BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2020/TT-BKHĐT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG SỐ LIỆU,
THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số
95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thống kê;
Căn cứ Nghị định số
86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành Thông tư quy định Quy trình kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin
thống kê nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục, hồ sơ, nội dung và phương pháp tiến hành kiểm tra việc sử dụng số
liệu, thông tin thống kê nhà nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ
thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền
công bố.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ
chức và cá nhân có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng số liệu và thông tin thống
kê nhà nước thuộc Tổng cục Thống kê, thuộc các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà
nước thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Hệ thống chỉ tiêu thống
kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc
điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội. Hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm danh mục
và nội dung chỉ tiêu thống kê. Danh mục chỉ tiêu thống kê gồm mã số, nhóm, tên
chỉ tiêu. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ
chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp.
2. Số liệu thống kê ước
tính là số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả
của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của
kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng
phương pháp chuyên môn để dự tính.
3. Số liệu thống kê sơ bộ là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ kết quả của hiện tượng kinh tế -
xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể nhưng chưa được
khẳng định, còn phải được thẩm định, rà soát thêm.
4. Số liệu thống kê
chính thức là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính
xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian
và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm định và khẳng định.
5. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương
pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc
tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản
phân tích số liệu đó.
6. Thông tin thống kê
nhà nước là thông tin thống kê do hoạt động thống kê
nhà nước tạo ra, có giá trị pháp lý, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Điều 4. Nguyên
tắc kiểm tra
Kiểm tra việc sử dụng số liệu,
thông tin thống kê nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật
trong hoạt động kiểm tra.
2. Nguyên tắc kịp thời, cụ thể,
công khai, minh bạch và khách quan.
3. Nguyên tắc kiểm tra đúng, đủ nội
dung kiểm tra, đúng thời hạn kiểm tra được phê duyệt.
4. Nguyên tắc không gây cản trở
công việc thường xuyên của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Điều 5. Tiêu
chuẩn Trưởng đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra
1. Người đứng
đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành kiểm tra có trách nhiệm
lựa chọn công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc
kiểm tra để làm Trưởng đoàn kiểm tra.
2. Thành viên Đoàn kiểm tra là
công chức, viên chức các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; công chức các đơn vị
thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn và
thành viên Đoàn kiểm tra
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý
thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
b) Am hiểu về nghiệp vụ thống kê
và nghiệp vụ kiểm tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề
liên quan đến nội dung, lĩnh vực được kiểm tra.
c) Công chức được cử làm Trưởng
đoàn phải có khả năng tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thực hiện nhiệm
vụ được giao; có trình độ từ chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên của các
đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê hoặc từ Phó Trưởng phòng trở lên của các đơn vị
thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
KIỂM TRA
Mục 1. XÂY DỰNG,
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Điều 6. Xây dựng,
phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
hàng năm
1. Căn cứ
chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ra quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống
kê nhà nước hàng năm.
2. Quy trình xây dựng, phê duyệt kế
hoạch kiểm tra Việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước hàng năm
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê ban hành định hướng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống
kê nhà nước hàng năm gửi Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê trước ngày 30 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.
b) Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê căn cứ chức năng, nhiệm vụ
và yêu cầu công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin
thống kê nhà nước hàng năm trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trước ngày
25 tháng 11 của năm trước năm kế hoạch.
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch kiểm tra chậm nhất vào ngày 15
tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
d) Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch
kiểm tra, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc
Tổng cục gửi kế hoạch điều chỉnh trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chậm
nhất vào ngày 10 tháng 6 hàng năm để được xem xét, phê duyệt.
3. Kế hoạch kiểm tra hàng năm, kế
hoạch điều chỉnh sau khi ban hành phải gửi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị có
liên quan để biết và phối hợp công tác.
4. Đăng ký kế hoạch kiểm tra hàng
năm, Đăng ký điều chỉnh kế hoạch kiểm tra thực hiện theo Mẫu
số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quy định
về kiểm tra đột xuất việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
quyết định kiểm tra đột xuất việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê
thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã đã được cơ quan có thẩm quyền công bố có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về sử dụng số liệu, thông tin
thống kê nhà nước hoặc theo đề nghị của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, của
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục 2. TIẾN
HÀNH KIỂM TRA
Điều 8. Xây dựng,
phê duyệt quyết định tiến hành kiểm tra
1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng
năm đã được phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống
kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định tiến hành kiểm tra
việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm
vụ chủ trì kiểm tra xây dựng dự thảo quyết định tiến hành kiểm tra trình cấp có
thẩm quyền ban hành quyết định tiến hành kiểm tra phê duyệt.
3. Quyết định tiến hành kiểm tra
thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 9. Xây dựng,
phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra
1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc
kể từ ngày ban hành quyết định tiến hành kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra trình
cấp có thẩm quyền ra quyết định tiến hành kiểm tra phê duyệt. Trường hợp kiểm
tra đột xuất thì thời hạn không quá 1 ngày làm việc.
2. Quyết định tiến hành kiểm tra,
Kế hoạch tiến hành kiểm tra được phê duyệt phải gửi cho tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan ít nhất 5 ngày làm việc trước khi
tiến hành kiểm tra theo kế hoạch (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
3. Kế hoạch tiến hành kiểm tra thực
hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Thời
hạn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm
tra đối với tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra tại trụ sở làm việc của tổ
chức, cá nhân hoặc nơi tiến hành kiểm tra, xác minh không quá 7 ngày làm việc;
trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 10 ngày làm việc.
2. Việc gia hạn thời hạn kiểm tra
phải được Trưởng đoàn kiểm tra trình cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng
văn bản, cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra căn cứ đề xuất của Trưởng đoàn kiểm
tra và ý kiến của đơn vị liên quan quyết định việc gia hạn thời hạn kiểm tra.
3. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm
tra thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 11. Xây
dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo
1. Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng đề
cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và gửi cùng Kế hoạch tiến hành kiểm
tra.
2. Đề cương báo cáo gồm các nội
dung:
a) Khái quát về đối tượng kiểm
tra.
b) Báo cáo cụ thể tình hình kèm
theo các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
c) Nêu cụ thể kết quả thực hiện từng
nội dung theo kế hoạch kiểm tra; có đánh giá kết quả thực hiện trên
cơ sở có hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
d) Các kiến nghị, đề xuất (nếu
có).
Điều 12.
Thông báo quyết định tiến hành kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra
1. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày ban
hanh quyết định tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông
báo quyết định tiến hành kiểm tra, kế hoạch tiến hành kiểm tra với đối tượng kiểm
tra.
2. Trưởng
đoàn kiểm tra chủ trì thông báo quyết định tiến hành kiểm tra và kế hoạch tiến
hành kiểm tra, nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phương pháp làm việc của Đoàn kiểm
tra, các thành viên Đoàn kiểm tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra,
dự kiến chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra với đối tượng kiểm tra và những
nội dung khác liên quan đến nội dung, hoạt động kiểm tra.
3. Thủ trưởng tổ chức hoặc cá nhân
là đối tượng kiểm tra hoặc người được ủy quyền báo cáo về những nội dung kiểm
tra theo đề cương của Đoàn kiểm tra đã yêu cầu. Sau khi nghe báo cáo của đối tượng
kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có thể yêu cầu đối tượng kiểm tra bổ sung, hoàn
chỉnh báo cáo.
Điều 13. Phạm vi kiểm tra,
nội dung kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có thẩm quyền kiểm
tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước của chỉ tiêu thống kê quốc
gia, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, chỉ tiêu thống kê cấp huyện, chỉ tiêu thống kê
cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
2. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra tính chính xác, phù hợp
của số liệu, thông tin thống kê đã sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê
đã được cấp có thẩm quyền công bố.
b) Kiểm tra việc trích dẫn nguồn
thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được cấp có thẩm
quyền công bố.
Điều 14. Thu
thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra
1. Trong quá trình kiểm tra, Trưởng
đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm yêu cầu đối tượng kiểm
tra cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Việc quản
lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm
tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc giao nhận thông tin, tài
liệu phải lập thành biên bản.
3. Biên bản giao nhận thông tin,
tài liệu thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 15. Kiểm
tra, xác minh thông tin, tài liệu
1. Trưởng đoàn kiểm tra, thành
viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập
được để làm rõ nội dung kiểm tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên
quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần phải tiến hành làm việc,
kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác thì
thành viên Đoàn kiểm tra báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định.
2. Phương pháp kiểm tra, xác minh
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra
các số liệu, thông tin theo nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến
hành kiểm tra.
a) Đối với từng nội dung kiểm tra,
Đoàn kiểm tra phải so sánh, đối chiếu giữa số liệu, thông tin của đối tượng kiểm
tra sử dụng với số liệu, thông tin đã được cấp có thẩm quyền công bố.
Trường hợp đối tượng kiểm tra
trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan không phải là cơ quan có thẩm quyền công bố
số liệu, thông tin thống kê hoặc từ sản phẩm không phải là sản phẩm thống kê
chính thức của cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê thì
Đoàn kiểm tra cần xác định nguồn thông tin do đối tượng kiểm tra sử dụng.
Trường hợp đối tượng kiểm tra
trích dẫn nguồn thông tin từ cơ quan thuộc hệ thống thống kê tập trung không phải
là cơ quan có thẩm quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó hoặc từ sản phẩm
thống kê chính thức của cơ quan trong hệ thống thống kê tập trung không có thẩm
quyền công bố số liệu, thông tin thống kê đó nhưng không đúng với số liệu,
thông tin do cấp có thẩm quyền công bố thì Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định
tiến hành kiểm tra bằng văn bản để xử lý.
b) Xác định mức độ chênh lệch tuyệt
đối, chênh lệch tương đối (nếu có) của từng số liệu, thông tin, chỉ tiêu.
c) Khi so sánh,
đối chiếu cần xác định đúng từng loại số liệu, thông tin (sơ bộ, ước tính và
chính thức) tại từng thời điểm công bố, thời điểm đối tượng kiểm tra sử dụng số
liệu, thông tin.
Trường hợp số liệu thống kê sơ bộ
đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu thống kê
sơ bộ được thay thế cho số liệu thống kê ước tính, trừ trường hợp tài liệu của
đối tượng kiểm tra ghi rõ “số liệu ước tính”. Trường hợp số liệu thống kê chính
thức đã được công bố thì từ thời điểm công bố, số liệu chính thức được thay thế
cho số liệu sơ bộ, số liệu ước tính, trừ trường hợp tài liệu của đối tượng kiểm
tra ghi rõ “số liệu sơ bộ” hoặc “số liệu ước tính”.
d) Xác định đúng trích dẫn nguồn số
liệu, thông tin thống kê đối tượng kiểm tra sử dụng: tên tài liệu, sản phẩm để
có số liệu, thống tin làm cơ sở so sánh, đối chiếu.
đ) Đối với số liệu, thông tin thống
kê được đối tượng kiểm tra sử dụng từ cơ quan nhà nước công bố, phổ biến không
đúng thẩm quyền, Đoàn kiểm tra báo cáo cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra bằng
văn bản để xử lý.
3. Kết quả làm việc, kiểm tra, xác
minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra phải được thể hiện bằng
văn bản hoặc lập thành biên bản làm việc.
4. Biên bản làm việc thực hiện
theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Áp dụng
các biện pháp xử lý trong kiểm tra
1. Xử lý vi phạm hành chính trong
việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
2. Biên bản vi phạm hành chính thực
hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 3. KẾT THÚC
KIỂM TRA
Điều 17.
Trách nhiệm báo cáo và thời hạn báo cáo
Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết
thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản.
Trường hợp cần tham vấn ý kiến chuyên môn của cơ quan, đơn vị có liên quan đến
nội dung kiểm tra thì không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo kết quả kiểm
tra. Trường hợp có những vấn đề còn vướng mắc liên quan đến các nhiệm vụ khác,
Trưởng đoàn kiểm tra chủ động trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan để đảm bảo báo cáo kết quả kiểm tra chính xác, khách quan.
Điều 18. Nội
dung báo cáo, nơi nhận báo cáo
1. Báo cáo kết quả kiểm tra phải
thể hiện toàn bộ nội dung kiểm tra được quy định trong quyết định tiến hành kiểm
tra, bao gồm các nội dung:
- Khái quát về đối tượng kiểm
tra.
- Kết quả kiểm tra đối với từng nội
dung kiểm tra: Báo cáo phải chỉ ra được ưu điểm, hạn chế, tồn tại, vi phạm (nếu
có) đã phát hiện qua kiểm tra đối với từng nội dung kiểm tra; trong đó nêu rõ
tên cá nhân/đơn vị (ai, ở đâu) có thiếu sót, tồn tại.
- Xác định rõ tính chất, mức độ của
các thiếu sót, tồn tại, vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
có liên quan.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ,
việc chấp hành các quy định của pháp luật về thống kê của đối tượng kiểm tra và
các tổ chức, cá nhân có liên quan về các nội dung kiểm tra.
- Kiến nghị, đề xuất việc xử lý các
vi phạm (nếu có) đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Kiến nghị; đề xuất với cơ quan
có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
2. Nơi nhận báo cáo
Đoàn kiểm tra gửi cấp ban hành quyết
định tiến hành kiểm tra Báo cáo kết quả kiểm tra để xin ý kiến chỉ đạo và biện
pháp xử lý; đồng gửi đơn vị tham mưu cấp ra quyết định tiến hành kiểm tra về
công tác kiểm tra, giám sát để theo dõi. Cụ thể như sau:
a) Trưởng đoàn kiểm tra do Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê quyết định thành lập báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê; đồng thời gửi Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê để theo dõi.
b) Trưởng đoàn kiểm tra do Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập báo cáo
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời gửi
Phòng được Cục trưởng giao tham mưu về công tác thanh tra, kiểm tra để theo
dõi.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra thực
hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19.
Trách nhiệm xử lý kết quả kiểm tra
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét kết quả
kiểm tra và đề xuất kiến nghị của Trưởng đoàn kiểm tra để xử lý hoặc tham mưu
giải quyết theo thẩm quyền quy định.
Điều 20.
Thông báo kết quả kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, cấp ban hành quyết định tiến hành kiểm
tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra.
2. Thông báo kết quả kiểm
tra được gửi đến tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, cơ quan cấp trên trực
tiếp của tổ chức (trừ trường hợp đối tượng kiểm tra là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể), cơ quan quản lý cá
nhân là đối tượng kiểm tra và cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thống kê đối với các vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra.
3. Thông báo kết quả kiểm tra thực
hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Khiếu
nại, tố cáo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo kết quả kiểm tra, các cá nhân, tổ chức là đối tượng kiểm
tra có quyền khiếu nại, tố cáo kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về
khiếu nại và tố cáo.
Điều 22. Báo
cáo tổng kết kết quả kiểm tra 6 tháng và hàng năm
1. Trước ngày 10 tháng 6 và ngày
25 tháng 11 hàng năm, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập
Báo cáo công tác kiểm tra 6 tháng và cả năm việc sử dụng số liệu, thông tin thống
kê nhà nước gửi Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê, Tổng cục Thống kê.
2. Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống
kê, Tổng cục Thống kê tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra việc sử dụng số liệu,
thông tin thống kê nhà nước báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 23. Hiệu
lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung,
thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để
kịp thời xem xét, chỉnh lý./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Website của Chính phủ;
- Công báo VPCP;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Vụ Pháp chế;
- Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê;
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCTK.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) …………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
ĐĂNG KÝ/ĐĂNG KÝ ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH KIỂM
TRA VIỆC SỬ DỤNG SỐ LIỆU, THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
NĂM
CỦA ………………… (2)
(Kèm
theo Tờ trình số .../TTr-... ngày …/.../…)
Thứ tự
|
Tên cuộc kiểm tra
|
Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là đối tượng kiểm tra
|
Cơ quan, đơn vị phối hợp kiểm tra
|
Dự kiến thời hạn kiểm tra
|
Dự kiến thời gian thực hiện (tính theo tháng)
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
…, ngày ... tháng ... năm ...
CỤC TRƯỞNG/THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
____________________
(1) Tên cơ quan cấp trên
trực tiếp.
(2) Tên cơ quan, đơn vị
đăng ký kế hoạch kiểm tra.
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) …………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …./QĐ-…(3)
|
…, ngày … tháng
… năm …
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu,
thông tin thống kê nhà nước tại/đối với .....(4)
………………….. (5)
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số ........
/2020/TT-BKHĐT ngày … tháng … năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy trình kiểm tra việc
sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước;
Căn cứ
...................................................................................................................
(6);
Căn cứ....................................................................................................................
(7);
Căn cứ....................................................................................................................
(8);
Xét đề nghị của
.......................................................................................................
(9),
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước tại......................
(4)
Thời kỳ kiểm tra:.............................................................................................................
Thời hạn kiểm tra
là................ ngày, kể từ ngày thông báo Quyết định tiến hành kiểm tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. …………………………………………………., Trưởng
đoàn;
2. ........................................................,
Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. ………………………………………………., thành
viên;
4. ...............................................................................................
Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ
.............................................. (10)
Giao cho (9) chỉ đạo, theo dõi,
giúp (5) xử lý hoặc trình (5) xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn kiểm
tra.
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (9), (11), (12) và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- (1);
- Như Điều 4;
- Lưu: ...
|
………… (5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
____________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp.
(2) Tên cơ quan ra quyết định tiến
hành kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban
hành quyết định tiến hành kiểm tra.
(4) Tên tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra
(5) Chức danh của cấp ra quyết định
tiến hành kiểm tra.
(6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan (nếu có).
(7) Văn bản quy định về chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định tiến hành kiểm tra.
(8) Kế hoạch kiểm tra được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (đối với kiểm tra theo kế hoạch); tên văn bản chỉ đạo hoặc
quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành kiểm tra (đối với cuộc kiểm
tra đột xuất).
(9) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
tham mưu đề xuất tiến hành kiểm tra (nếu có).
(10) Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra (nội
dung kiểm tra).
(11) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc
cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra.
(12) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc
cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) …………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH KIỂM TRA
Thực hiện Quyết định tiến hành kiểm
tra số ..... ngày .../.../... của ...... (3) về việc kiểm tra việc sử dụng
số liệu, thông tin thống kê nhà nước tại/đối với ……. (4),
Đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục
đích.................................................................................................................
2. Yêu cầu..................................................................................................................
II. Nội dung kiểm tra
1. Phạm vi kiểm tra
2. Đối tượng kiểm tra
3. Nội dung kiểm tra (từng nội
dung cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân cụ thể)
4. Thời kỳ kiểm tra
5. Thời hạn kiểm tra
6. Những nội dung trọng tâm, trọng
điểm tiến hành kiểm tra.
III. Phương pháp tiến
hành kiểm tra ......................................
(5)
IV. Tổ chức thực hiện
1. Tiến độ thực hiện
2. Chế độ thông tin, báo cáo
3. Điều kiện vật chất đảm bảo thực
hiện cuộc kiểm tra
4. Nội quy của Đoàn kiểm tra
5. Những vấn đề khác (nếu
có):...................................................................................
PHÊ DUYỆT CỦA (3)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Nơi nhận:
- (3);
- (4);
- Trưởng đoàn kiểm tra;
- Thành viên Đoàn kiểm tra;
- Lưu: Hồ sơ, (6)
___________________
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm
tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Chức danh của cấp ra quyết định
tiến hành kiểm tra.
(4) Tên tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra.
(5) Phương pháp, cách thức tiến
hành kiểm tra.
(6) Tên cơ quan, đơn vị tham mưu đề
xuất tiến hành kiểm tra (nếu có)
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Vào hồi .... giờ....ngày
..../..../.......... , tại .............. (3), Đoàn kiểm tra việc sử dụng số liệu,
thông tin thống kê nhà nước tại/đối với ......................................
(4) tiến hành làm việc với ...........(5) về việc ………….. (6)
1. Đại diện Đoàn kiểm tra
- Ông
(bà)............................................ chức vụ
.....................
- Ông (bà)
........................ chức vụ …………………..
2. Đại diện..................................................................................................................
- Ông
(bà)............................................ chức vụ
..............................
- Ông (bà) …………………………… chức vụ ...............................
3. Nội dung làm việc
……………………………………………………………………………… (7)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi....giờ..................
ngày....... /..../.........
Biên bản đã được đọc lại cho những
người có tên nêu trên nghe; biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau,
mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại
diện Đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
………… (4)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Người
ghi biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________________
(1) Tên cơ quan tiến
hành kiểm tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Địa điểm làm việc.
(4) Tên tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra.
(5) Tổ chức, cá nhân làm việc với
Đoàn kiểm tra.
(6) Tóm tắt nội dung làm việc.
(7) Nội dung, diễn biến, kết quả
làm việc.
Mẫu số 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
…/BB-VPHC
|
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà
nước
Hôm nay, hồi.... giờ.... phút,
ngày..../..../............... , tại
(3)...............................................
Căn cứ..........................................................................................................................
(4)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và
tên:.................................................. Chức vụ:..................................................
Cơ
quan:.......................................................................................................................
2. Với sự chứng kiến của (5):
a) Họ và tên:..................................................
Nghề nghiệp:............................................
Nơi ở hiện
nay:..............................................................................................................
b) Họ và tên:.................................................
Nghề nghiệp:............................................
Nơi ở hiện
nay:..............................................................................................................
c) Họ và tên:..................................................
Chức vụ:..................................................
Cơ
quan:.......................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm
hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức> có tên sau đây:
<1. Họ và
tên>:.............................................. Giới
tính:..................................................
Ngày, tháng, năm
sinh:..../..../........................ Quốc tịch:................................................
Nghề nghiệp:.................................................................................................................
Nơi ở hiện tại:................................................................................................................
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:...........................
; ngày cấp:.......... /........ /....... ;
Nơi cấp:........................................................................................................................
<1. Tên tổ chức vi phạm>:..............................................................................................
Địa chỉ trụ sở
chính:........................................................................................................
Người đại diện theo pháp luật
(6):......................... Giới
tính:............................................
Chức danh
(7):...............................................................................................................
2. Đã có các hành vi vi phạm hành
chính (8):....................................................................
3. Quy định tại
(9)...........................................................................................................
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại
(10):.................................................................................
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi
phạm/đại diện tổ chức vi phạm:....................................
6. Ý kiến trình bày của người chứng
kiến (nếu có):...........................................................
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ
chức bị thiệt hại (nếu có):.............................................
………………………………………………………………………………………………
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ
chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11)
10. Tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT
|
Tên
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại
|
Tình
trạng
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. Trong thời hạn (12).... ngày
làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (13) .......... là cá nhân vi
phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải
trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà)
(14) ......................... để thực hiện quyền giải
trình.
Biên bản lập xong hồi.... giờ....
phút, ngày........................ /...... /............. gồm....... tờ, được lập
thành ........ bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người
có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho
ông (bà) (13) ………… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi
phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại
diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà)
(13)................................. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm
không ký biên bản (15):
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI
DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
|
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
|
|
___________________
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm
tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Ghi địa điểm lập biên bản là
nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập
biên bản.
(4) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc
lập biên bản như: Biên bản làm việc; kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị
kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính quy định tại
Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính; ...
(5) Trường hợp cá nhân vi phạm/người
đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do
khách quan mà không ký vào biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải
mời 02 người chứng kiến hoặc mời đại diện Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm để chứng kiến.
(6) Ghi họ và tên của người đại diện
theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên
trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp
nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải
là doanh nghiệp.
(7) Ghi chức danh của người đại diện
theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên
trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư
nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi tóm tắt mô tả hành vi vi
phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, ...), đối với vi phạm
trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng
tải toàn phần, tọa độ, hành trình.
(9) Ghi điểm, khoản, điều của nghị
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(10) Ghi họ và tên của người bị
thiệt hại. Trường hợp tổ chức bị thiệt hại, thì ghi họ và tên, chức vụ người đại
diện tổ chức bị thiệt hại và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(11) Ghi cụ thể tên các biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(12) Ghi cụ thể thời hạn: Không
quá 02 ngày làm việc, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm yêu cầu giải
trình trực tiếp; không quá 05 ngày, trong trường hợp cá nhân/tổ chức vi phạm giải
trình bằng văn bản.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân vi
phạm/người đại diện tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành
niên, gửi cho cha/mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.
(14) Họ và tên, chức vụ của người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(15) Ghi rõ lý do theo từng trường
hợp cụ thể: Cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không có mặt hoặc cố tình
trốn tránh hoặc vì lý do khách quan khác....
Mẫu số 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra việc sử dụng số liệu,
thông tin thống kê nhà nước tại/đối với ......(3)
Thực hiện Quyết định tiến hành kiểm
tra số .... ngày ..../.../.... của …..(4) về việc kiểm tra
việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước tại/đối với...............................................................
(3), từ ngày /..... / đến ngày ..../.../...
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại/đối với....................................................................
(3).
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm
tra đã làm việc với …………..(3), ……………. (5) và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung kiểm tra.
Sau đây là kết quả kiểm tra, giám
sát:
1. Khái quát về đối tượng kiểm tra
2. Kết quả kiểm tra (7)
(Theo từng nội dung trong Quyết định
và kế hoạch tiến hành kiểm tra)
Tổng hợp kết quả kiểm tra, xác
minh thành biểu.
Bảng. Kết quả kiểm tra
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Số liệu do đối tượng kiểm tra sử dụng
|
Số liệu được cơ quan thẩm quyền công bố
|
Chênh lệch
|
Tuyệt đối
|
Tương đối (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3=2-1
|
4=3/1*100
|
Chỉ tiêu 1
|
|
|
|
|
|
Chỉ tiêu 2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
3. Nhận xét và kết luận...............................................................................................
(8)
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền
đã áp dụng (nếu có)...................................... (9)
5. Những ý kiến còn khác nhau giữa
các thành viên Đoàn kiểm tra (nếu có) …………. (10)
6. Kiến nghị biện pháp xử
lý:....................................................................................
(11)
Trên đây là Báo cáo kết quả kiểm
tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước tại/đối với....... (3),
Đoàn kiểm tra báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của .......... (4)./.
Nơi nhận:
- ...(4);
- Thủ trưởng (6);,
- Trưởng đoàn kiểm tra;
- Lưu: Hồ sơ, (6).
|
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
___________________
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm tra
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Tên của tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra
(4) Chức danh của người ra quyết định
tiến hành kiểm tra.
(5) Tổ chức, cá nhân có liên quan
để xác minh làm rõ nội dung kiểm tra (nếu có).
(6) Tên đơn vị được giao tham mưu
đề xuất tiến hành kiểm tra.
(7) Nêu các nội dung đã tiến hành
kiểm tra (mô tả kết quả kiểm tra thực tế, nếu có sai phạm cần nêu nội dung sai
phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; chỉ rõ cá nhân, tổ chức
liên quan trực tiếp, gián liếp đến vi phạm; phân tích tính chất, mức độ vi phạm
...) kèm theo kết quả xác minh thực tế.
(8) Nhận xét, kết luận về kết quả
đạt được, hạn chế, sai phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra trong đó cần nêu rõ
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có vi phạm.
(9) Các biện pháp đã áp dụng như:
Niêm phong tài liệu, lập biên bản vi phạm hành chính...
(10) Những ý kiến còn khác nhau về
những nội dung đã nêu trên (nếu có).
(11) Xử lý hành chính, xử lý kinh
tế, chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm (nếu có) sang cơ quan điều
tra.
Mẫu số 07
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
..../TB-……(3)
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
THÔNG BÁO
Kết quả kiểm tra việc sử dụng số
liệu, thông tin thống kê nhà nước tại/đối với ......(4)
Thực hiện Quyết định tiến hành kiểm
tra số .... ngày ..../..../.... của ………. (5) về ………..(4) từ ngày .../..../.... đến ngày ...../…/…. Đoàn
kiểm tra ..... ………………. (6) đã tiến hành kiểm tra tại/đối
với... (7)
Căn cứ báo cáo kết quả kiểm
tra................... ngày............ /..../...... của Trưởng đoàn kiểm tra,
ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra,.........
…(5) thông báo kết quả kiểm tra như sau:
1. Khái quát chung.
.................................................................................................... (8)
2. Kết quả kiểm tra, xác minh
..................................................................................................... (9)
……………………………………………………………………….. (10)
3. Kết luận
....................................................................................................
(11)
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm
quyền đã áp dụng (nếu có)
................................................................................................... (12)
5. Kiến nghị các biện pháp xử lý
.................................................................................................... (13)
Nơi nhận:
- (1);
- (7);
- (14);
- Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê;
- Lưu:...
|
........................
(5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
___________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp
(nếu có).
(2) Tên cơ quan ban hành Thông báo
kết quả kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành Thông báo kết quả kiểm tra.
(4) Tên cuộc kiểm tra.
(5) Chức danh của người ra Thông
báo kết quả kiểm tra.
(6) Tên Đoàn kiểm tra
(7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra.
(8) Khái quát đặc điểm tình hình tổ
chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá
nhân là đối tượng kiểm tra.
(9) Nêu kết quả kiểm tra, xác minh
thực tế tình hình sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra theo mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ
mà Quyết định tiến hành kiểm tra đặt ra.
(10) Nhận xét về việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng kiểm tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng), nhược điểm (tồn tại,
thiếu sót, sai phạm (nếu có)).
(11) Kết luận về những nội dung được
kiểm tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có hiệu quả, chỉ ra những vấn đề
còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm sai phạm, thực hiện chưa đúng chính sách,
pháp luật, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi phạm; hậu
quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có).
(12) Các biện pháp xử lý của cấp
ra Quyết định tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền đã áp dụng trong quá trình tiến hành kiểm tra.
(13) Xử lý hành chính; xử lý kinh
tế, chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra (nếu
có).
(14) Cơ quan kiểm tra nhà nước Cấp
trên.
Mẫu số 08
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
...../QĐ-…..(3)
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc gia hạn thời hạn kiểm tra
.......................................
(4)
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số..............
/2020/TT-BKHĐT ngày … tháng … năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban bành quy trình kiểm tra việc
sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước;
Căn cứ..................................................................................................................
(5);
Căn cứ..................................................................................................................
(6);
Căn cứ Quyết định số...........
ngày ..../..../.... của................ (4) về việc kiểm tra việc sử dụng số liệu
thông tin thống kê nhà nước tại/đối với.................... (7);
Xét đề nghị của Trưởng đoàn kiểm
tra,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn thời hạn kiểm tra của Đoàn kiểm tra theo Quyết định số ..... ngày
…/…/…. của ……….. (4) về việc kiểm tra
việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước tại/đối với
……………………….. (7).
Thời gian gia hạn
là............... ngày làm việc kể từ ngày............. /...... /........
Điều 2. Trưởng đoàn kiểm tra, (8) và (9) và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- (1);
- Lưu: ...
|
…………. (4)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
___________________
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp
(nếu có).
(2) Tên cơ quan ra quyết định gia
hạn thời gian kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ra
quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra.
(4) Chức danh của cấp ra quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra.
(5) Văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan (nếu có).
(6) Văn bản quy định về chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra.
(7) Tên tổ chức, cá nhân là đối tượng
kiểm tra.
(8) Thủ trưởng tổ chức hoặc cá
nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra.
(9) Thủ trưởng tổ chức hoặc cá
nhân là đối tượng kiểm tra.
Mẫu số 09
(Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2020/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư)
(1) …………
(2) ………….
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…, ngày …
tháng … năm …
|
BIÊN BẢN
Giao nhận thông tin, tài liệu
Vào hồi........ giờ.....
ngày.......... /........ /.... tại:.......................................................
(3)
Chúng tôi gồm:
1- Đại diện bên giao:
- Ông (bà) ................................
chức vụ …………………..
- Ông (bà)
................................ chức vụ …………………..
2- Đại diện bên nhận:
- Ông (bà)
................................ chức vụ …………………..
- Ông (bà)
................................ chức vụ …………………..
Tiến hành giao nhận thông tin, tài
liệu sau đây:
.............................................................................................
(4)
Việc giao nhận hoàn thành hồi.............
giờ......... ngày......... /....... /.....
Biên bản giao nhận thông tin, tài
liệu đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe; biên bản được lập
thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
Bên
giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Bên
nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________________
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm
tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Địa điểm giao nhận thông tin,
tài liệu.
(4) Thông tin, tài liệu giao nhận:
tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, số tờ và trích yếu nội dung tài liệu,
đặc điểm (bản chính, pho to...).