ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 22
tháng 01 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Thực hiện Công
văn số 2674/TCGDNN-CTMT ngày 16/12/2019 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc
lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp. UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021 - 2025 gồm các nội dung sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tình
hình thực hiện các nội dung, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc
gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực Giáo dục nghề
nghiệp
Tỉnh Lạng Sơn
có 02 trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm để đầu tư giai đoạn 2016-2020
và định hướng đến năm 20251, cụ thể:
1.1. Trường
Cao đẳng Nghề Lạng Sơn: được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại
02 dự án:
- Cải tạo,
nâng cấp khu xưởng thực hành nghề điện công nghiệp và nghề Cơ điện nông thôn.
Diện tích được xây dựng, sửa chữa, cải tạo: 720m2.
- Số lượng máy
móc, thiết bị phục vụ đào tạo được mua sắm: 332 Danh mục.
1.2. Trường
Cao đẳng Y tế Lạng Sơn: được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại
01 dự án: Mua sắm trang thiết bị đào tạo.
2. Tình
hình phân bổ và giao vốn thực hiện; lồng ghép giữa các chương trình, bố trí vốn
địa phương và huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn khác thực hiện các nội
dung, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp trong các năm
2016-2019 và dự kiến năm 2020; Tình hình giải ngân vốn của các nội dung, dự án
thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn
2016-2020 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
2.1. Đối
với dự án của Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơn
Với tổng số
kinh phí được cấp, nhà trường đã lựa chọn hạng mục theo hướng dẫn của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để đầu tư theo số vốn
được cấp hàng năm, cụ thể như sau:
TT
|
NĂM
|
TỔNG SỐ
|
NỘI DUNG ĐẦU TƯ
|
Trong đó
|
Sửa chữa, cải tạo CSVC
|
Mua sắm trang thiết bị dạy nghề
|
Đào tạo giáo viên
|
Nghề ASEAN
|
Nghề trọng điểm QG
|
1
|
2016
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
2
|
2017
|
3.000
|
0
|
3.000
|
0
|
0
|
3.000
|
3
|
2018
|
3.000
|
0
|
3.000
|
0
|
584
|
2.416
|
4
|
2019
|
5.000
|
2.000
|
3.000
|
0
|
|
3.000
|
5
|
2020
|
6.000
|
0
|
6.000
|
0
|
|
6.000
|
Tổng
|
17.000
|
2.000
|
15.000
|
|
584
|
14.416
|
Ngoài kinh phí
của dự án được đầu tư hàng năm, nguồn vốn ngân sách tỉnh phân bổ để đối ứng dự
án giai đoạn 2016-2020 là: 1.700 triệu đồng.
2.2. Đối
với dự án của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn
Quý IV- Năm
2019: Kinh phí được cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp theo các nội dung
đã phê duyệt và được cấp 2 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị đào tạo. Trường đã
triển khai gói thầu mua sắm thiết bị, dụng cụ đào tạo ngành điều dưỡng tổng số
tiền 1.992,6 triệu đồng.
Năm 2020: Tiếp
tục triển khai các nội dung Dự án của trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, trong đó gồm
các nội dung: (1) Cử cán bộ quản lý, nhà giáo đi đào tạo, bồi dưỡng; (2) Tổ chức
các hội thảo, tập huấn về phát triển chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ
cao đẳng; biên soạn tài liệu dạy/học, công cụ lượng giá dựa trên năng lực thực
hành nghề nghiệp; đổi mới phương pháp dạy/học; phương pháp lượng giá; (3) Xây dựng,
chỉnh sửa chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ cao đẳng; (4) Tổ chức biên
soạn và thẩm định tài liệu dạy/học; Xây dựng bộ câu hỏi thi lý thuyết trắc nghiệm
các môn học trong chương trình Điều dưỡng trình độ cao đẳng; đổi mới phương
pháp dạy học, phương pháp lượng giá; (5) Tiếp tục triển khai gói thầu mua sắm
trang thiết bị thuộc dự án đã Được phê duyệt.
3. Việc quản
lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý cácn dung, dự án thành phần
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020
trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
Công tác quản
lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý các nội dung, dự án thành
phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020
trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo đúng hướng dẫn và các
quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
hàng năm.
4. Kết quả
đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Kết
quả đạt được
Với một mục
tiêu cụ thể của dự án là đầu tư thiết bị cho nghề trọng điểm, trước hết sự đầu
tư trong dự án là một biện pháp mạnh có tính chiến lược thông qua việc trang bị
hiện đại hoá và đồng bộ trang thiết bị đào tạo nghề. Với hệ thống nhà xưởng,
phòng thực hành và những trang bị có trình độ công nghệ tiên tiến điều này sẽ tạo
điều kiện cho công tác đào tạo của trường Cao đẳng nghề Lạng Sơn, Cao đẳng Y tế
Lạng Sơn một mặt đáp ứng nhu cầu của người học và đào tạo được nguồn nhân lực
có kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà
và một số huyện của các tỉnh lân cận, xuất khẩu lao động ra một số thị trường
Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tạo điều kiện
cho con em các dân tộc thiểu số là những đối tượng thiệt thòi có cơ hội học nghề
để làm nghề, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình qua đó góp phần xoá đói
giảm nghèo bền vững tránh được các tệ nạn xã hội. Đồng thời những nghề được đầu
tư trọng điểm sẽ tạo cơ hội cho việc đào tạo được đội ngũ trong lĩnh vực xuất
khẩu chuyên gia nghề. Bên cạnh đó dự án còn góp phần đào tạo cho tỉnh nguồn
nhân lực có trình độ, có tay nghề cao qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng được tốt nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và
thị trường lao động trong và ngoài nước.
Qua nguồn vốn
đầu tư trọng điểm của dự án, cùng với sự đầu tư của tỉnh từ ngân sách địa
phương trong việc đầu tư xây dựng đối với các trường cao đẳng tại Lạng Sơn sẽ tạo
ra sự đồng bộ trong việc đầu tư tạo hiệu quả sử dụng cao đối với cơ sở vật chất,
trang thiết bị đào tạo.
4.2. Hạn
chế và nguyên nhân
a) Hạn chế:
- Các nghề thuộc
cấp độ quốc gia của trường tại Lạng Sơn là mới xin cấp phép tổ chức đào tạo nên
việc tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu học tập chưa thực hiện được nhiều.
- Nguồn kinh
phí đầu tư mua sắm thiết bị, nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất cho các nghề còn
hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, hiện nay các nghề được đầu tư trọng
điểm mới cơ bản đồng bộ hoá thiết bị, còn một số nghề đang đảm bảo ở mức tối
thiểu.
- Công tác đào
tạo chuẩn hoá đội ngũ giáo viên các nghề trọng điểm chưa được bồi dưỡng ở các cấp
trình độ cao.
b) Nguyên
nhân:
- Nguồn kinh
phí của Chương trình chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu dẫn đến một số trang thiết
bị của các nghề trọng điểm chưa được triển khai thực hiện đồng bộ, đây là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đào tạo
của các trường.
- Ngân sách địa
phương hạn hẹp nên chưa bố trí đối ứng chi bổ sung nguồn kinh phí dự án mà chủ
yếu dựa vào ngân sách Trung ương.
- Các điều kiện
đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo.
5. Đề xuất
giải pháp, chính sách cần triển khai đến hết kế hoạch giai đoạn 2016-2020 nhằm
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của nội dung, dự án thành phần thuộc chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực
Giáo dục nghề nghiệp
- Tiếp tục tập
trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ngành, nghề để đáp ứng chương trình đào tạo;
- Đầu tư cơ sở
vật chất, xưởng thực hành các ngành nghề trọng điểm.
- Xây dựng
phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa ứng dụng thiết bị trong giảng dạy.
- Cán bộ quản
lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý và sử dụng
hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị.
(Chi tiết theo Phụ lục 01 gửi kèm)
II. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Mục tiêu
đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp nhằm thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thay đổi
quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, cụ thể:
- Nhằm đáp ứng
tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn của thị trường, bảo đảm hài hòa về cung cầu lao động
có kỹ năng nghề; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh
nghiệp thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia
vào các khâu của quá trình đào tạo.
- Tạo chuyển
biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, nhất là
đào tạo chất lượng cao tiếp cận với các nước phát triển trong ASEAN-4 và G20; đảm
bảo người học có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, thích ứng với môi trường
làm việc bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2. Đề xuất
các nội dung, hoạt động thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ mục
tiêu trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Lạng Sơn, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025; kết quả thực hiện các nội dung, dự án
thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn
2016-2020 trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp. Giai đoạn 2021-2025 tỉnh Lạng
Sơn đề xuất các Dự án đầu tư như sau:
(Chi tiết theo Phụ lục 03, 04 gửi kèm)
Trên đây là kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề
nghiệp của tỉnh Lạng Sơn./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH);
- Các Sở: LĐTBXH, TC, KHĐT;
- C, PCVP UBND tỉnh, các Phòng: KG-VX, TH, KTTH, TTTHCB;
- Lưu VT, KG-VX(NCD).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|
1 - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của
Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc
làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Lao động
TB&XH về việc phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành,
nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025.