Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT quy chế đào tạo đại học từ xa

Số hiệu: 10/2017/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 28/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo từ xa trình độ đại học

Ngày 28/4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT về quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Theo đó, việc tổ chức và quản lý đào tạo từ xa (ĐTTX) đã được quy định chặt chẽ hơn so với hiện nay, cụ thể:

- Tổ chức ĐTTX được thực hiện theo học chế tín chỉ.

- Cơ sở giáo dục đại học quy định thời gian tối đa chương trình ĐTTX, nhưng không quá 2 lần thời gian thiết kế của chương trình đào tạo theo hệ chính quy;

- Hội đồng chuyên môn xem xét, công nhận kết quả học tập để chuyển đổi, miễn trừ học phần mà người học đã tích luỹ ở các chương trình đào tạo cấp văn bằng khác theo quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học;

- Trước khi tham gia chính thức khoá học phải cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng về học tập từ xa;

- Việc tổ chức ĐTTX phải đảm bảo sự tương tác giữa người học với giảng viên, giữa người học với người học; đảm bảo ít nhất 04 hoạt động học tập chính…

Xem thêm chi tiết tại Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực  từ ngày 12/6/2017 và bãi bỏ một số nội dung tại Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT .

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TỪ XA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2017 và bãi bỏ các nội dung quy định về: Tuyển sinh; tổ chức và quản lý đào tạo; đánh giá kết quả học tập, xếp hạng tốt nghiệp; xét, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng; thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đào tạo từ xa trình độ đại học tại Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa ban hành kèm theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO TỪ XA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định tổ chức hoạt động đào tạo từ xa (ĐTTX) trình độ đại học bao gồm: tuyển sinh, tổ chức và quản lý ĐTTX; quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, quyền và trách nhiệm của giảng viên, người học; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện.

2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học gồm: Chương trình ĐTTX; học liệu ĐTTX; bộ máy tổ chức và quản lý ĐTTX; hệ thống kiểm tra, đánh giá; hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện ĐTTX; đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý; các văn bản quy định về ĐTTX.

2. Học liệu ĐTTX gồm: học liệu chính và các học liệu bổ trợ phục vụ cho quá trình đào tạo.

Học liệu chính đảm bảo cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung chương trình đào tạo để người học có thể tự học phù hợp với phương thức ĐTTX.

Học liệu bổ trợ cung cấp các nội dung chi tiết hỗ trợ người học hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung trong học liệu chính, có thể là: băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet, bài seminar và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế.

3. Các phương thức ĐTTX:

a) Thư tín: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu bằng đường thư tín thông qua học liệu chính là tài liệu in. Học liệu chính bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra;

b) Phát thanh - truyền hình: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua các hệ thống phát thanh - truyền hình trong đó học liệu chính là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát trực tiếp hoặc phát lại trên các kênh phát thanh, truyền hình;

c) Mạng máy tính: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính, mạng internet và mạng viễn thông trong đó học liệu chính là học liệu điện tử được chuyển qua mạng, việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến hoặc không trực tuyến;

d) Kết hợp: kết hợp các phương thức nêu tại các điểm a, b và c, Khoản này.

4. Trạm ĐTTX: đặt tại cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện đảm bảo các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, cán bộ quản lý để thực hiện chương trình ĐTTX.

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA

Điều 3. Yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo từ xa

1. Hệ thống ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học đã được xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với phương thức ĐTTX lựa chọn.

2. Việc thực hiện chương trình ĐTTX phải được xác định trong sứ mạng, tầm nhìn, phương hướng, kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục đại học, được Hội đồng đại học, Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị quyết nghị thông qua. Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện chương trình ĐTTX trình độ đại học đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ đại học.

3. Chương trình ĐTTX đã được xây dựng hoàn chỉnh, có kế hoạch đào tạo toàn khóa và đề cương chi tiết của từng học phần đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, phù hợp với phương thức ĐTTX. Trong cùng một ngành đào tạo, nội dung của chương trình ĐTTX như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.

4. Bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động ĐTTX đảm bảo quản lý, giám sát được quá trình giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng. Có đơn vị khảo thí với ngân hàng đề thi đầy đủ và thực hiện quy trình khảo thí độc lập.

5. Quy định về ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học đảm bảo tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp về giảng dạy và quản lý ĐTTX.

7. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai ĐTTX:

a) Có phòng kỹ thuật đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị của hệ thống ĐTTX; có phòng làm việc đủ diện tích phục vụ sinh hoạt của các cán bộ quản lý và giảng viên;

b) Có đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho phương thức ĐTTX;

c) Có hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện ĐTTX đảm bảo: cung cấp các thông tin liên quan tới ĐTTX; lưu trữ và truyền tải nội dung chương trình ĐTTX tới người học; giám sát, quản lý và đánh giá người học trong quá trình học tập; lưu trữ và bảo mật thông tin về việc học tập, quá trình tham gia học tập cũng như hồ sơ cá nhân của người học; kết nối thông tin giữa người học, giảng viên và cán bộ quản lý qua hệ thống công nghệ thông tin;

d) Có hệ thống kiểm tra, đánh giá đảm bảo đánh giá được quá trình học tập hoặc đánh giá kết thúc học phần, môn học phù hợp với phương thức ĐTTX; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học; đánh giá được đúng kết quả học tập của người học;

đ) Trang thông tin điện tử phải được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học;

e) Có thư viện, thư viện điện tử với số lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, và các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành đủ để cung cấp, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của người học;

g) Có đơn vị tổ chức sản xuất học liệu ĐTTX. Có đủ học liệu chính và học liệu bổ trợ phù hợp với phương thức ĐTTX cho 2/3 số học phần của chương trình ĐTTX cho những năm đầu và có kế hoạch xây dựng và phát triển học liệu cho các học phần còn lại.

8. Có hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trực tuyến toàn bộ thông tin của quá trình tuyển sinh, đào tạo, khảo thí, xét tốt nghiệp và cấp bằng của từng người học.

9. Đáp ứng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng trong trường hợp cơ sở giáo dục đại học lựa chọn phương thức Mạng máy tính.

Điều 4. Tuyển sinh

1. Trên cơ sở Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành và các quy định của Quy chế này, cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh ĐTTX.

2. Đối tượng tuyển sinh:

a) Công dân Việt Nam: thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành;

b) Công dân nước ngoài: xét tuyển theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

3. Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học) quyết định phương thức tuyển sinh: thi tuyển; xét tuyển; hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

4. Hội đồng tuyển sinh ĐTTX do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập. Thành phần, nhiệm vụ và trách nhiệm của Hội đồng tuyển sinh ĐTTX thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành.

5. Thông báo tuyển sinh và các thông tin liên quan đến chương trình ĐTTX phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 02 tháng trước ngày tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, mức học phí và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cả khóa học, thời gian tuyển và phương thức ĐTTX phải được công bố công khai trong thông báo tuyển sinh.

6. Điều kiện, trình tự tiếp nhận lưu học sinh người nước ngoài được thực hiện theo quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam hiện hành.

7. Kết quả tuyển sinh phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

Điều 5. Đặt trạm đào tạo từ xa

1. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức kiểm tra thực tế tại Trạm ĐTTX và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu để thực hiện chương trình ĐTTX.

2. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định việc đặt Trạm ĐTTX cho từng ngành đào tạo trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo.

Điều 6. Tổ chức và quản lý đào tạo từ xa

1. Tổ chức ĐTTX được thực hiện theo học chế tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể thời gian tối đa thực hiện chương trình ĐTTX, nhưng không quá 2 lần thời gian thiết kế của chương trình đào tạo theo hệ chính quy.

2. Hội đồng chuyên môn được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập xem xét, công nhận kết quả học tập để chuyển đổi, miễn trừ những học phần mà người học đã tích luỹ ở các chương trình đào tạo cấp văn bằng khác theo những quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học.

3. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình ĐTTX theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức thẩm định học liệu trước khi đưa vào sử dụng.

4. Cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng về học tập từ xa trước khi tham gia chính thức khoá học.

5. Bố trí giảng viên, cán bộ quản lý giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ học tập, thí nghiệm, thực hành theo đúng yêu cầu của chương trình ĐTTX. Giảng viên cơ hữu phải thực hiện ít nhất 50% khối lượng giảng dạy của chương trình ĐTTX.

6. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể yêu cầu về khối lượng học tập tối đa được phép đăng ký trong mỗi học kỳ.

7. Việc tổ chức ĐTTX phải đảm bảo sự tương tác giữa người học với giảng viên, giữa người học với người học; đảm bảo ít nhất 04 hoạt động học tập chính: tham dự buổi học, buổi hướng dẫn, seminar và hội thảo; học tập những nội dung từ các học liệu chính và các học liệu bổ trợ; thực hiện các hoạt động học tập và làm các bài tập đánh giá; tham vấn và đặt câu hỏi với các giảng viên.

8. Cung cấp cho người học cơ hội tham gia tư vấn định hướng nghề nghiệp, các buổi hướng dẫn, chương trình thực tập nghề nghiệp.

9. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định xếp hạng năm đào tạo và học lực, học cùng lúc hai chương trình đối với người học được thực hiện trên cơ sở quy định về đào tạo trình độ đại học hình thức giáo dục chính quy của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với hình thức ĐTTX.

10. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định về xử lý nghỉ học tạm thời, đình chỉ học tập, thôi học, cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học, chuyển ngành, chuyển trường trên cơ sở các quy định đối với hình thức đào tạo chính quy và phù hợp với hình thức ĐTTX.

Điều 7. Đánh giá kết quả học tập, xếp hạng tốt nghiệp

1. Quy trình kiểm tra, đánh giá phải phổ biến trước để đảm bảo người học hiểu được các yêu cầu cho việc hoàn thành từng học phần và chương trình đào tạo.

2. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định về việc đánh giá quá trình học tập, tổ chức thi hoặc kiểm tra giữa kỳ trên cơ sở quy định của hình thức giáo dục chính quy và phù hợp với hình thức ĐTTX.

3. Việc tổ chức thi kết thúc học phần phải được thực hiện tập trung tại cơ sở giáo dục đại học hoặc tại Trạm ĐTTX, được giám sát bởi cán bộ của cơ sở giáo dục đại học.

4. Đề thi kết thúc học phần phải lấy trong ngân hàng đề thi chung với hệ chính quy.

5. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định việc tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần, cách tính điểm và xếp hạng tốt nghiệp trên cơ sở quy định của hình thức giáo dục chính quy.

Điều 8. Xét, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng và bảng điểm

1. Người học được cơ sở giáo dục đại học xét, công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Hoàn thành chương trình ĐTTX, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định; đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học.

2. Căn cứ vào các điều kiện tốt nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng cho người học đã đủ các điều kiện tốt nghiệp theo quy định. Hình thức ĐTTX được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.

3. Việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Bảng điểm cấp cho người học phải ghi rõ tên các học phần được công nhận và miễn trừ, số tín chỉ tương ứng của từng học phần được miễn trừ.

Điều 9. Chế độ báo cáo

1. Từ ngày 15 tháng 12 đến trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả ĐTTX bao gồm: Tuyển sinh; quy mô đào tạo; tổ chức đào tạo; cấp bằng tốt nghiệp trong năm; và dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.

2. Nội dung báo cáo phải có đánh giá các hoạt động ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học và đề xuất giải pháp để củng cố, phát triển hệ thống ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học.

3. Cung cấp thông tin quản lý về tuyển sinh, quá trình đào tạo, khảo thí, xét tốt nghiệp và cấp bằng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu ở khoản 8, Điều 3 của Quy chế này.

Điều 10. Quản lý và lưu trữ hồ sơ

1. Hồ sơ được bảo quản và lưu trữ tại cơ sở giáo dục đại học gồm có:

a) Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại Điều 3 của Quy chế này;

b) Hồ sơ liên quan đến đặt Trạm ĐTTX;

c) Chương trình ĐTTX; kế hoạch đào tạo toàn khóa; kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng học phần;

d) Hồ sơ tuyển sinh, kết quả quá trình học tập, hồ sơ công nhận tốt nghiệp;

đ) Hồ sơ có liên quan đến thi kết thúc học phần;

e) Sổ cấp phát văn bằng.

2. Hồ sơ được bảo quản và lưu trữ tại Trạm ĐTTX gồm có:

a) Hồ sơ liên quan đến đặt Trạm ĐTTX;

b) Chương trình ĐTTX; kế hoạch đào tạo toàn khóa; kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng học phần;

c) Danh sách và kết quả học tập của người học;

d) Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý có liên quan tới khóa học.

3. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể quy trình và thời hạn lưu giữ hồ sơ ĐTTX theo Luật lưu trữ và các văn bản quy định hiện hành.

Chương III

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC; QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIẢNG VIÊN, NGƯỜI HỌC TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA

Điều 11. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học

1. Xây dựng các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học về ĐTTX theo quy định của Quy chế này.

2. Xác định các yêu cầu của chương trình ĐTTX để đảm bảo chất lượng đào tạo.

3. Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học những quy định liên quan đến ĐTTX, chương trình ĐTTX, các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hiện chương trình ĐTTX, thông tin về kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành đào tạo và từng khóa học.

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý để có thể tham gia thực hiện chương trình ĐTTX.

5. Tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý ĐTTX theo Quy chế này và các quy định về ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học.

6. Báo cáo các thông tin liên quan đến việc đặt Trạm ĐTTX cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Trạm ĐTTX trước khi khai giảng khoá học.

7. Triển khai tự đánh giá chương trình ĐTTX; đăng ký tham gia kiểm định chất lượng chương trình ĐTTX theo quy định hiện hành với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

8. Bồi hoàn học phí cho người học nếu cơ sở giáo dục đại học vi phạm Quy chế này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật dẫn đến người học không được cấp bằng.

9. Duy trì và phát triển hệ thống ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học, cập nhật và hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, chất lượng ĐTTX theo hướng hội nhập quốc tế về ĐTTX.

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của giảng viên

1. Được hưởng các quyền lợi chung và phụ cấp do Nhà nước quy định đối với giảng viên, các chế độ theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

2. Được tạo điều kiện thực tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đặc thù của ĐTTX.

3. Được ưu tiên sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác ĐTTX; được hỗ trợ tạo điều kiện áp dụng các phương pháp và công nghệ dạy học tiên tiến trong điều kiện của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với phương thức ĐTTX.

4. Giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách khách quan và theo đúng quy định đã công bố công khai trước khi tuyển sinh.

5. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học, ngân hàng đề thi, sản xuất học liệu phục vụ giảng dạy; nghiên cứu, cải tiến và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn những phương thức đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá trong ĐTTX có hiệu quả.

6. Tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin giữa giảng viên và người học trong quá trình đào tạo.

7. Hướng dẫn người học xây dựng kế hoạch tự học tập, lựa chọn môn học hoặc học phần trong chương trình đào tạo của ngành học, phương pháp học tập, nghiên cứu phù hợp với điều kiện học tập.

8. Giải đáp những thắc mắc của người học trong quá trình đào tạo, hỗ trợ người học giải quyết những khó khăn nảy sinh khi thông tin liên lạc gặp sự cố.

9. Giảng viên được phân công làm trợ giảng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên trong giảng dạy, giúp giảng viên trong việc phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành; kiểm tra, giám sát, khuyến khích việc tham gia học tập của người học.

Điều 13. Quyền và trách nhiệm của người học

1. Được cung cấp đầy đủ thông tin về tuyển sinh, thời hạn đăng ký nộp hồ sơ, chương trình ĐTTX, điều kiện công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập, kế hoạch đào tạo, quy định về ĐTTX, yêu cầu về bằng cấp và các chính sách ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học.

2. Được quyền tham gia học tập các tín chỉ cùng với hệ đào tạo chính quy, hệ vừa làm vừa học theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

3. Được cung cấp đầy đủ các thông tin về đánh giá công nhận chuyển đổi kết quả học tập và có thể đề nghị xem xét lại việc đánh giá công nhận kết quả học tập của cơ sở giáo dục đại học.

4. Nộp hồ sơ đầy đủ và đúng thời gian đã được cơ sở giáo dục đại học công bố; nộp lệ phí và học phí theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

5. Lập kế hoạch học tập cụ thể theo các yêu cầu về bằng cấp của cơ sở giáo dục đại học về chương trình ĐTTX đã được công bố để có thể được cấp bằng tốt nghiệp.

6. Chấp hành Quy chế ĐTTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nội quy, quy định của cơ sở giáo dục đại học.

7. Chủ động liên lạc với giảng viên hoặc cán bộ hỗ trợ học tập trong quá trình học để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Chương IV

THANH TRA, KIỂM TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra

1. Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tự kiểm tra, thanh tra nội bộ việc tuyển sinh, thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế đào tạo và các vấn đề khác liên quan đến ĐTTX; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học theo các quy định của pháp luật.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình, theo phân công và phân cấp của Chính phủ.

Điều 15. Khiếu nại, tố cáo

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm quy chế ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học, của giảng viên, cán bộ quản lý và người học.

2. Việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Điều 16. Xử lý vi phạm

1. Việc xử lý các vi phạm trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Việc xử lý kỷ luật đối với người học vi phạm các quy định về thi, kiểm tra được thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo đại học chính quy hiện hành.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện ĐTTX, cơ sở giáo dục đại học, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo theo hình thức ĐTTX trong các trường hợp sau đây:

a) Không đảm bảo điều kiện tối thiểu để chương trình đào tạo được thực hiện quy định tại Điều 3 của Quy chế này;

b) Đã bị dừng tuyển sinh ngành đào tạo đối với hình thức giáo dục chính quy;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với những khoá tuyển sinh trước ngày Quy chế này có hiệu lực, việc tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo áp dụng theo Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối với khóa tuyển sinh từ ngày Quy chế này có hiệu lực, việc tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo áp dụng theo Quy chế này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

Ministry of Education and Training
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No.: 10/2017/TT-BGDDT

Hanoi, April 28, 2017

 

CIRCULAR

REGULATIONS ON DISTANCE EDUCATION AT HIGHER EDUCATION LEVEL

Pursuant to Law on Education dated June 14, 2005; Law on amendments to a number of Articles of Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry and ministerial agencies;

Pursuant to Decree 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of Government on functions, tasks powers and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010 of Government on State Management Responsibility on Education;

Pursuant to Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 of Government on elaborating a number of Articles of Law on Higher Education;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Education and Training promulgates Circular providing regulations on distance education at higher education level (hereinafter referred to as “distance higher education”).

Article 1. Attached to this Circular are the regulations on distance education at higher education level.

Article 2. This Circular comes into effect from June 05, 2017 and annuls provisions for: Academic enrolment; organization and management of training activities; learning outcome assessment and graduation test; graduation eligibility consideration, recognition and degree conferral; inspection, complaint, accusation and sanctions against violations relating to distance higher education under regulations on organization of training activities, examinations, tests, awarding of graduation qualifications for distance education programs attached to Decision No. 40/2003/QD-BGD&DT dated August 8, 2003 of the Minister of Education and Training.

Article 3. Chief of Ministry Office, Director of Department of Higher Education, heads of relevant agencies affiliated to Ministry of Education and Training, directors of universities, academic institutes and rectors of higher education institutes shall be responsible for implementation of this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

REGULATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and regulated entities

1. These regulations prescribe the distance higher education activities including: academic enrolment and admission, organization and management of distance education activities; powers and responsibilities of higher education institutes, rights and responsibilities of lecturers, students; inspection and handling of claims, complaints, and imposition of actions against violations; implementation duties.

2. These regulations apply to national higher education campuses, regional universities, institutes, universities (including member institutes of the national and regional higher education campuses) in the national education system (hereinafter referred to as “higher education institutes”), and relevant entities and persons.

Article 2. Term interpretation

In these Regulations, terms below are construed as follows:

1. "Distance education system of a higher education institute” includes: Distance education program; distance education study materials; organizational and management machinery; academic tests and assessments; supporting technical infrastructure; faculty learning support staff and administrators; regulatory documents on distance education.

2. “Distance education study material” includes: core study materials and supplementary study materials necessary for meet teaching and learning activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Supplementary study materials furnish students with detailed information to guarantee a deep and complete understanding of contents in primary study materials, including but not limited to: video and audio recordings and footage; radio and television broadcast programs; print materials; computer-assisted teaching and learning instructions; interactive online assignments; lectures or presentations given in teleseminars, teleworkshops or teleconferences; interactive virtual reality-based internship, simulation-based internship and field internship instructions.

3. Forms of distance education:

a) Mail correspondence: Distance education programs are primarily conducted via mails through printed documents. Core study materials include: textbooks, reference books, studying and research manuals, workbooks, examination and test manuals;

b) Radio – television: Distance education programs are primarily conducted via radio – television broadcast with core study materials which are radio and television programs live broadcasted or replayed on different radio and television channels;

c) Computer network: Distance education programs are primarily conducted via computer, internet and telecommunication networks with core study materials which are digital study materials uploaded or sent online and online or offline teaching;

d) Mixed: This form is a combination of those specified in Points a, b and c of this Clause.

4. Distance education centers: situated at higher education institutes, colleges, post-secondary professional or vocational schools; continuing education centers; training establishments of regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations, people’s armed forces must satisfy requirements relating to education environment, facilities, equipment, libraries, equipment used for laboratory test, practice and internship classes and administrators qualified for providing distance education programs.

Chapter II

DISTANCE EDUCATION OPERATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Distance education systems of higher education institutes have been completely constructed to match chosen distance education forms.

2. Implementation of distance education program must be stated in missions, visions, guidelines and developmental plans of higher education institutes and must be approved by Governing Boards or Boards of Directors. Higher education institutes may implement distance higher education programs with respect to majors obtaining permission to accept students taking formal higher education degree programs.

3. Distance education programs have been completely constructed, including course map and detailed course syllabus meeting requirements of training programs and consistent with form of distance education. Within same education major, distance education course curricula may be similar to those of formal higher education program.

4. Structure of personnel in charge of distance education activities must be capable of managing and overseeing teaching, learning, student examination, testing, assessment and degree granting activities. A testing department must be established with a complete question bank, carrying out independent testing procedures.

5. Distance education rules of higher education institutes must conform to provisions of these Regulations and other relevant law provisions.

6. The faculty must be well equipped with knowledge and must be trained in teaching and managerial skills and methods.

7. Facilities, equipment, libraries and study materials must be adequately provided in order to implement distance education:

a) Having technical rooms spacious enough to install distance education equipment and staff rooms providing necessary amenities for administrators and faculty;

b) Providing equipment fit into specified distance education form;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Having assessment and examination systems to enable assessment of class participation or end-of-course or end-of-subject assessment according to the form of distance education; controlling and verifying studying, taking of examinations, tests and implementing of tasks assigned during the learning process of students; accurately assessing learning results of students;

dd) Website must be regularly updated and publicize education quality commitments, quality assurance conditions, tuition fees and other payments received from students;

e) Having libraries or e-libraries providing the number of books, textbooks, reference materials and specialized digital adequate to assist students in their learning and studying activities;

g) Running entities producing study materials used in the distance education. Adequately furnished with primary and supplementary study materials satisfactory to specified distance education methods to cover at least 2/3 of modules of distance education programs in first few years and devise plans to construct and develop study materials for remaining courses.

8. Information technology application system must be installed to manage online all of information in enrolling, training, testing, graduation considering and degree-granting process of each student.

9. Complying with applicable regulations of Ministry of Education and Training on application of information technology in online training management and organization of higher education institutes choosing the computer network-based education form.

Article 4. Academic enrolment

1. Based on applicable rules and regulations on formal higher education enrolment; enrolment of students taking teacher training programs at the formal junior college level and provisions thereof, higher education institutes shall develop and issue rules and regulations for distance education enrolment.

2. Eligible candidates:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Foreign citizens: comply with regulations of higher education institutes.

3. Directors of national universities, regional universities, institutions; principals of higher education institutes (hereinafter referred to as “heads of higher education institutes”) shall decide enrolment methods: entrance exams; admission; or a combination between entrance exam and admission according to regulation on formal higher education admission; junior college admission for formal teacher.

4. establishment of distance education enrolment council shall be decided by heads of higher education institutes. compositions, tasks and responsibilities of distance education enrolment council shall comply with applicable regulations on formal higher education enrolment.

5. Academic enrolment notice and information relating to distance education programs must be publicized on website of higher education institutes at least 02 months before enrolment date; enrolment quotas, enrolment methods, enrolment candidates, tuition fees and other payments paid by students in each school year and estimated for whole program, enrolment duration and methods of distance education shall be clearly stated in enrolment notice.

6. Conditions and procedures for accepting foreign students shall comply with applicable regulations on managing foreign students in Vietnam.

7. Enrolment results must be publicized on website of higher education institutes.

Article 5. Establishment of distance education centers

1. Heads of higher education institutes shall carry out physical inspection at distance education centers to verify quality assurance conditions and ensure conformance to requirements of distance education programs.

2. Heads of higher education institutes shall decide to establish distance education centers for each major according to comments of Science and Advisory Board.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Distance education shall be organized following credit model. higher education institutes shall specify maximum duration for implementation of distance education programs, which must not exceed double designed duration of formal higher education program.

2. Specialized committee established by heads of higher education institutes shall consider and recognize learning results to convert and exempt courses accumulated over other training degrees according to specific regulations of higher education institutions.

3. Heads of higher education institutes shall organize development, appraisal and introduction of distance education programs following regulations of Ministry of Education and Training; organize appraisal of study materials before bringing into use.

4. Furnish students with knowledge and skills in distance education before their participation in course.

5. Assign lecturers and managers to teach, instruct and assist learning, experimenting and practicing as required by distance education programs. full-time lecturers must be accounted for at least 50% of teaching load of distance education programs.

6. Heads of higher education institutes shall specify maximum required learning capacity that is allowed for registration in each semester.

7. Organization of distance education must ensure interaction between students and lecturers, between students; ensure at least 04 primary learning activities: participation in class, in induction session, in seminar and conferences; ensure learning from contents of primary and supplementary study materials; ensure implementation of learning activities and assessment exercises; ensure consulting and questioning lecturers.

8. Provide students with opportunity to participate in occupation orientation sessions, induction sessions, and occupational internship programs.

9. Heads of higher education institutes shall regulate class levels and learning capacity, double degree program of students based on regulation on formal higher education training of higher education institutes satisfactory to specified distance education methods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Studying results and graduation ranking assessment

1. Procedures for examination and assessment must be informed in advance to ensure that learners understand requirements for completion of each course and training program.

2. Heads of higher education institutes shall regulate assessment of learning process, organization of examination or midterm tests, subject to regulations on full time education methods and ensure they are consistent with distance education form.

3. End of course tests must be jointly conducted only at higher education institutes or at distance education centers, and proctored by personnel of higher education institutes.

4. Question used for end of module tests must be taken from same question bank as formal degree does.

5. Heads of higher education institutes shall regulate organization of end of module examinations, grading and graduation ranking based on regulations on full time education methods.

Article 8. Graduation consideration and recognition, degree and transcript grant

1. A student shall be qualified for consideration and recognition of graduation by higher education institutes when all of following conditions are met:

a) He/She is not being disciplined in form of school suspension at time of graduation consideration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on graduation conditions, higher education institutes shall consider, recognize graduation and grant degrees to eligible students. distance education methods shall be specified in graduation degree.

3. Printing, managing, granting, withdrawing and revoking degrees shall be subject to applicable regulations and law of Ministry of Education and Training.

4. Transcript granted to students must specify name of courses taken and exempted course, and credits of each exempted course.

Article 9. Reporting regime

1. From December 15 to December 31 each year, higher education institutes shall report to Ministry of Education and Training results of distance education, including: Academic enrolment; student intake; training organization; conferral of graduation degrees in the reporting year; estimated enrolment plan for following year.

2. Report must contain assessment of distance education activities of higher education institutes and recommend solutions to reinforcing and developing distance education systems of higher education institutes.

3. Providing management information regarding enrolment, training, testing, graduation consideration and degree granting activities to Ministry of Education and Training as specified in Clause 8 Article 3 of this Regulation.

Article 10. Document management and archival

1. Documents preserved and archived at higher education institutes include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Records and documents relating to establishment and location of distance education centers;

c) Texts of-distance education program; training programs applicable to all of courses; detailed training programs applicable to each course;

d) Academic enrolment files, records of learning process results, graduation recognition records and documents;

dd) Documents relating to end-of-course tests;

e) Register of awarded degrees.

2. Documents preserved and archived at distance education centers include:

a) Documents relating to establishment and location of distance education centers;

b) Distance education program; training programs applicable to all of courses; detailed training programs applicable to each course;

c) List and learning results of students;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Higher education institutes shall specify procedures and duration for archiving distance education documents according to archive laws and legal documents currently in force.

Chapter III

POWERS AND RESPONSIBILITIES OF HIGHER EDUCATION INSTITUTES; RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF LECTURERS AND STUDENTS IN DISTANCE EDUCATION

Article 11. Powers and responsibilities of higher education institutes

Higher education institutes shall have powers and responsibilities to:

1. issue specific regulations of higher education institutes on distance education based on provisions of this Regulation.

2. identify requirements of distance education program to guarantee training quality.

3. publicize provisions relating to distance education, distance education programs, quality assurance conditions to ensure adequate conditions for implementation of distance education programs, information on quality control of higher education institutes, occupation facts of learners after graduating with respect to each major and course on website of higher education institutes.

4. provide training and other refresher courses on methods and skills necessary for faculty to enable them to participate in implementation of distance education programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. report information on establishment of distance education centers to Ministry of Education and Training, People’s Committees of provinces or central-affiliated cities where distance education centers are located before start of new distance education program.

7. conduct self-assessment regarding distance education programs; participate in accreditation of distance education programs following applicable regulations and law with education accreditation agencies.

8. refund tuition fee to students if higher education institutes violate these Regulations or other provisions of law that makes students ineligible to be granted degrees.

9. maintain and develop distance education system of higher education institutes, update and modernize technical equipment to improve efficiency and quality of distance education with aim of international integration in distance education.

Article 12. Rights and responsibilities of lecturers

Lecturers shall have rights and responsibilities to:

1. receive common benefits and allowances under State regulation applicable to lecturers, and other benefits as specified by higher education institutes.

2. be enabled to attend internship or training courses in order to enhance their particular professional knowledge and skills relating to distance education.

3. be preferred to use equipment and facilities serving distance education implementation; be assisted to facilitate application of modern teaching methods and technology within capacity of higher education institutes and satisfactory to specified distance education methods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. construct training program, subject proposal and question bank, produce study materials serving teaching; conduct research, improve and apply effective training, testing, examining and assessing methods in distance education.

6. create a friendly learning environment and enhance interaction, information connection between lecturers and students during training process.

7. instruct students to develop self-study plans, choose subjects or modules within training programs of disciplines, choose studying and research methods suitable for studying conditions.

8. answer any question that students may raise during training process, assist students in dealing with difficulties in case of communication failures.

9. lecturers assigned as teaching assistants shall aid lecturers in teaching, help lecturers in providing extra classes, instructions on student’s assignments, discussion, laboratory or internship work; examine, supervise and encourage participation and involvement of students.

Article 13. Rights and responsibilities of students

Students shall have rights and responsibilities to:

1. be fully furnished with information on enrolment, deadline for application, distance education programs, conditions for recognition of academic results conversion, training programs, regulations on distance education, requirements on qualifications and distance education policies of higher education institutes.

2. learn in same class as students participating in formal degrees, on-the-job training as specified by higher education institutes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. submit application in full and on time by deadline set by higher education institutes; pay fees and tuition fee as specified by higher education institutes.

5. prepare specific learning plans based on qualification requirements of higher education institutes on publicized distance education programs in order to be granted graduation degrees.

6. comply with Regulations on distance education of Ministry of Education and Training and rules and regulations of higher education institutes.

7. actively contact lecturers or teaching assistants during learning process to receive instruction and support.

Chapter IV

INSPECTION, COMPLAINT, ACCUSATION, HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION THEREOF

Article 14. Inspection

1. Higher education institutes shall have responsibilities to conduct internal inspection on enrolment, implementation of plan, program, training regulations and other issues relating to distance education; be susceptible to inspection and supervision of Ministry of Education and Training and competent agencies according to applicable law and regulations.

2. Ministry of Education and Training shall inspect implementation of provisions on enrolment, training and grant of distance education degrees of higher education institutes as per law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Complaints and accusations

1. Entities and persons shall have rights to file their complaints or accusations against any breach of distance education regulations committed by higher education institutes, of lecturers, of managers and of students.

2. Filing and handling of complaints or accusations shall be subject to applicable complaints and denunciations laws.

Article 16. Sanctions

1. Sanctions against violations arising in enrolment shall be subject to applicable rules and regulations for enrolment in formal higher education programs of Ministry of Education and Training.

2. Disciplines imposed on students violating regulations on examination, tests shall be subject to applicable rules and regulations for enrolment in formal higher education programs.

3. During implementation of distance education, violating higher education institutes and persons involved in such violation penalized under regulations currently in force.

4. A higher education institute shall have their enrolment for a distance higher education major suspended if they:

a) it fails to satisfy minimum requirements for implementation of training programs specified in Article 3 of these Regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) it falls into other cases according to regulations and law.

Article 17. Transition clauses

1. With respect to distance higher education programs in which enrolment takes place before effective date of these Regulations, student enrolment, admission, training organization and management shall comply with Regulation on training, examining, testing, granting graduation qualification and degrees in form of distance education specified in Decision No. 40/2003/QD-BGD&DT dated August 08, 2003 of Minister of Education and Training.

2. With respect to distance higher education programs in which enrolment takes place before effective date of these Regulations, student enrolment, admission, training organization and management shall comply with these Regulations./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28/04/2017 Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.501

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!