Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Minh Chính
Ngày ban hành: 24/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng có Chỉ thị 14/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.

Đánh giá tình hình quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài hiện nay

- Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, đơn cử như:

+ Có nơi còn thiếu thống nhất, gắn kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư;

+ Một số nơi còn có biểu hiện cục bộ, gây khó khăn hoặc chưa chú trọng đến việc thẩm tra, xem xét các tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động;

+ Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của NĐT còn thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các Bộ, ngành, các cấp.

- Môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể so với mặt bằng cạnh tranh thu hút đầu tư trên thế giới và tại khu vực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng mong đợi của NĐT, mặt bằng sạch còn thiếu và chi phí sản xuất, kinh doanh đang bị đẩy lên cao, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu;

- Sự liên kết giữa đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có liên kết về lợi ích cơ bản và bền vững.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động đầu tư

Một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng giao nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động đầu tư cụ thể:

Các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ đánh giá tình hình hoạt động của các dự án ĐTNN trên địa bàn để kịp thời phát hiện các trường hợp NĐT lợi dụng sự thông thoáng của hệ thống pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư không lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

- Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai và không thực hiện đúng cam kết, đúng quy định.

Áp dụng các quy định của pháp luật để chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án trên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan đăng ký đầu tư trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại các địa phương.

Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài đã có thành tựu lớn, đưa đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Để phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2022 phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và số 308/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2023 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược.

Năm 2021 và 2022, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song thu hút đầu tư nước ngoài vẫn đạt được những kết quả khả quan, nhất là về vốn giải ngân, xuất khẩu, nộp ngân sách, tạo việc làm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tình hình thế giới hiện nay biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, vượt khỏi dự báo. Nhiều thách thức đặt ra cho các nước như suy thoái kinh tế, mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu ... Cạnh tranh giữa các nước trong thu hút đầu tư nước ngoài thời kỳ hậu COVID-19 ngày càng gay gắt; xu hướng thay đổi chính sách của các nước nhằm bảo đảm tự chủ chiến lược; việc các nước phối hợp xây dựng các quy tắc quản trị toàn cầu, trong đó có lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024; xu hướng đẩy mạnh điều chỉnh chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu; sự thay đổi chiến lược đầu tư của các Tập đoàn đa quốc gia... đang tác động  mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam.

Kinh tế trong nước có những thuận lợi nhưng cũng tồn tại những khó khăn, thách thức đan xen. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng GDP được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam đã được nâng lên mức “ổn định” và “tích cực”; cộng đồng doanh nghiệp trong nước nỗ lực vượt qua khó khăn, tích cực đổi mới, chủ động thích ứng; thu hút đầu tư nước ngoài có tín hiệu phục hồi và khởi sắc. Mặt dù vậy, còn có các thách thức không nhỏ, tiềm ẩn tác động đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Sản xuất, kinh doanh đối mặt với chi phí sản xuất và logistics tăng cao, thiếu nguồn cung và nhất là do chống lạm phát, các thị trường lớn của ta bị thu hẹp, đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu...

Công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài còn có bất cập, có nơi còn thiếu thống nhất, gắn kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư; một số nơi còn có biểu hiện cục bộ, gây khó khăn hoặc chưa chú trọng đến việc thẩm tra, xem xét các tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư còn thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các Bộ, ngành, các cấp. Môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể so với mặt bằng cạnh tranh thu hút đầu tư trên thế giới và tại khu vực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư, mặt bằng sạch còn thiếu và chi phí sản xuất, kinh doanh đang bị đẩy lên cao, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu... Sự liên kết giữa đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có liên kết về lợi ích cơ bản và bền vững.

Trước tình hình nêu trên và để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai hiệu quả: các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

2. Chuẩn bị các điều kiện tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy nhanh việc tổ chức lập, thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp để định hướng, sắp xếp, tổ chức về mặt không gian, tạo cơ hội phát triển nhanh và bền vững.

b) Các Bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyên ngành, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và bảo đảm khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện của cơ quan được phân cấp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư - kinh doanh. Kiên quyết cắt bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn làm nhà cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế, không trái với quy định và cam kết quốc tế trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên, khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu cũng như các nhà đầu tư mới, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

d) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: (i) Triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu nhân lực cho nhà đầu tư, trong đó có nhà nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Tập trung phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả và hội nhập (tăng nhanh quy mô, chất lượng đào tạo, ưu tiên đào tạo chất lượng cao, ngành nghề công nghệ mới, thúc đẩy hợp tác công tư, chuyển đổi số trong đào tạo...); (iii) Rà soát, báo cáo về tình hình sử dụng lao động người Việt Nam đã làm việc ở nước ngoài sau khi về nước và đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động. Nghiên cứu chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhân tài người Việt Nam tại nước ngoài. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong nước và nước ngoài để đào tạo theo đơn đặt hàng; (iv) Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 6 năm 2023, trên tinh thần thông thoáng, thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tình hình Việt Nam, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cũng như nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam thời gian tới.

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ: trong tháng 6 năm 2023 phải trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo hướng đơn giản hóa yêu cầu, thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất, trang thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam phục vụ cho hoạt động dịch chuyển, bảo đảm máy móc, công nghệ nhập khẩu tiên tiến, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư; rà soát yêu cầu, trình tự, thủ tục để đảm bảo không tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông: Trong Quý III năm 2023 nghiên cứu, đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số (techfirm) hàng đầu thế giới vào Việt Nam. Rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách về Khu công nghệ thông tin tập trung nhằm hình thành các Khu công nghiệp thông tin tập trung đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới vào đầu tư, nghiên cứu và phát triển. Xây dựng hoặc đề xuất ban hành cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam nghiên cứu và phát triển các phần mềm lõi, công nghệ nguồn. Tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin tạo thuận lợi để thu hút ĐTNN: phủ sóng mạng 5G, phát triển mạng lưới Internet cáp quang băng thông rộng tốc độ cao, siêu cao tới các khu công nghiệp, hạ tầng cáp quang Gigabit kết nối giữa các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước...

g) Bộ Tài chính: (i) Rà soát những bất cập, chưa đồng bộ của quy định của pháp luật về thuế với các quy định đối tượng hưởng ưu đãi thuế của pháp luật chuyên ngành để đề xuất, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định pháp luật về thuế bảo đảm đồng bộ với pháp luật khác có liên quan trong Quý III năm 2023; (ii) Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễn của Việt Nam trình vào Kỳ họp thứ 6 Quốc hội năm 2023; (iii) Trong Quý III năm 2023 trình Chính phủ sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, nhân lực chất lượng cao trong nước để mở rộng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.

h) Bộ Ngoại giao: Thông qua các kênh ngoại giao, đối ngoại, tăng cường việc xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và định hướng của Chính phủ về phát triển bền vững để góp phần phát triển, đa dạng hóa cơ hội hợp tác đầu tư với các nước đối tác lớn.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo: (i) Trong Quý III năm 2023 trình Chính phủ việc nghiên cứu xây dựng chính sách nâng cao tính cạnh tranh, tạo môi trường hấp dẫn để thu hút có chọn lọc các cơ sở giáo dục nước ngoài đầu tư, xây dựng phân hiệu tại Việt Nam; (ii) Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khi có khả năng tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; (iii) Rà soát, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập và vận hành cơ sở giáo dục trong thực tiễn; bảo đảm đồng bộ giữa quy định của pháp luật; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn việc thực hiện trách nhiệm giải trình, nâng cao chất lượng giáo dục.

k) Bộ Công an và Bộ Xây dựng tiếp tục và khẩn trương thực hiện hiệu quả Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

l) Bộ Y tế rà soát, đánh giá những vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục cấp giấy phép lưu hành thiết bị y tế và dược phẩm để sửa đổi, bổ sung Luật Dược, bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, khả thi; đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

m) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các tiêu chí, điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất và tiêu chí về số lao động sử dụng theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và theo dõi, kiểm tra, giám sát.

- Chủ động tiếp cận, nắm bắt vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư hiện hữu để xác định những khó khăn hiện nay, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vướng mắc của doanh nghiệp do khâu thực thi.

- Đối với những dự án quan trọng, có tính lan tỏa, phối hợp các Bộ ngành xây dựng phương án ưu đãi, hỗ trợ để trao đổi với nhà đầu tư, bảo đảm phù hợp quy định pháp luật hiện hành và tính cạnh tranh so với các quốc gia khác.

- Rà soát, xây dựng, điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư vào địa bàn phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của địa phương.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp, hiệu quả với tình hình mới.

- Định hình không gian sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực liên quan đến định hướng của nhà đầu tư, hỗ trợ các địa phương có sự liên kết để giúp cho các dự án đầu tư có hiệu quả.

- Quy hoạch các vùng sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững bảo vệ môi trường, gắn khu công nghiệp liên kết với khu đô thị, khu nhà ở chuyên gia và các điều kiện môi trường sống an toàn, lành mạnh. Hình thành các khu vực sản xuất công nghiệp chuyên sâu góp phần phát triển kinh tế quy mô hướng tới sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa bền vững.

- Kết hợp các công nghệ số mới như công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường để xây dựng bản đồ số về các khu công nghiệp và cụm công nghiệp gắn với mô tả hiện trạng sản xuất để hỗ trợ các nhà ĐTNN có hình dung toàn cảnh và xác định được địa điểm đầu tư phù hợp tại Việt Nam.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN

a) Các Bộ, ngành

- Rà soát các vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư để tổng hợp, kịp thời hướng dẫn xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định giải quyết vướng mắc. Cắt giảm triệt để thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư và người dân.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các Điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư nhằm phù hợp tiêu chuẩn mới, bảo đảm thẩm quyền quản lý của Nhà nước và chính sách công; hạn chế khả năng việc nhà đầu tư lạm dụng, lợi dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - nhà đầu tư.

- Rà soát, đồng bộ các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh để tránh hiện tượng chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuyên truyền chính sách, hướng dẫn kỹ lưỡng để các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư hiểu, áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ. Xử lý nghiêm các hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực tới nhà đầu tư.

- Cải cách thủ tục hành chính, áp dụng số hóa các hồ sơ, thủ tục liên quan đến đầu tư kinh doanh góp phần xây dựng Chính phủ điện tử theo các Nghị quyết của Chính phủ.

- Phối hợp thẩm định và đánh giá cẩn trọng về công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, môi trường, suất đầu tư... đối với các dự án ĐTNN trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư có dấu hiệu lợi dụng xuất xứ tại Việt Nam để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, lẩn tránh thuế.

- Tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, chân thành, thực chất, hiệu quả với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng thuộc khu kinh tế.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiếp nhận hồ sơ; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư; thực hiện chế độ báo cáo đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư, chế độ báo cáo trên Hệ thống.

- Thực hiện việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Thông báo góp vốn, mua cổ phần theo đúng danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, xây dựng, thuế,... trong quá trình thẩm định và quản lý các dự án ĐTNN, tránh phát sinh khiếu kiện, tranh chấp trong nước và quốc tế.

- Tổ chức thẩm định và đánh giá cẩn trọng về công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, môi trường, suất đầu tư,... đối với các dự án ĐTNN trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư có dấu hiệu lợi dụng xuất xứ tại Việt Nam để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, lẩn tránh thuế.

- Tổ chức thẩm định và thực hiện đầy đủ các quy định về rà soát yếu tố bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với các dự án ĐTNN thực hiện tại địa bàn biên giới, hải đảo, khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh.

- Rà soát, sửa đổi quy trình, thủ tục nội bộ liên quan đến thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật liên quan nhưng không gây phiền hà, tăng chi phí của nhà đầu tư.

- Chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các dự án có vốn ĐTNN trên địa bàn, từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, theo thẩm quyền phải xử lý ngay, cũng như đề xuất sửa đổi luật pháp, chính sách để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế.

- Hàng năm Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì ít nhất 02 cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, thành phố, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và xử lý ngay các vướng mắc thuộc thẩm quyền.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư

a) Các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

b) Ủy nhân dân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ đánh giá tình hình hoạt động của các dự án ĐTNN trên địa bàn để kịp thời phát hiện các trường hợp nhà đầu tư lợi dụng sự thông thoáng của hệ thống pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư không lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

- Có biện pháp xử lý kiến quyết đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai và không thực hiện đúng cam kết, đúng quy định. Áp dụng các quy định của pháp luật để chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án trên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan đăng ký đầu tư trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư tại các địa phương.

5. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư.

a) Tổ chức xúc tiến theo Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2021.

b) Xây dựng và công bố kịp thời danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương.

c) Chủ động tiếp cận, trao đổi với các Tập đoàn lớn về các gói ưu đãi, cơ chế hỗ trợ đầu tư trong khuôn khổ các hoạt động đối ngoại cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động tìm kiếm, chọn lọc, tiếp cận, trao đổi, quảng bá cơ hội, vận động các Tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào Việt Nam, hoặc thông qua các kênh có tầm ảnh hưởng đến người ra quyết định đầu tư để thu hút đầu tư vào Việt Nam.

d) Trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về việc xây dựng các gói ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ tiền mặt - cash grant, đào tạo lao động, hỗ trợ phát triển hạ tầng, biện pháp ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu...), các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách có tính cạnh tranh hơn nhằm thu hút các dự án đầu tư lớn có tính động lực, lan tỏa trong làn sóng đầu tư mới.

đ) Tăng cường nắm bắt các xu hướng đầu tư quốc tế, xu hướng dịch chuyển đầu tư, chuỗi cung ứng; các tác động đối với Việt Nam để đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh; đồng thời, tham mưu các chủ trương phù hợp với sáng kiến, khuôn khổ luật lệ mới nhằm thu hút dòng vốn ĐTNN chất lượng cao trong tình hình mới, đặc biệt là các lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng phát triển như công nghệ số, bán dẫn, vi mạch, lắp ráp sản xuất phần cứng điện tử, sản xuất phần mềm.

e) Xây dựng bộ tài liệu quảng bá, xúc tiến đầu tư theo địa phương và lĩnh vực quản lý; đẩy mạnh tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về hợp tác đầu tư nhằm đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

6. Tổ chức thực hiện

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ được phân công tại Chỉ thị này.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT.

THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 14/CT-TTg

Hanoi, May 24, 2023

 

DIRECTIVE

ON TASKS AND SOLUTIONS TO IMPROVE FOREIGN INVESTMENT EFFICIENCY IN THE NEW STAGE

In recent years, attracting foreign investment has made great achievements; foreign investment has become an important part of the economy, making positive impacts on the country's socio-economic development. Foreign investment in Vietnam has rapidly grown in terms of quantity, capital, and quality of projects, resulting in increased job opportunities, higher wages, improved production levels and increased state budget revenue. It also contributes to the stabilization of the macro-economy, promotes economic restructuring, modernizes growth models, and enhances Vietnam's international position and prestige.

In order to enhance the quality and effectiveness of foreign investment attraction and utilization, the Politburo issued Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 on orientations to improve regulations and policies to enhance the quality and efficiency of foreign investment cooperation by 2030; the Government issued Resolution No. 58/NQ-CP dated April 27, 2020 on the Government's Action Program to implement Resolution 50-NQ/TW; the Prime Minister issued Decisions No. 667/QD-TTg dated June 3, 2022 approving the Foreign Investment Cooperation Strategy for the period 2021-2030 and No. 308/QD-TTg dated March 28, 2023 approving the action plan to implement the Strategy.

Despite various complex changes in the domestic and international economic situation, foreign investment has achieved positive results in 2021 and 2022. This success is particularly notable in terms of capital disbursement, export, fund transfers to the budget, job creation, and contributions to improving the balance of payments. Moreover, these results have helped fulfill the objectives and tasks of the socio-economic development plan.

The current world situation is rapidly changing and becoming more complicated and unpredictable. Numerous unprecedented problems are arising that exceed forecasts. Many challenges face countries today, including economic recession, energy insecurity, global food security, etc. Competition among countries to attract foreign investment in the post-COVID-19 period is intensifying; the following factors have increasingly affected the foreign investment in the world, in the region and in Vietnam: the coordination of countries to develop global governance, including a roadmap to apply a global minimum tax by 2024; the tendency of accelerating global production and supply chain adjustment; the change in investment strategy of multinational corporations, etc.

The domestic economy has advantages as well as difficulties and challenges. The macro-economy remains stable with controlled inflation and promoted GDP growth; major economic balances are also ensured. Vietnam's long-term credit rating has been raised to "stable" and "positive"; the domestic business community is actively innovating and proactively adapting to overcome difficulties; foreign investment attraction shows signs of recovery and prosperity. Despite efforts to stabilize the macro-economy, control inflation, and ensure major balances, there are still significant challenges that could affect the achievement of these goals. Production and business are facing certain problems like rising production and logistics costs, lack of supply, and especially shrinking of major markets and disruptions in global supply chains, etc. due to inflation prevention measures.

The management of foreign investment activities still has inadequacies, local governments are still inconsistent and lacking cohesion in attracting investments in certain areas; some local governments still have parochial mindset, cause difficulties or do not pay attention to the verification and consideration of criteria on technology, environment, and labor; Ministries and central authorities have not closely coordinated in inspecting and supervising investors' compliance with obligations. The business environment has not been significantly superior to the competitive ground to attract investment in the world and in the region, the technical infrastructure has failed to meet the expectations of investors, there is still a lack of “clean land fund”, production and business costs have increasingly escalated, the labor resources that have received training are still weak and insufficient, etc. Currently, the connection between foreign investment and domestic enterprises is limited, lacking fundamental and sustainable benefits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministries, central authorities and local governments effectively perform: the tasks assigned in Resolution No. 58/NQ-CP dated April 27, 2020 of the Government on the Government's Action Program to implement Resolution No. 50-NQ/TW of the Politburo and Decision No. 308/QD-TTg dated March 28, 2023 of the Prime Minister approving the action plan to implement the Foreign Investment Cooperation Strategy during 2021 - 2030.

2. Preparation of favorable conditions for investment attraction, production, and business

a) The Ministry of Planning and Investment and the People's Committees of provinces and centrally affiliated cities shall speed up the formulation and assessment of provincial plannings for the period of 2021-2030, with a vision to 2050. These plannings should be formulated using an integrated approach to spatial orientation and arrangement, in order to facilitate rapid and sustainable development.

b) Ministries and agencies shall urgently review, amend, supplement and complete the provisions of special laws in a way that promotes decentralization and delegation of authority, clearly defines responsibilities between the Government and the ministries, agencies, between the Government, ministries, agencies and local governments, ensures compliance with the Resolution No. 04/NQ-CP dated January 10, 2022 of the Government, ensure that regulations are feasible and consistent with the capacity of the decentralized agencies; promptly address any administrative procedure issues related to investment and business activities.  Resolutely eliminate unnecessary administrative procedures that increase compliance costs.

c) Ministry of Planning and Investment:

- Report on the feasibility of developing a Law on Venture Investment, as well as designing a database system for Vietnamese enterprises that conforms to the criteria necessary to be a supplier for foreign-invested organizations in certain industries and fields.

- Take charge and cooperate with the Ministry of Finance and relevant ministries and central authorities in developing solutions that attract investment and offer non-tax support without violating international regulations and sustaining harmonization of interests between parties, give incentives to both existing and new investors, provide equal treatment for all enterprise.

d) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs: (i) Implement training and re-training policies and solutions to enhance workers' vocational skills in order to meet the human resource requirements of investors, including foreign investors; (ii) Aim to develop an open, flexible, modern, and efficient vocational education system (this involves rapidly increasing the size and quality of training, prioritizing high-quality training, and providing new technology occupation training, promoting public-private partnership, digital transformation in training, etc.); (iii) Review and report on the employment of Vietnamese laborers who have worked abroad and returned home and propose solutions to overcome the labor shortage.  Research policies to encourage enterprises to utilize Vietnamese talents abroad. Develop a mechanism to coordinate with large domestic and foreign corporations and investors for providing training under the Ministry’s orders; (iv) Urgently amend Decree No. 152/2020/ND-CP dated December 30, 2020 of the Government on regulations on expatriates working in Vietnam, and recruitment and management of Vietnamese employees working for foreign organizations and individuals in Vietnam under reduced procedures; this amendment is set to be completed in June 2023, which promotes the openness and convenience, in line with international practices and practical situations of Vietnam, meets the requirements of state management, as well as the need to develop high-quality human resources for Vietnam in the coming time.

dd) The Ministry of Science and Technology: In June 2023, the Ministry shall submit to the Prime Minister a proposal to amend Decision No. 18/2019/QD-TTg dated April 19, 2019 on import of used machinery, equipment, and technological lines. This amendment will simplify the requirements and procedures for importing used production lines and equipment into Vietnam, ensure that the imported machinery and technology are advanced and align with the investment attraction orientation. Requirements and procedures must be reviewed to avoid accepting technologies that are outdated, consume excessive energy, and create pollution. Research and develop policies to facilitate cooperation and technology transfer to Vietnamese enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) The Ministry of Finance: (i) Review the inadequacies and inconsistencies of regulations of tax law with regulations on beneficiaries of tax incentives of special laws to promulgate regulations on taxes, either at their own discretion or through competent authorities, to the granting of tax incentives in accordance with other relevant laws by the third quarter of 2023; (ii) Review and improve current legal regulations and develop a roadmap to apply the global minimum tax on the basis of international experience and suitable to the context and practical situation of Vietnam, and then submit it in the 6th session of the National Assembly in 2023; (iii) By the third quarter of 2023, submit a proposal to the Government to amend regulations on personal income tax incentives for foreign experts, overseas Vietnamese experts, and high-quality domestic human resources to expand high quality human resources in Vietnam.

h) Ministry of Foreign Affairs: Through diplomatic and external channels, strengthen the promotion, publicity and image building of Vietnam's business investment environment and the Government's orientation on sustainable development, thereby diversifying investment cooperation opportunities with major partner countries.

i) The Ministry of Education and Training:  (i) By the third quarter of 2023, submit a proposal to the Government to develop policies that enhance competitiveness and attract foreign educational institutions, in a selective manner, to invest and build branches in Vietnam; (ii) Create a mechanism to promote partnerships between educational institutions and organizations that will help strengthen facilities and provide training for highly skilled personnel if they are capable of acquiring, mastering, and utilizing technology from abroad within Vietnam effectively; (iii) Address issues with procedures for establishing and running educational institutions, ensure laws are in sync; step up the decentralization and delegation of authority, accountability for performance, improve the quality of education.

k) The Ministry of Public Security and the Ministry of Construction urgently and effectively implement the Official Dispatch No. 220/CD-TTg dated April 5, 2023 of the Prime Minister on addressing fire safety issues.

l) The Ministry of Health reviews and evaluates existing problems and inadequacies related to the procedure for granting marketing authorization for medical devices and pharmaceuticals in order to amend the Law on Pharmacy, making it more comprehensive, consistent, and feasible; the amendment must take into consideration the current socio-economic landscape as well as international integration.

m) The People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

- Take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in promulgating criteria pertaining to cost per unit on a given land area and criteria pertaining to staff headcounts laid down in the Law on Investment and the Government’s Decree No. 31/2021/ND-CP dated March 26, 2021 on elaboration and guidelines for the Law on Investment. These criteria serve as the basis for the issuance of the Investment Registration Certificate and further inspection.

- Proactively comprehend issues and challenges faced by current investors, and thereby propose policy and legal improvements to tackle them. Expeditiously address the issues faced by enterprises during the implementation stage.

- As for important and impactful projects, coordinate with ministries and agencies to develop incentive and support plans for investors, while ensuring compliance with current legal regulations and maintaining competitiveness with other countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Continue to improve the investment environment, actively develop, and implement appropriate and effective investment promotion activities to adapt to the new situation.

- Shape the industrial production space and other fields related to investors' orientation, facilitate the connections between provinces and cities to ensure the effectiveness of investment projects.

- Develop a planning for industrial production areas that promotes sustainable development and environmental protection, connects industrial parks with urban areas, specialist housing areas, while prioritizing safe and healthy living conditions. Establish specialized industrial production areas which contribute to the development of economies of scale and promote sustainable modernization and industrialization.

- Utilize new digital technologies such as virtual reality and augmented reality to create a digital map of Vietnam's industrial parks and clusters, including information on their production status. This innovative tool will help foreign investors visualize the entire landscape and identify suitable investment locations in Vietnam.

3. Enhancing state management efficiency and effectiveness in foreign investment

a) Ministries, agencies

- Review and address any issues encountered while implementing regulations of law on investment to make a consolidated report, provide guidance on further actions, or submit regulations on addressing issues to competent authorities for promulgation. Thoroughly cut down on cumbersome administrative procedures that trouble investors and the public.

- Review and revise international treaties related to investment in order to conform to new standards, while safeguarding the State's management authority and public policies; impose limitations to prevent investors from abusing the State-investor dispute settlement mechanism.

- Review and align legal regulations on business investment to prevent redundancies and challenges for investors in their investment and business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Inspect and supervise the performance of official duties. Take firm action against any behavior that harasses, causes difficulty or trouble, or has negative effects on investors.

- Reform administrative procedures and digitize documents and procedures related to business and investment, which help build an e-Government as per the Government's resolutions.

- Collaborate on appraising and conducting thorough assessments of foreign investment projects pertaining to technology, standards, technical regulations, product quality, environment, cost per unit, etc. in the fields where investors may use Vietnamese origins to evade trade remedies and taxes.

- Strengthen the dialogue with the business community by communicating honestly, substantively, and effectively, and striving for true benefit and risk sharing.

b) The People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall:

- Develop investment and development plans for building technical and social infrastructure beyond the borders of industrial parks, export processing zones, and functional zones in economic zones.

- Perform practices related to receiving application; issue, revise, and revoke Investment Registration Certificates; monitor, supervise and evaluate the implementation of investment projects; report on the National Investment Information System, and guide investors and enterprises in carrying out investment procedures and reporting on the System.

- Review and issue Investment Registration Certificate and Notice of capital contribution and share purchase in accordance with the list of industries and trades with restricted market access for foreign investors.

- Fully and seriously implement the regulations of the law on investment, enterprises, land, housing, construction, tax,... when appraising and managing foreign investment projects, to avoid domestic and international complaints and disputes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Appraise and fully implement regulations on reviewing aspects of national defense and security assurance for foreign investment projects in borders, islands and sensitive areas that may impact national security.

- Review and revise our internal processes and procedures for appraising and approving investment policies, ensuring they comply with legal regulations and relevant laws, without causing inconvenience or increased costs to our investors.

- Direct the investment registries to summarize the challenges and issues faced by foreign-invested projects in the provinces/cities, thereby proposing solutions to resolve urgently, and suggesting amendments to existing laws and policies to align with international standards and create a more favorable business and investment environment.

- Each year, the Presidents of People's Committees in provinces and centrally affiliated cities must hold at least two dialogues with the business community, especially Foreign Direct Investment (FDI) enterprises. The purpose of these dialogues is to quickly understand and solve challenges faced by these enterprises.

4. Strengthening the inspection, supervision, and evaluation of investment activities

a) Ministries and agencies shall strengthen the inspection, supervision, and overall assessment of investment within the sectors and fields under their management.

b) The People's Committee of province or central-affiliated city shall:

- Direct the investment registries to mandate enterprises in the province/city to submit regular reports on the progress of their investment projects, in compliance with the law.

- Regularly assess foreign investment projects in the province/city to identify cases where investors take advantage of the openness of the legal system to carry out unfair investment activities, which affects the business investment environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strengthen the inspection and supervision of investment registries in the issuance, revision, and revocation of Investment Registration Certificates and management of investment activities in the province/city.

5. Enhancing efficiency of investment promotion and attraction activities.

a) Organize promotion according to the national list of projects seeking foreign investment for the period 2021-2025 promulgated by the Prime Minister under Decision No. 1831/QD-TTg dated November 1, 2021.

b) Develop and promptly publicize the list of projects attracting investment in the province/city.

c) Actively approach and discuss with large corporations about preferential packages and investment support mechanisms within the framework of high-level external activities of the Party, State and Government leaders. Leaders of ministries, agencies, and local governments actively seek, select, approach, exchange, and promote opportunities, and mobilize international corporations and investors to invest in Vietnam, or through other channels that influence investment decision makers, to attract investment into Vietnam.

d) On the basis of lessons learned from countries around the world on the development of investment incentives and support packages (cash grant, labor training, infrastructure development support, response measures to the global minimum tax, etc.), Ministries, agencies and People's Committees of provinces and centrally affiliated cities shall study and propose competent authorities to amend laws and policies which promote competition. This will attract large, dynamic, and impactful investment projects in the new wave of investment.

d) Have a strong understanding of international investment trends, and investment and supply chain shifting trends; and their impacts on Vietnam propose solutions to resolve issues and challenges; additionally, it is crucial to advise on policies that align with new initiatives and legal frameworks to attract high-quality foreign investment capital flows in the new context, especially in key areas with potential for development such as digital technology, semiconductor, microchip, electronic hardware assembly and manufacturing, and software production.

e) Develop a set of investment promotion and advertising materials by areas and fields of management; enhance training in specialized knowledge and skills related to investment cooperation, with the goal of improving efficiency and innovation in investment promotion.

6. Implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Ministry of Planning and Investment shall take charge and coordinate with concerned ministries and agencies in urging, inspecting, and supervising the implementation of the Directive./.

 



THE PRIME MINISTER




Pham Minh Chinh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 24/05/2023 về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.461

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!