Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 17/2019/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

Số hiệu: 17/2019/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Trần Văn Tùng
Ngày ban hành: 10/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2019/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 10 tháng 12m 2019

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ và Vụ trưởng Vụ pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn nội dung, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ các ngành, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, trình độ và năng lực công nghệ sản xuất các ngành, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam làm cơ sở để nắm bắt được hiện trạng công nghệ sản xuất và khả năng khai thác và làm chủ, đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, từ đó đề xuất chính xác, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ và khái niệm dưới đây được hiểu như sau:

1. Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất là mức độ đạt được của hiện trạng công nghệ, khả năng tổ chức, khai thác công nghệ hiện có, khả năng hấp thụ, làm chủ, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực.

2. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp là việc phân tích, xác định hiện trạng, hiệu quả sử dụng, khai thác công nghệ sản xuất và đánh giá khả năng tổ chức, khai thác công nghệ hiện có, khả năng hấp thụ, làm chủ, nghiên cứu và phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

3. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất là việc phân tích, tổng hợp các kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực sản xuất.

4. Hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất là hệ số thể hiện vai trò tác động một cách đồng bộ của các nhóm tiêu chí thành phần tới việc hình thành trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

5. Ngành, lĩnh vực sản xuất là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất cùng một nhóm sản phẩm thuộc phân ngành cấp 2 hoặc cấp 3 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ được phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

6. Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

7. Dây chuyền công nghệ là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.

8. Số lao động là tổng số người làm việc của doanh nghiệp trong năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất, không tính những người có thời gian làm việc dưới 03 tháng.

Điều 3. Nguyên tắc đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

1. Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được đánh giá thông qua việc phân tích, đánh giá tổng hợp năm nhóm yếu tố thành phần bao gồm: nhóm hiện trạng công nghệ, thiết bị sản xuất (nhóm T); nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (nhóm E); nhóm năng lực tổ chức, quản lý (nhóm O); nhóm năng lực nghiên cứu phát triển (nhóm R) và nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (nhóm I), kết hợp với kết quả đánh giá hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.

2. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất sử dụng phương pháp định lượng theo thang điểm chung 100 điểm cho tổng số 26 tiêu chí để đưa về cùng một mặt bằng đánh giá, trong đó nhóm T tối đa 30 điểm cho 7 tiêu chí, nhóm E tối đa 20 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm O tối đa 19 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm R tối đa 17 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm I tối đa 14 điểm cho 4 tiêu chí. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí và hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất để phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất. Thông tin, số liệu dùng để xác định điểm của các tiêu chí được điều tra, thu thập tại các doanh nghiệp. Bộ mẫu phiếu điều tra quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

3. Hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được tính toán dựa trên số điểm đạt được của các nhóm T, E, O, R, I.

4. Điểm của các tiêu chí 4, 5, 6 tại Điều 4tiêu chí 8 tại Điều 5 của Thông tư này được xác định dựa trên chuẩn so sánh của mỗi ngành theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, điều chỉnh chuẩn so sánh cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ.

Chương II

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Điều 4. Nhóm hiện trạng thiết bị, công nghệ (Nhóm T, tối đa 30 điểm)

1. Tiêu chí 1: Mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ (tối đa 5 điểm)

Mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ (sau đây viết tắt là TBCN) là sự giảm dần giá trị sử dụng của TBCN theo thời gian phản ánh thông qua "Hệ số tính toán khấu hao TBCN" (Kkh) được tính bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- G là tổng giá trị các TBCN ban đầu (nguyên giá);

- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại (đã được khấu hao).

Giá trị TBCN được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Kkh < 20%

5 điểm

20% ≤ Kkh < 40%

4 điểm

40% ≤ Kkh < 60%

3 điểm

60% ≤ Kkh < 80%

2 điểm

Kkh ≥ 80%

1 điểm

2. Tiêu chí 2: Cường độ vốn thiết bị, công nghệ (tối đa 3 điểm)

Cường độ vốn TBCN đặc trưng cho vốn đầu tư vào TBCN của doanh nghiệp phản ánh thông qua "Hệ số cường độ vốn TBCN" (K) được tính bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại;

- Gđt là tổng giá trị đã đầu tư bao gồm cả thiết bị công nghệ trong ba năm gần nhất.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

K ≥ 75%

3 điểm

50% ≤ K < 75%

2 điểm

25% ≤ K < 50%

1 điểm

3. Tiêu chí 3: Mức độ đổi mới thiết bị, công nghệ (tối đa 3 điểm)

Mức độ đổi mới TBCN là sự đầu tư bổ sung TBCN nhằm thay thế và nâng cấp hệ thống TBCN của doanh nghiệp phản ánh thông qua "Hệ số đổi mới TBCN" (Kđm) được tính bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- Gtbm là giá trị TBCN mới quy đổi (được lắp đặt và vận hành sản xuất trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đánh giá) và được xác định như sau:

- Gtbm = (2Gtbm1 + Gtbm2)/2;

- Gtbm1 là giá trị thiết bị mới lắp đặt để mở rộng sản xuất;

- Gtbm2 là giá trị thiết bị thay thế thiết bị cũ hỏng (khi sửa chữa). Nếu các TBCN mới lắp đặt hoặc thay thế là các TBCN đã qua sử dụng thì không được tính vào tiêu chí này;

- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Kđm ≥ 75%

3 điểm

50% ≤ Kđm < 75%

2 điểm

25% ≤ Kđm < 50%

1 điểm

4. Tiêu chí 4: Mức độ tự động hóa và tích hợp sản xuất (tối đa 7 điểm)

Tiêu chí này đặc trưng cho mức độ hiện đại và hiện trạng tích hợp quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định bằng tổng số điểm mức độ tự động hóa của dây chuyền thiết bị công nghệ cộng với tổng số điểm mức độ tích hợp quá trình sản xuất:

a) Mức độ tự động hóa của dây chuyền thiết bị công nghệ tối đa 3 điểm và phản ánh thông qua "Hệ số tự động hóa" (Ktđh) được tính bằng công thức sau:

Trong đó:

- Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại;

- Mtt là tổng số lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

Điểm của mức độ tự động hóa được xác định theo tương quan với hệ số tự động hóa trung bình của từng ngành (Kchuẩn 1) như sau:

- Ktđh ≥ 1,5Kchuẩn 1

3 điểm

- 1,5Kchuẩn 1 > Ktđh ≥ Kchuẩn 1

2 điểm

- Kchuẩn 1 > Ktđh ≥ 0,5Kchuẩn 1

1 điểm

b) Mức độ áp dụng giải pháp quản lý sản xuất tự động tối đa 4 điểm và được xác định như sau:

- Có hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất (PDA hoặc SCADA)

1 điểm

- Có hệ thống thu thập dữ liệu máy móc (MDC)

1 điểm

- Có triển khai hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) hoặc hệ thống điều khiển phân tán (DCS)

1 điểm

- Có triển khai hệ thống sản xuất tích hợp (CIM)

1 điểm

5. Tiêu chí 5: Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất (tối đa 4 điểm).

Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng phản ánh thông qua "Hệ số chi phí năng lượng" (Knl) được tính bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- Gnl là tổng giá trị năng lượng (điện, than, củi, xăng, dầu, khí…) đã chi phí;

- Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm.

Gnl và Gsp được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số chi phí năng lượng trung bình của từng ngành (Kchuẩn 2) như sau:

- Knl ≤ 0,25Kchuẩn 2

4 điểm

- 0,25Kchuẩn 2 < Knl ≤ 0,5Kchuẩn 2

3 điểm

- 0,5Kchuẩn 2 < Knl ≤ Kchuẩn 2

2 điểm

- Knl > Kchuẩn 2

1 điểm

6. Tiêu chí 6: Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất (tối đa 4 điểm).

Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng nguyên vật liệu phản ánh thông qua "Hệ số chi phí nguyên vật liệu" (Knvl) được tính bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- Gnvl là tổng giá trị nguyên vật liệu (tất cả các loại nguyên vật liệu) đã chi phí trong năm;

- Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm.

Gnvl và Gsp được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số chi phí nguyên, vật liệu trung bình của từng ngành (Kchuẩn 3) như sau:

- Knvl ≤ 0,25 Kchuẩn 3

4 điểm

- 0,25Kchuẩn 3 < Knvl ≤ 0,5Kchuẩn 3

3 điểm

- 0,5Kchuẩn 3 < Knvl ≤ Kchuẩn 3

2 điểm

- Kchuẩn 3 < Knvl ≤ 2Kchuẩn 3

1 điểm

7. Tiêu chí 7: Tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất (tối đa 4 điểm).

Tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền sản xuất được xác định thông qua mức độ tiên tiến của tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất có thể đáp ứng.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở nhưng các chỉ tiêu của tiêu chuẩn cơ sở tiên tiến hơn các chỉ tiêu của tiêu chuẩn quốc tế

4 điểm

- Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

3 điểm

- Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia

2 điểm

- Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở

1 điểm

Điều 5. Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (Nhóm E, tối đa 20 điểm)

1. Tiêu chí 8: Năng suất lao động (tối đa 5 điểm).

Năng suất lao động thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, là giá trị gia tăng bình quân của một lao động tạo ra trong một năm phản ánh thông qua “Hệ số năng suất” (Kns) được xác định bằng công thức sau:

Trong đó:

- Av là giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất được tính bằng tổng giá trị sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí nguyên vật liệu trong một năm;

- M là tổng số lao động.

Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số năng suất lao động trung bình của ngành (Kchuẩn 4) như sau:

- Kns ≥ 3,0Kchuẩn 4

5 điểm

- 3,0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 2,0Kchuẩn 4

4 điểm

- 2,0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 1,0Kchuẩn 4

3 điểm

- Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0,5Kchuẩn 4

2 điểm

- 0,5Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0,25Kchuẩn 4

1 điểm

2. Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này để đánh giá tính toàn diện, hệ thống, phổ biến và hiệu quả của việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định là tổng số điểm của các hoạt động sau:

- Có chương trình, giải pháp đồng bộ, hệ thống thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hp lý hóa sản xuất

1 điểm

- Số lượng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng hoặc hiệu quả kinh tế mang lại tăng dần trong 3 năm gần nhất

1 điểm

- Đã có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng trong thực tiễn

1 điểm

3. Tiêu chí 10. Năng lực bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này để đánh giá khả năng tự thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp, được xác định qua các cấp độ tăng dần bao gồm: Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa cha khi có sự c với nguồn phụ tùng thay thế chủ động (bảo dưỡng, sửa chữa sự cố); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa theo các kế hoạch đã được lập và theo quy định của nhà sản xuất (bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa cha nhm loại bỏ các khiếm khuyết trong hệ thống để nâng cao hiệu suất (bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu); Khả năng tự thực hiện việc chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cao hiệu quả hệ thống trên cơ sở phân tích các dữ liệu và độ tin cậy của máy móc, trang thiết bị (bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tng th).

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể

4 điểm

- Bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu

3 điểm

- Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ

2 điểm

- Bảo dưỡng, sửa chữa sự cố

1 điểm

4. Tiêu chí 11: Khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này để đánh giá khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp được xác định qua các cấp độ năng lực tăng dần bao gồm các mức độ như sau: nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay; mua bản quyền hoặc nhận cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất; mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất; mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất

4 điểm

- Mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất

3 điểm

- Mua bản quyền hoặc cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất

2 điểm

- Nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay

1 điểm

5. Tiêu chí 12: Chất lượng nguồn nhân lực (tối đa 4 điểm).

Nguồn nhân lực bao gồm lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và lực lượng cán bộ nghiệp vụ, quản lý, lãnh đạo. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh thông qua “Hệ số chất lượng nguồn nhân lực” (H) được xác định bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- H1 là tỷ lệ số công nhân đã qua huấn luyện nghề, số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân trên số trực tiếp tham gia sản xuất;

- H2 là tỷ lệ số cán bộ quản lý (có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên), số cán bộ nghiệp vụ (có trình độ đại học trở lên phù hợp với chức danh lãnh đạo và nghiệp vụ trong doanh nghiệp) trên s lao động gián tiếp;

- M là tổng số lao động;

- Mcnsố công nhân đã qua huấn luyện nghề;

- Mbc là số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân;

- Mtt là số lao động trực tiếp sản xuất;

- Mql là số cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên, phù hợp với chức danh quản lý trong doanh nghiệp;

- Mnv là số cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao đẳng trở lên, phù hợp với chức danh nghiệp vụ trong doanh nghiệp;

- Mgt là tổng số cán bộ khối gián tiếp (không trực tiếp tham gia sản xuất) trong doanh nghiệp, Mgt = M - Mtt.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

H ≥ 25%

4 điểm

25% > H ≥ 15%

3 điểm

15% > H ≥ 5%

2 điểm

5% > H ≥ 2,5%

1 điểm

Điều 6. Nhóm năng lực tổ chức - quản lý (Nhóm O, tối đa 19 điểm)

1. Tiêu chí 13: Tỷ lệ chi phí cho đào tạo, huấn luyện (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nhân lực và nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số chi phí đào tạo, huấn luyện” (Kđthl) được xác định bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- Gđthl là tổng chi phí cho đào tạo, huấn luyện (trong 3 năm gần nhất);

- Gdt là tổng doanh thu trong (trong 3 năm gần nhất).

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Kđthl ≥ 2%

3 điểm

2% > Kđthl ≥ 1%

2 điểm

1% > Kđthl ≥ 0,5%

1 điểm

2. Tiêu chí 14: Thông tin phục vụ sản xuất, quản lý (tối đa 5 điểm).

Tiêu chí được xác định thông việc áp dụng 06 nội dung thông tin phục vụ quản lý bao gồm: hệ thống thực hành sản xuất (MES), Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), Quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM), Hệ thống lập kế hoạch sản xuất (PPS), Quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Áp dụng 5 trong 6 nội dung thông tin

5 điểm

- Áp dụng 4 trong 6 nội dung thông tin

4 điểm

- Áp dụng 3 trong 6 nội dung thông tin

3 điểm

- Áp dụng 2 trong 6 nội dung thông tin

2 điểm

- Áp dụng 1 trong 6 nội dung thông tin

1 điểm

3. Tiêu chí 15: Quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể (tối đa 5 điểm).

Tiêu chí này thể hiện hiệu quả tổ chức, quản lý thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh thông qua “Chỉ số hiệu suất thiết bị tng th” (Ktbtt) được xác định bằng công thức sau:

 (%)

Trong đó:

- H là hiệu suất thiết bị;

- Q là tỉ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng;

- Ptt là tổng sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trung bình của ba năm trước liền kề năm đánh giá;

- P là tổng sản lượng sản phẩm theo công suất thiết kế một năm;

- Gđ là tổng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của ba năm trước liền kề năm đánh giá;

- Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất của ba năm trước liền kề năm đánh giá.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Ktbtt ≥ 75%

5 điểm

75% > Ktbtt ≥ 60%

4 điểm

60% > Ktbtt ≥ 45%

3 điểm

45% > Ktbtt ≥ 30%

2 điểm

30% > Ktbtt ≥ 15%

1 điểm

4. Tiêu chí 16: Áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (tối đa 3 điểm)

Tiêu chí này xem xét mức độ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các mô hình tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng trong doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp các mức tiêu chuẩn hệ thống quản lý, cụ thể như sau:

- Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ chứng nhận)

2 điểm

- Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

1 điểm

- Đối với trường hợp hệ thống quản lý chất lượng được tích hợp cùng với việc áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng thì được cộng thêm 1 điểm

5. Tiêu chí 17: Bảo vệ môi trường (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này phản ánh năng lực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp áp dụng hệ thng quản lý môi trường phù hợp đạt các mức tiêu chuẩn như sau:

- Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định, có hệ thống tái chế và tái sử dụng chất thải

3 điểm

- Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định

2 điểm

- Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến, có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định

1 điểm

Điều 7. Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (Nhóm R, tối đa 17 điểm)

1. Tiêu chí 18: Ứng dụng công nghệ thông tin (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư và ứng dụng trang thiết bị, cơ s hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp có các hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) đáp ứng được các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Có hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm tích hợp được ứng dụng trên toàn bộ hoạt động quản lý và tác nghiệp đến từng bộ phận

3 điểm

- Có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

2 điểm

- Có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên

1 điểm

2. Tiêu chí 19: Chi phí thông tin (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư cho công nghệ thông tin (phần cng, phần mềm, dữ liệu, dịch vụ, bảo mật, thông tin,...) của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số tỷ lệ chi phí thông tin” (Ktt) được xác định bằng công thức sau:

(%)

Trong đó:

- Gtt là tổng chi phí thông tin (kể cả cước điện thoại, internet,...) trong 3 năm gần nhất;

- Gcp là tổng chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Ktt 0,25%

3 điểm

0,25% > Ktt 0,05%

2 điểm

0,05% > Ktt 0,01%

1 điểm

3. Tiêu chí 20: Nhân lực dành cho nghiên cứu, phát triển (tối đa 4 điểm).

Tỷ lệ nhân lực cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo (H5) được xác định bằng công thức sau:

(%)

Trong đó:

- Mr&d là số nhân lực R&D;

- M là tổng số lao động.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Đi với doanh nghiệp lớn có tng ngun vn trên 1000 tỷ đng và tng số lao động trên 3000 người

H5 1% và Mr&d 50

4 điểm

H5 0,8% và Mr&d 40

3 điểm

H5 0,6% và Mr&d 30

2 điểm

H5 0,4% và Mr&d 20

1 điểm

Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người

H5 2,5% và Mr&d 15

4 điểm

H5 2,0% và Mr&d 12

3 điểm

H5 1,5% và Mr&d 9

2 điểm

H5 1,0% và Mr&d 6

1 điểm

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

H5 5%

4 điểm

H5 4%

3 điểm

H5 3%

2 điểm

H5 2%

1 điểm

4. Tiêu chí 21: Hạ tầng dành cho nghiên cứu, phát triển (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này xác định hạ tầng doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm.

Điểm của tiêu chí này được xác định theo hạ tng nghiên cứu, phát trin trong doanh nghiệp như sau:

- Có viện, trung tâm nghiên cứu, phát triển trực thuộc

3 điểm

- Có bộ phận nghiên cứu, phát triển chuyên trách và các trung tâm, phòng thí nghiệm (chế tạo, thử nghiệm) đáp ứng nhu cầu

2 điểm

- Có bộ phận hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm (có thể kiêm nhiệm)

1 điểm

5. Tiêu chí 22: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này thể hiện sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp. Điểm của tiêu chí này được xác định bng tổng điểm của hai thành phần như sau:

- Doanh nghiệp có thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ: 1 điểm

- Doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển: tối đa 3 điểm và được phản ánh thông qua “Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu, phát trin” (Kr&d) được xác định bằng công thức sau:

(%)

Trong đó:

- Gđt là tổng chi phí cho đào tạo và nghiên cứu, phát triển trong 3 năm gần nhất;

- Gdt là tổng doanh thu trong 3 năm gần nhất.

Điểm tương ứng với tỷ lệ chi phí được xác định như sau:

Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 1000 tỷ đồng và tổng số lao động trên 3000 người

Kr&d ≥ 0,1%

3 điểm

Kr&d ≥ 0,06%

2 điểm

Kr&d ≥ 0,02%

1 điểm

Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người

Kr&d ≥ 0,5%

3 điểm

Kr&d ≥ 0,3%

2 điểm

Kr&d ≥ 0,1%

1 điểm

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kr&d ≥ 1%

3 điểm

Kr&d ≥ 0,6%

2 điểm

Kr&d ≥ 0,2%

1 điểm

Điều 8. Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (Nhóm I, tối đa 14 điểm)

1. Tiêu chí 23: Kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh cũng như phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp và hiệu quả đạt được thông qua hoạt động này.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường

3 điểm

- Tạo ra sản phẩm mới về tính năng

2 điểm

- Tạo ra sản phẩm mới về kiu dáng

1 điểm

- Doanh thu của sản phẩm mới chiếm trên 5% tổng doanh thu trở lên trong năm vừa qua

cộng thêm 1 điểm

2. Tiêu chí 24: Kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ (tối đa 4 điểm).

Kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc cải tiến, điều chỉnh các công nghệ hiện có cũng như nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới để sản xuất sản phẩm.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Có công nghệ mới được bảo hộ dưới dạng bằng sáng chế và được thương mại hóa

4 điểm

- Có công nghệ mới được chấp nhận đăng ký hoặc được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích

3 điểm

- Có công nghệ đã được nghiên cứu, phát trin nhưng đang ở mức thử nghiệm hay quy mô phòng thí nghiệm

2 điểm

- Có công nghệ (quy trình, bí quyết, phương thức sản xuất, thiết bị công nghệ, kiểu dáng công nghiệp,...) đang được tiến hành nghiên cứu

1 điểm

3. Tiêu chí 25: Năng lực liên kết hợp tác nghiên cứu, phát triển (tối đa 2 điểm).

Năng lực liên kết hợp tác nghiên cứu, phát triển là khả năng liên kết và hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.

Điểm của tiêu chí này được xác định theo hoạt động hợp tác đầu tư của doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước như sau:

- Có đu tư theo hình thức cùng thực hiện dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ sản phẩm mới

2 điểm

- Có đầu tư cho hoạt động hợp tác theo hình thức thuê chuyên gia hỗ trợ, tiếp nhận (mua) kết quả nghiên cứu, đào tạo cho nhân lực cho đội ngũ nghiên cứu, phát triển

1 điểm

4. Tiêu chí 26: Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp (tối đa là 4 điểm).

Năng lực chuyển đổi số là khả năng ng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số và tích hp tất cả các công nghệ thông minh đ tối ưu hóa quá trình, phương thức sản xuất được đánh giá qua các hoạt động bao gồm:

a) Có xây dựng chiến lược chuyển đổi số hoặc sản xuất thông minh tại doanh nghiệp, tối đa 1 điểm

b) Mức độ ứng dụng và phát triển các công nghệ số, bao gồm: Điện toán đám mây, robot tiên tiến, in 3D, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), tích hợp hệ thống, mô hình hóa, an ninh mạng, chuỗi khối (blockchain), vật liệu mới v.v...phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, tối đa 3 điểm:

Đã triển khai trong toàn bộ trong nhà máy

3 điểm

Đã triển khai tại một số bộ phận

2 điểm

Đang nghiên cứu để áp dụng tại doanh nghiệp

1 điểm

Chương III

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Điều 9. Phương pháp đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

1. Xác định số điểm từng nhóm tiêu chí đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất và tổng số điểm các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

2. Tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại mục 3, Phụ lục III của Thông tư này.

3. Phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo 04 mức cãn cứ trên tổng số điểm các thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đạt được và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cụ th như sau:

a) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu khi hệ s mức độ đồng bộ nhỏ hơn 0,3 và tổng số điểm nhỏ hơn 35 điểm;

b) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình khi hệ số mức độ đồng bộ từ 0,3 trở lên và tổng số điểm từ 35 điểm đến ới 60 điểm;

c) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến khi hệ số mức độ đồng bộ từ 0,5 trở lên và tổng số điểm từ 60 điểm đến dưới 75 điểm;

d) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến khi hệ s mức độ đồng bộ từ 0,65 trở lên và tổng s điểm từ 75 điểm trở lên.

Điều 10. Phương pháp đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất

1. Xác định số điểm từng nhóm thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất và tổng số điểm các nhóm thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất theo hướng dn trong mục 4 và mục 5, Phụ lục III của thông tư này.

2. Tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất theo hướng dẫn tại mục 6, Phụ lục III của Thông tư này.

3. Phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất dựa trên tổng số điểm đạt được và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ của ngành, lĩnh vực (thực hiện tương tnhư hướng dẫn đối với doanh nghiệp tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này).

4. Khi tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất phải thực hiện lần lượt các býớc sau:

a) Lựa chọn mẫu doanh nghiệp đại diện cho ngành, lĩnh vực sản xuất;

b) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp;

c) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của từng ngành, lĩnh vực sản xuất trên cơ sở tính toán, tổng hợp kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Điều 11. Quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

1. Công tác chuẩn bị:

a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan) thực hiện đánh giá xác định ngành, lĩnh vực cn đánh giá;

b) Cơ quan thực hiện đánh giá thành lập nhóm đánh giá;

c) Nhóm đánh giá xây dựng kế hoạch đánh giá (xác định thời gian, tiến độ và dự toán kinh phí, nội dung thực hiện), phương pháp thực hiện theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Tổ chức tập huấn điều tra thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.

2. Tổ chức điều tra thu thập số liệu tại doanh nghiệp:

a) Thành viên nhóm đánh giá trình độ và năng lực công nghệ đến các doanh nghiệp hướng dẫn cung cấp, thu thập thông tin, số liệu;

b) Các thành viên trong nhóm sử dụng phần mềm đánh giá đối với điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp (nếu có);

c) Nhóm đánh giá thông báo lại kết quả đánh giá cho doanh nghiệp sau khi kết thúc điều tra.

3. Tổ chức điều tra trực tuyến:

a) Cơ quan thực hiện đánh giá thông báo cho các doanh nghiệp là đi tượng của cuộc điều tra tham gia điều tra trực tuyến và hướng dẫn doanh nghiệp truy cập vào phần mềm đánh giá trực tuyến;

b) Cơ quan thực hiện đánh giá trả kết quả đánh giá tự động cho doanh nghiệp sau khi kết thúc điều tra thông qua phần mềm xử lý số liệu điều tra trực tuyến;

c) Cơ quan thực hiện tổng hợp số liệu thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu điều tra.

4. Phân tích đánh giá:

a) Cơ quan thực hiện đánh giá tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bng phn mm đánh giá;

b) Hoàn thiện, gửi, lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

5. Tổng kết:

a) Họp báo cáo kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất;

b) Hoàn thiện, gửi, lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

Chương IV

KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của ngành, lĩnh vực được b trí trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định v phân cp ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoặc từ các ngun huy động hợp pháp khác. Nội dung chi, mức chi được áp dụng theo quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đi với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hiện hành trên cơ sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hng năm được giao.

2. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các vãn bản hướng dẫn.

3. Trường hợp hiệp hội, doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất thì kinh phí do hiệp hội, doanh nghiệp đó tự chi trả.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Cãn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của từng thời kỳ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ph trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện việc đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn trong Thông tư này và cung cấp kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xut v Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu chung toàn quốc.

Doanh nghiệp phối hp tham gia điều tra sẽ được cung cấp kết quả đánh giá khi hoàn thành. Việc công bố báo cáo điều tra, đánh giá cho bên thứ ba chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, cá nhân tham gia hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất có thể vận dụng theo các quy định tại Thông tư này.

3. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành triển khai thực hiện hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất; phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phần mềm thu thập (bao gồm điều tra tại chỗ và điều tra trực tuyến), phần mềm xử lý và cập nhật cơ sở dữ liệu chung về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

4. Theo nhu cầu của từng thời kỳ, các Bộ, ngành theo chức năng quản lý của mình, cãn cứ vào số liệu kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xut của kỳ trước và xu hướng phát triển công nghệ, xác định lại chuẩn so sánh của một s tiêu chí phù hợp theo từng ngành, lĩnh vực gửi v Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, thống nhất áp dụng chung trên phạm vi toàn quc.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- Tòa án Nhân dân ti cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở KH&CN t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tr
a VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, C
ng thông tin điện tử Bộ KHCN;
- Lưu: VT, ƯDCN, ĐTG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐIỀU TRA TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư s 17/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Các thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê, sửa đổi, ci thiện cơ chế, chính sách KH&CN và chỉ được công b khi có sự cho phép ca doanh nghiệp

A. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………… (Viết chữ in hoa, có dấu, không viết tắt)

Mã số thuế: (Viết đ 10 chữ s) □□□□□□□□□□

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

3. Tel: ………………………………………………… 4. Fax: …………………………………………….

5. Email: ……………………………………………… 6. Website: ……………………………………...

7. Loại hình doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đầu tư:

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty TNHH

Công ty Hợp doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty Cổ phần

Hợp tác xã/ LH HTX

Doanh nghiệp nước ngoài

□ Công ty Liên doanh

Loại hình khác

8. Quy mô doanh nghiệp: (theo quy định tại Nghị định s 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018)

Nhỏ (dưới 100 người)

Lớn (trên 200 và dưới 3000 người)

Vừa (không quá 200 người)

Lớn (trên 3000 người)

9. Ngành hot đng sản xuất kinh doanh chính: (03 ngành thuộc ngành chế biến chế tạo (mã ngành B, C trong Hệ thng các ngành kinh tế VN) tạo ra doanh thu lớn nhất/ sử dụng nhiều lao động nht, liệt kê theo thứ tự giảm dn)

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty: .................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................  

Mã các ngành đăng ký sản xuất, kinh doanh chính:

Mã ngành

Ngành 1: ………………………………………………………..

□□□□

Ngành 2: ………………………………………………………..

□□□□

Ngành 3: ………………………………………………………..

□□□□

10. Địa chỉ cơ s sn xuất:

Cơ s 1: ...............................................................................................................................

Cơ s 2: ...............................................................................................................................

Cơ sở 3: ...............................................................................................................................

11. Cơ quan chủ quản hoặc công ty mẹ, công ty có cổ phần chi phối:

.............................................................................................................................................

12. Tên ngưi khai phiếu: ………………………………………. Chức vụ: ………………………..

Điện thoại: …………………………………………………. Email: ………………………………………

B. THÔNG TIN THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP

1. Dây chuyền thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất chính của doanh nghiệp

Tên thiết bị, máy móc, công nghệ

Số lượng

Năm sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Tên sản phẩm/hoặc bán sản phẩm

Sản lượng (theo thiết kế tối đa/năm)

2. Giá trị đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ ban đầu của doanh nghiệp (G)

(Nguyên giá - chưa khu hao)

Tổng giá trị đầu tư

VNĐ

Năm đầu tư

3. Giá trị đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ hiện tại của doanh nghiệp (Gsx)

(Đã khu hao)

Tổng giá trị đầu tư

VNĐ

4. Giá trị thiết bị, máy móc, công nghệ đầu tư mi (trong 3 năm gần nhất) phc v m rộng sản xuất (Gtbm1)

Tên thiết bị công nghệ chính: ………………………………………………………………………………

Tổng giá trị đầu tư

VNĐ

5. Tổng giá trị thiết bị, máy móc, công nghệ mới thay thế (trong 3 năm gần nhất) phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa (Gtbm2)

Tổng giá trị thay thế

VNĐ

6. Tổng giá trị của các thiết bị công nghệ liên quan đến số hóa quá trình sản xuất

Tên thiết bị công nghệ chính: ……………………………………………………………………………..

Tổng giá trị đầu tư

VNĐ

7. Công nghệ được chuyển giao và giá trị hp đồng chuyển giao công nghệ (trong 3 năm gần nhất)

Loại công nghệ nhận chuyển giao: ……………………………………………………………………….

□ Dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ

□ Bản quyền hoặc cấp phép công nghệ

□ Thiết bị, công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền hiện có

□ Phát minh, sáng chế

Tổng giá trị

VNĐ

ng dẫn:

- Mục B1: Đi với doanh nghiệp có nhiều dây chuyền SX, chỉ liệt kê 03 tên dây chuyền sn xuất chính có giá trị sản lượng cao nhất, sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

- Mục B7: Ghi tổng giá trị hợp đồng CGCN trong 3 năm gần nhất đối với trường hợp hợp đồng CGCN tr một ln; Ghi tng giá trị phải tr trong vòng 3 năm (k từ khi hợp đng có hiệu lực) đi với hp đồng trả theo tỷ lệ % trên doanh thu hằng năm. Doanh nghiệp tích vào các loại công nghệ mà doanh nghiệp được nhận chuyển giao (nếu có).

C. THÔNG TIN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tổng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ba năm gần nhất

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Tổng sản lượng (Ptt)

Tổng công suất thiết kế (P)

Giá trị sản xuất (Gsp)

VNĐ

Giá trị SP đạt yêu cầu (G­đ)

VNĐ

Doanh thu (Gđt)

VNĐ

Chi phí (Gcp)

VNĐ

2. Sản phẩm (SP) chính của doanh nghiệp

a) Tên sản phẩm chính 1: ………………………………………………………………………………….

Tiêu chuẩn SP đạt được (quốc tế, quốc gia, cơ sở hoặc tương đương): ……………………………

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu

VNĐ

b) Tên sản phẩm chính 2: ………………………………………………………………………………….

Tiêu chuẩn SP đạt được (quốc tế, quốc gia, cơ s hoặc tương đương): ……………………………

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu

VNĐ

c) Tên sản phẩm chính 3: ………………………………………………………………………………….

Tiêu chuẩn SP đạt được (quốc tế, quốc gia, cơ sở hoặc tương đương): ……………………………

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu

VNĐ

d) Một số sản phẩm khác của doanh nghiệp: ……………………………………………………………

Tiêu chuẩn SP đạt được (quốc tế, quốc gia, cơ sở hoặc tương đương): ……………………………

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu

VNĐ

e) Tổng doanh thu toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp (Gsp):

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu

VNĐ

3. Khả năng bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị của doanh nghiệp

□ Bộ phận phụ trách sửa chữa, bảo dưỡng

Số lượng lượng nhân lực phụ trách sửa chữa, bảo dưỡng: …………… người.

Trình độ nhân lực phụ trách sửa chữa, bảo dưỡng: …………. Kỹ sư ………… Công nhân

Máy móc, thiết bị chính dùng để sửa chữa, bảo dưỡng: ……………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

Mức độ chủ động thực hiện của doanh nghiệp: là khả năng tự thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp, được xác định qua các cp độ tăng dn bao gm:

□ Bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố;

□ Bảo dưỡng, sửa chữa theo các kế hoạch đã được lập và theo quy định của nhà sản xut;

□ Bảo dưng, sửa chữa nhằm loại bỏ các khiếm khuyết trong hệ thống để nâng cao hiệu suất;

□ Bảo dưỡng, sửa chữa nâng cao hiệu quả hệ thống trên cơ sở phân tích các dữ liệu và độ tin cậy ca máy móc, trang thiết bị bằng các công cụ hỗ trợ (phần mm chuyên dụng, AI, điện toán đám mây...). Liệt kê chi tiết ………………………………………………………………………………..

4. Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất

a) Tên nguyên vật liệu 1: ………………………………………………………………………………..

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Giá trị

VNĐ

b) Tên nguyên vật liệu 2: ………………………………………………………………………………..

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Giá trị

VNĐ

c) Tên nguyên vật liệu 3: ………………………………………………………………………………..

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Giá trị

VNĐ

d) Các loại nguyên vật liệu khác: ………………………………………………………………………….

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Giá trị

VNĐ

e) Tổng giá trị toàn bộ các nguyên vật liệu của doanh nghiệp (Gnvl):

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Giá trị

VNĐ

5. Tiêu thụ điện và nhiên liệu

a) Tiêu thụ điện

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

KWh

Giá trị

VNĐ

b) Tiêu thụ than:

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Tấn

Giá trị

VNĐ

c) Tiêu thụ xăng dầu:

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượng

Lít

Giá trị

VNĐ

d) Tiêu thụ loại nhiên liệu khác:

Ch tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Giá trị

VNĐ

Tổng chi phí điện và nhiên liệu của doanh nghiệp (Gnl):

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Giá trị

VNĐ

6. Việc áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp

□ Chương trình giải pháp thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sn xuất

Số lượng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã có trong 3 năm gần nhất: ………………… sáng kiến

Liệt kê 1÷5 sáng kiến kiến có hiệu quả cao nhất:

a) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

b) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

c) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

c) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

d) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

e) Tên sáng kiến: ……………………………………………………………………………………………

Hiệu quả áp dụng sáng kiến: ……………………………………………………………………………...

Hướng dẫn:

- Mục C2: Nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm thì ch ghi tối đa 03 sn phẩm có doanh thu cao nhất, các sản phẩm còn lại ghi giá trị gộp trong mục sn phẩm khác. Nếu doanh nghiệp có sn phm có tiêu chuẩn cơ sở có các ch tiêu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế đ nghị ghi rõ tên tiêu chun cơ sở và tiêu chuẩn quốc tế được dùng để so sánh.

- Mục C3: Doanh nghiệp tích vào ô xác nhận nếu doanh nghiệp có bộ phận phụ trách sửa cha, bo dưỡng. Đối với danh mục máy móc, thiết bị phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa chỉ liệt kê 3 ÷ 5 loại máy móc, trang thiết bị có giá trị cao nhất. Doanh nghiệp cùng tích vào xác nhận các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa nào mà doanh nghiệp tự thực hiện.

- Mục C4: Chỉ ghi 03 loại nguyên vật liệu chính, các nguyên vật liệu còn lại ghi giá trị gộp trong mục nguyên vật liệu khác.

- Mục C5: Tổng chi phí năng lượng (điện và nhiên liệu) của công ty trong 3 năm gn nht.

- Mục C6: Doanh nghiệp tích vào ô xác nhận nếu trong doanh nghiệp có các chương trình gii pháp thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sn xut. Nếu s lượng sáng kiến, ci tiến kỹ thuật trong 3 năm gn nht có s lượng lớn thì ch liệt kê 1÷5 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mà doanh nghiệp đánh giá có hiệu qu cao nht. Đi với việc đánh giá hiệu qu sản xut thì liệt kê các hiệu quả của việc áp dụng các sáng kiến, ci tiến kỹ thuật như: gim chi phí, tăng năng suất, giảm thời gian công đoạn, giảm nhân công thực hiện....

- Số liệu giá trị ly theo Báo cáo tài chính của trong ba năm lin k trước năm điều tra của doanh nghiệp.

D. THÔNG TIN NHÂN LỰC, QUẢN LÝ, THÔNG TIN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Thông tin lao động của doanh nghiệp

Thông tin về lao động của doanh nghiệp trong năm trước liền kề năm đánh giá:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tổng số lao động của doanh nghiệp (M)

Người

Công nhân trực tiếp sản xuất có (Mtt)

Người

Số cán bộ khối gián tiếp trong doanh nghiệp, Mgt = M - Mtt

Người

Số lượng công nhân đã qua huấn luyện nghề (kể cả trung cấp)

Người

Số lượng công nhân bậc cao, nghệ nhân (Mbc)

Người

Số lượng nhân lực làm công tác quản lý

Người

Số lượng cán b quản lý có trình đ và kinh nghim quản lý phù hp (Mql)

Người

Số lượng cán bộ nghiệp vụ (kế hoạch, tài chính, bán hàng...) có trình độ đại học trở lên phù hp (Mnv)

Người

Số lượng nhân lực làm công tác kỹ thuật

Người

Số lượng lao động có trình độ cao đẳng trở lên

Người

Số lượng lao động chuyên làm công tác nghiên cứu và phát triển

Người

2. Thông tin về đào tạo nhân lực của doanh nghiệp

Thông tin về hoạt động đào tạo, huấn luyện (ĐTHL) của doanh nghiệp trong ba năm:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Số lượt đào tạo

Người

Quản lý

Người

Cán bộ kỹ thuật

Người

Công nhân

Người

Chi cho ĐTHL

VNĐ

Tổng chi cho ĐTHL (Gđthl)

VNĐ

Các nội dung đào tạo đã thực hiện:

□ Vận hành, bo dưỡng, an toàn

□ Đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên

□ Đào tạo về quản lý, quản trị công nghệ, thiết kế, phát triển sản phẩm mới

□ Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, cập nhật công nghệ mới

3. Hệ thống thông tin phục vụ sản xuất, quản lý của Doanh nghiệp

Liệt kê các hệ thống thông tin phục vụ sản xuất, quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng

□ Hệ thống thực hành sản xuất (MES),

□ Hệ thống lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP),

□ Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm (PLM),

□ Hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM),

□ Hệ thống lập kế hoạch sản xuất (PPS),

□ Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

4. Hệ thống thu thập d liệu phục vụ số hóa quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Liệt kê mức độ tích hợp sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các hệ thng:

□ Hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất (PDA hoặc SCADA),

□ Hệ thống thu thập dữ liệu máy móc (MDC),

□ Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) hoặc hệ thống điều khiển phân tán (DCS),

□ Hệ thống sản xuất tích hợp (CIM).

5. Áp dụng hệ thống qun lý sản xuất của doanh nghiệp

Liệt kê các hệ thống quản lý sản xuất mà doanh nghiệp đang áp dụng

□ Áp dụng hệ thống quản lý sản xuất,

□ Áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và đã được cấp chứng chỉ,

Tên các chứng ch đã được cấp: ………………………………………………………………………….

□ Áp dụng công cụ cải tiến năng suất,

Tên công cụ ci tiến năng suất: ……………………………………………………………………………

6. Thông tin chung về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Liệt kê các hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đang áp dụng:

□ Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chun hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định, có hệ thống tái chế và tái sử dụng chất thải

□ Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định

□ Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến, có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định

Hướng dẫn:

- Mục D1: Số liệu lao động và các chi phí thực hiện trong 01 năm lấy theo Báo cáo tài chính ca năm liền kề năm điều tra ca doanh nghiệp. Công nhân đã qua huấn luyện nghề là công nhân đã được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Công nhân bc cao, nghệ nhân là công nhân đã thi và đạt các chứng nhận bậc thợ hoặc những công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn đảm nhận (ti thiu 10 năm).

- Mục D2, D3, D4, D5: Doanh nghiệp tích vào ô xác nhận nếu trong doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động này.

Đ. ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Hạ tầng thông tin của doanh nghiệp

Liệt kê cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) mà doanh nghiệp hiện đã đầu tư đáp ứng được các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

□ Đ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên ca doanh nghiệp

□ Đ để tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

□ Có hệ thống cơ s dữ liệu và phần mềm tích hợp được ứng dụng trên toàn bộ hoạt động quản lý và tác nghiệp đến từng bộ phận của doanh nghiệp

2. Chi phí dành cho thông tin và công nghệ thông tin của doanh nghiệp

Liệt kê các chi phí dành cho thông tin và công nghệ thông tin trong 03 năm gần nhất:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Chi cho phần mềm phục vụ quản lý, sản xuất

VNĐ

Chi cho các phần mềm bảo mật (sản xuất, vãn phòng...)

VNĐ

Chi cho khai thác thông tin quản lý, sản xuất

VNĐ

Chi cho phần mềm phục vụ quản lý, sản xuất

VNĐ

Chi cho các hoạt động khai thác CNTT khác

VNĐ

Tổng chi cho thông tin và công nghệ thông tin (CNTT)

VNĐ

Tổng chi cho CNTT trong 3 năm ca doanh nghiệp (Gtt)

VNĐ

3. Hạ tầng dành cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Liệt kê các hạ tầng dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) mà doanh nghiệp hiện có:

□ Cơ sở hạ tầng dành cho nghiên cứu và phát triển

Năm bt đầu hoạt động của cơ sở: ………………………………………………………………………

Mức độ đầu tư:

□ Viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản phẩm trực thuộc,

□ Có bộ phận nghiên cứu, phát triển chuyên trách và các trung tâm, phòng thí nghiệm (chế tạo, thử nghiệm) đáp ứng nhu cầu

□ Có bộ phận hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm (có thể kiêm nhiệm)

4. Chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển

Liệt kê các chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp trong ba năm:

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu phát triển (GR&D)

□ Doanh nghiệp có thành lập Quỹ phát triển KH&CN

Hướng dẫn:

- Mục Đ2: Chi phí dành cho thông tin và công nghệ thông tin là các chi phí mua phần mềm (chuyên dụng, bảo mật, vãn phòng...), chi phí cho khai thác thông tin bao gm chi phí xây dựng CSDL cũng như chi phí mua các thông tin khoa học và công nghệ (sách, báo, tạp chí, d liệu phân tích sản phẩm, thị trường...) trong 3 năm gần nhất.

- Mục Đ4: Chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) của doanh nghiệp bao gồm tt cả các chi phí cho hoạt động R&D ca doanh nghiệp như: chi phí cho đội ngũ R&D; chi phí nguyên, vật liệu cho hoạt động R&D; chi phí cơ sở vật chất và khu hao trang thiết bị, máy móc cho hoạt động R&D; các chi phí khác (đào tạo, thuê chuyên gia, hội nghị, hội tho...) phục vụ cho hoạt động R&D ca doanh nghiệp.

- Mục Đ1, Đ3, Đ4: Doanh nghiệp tích vào ô xác nhận nếu trong doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động này.

E. NĂNG LỰC ĐI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP

1. Kết qu nghiên cứu và phát triển sn phẩm

Liệt kê các kết quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại doanh nghiệp, bao gồm:

□ Tạo ra sản phẩm mới về kiểu dáng. Tên sản phẩm: ………………………………………………..

□ Tạo ra sản phẩm mới về tính năng. Tên sản phẩm: ………………………………………………...

□ Tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Tên sn phẩm: ………………………………….

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

Doanh thu của các sản phẩm mới

VNĐ

2. Kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ

Liệt kê các kết quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ tại doanh nghiệp, bao gồm:

□ Có quy trình, phương tiện, thiết bị công nghệ đang được tiến hành nghiên cứu.

Tên công nghệ: ………………………………………………………………………………………………

□ Có quy trình, phương tiện, thiết bị công nghệ đã được nghiên cứu phát triển nhưng đang mức th nghiệm hay quy mô phòng thí nghiệm. Tên công nghệ: ……………………………………

□ Có quy trình, công nghệ, phương thức sản xuất mới được chấp nhận đăng ký hoặc được cấp bng độc quyền giải pháp hữu ích. Tên công nghệ: ……………………………………………………

□ Có quy trình, công nghệ, phương thức sản xuất mới được bảo hộ dưới dạng bằng sáng chế và được thương mại hóa. Tên công nghệ: ………………………………………………………………

3. Năng lực chuyển đổi s của doanh nghiệp

Liệt kê các hoạt động nhằm thực hiện việc chuyển đổi số (ứng dụng công nghệ số) trong sản xuất tại doanh nghiệp, bao gồm:

a) Xây dựng chiến lược các mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hoặc chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Đánh giá sự hiểu biết cũng như quá trình thực hiện xây dựng chiến lược các mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hoặc chuyển đổi số tại doanh nghiệp, bao gồm

□ Chưa biết

□ Đã biết nhưng chưa thực hiện

□ Doanh nghiệp chuẩn bị xây dựng chiến lược

□ Doanh nghiệp đã xây dựng được chiến lược

Doanh nghiệp đang thực hiện các nội dung trong chiến lược

b) Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ số phục vụ cho hoạt động sn xuất và kinh doanh ca doanh nghiệp, bao gồm:

Liệt kê các công nghệ số đang được nghiên cứu và áp dụng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm

Điện toán đám mây

□ Mô hình hóa

Robot tiên tiến

An ninh mạng

Thực tế ảo tăng cường (AR)

Internet kết nối vạn vật (IoT)

Thực tại ảo (VR)

Vật liệu mới

Dữ liệu lớn (Bigdata)

Chuỗi khối (Blockchain)

Tích hợp hệ thống

□ In 3D

b) Mức độ áp dụng các công nghệ số tại doanh nghiệp

Đánh giá mức độ áp dụng đối với các công nghệ số đã được liệt kê tại doanh nghiệp:

□ Đang nghiên cứu để áp dụng tại doanh nghiệp

□ Đã triển khai tại một số bộ phận

□ Đã triển khai toàn bộ trong nhà máy

4. Năng lực liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Liệt kê các hoạt động liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản phẩm ca doanh nghiệp với các tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước

□ Có hoạt động hp tác theo hình thức dự án nghiên cứu phát triển công nghệ sản phẩm mới

□ Có hoạt động hợp tác theo hình thức mời chuyên gia h trợ, tiếp nhận kết quả nghiên cứu, đào tạo R&D

Hướng dẫn:

- Mục E1: Nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm mới thì ch ghi tối đa 03 sn phm mới có doanh thu cao nhất, doanh thu ca sản phẩm mới thì tính tng doanh thu ca tt c các sn phm mới từng năm trong thời gian ba năm trước năm điều tra.

- Mục E2: Nếu doanh nghiệp có nhiều công nghệ mới thì chỉ ghi tối đa 03 công nghệ mới mà doanh nghiệp đánh giá có hiệu qu cao nht, doanh thu ca sản phm mới thì tính tổng doanh thu của tất cả các sản phẩm mới từng năm trong thời gian ba năm trước năm điều tra.

- Mục E1, E2, E3, E4: Doanh nghiệp tích vào ô xác nhận nếu trong doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động này.

Người khai phiếu
(ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

CHUẨN SO SÁNH THEO NGÀNH ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư s 17/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Số TT

Tên ngành công nghiệp

ngành

Hệ số tự động hóa trung bình (triệu đồng) Kchuẩn 1

Hệ số chi phí năng lượng trung bình

Kchun 2

Hệ số chi phí nguyên, vật liệu trung bình

Kchuẩn 3

Hệ số năng suất lao động trung bình đồng)

Kchun 4

Nhóm C

Công nghiệp chế biến chế tạo

1

Sản xuất chế biến thực phẩm

C.10

200

7%

75%

150

2

Sản xuất đồ uống

C.11

200

5%

20%

150

3

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

C.12

200

7%

45%

200

4

Dệt

C.13

200

5%

40%

75

5

Sản xuất trang phục

C.14

200

5%

65%

75

6

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

C.15

200

5%

35%

75

7

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

C.16

150

5%

65%

100

8

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

C.17

250

5%

65%

100

9

In, sao chép bản ghi các loại

C.18

250

5%

65%

100

10

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

C.19

300

10%

75%

150

11

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

C.20

250

10%

55%

150

12

Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

C.21

300

7%

60%

200

13

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

C.22

250

10%

55%

150

14

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

C.23

250

10%

40%

100

15

Sản xuất kim loại

C.24

300

10%

65%

150

16

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, TB)

C.25

300

7%

65%

100

17

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

C.26

300

5%

45%

100

18

Sản xuất thiết bị điện

C.27

300

5%

45%

100

19

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

C.28

300

7%

55%

150

20

Sản xuất xe có động cơ

C.29

300

7%

65%

150

21

Sản xuất phương tiện vận tải khác

C.30

300

7%

65%

150

22

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

C.31

150

5%

55%

100

23

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

C.32

200

7%

55%

150

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH, LĨNH VỰC
(Ban hành kèm theo Thông tư s 17/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được phân lập thành năm nhóm thành phần cơ bản: nhóm Hiện trạng công nghệ sản xuất (nhóm T); nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (nhóm E); nhóm năng lực tổ chức quản lý (nhóm O); nhóm năng lực nghiên cứu phát triển (nhóm R) và nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (nhóm I).

2. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất về mặt định tính và định lượng, sử dụng thang điểm chung (100 điểm) đ đưa về cùng một mặt bằng đánh giá. Cãn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí để phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất. Thông tin số liệu dùng đ xác định điểm của các tiêu chí được điều tra, thu thập tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo Bộ phiếu điều tra.

3. Trình độ và năng lực công nghệ và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được tính toán dựa trên số điểm đạt được của các nhóm tiêu chí và là các cãn cứ tham khảo để đưa ra các nhận xét cụ thể và kết luận trong Báo cáo kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất:

- Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp được đo lường bằng số điểm đạt được:

t = T + E + O + R + I

- Hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất TĐB được tính theo công thức:

TĐB = KTâT.KEâE.KOâO.KRâR.KIâI

âT = 0,30; âE = 0,20; âO = 0,19; âR = 0,17; âI = 0,14

Trong đó:

- KT là hệ s tính toán trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm hiện trạng công nghệ sản xuất (nhóm T);

- KH là hệ s tính toán trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (nhóm E);

- KO là hệ số tính toán trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm năng lực tổ chức (nhóm I);

- KR là hệ số tính toán trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (nhóm R);

- KI là hệ số tính toán trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (nhóm I);

- âT là trọng số trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm T;

- âE là trọng số trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm E;

- âO là trọng số trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm O;

- âR là trọng số trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm R;

- âI là trọng số trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của nhóm I;

4. Tính điểm của các nhóm thành phần công nghệ của ngành, lĩnh vực:

Trong đó: - n là số doanh nghiệp của ngành, lĩnh vực được đánh giá;

- Ti, Ei, Oi, Ri, Ii là số điểm đạt được của năm nhóm thành phn T, H, O, R, I của doanh nghiệp thứ i;

- Qi là giá trị gia tăng sản phẩm của doanh nghiệp thứ i.

5. Tính tổng số điểm trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực:

t(N) = TN + HN + ON + RN + IN

6. Tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất TĐB của ngành, lĩnh vực:

Hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ của một ngành, lĩnh vực cũng có thể tính bằng công thức:

Trong đó: - n là số doanh nghiệp của ngành, lĩnh vực được đánh giá;

- TĐBi là hệ số đóng góp công nghệ của doanh nghiệp thứ i;

- Qi là giá trị gia tăng sản phẩm của doanh nghiệp thứ i.

PHỤ LỤC IV

(ban hành kèm theo Thông tư s 17/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

CƠ QUAN:………………….

………………………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………

…….., ngày ….. tháng ….. năm ……

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………

I. Kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp:

Số TT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Điểm các tiêu chí

Điểm số

Tối đa

A

Nhóm hiện trạng công nghệ sản xuất

30

1

Mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ

5

2

Cường độ vốn thiết bị, công nghệ

3

3

Mức độ đổi mới thiết bị, công nghệ

3

4

Mức độ tự động hóa và tích hợp sản xuất

7

5

Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất

4

6

Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất

4

7

Tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất

3

B

Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ

20

8

Năng suất lao động

5

9

Mức độ áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hp lý hóa sản xuất

3

10

Năng lực bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp

4

11

Khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ

4

12

Chất lượng nguồn nhân lực

4

C

Nhóm năng lực tổ chức, quản

19

13

Tỷ lệ chi phí cho đào tạo, huấn luyện

3

14

Thông tin phục vụ sản xuất, quản lý

5

15

Quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể

5

16

Áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

3

17

Bảo vệ môi trường

3

D

Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển

17

18

Ứng dụng công nghệ thông tin

3

19

Chi phí thông tin

3

20

Nhân lực dành cho nghiên cứu, phát triển

4

21

Hạ tầng dành cho nghiên cứu, phát triển

3

22

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển

4

E

Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo

14

23

Kết quả nghiên cứu và phát triển sản phẩm

4

24

Kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ

4

25

Năng lực liên kết hp tác nghiên cứu, phát triển

2

26

Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp

4

TỔNG ĐIỂM

100

HỆ SỐ MỨC ĐỘ ĐỒNG BỘ CỦA TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

II. Phân tích khả năng ứng dụng và đi mi công nghệ của doanh nghiệp:

Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được xem xét theo được đánh giá theo bốn nhóm, bao gồm: khả năng vận hành, khả năng hấp thụ, khả năng làm chủ, khả năng đổi mới sáng tạo.

1. Đánh giá khả năng vận hành công nghệ của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng vận hành ổn định, có hiệu quả dây chuyền sn xuất theo quy trình, quy phạm về công nghệ và các thông s công nghệ ban đầu tùy theo sự thay đi ca điều kiện xung quanh và yêu cầu tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Đánh giá khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu của sn xuất, kinh doanh; Khả năng lựa chọn hình thức tiếp nhận công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence...); Khả năng triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhn; khả năng bảo dưỡng thường xuyên thiết bị công nghệ và ngăn ngừa sự c, khả năng khắc phục sự cố xảy ra của doanh nghiệp.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................            

3. Đánh giá khả năng làm chủ công nghệ của doanh nghiệp

Đánh giá các kỹ năng tương thích, tức là các kỹ năng cải tiến, thiết kế, biến đổi các loại công nghệ nhập khẩu thích hợp với những ứng dụng phức tạp hơn; Khả năng thích nghi công nghệ đã tiếp nhận (có những thay đổi nhỏ về sn phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu...); Khả năng sao chép (làm lại theo mẫu) có thể có những thay đổi nhỏ về quy trình công nghệ.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

4. Đánh giá khả năng đổi mới, sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng điều chỉnh, thích nghi công nghệ được chuyn giao bằng thay đi cơ bản về quy trình công nghệ; khả năng tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế quy trình công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và triển khai; khả năng tạo ra và đưa vào hoạt động các quy trình, phương tiện, thiết bị công nghệ mới, tạo ra các sn phẩm hoàn toàn mới.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

5. Kết luận chung

Đưa ra kết luận về thực trạng ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, những thành tựu cũng như những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng và đổi mới công nghệ.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

6. Khuyến nghị

Đưa ra những ý kiến, tư vấn, khuyến nghị cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

………., ngày…..tháng……năm…..20…
Tổ chức, cơ quan đánh giá
(ký tên, đóng dấu)


BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

I. Kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực

TT

Tên doanh nghiệp

Điểm hiện trạng công nghệ sản xuất (T)

Điểm hiệu quả khai thác công nghệ (H)

Điểm năng lực tổ chức, quản lý (O)

Điểm năng lực nghiên cứu và phát triển (R)

Điểm năng lực đổi mới sáng tạo (I)

Điểm trình độ và năng lực công nghệ (t)

Hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ (TĐB)

Giá trị gia tăng sản phẩm của doanh nghiệp (Q)

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Công ty A

2

Công ty B

3

Công ty C

..

....

...

...

...

...

...

Tng điểm

Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực

Hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực


II. Phân tích khả năng ứng dụng và đổi mi công nghệ của ngành, lĩnh vc

Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ của ngành, lĩnh vực được xem xét theo được đánh giá theo bốn nhóm, bao gm: khả năng vận hành, khả năng hấp thụ, khả năng làm chủ, khả năng đổi mới sáng tạo.

1. Đánh giá khả năng vận hành công nghệ của ngành, lĩnh vực

Đánh giá khả năng sản xuất, vận hành những quy trình công nghệ ở mức thấp, các thiết bị, vật tư đặc chng đầu vào, dịch vụ kỹ thuật phải nhập khu ca các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................            

...................................................................................................................................

2. Đánh giá khả năng hấp thụ công nghệ của ngành, lĩnh vực

Đánh giá việc các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực bt đầu các hoạt động thay thế nhập khẩu bằng các máy móc và thiết bị nội địa (mua quyền sử dụng công nghệ đ sn xuất trong nước), năng lực công nghệ sản xuất trong nước bắt đầu phát triển.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................            

...................................................................................................................................

3. Đánh giá khả năng làm chủ công nghệ của ngành, lĩnh vực

Đánh giá việc các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực bắt đầu xuất khu hàng hóa và dịch vụ nguyên gốc để đổi lại mục tiêu thay thế nhập khẩu, tăng cường xuất khu các mặt hàng có qui trình chế tạo phức tạp hơn, có khả năng tự triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong nước.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

4. Đánh giá khả năng đổi mới, sáng tạo công nghệ của ngành, lĩnh vực

Đánh giá khả năng tiến hành đa dạng hóa chng loại hàng hóa và độ phức tạp với qui trình chủ động, có khả năng xut khu các dịch vụ công nghệ thiết kế và dịch vụ vn chuyên gia ca các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

5. Kết luận chung

Đưa ra kết luận về thực trạng ứng dụng và đổi mới công nghệ ca ngành, lĩnh vực, những thành tựu cũng như những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng và đổi mới công nghệ.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................            

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

6. Khuyến nghị

Đưa ra những ý kiến, tư vn, khuyến nghị cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu qu ứng dụng và đổi mới công nghệ ca ngành, lĩnh vực.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................


Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên)

………., ngày…..tháng……năm 20…
Tổ chức, cơ quan đánh giá
(ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 17/2019/TT-BKHCN

Hanoi, December 10, 2019

 

CIRCULAR

PROVIDING INSTRUCTIONS ON ASSESSMENT OF MANUFACTURING TECHNOLOGY LEVEL AND CAPACITY

Pursuant to the Law on Technology Transfer dated June 19, 2017;

Pursuant to the Government's Decree No. 95/2017/ND-CP dated August 16, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

Upon the request of Director of the Department of Technology Application and Development, Director of the Department of Technology Appraisal, Examination and Assessment, and Director of the Department of Legislation;

Minister of Science and Technology hereby promulgates the Circular providing instructions about assessment of manufacturing technology level and capacity.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular provides guidance on tasks involved in and processes for assessment of manufacturing technology level and capacity of enterprises, and assessment of manufacturing technology level and capacity of manufacturing sectors and fields in Vietnam, including manufacturing, production, assembly and other supporting industries.

2. Entities and enterprises shall use results of assessment of manufacturing technology level and capacity of enterprises, and those of manufacturing technology level and capacity of production sectors or fields in Vietnam, as a basis to get a grasp of the current situation of manufacturing technology and capacity to exploit, master, innovate, research and develop technologies, and then give accurate recommendations, propose solutions to improving manufacturing technology level and capacity of enterprises, fields or sectors.

Article 2. Interpretation

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Manufacturing technology level and capacity means the level of attainment of the current status of technology, capacity to organize and exploit existing technologies, and to absorb, master, and conduct research, development and creative innovation of manufacturing technologies of enterprises, sectors and fields.

2. Assessment of manufacturing technology level and capacity of an enterprise means analysis and determination of the current status and efficiency in use and exploitation of manufacturing technologies, and assessment of capacity to organize and exploit existing technologies, absorb, master, research, develop and creatively innovate manufacturing technologies of enterprises.

3. Assessment of manufacturing technology level and capacity of a manufacturing sector or industry means analysis and consolidation of results of assessment of manufacturing technology level and capacity of enterprises in manufacturing sectors and fields.

4. Factor of synchronization of manufacturing technology level and capacity means a factor indicating roles of sets of component criteria in synchronously influencing acquisition of manufacturing technology level and capacity of enterprises.

5. Manufacturing sector and field means a collective of enterprises manufacturing the same group of products in tier-2 or tier-3 subsectors of manufacturing, production, installation and other supporting industries classified under the Prime Minister’s Decision No. 27/2018/QD-TTg dated July 6, 2018 on introduction of Vietnam’s Standard Industrial Classification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Technology line means a system of machinery, equipment, instruments and means which is installed or interconnected in a specified time according to a designed technological diagram or process, ensuring they work synchronously for production purposes.

8. Number of employees means the total number of persons employed by an enterprise in the year preceding the year of assessment of manufacturing technology level and capacity, excluding those who work for shorter than three months.

Article 3. Assessment principles

1. Manufacturing technology level and capacity may be assessed by means of the general analysis and evaluation of 5 groups of component elements, including the group of current status of manufacturing technology and equipment (Group T); the group of efficiency in exploitation of technology (Group E); the group of organizational and managerial capacity (Group O); the group of research and development capacity (Group R) and the group of innovation capacity (Group I), in combination with results of assessment of the factor of synchronization of manufacturing technology level and capacity.

2. Manufacturing technology level and capacity can be assessed according to the quantitative method of 100-point scale for total number of 26 criteria under which they are put on the same level of assessment, including Group T having the scale of 30 points at maximum for 7 criteria; Group E having the scale of 20 points at maximum for 5 criteria; Group O having the scale of 19 points at maximum for 5 criteria; Group R having the scale of 17 points for 5 criteria; and Group I having the scale of 14 points at maximum for 4 criteria. Based on total points of criteria and the factor of synchronization of manufacturing technology level and capacity, manufacturing technology level and capacity shall be classified. Data and information used for scoring criteria may be surveyed and collected by enterprises. Set of survey forms is given in Appendix I hereto.

3. Factor of synchronization of manufacturing technology level and capacity can be calculated after getting to know scores of Group T, E, O, R and I.

4. Criterion 4, 5 and 6 of Article 4 and criterion 8 of Article 5 herein may be scored according to comparative standards in specific industries according to Appendix II hereto. Upon receipt of proposals from Ministries or sectors involved, the Ministry of Science and Technology shall consider adjusting comparative standards to ensure they conform to actual socio-economic development requirements over periods of time.

Chapter II

CRITERIA FOR ASSESSMENT OF MANUFACTURING TECHNOLOGY LEVEL AND CAPACITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Criterion 1: Level of depreciation of equipment and technology (5 points at maximum)

Level of depreciation of equipment and technology refers to a gradual decrease in the useful value of equipment or technology over time which is reflected through “Depreciation factor” (Kkh) calculated according to the following formula:

 (%)

Where:

- Gbd denotes total initial value of equipment or technology (historical cost);

- Gsx denotes total present value of equipment or technology (already depreciated).

Value of equipment or technology comes from the financial statement of the year preceding the year of assessment of manufacturing technology level and capacity of an enterprise.

This criterion shall be scored as follows:

Kkh < 20%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20% ≤ Kkh < 40%

4 points

40% ≤ Kkh < 60%

3 points

60% ≤ Kkh < 80%

2 points

Kkh ≥ 80%

1 point

2. Criterion 2: Equipment and technology capital intensity (3 points at maximum)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (%)

Where:

- Gsx denotes total present value of equipment or technology;

- Gdt denotes total value of past investment, including equipment or technology existing since 3 latest years.

This criterion shall be scored as follows:

Kcd ≥ 75%

3 points

50% ≤ Kcd < 75%

2 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 point

3. Criterion 3: Level of innovation of equipment and technology (3 points at maximum)

Level of innovation of equipment and technology refers to an additional investment in equipment or technology serving the purposes of replacing and upgrading the equipment or technological system of an enterprise. This criterion is reflected through “Innovation factor” (Kdm), calculated according to the following formula:

 (%)

Where:

- Gtbm denotes the newly-converted value of equipment or technology (which is installed or put into production 3 years till assessment occurs) and is calculated according to the following formula:

- Gtbm = (2Gtbm1 + Gtbm2)/2;

- Gtbm1 denotes value of equipment newly installed for expansion of production scale;

- Gtbm2 denotes value of equipment in place of old one which is already damaged (in case of repair thereo). If newly-installed or replaced equipment or technology is the used one, it shall not be taken into account in this criterion;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This criterion shall be scored as follows:

Kdm ≥ 75%

3 points

50% ≤ Kdm < 75%

2 points

25% ≤ Kdm < 50%

1 points

4. Criterion 4: Level of automation and integration into production (7 points at maximum)

This criterion depicts the level of modernity and current status of integration into manufacturing processes of an enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Level of automation of technological line may get 3 points at maximum and may be reflected through “Automation factor” (Ktdh), calculated according to the following formula:

Where:

- Gsx denotes total present value of equipment or technology;

- Mtt denotes total number of employees directly involved in a production process.

Level of automation can be scored in relation to the average automation factor in each sector (Kchuẩn 1) as follows:

- Ktdh ≥ 1.5Kchuẩn 1

3 points

- 1.5Kchuẩn 1 > Ktdh ≥ Kchuẩn 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Kchuẩn 1 > Ktdh ≥ 0.5Kchuẩn 1

1 point

b) Level of application of automatic production management solutions may get 4 points at maximum and can be determined as follows:

- Running production data acquisition system (e.g. PDA or SCADA)

1 point

- Running machinery data collection system (MDC)

1 point

- Deploying flexible manufacturing system (FMS) or distributed control system (DCS)

1 point

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 point

5. Criterion 5: Energy cost ratio (4 points at maximum)

The energy cost ratio indicates the production efficiency in terms of consumption of energy and is reflected through “Energy cost factor” (Knl), calculated according to the following formula:

 (%)

Where:

- Gnl denotes total cost of input energy (e.g. electricity, coal, firewood, petroleum, oil, gas, etc.) already incurred;

- Gsp denotes total output cost in a computation year.

Gnl and Gsp data may be extracted from the financial statement of the year preceding the year of assessment of manufacturing technology level and capacity of an enterprise.

This criterion is scored in relation to the average energy cost factor in each sector (Kchuẩn 2) as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4 points

- 0.25Kchuẩn 2 < Knl ≤ 0.5Kchuẩn 2

3 points

- 0.5Kchuẩn 2 < Knl ≤ Kchuẩn 2

2 points

- Knl > Kchuẩn 2

1 point

6. Criterion 6: Material cost ratio (4 points at maximum)

The material cost ratio indicates the production efficiency in terms of consumption of input materials and is reflected through “Material cost factor” (Knvl), calculated according to the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

- Gnvl denotes total cost of (all) input materials already spent in a computation year;

- Gsp denotes total output cost in a computation year.

Gnl and Gsp data may be extracted from the financial statement of the year preceding the year of assessment of manufacturing technology level and capacity of an enterprise.

This criterion is scored in relation to the average material cost factor in each sector (Kchuẩn 3) as follows:

- Knvl ≤ 0.25 Kchuẩn 3

4 points

- 0.25Kchuẩn 3 < Knvl ≤ 0.5Kchuẩn 3

3 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 points

- Kchuẩn 3 < Knvl ≤ 2Kchuẩn 3

1 point

7. Criterion 7: Standards of output of technological line (4 points at maximum).

This criterion is defined through determination of the level of progressiveness on the quality standards that products generated from a technological line may reach.

This criterion shall be scored as follows:

- Products meet basic standards in which criteria are more progressive than those on international standards

4 points

- Products meet international standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Products meet national standards

2 points

- Products meet basic standards

1 points

Article 5. Group of efficiency in exploitation of technology (Group E, 20 points at maximum)

1. Criterion 8: Labor productivity (5 points at maximum).

Labor productivity indicates an enterprise’s efficiency in production, is defined as the average added value that an employee creates in a year and is reflected through “Efficiency factor” (Kns), calculated according to the following formula:

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- M denotes total number of employees.

This criterion is scored in relation to the average labor productivity factor in each sector (Kchuẩn 4) as follows:

- Kns ≥ 3.0Kchuẩn 4

5 points

- 3.0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 2.0Kchuẩn 4

4 points

- 2.0Kchuẩn 4 > Kns ≥ 1.0Kchuẩn 4

3 points

- Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0.5Kchuẩn 4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 0.5Kchuẩn 4 > Kns ≥ 0.25Kchuẩn 4

1 point

2. Criterion 9: Level of application of technical inventions, advances and production rationalization (3 points at maximum).

This criterion is used for carrying out the comprehensive, systematic, popular and effective assessment of an enterprise’s application of technical inventions, advances and production rationalization.

The score of this criterion is defined as total point of the following activities:

- Developing synchronous and systematic programs and solutions to promote application of technical inventions, advances and production rationalization.

1 point

- The number of technical inventions and advances, and production rationalization solutions is applied, or such application results in gradual increases in economic efficiency for the most recent three years.

1 point

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 point

3. Criterion 10. Capacity for maintenance and repair of manufacturing machinery, line and equipment of an enterprise (4 points at maximum).

This criterion is used for assessing capacity for its autonomous maintenance and repair of manufacturing machinery, line and equipment, and is defined by gradually increased levels, including: Capacity to carry out maintenance and repair on its own account in case of emergencies by using its available sources of spare parts thereof (with respect to maintenance and repair activities performed in case of breakdown or emergency); capacity to carry out maintenance and repair on its own account according to plans and regulations of manufacturers thereof (with respect to periodic maintenance and repair activities); capacity to carry out maintenance and repair on its own account in order to rule out defects in a system to boost performance thereof (with respect to intensive maintenance and repair activities); capacity to perform diagnosis, maintenance and repair activities to improve performance of the entire system on the basis of analysis of data and reliability thereof (with respect to general maintenance and repair activities).

This criterion shall be scored as follows:

- General maintenance and repair

4 points

- Intensive maintenance and repair

3 points

- Periodic maintenance and repair

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Maintenance and repair in case of emergency or breakdown

1 point

4. Criterion 11: Receptivity in the context of technology transfer (4 points at maximum)

This criterion is used for assessment of capacity to receive transferred technologies of an enterprise, and is defined by gradually increased levels, including: Receiving transfers of synchronous technological lines and equipment according to the turnkey approach; purchasing copyrights of or receiving licenses on technologies used for production purposes; purchasing specific technologies to adjust, improve and integrate them into its designed production lines to serve production purposes; buying inventions and innovations to perfect and develop technologies and apply them to production activities.

This criterion shall be scored as follows:

- Buying inventions and innovations to perfect and develop technologies and apply them to production activities

4 points

- Purchasing specific technologies to adjust, improve and integrate them into designed production lines to serve production purposes

3 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2 points

- Receiving transfers of synchronous technological lines and equipment according to the turnkey approach

1 point

5. Criterion 12: Human resource quality (4 points at maximum).

Human resource includes direct manufacturing labor, operational, administrative and executive officers. Human resource quality is reflected by “Human resource quality factor” (H), calculated according to the following formula:

 (%)

Where:

- H1 denotes the ratio of total number of trained, high-level skilled workers or artisans to total direct manufacturing labor;

- H2 denotes the ratio of total number of executive officers (obtaining undergraduate or higher degrees, and acquiring at least 3 years’ experience), or total number of administrative/operational officers (obtaining at least undergraduate degrees relevant to leadership titles and occupational duties in an enterprise) to total indirect labor;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Mcn denotes total number of occupationally trained workers;

- Mbc denotes total number of high-level skilled workers or artisans;

- Mtt denotes total direct manufacturing labor;

- Mql denotes total number of managerial or executive officers holding at least undergraduate degrees and acquiring at least 3 years’ experience provided that such degrees and experience are relevant to managerial titles in an enterprise.

- Mnv denotes operational officers obtaining at least associate degrees relevant to their operational titles in an enterprise;

- Mgt denotes total number of indirect officers (who are not directly involved in production activities) of an enterprise, calculated by the formula: Mgt = M - Mtt.

This criterion shall be scored as follows:

H ≥ 25%

4 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 points

15% > H ≥ 5%

2 points

5% > H ≥ 2.5%

1 point

Article 6. Group of organizational and managerial capacity (Group O, 19 points at maximum)

1. Criterion 13: Ratio of training and educational costs (3 points at maximum)

 (%)

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Gdt denotes total revenue (generated in the latest three years).

This criterion shall be scored as follows:

Kdthl ≥ 2%

3 points

2% > Kdthl ≥ 1%

2 points

1% > Kdthl ≥ 0.5%

1 point

2. Criterion 14: Information necessary for production and management activities (5 points at maximum).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This criterion shall be scored as follows:

- Using 5 out of 6 sets of information

5 points

- Using 4 out of 6 sets of information

4 points

- Using 3 out of 6 sets of information

3 points

- Using 2 out of 6 sets of information

2 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 point

3. Criterion 15: General equipment performance management (5 points at maximum)

This criterion measures efficiency in organization and management of production equipment of an enterprise and is reflected by "General equipment performance factor" (Ktbtt), calculated according to the following formula:

 (%)

Where:

- H denotes equipment performance;

- Q denotes qualified product ratio;

- Ptt denotes the actual average gross production in three years preceding the assessment year;

- P denotes the gross production determined by the designed capacity of equipment per year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Gsp denotes the gross value of products in three years preceding the assessment year.

This criterion shall be scored as follows:

Ktbtt ≥ 75%

5 points

75% > Ktbtt ≥ 60%

4 points

60% > Ktbtt ≥ 45%

3 points

45% > Ktbtt ≥ 30%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30% > Ktbtt ≥ 15%

1 point

4. Criterion 16: Application of standards of advanced quality management system (3 points at maximum)

This criterion describes the level of formulation and application of standards of quality management system through innovative models and tools for improvement of quantity and quality of products in an enterprise.

This criterion is scored through such enterprise's application of quality management system relevant to levels of management system standards, specifically including:

- Meeting advanced quality management system standards (already receiving certificates)

2 points

- Meeting advanced quality management system standards

1 point

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Criterion 17: Environmental protection (3 points at maximum)

This criterion indicates capabilities of disposal of waste and environmental protection of an enterprise.

This criterion is scored through such enterprise's application of the environmental management system relevant to standard levels, specifically including:

- Meeting standards of advanced environmental management system (already obtaining certificates), having the waste treatment system conforming to regulations, and having waste recycling and reuse system

3 points

- Meeting standards of advanced environmental management system (already obtaining certificates), and having the waste treatment system conforming to regulations

2 points

- Meeting standards of advanced environmental management system and having the waste treatment system conforming to regulations

1 point

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Criterion 18: Information technology application (3 points at maximum).

This criterion indicates the level of investment in and use of information technology equipment, infrastructure and personnel in an enterprise.

This criterion is scored through that enterprise’s investment in IT infrastructure (including hardware and software) that meets production and business demands as follows:

- Having an integrated database and software system for use in all management and operation activities by each department

3 points

- Having an adequate number of hardware and software products used for automating operational and business processes in order to improve business efficiency

2 points

- Having an adequate number of hardware and software products used for running several regular applications

1 point

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This criterion expresses the extent of investment in information technology (e.g. hardware, software, data, services, security and communication, etc.) of an enterprise and is reflected by determining “Communication cost factor” (Ktt) according to the following formula:

(%)

Where:

- Gtt denotes total communication cost (including phone, internet bills, etc.) in the most recent three years;

- Gcp denotes total cost incurred in the most recent three years.

This criterion shall be scored as follows:

Ktt ≥ 0.25%

3 points

0.25% > Ktt ≥ 0.05%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0.05% > Ktt ≥ 0.01%

1 point

3. Criterion 20: Research and development personnel (4 points at maximum).

Ratio of research, development and training personnel (H5) shall be determined according to the following formula:

(%)

Where:

- Mr&d denotes the number of R&D staff members;

- M denotes total number of employees.

This criterion shall be scored as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

H5 ≥ 1% and Mr&d ≥ 50

4 points

H5 ≥ 0.8% and Mr&d ≥ 40

3 points

H5 ≥ 0.6% and Mr&d ≥ 30

2 points

H5 ≥ 0.4% and Mr&d ≥ 20

1 point

As regards enterprises with total equity capital of 100 billion dong and total payroll of more than 200 employees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4 points

H5 ≥ 2.0% and Mr&d ≥ 12

3 points

H5 ≥ 1.5% and Mr&d ≥ 9

2 points

H5 ≥ 1.0% and Mr&d ≥ 6

1 point

As regards small and medium enterprises

H5 ≥ 5%

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

H5 ≥ 4%

3 points

H5 ≥ 3%

2 points

H5 ≥ 2%

1 point

4. Criterion 21: Research and development infrastructure (3 points at maximum).

This criterion indicates an enterprise’s infrastructure used as investment in research into and development of technologies and products.

This criterion shall be scored by taking into account an enterprise's research and development infrastructure as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 points

- Having the specialized research and development department, centers and laboratories (for invention and testing purposes) that meet demands

2 points

- Having the technology and product research and development department (maybe performing dual functions)

1 point

5. Criterion 22: Funds for scientific and technological development, and investment in research and development activities (4 points at maximum).

This criterion indicates an enterprise’s investment in research into and development of technologies and products. This criterion shall be scored by total score of two components including:

- An enterprise establishes a scientific and technological development fund: 1 point

- An enterprise invests in research and development activities: 3 points at maximum and is reflected by “Research and development cost ratio” (Kr&d), calculated according to the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

- Gdt denotes total cost of training, research and development activities incurred in the latest 3 years;

- Gdt denotes total revenue generated in the latest three years.

The ratio of such cost shall be scored as follows:

As regards enterprises with total equity capital of 1000 billion dong and total payroll of more than 3000 employees

Kr&d ≥ 0.1%

3 points

Kr&d ≥ 0.06%

2 points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 point

As regards enterprises with total equity capital of 100 billion dong and total payroll of more than 200 employees

Kr&d ≥ 0.5%

3 points

Kr&d ≥ 0.3%

2 points

Kr&d ≥ 0.1%

1 point

As regards small and medium enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 points

Kr&d ≥ 0.6%

2 points

Kr&d ≥ 0.2%

1 point

Article 8. Innovative capacity group (Group I, 14 points at maximum)

1. Criterion 23: Product research and development results (4 points at maximum).

This criterion is aimed at assessing capacity to research improvements and adjustments, develop new products of an enterprise, and obtained outcomes, after completion of assessment.

This criterion shall be scored as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 points

- Creating new products providing new functions

2 points

- Creating new products providing new designs

1 point

- Sales of new products account for at least more than 5% of total sales gained in the past year

1 bonus point

2. Criterion 24: Technology research and development results (4 points at maximum).

This criterion indicates an enterprise’s capacity to improve and adjust existing technologies, research and develop new technologies for use in manufacturing of products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Possessing new technologies which are protected by patents and are commercialized

4 points

- Possessing new technologies accepted for registration and patent for utility solution

3 points

- Possessing technologies already researched and developed, but under test or for use in laboratories.

2 points

- Possessing technologies (including processes, secrets, know-how, technological equipment or industrial designs, etc.) under study

1 point

3. Criterion 25: Research and development cooperation and affiliation capacity (2 points at maximum).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This criterion shall be scored by that enterprise’s cooperation in investment with other domestic or foreign enterprises, entities, research institutes or higher education establishments as follows:

- Making investments in the form of joint implementation of technology or product research and development projects

2 points

- Making investments in cooperation in the form of hiring of experts providing support or assistance, and acquiring (purchasing) research achievements and providing training for research and development staff

1 point

4. Criterion 26: Digital transformation capacity (4 points at maximum).

Digital transformation capacity refers to the capability of applying and exploiting digital platforms, and integrating all smart technologies to optimize manufacturing processes and methods, and is assessed through the following activities:

a) Developing a strategy for digital transformation or smart production: getting 1 point at maximum

b) Level of application and development of digital technologies, including: Cloud computing, robotics innovations, 3D printing, augmented reality (AR), visual reality (VR), internet of things (IoT), big data, system integration, modeling, cybersecurity, blockchain, new materials, etc, which are used for business purposes: getting 3 points at maximum:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3 points

Already installed at several departments

2 points

Under study before being put to use

1 point

Chapter III

METHODS AND PROCESSES FOR ASSESSMENT OF MANUFACTURING TECHNOLOGY LEVEL AND CAPACITY

Article 9. Method of assessment of manufacturing technology level and capacity of an enterprise

1. Calculating points and total score of each group of criteria for assessment of manufacturing technology level and capacity.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Classifying manufacturing technology level and capacity by 4 levels based on total score of components of manufacturing technology level and capacity, and the factor of level of synchronization of manufacturing technology level and capacity of an enterprise, specifically including:

a) If the factor of level of synchronization is less than 0.3 and its total score is less than 35 points, that enterprise's manufacturing technology level and capacity will be graded as obsolete;

b) If the factor of level of synchronization is at least 0.3 and its total score is from 35 points to under 60 points, that enterprise’s manufacturing technology level and capacity will be graded as average;

c) If the factor of level of synchronization is at least 0.5 and its total score is from 60 points to under 75 points, that enterprise’s manufacturing technology level and capacity will be graded as fairly progressive;

d) If the factor of level of synchronization is at least 0.65 and its total score is at least 75 points, that enterprise’s manufacturing technology level and capacity will be graded as progressive.

Article 10. Method of assessment of manufacturing technology level and capacity of a manufacturing sector or industry

1. Scoring each component group of manufacturing technology level and capacity and its total score of component groups of manufacturing technology level and capacity in each manufacturing sector or industry according to instructions given in paragraphs 4 and 5 in Appendix III hereto.

2. Calculating the factor of level of synchronization of manufacturing technology level and capacity according to instructions given in paragraph 6 of Appendix III hereto.

3. Classifying manufacturing technology level and capacity by total score and the factor of level of synchronization of manufacturing technology level and capacity in each manufacturing sector or industry (this classification is carried out in the same manner as provided in clause 3 of Article 9 herein).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Selecting sample enterprises typical for specific manufacturing sectors or industries;

b) Conduct assessment of manufacturing technology level and capacity of each enterprise;

c) Conduct assessment of manufacturing technology level and capacity of each manufacturing sector and industry, based on calculation and consolidation of results of assessment of manufacturing technology level and capacity of enterprises in that manufacturing sector or industry.

Article 11. Assessment processes

1. Taking preparatory steps, including:

a) Assessing entities, organizations and enterprises (hereinafter referred to as assessor(s)) identify manufacturing sectors or industries as subjects of assessment or target assessees;

b) Assessors set up assessment commissions;

c) Assessment commissions develop assessment plans (containing information about duration, schedule, cost estimate and tasks involved), assessment methods subject to clause 2 or 3 of this Article, and then submit them to competent authorities to seek their approval;

d) Providing members of assessment commissions with training courses in conducting surveys, collecting data, information, using software designed for assessment (if any), processing data (standardizing data) and reporting assessment results (computation and reporting).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Members of assessment commissions come to enterprises to give them instructions on how to provide and collect required data and information;

b) Members use assessment software in case of assessments directly conducted at offices of enterprises subject to assessments (if any);

c) Assessment commissions inform enterprises subject to assessments of assessment results after completion of assessments.

3. Conducting online assessments:

a) Assessors inform enterprises subject to assessments to request them to join assessments online and instruct them how to run online assessment software;

b) Assessors inform results of automatic assessments to enterprises after completion of surveys by using online survey data processing software;

c) Assessors consolidate data by using survey data processing software.

4. Carrying out post-assessment analyses:

a) Assessors consolidate and process data (standardize data), make reports on results of assessments (carry out computation and reporting) by using assessment software;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Drawing conclusions:

a) Convening meetings to present reports on assessments of manufacturing technology level and capacity;

b) Finalizing, submitting and storing survey reports and data.

Chapter IV

PROVISIONS ON FUNDING FOR ASSESSMENT AND IMPLEMENTATION

Article 12. Funding

1. Assessments of manufacturing technology level and capacity in sectors or industries conducted by ministries, centrally-affiliated bodies and localities shall be funded by the state budget's estimated expenditures on performing public scientific and technological services prescribed in regulations on decentralizing authority to use state budget expenditures to these entities, or by other legally mobilized capital. Payment reasons and rates shall be subject to existing regulations on norms of construction and distribution of estimated costs for implementation of scientific and technological missions using the state budget’s funds provided that payments fall within the state budget’s annual estimate.

2. Settlement and finalization of costs shall be subject to regulations of the Law on State Budget and other instructional documents.

3. If associations or enterprises conduct independent assessments of manufacturing technology level and capacity, they shall be liable for any costs incurred.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on demands for socio-economic development and international economic integration over periods of time, Ministries, sectors and People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall take control of assessments of manufacturing technology level and capacity within their ambit according to instructions given herein, and provide assessment results in order for the Ministry of Science and Technology to consolidate them into the national database.

Enterprises cooperating and participating in surveys will be provided with assessment results after completion of assessments. Reports on surveys and assessments may be informed to third parties only when these enterprises give permission.

2. Enterprises, entities or organizations not covered by regulations laid down in clause 1 of this Article, and persons participating in assessments of manufacturing technology level and capacity, may choose to apply regulations laid down herein.

3. Department of Technology Application and Development, and Department of Technology Appraisal, Examination and Assessment affiliated to the Ministry of Science and Technology, shall be responsible for instructing, supporting and supervising affiliations of Ministries and sectors conducting assessments of manufacturing technology level and capacity; cooperating with involved units in designing data collection software (including spot and online surveys), and software for processing of data and input of updated data on the general database of manufacturing technology level and capacity, for use in carrying out assessments by these Ministries, sectors and localities.

4. Based on demands arising over periods of time, Ministries and sectors shall, within their jurisdiction, refer to data on results of assessments of level and capacity of manufacturing technology in the previous stage and trends in development of technologies in order to redefine comparison standards of several criteria relevant to specific sectors or industries, and then submit them to the Ministry of Science and Technology for its consolidation and consistent application on the nationwide scale.

Article 14. Entry into force

1. This Circular shall enter into force from January 25, 2020, replacing the Circular No. 04/2014/TT-BKHCN dated April 8, 2014 of Minister of Science and Technology, providing instructions about assessment of production technology level.

2. In the course of implementation hereof, if there is any difficulty or query that arises, entities and persons may send feedbacks to the Ministry of Science and Technology to seek its proper amendment or supplementation./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Tung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 17/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019 về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.088

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.181.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!