ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 133/KH-UBND
|
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẦU
TƯ, XÂY DỰNG, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, AN NINH TRẬT TỰ, PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ, KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ CÓ NGUY CƠ
CHÁY NỔ CAO, KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Công điện số 792/CĐ-TTg ngày 07/9/2022 về vụ cháy cơ sở kinh doanh Karaoke tại số 166C, khu phố 1A, phường An Phú, thành
phố Thuận An, tỉnh Bình Dương; Công văn số 5910/VPCP-NC ngày 08/9/2022 của Văn
phòng Chính phủ về việc tình hình cháy và an ninh trật tự
tại các cơ sở kinh doanh karaoke và Điện mật số 105/ĐKHT ngày 07/9/2022 của Bộ
Công an, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, an ninh trật
tự, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, kinh doanh dịch vụ lưu trú đối với
các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, khu vui chơi giải trí tập trung đông người
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm
tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đầu tư, xây dựng,
tài nguyên và môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), kinh doanh dịch vụ lưu trú; chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và của tỉnh về tăng cường công tác
PCCC&CNCH; siết chặt các quy định về an ninh trật tự (ANTT), an toàn
PCCC&CNCH đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, khu vui chơi giải trí tập
trung đông người; chủ động phòng ngừa không để xảy ra cháy, nổ góp phần đảm bảo
trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
2. Công
tác kiểm tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo khách quan, toàn
diện, không gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân. Kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân có vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép
đối với các cơ sở không thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm
ANTT
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của cơ sở
kinh doanh quy định trong Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện và Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính phủ quy định điều kiện về ANTT đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định
về điều kiện ANTT đối với cơ sở kinh doanh.
- Kiểm tra danh sách, hồ sơ thủ tục của
người lao động làm việc tại cơ sở; buồng, phòng sử dụng kinh doanh dịch vụ.
- Kiểm tra công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật.
- Kiểm tra người và phương tiện tại địa
điểm kinh doanh khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Kiểm tra an toàn về
PCCC&CNCH
- Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm
của người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC theo quy định tại khoản 2 Điều 1
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013.
- Việc thành lập, kiện toàn, duy trì
hoạt động đội PCCC cơ sở; phân công nhiệm vụ trong công tác PCCC&CNCH; thực
hiện chế độ tự kiểm tra an toàn PCCC&CNCH.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định
về thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
- Kiểm tra khoảng cách an toàn về
PCCC, giải pháp cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và các điều kiện thoát nạn
như: Đèn chiếu sáng sự cố, lối thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn lối thoát nạn khi có
cháy, nổ xảy ra.
- Kiểm tra công tác lập, thực tập
phương án chữa cháy của cơ sở; hệ thống giao thông, nguồn nước chữa cháy, thông
tin liên lạc tại cơ sở phục vụ cho công tác chữa cháy; kiểm tra phương tiện
PCCC&CNCH về số lượng, chất lượng, chủng loại, nơi bố trí, lắp đặt.
- Công tác an toàn PCCC hệ thống điện,
thiết bị tiêu thụ điện, hệ thống thu lôi chống sét, hệ thống thông gió, hút
khói, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các điều kiện, trang thiết bị, dụng
cụ phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Kiểm tra việc tổ chức học tập, huấn
luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH theo Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày
24/11/2020 và Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định
về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số
23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 và Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của
Chính phủ.
- Kiểm tra hồ sơ quản lý, theo dõi
công tác hoạt động PCCC&CNCH theo quy định tại Điều 4 Thông tư số
149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 và Điều 9 Thông tư số 08/2018/TT-BCA của Bộ trưởng
Bộ Công an.
- Kiểm tra việc thực hiện, khắc phục
các tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH đã được cơ quan cảnh sát PCCC kiến nghị.
3. Kiểm tra các điều kiện kinh
doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, cơ sở lưu trú
- Kiểm tra Giấy phép đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
- Kiểm tra các điều kiện kinh doanh dịch
vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại Nghị định số
54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ
karaoke, dịch vụ vũ trường.
- Việc thực hiện quy định về điều kiện
tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách; các quy định về
kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú.
4. Kiểm tra công tác an toàn đối với
hệ thống, thiết bị điện, sử dụng điện
- Kiểm tra việc tính toán, lựa chọn
các phần tử của hệ thống điện nội bộ gồm: công tác chọn, lắp đặt, vận hành mạng
điện, máy móc, thiết bị tiêu thụ điện đúng tiêu chuẩn; cấu tạo, loại, lớp cách
điện của máy móc, thiết bị. Phương pháp đặt thích hợp với các thông số định mức
của lưới điện; hệ thống bảo vệ (cầu chì, Aptomat, Rơle)...
- Kiểm tra việc theo dõi, sửa chữa,
khắc phục khiếm khuyết tại những thiết bị hoặc vị trí không an toàn. Kiểm tra tại
các vị trí đấu nối.
- Kiểm tra công suất thực tế với công
suất đăng ký sử dụng.
5. Kiểm
tra việc quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu
tư, xây dựng công trình.
III. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG, BIỆN
PHÁP VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Thành phần đoàn kiểm tra
a) Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh
- Lãnh đạo UBND tỉnh - Trưởng đoàn;
- Phó Giám đốc Công an tỉnh - Phó Trưởng
đoàn;
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở Công
Thương - Thành viên;
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở Kế hoạch
và Đầu tư - Thành viên;
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch - Thành viên;
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở Xây dựng -
Thành viên;
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở Tài nguyên
và Môi trường - Thành viên;
- Lãnh đạo Phòng PC02, PC04, PC06,
PC07 Công an tỉnh - Thành viên;
- Lãnh đạo, chuyên viên Công ty Điện
lực Thái Nguyên - Thành viên;
- Cán bộ Phòng PC07 Công an tỉnh -
Thư ký.
b) Đoàn kiểm tra UBND các huyện,
thành phố
- Lãnh đạo UBND huyện, thành phố -
Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo Công an huyện, thành phố -
Phó Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo Phòng PC07 Công an tỉnh -
Thành viên;
- Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin
-Thành viên;
- Lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị
(phòng Kinh tế và Hạ tầng) - Thành viên;
- Cán bộ Điện lực huyện, thành phố -
Thành viên;
- Cán bộ Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm
về ma túy - Thành viên;
- Chỉ huy Công an xã, phường, thị trấn
- Thành viên;
- Cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành
chính về TTXH - Thư ký.
c) Đơn vị, cơ sở được kiểm tra
- Đại diện người đứng đầu cơ sở (Giám
đốc, chủ cơ sở);
- Đội trưởng đội PCCC cơ sở;
- Cán bộ phụ trách công tác ANTT,
PCCC&CNCH của cơ sở.
2. Đối tượng kiểm tra
Các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, khu
vui chơi giải trí tập trung đông người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Biện pháp kiểm tra
- Đoàn kiểm tra nghe đại diện cơ sở
báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật từ ngày 01/01/2021 đến thời
điểm tổ chức kiểm tra.
- Tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm
tra thực tế tại cơ sở.
- Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản
kiểm tra theo quy định, biên bản vi phạm hành chính (nếu có).
- Đối với cơ sở có nguy cơ trực tiếp
phát sinh cháy nổ hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về điều
kiện bảo đảm ANTT, an toàn PCCC&CNCH... phải tiến hành tạm đình chỉ hoạt động
theo quy định.
4. Thời gian kiểm tra: Từ ngày 12/9/2022 đến khi hoàn thành mục tiêu đợt kiểm tra.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu thành
lập Đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở do Công an tỉnh
quản lý. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh;
tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định.
2. UBND
các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở do Công an huyện, thành
phố và UBND cấp xã được phân công, phân cấp quản lý trên địa bàn. Báo cáo kết
quả kiểm tra về Công an tỉnh để tổng hợp theo quy định.
3. Các cơ
sở được kiểm tra có trách nhiệm bố trí thời gian, phân
công lãnh đạo, người có thẩm quyền làm việc với Đoàn kiểm tra theo kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên và
môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kinh
doanh dịch vụ lưu trú đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, khu vui chơi giải
trí tập trung đông người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện,
nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo
UBND tỉnh (qua Công an tỉnh tổng hợp) xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ
(báo cáo);
- Bộ Công an (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ sở được kiểm tra (thực hiện);
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ
TỊCH
Trịnh Việt Hùng
|