Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 143/2016/NĐ-CP điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Số hiệu: 143/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 14/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, gồm: đăng ký thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp, trường cao đẳng.

 

1. Thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp, trường cao đẳng

 
- Theo Nghị định số 143/2016, điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
 
+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, của Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
 
+ Quy mô đào tạo: Tối thiếu 500 học sinh, sinh viên/năm đối với trường cao đẳng; 250 học sinh, sinh viên/năm với trường trung cấp và tối thiểu 150 học sinh, sinh viên/năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
 
+ Diện tích sử dụng đất ít nhất để xây dựng cơ sở vật chất theo Nghị định 143/NĐ-CP: Ít nhất 1.000 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; 20.000 m2 đối với trường trung cấp và 50.000 m2 đối với trường cao đẳng.
 
+ Vốn đầu tư thành lập: 05 tỷ đồng đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; 100 tỷ đồng đối với Trường cao đẳng.
 
- Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Nghị định 143/2016 gồm:
 
+ Văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập;
 
+ Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
 
+ Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng;
 
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài các giấy tờ trên còn bổ sung một số giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 143/CP.
 
Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, cao đẳng thực hiện như quy định trên.
 
- Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Nghị định 143 như sau:
 
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung cấp tư thục;
 
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung cấp trực thuộc;
 
+ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường cao đẳng;
 

2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghè nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

 
Nghị định 143 quy định thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học như sau: Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ tới Tổng cục Dạy nghề. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì trả lời và nêu rõ lý do trong vòng 05 ngày.
 
 
Nghị định 143/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 14/10/2016.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

1. Thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập và tư thục.

2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện, thủ tục cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

4. Nghị định này không áp dụng đối với:

a) Việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm; việc thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm;

b) Việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương II

THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Mục 1. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ); quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

2. Quy mô đào tạo:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;

b) Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm;

c) Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; đối với trường trung cấp là 20.000 m2; đối với trường cao đẳng là 50.000 m2.

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

Điều 4. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này và các điều kiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 18 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Điều 5. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

Có đề án thành lập, cho phép thành lập phân hiệu, bao gồm các nội dung sau đây:

1. Sự cần thiết thành lập phân hiệu.

2. Tên gọi, phạm vi hoạt động phân hiệu.

3. Kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu.

4. Dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng các điều kiện về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 6. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, trường cao đẳng tư thục phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính.

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;

d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;

b) Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;

c) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;

d) Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.

4. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 7. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Điều 8. Trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước khi gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định).

Trường hợp hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

2. Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng do lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính, Tổng cục Dạy nghề (cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp) và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội do lãnh đạo bộ, lãnh đạo cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các đơn vị có liên quan thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

d) Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

4. Thời hạn gửi quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 9. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu:

a) Trường trung cấp, trường cao đẳng đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường lập hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này và gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.

Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định này có văn bản trả lời cho trường trung cấp, trường cao đẳng và nêu rõ lý do.

2. Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trình người có thẩm quyền quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

b) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng thì có quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.

3. Thời hạn gửi quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu của trường để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Mục 2. CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ, ĐỔI TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 10. Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương;

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách;

b) Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp;

c) Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước khi trình người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

b) Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trình người có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

c) Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Thời hạn gửi quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập, quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 11. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

2. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ gồm văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể và kèm theo một trong các văn bản sau đây:

a) Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

b) Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

c) Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là: Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó nêu rõ lý do giải thể và phương án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phương án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Phương án giải quyết tài sản; phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục, thẩm quyền giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề thẩm định hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp mà không có văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân, đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này xem xét, quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ lý do giải thể, biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định; phương án giải quyết tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quyết định giải thể, cho phép giải thể được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

d) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Thời hạn gửi quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể, cho phép giải thể trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 12. Chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

Việc chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện như quy định đối với giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là: Văn bản của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do của việc đổi tên; tên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi thay đổi.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trình người có thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì có quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

c) Thời hạn gửi quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Chương III

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

d) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 - 7,5 m2/chỗ học.

Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

c) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe; 15 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề có yêu cầu về năng khiếu.

Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo.

Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên, giảng viên của trường trung cấp và không ít hơn 30% tổng số giáo viên, giảng viên của trường cao đẳng. Bảo đảm mỗi ngành, nghề giảng dạy trình độ cao đẳng có giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tư thục và trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 15. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục Vb ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:

a) Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện quản lý theo địa bàn.

2. Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp:

a) Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 18. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong các trường hợp sau đây:

1. Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).

3. Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.

4. Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

6. Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.

7. Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.

8. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

9. Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 19. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo các giấy tờ chứng minh.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

Văn bản của người có thẩm quyền về việc thành lập phân hiệu mới đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này.

b) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Văn bản của người có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

Văn bản của người có thẩm quyền về việc thành lập phân hiệu mới đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này.

c) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Văn bản của người có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu, địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này; văn bản của người có thẩm quyền về việc thành lập phân hiệu mới đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định này.

3. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Bản sao quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

4. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:

Văn bản đề nghị thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; phương án giải quyết tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và lộ trình thực hiện.

Điều 20. Trình tự, thủ tục, điều kiện đăng ký và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như sau:

a) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;

b) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện như sau:

Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chuyển đến nơi khác trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Trường hợp trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học chuyển đến nơi khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Trường hợp trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp chuyển đến nơi khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này và gửi văn bản thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở biết.

c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện như sau:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này quyết định việc thôi tuyển sinh hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trường hợp không quyết định hoặc không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Điều kiện, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 Nghị định này.

3. Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

Mục 3. ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 21. Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm.

2. Căn cứ mức độ vi phạm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 22. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

đ) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ sở dạy nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề, đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề, đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp tên gọi của cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Dạy nghề) có sự thay đổi thì thực hiện theo tên gọi mới.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Quy định trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp; quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo;

b) Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; quyết định thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng theo quy định tại Nghị định này;

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm:

Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.

3. Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng; thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc và trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;

b) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

c) Định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.

6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Trong thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này;

b) Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề phải triển khai hoạt động đào tạo theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định này;

c) Khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;

d) Thông báo công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 10 năm 2016.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề;

b) Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề;

c) Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

3. Bãi bỏ Điều 7, Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

4. Bãi bỏ Chương II và Điều 30 Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

5. Bãi bỏ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường cao đẳng quy định tại Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng, Điều 1 Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT và Quyết định số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tạm thời Trường cao đẳng cộng đồng.

6. Bãi bỏ cụm từ “phân hiệu” tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

7. Bãi bỏ các quy định về trình độ cao đẳng, trường cao đẳng; Điều 3; điểm b khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /…..-…….
V/v đề nghị thành lập, cho phép thành lập ...(3)...

………., ngày …. tháng …. năm 20….

Kính gửi: ………………………………………………………….

………………………………………(4)...................................................................................

đề nghị thành lập, cho phép thành lập …………………………..(5)......................................

1. Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp: ....................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

2. Thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập:

Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp: …………………………………(6).....................................

..............................................................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ..................................................................

..............................................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………….(7)..........................................

Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): …………………………………..(8).............................

Số điện thoại: ………………………………………… Fax: ....................................................

Website (nếu có): …………………………………… Email:...................................................

3. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: ...................................

.............................................................................................................................................

4. Ngành, nghề đào tạo và trình độ đào tạo

a) Tại trụ sở chính

b) Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có)

5. Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh

a) Tại trụ sở chính

- Đối tượng tuyển sinh: .......................................................................................................

............................................................................................................................................

- Quy mô tuyển sinh:

TT

Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

I

Cao đẳng (9)

1

………………………

II

Trung cấp (10)

1

...

……………

III

Sơ cấp (11)

1

….

…………..

IV

Tổng cộng

b) Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): ghi riêng cho từng phân hiệu/địa điểm đào tạo

- Đối tượng tuyển sinh: .......................................................................................................

............................................................................................................................................

- Quy mô tuyển sinh:

TT

Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

I

Cao đẳng (12)

1

…………..

II

Trung cấp (13)

1

...

……………..

III

Sơ cấp (14)

1

…….

IV

Tổng cộng

(Kèm theo đề án thành lập/cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

Đề nghị ……………………………(15)……………………………………. xem xét quyết định./.

(16)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2): Tên cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp là cá nhân không ghi nội dung ở mục này;

(3), (5), (6): Ghi cụ thể tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập (ví dụ: Trường Cao đẳng A, Trường Trung cấp B, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C);

(4): Ghi tên đầy đủ của cơ quan chủ quản đối với đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục;

(7): Ghi địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập;

(8): Ghi địa điểm dự kiến đặt phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc địa điểm đào tạo (nếu có) của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập;

(9), (12): Trường cao đẳng điền thông tin vào nội dung này;

(10), (13): Trường cao đẳng (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ trung cấp), trường trung cấp điền thông tin vào nội dung này;

(11), (14): Trường cao đẳng, trường trung cấp (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp), trung tâm giáo dục nghề nghiệp điền thông tin vào nội dung này;

(15): Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

(16): Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối với cá nhân không phải đóng dấu.

PHỤ LỤC II

MẪU ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày …. tháng …. năm 20 ....

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP ….........…….(1)………………

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP .................(2).................

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

2. Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

3. Thực trạng công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).

4. Nhu cầu đào tạo ……..(3)……. trên địa bàn (hoặc lĩnh vực) và các tỉnh lân cận.

...............................................................................................................................................

5. Quá trình hình thành và phát triển (chỉ áp dụng đối với trường hợp nâng cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp):

a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.

b) Về cơ sở vật chất.

c) Về thiết bị đào tạo.

d) Về đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý.

đ) Về chương trình, giáo trình, đào tạo.

e) Về kinh phí hoạt động.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA.......(4)…….

I. Thông tin chung về …………(5)………….. đề nghị thành lập, cho phép thành lập

1. Tên: …………………………………………..(6).................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………..(7)..................................................

3. Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): ............................................................................

4. Số điện thoại: ……………………………………, Fax: ......................................................

Website: ……………………………………………., Email: ...................................................

5. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ..................................................

6. Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng trường/Giám đốc trung tâm: ........................

............................................................................................................................................

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

- Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: .................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

II. Mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Mục tiêu chung:

2. Mục tiêu cụ thể: Tên ngành, nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.

a) Dự kiến quy mô tuyển sinh

TT

Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô tuyển sinh

20..

20..

20..

20..

20..

I

Cao đẳng (8)

1

2

...

…………….

II

Trung cấp (9)

1

2

...

…………….

III

Sơ cấp (10)

1

2

...

…….

IV

Tổng cộng

b) Dự kiến quy mô đào tạo

TT

Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự kiến quy mô đào tạo

20..

20..

20..

20..

20..

I

Cao đẳng (11)

1

2

………

II

Trung cấp (12)

1

2

…….

III

Sơ cấp (13)

1

2

……….

IV

Tổng cộng

III. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng/trường trung cấp/trung tâm giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ cấu tổ chức

a) Ban giám hiệu/Ban giám đốc;

b) Hội đồng trường (đối với trường cao đẳng, trường trung cấp công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục);

c) Các Phòng chức năng thuộc trường cao đẳng/trường trung cấp/trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

d) Các Khoa chuyên môn thuộc trường cao đẳng/trường trung cấp;

đ) Các Bộ môn trực thuộc trường cao đẳng/trường trung cấp hoặc tổ bộ môn thuộc trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

e) Các đơn vị phục vụ đào tạo, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (nếu có);

g) Các Hội đồng tư vấn;

h) Tổ chức Đảng, các đoàn thể.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, các Hội đồng và các phòng, khoa, bộ môn/tổ bộ môn.

IV. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

a) Cơ sở vật chất:

- Diện tích đất sử dụng:

+ Đất xây dựng:

+ Đất lưu không:

- Diện tích xây dựng:

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế...

+ Các hạng mục khác...

b) Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo theo từng ngành, nghề (tên, số lượng, năm sản xuất...).

2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

a) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề của đội ngũ nhà giáo theo từng ngành, nghề đào tạo.

b) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào tạo.

4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án

a) Nguồn vốn (14);

b) Kế hoạch sử dụng vốn (trong đó phải cam kết sử dụng nguồn vốn để đầu tư xây dựng và chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được thành lập, cho phép thành lập).

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.

2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.

3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.

5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội, môi trường.

3. Tính bền vững của đề án.

(15)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(16)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn:

(1), (2), (4), (5), (6): Ghi cụ thể tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập như: Trường Cao đẳng A, Trường Trung cấp B, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C;

(3): Đối với đề án đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng ghi “trình độ cao đẳng hoặc/và trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp ghi “trình độ trung cấp hoặc/và trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp ghi “trình độ sơ cấp”;

(7): Ghi địa điểm nơi dự kiến đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập (phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố);

(8), (11): Trường cao đẳng điền thông tin vào nội dung này;

(9), (12): Trường cao đẳng (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ trung cấp), trường trung cấp điền thông tin vào nội dung này;

(10), (13): Trường cao đẳng, trường trung cấp (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp), trung tâm giáo dục nghề nghiệp điền thông tin vào nội dung này;

(14): Hồ sơ chứng minh về nguồn vốn là văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về nguồn vốn để đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục;

(15): Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có);

(16): Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân lập đề án.

PHỤ LỤC III

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..(3)…..-ĐKHĐ

………., ngày …. tháng …. năm 20….

Kính gửi: ………………….(4)………………………………...

1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………..(5).................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ..................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………(6).....................................................

Điện thoại: …………………………………., Fax: .................................................................

Website:…………………………….………, Email: ...............................................................

Địa chỉ phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): .............................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) số: .........................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp: ........................................................................................................

Cơ quan cấp: ......................................................................................................................

4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu: .......................................................

Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ...................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp: ........................................................................................................

Cơ quan cấp: ......................................................................................................................

5. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

a) Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành/nghề (7)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

....

b) Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): ……………………….(8)………………

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành/nghề (9)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

3

....

6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu: VT, ....

…………….(10)……………..
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản nếu có;

(2) và (5): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(6): Ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(7), (9): Mã ngành, nghề áp dụng đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

(8): Ghi cụ thể địa chỉ của từng phân hiệu/địa điểm đào tạo khác;

(10): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC IV

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..(3)…..-ĐKBSHĐ

………., ngày …. tháng …. năm 20….

Kính gửi: ………………….(4)………………………………...

1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………..(5)................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………(6)....................................................

Điện thoại: …………………………………., Fax: ................................................................

Website:…………………………….………, Email: ..............................................................

3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: ....................................

............................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp: .......................................................................................................

4. Nội dung đăng ký bổ sung

a) Địa điểm đăng ký bổ sung thứ nhất: ……………………(7).............................................

Lý do đăng ký bổ sung: ......................................................................................................

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành/nghề (8)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

....

b) Địa điểm đăng ký bổ sung thứ hai: ……………………….(9)………………

Lý do đăng ký bổ sung: ..........................................................................................................

TT

Tên ngành, nghề đào tạo

Mã ngành/nghề (10)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

3

....

5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu: VT, ....

…………….(11)……………..
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2), (5): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(6): Ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(7), (9): Ghi cụ thể địa điểm đăng ký bổ sung;

(8), (10): Mã ngành, nghề áp dụng đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

(11): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC Va

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Dùng cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-….(3)….

………., ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Phần thứ nhất

THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin về cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Tên cơ sở đăng ký: .........................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: ........................................................................................................

Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): ..................................................................................

Số điện thoại: …………………………………….., Fax: ........................................................

Website: …………………………………………..., Email: .....................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập số: ..................................................................

Ngày, tháng, năm cấp: .........................................................................................................

Cơ quan cấp: .......................................................................................................................

4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................

5. Chức năng, nhiệm vụ: ......................................................................................................

6. Tổ chức bộ máy: ..............................................................................................................

II. Tóm tắt tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện; nguồn lực tài chính bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp (kèm theo các hồ sơ chứng minh)

III. Quy định về thu học phí, các loại phí, lệ phí và các khoản đóng góp của người học

IV. Thực trạng chung về điều kiện bảo đảm đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a) Tổng quan về cơ sở vật chất chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Tại trụ sở chính (tổng diện tích sử dụng của từng công trình):

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành, thực tập

+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế ...

+ Các hạng mục khác….

- Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): (tổng diện tích sử dụng của từng công trình tại từng phân hiệu/địa điểm đào tạo)

+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành, thực tập

+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế ...

+ Các hạng mục khác …

b) Các công trình, phòng học sử dụng chung

- Tại trụ sở chính:

+ Các phòng học được sử dụng chung

+ Phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm

+ Các công trình phục vụ (hội trường, thư viện, khu thể thao, ký túc xá...)

- Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): Ghi riêng tại từng phân hiệu/địa điểm đào tạo:

+ Các phòng học được sử dụng chung

+ Phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm

+ Các công trình phục vụ (hội trường, thư viện, khu thể thao, ký túc xá...)

c) Các thiết bị giảng dạy dùng chung (4)

2. Cán bộ quản lý, nhà giáo

Tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo: ………………. trong đó:

- Cán bộ quản lý:

- Nhà giáo: Tổng số: ………. trong đó:

+ Cơ hữu: …………….

+ Thỉnh giảng: ……………

+ Kiêm chức: …………………

Phần thứ hai

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

A. Tại trụ sở chính

I. Ngành, nghề: ………; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ....(5)....

1. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

a) Cơ sở vật chất (6)

- Số phòng học lý thuyết chuyên môn

- Số phòng/xưởng thực hành, thực tập

b) Thiết bị, dụng cụ đào tạo (7)

TT

Tên thiết bị đào tạo

Đơn vị

Số lượng

1

2

….

2. Nhà giáo

a) Tổng số nhà giáo của từng ngành, nghề

b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi

c) Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

1

2

d) Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

2

(Có hồ sơ chứng minh kèm theo) (8)

3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

a) Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo kèm theo) (9)

b) Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của từng ngành, nghề

II. Ngành, nghề: ………….(thứ hai)…..; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ……….(10)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

B. Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo, bao gồm cả địa điểm liên kết đào tạo (nếu có) (11)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu: VT, ....

……………(14)………….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Liệt kê các thiết bị giảng dạy dùng chung hiện có (máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu vật thể, máy quay phim...);

(5): Ghi rõ tên và trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm của từng ngành, nghề;

(6): Nếu là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài phải có chứng minh về cơ sở vật chất. Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất phải còn thời hạn ít nhất là 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

(7): Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.

Nếu thiết bị đào tạo đi thuê: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị. Hợp đồng thuê thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

(8): Hồ sơ chứng minh của nhà giáo:

Mỗi nhà giáo phải có các hồ sơ chứng minh sau (bản sao không cần chứng thực):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là nhà giáo thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo được phân công giảng dạy.

(9): Một chương trình đào tạo bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(10): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho ngành, nghề thứ hai như ngành, nghề thứ nhất;

(11): Trong trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu/địa điểm đào tạo thì phải báo cáo lần lượt các ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Nếu là địa điểm liên kết đào tạo, phải có bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng liên kết phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

(14): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC Vb

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Dành cho cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp)
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-….(3)….

………., ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

A. Thông tin về cơ sở giáo dục đại học hoặc doanh nghiệp

1. Tên cơ sở đăng ký: ..........................................................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ..................................................................

2. Địa chỉ trụ sở chính: .........................................................................................................

Điện thoại: ………………………………………….., Fax: ......................................................

Website: ……………………………………………., Email: ...................................................

3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ..............................................................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp: ........................................................................................................

Cơ quan cấp: ......................................................................................................................

4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ..................................................

5. Chức năng, nhiệm vụ: .....................................................................................................

6. Tổ chức bộ máy: .............................................................................................................

B. Điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp

I. Tại địa điểm đào tạo thứ nhất

1. Ngành, nghề:.....; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm:...(4)...

a) Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

- Cơ sở vật chất (5)

- Thiết bị, dụng cụ đào tạo (6)

TT

Tên thiết bị đào tạo

Đơn vị

Số lượng

1

2

b) Nhà giáo

- Tổng số nhà giáo của từng ngành, nghề: ...........................................................................

- Tỷ lệ học sinh quy đổi/nhà giáo quy đổi: .............................................................................

- Nhà giáo cơ hữu: ................................................................................................................

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

1

2

3

4

...

- Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

2

3

...

(Có hồ sơ chứng minh kèm theo) (7)

c) Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo kèm theo) (8)

- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của từng ngành/nghề

2. Ngành, nghề: ………… …… (thứ hai) …..; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ……..(9)

...............................................................................................................................................

II. Tại địa điểm đào tạo thứ...: …………………………..(10)...............................................

Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- Lưu: VT,....

……………….(11)…………..
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2): Ghi đúng tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Nếu các ngành, nghề đào tạo cùng thuộc một nhóm ngành, nghề thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; nhà giáo;

(5): Là đất đai, phòng học, nhà xưởng,... Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo.

Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 05 năm đối với cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với doanh nghiệp.

Nếu là địa điểm liên kết đào tạo, phải có bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng liên kết phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với cơ sở giáo dục đại học, còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với doanh nghiệp.

(6): Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.

Nếu thiết bị đào tạo đi thuê cần bổ sung bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị. Hợp đồng thuê thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với doanh nghiệp.

(7): Hồ sơ chứng minh của nhà giáo:

Mỗi nhà giáo phải có các hồ sơ chứng minh sau (bản photo không cần chứng thực):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là nhà giáo thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo được phân công giảng dạy.

(8): Một chương trình đào tạo bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(9): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho ngành, nghề thứ hai như ngành, nghề thứ nhất.

Trong trường hợp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đăng ký hoạt động tại nhiều địa điểm đào tạo thì cũng phải báo cáo lần lượt các ngành, nghề đăng ký.

(10): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại địa điểm đào tạo tiếp theo như tại địa điểm đào tạo thứ nhất;

(11): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

…………(1)………..
…………(2)………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-….(3)….

………., ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

A. Trụ sở chính

I. Ngành, nghề:…....; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ………….(4)

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo (5)

a) Cơ sở vật chất

- Số phòng học lý thuyết chuyên môn

- Số phòng/xưởng thực hành

b) Thiết bị, dụng cụ đào tạo

TT

Tên thiết bị đào tạo

Đơn vị

Số lượng

1

2

….

3. Nhà giáo

a) Tổng số nhà giáo của từng ngành, nghề: ........................................................................

b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi: ......................................

c) Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

1

2

...

- Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trình độ kỹ năng nghề

Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy

Tổng số giờ giảng dạy/năm

1

2

...

(Có hồ sơ nhà giáo kèm theo) (6)

4. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

a) Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo chi tiết kèm theo) (7)

b) Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của từng ngành/nghề

II. Ngành, nghề: ……….(thứ hai)………..; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ……… ……(8)……….

B. Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………..;
- Lưu: VT, ……

…………………..(10)……………..
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Nếu các ngành, nghề đào tạo trong cùng một nhóm ngành, nghề thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; nhà giáo;

(5): Nếu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp, phải có chứng minh về cơ sở vật chất.

Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất phải còn thời hạn ít nhất là 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.

Nếu thiết bị đào tạo đi thuê cần bổ sung bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị. Hợp đồng thuê thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

(6): Hồ sơ chứng minh nhà giáo:

Mỗi nhà giáo phải có các hồ sơ chứng minh sau (bản photo không cần chứng thực):

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với nhà giáo thỉnh giảng);

- Văn bằng đào tạo chuyên môn;

- Nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo được phân công giảng dạy.

(7): Một chương trình đào tạo bao gồm:

- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo chi tiết.

(8): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho ngành, nghề thứ hai như ngành, nghề thứ nhất;

(9): Nếu có phân hiệu, địa điểm đào tạo thì tiếp tục báo cáo các điều kiện.

Nếu là địa điểm liên kết đào tạo, phải có bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng liên kết phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.

(10): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC VII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../GCNĐKHĐ-….(3)….

………., ngày …. tháng …. năm 20….

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

…………………….(4)……………………………. chứng nhận:

1. Tên cơ sở đăng ký (ghi bằng chữ in hoa): ......................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .................................................................

Thuộc: ..................................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: .............................................................................................................

..............................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………, Fax: ..........................................................................

Website: ……………………………….., Email: .....................................................................

Địa chỉ phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): ..............................................................

Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .........................................................................................................................................

Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp: ...................................................................................

2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

a) Tại trụ sở chính:

TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mã ngành/ nghề (5)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

b) Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): …………………(6)……………………….

TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mã ngành/nghề (7)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

...

3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

…………..(8)……………..
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với giấy chứng nhận do Tổng cục Dạy nghề cấp) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với giấy chứng nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp);

(2): Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

(3): Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Tên đầy đủ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(5), (7): Mã ngành/nghề áp dụng đối với các ngành/nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

(6): Ghi địa chỉ của từng phân hiệu/địa điểm đào tạo;

(8): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

PHỤ LỤC VIII

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY (2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../GCNĐKBS-….(3)….

………., ngày …. tháng …. năm 20….

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

……………………………………………..(4)………………………………… chứng nhận:

1. Tên cơ sở đăng ký (ghi bằng chữ in hoa): ......................................................................

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): .................................................................

Thuộc:..................................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………………., Fax: .............................................................

Website: ………………………………………, Email: ...........................................................

Địa chỉ phân hiệu/địa điểm đào tạo khác (nếu có): ..............................................................

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số: ..........................................

Ngày, tháng, năm cấp: .........................................................................................................

2. Đăng ký bổ sung:

a) Tại địa điểm đăng ký bổ sung thứ nhất: ..........................................................................

TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mã ngành/ nghề (5)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

3

4

5

...

b) Tại địa điểm đăng ký bổ sung thứ hai: ..................................................................................

TT

Tên ngành/nghề đào tạo

Mã ngành/ nghề (5)

Quy mô tuyển sinh/năm

Trình độ đào tạo

1

2

3

….

3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

…………..(6)…………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn:

(1): Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với giấy chứng nhận do Tổng cục Dạy nghề cấp) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với giấy chứng nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp);

(2): Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

(3): Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Tên đầy đủ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(5): Mã ngành/nghề áp dụng đối với các ngành/nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

(6): Quyền hạn, chức vụ của người ký./.

GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No: 143/2016/ND-CP

Hanoi, October 14, 2016

 

DECREE

ON INVESTMENT AND OPERATION IN VOCATIONAL EDUCATION

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

At request by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government hereby issues this Decree on requirements for investment and operation in vocational education.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Decree stipulates requirements for investment and operation in vocational education training which includes:

1. Establishment and grant of permission for establishment, total division, partial division, merger and dissolution of public and private vocational education institutions; establishment and rant of permission for establishment or shutdown of branches of public and private vocational schools and 03-year colleges.

2. Registration for provision of vocational education, registration for additional vocational education activities; issue and revocation of certificates of registration for vocational education (hereinafter referred to as “registration certificate”), and suspension of vocational education.

3. Requirements and procedures for establishment, total division, partial division and merger of foreign-invested vocational education institutions are prescribed in the Section 2 chapter III Decree No.48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 by the Government detailing a number of Articles of the Law on educational education and training.

Article 2. Scope of application

1. Vocational training centers, vocational schools and 03-year colleges (hereinafter referred to as “vocational education institutions”)

2. Universities registering to deliver college-level vocational education and enterprises registering to deliver basic vocational training (hereinafter referred to as "vocational training facilities").

3. Entities engaging in activities prescribed in Article 1 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Establishment, grant of permission for establishment, total division, partial division and dissolution of pedagogical intermediate schools or pedagogical colleges and branches thereof;

b) Registration for provision of vocational education, registration for additional vocational education activities; issue and revocation of registration certificates , and suspension of vocational education in pedagogical majors within the jurisdiction of the Ministry of Education and Training.

Chapter II

ESTABLISHMENT AND PERMISSION FOR ESTABLISHMENT, TOTAL DIVISION, PARTIAL DIVISION, MERGER AND DISSOLUTION OF VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS; ESTABLISHMENT AND PERMISISONS FOR ESTABLISHMENT AND SHUTDOWN OF BRANCHES OF VOCATIONAL SCHOOLS AND COLLEGES

Section 1. REQUIREMENTS, PROCEDURE AND THE POWER TO ESTABLISH AND GRANT PERMISSIONS TO ESTABLISH VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS, BRANCHES OF VOCATIONAL SCHOOLS AND COLLEGES

Article 3. Requirements for establishment and grant of permissions to establish vocational education institutions

A vocational education institution is established or permission to be established only if a proposal for establishment of that vocational education institution is made and that vocational education institution meets the following requirements:

1. The vocational education institution shall be established in conformity with the planning for Vietnam’s vocational education institution networks, the planning for vocational education institution networks by Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and those by People's Committees of provinces. Public vocational education institutions shall commit to operate on the principle of autonomy of public service providers as stipulated by the Government.

2. With regard to training scale:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For vocational schools: Provide intermediate level vocational training for at least 250 students per year;

c) For colleges: Provide college-level and vocational intermediate-level training for at least 500 students per year.

3. Every vocational education institution shall have a premise with the minimum area of 1,000 m2 (for vocational training facilities); 2,000 m2 (for vocational schools) and 50,000 m2 (for colleges).

4. Investments in establishment of vocational education institutions shall be mobilized from lawful sources of finance, excluding land. To be specific:

a) For vocational training centers: at least 05 billion dong;

b) For vocational schools: at least 50 billion dong;

c) For colleges: at least 100 billion dong.

5. Every vocational education institution shall meet requirements for registration for provision of vocational education as prescribed in d 14 hereof (concerning organizational structure; facilities, training equipment; syllabus, curricula; teachers and officers).

Article 4. Requirements for establishment and grant of permission to establish vocational education institutions for disabled students

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Requirements for establishment or grant of permission to establish branches of vocational schools and colleges

Every vocational school or college wishing to establish its branch shall submit a proposal which includes:

1. The necessity of a branch.

2. Name and scope of operation of the branch.

3. A plan for construction, development and training scale of that branch by stage.

4. The expected organizational structure; facilities, training equipment; syllabus , curricula; employment of teachers and officers that meet requirements for registration for provision of vocational education prescribed in Article 14 hereof.

Article 6. Application for establishment or for permission to establish vocational education institutions and branches of vocational schools and colleges

1. The applicant shall submit 01 Application for establishment or for permission to establish a vocational education institution. The application includes:

a) An application form for establishment made by the governing body (for public vocational education institutions); an application form for permission to establish vocational education institution made by a social organization, socio-professional organization, economic organization or individual (for private vocational education) using the specimen in Annex 1 attached hereto.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A proposal for establishment of the vocational education institutions made using Annex II attached hereto;

c) A draft layout plan and preliminary design of construction works to make sure that it is conformable to the vocational training majors, scale, levels and criteria for construction area and area used for learning and teaching;

d) Certified true copies of the land use right certificate, housing ownership certificate or written approval for allocation of land or lease of land by the People’s Committee of the province which specifies address, area and boundaries of the land lot and agreement on regulations on lease of furnished facilities and other relevant legal documents which are valid for at least 05 years more from the date of application.

2. For private vocation education institutions, in addition to documents specified in clause 1 of this Article, the application shall include:

a) A written certificate of financial ability to invest in vocational education institution by the competent authority;

b) Other documents certifying the ownerships of assets as stake of the individual who requests to establish that vocational education institution.

3. For any private vocational education institution that has at least 02 stakeholders, in addition to documents specified in clauses 1 and 2 of this Article, the application shall include:

a) A record of appointment of a representative for establishment of the vocational education institution by stakeholders;

b) Profiles of the founder and co-founders;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Expected Board of Directors and the Chairman of the Board of Directors (for vocational schools and colleges).

4. The application for establishment and permission to establish branches of vocational schools, colleges shall follow clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 7. Authority to make decisions on establishment or to grant permission to establish vocational education institutions

1. Every President of the People’s Committee of the province has the power to issue decisions on establishment of public vocational training centers and vocational schools under the management of the provincial government, and to grant permission to establish private vocational training centers and vocational schools in the province.

2. Ministers, Heads of ministerial-level and heads of central authorities of social-political organizations have the power to make decisions on establishment of public vocational training centers and vocational schools affiliated to their organizations.

3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs has the power to make decisions on establishment of public colleges and to grant permission to establish private colleges.

Article 8. Procedures for establishment and grant of permission to establish vocational education institutions

1. Receipt of applications for establishment or permission to establish vocational education institutions:

a) Each applicant shall submit an Application for establishment or for permission to establish a vocational education institution as prescribed in clauses 1, 2 and 3 Article 6 hereof to the assisting authorities that assists the competent person in making decisions on establishment or grant of permission to establish vocational education institutions as stipulated Article 7 hereof (hereinafter referred to as “assisting authorities”);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the application is invalid, within 05 working days from the date of receipt, the assisting authorities shall inform the applicant in writing in which the incorrectness shall be specified.

c) Within 05 working days from the date of receipt of a valid application, the assisting authorities shall transfer the application to the Board of Assessment.

2. Assessment of application for establishment of vocational education institutions:

a) The Board of Assessment shall carry out the assessment of application for establishment of vocational education institutions:

b) The competent person having the power to make decisions on establishment and permission to establish vocational education institutions stipulated in Article 7 here0f shall set up a Board of Assessment and issue an operation regulation applying to the Board of Assessment.

The Head of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs or authorized person shall be appointed as the chairman of the Board of Assessment of applications for establishment of colleges; and representatives of the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Home Affairs, People’s Committees of provinces where the vocational education institution's headquarters is located, General Directorate of Vocational Training ( a assisting authorities assisting the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in State management of vocational education) and representatives of affiliates of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall participate as members of that Board of Assessment .

The Head of the central authority of the social-political organization or authorized person shall be appointed as chairman of the Board of Assessment of applications for establishment of public vocational schools and vocational training centers affiliated to central authorities of social-political organizations, and representatives of relevant agencies affiliated to regulatory authorities of the social-political organization shall participate as members of that Board of Assessment.

The Head of the People’s Committee of the province or authorized person shall be appointed as the chairman of the Board of Assessment of application for establishment of public vocational schools and vocational training centers affiliated to People’s Committees of provinces and private vocational schools and vocational training centers in the provinces; representatives of affiliates of the People’s Committee of the Province including the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, Department of Planning and Investment, Department of Finance, Department of Internal Affairs and relevant agencies shall participate as members of that Board of Assessment.

c) Within 05 working days from the date of receipt of an application for establishment of vocational education institution from the assisting authorities, the Board of Assessment shall conduct assessment of such application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where any Application for establishment or for permission to establish a vocational education institution is disqualified, the assisting authorities, within 05 working days from the date of assessment, shall inform the applicant in writing in which reason for disqualification shall be specified.

3. Issuance of decisions on establishment and permission to establish vocational education institutions

Within 10 working days from the date of receipt of a complete application according to the conclusion by the Board of Assessment, the assisting authorities shall request the competent person who has the power to make a decision on establishment or give permission to establish the vocational education institution to consider making a decision on establishment ( in case of public vocational institutions) or granting a permission to establish ( in case of private vocational education institutions).

4. Time limits for transfer of decisions on establishment and permission to establish vocational education institutions:

a) Within 05 working days from the date on which the decision on establishment/ decision on grant of permission to establish a college is signed, the General Directorate of Vocational Training shall submit such decision to the People’s Committee of the province, governing body of the college for administration;

b) Within 05 working days from the date on which the decision on establishment of public vocational training centers or vocational school affiliated to a regulatory authority of a social-political organization is signed, that regulatory authority shall transfer such decision to the General Directorate of Vocational Training and People’s Committee of the province where the vocational training center or vocational school is located for administration;

c) Within 05 working days from the date on which a decision on establishment of a public vocational training center or vocational school under the management of the provincial government and decision on grant of permission to establish a private vocational training center or vocational school in the province is signed, the People’s Committee of the province shall submit such decision to the General Directorate of Vocational Training for administration.

Article 9. Procedures for establishment or grant of permission to establish branches of vocational schools and colleges

1. Receipt of applications for establishment or permission to establish branches:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The assisting authorities shall take delivery of applications for establishment/permission to establish branches of colleges or vocational schools.

If any application is invalid, the assisting authorities, within 05 working days from the date of receipt, shall inform the application in writing in which the incorrectness shall be specified.

2. Issuance of decisions on establishment/ grant of permission to establish branches of vocational schools and colleges:

a) Within 10 working days from the date of receipt of an application, the assisting authorities shall request the competent person to consider making decision on establishment ( for public vocational schools and colleges) or decision on grant of permission to establish branches (for private vocational schools or colleges);

b) The competent person who made decisions on establishment/grant of permission to establish vocational schools and colleges also has the power to make decisions on establishment/grant of permission to establish branches of those vocational schools and colleges.

3. Time limits for transfer of decisions on establishment/ grant of permission to establish branches of vocational schools and colleges:

a) Within 05 working days from the date on which a decision on establishment or decision on grant of permission to establish a branch of a college is signed, the General Directorate of Vocational Training shall submit such decision to the People’s Committee of the province, governing body of the college for administration;

b) Within 05 working days from the date on which a decision on establishment of a branch of a public vocational school affiliated to a regulatory authority of a social-political organization is signed, that regulatory authority shall transfer such decision to the General Directorate of Vocational Training and People’s Committee of the province where the branch is located for administration;

c) Within 05 working days from the date on which a decision on establishment of a branch of a public vocational school under the management of the provincial government and decision on grant of permission to establish a branch of a private vocational school in the province is signed, the People’s Committee of the province shall submit such decision to General Directorate of Vocational Training for administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Total division, partial division and merger of vocational education institutions

1. Total division, partial division or merger of vocational education institutions shall met the following requirements:

a) Total division, partial division or merger of vocational education institutions shall be carried out in conformity with the vocational education institution network planning approved by the competent authority and shall be suitable for the socio-economic development and human resource development planning of Vietnam, province and sectors.

b) Total division, partial division or merger of vocational education institution shall ensure the interests of students, teachers, lecturers, officers, staffs and employees, and contribute to the improvement of vocational education quality and effectiveness;

c) Vocational education institutions derived from total division, partial division and merger shall satisfy requirements in Article 3 hereof.

2. Each applicant shall submit an application for total division, partial division or merger of his/her vocational education institution. The application includes:

a) A written request of the governing body (if it is a public vocational education institution); an application form by the owner or legal representative of stakeholders (if it is a private vocation education institution) which specifies reasons and purposes of total division/partial division/merger, headquarters, branches, training location of post acquisition vocational education and new headquarters of the transferee vocational education institution;

b) A proposal for total division/partial division/merger which specifies approaches to protect interests of students, teachers, lecturers, officers, staff and employees; expected plan, roadmap and schedule for total division/partial division/merger; procedures and deadline for conversion of stakes and assets;

c) Meeting minutes, resolutions on total division/partial division/merger of the vocational education institution by the Board of Director or stakeholders (if it is a private vocational education institution).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Receipt of applications for total division, partial division and merger of vocational education institutions

Each applicant shall submit an application for total division/partial division/merger of a vocational education institution as prescribed in clause 2 of this Article to the assisting authorities;

The professional authority shall take delivery of and verify applications before submitting them to the competent person who has the power to make decision on total division/partial division/merger.

Where the application is invalid, within 05 working days from the date of receipt, the assisting authorities shall inform the applicant in writing in which the incorrectness shall be specified.

b) Issue of decisions on total division, partial division and merger of vocational education institutions

Within 10 working days from the date of receipt of a valid application, the assisting authorities shall request the competent person to consider making a decision on total division/partial division/merger of the vocational education institution.

c) Authorities to make decisions on total division, partial division and merger of vocational education institutions:

The competent person who made decisions on establishment/decisions on grant of permission to establish vocational education institutions also has the power to make decisions on total division/partial division/merger of those vocational education institutions.

4. Time limits for transfer of decisions on total division, partial division and merger or decision on grant of permission for full decision, partial decision and merger of vocational education institutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 05 working days from the date on which a decision on total division/ partial division/ merger of a public vocational school or vocational training centers affiliated to a regulatory authority of a social-political organization, that regulatory authority shall transfer such decision to the General Directorate of Vocational Training and People’s Committee of the province where the vocational training center or vocational school’s headquarters is located;

c) Within 05 working days from the date on which a decision on total division/ partial division/ merger of a public vocational school or vocational training centers under the management of the provincial government or a decision on grant of permission for full decision/partial decision/ merger of a private vocational school or vocational training center in the province is signed, the People’s Committee of the province shall submit such decision to the General Directorate of Vocational Training for administration.

Article 11. Dissolution of vocational education institutions

1. A vocational education institution shall be undergo forcible dissolution in cases prescribed in clause 1 Article 21of the Law on Vocational Education or shall undergo voluntary dissolution in cases specified in clause 2 Article 21 of the Law on Vocational Education.

2. Where it is stipulated in clause 1 Article 21 of the Law on Vocational Education, the applicant shall submit an application for dissolution enclosing with a written request for dissolution by the competent authority which specifies reasons for dissolution and the following documents:

a) An inspection conclusion of actions specified in points a clause 1 Article 21 of the Law on Vocational Education;

b) A decision on suspension of vocational education by the competent authority (for vocational education institutions taking actions specified in point b clause 1 Article 21 of the Law on Vocational Education;

c) An inspection record by the issuer of registration certificate or governing body of the vocational education institution for vocational education institutions prescribed in point c and d clause 1 Article 21 of the Law on Vocational Education.

3. The application for dissolution of vocational education institution prescribed in clause 2 Article 21 of the Law on Vocational Education shall include a written request which specifies reasons and methods of dissolution made by the governing body or applicant that applied for establishment/permission to establish the vocational education institution .

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Procedure and authorities to dissolve and to give permission to dissolve vocational education institutions:

a) Within 20 working days from the date of receipt of a valid application, an affiliate of the regulatory authority of the social-political organization, Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs and General Directorate of Vocational Training shall assess the application and submit it to the competent person who issued the decision on establishment/decision on grant of permission to establish the vocational education institution under Article 7 hereof;

b) Where any vocational education institution commits any of cases prescribed in clause 1 Article 21 of the Law on Vocational Education but the governing body or legal representative of stakeholders of that vocational education institution does not submit a written request, the compete tent person who made the decision on establishment/grant of permission to establish the vocational education institution prescribed in Article 7 hereof shall consider making decision on dissolution of that vocational education institution;

c) A decision on dissolution or decision on grant of permission for voluntary dissolution of a vocational education institution shall specifies reasons for dissolution, approaches to protect interests of students, teachers, lecturers, officers, staff and employees, financial obligations and liquidation plan under regulations of laws . The decision on dissolution or decision on grant of permission for voluntary dissolution shall be informed to relevant agencies for cooperation in implementation and shall be made publicly via means of mass media;

d) The competent person who made the decision on establishment or grant of a permission to establish the vocational education institution as stipulated in Article 7 hereof also has the power to dissolve or give permission to dissolve that vocational education institution.

5. Time limits for transfer of decisions on dissolution and permission for voluntary dissolution:

a) Within 05 working days from the date on which the decision on dissolution or permission for voluntary dissolution of a college is signed, the General Directorate of Vocational Training shall transfer such decision/permission to the people’s Committee of the province, governing body of the college for administration;

b) Within 05 working days from the date on which a decision on dissolution of a public vocational training center or vocational school affiliated to a regulatory authority of a social-political organization is signed, that regulatory authority shall submit such decision to the General Directorate of Vocational Training and People’s Committee of the province where the headquarters of that vocational school/vocational training center is located for administration;

c) Within 05 working days from the date on which a decision on dissolution of a public vocational training center or vocational school under the management of the provincial government and decision on grant of a permission to dissolve a private vocational training center or vocational school in the province is signed, the People’s Committee of the province shall submit such decision to the General Directorate of Vocational Training for administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Shutdown of branches of vocational schools and colleges shall be carried out according to the procedure that is made for dissolution of vocational education institutions stipulated in Article 11 hereof.

Article 13. Renaming of vocational education institutions

1. The application for renaming of a vocational education institution includes: A written request by the governing body (if it is a public vocational education institution); or an application form by the owner or legal representative of stakeholders (if it is a private vocation education institution) which specifies reasons and purposes of change and new name of that vocational education institution;

2. Procedure and authorities to change name of vocational education institutions:

a) Each applicant shall submit an application for renaming of his/her vocational education institution as prescribed in clause 1 of this Article to the assisting authorities;

b) Within 05 working days from the date of receipt of an application, the assisting authorities shall request the competent person who made the decision on establishment/grant of a permission to establish the vocational education institution to consider making a decision on renaming of the vocational education institution.

The competent person who made the decision on establishment or grant of a permission to establish the vocational education institution also has the power to change the name of that vocational education institution.

c) Time limits for transfer of decisions on renaming of vocational education institutions

Within 05 working days from the date on which a decision on renaming of a college is signed, the General Directorate of Vocational Training shall transfer such decision to the People’s Committee of the province, governing body of that college for administration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 05 working days from the date on which a decision on renaming of a public vocational training center or vocational school under the management of the provincial government; or a private vocational training center or vocational school in the province is signed, the People’s Committee of the province shall submit such decision to General Directorate of Vocational Training for administration.

Chapter III

REGISTRATION FOR PROVISION OF VOCATIONAL EDUCATION, REGISTRATION FOR ADDITIONAL VOCATIONAL EDUCATION ACTIVITIES; ISSUANCE AND REVOCATION OF REGISTRATION CERTIFICATES AND SUSPENSION OF VOCATIONAL EDUCATION

Section 1. REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR REGISTRATION AND REGISTRATION FOR ADDITIONAL VOCATIONAL EDUCATION ACTIVITIES, AND ISSUANCE OF REGISTRATION CERTIFICATES

Article 14. Requirements for issue of registration certificates

1. For basic vocational education

A vocational education institution shall be granted a registration certificate only if it meets the following requirements:

a) The vocational education institution is equipped with sufficient facilities and equipment for the purpose of basic vocational education. The area of each classroom and practice room is at least 04 m2;

b) The vocational education institution has curriculum and training documents according to registered training majors that are compiled, verified and introduced in accordance with regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For basic vocational education and training provided by private vocational education institutions and foreign-invested vocational education institutions, such institution must demonstrate its financial ability to operate and provide registered training majors.

2. For immediate and college-level education

Each college will be granted a certificate of registration for provision of intermediate and college-level vocational education; each vocational school will be granted a certificate of registration for intermediate level vocational education, and university will be granted a certificate of registration for college-level education if:

a) Their registered training majors are specified in the list of training majors in intermediate and college levels released by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and suitable for the industrial sectors, qualifications and socio-economic development of the sectors or the province.

Where any registered training major is not included in the list of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, that vocational education institution shall give scientific grounds for new training majors; descriptions of new training majors and analysis of working fields of such new training majors.

b) The vocational education institution is equiped with sufficient facilities and training equipment according to training scope, major and levels. Classrooms, labs, practice rooms and pilot production facilities shall be available. The area of each room at least varies from 5.5 -7.5 m2

Training equipment is provided according to training majors and such equipment must meet the minimum standards set by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs. In case the minimum standard for training equipment by registered training major is not issued Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, sufficient training equipment shall be provided according to the scope of training and as stipulated in the training program.

The vocational education institution has its library which is equipped with software and equipment serving the purpose of borrowing, searching and studying documents, and stores books, textbooks, lectures and relevant documents for teaching and studying.

The vocational education institution has sufficient rooms, administrative offices and school headquarters according to faculties and training majors which shall be large enough to provide at least 06 m2/person (for vocational intermediate-level training) and 08 m2 /person for college-level training).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The vocational education institution has sufficient curriculum and training documents according to registered training majors that are compiled, verified and introduced in accordance with regulations of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

d) The vocational education institution employs sufficient and qualified teachers, lecturers and officers who meet teacher’s standards, professional and pedagogical requirements under regulations of laws to achieve the training objectives and fulfill the training programs. To be specific:

The ratio of students to teachers, lecturers shall not exceed 25:1 (for training majors in economics, humans and services); 20:1 for training majors in technical, technology and healthcare and 15:1 for training majors in aptitude.

At least 60% periods of each training major is undertaken by tenured teachers, lecturers.

At least 15% and 30% of the total teachers, lecturers of the vocational school and college, respectively, acquire a postgraduate certificate. There shall be teachers, lecturers who obtain master of art degree in each training major.

Foreign teachers/lecturers delivering lectures at foreign-invested vocational schools, colleges or universities shall conform to regulation on foreign workers in Vietnam as stipulated in Vietnam’s laws.

dd) For intermediate and college-level training majors provided by private or foreign-invested vocational schools, colleges or universities, in addition to requirements specified in point a, b, c and d clause 2 of this Article, such vocational school, college and university must demonstrate its financial ability to provide registered training majors.

Article 15. Application for provision of vocational education

1. For private and public vocational education institutions, the application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A copy of the decision on establishment and decision on grant of permission to establish the vocational education institution;

c) A report on fulfillment of conditions for provision of vocational education made using Annex Va attached hereto and other proofs;

d) A copy of the operation regulation of the vocational education institution.

2. For foreign-invested vocational education institution, the application shall be made in Vietnamese or both Vietnamese and English, including:

a) An application made using Annex III attached hereto;

b) Copies of the registration certificate (if any) and decision on grant permission to establish the vocational education institution;

c) A report on fulfillment of conditions for provision of vocational education made using Annex Va attached hereto and other proofs;

d) A copy of the operation regulation of the vocational education institution.

3. For vocational training facilities, the application includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A copy of the decision on establishment or decision on grant of permission to establish the vocational training facility or registration certificate (if any);

c) Reports on fulfillment of conditions for provision of vocational education made using Annex Vb attached hereto and other proofs;

d) A copy of the charter or operation regulation of the vocational training facility.

Article 16. Authority to issue registration certificates

1. The General Directorate of Vocational Training has the power to issue registration certificates to colleges and universities.

2. The Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs have the power to issue registration certificates to vocational schools, vocational training centers and enterprises.

Article 17. Procedures for registration and issue of registration certificates

1. For colleges and universities:

a) Each applicant shall submit an application for provision of vocational education to the General Directorate of Vocational Training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Within 05 working days from the date of issue of the registration certificate, the General Directorate of Vocational Training shall submit a copy of the registration certificate to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the college/university provides vocational education for administration.

2. For vocational schools, vocational training centers and enterprises:

a) Each applicant shall submit an application to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where the applicant’s headquarters is located. Where vocational education is provided at a branch or location other than the province where the headquarters is located, the applicant shall submit an application to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where that branch or training site is situated;

b) Within 10 working days from the date of receipt of a valid application, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assess the applicant’s ability to provide vocational education and consider issuing a registration certificate using form in the Annex VII attached hereto. In case of rejection, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, within 05 working days, shall inform the applicant in writing which specifies reasons for rejection.

c) Within 05 working days from the date of issue of the registration certificate, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall submit a copy of the registration certificate to General Directorate of Vocational Training for administration.

Section 2. REQUIREMENTS, PROCEDURES AND AUTHORITIES TO ISSUE CERTIFICATES OF REGISTRATION OF ADDITIONAL VOCATIONAL EDUCATION ACTIVITIES

Article 18. Cases of registration of additional vocational education activities

Vocational education institutions and vocational training facilities that obtained registration certificates shall apply for additional vocational education activities if:

1. The admission quota is increased by 10% or more in comparison with that in the year of issue of the registration certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The training level is changed or supplemented; or admission quota is adjusted by training level and training major.

4. The vocational education institution/vocational training facility is partially divided/totally divided/merged or any change in the investment registration certificate or business registration certificate related to the certificate of registration for vocational education is made.

5. The headquarters or a branch or training site where the vocational education is delivered is moved.

6. A new branch where the vocational education is provided is established.

7. Vocational education is provided at a new training site or the association with other entities is formed to provide vocational education outside the headquarters or branches of the vocational education institution/vocational training facility.

8. The name of the vocational education institution/ vocational training facility is changed.

9. The admission quota of any training major specified in the registration certificate is decreased or admission is ceased.

Article 19. Application for additional vocational education activities

1. The application for additional vocational education activities for those prescribed in 1, 2, 3 and 4 Article 18 hereof includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reports on fulfillment of conditions for provision of additional vocational education made using Annex VI attached hereto and other proofs;

2. The application for additional vocational education activities for those training prescribed in 5, 7 and 7 Article 18 hereof includes:

a) In addition to documents specified in clause 1 of this Article, the college/university shall submit:

A document on relocation of headquarters, a branch or training site issued by the competent authority for those prescribed in clause 5 Article 18 hereof.

A document on establishment of a new branch issued by a competent person for those stipulated in clause 6 Article 18 hereof

b) For any vocational training center, vocational school and enterprise applying for additional vocational education activities provided in the province where the headquarters is located, the applicant shall submit an application which consist of documents specified in clause 1 of this Article and:

A document on relocation of headquarters, a branch or training site issued by the competent authority for those prescribed in clause 5 Article 18 hereof.

A document on establishment of new branch issued by a competent person for those stipulated in clause 6 Article 18 hereof

c) For vocational training centers, vocational schools and enterprises applying for additional vocational education activities provided in the province other than that where the headquarters is located, the applicant shall submit an application which consist of documents specified in clause 1 of this Article and:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The competent person’s documents on relocation of headquarters or branches or training sites for those prescribed in clause 5 Article 8 hereof and competent person’s documents on establishment of a new branch for those stipulated in clause 6 Article 18 hereof.

3. The application for additional vocational education activities for those prescribed in clause 8 Article 18 hereof includes:

 a) Application form for additional vocational education activities

b) A copy of the decision on change in the name of the vocational education institution/ vocational training facility.

4. The application for additional vocational education activities for those prescribed in clause 9 Article 18 hereof includes:

A written request for termination of admission or decrease in admission quota of registered training majors specified in the registration certificate in which approaches to protect interests of teachers, lecturers, officers, staff and employees, asset liquidation plan, financial obligations and implementation route map shall be specified.

Article 20. Requirements, procedures for registration and authorities to issue certificates of additional vocational education activities

1. The procedure for registration for additional vocational education activities are as follows:

a) For those prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 Article 18 hereof, the procedure for registration for additional vocational education activities shall be as same as that promulgated in Article 15 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where a vocational education institution/vocational training facility is moved to another place within the same province where its headquarters is located, the procedure stipulated in Article 17 hereof shall apply.

Where a college/university is moved to another place outside the province where its headquarters is located, clause 1 Article 17 hereof shall apply.

Where a vocational school/vocational training center/enterprise is moved to another place outside the province where its headquarters is located, clause Article 17 hereof shall apply, and such applicant shall inform the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued the registration certificate in writing.

c) For those prescribed in clauses 8 Article 18 hereof, the procedure for registration for additional vocational education activities are as follows:

Vocational education institutions and vocational training facilities shall submit applications to the competent authority that has the power to issue the registration certificate as stipulated in Article 16 hereof (hereinafter referred to as “registration certificate issuer”).

Within 05 working days from the date of receipt of a valid application, the registration certificate issuer shall consider issuing a certificate of registration for additional vocational education activities to the applicant. In case of rejection, the issuer, within 02 working days, shall inform the applicant in writing which specifies reasons for rejection.

d) For those prescribed in clause 9 Article 8 hereof:

Vocational education institutions and vocational training facilities shall submit applications to the registration certificate issuer under Article 16 hereof.

Within 10 working days from the date of receipt of a valid application, the registration certificate issuer shall consider ceasing admission or issuing a certificate of registration for additional vocational education activities to the vocational education institution/vocational training facilities. In case of rejection, the issuer, within 05 working days, shall inform the applicant in writing which specifies reasons for rejection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An application form shall be made using Annex VIII attached hereto;

Section 3. SUSPENSON OF VOCATIONAL EDUCATION, REVOCATION OF REGISTARTION CERTIFICATES

Article 21. Procedure for suspension of vocational education

1. The registration certificate issuer shall carry out inspection to assess the seriousness of violations stipulated in clause 1 Article 20 of the Law on Vocational Education committed by vocational education institutions and vocational training facilities under Article 16 hereof.

2. According to the seriousness of a violation, the registration certificate issuer shall consider making a decision on suspension of vocational education (hereinafter referred to as “suspension decision”).

A suspension decision shall specify reasons for suspension, duration of suspension and approaches to protect lawful interests of students, teachers, lecturers, officers, staff and employees. Suspension decisions shall be informed to relevant agencies for cooperation in implementation and shall be made publicly on means of mass media.

After the suspension period, if mistakes leading to suspension are already corrected, the competent authority that made the suspension decision shall give permission to continue to provide vocational education.

Article 22. Revocation of registration certificates

1. A vocational education institution or vocational training facility shall have its registration certificate withdrawn if it:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) seriously offends regulations on operation in vocational education;

c) fails to correct mistakes causing suspension in the suspension period;

d) faces an administrative penalty for violation against regulations of laws on vocational education under which the registration certificate is revoked;

dd) dissolves under regulations of laws;

e) Other cases under regulations of laws.

2. The issuer of registration certificate prescribed in Article 16 hereof has the right to revoke that registration certificate according to the following procedure:

a) The issuer shall examine and assess the seriousness of violations and determine reasons for revocation of registration certificate;


b) Within 10 working days from the date of receipt of the results of examination and assessment of seriousness of violation and reasons for revocation, the registration certificate issuer prescribed in Article 15 hereof shall issue a decision on revocation and inform this decision to relevant authorities, and make it publicly available on the website of the competent authority in charge of revocation.

c) Within 05 working days from the date of receipt of a decision on revocation of registration certificate, the vocational education institution, vocation training facility shall submit their existing registration certificate to the competent authority in charge of revocation as soon as the revocation decision takes effect.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 23. Transitional provisions

1. Entities that submitted applications for establishment or permission to establish vocational training facilities, vocational schools and colleges to the competent authorities under the Law No. 76/2006/QH11on Vocational training, Law on Education No.38/2005/QH11 which are amended under the Law No.44/2009/QH12 and Law on Education No.08/2012/QH13, respectively, shall complete and re-submit their applications for establishment/permission to establish vocational education institutions under provisions hereof to the competent authority.

2. Vocational training facilities, vocational schools, colleges, universities and enterprises that submitted applications for registration for provision of vocational education, applications for additional vocational education activities or applications for delivery of vocational intermediate level or college-level education and training to the competent authorities under the Law on Vocational Training No.76/2006/QH11, Law on Education No. 38/2005/QH11 which are amended and supplemented by the Law No.44/2009/QH12 and Law on Higher Education No.08/2012/QH13, respectively, shall complete and submit their application for certificate of registration for vocational education under provisions hereof.

3. Where the name of the assisting authorities that assists the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in State management of vocational education (General Directorate of Vocational Training) is changed, the new name shall apply.

Article 24. Implementation organizations

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs performing as the State management authority in vocational education training shall:

a) Set out a teachers’ standard and criteria for delivering vocational education, standards of facilities of professional intermediate schools or vocational schools; nomenclatures and standards on essential teaching and training equipments according to training majors, professions and levels; regulations on procedures for compilation, assessment and introduction of training curricula;

b) Make decisions on establishment and permission for establishment, total division, partial division, merger, dissolution and renaming of colleges; decisions on establishment, grant of permission for establishment and shutdown of departments of colleges under provisions hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Every regulatory authority of socio-political organizations shall:

Give directives, examine and submit consolidated reports on compliance with regulations on requirements for investment and operation in vocational education within the administration to the General Directorate of Vocational Training.

3. The General Directorate of Vocational Training shall:

a) Take delivery of applications for establishment/permission for establishment, total division, partial division, merger, dissolution and renaming of colleges; applications for establishment and permission for establishment and shutdown of branches of colleges; conduct registration procedure for provision of vocational education of colleges and universities under provisions hereof;

b) Examine and inspect the compliance with requirements for investment and operation in vocational education by vocational education institutions and vocational training facilities, deal with violations against provisions hereof and relevant legislative documents.

4. Every People's Committee of provinces shall:

a) Make decisions on establishment and permission for establishment, total division, partial division, merger, dissolution and renaming of public vocational training centers and public vocational schools affiliated to the People’s Committee of the province, private vocational training centers and private vocational schools in the province under provisions hereof;

b) Direct the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, functional authorities affiliated to People's Committee of the province to examine and inspect the compliance with requirements for investment and operation in vocational education, deal with violations against provisions hereof and relevant legislative documents.

5. Every Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Examine and inspect the compliance with requirements for investment and operation in vocational education, deal with violations against provisions hereof and relevant legislative documents committed by vocational education institution and vocational training facilities.

c) Submit consolidated reports on compliance with regulations on requirements for investment and operation in vocational education within the administration to the General Directorate of Vocational Training every 06 month and annually.

6. Every vocational education institution and vocational training facility shall:

a) Apply for provision vocational education under provisions hereof within 36 months from the effective date of the decision on establishment or permission to establish vocational schools and colleges; and within 24 months from the effective date of the decision on establishment or permission to establish for vocational training facilities;

b) Within 24 months from the date on which the certificate of registration for provision of vocational education is issued, the vocational education institutions shall provide vocational training activities according to the certificate of registration issued by the competent authority under provisions hereof;

c) In case of any change in contents of the registration certificate, an application for additional vocational education activities shall be submitted to the competent authority under provisions hereof;

d) Publish registration certificates and certificates of additional vocational education activities issued by the competent authority on means of mass media.

Article 25. Entry into force

1. This Decree enters into force from October 14, 2016.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Circular No.24/2011/TT-BLDTBXH on establishment, permission to establish, divide, merge and dissolve vocational colleges, vocational intermediate schools and vocational training centers dated September 21, 2011 by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs

b) Circular No.29/2011/TT-BLDTBXH on registration for vocational training dated October 24, 2011 by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

c) Circular No.25/2015/TT-BLDTBXH on registration for provision of vocational training, issue and revocation of certificate of registration for provision of vocational training and suspension of basic vocational training dated July 13, 3015 by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. Articles 7 and 8 of colleges’ charter issued together with the Circular No.01/2015/TT-BGDDT on college charter dated January 15, 2015 by the Minister of Education and Training is abrogated.

4. Chapter II and Article 30 of the vocational intermediate school’s charter issued together with the Circular No.54/2011/TT-BGDDT on vocational intermediate school’s charter dated November 15, 2011 by the Minister of Education and Training are abrogated.

5. Regulations on requirements and procedures for establishment, merger, total division, partial division, suspension and dissolution of colleges governed by the Circular No.14/2009/TT-BGDDT on college charter dated May 28, 2009 by the Minister of Education and Training; Article 1 of Circular No.43/2011/TT-BGDDT dated October 04, 2011 on amendments to a number of Articles of the Circular No.14/2009/TT-BGDDT and Decision No.37/2000/QD-BGD&DT dated August 29, 2000 on issuance of community college temporary statues are abrogated.

6. The phrase “phân hiệu (branch)” in clause 3 Article 3 Circular No.57/2015/TT-BLDTBXH on vocational center charter dated December 23, 2015 by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs are removed.

7. Regulations on college and university levels; Article 3; point b clause 3 and point b clause 5 Article 6 of Circular No.08/2011/TT-BGDDT on requirements, application and procedures for provision of training, suspension and revocation of decision on approval for provision of college and university training dated February 17, 2011 by the Minister of Education and Training are abrogated.

Article 26. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


131.104

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.47.163
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!