.

1. All investment projects involving constructions regardless of their sources of capital and economic sectors must be evaluated in terms of construction planning, architectural plans, technology, the use of land and natural resources, protection of ecological environment, prevention and fight against fires and explosion as well as their social impacts.

2. The investment projects using State capital must be additionally evaluated in terms of their financial plans and economic efficiency.

3. The evaluation of the investment projects using ODA capital must conform to the State regulations as well as international practices.

Article 16.- Evaluation of investment projects.

The evaluation of investment projects are prescribed as follows:

1. The investor is responsible for drawing up the pre-feasibility and feasibility studies and submit them directly to the agency competent to decide the investment for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Feasibility study:

- The projects of Group A: shall be evaluated by the Ministry of Planning and Investment, and the decisions on the investment therein shall be drafted by the Ministry of Planning and Investment, which is responsible for collecting comments from the concerned Ministries, branches and localities, then submitted to the Prime Minister for consideration and decision. Depending on the nature and necessity of each project, before making an investment decision, the Prime Minister may request the State Council for Evaluation of Investment Projects to study and comment.

- The projects of Groups B and C: Before making a decision to invest, the agency competent to decide the investment may ask its capable specialized agencies to choose a consulting organization to evaluate the project. (For the projects of Group B, there must be the consent of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry in charge of the concerned branch as prescribed in Article 7).

4. The evaluation of foreign projects shall be done according to a specific regulation.

Article 17.- The State Council for Evaluation of Investment Projects.

The State Council for Evaluation of Investment Projects is established under the decision of the Prime Minister to advise the Prime Minister on the investment projects under his/her jurisdiction.

The council for evaluation of investment projects shall not be set up at other levels.

Article 18.- Time limit for the evaluation of a project.

1. With regard to the investment projects of Group A, the time limit for evaluation shall not exceed 45 days from the date of receipt of the full and valid dossier.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. With regard to the investment projects of Group C, the time limit for evaluation shall not exceed 20 days from the date of receipt of the full and valid dossier.

Article 19.- Investment decision and issuing of investment permit.

1. The investment project using State capital must have the investment decision issued by the competent agency before the investment is implemented .

The contents of the investment decision include:

a) Determination of the investor and the form of the management of the project.

b) Determination of the location and the land area to be used.

c) The designed capacity.

d) Total investment and mobilized capital.

e) Project implementation modes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to the investment project not using State capital, the investment permit shall be issued to the investor as prescribed in Article 7.

The contents of the investment permit are defined by the Ministry of Planning and Investment.

Article 20.- Change of the contents of the investment project.

1. Any change in the contents of an investment project must be approved in writing by the agency which has decided the investment project.

2. When the investor deems it necessary to change the contents of a project that has been granted an investment decision (or the investment permit) he/she must clearly state the reason and the proposed change and re-evaluation must be done so as to get a new investment decision or a new investment permit.

3. A project may be suspended or canceled in the following cases:

a) After 12 months from the date of receipt of the investment decision (or the investment permit), the investor still fails to start the project without the approval by the competent level;

b) The objective of the project is changed without the approval in writing of the agency competent to decide the investment;

c) The implementation of the project is prolonged for more than 12 months against the time targets set in the investment decision without any plausible reason.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The funds for the drawing up and evaluation of a project shall be accounted for in the source of capital from which the project is funded. For a project with its source of capital not yet determined, the investor shall use his lawful capital or capital borrowed from banks for such jobs, which shall be refunded after the official source of capital is determined.

2. The fund for consultancy in the drawing up and evaluation of the project as prescribed in the investment capital of the project shall be stipulated by the Ministry of Construction after consulting the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

Chapter III

IMPLEMENTATION OF THE INVESTMENT PROJECT

Article 22.- The contents of the implementation of an investment project.

The contents of the implementation of an investment project include:

1. Application for the allocation or lease of land as prescribed by the State (including water surface, sea surface and continental shelf);

2. Preparing the ground for construction;

3. Organizing the selection of consultant in survey, designing, control of technical issues and project quality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Organizing bidding for the purchase of equipment, for construction and installation;

6. Applying for the construction permit and the permit for the exploitation of natural resources (if any);

7. Signing contracts with the contractors for the implementation of the project;

8. Construction and installation of the project;

9. Monitoring and supervising the execution of the contracts.

Article 23.- Assignment and receipt of land.

1. The investor who needs the use of land must compile a dossier to apply for land allocation or lease in accordance with the provisions of law.

2. The time limit for considering and settling an application for land allocation or lease and deciding to allocate land by the competent agency shall not exceed 25 days from the date of receipt of the full and valid dossier.

3. The assignment and receipt of the land at the site in preparation for the construction shall be done only after the investor has paid the tax on land use or the land rent, the land administration fee and completed the procedures for paying compensation for damage as prescribed by law. The granting of the land-use right certificate shall be done in accordance with the legislation on land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The investor shall take the main responsibility for paying compensations and clearing the ground for construction before assigning the ground to the construction unit. The investor may sign a contract with a local organization specialized in compensation and ground clearance for performing this task.

2. The compensation and ground clearance shall be carried out in accordance with law. The local administrations of various levels shall have to create favorable conditions for the investor to level the ground for construction so as to ensure the project construction tempo.

Article 25.- Selection of the construction consultants.

The selection of construction consultants in the survey, designing, control of technical issues and project quality shall be done according to the States Regulation on Bidding.

Article 26.- Project designing.

1. Lawful documents used in designing.

The documents on the terrain, geological, hydrological and meteorological prospection and survey and other documents used in designing the construction of a project must be compiled by a specialized organization having the legal person status and meeting the construction criteria and technical norms for construction issued by the State. If foreign criteria and technical norms for construction are to be applied, the approval thereof must be given by the Ministry of Construction.

2. Order of designing

Depending on the technical complexity of the project, designing shall be done in one or two steps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For projects with technical simplicity or with model designs or unsophisticated treatment of the foundation, only one-step designing is required: construction technique designing.

The designing organization must draw up the total cost estimate suited to the technical design or the construction technique design.

The contents of the dossier on step-by-step designing shall conform to the regulations issued by the Ministry of Construction.

Article 27.- Examination and approval of the technical design and the total cost estimate:

All the construction investment projects of all sources of capital and economic sectors must have their designs evaluated by specialized organizations before the commencement of construction.

1. With regard to construction investment projects using State capital:

- The technical designs and total cost estimates of Group-A projects shall be approved by the Head of the Ministry in charge of the branch after they are evaluated respectively by specialized organizations and the Ministry of Construction.

- The technical designs and the total cost estimates of the projects of Groups B and C shall be approved by the agency competent to decide the investment after the specialized organization evaluated the designs and the agencies in charge of construction evaluated the unit prices and the estimates. The agencies in charge of construction of the Corporations are the organizations which manage the construction investment of the Corporations. The agencies which manage the construction in the provinces and the cities directly under the Central Government are provincial/municipal Services for Specialized Construction.

2. For the projects with foreign direct investment, their designs shall be evaluated under separate instructions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The construction permit.

1. All the projects of new construction, renovation, repair and change of function or utility purpose in urban areas or in the land lots outside the cities must apply for a construction permit, except the following cases which are exempt from construction permits:

a) The constructions belonging to Group-A projects, which the Prime Minister has decided to invest in and of which the technical designs have been approved by the competent level. Yet, before starting the construction, the investor must send a dossier on the design of the project construction to the People’s Committee of the province or city where the project is located for supervision, monitoring and filing.

b) Minor repairs which do not affect the structures of adjacent houses and the street frontage as prescribed in Article 18 of Decree No.91-CP of August 17, 1994 of the Government on the management of urban planning.

2. Competence to issue construction permits:

a) The President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government shall issue construction permits for the projects located on the territory under his/her management at the proposal of the Director of the provincial/municipal Construction Service or the chief architect (for the localities having chief architects).

The President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government may empower the Director of the provincial/municipal Construction Service or the chief architect (for the localities having chief architects) to directly issue construction permits for the projects located in the territory under his/her management.

Once empowered to issue construction permits, the Director of the provincial/municipal Construction Service or the chief architect shall have to fulfill the administrative procedures as prescribed by law and to regularly report to the President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Government on the situation of the issuing of construction permits in his/her locality.

b) The President of the People’s Committee of the district, provincial town or city shall issue construction permits for single residential houses under private ownership and small-scale projects according to the assignment by the president of the People’s Committee of the province or the city directly under the Central Government. The issuing of construction permits for the projects of this group shall be subject to professional instruction of the Director of the provincial/municipal Construction Service or the chief architect (for the localities having chief architects).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For Hanoi and Ho Chi Minh cities, the stipulation in the issuing of construction permits (including the categorization and delineation of areas for issuing construction permits) shall be promulgated by the President of the municipal People’s Committee after consulting with the Ministry of Construction.

c) The managing board of the export processing zone or the concentrated industrial park established by decision of the Prime Minister shall be entitled to issue construction permits for projects located within the boundaries of the processing zone or the industrial park in accordance with the provisions of law and the professional instruction of the Director of the provincial/municipal Construction Service or the chief architect (for the localities having chief architects).

3. The Ministry of Construction shall provide guidance for the procedure of issuing construction permits.

Article 29.- Permit to exploit natural resources.

Where an investment project requires the exploitation of natural resources, the investor must abide by all the provisions of the legislation on mineral resources.

Article 30.- Bidding and appointment of bidders.

1. All investment projects using State capital must be open for bidding according to the State regulation on bidding, except for the following projects for which bidders shall be appointed:

a) Research or experimental projects.

b) Emergency projects necessitated by natural calamities or acts of sabotage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Projects valued at less than 500 million Vietnam Dong.

e) A number of special projects permitted by the Prime Minister.

2. Encouraging bidding for investment projects not using State capital and encouraging projects eligible for the appointment of bidders for the whole project or parts of the project when possible.

3. Before approving the plan for bidding of Group-B projects, if there is a bidding package worth more than 500 million Vietnam Dong where the bidder shall be appointed the agency competent to decide the investment in the project must report it to the Prime Minister for permission.

Article 31.- Contract on consultancy, purchase of equipment and construction and installation.

1. After receiving the written approval of the bidding results by the competent level, the investor shall have to negotiate and sign a contract with the winning bidder according to the State regulation on bidding. Where the contract is signed with foreign organizations, it must be submitted to the agency competent to decide the investment for approval.

2. Where the bidder is appointed, the investor must count himself on the approved design and cost estimate to negotiate and sign the contract according to the provisions of the legislation on contracts.

3. If the investor signs a contract at his/her own will, thus contravening the above-mentioned regulations, the capital-granting agency shall not give any capital or loan and he/she shall be disciplined according to the extent of the violation.

Article 32.- Conditions for starting a project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Having a construction permit (for projects that require construction permits);

b) The projects using State capital must have their total cost estimate approved by the competent level. For a large-scale construction project with a long construction time and the total cost estimate not yet available, there must be a technical design and cost estimate approved for each period of construction or for each part of the project (such as ground leveling, auxiliary constructions, construction workers dwellings, etc.) and must have its technical design and total cost estimate approved by the competent level not later than after one third of the value of the volume of the construction and installation work of the whole project has been completed, this estimate shall be used as basis for managing the expenditures on the project.

c) Having a proper bid assignment and acceptance contract.

Article 33.- Management of construction technique and quality.

1. The survey and designing organizations must assure close examination of details of each project. Every designing project must have a project manager who shall take personal responsibility before law for the project quality and efficiency. In implementing the regime of authors supervision, the project manager shall closely coordinate with the investor and the construction business to settle in time all questions arising in the course of construction in order to ensure the quality of the project.

2. The construction businesses shall take responsibility before the investor for the construction and installation techniques and quality. The construction business must set up a section for technical and quality control in order to manage the construction and installation techniques and quality. Together with the investor, the designing organization and the supervising organization, it shall compile the dossier on test on completion and examine the quality of each work and each part of the project as well as the entire project.

3. The investor shall have to control or hire a consultancy organization to control the construction quality during the course of construction and installation.

4. The Ministry of Construction, in its capacity as an agency exercising the unified State management of the quality of construction projects, shall coordinate with the Ministries in charge of specialized construction services in issuing or assigning the responsibility for issuing the regulations on the management of the quality of specialized construction projects.

5. The provincial/municipal Construction Service, as the agency assisting the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government in the exercise of unified State management of the quality of construction projects located on the territory of the province or city, shall have to coordinate with the provincial/municipal services in charge of specialized construction in guiding and organizing the State control, supervision and examination of the quality of construction project located on the territory of the province or city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Testing on completion of projects shall be conducted phase by phase right after the completion of the hidden constructions, weight-bearing structures, parts or items of the construction as well as the whole project.

The investor shall have to organize the testing on completion of the project under the guidance of the Ministry of Construction.

With regard to a number of important projects or technically complicated projects, the agency competent to decide the investment shall set up a Council for test on completion to supervise and examine the test on completion by the investor at the proposal of the State Department for Examination of the Quality of Construction Projects under the Ministry of Construction.

Article 35.- Capital granting and payment.

1. For construction and installation bidding packages eligible for the application of the form of bidder appointment, the granting, lending and payment of the capital invested in construction and installation shall be made on the basis of the value of the work volume achieved and tested on completion every month, but they must be included in the annual plan for investment capital as well as in the approved total cost estimate.

For bidding packages with bidding applicable to the construction and installation, they shall receive a 10% - 20% advance of the total capital planned for the whole year, depending on the size and specific conditions of each bidding package and the payment of the investment capital shall be made according to the implementation tempo already defined in the annual plan.

2. With regard to the purchase of equipment (including imported and locally made equipment), capital shall be also provided in advance according to the current regime of payment and the terms of the contract between the investor and the supplier of equipment but such capital shall not exceed the approved total capital planned for the year.

3. The construction consultancy contracts shall be provided with an advance worth at least 25% of the contract value according to the total capital planned for the year.

4. The granting of construction-related administrative funds, the fund for territorial and branch planning, for urban and rural construction planning shall be made under the guidance of the Ministry of Finance and with the consent of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The capital granting agency shall not grant State budgetary capital and State preferential credits to pay for any damage or risk to those investors who did not buy insurance for construction projects.

Article 36.- Final balance of accounts.

1. Each year the investor shall have to report the investment capital already used to the capital granting or lending agency. On completion of the project (the whole project or parts thereof), the investor shall have to send a report on the final balance of accounts on the investment capital to the capital granting or lending agency and the agency which decided the investment.

2. If the investment project is funded by different sources of capital, each source must be stated clearly in the report.

3. With regard to investment projects whose construction takes several years, the investor, when making the final balance of accounts, must calculate the already used investment capital according to the prices prevailing at the time of the take-over and putting of the project into operation in order to determine the newly added value of the fixed assets and the value of the assets on take-over.

The Ministry of Construction shall provide guidance on the uniform method of calculating the prices at each period for the investors to apply when making the final balance of accounts.

4. No later than one month after the end of the plan-year, the investor shall have to complete the report on the investment capital already used in the previous year and send it to the capital granting or lending agency and the Ministry or the Peoples Committee of the province or city directly under the Central Government.

No later than six months after the completed investment project is put into operation, the investor must complete the report on the final balance of accounts and send it to the capital-granting or -lending agency and the agencies having the function of examining the final balance of accounts under the Ministry or the province and the agency competent to approve the balance.

5. The Ministry of Finance shall provide guidance on the deadline for making the final balance of accounts, the contents of the report on the final balance, the contents of the examination and approval of the final balance of accounts of the projects using the State capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 37.- Examination and approval of the final balance of accounts.

1. The final balance of accounts of the investment capital of the completed project shall be examined before it is approved.

The Ministry of Finance shall preside over the examination regarding the projects of Group A.

The Ministries or the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall organize the examination in the other projects.

The financial agency shall have to examine and give its written comments on the final balance of accounts before the competent level approves it.

2. With regard to the completed investment project (the whole project or parts of the project) the agency competent to decide the investment shall also approve the final balance of accounts.

For the projects of Group A, the Prime Minister shall empower the Minister of Finance to approve their final balances of accounts.

With regard to the investment capital to be implemented each year, the capital-granting or-lending agency shall examine the used capital against the approved plan.

3. The expenditures on examination and approval of a final balance of accounts shall be covered by the investment capital of the project according to regulations of the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



TERMINATION OF CONSTRUCTION AND PUTTING THE PROJECT INTO OPERATION OR USE

Article 38.- Contents of the work in the final stage of construction and putting the project into operation or use.

The contents of the work to be performed upon the termination of construction include:

1. Hand-over of the project.

2. Termination of construction.

3. Project warranty.

4. Operating the project.

Article 39.- Hand-over of the project.

1. The construction project shall be handed over wholly to the user only when the construction and installation have been completed according to the approved design and the quality of the construction is certified to meet the quality requirements upon test on completion (including the completion of the projects interior and exterior decoration and the cleaning up of the ground).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The dossiers on the project construction must be submitted and filed as archives in accordance with the legislation on State archives.

Article 40.- Termination of the construction.

1. The construction activities shall terminate when the whole project is handed over to the investor.

2. After handing over the project, the constructor must liquidate or move all his property out of the construction site and return the land borrowed or temporarily leased to service the project construction as contracted.

3. The obligations defined in the construction contract shall terminate completely only when the warranty period expires.

Article 41.- Project warranty.

1. The supplier of documents, survey data (including copies, drawings and tests) in service of the designing, construction and installation, test on completion, evaluation of the project, the manager of the design project, the contractor of the construction and installation, the supplier of construction equipment and materials and the construction supervisor must take full responsibility before law for the product quality or the results of their work.

2. The warranty period; the parties rights and obligations concerning warranty; the procedure for performing these obligations and exercising these rights are stipulated by the competent State agency.

The Ministry of Construction shall set regulations on this issue for the products of the survey, designing, construction and installation of the project .

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.- Operating the project.

After taking over the project, the investor shall have to tap and make use of the projects capacity, organize production, trade and service in a synchronous way; and to perfect the managerial organization and modes with a view to bringing into full play the economic and technical norms set for the project.

Article 43.- Repaying the investment capital.

1. Retrieval of investment capital is compulsory for all investment projects capable of retrieving the capital.

2. With regard to projects invested with State budgetary capital; preferential credits, commercial credits and investment capital of businesses which the investors shall have to repay, the sources of capital to be retrieved and used for repaying the debts shall include all the basic depreciation, part of the profit and capital from other sources (if any).

Where the investor fails to retrieve the capital and repay all debts, he/she shall bear the responsibility as prescribed by law.

3. With regard to projects with capital borrowed directly by businesses from foreign countries and secured by the State, the businesses shall have to repay the debts according to the capital borrowing contract. If the businesses fail to repay the overdue debts, the securing agency shall have to repay the debts in their place and, at the same time, have the right to request the competent State agency to take necessary measures including auctioning the assets of businesses.

Chapter V

FORMS OF ORGANIZING THE MANAGEMENT OF THE PROJECT IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the specific conditions of each project, the following forms of management may be applied:

1. Direct management of the project implementation by the investor.

2. Project manager.

3. Turn-key project.

4. Self-implementation.

Article 45.- Direct management of the project implementation by the investor.

The investor shall organize the selection of and directly sign a contract with one or more consultancy organizations to carry out the survey and designing of the project, compile the dossier on bidding invitation, organize the bidding or appoint the bidder. After the investor has signed a contract with the contractor of the construction and installation, the task of supervising and managing the construction process, ensuring the implementation progress and the quality of the project shall still rest with the selected consultancy organization.

Article 46.- The manager himself directs the project.

1. The investor shall organize the selection of, and submit to the competent level for decision, the consultancy organization which will act on his/her behalf as project manager in negotiating and signing contracts with survey and designing organizations, suppliers of materials and equipment, construction and installation contractors for performing the tasks of the project implementation process, and at the same time, to assume the responsibility to supervise and manage the whole process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 47.- Turn-key project.

1. The investor shall organize a bidding of the project to select a contractor (general construction contractor) to carry out the whole project (designing, purchase of materials and equipment, construction and installation...). The investor shall submit for approval the technical design, total cost estimate, test on completion and take-over only when the project is completed and put into use. The general construction contractor can subcontract to other sub-contractors the survey, designing, purchase of equipment or part of the construction and installation work.

2. This form shall apply to the construction of residential houses, civil projects and small-scale and technically simple production and business projects.

Article 48.- Self-implementation projects.

1. The investor shall himself use his available workforce to perform the construction and installation work.

2. This form shall apply only to small-scale repair and renovation projects, and particularly specialized projects (agro-forestry constructions and self-invested projects on the construction of technical and material basis by construction businesses).

Article 49.- Investment and construction consultancy organizations.

Investment and construction consultancy organizations include professional consultancy companies of different economic sectors which are set up and operate in accordance with law; research institutions, universities and intermediate construction technology schools; technical and scientific associations, construction-related and lawfully-founded arts associations having legal person status and certificates for their construction and installation consultancy qualification. Depending on their capabilities, the consultancy organizations may draw up projects (pre-feasibility and feasibility), do the designing, compile the dossier on bidding invitation, organize a bidding, supervise and manage the construction and installation process, test on completion of the project. They can also sub-contract parts of the consultancy work to other consultancy organizations.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 50.- Principle for setting and managing production cost.

1. The State shall manage construction cost through the issuing of pricing policies, principles and methods of making cost estimates and the basic data (economic and technical norms, standard prices, construction unit price, portions of investment capital...) for determining the total investment capital of a project, total cost estimate of the project and the cost estimates of different construction parts of the project.

2. All projects using the State budget must compile all necessary documents on the cost estimates specifying the necessary expenses of the project. The investors and consultancy organizations must base themselves on the State regulations on the management of construction costs to compile and submit the total cost estimate and cost estimates of different construction parts to the competent level for approval and use them as a basis for considering the bidding packages using State capital. The businesses wishing to be construction contractors shall refer to the State regulations on the management of construction costs to determine their bidding prices.

3. The cost to be paid to the project shall be the cost of the winning bid and the conditions specified in the contract between the investor and construction businesses.

Article 51.- State management of construction cost.

The Ministry of Construction shall preside over and together with the concerned State agencies exercise unified management of construction cost (economic and technical norms, general unit price, standard price, consultancy fee: survey, designing, planning and construction designing) and evaluate the total cost estimates of the Group A projects using State capital.

Article 52.- Management of total cost estimate, cost estimates of construction parts of the projects using State capital.

1. The cost to be paid for the project in all forms of bidding or appointed bidding shall not exceed the approved total cost estimate of the project or cost estimates of construction parts (with regard to bidding packages). In special cases, any excess of the approved total cost estimate or cost estimates of construction parts must be examined and submitted to the agency competent to decide the investment for consideration and decision.

2. With regard to the projects designed in two steps, the cost estimates of their construction parts shall be made on the basis of the construction design approved by the agency competent to decide the investment or by the authorized agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. While carrying out investment and construction work, the investor must buy insurance for the project from an insurance company which is licensed to operate in Vietnam. Projects with foreign direct investment must buy insurance in accordance with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

2. The insurance cost of a project constitutes part of its investment capital. It is calculated in percentage of the value of the project.

3. The construction and installation contractors and the consultancy organizations must buy insurance for the materials and equipment, workshops in service of the insurance for labor accidents, for the civil responsibility toward the third party, for the survey and design products during the process of implementing the project. The insurance cost shall be included in the production cost.

4. The insurance conditions and the rights and obligations of the parties involved in the insurance shall be agreed upon by the parties, but must not contravene Vietnamese laws and international practices. The Ministry of Finance shall provide guidance on construction insurance

Chapter VII

INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 54.- Inspection and examination of investment and construction activities.

1. All construction and investment activities of every organization involved shall be subject to the inspection and examination by the specialized State agencies in each area of management.

2. Depending on the specific conditions of each investment project, the inspection and examination can be made in separate phases or the whole process of investment and construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The investor must strictly abide by the State stipulations on the management of investment projects as specified in this Regulation. Violators shall be subject to an administrative sanction, be examined for penal liability or compensation for damage, depending on the seriousness of the violation.

2. If the investor fails to fulfill his responsibility stated in the contract signed with the contractors (consultancy, purchase of equipment, construction and installation), he/she must pay to the contractors a fine for breach of the contract, pay compensation for damage, if any, and be dealt with according to Article 272 of the Civil Code.

Article 56.- Handling of violations by organizations which evaluate the project, the design, total cost estimate and final balance of accounts.

The evaluation organization shall take responsibility to the agency competent to decide the investment for the accuracy of the documents and the conclusions in its report on the evaluation results. In cases where the competent agency makes a wrong decision (resulting in accidents, waste or economic and social inefficiency) due to inaccurate documents, data and conclusions of the evaluation organization, the latter shall be subject to administrative sanctions or possible examination for penal liability; if any damage is caused, compensation must be made.

The agency competent to decide the investment which makes a wrong decision on the investment policy, thus causing serious economic, social and environmental consequences must bear responsibility before law.

Article 57.- Handling of violations by consultancy organizations, suppliers of equipment and construction and installation organizations.

1. Upon detecting that labor safety is in imminent danger or the construction organization has repeatedly violated the regulations on labor safety, the agency managing the construction or the labor safety inspector is entitled to temporarily suspend the construction.

Such temporary suspension shall be lifted after the construction organization has eliminated the danger or stopped the violation.

2. Any major technical mistakes made by the consultancy organization or the construction and installation organization, which seriously affect the quality of the project (construction), causing collapse or damage, even after the commission of the project (construction), the consultancy organization, the manager of the project design or the construction and installation organization must pay compensation for the damage and bear other legal responsibilities as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 58.- Handling of violations by individuals.

Individuals working for the investors agency, consultancy organizations, suppliers of materials and equipment, construction and installation organizations and the concerned managing agencies, who violate the stipulations of this Regulation may be subject to an administrative penalty, examination for penal liability and compensation for damage, depending on the seriousness of the violation.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 59.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Managing Boards of the State Corporations shall have to implement this Regulation.

The Ministers of Construction, Finance, Planning and Investment and the other relevant Ministers in charge of the relevant branches shall have to provide guidance, monitor and supervise the implementation according to the State management function of the Ministries.

Article 60.- This Regulation takes effect from the date of its issuing and is applicable to all economic sectors throughout the country.

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Investment projects (excluding projects with foreign direct investment) shall be classified into three groups - A, B and C - according to the following specifications:

I. PROJECTS OF GROUP A:

1. Security and defense projects of national secrets, projects of important political and social significance (regardless of the size of their investment capital).

2. Projects to produce toxics and explosives, exploit and process precious and rare minerals: gold, silver, gems, rare earth (regardless of the size of their investment capital).

3. Domestic BOT projects to construct infrastructure for industrial parks, urban infrastructure with an investment of 100 billion VND or more.

4. ODA projects, each capitalized at 1.5 million USD or more.

5. Non-production projects in the fields of health, culture, education, radio broadcasting, television, civil engineering, tourism, scientific research...with an investment of more than 75 billion VND (excluding main offices and buildings of the State agencies).

6. Projects with large investment capital of:

a) More than 400 billion VND with respect to the projects in the power, oil and gas, chemical, fertilizer, machine tools, cement, metallurgical and mining industries, construction of sea ports, airports and highways.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. PROJECTS OF GROUP B:

1. ODA funded projects (outside Group C) and BOT projects with an investment below the level defined in Item I.

2. Projects with a total investment above the level defined in Item III and below the level defined in Item I.

3. Projects in other industries not mentioned in Item I and having a total investment above the level defined in Item III.

III. PROJECTS OF GROUP C:

1. Projects with a total investment below the level defined in the following:

a) Less than 30 billion VND with respect to the projects in the power, chemical, fertilizer, oil and gas, machine building, transport, irrigation, water supply and drainage in urban areas, construction materials, post and telecommunications industries.

b) Less than 20 billion VND with respect to the projects in the electrical techniques, electronics and informatics industries, light industries, porcelain and ceramics, glassware, paper, leather, garments, processing of agro-forestry products, aquaproducts, pharmaceuticals, medicines.

2. Projects not mentioned in points 1.a and 1.b with an investment of less than 7 billion VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Group-A projects in railways and roads must be classified according to the road and bridge length and grades as instructed by the Ministry of Transport and Communications in consultation with the Ministry of Planning and Investment.

2. The main offices and buildings of the State agencies must conform to the governmental regulations in force.-

 

 

THE GOVERNMENT  



 
Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 42-CP ngày 16/07/1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.156

DMCA.com Protection Status
IP: 3.131.13.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!