CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/2018/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 01 năm 2018
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA
ĐỔI MỘT SỐ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương
mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật hóa chất
ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật an
toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật phòng,
chống tác hại thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật điện lực
ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30 tháng 6 năm
2011 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều
Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 12
tháng 7 năm 2013;
Căn cứ Luật đầu tư
ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ
sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh Mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện
của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số Nghị
định liên quan đến Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Công Thương.
Chương I
LĨNH VỰC XĂNG DẦU
Điều 1. Sửa đổi một số Điều của
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh
xăng dầu
1. Khoản 1
Điều 7 được sửa đổi như sau:
“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật”.
2. Khoản 2
Điều 27 được sửa đổi như sau:
“2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng
biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu,
được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định”.
3. Điểm i
Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi như sau:
“i) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cửa hàng xăng dầu thống
nhất trong cả nước”.
Điều 2. Bãi bỏ một số Điều, Khoản
của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu
1. Bãi bỏ Điều
5, Khoản 6 Điều 7, Điều 10, Khoản 1 Điều 24 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 41.
2. Bãi bỏ một số nội dung sau tại
Điều 7:
a) Bãi bỏ nội dung sau tại Khoản 3:
“Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt Phần
trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một Phần ba (1/3) nhu cầu
dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này”.
b) Bãi bỏ nội dung sau tại Khoản 4:
“Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt Phần
trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối
thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3)”.
c) Bãi bỏ nội dung sau tại Khoản 5:
“Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu,
phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng
dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ
thống phân phối của thương nhân”.
Chương II
LĨNH VỰC THUỐC LÁ
Điều 3. Sửa đổi một số Điều,
Khoản của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
1. Khoản 1
và Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
4. Có hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận nhập khẩu
ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh
nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận
xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ Điều kiện đầu tư trồng
cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá. Doanh nghiệp có Giấy
phép mua bán nguyên liệu thuốc lá chỉ được nhập khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc
lá cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc
lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá”.
2. Khoản 6
Điều 10 được sửa đổi như sau:
“6. Bản sao hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận nhập
khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá,
doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá hoặc hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa
thuận xuất khẩu ủy thác nguyên liệu thuốc lá với doanh nghiệp đủ Điều kiện đầu
tư trồng cây thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá”.
3. Khoản 1
và Khoản 6 Điều 12 được sửa đổi như sau:
“1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật.
6. Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến
lược sản xuất sản phẩm thuốc lá và vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm
quyền phê duyệt”.
4. Khoản 1
Điều 15 được sửa đổi như sau:
“1. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu
tư trồng cây thuốc lá được phép lựa chọn vùng đầu tư và người trồng cây thuốc lá.
Ký hợp đồng đầu tư trồng, mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng cây thuốc lá
và bán nguyên liệu thuốc lá cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc
lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá”.
5. Điểm a
và điểm b Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc
lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng
trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước
thì được nhập khẩu Phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm
do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước
ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.”
6. Điểm b
Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi như sau:
“Đầu tư trên cơ sở liên doanh hợp tác với doanh
nghiệp đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối
trong vốn Điều lệ của doanh nghiệp (trong trường hợp đầu tư theo hình thức liên
doanh)”.
7. Điểm b
Khoản 1 Điều 26, điểm b Khoản 2 Điều 26 và điểm b Khoản 3 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa
điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại Khoản 2 Điều 25
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012”.
Điều 4. Bãi bỏ một số Điều, Khoản
của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
1. Bãi bỏ Khoản
5 Điều 4.
2. Bãi bỏ Khoản
1 Điều 5.
3. Bãi bỏ điểm
b, điểm c và điểm d Khoản 2 Điều 7.
4. Bãi bỏ Khoản
3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 8.
5. Bãi bỏ Khoản
2 và Khoản 3 Điều 9.
6. Bãi bỏ Khoản
4 và Khoản 5 Điều 10.
7. Bãi bỏ điểm
a, điểm b, điểm d và điểm e Khoản 2 Điều 12.
8. Bãi bỏ Khoản
3, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 13.
9. Bãi bỏ điểm
b, điểm c và điểm d Khoản 3 Điều 17.
10. Bãi bỏ Khoản
7 Điều 18.
11. Bãi bỏ điểm
a Khoản 1 Điều 24.
12. Bãi bỏ điểm
a và điểm c Khoản 1 Điều 25.
13. Bãi bỏ điểm
đ, điểm g, điểm i Khoản 1; điểm đ, điểm g, điểm i Khoản 2 và điểm đ Khoản 3 Điều
26.
14. Bãi bỏ điểm
d, điểm h, điểm i Khoản 1; điểm d, điểm h, điểm i; Khoản 2; điểm d Khoản 3 Điều
27.
15. Bãi bỏ Khoản
6 Điều 29.
16. Bãi bỏ Khoản
3, điểm b Khoản 4 và điểm b Khoản 5 Điều 36.
Điều 5. Bãi bỏ Khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 106/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh
doanh thuốc lá.
Chương III
LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số
Điều, Khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật điện lực
1. Điểm a
Khoản 1; điểm b, điểm đ Khoản 2 và Khoản 5 Điều 3 được
sửa đổi như sau:
“1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển
điện lực; hướng dẫn lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển điện lực hàng
năm, trung hạn (gồm kế hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện các cấp 500 kV,
220 kV, 110 kV) trên cơ sở quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được duyệt;
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có trách nhiệm:
b) Bố trí quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất tại địa
phương cho các dự án điện lực trong quy hoạch phát triển điện lực;
đ) Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả, sự
tác động và ảnh hưởng của việc thực hiện nội dung quy hoạch về phát triển điện
lực tại địa phương trong Quy hoạch tỉnh, báo cáo Bộ Công Thương.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công
Thương quy định kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung quy định tại điểm
d, điểm đ Khoản 1 và điểm đ Khoản 2 Điều này”.
2. Một số nội dung của Điều 29 được sửa đổi như sau:
“Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phát
điện
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động phát điện,
ngoài các Điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải đáp ứng các
Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 1 Điều 29 được sửa đổi
như sau:
“1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với
quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng Mục công trình nhà máy điện
được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu
đạt yêu cầu theo quy định”.
3. Một số nội dung của Điều 30 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động truyền tải
điện, ngoài các Điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải đáp ứng
các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
đăng ký hoạt động truyền tải điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản
1 Điều 30 được sửa đổi như sau:
“1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường
dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt;
được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa
cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định”.
4. Một số nội dung của Điều 31 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động phân phối
điện ngoài các Điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải đáp ứng
các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 1
và Khoản 2 Điều 31 được sửa đổi như sau:
“1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường
dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu
theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải
có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm
việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành phải
được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở
dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định
pháp luật”.
5. Điều 32
được sửa đổi như sau:
“Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng Điều kiện: Người trực tiếp quản lý
kinh doanh bán buôn điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện,
kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong
lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Các đơn vị đáp ứng được Điều kiện về bán buôn điện
được phép hoạt động xuất nhập khẩu điện”.
6. Một số nội dung của Điều 33 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn: “Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động
bán lẻ điện, ngoài các Điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải
đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức được thành lập theo quy định của
pháp luật và cá nhân đăng ký hoạt động bán lẻ điện phải đáp ứng Điều kiện sau:”
b) Khoản
1 Điều 33 được sửa đổi như sau:
“1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện
phải có bằng trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc
chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua
bán điện ít nhất 03 năm”.
7. Điều 38
được sửa đổi như sau:
“Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
1. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình điện (không bao gồm hoạt động lập dự án đầu
tư, đấu thầu công trình điện) và tư vấn giám sát thi công các công trình điện
(bao gồm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp).
2. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
chỉ áp dụng đối với các hạng Mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên
ngành điện, các hạng Mục công trình xây dựng áp dụng theo quy định pháp luật về
xây dựng.
3. Bảng phân hạng về quy mô của công trình nguồn và
lưới điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
|
Thủy điện
|
Nhiệt điện
|
Đường dây và trạm biến áp
|
Hạng 1
|
Trên 300 MW
|
Trên 300 MW
|
Trên 220 kV
|
Hạng 2
|
Đến 300 MW
|
Đến 300 MW
|
Đến 220 kV
|
Hạng 3
|
Đến 100 MW
|
|
Đến 110 kv
|
Hạng 4
|
Đến 30 MW
|
|
Đến 35 kv
|
4. Đối với nhà máy
điện sử dụng năng lượng tái tạo theo nguyên lý sử dụng sức nước, sức gió và
quang năng được phân hạng và áp dụng Điều kiện cấp giấy phép hoạt động tư vấn
chuyên ngành điện lực tương tự như công trình nhà máy thủy điện.
5. Đối với nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo
theo nguyên lý chuyển đổi từ nhiệt năng được phân hạng và áp dụng Điều kiện cấp
giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực tương tự như công trình nhà máy nhiệt điện”.
8. Một số nội dung của Điều 39 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn: “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn
đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện, ngoài các Điều kiện chung quy định
tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức
được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây
dựng công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 3 và Khoản 6 Điều 39
được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong
đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện, thủy điện, thủy lợi, địa chất, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự,
có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết
kế ít nhất một dự án nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng
chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng
công trình thủy điện như sau:
Hạng 1: Có 25 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 3: Có 15 chuyên gia trở lên;
Hạng 4: Có 10 chuyên gia trở lên”.
9. Một số nội dung của Điều 40 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn: “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn
đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện, ngoài các Điều kiện chung quy định
tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức
được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư xây
dựng công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 3 và Khoản 6 Điều 40
được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó
chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện, nhiệt điện, địa chất, môi trường hoặc chuyên ngành tương tự, có
kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia thiết
kế ít nhất một dự án nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có
chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng
công trình nhiệt điện như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 10 chuyên gia trở lên”.
10. Một số nội dung của Điều 41 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn đầu
tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các Điều kiện chung quy
định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ
chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn đầu tư
xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 3 và Khoản 6 Điều 41
được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong
đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện, hệ thống điện, điện kỹ thuật, thiết bị điện, tự động hóa, môi trường
hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực
tư vấn và đã tham gia thiết kế ít nhất một dự án đường dây và trạm biến áp với
cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng
công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên;
Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên;
Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên”.
11. Một số nội dung của Điều 42 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn
giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện, ngoài các Điều kiện chung quy định
tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức
được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát
thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản 3 và Khoản 6 Điều 42
được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong
đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm
trong lĩnh vực tư vấn và đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình
nhà máy thủy điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia chính tư vấn theo hạng
công trình thủy điện như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 17 chuyên gia trở lên;
Hạng 3: Có 12 chuyên gia trở lên;
Hạng 4: Có 08 chuyên gia trở lên”.
12. Một số nội dung của Điều 43 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn
giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện, ngoài các Điều kiện chung quy định
tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau:” như sau: “Tổ chức
được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát
thi công công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các Điều kiện sau:”.
b) Khoản
3 và Khoản 6 Điều 43 được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong
đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện, địa chất, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh
nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi
công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương
và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng
công trình nhiệt điện như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên”.
13. Một số nội dung của Điều 44 được sửa đổi như sau:
a) Sửa đổi đoạn: “Tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn
giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp, ngoài các Điều kiện
chung quy định tại Điều 28 Nghị định này, phải đáp ứng các Điều kiện sau” như
sau: “Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn
giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các Điều kiện
sau”.
b) Khoản
3 và Khoản 6 Điều 44 được sửa đổi như sau:
“3. Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong
đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên
ngành điện, tự động hóa hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít
nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một
công trình đường dây và trạm biến áp với cấp điện áp tương đương và có chứng chỉ
hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
6. Có số lượng chuyên gia tư vấn chính theo hạng
công trình đường dây và trạm biến áp như sau:
Hạng 1: Có 20 chuyên gia trở lên;
Hạng 2: Có 15 chuyên gia trở lên;
Hạng 3: Có 10 chuyên gia trở lên;
Hạng 4: Có 05 chuyên gia trở lên”.
Điều 7. Bãi bỏ một số Điều, Khoản
của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP
1. Bãi bỏ Khoản
3 Điều 2.
2. Bãi bỏ điểm
a và điểm d Khoản 2 Điều 3.
3. Bãi bỏ Điều
28.
4. Bãi bỏ Khoản
3 Điều 31.
5. Bãi bỏ Khoản
2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 32.
6. Bãi bỏ Khoản
2 và Khoản 3 Điều 33.
7. Bãi bỏ Điều
34, Điều 35, Điều 36 và Điều 37.
8. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 39.
9. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 40.
10. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 41.
11. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 42.
12. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 43.
13. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 44.
Chương IV
LĨNH VỰC NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
Điều 8. Sửa đổi Điều 5 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động nhượng quyền thương mại
“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ
thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01
năm”.
Điều 9. Bãi bỏ Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết
Luật thương mại về
hoạt động nhượng quyền thương mại.
Chương V
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ
Điều 10. Sửa đổi một số Điều của
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại
điện tử
1. Khoản
1 Điều 52 được sửa đổi như sau:
“1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp
mã số thuế cá nhân”.
2. Khoản
1 Điều 54 được sửa đổi như sau:
“1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy
định pháp luật”.
3. Điểm a
Khoản 1 Điều 61 được sửa đổi như sau:
“a) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo
pháp luật Việt Nam”.
4. Điểm đ
Khoản 1 Điều 62 được sửa đổi như sau:
“đ) Có tiêu chí và quy trình đánh giá chính sách bảo
vệ thông tin cá nhân được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho
các đối tượng được đánh giá;”
Điều 11. Bãi bỏ Khoản 2 Điều 52; Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 54; điểm b, điểm c
và điểm d Khoản 1 Điều 62; điểm b Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện
tử.
Chương VI
LĨNH VỰC HÓA CHẤT
Điều 12. Bãi bỏ một số Điều,
Khoản của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về
quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất,
tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
1. Bãi bỏ điểm
c, điểm d Khoản 1 Điều 15 và nội dung đã sửa đổi
liên quan tại Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh
doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
2. Bãi bỏ điểm
c Khoản 1 Điều 16.
Điều 13. Sửa đổi điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất
thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng
và phá hủy vũ khí hóa học
“d) Giấy tờ, tài liệu đáp ứng các Điều kiện quy định
tại điểm đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.
Chương VII
LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP
Điều 14. Sửa đổi một số Điều,
Khoản của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về
vật liệu nổ công nghiệp
1. Khoản 1
Điều 4 được sửa đổi như sau:
“1. Nhà nước độc quyền về sản xuất, kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp. Số lượng, phạm vi, quy mô các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở phù
hợp Điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng thời kỳ, chống lạm dụng vị trí độc
quyền, bảo đảm lợi ích quốc gia, quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp”.
2. Khoản
3 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“3. Sản phẩm đã được nghiên cứu, thử nghiệm đáp ứng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng và kỹ thuật an toàn”.
3. Khoản
1 Điều 41 được sửa đổi như sau:
“1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp
với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ”.
Điều 15. Bãi bỏ điểm b Khoản 1; điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 20a Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ
về vật liệu nổ công nghiệp đã được bổ sung tại Điều 13 Nghị định số
77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế,
hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Điều 16. Bãi bỏ điểm b Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một
số Điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ công nghiệp và công
cụ hỗ trợ đã được bổ sung tại Điều 11 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng
hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh
doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Chương VIII
LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC
PHẨM THUỘC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một
số Điều, Khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong
lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón,
kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương
1. Khoản 1
Điều 27 được sửa đổi như sau:
“1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm phải bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử
trùng, bảo dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển,
tháo lắp và làm vệ sinh”.
2. Khoản
11 Điều 30 được sửa đổi như sau:
“Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm
không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch”.
3. Khoản 3
Điều 31 được sửa đổi như sau:
“3. Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây
hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt
động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại”.
4. Điểm g
Khoản 5 Điều 34 được sửa đổi như sau:
“g) Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để sản
xuất sữa được chứa và bảo quản trong thiết bị chuyên dụng đảm bảo không bị thôi
nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn từ các nguồn ô nhiễm khác”.
5. Khoản
10 Điều 34 được sửa đổi như sau:
“10. Có hệ thống vận chuyển nội bộ đảm bảo sản phẩm
sữa chế biến không được vận chuyển cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất
có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm”.
Điều 18. Bãi bỏ một số Điều,
Khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua
bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh
khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
1. Bãi bỏ điểm
a Khoản 1 Điều 24.
2. Bãi bỏ điểm
c, điểm d Khoản 1; điểm a Khoản 2; điểm a, điểm b và điểm e Khoản 3; điểm a Khoản
4; điểm b Khoản 5; điểm b Khoản 6; điểm b Khoản 8 và Khoản 10 Điều 26.
3. Bãi bỏ điểm
c Khoản 2; điểm a, điểm d Khoản 3; điểm b Khoản 4; điểm b Khoản 5 và điểm a Khoản
6 Điều 27.
4. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 6 Điều 29.
5. Bãi bỏ Khoản
3, Khoản 4, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 14, Khoản 15 và Khoản 16 Điều 30.
6. Bãi bỏ Khoản
2 Điều 31.
7. Bãi bỏ điểm
b, điểm d và điểm đ Khoản 2 Điều 33.
8. Bãi bỏ các nội dung sau tại
Điều 34:
a) Bãi bỏ Khoản 1; Khoản 2; Khoản
3; điểm a Khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e Khoản 5; Khoản 6; Khoản
7; điểm b Khoản 8; điểm a Khoản 9; Khoản 12 và Khoản 13 Điều 34.
b) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
a Khoản 8:
“Được bố trí riêng biệt với khu sản xuất; Nguyên liệu,
phụ gia được đặt trên kệ/giá đỡ, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; Đảm bảo
các Điều kiện quy định về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian và Điều kiện lưu giữ khác
theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất; Đối với nguyên liệu, phụ gia đã
mở bao nhưng chưa sử dụng hết phải bao gói kín sau mỗi lần sử dụng và lưu kho
theo quy định; Nguyên liệu, phụ gia bảo quản trong kho phải ghi các thông tin về:
Dấu cách tên nguyên liệu, phụ gia và thời hạn sử dụng; Thực hiện chế độ bảo dưỡng
và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở”.
c) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
c Khoản 8:
“Bố trí riêng biệt với khu sản xuất, thuận tiện cho
việc nhập và xuất sản phẩm; Đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ theo quy định, khô, sạch,
thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm thay đổi các
chỉ tiêu chất lượng, cảm quan và an toàn của sản phẩm; Có khu vực dành riêng
cho các sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu chờ xử lý; Thực hiện chế độ
bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở”.
d) Bãi bỏ nội dung sau tại điểm b
Khoản 9:
“Vệ sinh khu vực hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc
chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm”.
đ) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
c Khoản 9:
“Vệ sinh thiết bị chiết, rót hàng ngày hoặc ngay
khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm; Chỉ những người có trách
nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực này để tránh xảy ra
nhiễm chéo”.
9. Bãi bỏ Khoản
1, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 9 Điều 35.
10. Bãi bỏ các nội dung sau tại
Điều 36:
a) Bãi bỏ Khoản 1; điểm a, điểm c,
điểm d Khoản 2; Khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e Khoản 5; Khoản
6; điểm b; điểm c, điểm d Khoản 7; điểm b; điểm a Khoản 10; điểm a, điểm b Khoản
11 và Khoản 12 Điều 36.
b) Bãi bỏ nội dung sau tại điểm d
Khoản 3:
“Sàn khu vực lên men làm từ vật liệu bền, chống
trơn, khó bong tróc, có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt”.
c) Bãi bỏ nội dung sau tại điểm đ
Khoản 3:
“Sàn nhà xưởng làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó
bong tróc và đảm bảo thoát nước tốt. Hệ thống cống thoát nước phải có nắp đậy”.
d) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
a Khoản 7:
“Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng
cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu
gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất; Các dụng cụ chứa phế liệu
phải được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán
thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm
bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu
sử dụng 1 lần); Các chất thải rắn phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý
môi trường”.
đ) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
a Khoản 8:
“Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo
quy định của cơ sở; Đáp ứng các Điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định
của nhà sản xuất; Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và
các tác nhân gây hại khác; Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho;
có hồ sơ theo dõi việc xuất và nhập tại từng kho”.
e) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
c Khoản 8:
“Đảm bảo duy trì các Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để bảo quản từng loại bia theo quy định của cơ sở
sản xuất; Có đầy đủ các thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất,
ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở; Có khu vực riêng để
lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý”.
11. Bãi bỏ Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, điểm b Khoản 6, Khoản 9, Khoản 11 và
Khoản 12 Điều 37.
12. Bãi bỏ các nội dung sau tại
Điều 38:
a) Bãi bỏ Khoản 1; điểm a, điểm b,
điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 2; điểm a, điểm b Khoản 3; điểm a, điểm d Khoản 4;
Khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d Khoản 6; điểm a; điểm b Khoản 7; điểm b, điểm
c, điểm d Khoản 8; điểm a Khoản 9; Khoản 10; Khoản 12, Khoản 13 Điều 38.
b) Bãi bỏ nội dung sau tại điểm a
Khoản 6:
“Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi
trường”.
c) Bãi bỏ các nội dung sau tại điểm
c Khoản 7:
“Đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ phù hợp với từng loại dầu
thực vật, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm; Có đầy đủ các
thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các
thông tin khác theo quy định của cơ sở”.
13. Bãi bỏ Khoản 1, Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều 39.
14. Bãi bỏ Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45 và Điều 46.
Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Hiệu lực thi hành và
thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký
ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|