|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 977/QĐ-BTTTT năm 2024 phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Số hiệu:
|
977/QĐ-BTTTT
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Huy Dũng
|
Ngày ban hành:
|
14/06/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
Ngày 14/6/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 977/QĐ-BTTTT phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
Theo đó, một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 như sau:
Thứ nhất, triển khai các tuyến cáp quang quốc tế theo lộ trình:
- Đến năm 2027:
+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng đạt tối thiểu 134 Tbps.
+ Tiếp tục duy trì tối thiểu Singapore, HongKong, Nhật Bản là Digital Hub kết nối chính.
+ Định kỳ rà soát, đánh giá các Digital Hub xây dựng phương án duy trì/chuyển dịch/bổ sung các điểm kết nối phù hợp theo từng thời kỳ.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
+ Triển khai và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.
- Từ năm 2028 đến năm 2030:
+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
+ Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.
+ Duy trì kết nối tối đa 90% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 04 Digital Hub lớn lân cận trong khu vực Châu Á.
+ Duy trì kết nối dự phòng tối thiểu 10% dung lượng cáp quang trên biển tới tối thiểu 02 Digital Hub lớn tại các khu vực Châu Mỹ, Châu Âu.
Thứ hai, đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang quốc tế:
- Đối với các tuyến cáp quang hướng ra vùng biển phía Nam, triển khai hài hòa các phương án: kết nối trực tiếp tới các Digital Hub, kết nối với các tuyến cáp quang biển theo mô hình Liên doanh (Consortium).
- Ưu tiên tham gia các Liên doanh có nhiều thành phần, đa quốc gia, kết nối đa hướng tới nhiều Digital Hub.
- Định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án ưu tiên hướng kết nối đảm bảo cân bằng hài hòa các hướng kết nối.
- Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 03 lần dung lượng sử dụng thực tế).
- Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 02 năm) dự phòng trường hợp phát sinh tăng trưởng đột biến nhu cầu.
Xem thêm chi tiết nội dung tại Quyết định 977/QĐ-BTTTT có hiệu lực từ ngày ký.
BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 977/QĐ-BTTTT
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 6 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁP QUANG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế
của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” với các nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM
- Hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam là thành
phần quan trọng của hạ tầng số, phải được ưu tiên đầu tư hiện đại, đi trước một
bước, bảo đảm kết nối của Việt Nam ra quốc tế có dung lượng siêu lớn, băng
thông siêu rộng, an toàn, bền vững, đủ không gian để một số đô thị trở thành
trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub).
- Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế nhằm mục
tiêu xây dựng khả năng tự chủ trong việc thiết lập, triển khai, sửa chữa các
tuyến cáp quang quốc tế, đảm bảo an toàn cho mạng lưới Internet Việt Nam, đáp ứng
đầy đủ nhu cầu kết nối quốc tế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, quốc phòng
- an ninh.
- Các doanh nghiệp nhà nước tiên phong triển khai
cáp quang quốc tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu
tư, xây dựng để nhanh chóng phát triển đột phá hệ thống cáp quang quốc tế của
Việt Nam.
II. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
Hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam nằm trong
nhóm dẫn đầu của khu vực về cả số lượng, dung lượng và chất lượng, trở thành lợi
thế thu hút đầu tư, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn (Data Center), các nhà
cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn tới siêu lớn (Hyperscale Cloud). Kết nối
đa dạng, an toàn, bền vững, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng của hạ tầng
số, hạ tầng truyền dẫn dữ liệu của khu vực và quốc tế, tạo ưu thế và động lực
đưa một số đô thị trở thành Digital Hub, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội
số, chuyển đổi số.
III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030
- Triển khai và đưa vào hoạt động tối thiểu thêm 10
tuyến cáp quang trên biển mới với công nghệ hiện đại, nâng tổng số tuyến cáp
quang trên biển của Việt Nam lên tối thiểu 15 tuyến với dung lượng tối thiểu
350 Tbps.
- Triển khai và đưa vào hoạt động tối thiểu 02 tuyến
cáp quang trên biển do Việt Nam làm chủ kết nối trực tiếp tới các Digital Hub
trong khu vực.
- Hệ thống cáp quang trên biển của Việt Nam được
triển khai phân bổ hài hòa theo tất cả các hướng khả thi về mặt kỹ thuật: kết nối
ra biển Đông lên phía Bắc; kết nối ra biển Đông xuống phía Nam; kết nối ra vùng
biển phía Nam.
- Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 02
tuyến cáp quang đất liền quốc tế, đảm bảo tổng dung lượng cáp quang quốc tế
trên đất liền đạt tối thiểu 15% dung lượng sử dụng thực tế của hệ thống cáp
quang trên biển.
IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Triển khai các tuyến cáp quang quốc tế theo lộ
trình
- Đến năm 2027:
+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm 4 tuyến cáp
quang biển mới, nâng tổng dung lượng đạt tối thiểu 134 Tbps.
+ Tiếp tục duy trì tối thiểu Singapore, HongKong,
Nhật Bản là Digital Hub kết nối chính.
+ Định kỳ rà soát, đánh giá các Digital Hub xây dựng
phương án duy trì/chuyển dịch/bổ sung các điểm kết nối phù hợp theo từng thời kỳ.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến
cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
+ Triển khai và đưa vào sử dụng tối thiểu 01 tuyến
cáp quang đất liền quốc tế.
- Từ năm 2028 đến năm 2030:
+ Triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6
tuyến cáp quang biển mới nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt
tối thiểu 350 Tbps.
+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01
tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
+ Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 01
tuyến cáp quang đất liền quốc tế.
+ Duy trì kết nối tối đa 90% dung lượng cáp quang
trên biển tới tối thiểu 04 Digital Hub lớn lân cận trong khu vực Châu Á.
+ Duy trì kết nối dự phòng tối thiểu 10% dung lượng
cáp quang trên biển tới tối thiểu 02 Digital Hub lớn tại các khu vực Châu Mỹ,
Châu Âu.
2. Đảm bảo an toàn, bền vững hạ tầng cáp quang
quốc tế
- Đối với các tuyến cáp quang hướng ra vùng biển
phía Nam, triển khai hài hòa các phương án: kết nối trực tiếp tới các Digital
Hub, kết nối với các tuyến cáp quang biển theo mô hình Liên doanh (Consortium).
- Ưu tiên tham gia các Liên doanh có nhiều thành phần,
đa quốc gia, kết nối đa hướng tới nhiều Digital Hub.
- Định kỳ rà soát, điều chỉnh phương án ưu tiên hướng
kết nối đảm bảo cân bằng hài hòa các hướng kết nối.
- Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng
nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 03 lần dung lượng sử dụng
thực tế).
- Xây dựng phương án triển khai nhanh tuyến cáp
quang biển mới (thời gian hoàn thành dưới 02 năm) dự phòng trường hợp phát sinh
tăng trưởng đột biến nhu cầu.
V. GIẢI PHÁP
1. Tổ chức, bộ máy
a) Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị để thúc
đẩy triển khai đột phá hạ tầng cáp quang quốc tế của Việt Nam.
b) Thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông xây dựng bộ
phận chuyên trách nghiên cứu, làm chủ công nghệ, xây dựng và tổ chức triển khai
chiến lược phát triển cáp quang quốc tế.
2. Hợp tác trong nước
a) Hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và các
bộ ngành liên quan trong việc thúc đẩy phát triển hệ thống cáp quang quốc tế
dung lượng lớn, đa hướng tuyến, an toàn, bền vững.
b) Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp
viễn thông trong việc quy hoạch, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai đồng bộ
hạ tầng cáp quang quốc tế của Việt Nam.
c) Hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông trong
nước cùng đầu tư, khai thác hiệu quả hạ tầng cáp quang quốc tế của Việt Nam.
3. Hợp tác quốc tế
a) Bộ TTTT chủ động tham gia vào các diễn đàn, hội
nghị quốc tế về cáp quang để thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ
và cập nhật xu hướng phát triển của hệ thống cáp quang quốc tế.
b) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài trong triển khai cáp
quang quốc tế.
4. Nghiên cứu, phát triển
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển năng lực tự chủ
trong thiết kế, triển khai xây dựng, bảo vệ, bảo trì và sửa chữa các tuyến cáp
quang biển.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Các doanh nghiệp viễn thông căn cứ các nội dung
tại Điều 1 Quyết định này chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết của
doanh nghiệp; Chủ động bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai thực hiện.
2. Cục Viễn thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan thuộc Bộ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy các doanh
nghiệp triển khai nhanh, hiệu quả Chiến lược.
3. Cục Viễn thông là đầu mối tổng hợp thực hiện Chiến
lược, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ; tổ chức sơ kết việc thực
hiện Chiến lược vào năm 2027 và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ trọng tâm
cho giai đoạn tiếp theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Chủ tịch, Tổng
Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và Thủ trưởng các đơn vị liên quan có
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Các doanh nghiệp viễn thông (để t/h);
- Lưu: VT, CVT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Huy Dũng
|
Quyết định 977/QĐ-BTTTT năm 2024 phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 977/QD-BTTTT
|
Hanoi, June 14, 2024
|
DECISION APPROVAL FOR STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF INTERNATIONAL
FIBER-OPTIC CABLE SYSTEM OF VIETNAM BY 2030, WITH A VISION TOWARD 2035 MINISTER OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
OF VIETNAM Pursuant to Decree No.
48/2022/ND-CP dated July 26, 2022 of the Government of Vietnam on functions,
tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of
Information and Communications of Vietnam; Pursuant to Decision
No. 36/QD-TTg dated January 11, 2024 of the Prime Minister of Vietnam on
approval for the planning for infrastructures of information and communications
during 2021-2030, with a vision toward 2050. At the request of the
Director of the Authority of the Vietnam Telecommunications Authority. HEREBY DECIDES: Article 1. Approval for the strategy for the development of the
international fiber-optic cable system of Vietnam by 2030, with a vision toward
2035, includes the following contents: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Vietnam’s international
fiber-optic cable system is an important part of the digital infrastructure. It
must be prioritized for investment in modernization and one step ahead,
ensuring that Vietnam’s international connection has a super large capacity, a
super wide bandwidth, safety, sustainability, and adequate space for specific
urban areas to become digital hubs. - The development of the
international fiber-optic cable system aims to develop the autonomous
capability in the establishment, implementation, and repair of international
fiber-optic cables, ensuring safety for Vietnam’s internet network and meeting
the demands for international connections for the development of digital
economy, digital society, and national defense and security. - State-owned enterprises
shall be the pioneers in implementing international fiber-optic cables and
encouraging domestic and overseas enterprises to participate in the investment
and development to swiftly create a breakthrough development of Vietnam's
international fiber-optic cable system. II. VISION TOWARD 2035 Vietnam’s international
fiber-optic cable system is in the regional leading group in terms of quantity,
capacity, and quality, becoming an advantage in attracting investment in and
development of large data centers and large to super large cloud service
providers (hyperscale cloud). Diverse, safe, and sustainable connections
for Vietnam to become an important link in the regional and international
digital infrastructure and data transmission infrastructure, creation of
advantages and motivation for specific urban areas to become digital hubs, and
promotion of the development of digital economy, digital society, and digital
transformation. II. OBJECTIVES BY 2030 - To implement and
operate at least 10 additional undersea fiber-optic cables with modern
technologies, raising the number of Vietnam’s undersea fiber-optic cables to at
least 15 cables with a capacity of at least 350 Tbps. - To implement and
operate at least 2 undersea fiber-optic cables owned by Vietnam, directly
connected to regional digital hubs. - To harmoniously
allocate the implementation of Vietnam’s undersea fiber-optic cable system
following all feasible technical directions: connection to the eastern sea to
the north; connection to the eastern sea to the south; connection to the
southern sea. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. IV. KEY TASKS 1. Implementation of
international fiber-optic cables following roadmaps - By 2027: + To implement and
operate 4 additional undersea fiber-optic cables, raising the total capacity to
at least 134 Tbps. + To continue to maintain
at least Singapore, Hong Kong, and Japan as the main connection digital hubs. + To periodically review
and assess digital hubs’ development of schemes for the appropriate
maintenance/transfer/addition of connection points in each period. + To complete and operate
at least 1 undersea fiber-optic cable owned by Vietnam. + To implement and
operate at least 1 international land fiber-optic cable. - From 2028 to 2030: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. + To complete and operate
at least 1 additional undersea fiber-optic cable owned by Vietnam. + To implement and
operate at least 1 additional international land fiber-optic cable. + To maintain the maximum
connection of 90% of the capacity of undersea fiber-optic cables to at least 4
large digital hubs in Asia. + To maintain the backup
connection of at least 10% of the capacity of undersea fiber-optic cables to at
least 2 large digital hubs in the Americas and Europe. 2. Assurance of safety
and sustainability of international fiber-optic cable infrastructures - To harmoniously
implement the following schemes regarding fiber-optic cables oriented toward
the southern sea: direct connection to digital hubs and connection to undersea
fiber-optic cables following the consortium model. - To prioritize
participation in consortiums that have many components, nations, and
multi-directional connections to many digital hubs. - To periodically review
and revise schemes to prioritize connection directions, ensuring harmonious
balances among connection directions. - To ensure that the
total design capacity of undersea fiber-optic cables meets the demand for the
backup of at least 1+2 (the available capacity is 3 times the actual usage
capacity). ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. V. SOLUTIONS 1. Organization and
apparatus a) The strength of the
political system shall be promoted to accelerate the breakthrough
implementation of Vietnam’s international fiber-optic cable infrastructures. b) Telecommunications
enterprises shall be encouraged to develop specialized departments responsible
for researching, mastering technologies, and developing and implementing
international fiber-optic cable development strategies. 2. Domestic
cooperation a) The Ministry of
Information and Communications of Vietnam shall cooperate with relevant
ministries and central authorities in the acceleration of the development of
large-capacity, multi-directional, safe, and sustainable international
fiber-optic cable systems. b) State authorities
shall cooperate with telecommunications enterprises in the planning, difficulty
settlement, and consistent implementation of Vietnam’s international
fiber-optic cable infrastructures. c) Domestic
telecommunications enterprises shall cooperate in investing in and utilizing
Vietnam’s international fiber-optic cable infrastructures. 3. International
cooperation ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Vietnamese enterprises
shall be encouraged and provided with favorable conditions to cooperate with
foreign partners in implementing international fiber-optic cables. 4. Research and
development Research on and
development of autonomy capacity for designing, developing, protecting,
maintaining, and repairing undersea fiber-optic cables shall be promoted. Article 2. Implementation 1. Telecommunications
enterprises shall proactively develop and issue detailed plans and allocate
resources and funding for the implementation according to Article 1 of this
Decision. 2. The Vietnam Telecommunications
Authority shall take charge and cooperate with relevant units under the
Ministry in resolving difficulties and encouraging enterprises to swiftly and
effectively implement the Strategy. 3. The Vietnam
Telecommunications Authority shall summarize the implementation of the Strategy
and submit annual reports to the Minister and Leaders of the Ministry; organize
the preliminary review of the implementation of the Strategy in 2027 and
propose revisions to key tasks for the following stage. Article 3. This Decision comes into force as of its date of signing. Article 4. Chief of the Office, Director of the Vietnam
Telecommunications Authority, Presidents and Directors-General of
telecommunications enterprises, and Directors of relevant units shall implement
this Decision./. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Huy Dung
Quyết định 977/QĐ-BTTTT ngày 14/06/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
1.273
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|