Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2012/TT-BTTTT danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễndanh mục thiế

Số hiệu: 03/2012/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Bắc Son
Ngày ban hành: 20/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2012/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC KÈM THEO

Căn cứ Luật tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo đối với ba nhóm thiết bị vô tuyến điện:

a) Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn, có công suất hạn chế;

b) Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 26,96 MHz đến 27,41 MHz;

c) Thiết bị vô tuyến điện chỉ thu.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh để sử dụng tại Việt Nam thiết bị vô tuyến điện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thông tư này không áp dụng đối với thiết bị vô tuyến điện được sản xuất, nhập khẩu phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang. Việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thiết bị vô tuyến điện này do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định bảo đảm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Điều 2. Điều kiện chung

1. Thiết bị vô tuyến điện đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và khai thác theo các Phụ lục tương ứng (từ Phụ lục 2 đến Phụ lục 12) của Thông tư này được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

2. Các trường hợp quy định cụ thể tại điểm 2.1, 2.5 Phụ lục 9 có mức công suất vượt quá mức quy định tương ứng tại điểm 3.1 Phụ lục 9, trường hợp quy định cụ thể tại điểm 2.4 Phụ lục 5 có mức công suất vượt quá quy định tương ứng tại điểm 3.1.3 Phụ lục 5 và trường hợp quy định cụ thể tại điểm 2.1, 2.2 Phụ lục 11 có mức công suất vượt quá mức quy định tại điểm 3.1 Phụ lục 11 của Thông tư này chỉ được sử dụng khi có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

3. Các thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép không được gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện được cơ quan quản lý cho phép hoạt động và phải chấp nhận nhiễu từ các thiết bị vô tuyến điện khác.

Trong trường hợp thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép gây nhiễu có hại, tổ chức, cá nhân phải ngừng ngay việc sử dụng và chỉ được hoạt động trở lại khi can nhiễu đã được khắc phục.

4. Các thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép phải chấp nhận nhiễu do các thiết bị ứng dụng năng lượng tần số vô tuyến điện trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM) gây ra khi dùng chung các băng tần sau đây dành cho ISM:

a) Băng tần 13,553 ¸ 13,567 MHz;

b) Băng tần 26,957 ¸ 27,283 MHz;

c) Băng tần 40,66 ¸ 40,70 MHz;

d) Băng tần 2400 ¸ 2483,5 MHz;

đ) Băng tần 5725 ¸ 5875 MHz;

e) Băng tần 24000 ¸ 24500 MHz.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư này có trách nhiệm công bố, bảo đảm thiết bị phù hợp với các điều kiện kỹ thuật và khai thác theo các Phụ lục tương ứng (từ Phụ lục 2 đến Phụ lục 12) của Thông tư này.

6. Việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về nhập khẩu, chứng nhận và công bố hợp quy.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 05 năm 2012.

2. Bãi bỏ Thông tư số 36/2009/TT-BTTTT ngày 3 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện” và Quyết định số 09/2006/QĐ-BBCVT ngày 10 tháng 04 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành “Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện đặt trên phương tiện nghề cá”.

3. Đối với các thiết bị vô tuyến điện đã sử dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực mà không phù hợp với quy định tại Thông tư này thì phải ngừng hoạt động trong thời hạn tối đa là 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực hoặc phải ngừng sử dụng khi gây nhiễu có hại cho các thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện hoạt động hợp pháp.

4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Khoản 4 Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT;
- Lưu: VT, CTS.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Bắc Son

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Loại thiết bị, ứng dụng vô tuyến điện

Điều kiện về tần số và giới hạn phát xạ

Điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với từng loại thiết bị vô tuyến điện cụ thể

1

Các loại thiết bị, ứng dụng vô tuyến điện (VTĐ) cự ly ngắn chung

Phụ lục 2

-

2

Điện thoại không dây

Phụ lục 3

3

Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MITS)

Phụ lục 4

4

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID)

Phụ lục 5

5

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

Phụ lục 6

6

Thiết bị âm thanh không dây

Phụ lục 7

7

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

Phụ lục 8

8

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

Phụ lục 9

9

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện

Phụ lục 10

10

Thiết bị truyền hình ảnh không dây

Phụ lục 11

11

Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá [1]

Phụ lục 12

12

Thiết bị vô tuyến điện chỉ thu

-

-

 
PHỤ LỤC 2

ĐIỀU KIỆN VỀ TẦN SỐ VÀ CÁC GIỚI HẠN PHÁT XẠ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

BĂNG TẦN

PHÁT XẠ CHÍNH

(công suất phát tối đa)

PHÁT XẠ GIẢ

(công suất tối đa hoặc độ suy giảm phát xạ tối thiểu)

LOẠI THIẾT BỊ HOẶC ỨNG DỤNG VÔ TUYẾN ĐIỆN

 

A

B

C

D

1

16 ÷ 115 kHz

≤ 4,5 mW ERP [2]

Theo giới hạn phát xạ giả 1 [i]

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

2

115 ÷ 150 kHz

≤ 4,5 mW ERP

Theo giới hạn phát xạ giả 1 i

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

3

10,2 ÷ 11 MHz

≤ 4 mW ERP

Theo giới hạn phát xạ giả 1 i

Thiết bị âm thanh không dây dùng cho trợ thính

4

13,553 ÷ 13,567 MHz

≤ 4,5 mW ERP

Theo giới hạn phát xạ giả 1 i

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung [ii]

5

26,957 ÷ 27,283 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii

6

26,96 ÷ 27,41 MHz

≤ 4 W ERP (điều chế biên độ đơn biên hoặc điều chế góc: AM/SSB; FM/PM)

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá

≤ 1 W ERP (điều chế biên độ song biên: AM/DSB)

7

29,7 ÷ 30,0 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện

8

34,995 ÷ 35,225 MHz

£ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

9

40,02 ÷ 40,98 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Điều khiển máy bay mô hình (Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)

10

40.66-40,7 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị âm thanh không dây

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii

11

40,50 ÷ 41,00 MHz

£ 10 mW ERP

≥ 32 dBc ở đầu ra của máy phát

Các ứng dụng y tế và sinh học (Thuộc loại Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện)

12

43,71 ÷ 44,00 MHz

46,60 ÷ 46,98 MHz

48,75 ÷ 49,51 MHz

49,66 ÷ 50 MHz

≤ 183 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị điện thoại không dây

13

50,01 ÷ 50,99 MHz

£ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Điều khiển máy bay mô hình (Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)

14

72,00 ÷ 72,99 MHz

≤ 1 W ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Điều khiển máy bay mô hình (Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)

15

87 ÷ 108 MHz

≤ 3 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3 m

Thiết bị âm thanh không dây (loại trừ thiết bị phát FM cá nhân)

≤ 20 nW ERP

Thiết bị phát FM cá nhân (Thuộc loại Thiết bị âm thanh không dây)

16

146,35 ÷ 146,5 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

17

182,025 ÷ 182,975 MHz

≤ 30 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị âm thanh không dây

18

216 ÷ 217 MHz

≤ 10 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Các ứng dụng y tế và sinh học (Thuộc loại Thiết bị đo từ xa vô tuyến )

19

217,025 ÷ 217,975 MHz

≤ 30 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị âm thanh không dây

20

218,025 ÷ 218,475 MHz

≤ 30 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị âm thanh không dây

21

240,15 ÷ 240,30 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

22

300,00 ÷ 300,33 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

23

312 ÷ 316 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

24

401 ÷ 406 MHz

≤ 25 mW ERP

Theo giới hạn phát xạ giả 2 [iii]

 

Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS)

25

401 ÷ 402 MHz

403,5 ÷ 403,8 MHz

405 ÷ 406 MHz

≤ 100 nW ERP

Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MITS)

26

433,05 ÷ 434,79 MHz

≤ 10 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện

≥ 40 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

≥ 40 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện

27

444,4 ÷ 444,8 MHz

≤ 100 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

28

470 ÷ 694 MHz

≤ 30 mW ERP

≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát

Thiết bị âm thanh không dây

29

821 ÷ 822 MHz

≤ 183 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị điện thoại không dây

30

866 ÷ 868 MHz

≤ 500 mW ERP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện

31

920 ÷ 925 MHz

≤ 500 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện

32

924 ÷ 925 MHz

≤ 183 mW ERP

≥ 32 dBc ở cự ly 3m

Thiết bị điện thoại không dây

33

1880 ÷ 1900 MHz

≤ 250 mW EIRP [3]

 

Theo giới hạn phát xạ giả 3 [iv]

Thiết bị điện thoại không dây

34

2400 ÷ 2483,5 MHz

≤ 100 mW EIRP và ≤ 100 mW/100KHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế FHSS hoặc ≤ 10 mW/1MHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế khác

Theo giới hạn phát xạ giả 4 [v]

 

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii sử dụng kỹ thuật trải phổ

100 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 [vi]

Thiết bị truyền hình ảnh không dây

10 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 2 iii

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii

35

2446 ÷ 2454 MHz

≤ 500 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị nhận dạng vô tuyến

36

5150 ÷ 5250 MHz

≤ 200 mW EIRP và ≤ 10 mW/MHz

Theo giới hạn phát xạ giả 6 [vii]

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

37

5250 ÷ 5350 MHz

≤ 200 mW EIRP và ≤ 10 mW/MHz

Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

38

5470 ÷ 5725 MHz

£ 1 W EIRP và £ 50 mW/MHz

Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

39

5725 ÷ 5850 MHz

£ 1 W EIRP và £ 50 mW/MHz

Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii

Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN)

£ 100 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị truyền hình ảnh không dây

25 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 2 iii

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii

40

10,5 ÷ 10,55 GHz

£ 100 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị truyền hình ảnh không dây

41

24 ÷ 24,25 GHz

£ 100 mW EIRP

Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi

Thiết bị truyền hình ảnh không dây

Thiết bị đo từ xa vô tuyến

Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung ii


PHỤ LỤC 3

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐIỆN THOẠI KHÔNG DÂY ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị điện thoại không dây là thiết bị điện thoại đầu cuối được kết nối với mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự 2 dây. Thiết bị này bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến:

Khối trung tâm (còn gọi là trạm gốc hoặc máy mẹ): được đặt cố định và đấu nối với hai dây điện thoại cố định của mạng điện thoại công cộng (PSTN: Public Switched Telephone Network); sử dụng anten tích hợp. Anten tích hợp là anten được thiết kế cố định, bố trí bên trong hoặc bên ngoài thiết bị và là một phần của thiết bị.

Khối di động (có thể có nhiều khối di động, còn gọi là máy con): máy cầm tay sử dụng anten tích hợp. Khối di động mang số thuê bao điện thoại của khối trung tâm.

Trong Phụ lục này thiết bị điện thoại không dây không bao gồm đầu cuối di động của các hệ thống thông tin di động tế bào số và các hệ thống thông tin di động số hoặc tương tự có kênh điều khiển vô tuyến từ trạm trung tâm như các hệ thống CT1 (Cordless Telephone generation 1), CT2, WLL (Wireless Local Loop), DECT (Digital European Cordless Telecommunications).

Thiết bị điện thoại không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 và 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị điện thoại không dây được sử dụng có điều kiện tại các băng tần tương ứng dành cho khối trung tâm và khối di động sau đây:

Khối trung tâm                                      Khối di động

2.1. 43,71 ÷ 44,00 MHz;                         48,75 ÷ 49,51 MHz;

2.2. 46,60 ÷ 46,98 MHz;                         49,66 ÷ 50 MHz

2.3. 821 ÷ 822 MHz;                              924 ÷ 925 MHz

2.4. 1880 ÷ 1900 MHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:

3.1.1. 183 mW ERP tại các băng tần 43,71 ÷ 44,00 MHz; 48,75 ÷ 49,51 MHz; 46,60 ÷ 46,98 MHz; 49,66 ÷ 50 MHz; 821 ÷ 822 MHz; 924 ÷ 925 MHz.

3.1.2. 250 mW EIRP tại băng tần 1880 ÷ 1900 MHz

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1. Đối với thiết bị điện thoại không dây hoạt động tại các băng tần 43,71 ÷ 44,00 MHz; 48,75 ÷ 49,51 MHz; 46,60 ÷ 46,98 MHz; 49,66 ÷ 50 MHz; 821 ÷ 822 MHz; 924 ÷ 925 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32 dBc ở cự ly 3 m.

3.2.2. Đối với thiết bị điện thoại không dây hoạt động tại băng tần 1880 ÷ 1900 MHz, mức công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới dây:

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz, 87,5 MHz ≤ f ≤ 108 MHz, 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz, 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 20 nW

- Tại các tần số khác dưới 1000 MHz: 250 nW

- Tại các tần số f ≥ 1000 MHz: 1µW

4) Các điều kiện khác

4.1. Các thiết bị điện thoại không dây hoạt động trên các băng tần quy định ở điểm 2.1, 2.2, 2.3 chỉ được sử dụng phương thức phát thoại điều tần (F3E) hoặc điều pha (G3E).

4.2. Các thiết bị điện thoại không dây hoạt động trên băng tần quy định tại điểm 2.4 chỉ được sử dụng trong nhà (Indoor use).

 

PHỤ LỤC 4

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG LIÊN LẠC DÀNH CHO THIẾT BỊ Y TẾ CẤY GHÉP (MICS), HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG DÀNH CHO THIẾT BỊ Y TẾ CẤY GHÉP (MITS) ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép, sau đây gọi là MICS (Medical Implant Communications Systems) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép, sau đây gọi là MITS (Medical Implant Telemetry Systems), là hệ thống bao gồm thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể người và thiết bị liên lạc vô tuyến bên ngoài dùng để trao đổi dữ liệu với thiết bị cấy ghép trong khoảng cách 2m, sau đó dữ liệu được truyền tới trung tâm xử lý và đến bác sỹ thông qua mạng viễn thông.

Trong hệ thống MICS, thiết bị cấy ghép và thiết bị liên lạc vô tuyến có trao đổi dữ liệu hai chiều. Trong hệ thống MITS, chỉ có truyền dữ liệu một chiều từ thiết bị cấy ghép tới thiết bị liên lạc vô tuyến tại các thời điểm đã lập trình trước.

Thiết bị MICS và MITS được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

2.1. Thiết bị MICS được hoạt động có điều kiện tại băng tần: 401 ÷ 406 MHz.

2.1.1. Độ rộng kênh chiếm dụng không lớn hơn 300 kHz.

2.1.2. Thiết bị MICS phải có ít nhất 9 kênh tần số được phân bố trên toàn bộ đoạn băng tần 401÷ 406 MHz.

2.1. 2.2. Thiết bị MITS được hoạt động có điều kiện tại băng tần: 401 ÷ 402 MHz; 403,5 ÷ 403,8 MHz; 405 ÷ 406MHz.

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính:

3.1.1. Thiết bị MICS: Công suất ERP của phát xạ chính không lớn hơn 25 mW.

3.1.2. Thiết bị MITS: Công suất ERP của phát xạ chính không lớn hơn 100 nW.

3.2. Phát xạ giả: Mức công suất phát xạ giả của thiết bị MICS và MITS khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW

- Tại các tần số khác dưới 1000 MHz: 250 nW

- Tại các tần số f > 1000 MHz: 1mW

Chế độ chờ:

- Tần số f ≤ 1000 MHz: 2 nW

- Tần số f > 1000 MHz: 20 nW

4) Các điều kiện khác

4.1. Thiết bị MICS phải dùng giao thức truyền dẫn sau khi nghe (Listen Before Transmit).

4.2. Thiết bị MICS chỉ được phát khi có sự điều khiển từ bên ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện các sự cố có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khoẻ của người bệnh, thiết bị MICS được phép truyền số liệu tức thời.

 

PHỤ LỤC 5

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN ĐIỆN (RFID) ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID – Radio Frequency Identification) sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hoá, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến:

- Thẻ vô tuyến (RF tag) mang chip điện tử, có hoặc không có nguồn điện, được gắn trên đối tượng cần nhận dạng. Chip điện tử chứa thông tin về đối tượng đó.

- Thiết bị đọc (RF Reader) phát ra tần số nhất định để kích hoạt thẻ vô tuyến và thẻ vô tuyến sẽ phát ra thông tin của thẻ. Thông tin này được đầu đọc thu lại và chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số khi hoạt động trên các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại các điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1. 115 ÷ 150 kHz với tần số trung tâm là 125 kHz và 134,2 kHz

2.2. 13,553 ÷ 13,567 MHz với tần số trung tâm là 13,56 MHz

2.3. 433,05 ÷ 434,79 MHz với tần số trung tâm là 433,92 MHz

2.4. 866 ÷ 868 MHz với tần số trung tâm của kênh thứ n được tính theo công thức: 865,9 MHz + 0,2 MHz * n; n = 1 ÷ 10

2.5. 920 ÷ 925 MHz với băng thông lớn nhất cho phép của kênh nhảy tần ở mức suy giảm 20 dB là 500 kHz

2.6. 2446 ÷ 2454 MHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:

3.1.1. 4,5 mW ERP tại băng tần 115 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz.

3.1.2. 10 mW ERP tại băng tần 433,05 ÷ 434,79 MHz

3.1.3. 500 mW ERP tại băng tần 866 ÷ 868 MHz

3.1.4. 500 mW ERP tại băng tần 920 ÷ 925 MHz

3.1.5. 500 mW EIRP tại băng tần 2446 ÷ 2454 MHz

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1 Đối với thiết bị nhận dạng vô tuyến hoạt động tại các băng tần 115 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz, mức công suất hoặc cường độ trường của phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 22 μA/m (27 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,67 μA/m (-3,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW

- Tại các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: 250 nW

Chế độ chờ:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 1,99 μA/m (6 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,06 μA/m (-24,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz: 2 nW

3.2.2. Đối với thiết bị nhận dạng vô tuyến hoạt động tại các băng tần 433,05÷ 434,79 MHz, 920 ÷ 925 MHz: độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32 dBc tại khoảng cách 3m.

3.2.3. Đối với thiết bị nhận dạng vô tuyến hoạt động tại các băng tần 866 ÷ 868MHz, 2446 ÷ 2454 MHz, mức công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây::

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz, 87,5 MHz ≤ f ≤ 108 MHz, 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz, 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4 nW

- Tại các tần số khác nhỏ hơn 1000 MHz: 250 nW

- Tại các tần số f ≥ 1000 MHz: 1 µW

Chế độ chờ:

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz, 87,5 MHz ≤ f ≤ 108 MHz, 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz, 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 2 nW

- Tại các tần số khác nhỏ hơn 1000 MHz: 2 nW

- Tại các tần số f ≥ 1000 MHz: 20 nW

4) Các điều kiện khác

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện hoạt động trong băng tần 920 ÷ 925 MHz phải sử dụng phương pháp điều chế trải phổ nhảy tần.

 

PHỤ LỤC 6

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CẢNH BÁO VÀ PHÁT HIỆN VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện bao gồm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến

Một số loại thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện điển hình: thiết bị chống trộm, thiết bị phát hiện chuyển động, thiết bị dò tìm kim loại.

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện tại các băng tần:

2.1. 16 ÷ 150 kHz

2.2. 13,553 ÷ 13,567 MHz

2.3. 29,7 ÷ 30,0 MHz

2.4. 146,35 ÷ 146,5 MHz

2.5. 240,15 ÷ 240,30 MHz

2.6. 300 ÷ 300,33 MHz

2.7. 312 ÷ 316 MHz

2.8. 444,4 ÷ 444,8 MHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:

3.1.1. 4,5 mW ERP tại băng tần 16 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz.

3.1.2. 100mW ERP tại các băng tần 29,7 ÷ 30,0 MHz; 146,35 ÷ 146,5 MHz; 240,15 ÷ 240,30 MHz; 300 ÷ 300,33 MHz; 312 ÷ 316 MHz; 444,4 ÷ 444,8 MHz.

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1. Đối với thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến hoạt động tại các băng tần 16 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz, mức công suất hoặc cường độ trường của phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 22 μA/m (27 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,67 μA/m (-3,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW

- Tại các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: 250 nW

Chế độ chờ:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 1,99 μA/m (6 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,06 μA/m (-24,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz: 2 nW

3.2.2. Đối với thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến hoạt động tại các băng tần 29,7 ÷ 30,0 MHz; 146,35 ÷ 146,5 MHz; 240,15 ÷ 240,30 MHz; 300 ÷ 300,33 MHz; 312 ÷ 316 MHz; 444,4 ÷ 444,8 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra của máy phát.

 

PHỤ LỤC 7

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ÂM THANH KHÔNG DÂY ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị âm thanh không dây bao gồm các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để truyền dẫn âm thanh ở cự ly ngắn.

Một số loại thiết bị âm thanh không dây điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay, tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính.

Thiết bị âm thanh không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

2.1. Thiết bị âm thanh không dây được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1.1. 10,2 ÷ 11 MHz (chỉ dùng cho ứng dụng trợ thính)

2.1.2. 40,66 ÷ 40,70 MHz

2.1.3. 87 ÷ 108 MHz

2.1.4. 182,025 ÷ 182,975 MHz

2.1.5. 217,025 ÷ 217,975 MHz

2.1.6. 218,025 ÷ 218,475 MHz

2.1.7. 470 ÷ 694 MHz (Thiết bị âm thanh không dây chuyên dùng cho các sự kiện)

2.2. Độ rộng kênh tần số

Độ rộng kênh không lớn hơn 200 kHz và phải nằm trọn trong phạm vi các đoạn băng tần được phép hoạt động nêu trên.

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần sau:

3.1.1. 4 mW EIRP trong băng tần 10,2 ÷ 11 MHz.

3.1.2. 100 mW ERP trong băng tần 40,66 ÷ 40,70 MHz.

3.1.3. Băng tần 87 ÷ 108 MHz:

3.1.3.1. 20 nW EIRP đối với máy phát FM cá nhân.

3.1.3.2. 3mW ERP đối với các thiết bị khác thuộc loại thiết bị âm thanh không dây được sử dụng có điều kiện.

3.1.4. 30 mW ERP trong các băng tần còn lại.

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1. Đối với thiết bị âm thanh không dây hoạt động tại băng tần 87 ÷ 108 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32dBc ở cự ly 3m.

3.2.2. Đối với thiết bị âm thanh không dây hoạt động tại băng tần 10,2 ÷ 11 MHz, mức công suất hoặc cường độ trường của phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 22,39 μA/m (27 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /8 quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,67 μA/m (-3,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW

- Tại các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: 250 nW

Chế độ chờ:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 1,99 μA/m (6 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,06 μA/m (-24,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz: 2 nW

3.2.3. Đối với thiết bị âm thanh không dây hoạt động tại các băng tần 40,66 ÷ 40,70 MHz; 182,025 ÷ 182,975 MHz; 217,025 ÷ 217,975 MHz; 218,025 ÷ 218,475 MHz; 470 ÷ 694 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra của máy phát.

4) Điều kiện khác

4.1. Máy phát FM cá nhân chỉ được sử dụng băng tần 87 ÷ 108 MHz.

4.2. Thiết bị Microphone không dây hoạt động ở các băng tần quy định tại điểm 2.1.7 phải đảm bảo các điều kiện khai thác sau đây:

4.2.1. Phải có khả năng tự động điều chỉnh và điều chỉnh được tần số hoạt động.

4.2.2. Thiết bị không được hoạt động trùng với các kênh truyền hình quảng bá đang phát sóng tại khu vực khai thác.

4.2.3. Khoảng cách tối thiểu giữa tần số trung tâm của thiết bị khi hoạt động và (các) kênh tần số truyền hình kề trên, kề dưới trong khu vực khai thác là 400 kHz.

4.2.4. Không được gây nhiễu có hại cho thiết bị thu truyền hình quảng bá trong khu vực khai thác.

 

PHỤ LỤC 8

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỀU KHIẾN TỪ XA VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện bao gồm các thiết bị dùng sóng vô tuyến để điều khiển các mô hình, điều khiển trong công nghiệp và gia dụng.

Một vài loại thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện điển hình: điều khiển mô hình trên không như máy bay mô hình, điều khiển mô hình trên mặt đất, mặt nước như ôtô mô hình và tàu thủy mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng như điều khiển đóng mở cửa ô tô và garage.

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1. 115 ÷ 150 kHz

2.2. 26,957 ÷ 27,283 MHz

2.3. 29,7 ÷ 30,0 MHz

2.4. 34,995 ÷ 35,225 MHz

2.5. 40,02 ÷ 40,98 MHz (chỉ dùng cho điều khiển mô hình máy bay)

2.6. 40,66 ÷ 40,70 MHz

2.7. 50,01 ÷ 50,99 MHz (chỉ dùng cho điều khiển mô hình máy bay)

2.8. 72,00 ÷ 72,99 MHz (chỉ dùng cho điều khiển mô hình máy bay)

2.9. 312 ÷ 316 MHz

2.10. 433,05 ÷ 434,79 MHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát hoặc cường độ trường của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần sau:

3.1.1. 4,5 mW ERP trong băng tần 115 ÷ 150 kHz.

3.1.2. 100 mW ERP trong băng tần 26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 34,995 ÷ 35,225 MHz; 40,02 ÷ 40,98 MHz; 40,66 ÷ 40,70 MHz; 50,01 ÷ 50,99 MHz; 312 ÷ 316 MHz.

3.1.3. 1 W ERP trong băng tần 72,00 ÷ 72,99 MHz (chỉ dùng cho điều khiển mô hình máy bay).

3.1.4. 10 mW ERP trong băng tần 433,05 ÷ 434,79 MHz.

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1. Đối với thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện hoạt động tại băng tần 115 ÷ 150 kHz, mức công suất hoặc cường độ trường của phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây::

Chế độ hoạt động:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 22 μA/m (27 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,67 μA/m (-3,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW

- Tại các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: 250 nW

Chế độ chờ:

- Tại các tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 1,99 μA/m (6 dB μA/m) tại tần số 9 kHz, giảm 3dB /quãng tần số

- Tại các tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz: 0,06 μA/m (-24,5 dB μA/m)

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz: 2 nW

3.2.2. Đối với thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện hoạt động tại các băng tần 26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 34,995 ÷ 35,225 MHz; 40,02 ÷ 40,98 MHz; 40,66 ÷ 40,70 MHz; 50,01 ÷ 50,99 MHz; 72,00 ÷ 72,99 MHz; 312 ÷ 316 MHz; 433,05 ÷ 434,79 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra của máy phát.

 

PHỤ LỤC 9

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ MẠNG NỘI BỘ KHÔNG DÂY (WLAN) ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị mạng nội bộ không dây, sau đây được gọi là “Thiết bị WLAN” (WLAN- Wireless Local Area Network), được sử dụng để thiết lập mạng nội bộ vô tuyến thay cho việc sử dụng dây cáp.

Một số loại thiết bị WLAN điển hình: điểm truy nhập (access point), bộ định tuyến không dây (wifi router), bộ điều hợp mạng không dây (wifi card).

Thiết bị WLAN được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị WLAN được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1. 2400 ÷ 2483,5 MHz

2.2. 5150 ÷ 5250 MHz

2.2. 5250 ÷ 5350 MHz

2.4. 5470 ÷ 5725 MHz

2.5. 5725 ÷ 5850 MHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát và mật độ phổ công suất của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:

3.1.1. 100 mW EIRP trong băng tần 2400 ÷ 2483,5 MHz và 100 mW/100 KHz EIRP đối với thiết bị sử dụng kỹ thuật trải phổ nhảy tần (FHSS: Frequency Hoping Spectrum Spread) hoặc 10 mW/1 MHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế khác

3.1.2. 200 mW EIRP và 10 mW/MHz trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz

3.1.3. 200 mW EIRP và 10 mW/MHz trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz

3.1.4. 1 W EIRP và 50 mW/MHz tại 1 MHz bất kỳ trong băng tần 5470 ÷ 5725 MHz và băng tần 5725 ÷ 5850 MHz

3.2. Phát xạ giả: Thiết bị WLAN khi hoạt động tại các băng tần trên phải tuân thủ các giới hạn phát xạ giả của Phụ lục này:

3.2.1. Đối với thiết bị WLAN hoạt động tại băng tần 2400 ÷ 2483,5 MHz:

3.2.1.1. Phát xạ giả băng hẹp:

Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz: -36 dBm

- Tại các tần số 1,8 MHz ≤ f ≤ 1,9 GHz; 5,15 GHz ≤ f ≤ 5,3 GHz : -47 dBm

- Tại các tần số khác trong khoảng 1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -30 dBm

Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz: -57 dBm

- Tại các tần số 1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -47 dBm

3.2.1.2. Phát xạ giả băng rộng:

Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz: -86 dBm/Hz

- Tại các tần số 1,8 MHz ≤ f ≤ 1,9 GHz; 5,15 GHz ≤ f ≤ 5,3 GHz : -97 dBm/Hz

- Tại các tần số khác trong khoảng 1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -80 dBm/Hz

Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

- Tại các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz: -107 dBm/Hz

- Tại các tần số 1 GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -97 dBm/Hz

3.2.2. Đối với thiết bị WLAN hoạt động tại các băng tần 5150 ÷ 5250 MHz, 5250 ÷ 5350 MHz; 5470 ÷ 5725 MHz; 5725 ÷ 5850 MHz, mức công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây::

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: -54 dBm ERP (với băng thông đo 100 kHz)

- Tại các tần số khác giữa 30 MHz và 1000 MHz: -36 dBm ERP (với băng thông đo 100 kHz)

- Tại các tần số 1 GHz ≤ f ≤ 26,5 GHz: -30 dBm ERP (với băng thông đo 1 MHz)

4) Các điều kiện khác

4.1. Các thiết bị WLAN chỉ được sử dụng ở trên mặt đất.

4.2. Các thiết bị WLAN hoạt động trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz chỉ được sử dụng trong nhà (Indoor use).

4.3. Các hệ thống truy nhập vô tuyến họat động trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz; 5470 ÷ 5725 MHz phải có khả năng:

- Lựa chọn kênh tần số động (DFS: Dynamic Frequency Selection)

- Điều khiển công suất máy phát (TPC: Transmitter Power Control). Không bắt buộc áp dụng điều kiện này cho các hệ thống truy nhập vô tuyến hoạt động trong băng tần 5470 ÷ 5725 MHz có công suất nhỏ hơn 500 mW EIRP.

4.4. Các thiết bị WLAN được sử dụng cho mục đích cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy định về cung cấp dịch vụ của Bộ Thông tin và truyền thông.

 

PHỤ LỤC 10

ĐIỀU KIỆN KĨ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐO TỪ XA VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện tự động hiển thị hoặc ghi lại các thông số đo lường và điều khiển các chức năng của thiết bị khác qua giao diện vô tuyến.

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện quy định tại điểm 3 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị đo từ xa vô tuyến được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1. 26,957 ÷ 27,283 MHz

2.2. 29,70 ÷ 30,00 MHz

2.3. 40,50 ÷ 41,00 MHz (chỉ dùng cho các ứng dụng y tế và sinh học)

2.4. 216 ÷ 217 MHz (chỉ dùng cho các ứng dụng y tế và sinh học)

2.5. 433,05 ÷ 434,79 MHz

2.6. 24 ÷ 24,25 GHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần sau:

3.1.1. 100 mW ERP trong băng tần 26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz.

3.1.2. 0,01 mW ERP trong băng tần 40,50 ÷ 41,00 MHz; 216 ÷ 217 MHz.

3.1.3. 10 mW ERP tại băng tần 433,05 ÷ 434,79 MHz.

3.1.4. 100 mW EIRP tại băng tần 24 ÷ 24,25 GHz

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1. Đối với thiết bị đo từ xa vô tuyến điện hoạt động tại các băng tần 26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 216 ÷ 217 MHz; 433,05 ÷ 434,79 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra máy phát.

3.2.2. Đối với thiết bị đo từ xa vô tuyến điện hoạt động tại băng tần 40,50 ÷ 41,00 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32 dBc ở cự ly 3m.

3.2.3. Đối với thiết bị đo từ xa vô tuyến điện hoạt động tại băng tần 24 ÷ 24,25 GHz, mức công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây::

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 4 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác nhỏ hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 250 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác lớn hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 1 μW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 20 nW

 

PHỤ LỤC 11

ĐIỀU KIỆN KĨ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN HÌNH ẢNH KHÔNG DÂY ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị truyền hình ảnh không dây (wireless video transmitter) dùng để truyền dữ liệu hình ảnh về hệ thống xử lý qua giao diện vô tuyến.

Một số loại thiết bị truyền hình ảnh không dây điển hình như: webcam không dây, camera không dây, thiết bị truyền hình ảnh không dây qua giao diện cổng USB từ máy tính.

Thiết bị truyền hình ảnh không dây được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị truyền hình ảnh không dây được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:

2.1. 2400 ÷ 2483,5 MHz

2.2. 5725 ÷ 5850 MHz

2.3. 10,50 ÷ 10,55 GHz

2.4. 24,00 ÷ 24,25 GHz

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính: Công suất phát của phát xạ chính không lớn hơn 100 mW EIRP.

3.2. Phát xạ giả:

3.2.1 Đối với thiết bị truyền hình ảnh không dây hoạt động tại các băng tần 2400 ÷ 2483,5 MHz; 5725 ÷ 5850 MHz; 10,50 ÷ 10,55 GHz và 24,00 ÷ 24,25 GHz, mức công suất phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây::

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 4 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác nhỏ hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 250 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác lớn hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 1 μW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 20 nW

 

PHỤ LỤC 12

ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1) Định nghĩa

Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá dùng để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá hoạt động ở các vùng biển của Việt Nam

Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá khi hoạt động ở băng tần quy định ở điểm 2 của Phụ lục này được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải đảm bảo điều kiện quy định tại điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.

2) Điều kiện về tần số

Thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tại băng tần từ 26,96 MHz ÷ 27,41 MHz. Đoạn băng tần này được phân chia thành 40 kênh từ 1 đến 40, mỗi kênh tần số tương ứng với các tần số trung tâm và mục đích sử dụng theo Bảng phân kênh tần số sau đây:

Kênh

Tần số trung tâm [MHz]

Mục đích sử dụng

 

Kênh

Tần số trung tâm [MHz]

Mục đích sử dụng

1

26,965

Kênh liên lạc 5

 

21

27,215

Kênh liên lạc 5

2

26,975

Kênh liên lạc 5

 

22

27,225

Kênh liên lạc 5

3

26,985

Kênh liên lạc 5

 

23

27,235

Kênh liên lạc 5

4

27,005

Kênh liên lạc 5

 

24

27,245

Kênh liên lạc 5

5

27,015

Kênh liên lạc 5

 

25

27,255

Kênh liên lạc 5

6

27,025

Kênh liên lạc 5

 

26

27,265

Kênh liên lạc 5

7

27,035

Kênh liên lạc 5

 

27

27,275

Kênh liên lạc 5

8

27,055

Kênh liên lạc 5

 

28

27,285

Kênh liên lạc 5

9

27,065

Kênh an toàn cứu nạn [4]

 

29

27,295

Kênh liên lạc 5

10

27,075

Kênh liên lạc [5]

 

30

27,305

Kênh liên lạc 5

11

27,085

Kênh gọi [6]

 

31

27,315

Kênh liên lạc 5

12

27,105

Kênh liên lạc 5

 

32

27,325

Kênh liên lạc 5

13

27,115

Kênh liên lạc 5

 

33

27,335

Kênh liên lạc 5

14

27,125

Kênh liên lạc 5

 

34

27,345

Kênh liên lạc 5

15

27,135

Kênh liên lạc 5

 

35

27,355

Kênh liên lạc 5

16

27,155

Kênh liên lạc 5

 

36

27,365

Kênh liên lạc 5

17

27,165

Kênh liên lạc 5

 

37

27,375

Kênh liên lạc 5

18

27,175

Kênh liên lạc 5

 

38

27,385

Kênh liên lạc 5

19

27,185

Kênh gọi 6

 

39

27,395

Kênh liên lạc 5

20

27,205

Kênh liên lạc 5

 

40

27,405

Kênh liên lạc 5

3) Điều kiện về phát xạ

3.1. Phát xạ chính

- Trường hợp sử dụng phương thức phát thoại đơn biên (AM/SSB): Công suất ERP của phát xạ chính không lớn hơn 4 W.

- Trường hợp sử dụng phương thức phát thoại song biên (AM/DSB): Công suất ERP của phát xạ chính không lớn hơn 1 W.

- Trường hợp sử dụng phương thức phát thoại điều tần hoặc điều pha (FM/PM): Công suất ERP của phát xạ chính không lớn hơn 4 W.

3.2. Phát xạ giả:

Mức công suất phát xạ giả của thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá khi hoạt động tại băng tần 26,96 MHz ÷ 27,41 MHz không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:

- Tại các tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 4 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác nhỏ hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 250 nW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 2 nW

- Tại các tần số khác lớn hơn 1000 MHz:

+ Chế độ hoạt động: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 1 μW

+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ giả không vượt quá: 20 nW

4) Điều kiện về khai thác

4.1. Điều kiện sử dụng kênh an toàn, cứu nạn

4.1.1. Trong trường hợp khẩn cấp, gây nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện trên biển, ngoài việc sử dụng kênh 9 (dành riêng phục vụ thông tin an toàn cứu nạn), tổ chức, cá nhân khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu còn có thể phát sóng để thu hút sự chú ý trên bất cứ kênh nào trong Bảng phân kênh tần số.

4.1.2. Khi nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu, các đài vô tuyến điện phải lập tức ngừng phát sóng trên tần số có khả năng gây nhiễu cho thông tin cấp cứu và phải liên tục lắng nghe trên tần số phát gọi cấp cứu; trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn.

4.2. Điều kiện sử dụng kênh gọi

4.2.1. Kênh gọi (kênh 11 và kênh 19) chỉ dùng để thiết lập cuộc gọi giữa các phương tiện nghề cá.

4.2.2. Kênh gọi chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 1 phút. Đài gọi xưng tên và gọi tên của đài bị gọi (lặp đi lặp lại 3 lần) trên kênh gọi. Ngay sau khi nhận được tín hiệu trả lời của đài bị gọi, đài gọi chủ động chỉ định kênh liên lạc để hai đài cùng chuyển sang làm việc ở kênh liên lạc; không được liên lạc ở kênh gọi.

4.3. Điều kiện sử dụng kênh liên lạc

4.3.1. Kênh liên lạc được lựa chọn trong số 37 kênh theo Bảng phân kênh tần số (trừ các kênh an toàn, cứu nạn và kênh gọi). Trong quá trình làm việc nếu bị nhiễu do đài khác gây ra, có thể chuyển đổi sang kênh liên lạc khác để tránh nhiễu.

4.3.2. Kênh liên lạc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 5 phút, trường hợp phải kéo dài thời gian thì sau khi liên lạc được 5 phút phải tạm ngừng một phút rồi mới tiếp tục liên lạc.

4.4. Người sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không được có các hành vi sau đây:

4.4.1. Sử dụng công suất vượt quá mức công suất phát hạn chế quy định tại điểm 3 của Phụ lục này.

4.4.2. Gây nhiễu có hại cho kênh an toàn, cứu nạn.

4.4.3. Dùng kênh an toàn, cứu nạn cho mục đích thiết lập cuộc gọi và liên lạc.

4.4.4. Dùng kênh gọi cho mục đích liên lạc (trừ thông tin cấp cứu).

4.4.5. Chiếm dụng kênh liên lạc liên tục vượt quá thời gian 5 phút hoặc phát bất kỳ một sóng mang nào xen giữa các cuộc gọi.

4.4.6. Phát tín hiệu gọi, tín hiệu nhận dạng liên tục, lặp đi lặp lại trên kênh gọi vượt quá thời gian 1 phút.

4.4.7. Phát tín hiệu nhận dạng đồng thời trên hai hoặc nhiều tần số khi chỉ liên lạc với một đài khác.



[1] "Phương tiện nghề cá" là tầu, thuyền đánh cá và các phương tiện lưu động hoặc không lưu động trên biển dùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng và thu gom thủy sản, dịch vụ hậu cần, điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

[2] ERP (Effective Radiated Power): Công suất phát xạ hiệu dụng

 

[3] EIRP (Equivalent Isotropically Radiated Power): Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương.

[4] "Kênh an toàn, cứu nạn" là kênh dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn.

[5] "Kênh liên lạc" là kênh dùng cho thông tin liên lạc, trao đổi tin tức.

[6] "Kênh gọi" là kênh dành riêng để thiết lập cuộc gọi.



[i] Theo giới hạn phát xạ giả 1: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.1 Phụ lục 5 hoặc tại điểm 3.2.1 Phụ lục 6  hoặc tại điểm 3.2.2 Phụ lục 7 hoặc tại điểm 3.2.1 Phụ lục 8 của Thông tư này.

[ii] Các loại thiết bị, ứng dụng VTĐ cự ly ngắn chung: các loại thiết bị vô tuyến điện đáp ứng đúng các điều kiện quy định tại các cột A, B, C tương ứng là thiết bị được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện không cần các quy định riêng khác.

[iii] Theo giới hạn phát xạ giả 2: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2 Phụ lục 4 của Thông tư này.

[iv] Theo giới hạn phát xạ giả 3: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.2 Phụ lục 3 của Thông tư này.

[v] Theo giới hạn phát xạ giả 4: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.1 Phụ lục 9 của Thông tư này.

[vi] Theo giới hạn phát xạ giả 5: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.3 Phụ lục 5 hoặc 3.2 Phụ lục 11 của Thông tư này hoặc tại điểm 3.2 Phụ lục 12 của Thông tư này.

[vii] Theo giới hạn phát xạ giả 6: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.2 Phụ lục 9 của Thông tư này.

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 03/2012/TT-BTTTT

Hanoi, March 20, 2012

 

CIRCULAR

PROVIDING THE LIST OF RADIO DEVICES EXEMPT FROM RADIO FREQUENCY USE LICENSING AND ACCOMPANYING TECHNICAL AND OPERATION CONDITIONS

Pursuant to the November 23, 2009 Law on Radio Frequency;

Pursuant to the Government’s Decree No. 187/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

Pursuant to the Government’s Decree No. 50/2011/ND-CP of June 24, 2011, amending and supplementing the Government’s Decree No. 187/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

At the proposal of the director of the Radio Frequency Directorate;

The Minister of Information and Communications promulgates the circular providing the list of radio devices exempt from radio frequency use licensing and accompanying technical and operation conditions.

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Short range devices with limited capacity;

b/ Devices placed on fishing vehicles with a frequency band between 26.96 MHz and 27.41 MHz;

c/ Radio receivers.

2. This Circular applies to organizations and persons that manage, use, manufacture, import or trade in for use in Vietnam radio devices provided in Clause 1 of this Article.

3. This Circular does not apply to radio devices which are manufactured or imported by armed forces for defense or security purposes. The manufacture, import and use of radio devices for these purposes shall be provided by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security in conformity with corresponding national technical regulations.

Article 2. General conditions

1. Radio devices that satisfy technical and operation conditions provided in corresponding Appendices (No. 2 thru 12) to this Circular (not printed herein) are exempt from radio frequency use licensing.

2. Devices specified at Points 2.1 and 2.5 of Appendix 9 to this Circular with a capacity exceeding the corresponding level provided at Point 3.1 of Appendix 9 to this Circular, devices specified at Point 2.4 of Appendix 5 to this Circular with a capacity exceeding the corresponding level provided at Point 3.1.3 of Appendix 5 to this Circular, and devices specified at Points

2.1 and 2.2 of Appendix 11 to this Circular with a capacity exceeding the level provided at Point 3.1 of Appendix 11 to this Circular may be used only when having a license for radio frequency use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When a license-free radio device causes harmful interference, its owner shall immediately stop using it and may resume its operation only after having remedied such interference.

4. License-free radio devices must tolerate interference caused by devices using radio frequency energy for industrial, scientific and medical (ISM) purposes when they use of the following ISM frequency bands:

a/ Frequency band 13.553 ÷ 13.567 MHz;

b/ Frequency band 26.957 ÷ 27.283 MHz;

c/ Frequency band 40.66 ÷ 40.70 MHz;

d/ Frequency band 2400 ÷ 2483.5 MHz;

e/ Frequency band 5725 ÷ 5875 MHz;

f/ Frequency band 24000 ÷ 24500 MHz.

5. Manufacturers and importers of the radio devices provided in Clause 1, Article 1 of this Circular shall announce and assure their devices’ conformity with technical and operation conditions provided in corresponding Appendices (No. 2 thru 12) to this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on May 10, 2012.

2. To annul the Information and Communications Minister’s Circular No.36/2009/TT-BTTTT of December 3, 2009, providing technical and operation conditions for conditional use of short range radio devices, and the Post and Telematics Minister’s Decision No. 09/2006/QD-BBCVT of April 10, 2006, providing technical and operation conditions for conditional use of radio devices placed on fishing vehicles.

3. Radio devices used before the effective date of this Circular which fail to comply with this Circular may operate no longer than 3 years after the effective date of this Circular or must not operate if causing harmful interference to lawfully operating radio devices and radio device systems.

4. The chief of the Ministry Office, the director of the Radio Frequency Directorate, heads of agencies and units under the Ministry of Information and Communications and related organizations and persons shall implement this Circular.

5. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Information and Communications for guidance or consideration and revision.

 

 

MINISTER OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS




Nguyen Bac Son

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX 1

LIST OF RADIO DEVICES EXEMPT FROM RADIO FREQUENCY USE LICENSING
(To the Information and Communications Ministry's Circular No.03/2012/TT-BTTTT of March 20, 2012)

No.

Radio devices and applications

Conditions on frequency and radiation limit

Technical and operation conditions for each specific radio device

1

General short range radio devices and applications

Appendix 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Wireless telephone

Appendix 3

3

Medical Implant Communication Service (MICS) and Medical Implant Telemetry System (MITS)

Appendix 4

4

Radio Frequency Identification (RFID) device

Appendix 5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Radio warning and detecting device

Appendix 6

6

Wireless audio device

Appendix 7

7

Remote control radio device

Appendix 8

8

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Appendix 9

9

Radio telemetry device

Appendix 10

10

Wireless video device

Appendix 11

11

Radio devices placed on fishing vehicles1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12

Radio receiver

-

-

___________________ 

1 Fishing vehicles include fishing vessels or boats and other mobile or immobile vehicles at sea used to fish, process, culture or collect aquatic products, provide logistic services, or survey, explore, inspect, control or protect aquatic resources.-

 

APPENDIX 10

TECHNICAL AND OPERATION CONDITIONS OF RADIO TELEMETRY DEVICES EXEMPT FROM RADIO FREQUENCY USE LICENSING
(Enclosed with the Ministry of Information and Communications’ Circular No. 03/2012/TT-BTTTT dated March 2012)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Radio telemetry device is the device which automatically displays or records measurements and controls functions of other equipment via radio interface.

Radio telemetry devices shall not be subjected to radio frequency use licensing when they operate in the frequency bands prescribed in Point 2 of this Annex and meet the conditions prescribed in Point 3 of this Annex.

2) Frequency band conditions

Radio telemetry devices to be used shall operate in following frequency bands:

2.1. 26.957 ÷ 27.283 MHz

2.2. 29.70 ÷ 30.00 MHz

2.3. 40.50 ÷ 41.00 MHz (for medical and biological applications)

2.4. 216 ÷ 217 MHz (for medical and biological applications)

2.5. 433.05 ÷ 434.79 MHz

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3) Emission conditions

3.1. Effective radiated power: Effective radiated power shall not be greater than the value corresponding to following bands:

3.1.1. 100 mW ERP corresponding to bands 26.957 ÷ 27.283 MHz; 29.7 ÷ 30.0 MHz.

3.1.2. 0.01 mW ERP corresponding to bands 40.50 ÷ 41.00 MHz; 216 ÷ 217 MHz.

3.1.3. 10 mW ERP corresponding to bands 433.05 ÷ 434.79 MHz.

3.1.4. 100mW EIRP corresponding to bands 24 ÷ 24.25 GHz

3.2. Spurious emissions:

3.2.1. For radio telemetry devices operating in the bands 26.957 ÷ 27.283 MHz; 29.7 ÷ 30.0 MHz; 216 ÷ 217 MHz; 433.05 ÷ 434.79 MHz: Attenuation of spurious emissions compared with effective radiated power is not smaller than 40 dBc at the transmitter’s output.

3.2.2. For radio telemetry devices operating in 40.50 ÷ 41.00 MHz band: Attenuation of spurious emissions compared with effective radiated power is not smaller than 32 dBc at 3m distance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In the bands 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz; 87.5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz:

+ Operation mode: Spurious emission power does not exceed 4 nW.

+ Idle mode: Spurious emission power does not exceed 2 nW.

- In other bands smaller than 1000 MHz:

+ Operation mode: Spurious emission power does not exceed 250 nW.

+ Idle mode: Spurious emission power does not exceed 2 nW.

- In other bands greater than 1000 MHz:

+ Operation mode: Spurious emission power does not exceed 1 nW.

+ Idle mode: Spurious emission power does not exceed 20 nW.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/03/2012 quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.614

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!