|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 16/CT-TTg tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 2017
Số hiệu:
|
16/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
Ngày ban hành:
|
04/05/2017
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ
4
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối
số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân
tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn
ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động
mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến
việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ,
nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi
lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu
tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời
cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ
tiên tiến.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ
phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức,
tác động tiêu cực như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh;
dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động
truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an
ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt
khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Do những thay đổi mang tính cách mạng
về khoa học và công nghệ dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ
thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức hoạt động của các doanh
nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra những thách thức đối với một
số ngành, lĩnh vực cụ thể như: Yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi
thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa mô
hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới
chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở
hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về bảo đảm an toàn,
an ninh thông tin mạng.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra
các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những
tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung
chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ sau:
I. CÁC GIẢI PHÁP
1. Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo
sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền
thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều
kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội
phát triển nội dung số.
2. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện
các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017, số 35/NQ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2016 và số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nhằm cải
thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công
nghệ sản xuất mới. Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ
điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn
phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
3. Rà soát lại các chiến lược, chương
trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển
khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng
chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp
công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh. Rà
soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của
quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập
trung đầu tư phát triển.
4. Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ
thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ
chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài
trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh
mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ
người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước.
5. Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội
dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng
tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy
đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học
trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí
điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến
thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân
công lao động quốc tế.
6. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo
các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4. Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo
hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
II. CÁC NHIỆM VỤ
1. Bộ Thông tin và
Truyền thông
a) Tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng
công nghệ thông tin, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển,
kinh doanh công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ thông tin - truyền thông trong phạm vi cả
nước, bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng. Trong đó, các
doanh nghiệp viễn thông chú trọng hoàn thiện mạng truyền thông di động 4G, bảo
đảm cung cấp dịch vụ ổn định trong toàn quốc từ năm 2018; có chính sách tiếp cận,
nghiên cứu và phát triển 5G, đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời
gian sớm nhất.
b) Tập trung phát triển một số lĩnh vực,
sản phẩm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông có vai
trò then chốt trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; ưu tiên, chú trọng
phát triển nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an
ninh thông tin.
c) Chỉ đạo các cơ quan thông tin báo
chí, truyền thông định hướng dư luận, giúp cho các tổ chức và người dân, có nhận
thức đúng về của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
2. Bộ Khoa học và
Công nghệ
a) Tập trung thúc
đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia để phát triển mạnh mẽ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương
triển khai có kết quả Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016.
b) Tập trung xây dựng, thúc đẩy các
hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Hệ Tri thức Việt số hóa” trong Quý II năm 2017.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương liên quan kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công
nghệ để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình khoa học và công nghệ
quốc gia về Toán học, Vật lý, Khoa học cơ bản; các chương trình Đổi mới công
nghệ, Phát triển công nghệ cao, Sản phẩm quốc gia, Nâng cao năng suất chất lượng
sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Công nghiệp sinh học....
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin
và Truyền thông cung cấp kịp thời thông tin để định hướng dư luận nhận thức
đúng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Các Bộ: Khoa học
và Công nghệ; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận
tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch
và nhiệm vụ trọng tâm của ngành mình để tổ chức triển khai phù hợp với xu thế
phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ
Khoa học và Công nghệ tổ chức lựa chọn, đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế
cạnh tranh của ngành mình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2017 để
xem xét, chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển.
4. Bộ Giáo dục và
Đào tạo
Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa
học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ
thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 -
2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học;
tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng
thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
5. Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
a) Đổi mới đào tạo, dạy nghề trong hệ
thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề
nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu
quả những tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp thứ 4.
b) Nghiên cứu, đề xuất các chính
sách, giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 tới cơ cấu thị trường lao động, an sinh xã hội; báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trong tháng 12 năm 2017.
6. Bộ Tài chính
Tập trung xây dựng các cơ chế, chính
sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động
đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác. Tiếp tục rà soát, khẩn
trương thực hiện triệt để Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin tại Việt Nam,
7. Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam,Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Nghiên cứu, đánh giá xu hướng vận động
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ
làm cơ sở chỉ đạo các bộ, ngành địa phương xây dựng các nhiệm vụ, chiến lược,
quy hoạch phát triển ngành, vùng địa phương.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam nắm bắt các xu thế phát triển khoa học và công nghệ; chủ trì, tổ chức triển
khai các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ mũi nhọn, tiếp cận xu hướng
công nghệ tiên tiến, hiện đại của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó bao
gồm các nghiên cứu về công nghệ thông tin, vật lý, sinh học, trí tuệ nhân tạo,
vật liệu,...
8. Ủy ban nhân dân tỉnh
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Rà soát, quy hoạch phát triển vùng, địa
phương; đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp
với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; rà soát các sản phẩm,
lựa chọn sản phẩm chủ lực, phù hợp để tập trung đầu tư phát triển. Đẩy mạnh việc
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao như: xây dựng
thí điểm mô hình thành phố thông minh, đầu tư xây dựng và phát triển nông nghiệp
công nghệ cao (tỉnh Bắc Ninh); thí điểm phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ
đến người dân qua điện thoại di động (tỉnh Bắc Giang); triển khai mô hình nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh hướng tới
quy mô sản xuất hàng hóa có sản lượng và chất lượng cao (tỉnh Hà Nam).
9. Hội đồng quốc gia
về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh: Lồng ghép nội dung triển
khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quá trình tham mưu cho Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
10. Ủy ban quốc gia
về Ứng dụng công nghệ thông tin: Đề xuất phương án kiện toàn thành Ủy ban quốc
gia về Công nghệ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Giao Ủy ban tiếp tục
tham mưu về chủ trương, chiến lược, tham gia xây dựng cơ chế chính sách để thúc
đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho triển khai
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị này; trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả, đánh
giá tình hình triển khai hoạt động, các đề xuất, kiến nghị của bộ, ngành, địa
phương và cơ quan mình, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, CN, NN, TKBT,
ĐMDN, QHQT, TH, KSTT;
- Lưu: VT, KGVX (3) NVH.
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER
--------
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No. 16/CT-TTg
|
Hanoi, May 04, 2017
|
DIRECTIVE ON THE STRENGTHENING OF THE ABILITY
TO ACCESS THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION The Fourth Industrial
Revolution, building on the fusion of digital, physical and biological
technologies, internet of things and artificial intelligence, is fundamentally
changing global production. The Fourth Industrial Revolution is characterized
by digitization and utilization of information technology. The Revolution is
taking place at different speeds in countries all over the word, but having a
strong impact on all aspects of socio-economic life, which leads to a change in
production methods and workforces. As Vietnam is undergoing
the process of industrialization, modernization and international integration,
the Fourth Industrial Revolution opens up opportunities for improving
technology, production and competitiveness in the supply chain; causes a great
change in the provision of services; offers innovative startups plenty of
opportunities; considerably reduces the cost of transaction and transport;
creates opportunities for attractive investment in digital technology and
Internet, and serves as a great opportunity for industrial production with
advanced science and technology. However, if Vietnam
failed to catch up with the world and the region’s development, it would face
challenges and negative effects such as obsolete technologies, decreasing
production; abundant skilled and low-skilled labor that causes disruption to
the traditional labor market, thereby affecting national socio-economic
development; threat to information security, copyright infringement and lack of
qualified human resources. On the other hand, there possibly is a tendency to
transfer obsolete technologies from developed countries to developing and
underdeveloped ones. Revolutionary changes in
science and technology result in dramatic changes in the structure, economic
model, state and social management system, and operational modes of
enterprises. The Fourth Industrial Revolution also presents demands in certain
fields, such as: innovation in information technology; promotion of analytical
science and big data management and processing for creation of new knowledge
and assistance in decision making and creation of competitive advantages.
Innovation in management and production models, business model optimization,
formation of supply chain and intelligent logistics in the global value chains
and new tariff models. A new and better intellectual property management system
in the digital age. Better network security. In order to seize the
opportunities, take practical measures to fully exploit advantages and minimize
negative effects of the Fourth Industry Revolution on Vietnam, the Prime
Minister requests Ministries, heads of ministerial
agencies, Governmental agencies, central government agencies
and Presidents of the People’s Committees of provinces and central-affiliated
cities, from now until 2020, to focus on directing and organizing effective
implementation of the following measures and tasks: I. MEASURES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Continue to strengthen the implementation of the
Government’s Decrees No. 19-2017/NQ-CP dated February 06, 2017, No.35/NQ-CP dated May 16,
2016 and No. 36a/NQ-CP dated October 14, 2015 in order to improve the competitive
business environment, thereby promoting the development of enterprises and
enabling them to quickly absorb and develop new production technologies. The ministries should
expeditiously build e-government; continue to review and abolish the business
conditions that are no longer appropriate; make amendments to the regulations
on specialized management of exports and imports towards the simplification and
modernization of administrative procedures. 3. Review strategies and action plans, propose and formulate
targeted plans and tasks so that they are implemented in accordance with the
development trend of the Fourth Industry Revolution. Formulate strategies for
digital transformation, smart administration, prioritize digital technology
industry, smart agriculture, tourism and urban areas. Review and select national key products and strategic competitive products, apply new
production technologies and integrate new technologies to
focus on investment and development. 4. Focus on promoting
national innovative startup ecosystem towards
formulation of specific and
appropriate policies so as to develop innovative startups such as: introduce financial
regimes
to promote the scientific research and technological development by enterprises according to the enterprise-centered principles; develop
assistance policies on investment, scientific
research and technological innovation; introduce
policies to develop innovative
startups; connect the overseas and domestic scientific and technological communities. 5. Change policies, contents and methods of education and
vocational training in order to generate human resources which are able to
follow new technological production trends, including the focus on promotion of
training in science, technology, engineering and mathematics (STEM), foreign
languages, information technology in universal; promote autonomy in higher
education and vocational training; pilot regulations on vocational training and
higher education applied to some specific fields. Turn population challenges
and golden population into an advantage in international integration and
international division of labor. 6. Raise the awareness of leaders of regulatory authorities,
local governments, enterprises and society about the Fourth Industrial
Revolution. Enhance international integration and communications to make them
well aware of the nature, characteristics, opportunities and challenges of the
Fourth Industrial Revolution to have an appropriate and effective approach and
solution. II. TASKS 1. The Ministry of
Information and Communications a) Focus on developing
information technology infrastructure, introduce incentive policies on
encouraging enterprises to invest in, develop and trade new technologies.
Promote application of information and communications technology to satisfy the
requirements for information and communications technology nationwide, ensure
safety, uniformity and inter-sectoral and inter-regional connectivity.
Particularly, telecommunications
enterprises shall focus on perfecting the 4G network and
provide a stable 4G network nationwide by 2018; introduce policies on
access, research and development of a 5G
network to satisfy the requirements for an internet of things as soon as
practicable. b) Focus on developing
some targeted fields and products in terms of information and communications
technology industry that play a key role in the Fourth Industry Revolution;
prioritize the development of human resources for information technology,
especially information security. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. The Ministry of
Science and Technology a) Focus on promoting national innovative startup ecosystem so
as to develop innovative startups. Take charge
and cooperate with ministries and local governments in effectively implementing
the Scheme “Assistance policies on national innovative startup ecosystem to
2025” that is approved by the Prime Minister in the Decision No. 844/QD-TTg dated
May 18, 2016. b) Focus on developing
and promoting the application, research and transfer of key technologies of the
Fourth Industry Revolution. Establish and submit the “Hệ Tri thức Việt số hóa”
(“Digital Literacy Knowledge”) scheme to the Prime Minister for approval in the
second quarter of 2017. c) Take charge and
cooperate with relevant ministries and local governments in connecting
scientific and technological programs and tasks to strengthen the ability to access the fourth industrial
revolution with an emphasis on effectively
running the national science and technology programs on Mathematics, Physics
and Basic Science and the programs on technological innovation, hi-tech
development, and researching into advanced and innovative technologies to boost
the quality of products, intellectual property, biological industry, etc. d) Take charge and
cooperate with the Ministry of
Information and Communications in promptly
providing information to guide the public to be well aware
of the Fourth Industry Revolution. 3. The Ministry of Science and Technology; the Ministry of
Industry and Trade; the Ministry of Agriculture and Rural Development; the
Ministry of Transport; the Ministry of Construction; the Ministry of Culture,
Sports and Tourism Review and formulate
their own targeted plans and tasks so that such plans and tasks are implemented
in accordance with the development trend of the Fourth Industry Revolution.
Take charge and cooperate with the Ministry
of Science and Technology in selecting and
proposing their own key and competitive products and inform the Prime Minister
thereof in the fourth quarter of 2017. 4. The Ministry of
Education and Training Promote the teaching of
science, technology, engineering and mathematics (STEM) in the universal
education curriculum; run the pilot STEM teaching program in some high schools
in the 2017 - 2018 academic year. Develop the ability to research and teach in
higher education institutions; strengthen the education about basic skills and
knowledge, creative thinking and adaptability to the requirements of the Fourth
Industrial Revolution. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a) Revise education and
vocational training in vocational training schools towards the development of
human resources, change of career with appropriate skills in order to master
technological advances of the Fourth Industry Revolution. b) Research into and
propose policies and remedial measures for minimizing the negative effects the
revolution may have on the labor market and social security; report such to the
Prime Minister in December, 2017. 6. The Ministry of
Finance Focus on formulating tax
and finance policies to encourage enterprises to invest in technological
innovation and research and development, and to invest and trade in information
technology and other advanced technologies. Continue to review and implement
the Government’s Resolution No. 41/NQ-CP dated May 26, 2016 on tax incentives
for development and application of information technology in Vietnam. 7. The Vietnam
Academy of Science and Technology and The
Vietnam Academy of Social Sciences Research into and assess
the development trend of the Fourth Industrial Revolution and report such to
the Prime Minister so that the Prime Minister can give instructions to
ministries and local governments to formulate tasks, strategies and master
plans for local industry distribution and development. The Vietnam
Academy of Science and Technology shall notice
the development trends of science and technology; take charge and organize
research into spearheaded technology, access to advanced and modern
technologies of the Fourth Industry Revolution; including researches on
information technology, physics, biology, artificial intelligence, materials,
etc. 8. The People’s Committees of provinces and central-affiliated
cities Review and formulate the master plan for regional and local
development; propose and formulate
targeted plans and tasks so that they are implemented in accordance with the development
trend of the Fourth Industry Revolution;
review products, and select key
products to focus on investment and
development. Promote the performance of some specific tasks assigned by the
Prime Minister, such as: pilot development of smart city model, investment in
construction and development of hi-tech agriculture (Bac Ninh province); pilot
dissemination of scientific and technological knowledge to people through
mobile phones (Bac Giang province); implementation of the hi-tech agriculture
model, development of local key products towards high quality and productivity
(Ha Nam province). ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 10. The National
Committee for Information Technology Application: propose the plan for improving the organization of the National Committee for Information Technology and
report it to the Prime Minister. Assign the
Committee to provide consultancy on policy and strategy, participate in
formulating policies for promotion of development and application of
information technology to facilitate the implementation of the Fourth Industry
Revolution in Vietnam. Ministers, heads of ministerial agencies,
heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and
central-affiliated cities shall implement this Directive and submit annual
reports on results and progress of activities and proposals to the Ministry of
Science and Technology before 15 December. PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ ban hành
39.705
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|