BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 804/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 6 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỔNG CỤC THUẾ NĂM 2024
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/09/2018 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Thuế thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg
ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1
Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài
chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 837/QĐ-BTC ngày 15/04/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 1738/QĐ-TCT ngày 07/11/2023
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai
chuyển đổi số trong ngành Thuế;
Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-BCĐCĐS ngày
12/12/2023 của Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong ngành Thuế về việc ban
hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai chuyển đổi số trong ngành
Thuế;
Căn cứ Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 08/01/2024 của Văn phòng Chính
phủ về việc Thông báo kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023 và phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số;
Căn cứ Công văn số 6074/BTTTT-CĐSQG
ngày 06/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ,
ngành, địa phương thực hiện Chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Vụ Trưởng - Phó trưởng Ban thường
trực, Ban Cải cách và Hiện đại hóa, Tổ trưởng Tổ Triển khai Chuyển đổi số trong
ngành Thuế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số của
Tổng cục Thuế năm 2024.
Điều 2. Giao Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong ngành Thuế chỉ đạo các
Vụ/Cục/đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch Chuyển đổi số của Tổng cục Thuế năm 2024 đảm bảo đạt được các mục tiêu,
hoàn thành tốt các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ Trưởng - Phó
trưởng Ban thường trực, Ban Cải cách và Hiện đại hóa, các thành viên Ban Chỉ đạo,
Tổ triển khai chuyển đổi số trong ngành Thuế, Thủ trưởng các Vụ/Cục/đơn vị thuộc
và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Bộ Tài chính (Cục THTK - để b/c)
- Lưu: VT, CC (03b).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN
ĐỔI SỐ CỦA TỔNG CỤC THUẾ NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số: 804/QĐ-TCT ngày 11 tháng 6 năm 2024 của Tổng cục
Thuế)
Phần I.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục Thuế tổng
hợp, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số (CĐS) của ngành Thuế năm 2023 như
sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC
TIÊU ĐẶT RA NĂM 2023
Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch CĐS của Bộ Tài chính năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BTC ngày 12/04/2023, Tổng cục Thuế đã phấn
đấu và cơ bản hoàn thành một số mục tiêu trọng tâm liên quan tới: (i) Đẩy mạnh
việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử tại
Tổng cục Thuế trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm
trung tâm, thực hiện chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã
hội số, phát triển nhân lực số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng; (ii) Phát triển
hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu người nộp thuế, phát
triển một cách toàn diện, điện tử hóa trong tất cả các khâu nghiệp vụ quản lý
thuế, tạo nền tảng phát triển CNTT tại Tổng cục Thuế, đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin.
Kết quả triển khai một số mục tiêu cụ thể:
- Thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn
trình: Tính đến hết năm 2023, đã có 147 số DVCTT đủ điều kiện của Tổng cục Thuế
được đưa lên toàn trình (đạt 62.6% trên tổng số TTHC).
- Tích hợp dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn
trình phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng
Dịch vụ công quốc gia (DVCQG): tính đến hết năm 2023, đã tích hợp 101 số DVCTT
lên cổng DVCQG (đạt 43% trên tổng số TTHC).
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch của
Bộ Tài chính (Quyết định số 107/QĐ-BTC ngày 28/01/2022) triển khai Quyết định số
06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 phê duyệt Đề án
phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Một số nội
dung nổi bật như:
+ Triển khai hóa đơn điện tử và khởi tạo hóa đơn điện
tử từ máy tính tiền: Tổng số hóa đơn điện tử tính đến hết năm 2023 là khoảng
6,217 tỷ hóa đơn và số lượng hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền là hơn
104,8 triệu hóa đơn.
+ Triển khai hệ thống tích hợp với CSDL quốc gia về
dân cư: đã phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ thống nhất các dịch vụ
trao đổi thông tin; xây dựng yêu cầu kỹ thuật để kết nối chia sẻ CSDL về dân cư
với CSDL Thuế...
- 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Thuế được xử lý
trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước): Tổng
cục Thuế đã triển khai ứng dụng quản lý văn bản điều hành (eDocTC), theo đó mọi
quá trình xử lý văn bản đều được thực hiện trên môi trường số.
- Tổng cục Thuế đã hoàn thành triển khai mở rộng
chương trình Quản lý văn bản và điều hành (Tax office) cho các Cục Thuế đáp ứng
yêu cầu truyền nhận văn bản giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Tài chính, giữa
Tổng cục với các Cục thuế và giữa các Cục thuế với nhau.
- 100% hệ thống công nghệ thông tin của ngành Thuế
được đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp: Tổ chức theo dõi giám sát
ATTT tập trung trên hệ thống SOC, kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường diễn
ra trong hệ thống; Triển khai, thay thế các hệ thống an toàn thông tin để tăng
cường năng lực hệ thống cũng như tăng cường ATTT hệ thống...
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC
NHIỆM VỤ NĂM 2023
1. Nhận thức số
1.1. Ngày Chuyển đổi số
Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4334/TCT-CC
ngày 29/9/2023 hướng dẫn các Vụ/đơn vị và Cục Thuế tổ chức triển khai một số
công việc hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia, ngày chuyển đổi số của Bộ Tài
chính năm 2023.
1.2. Truyền thông về chuyển đổi số
Tổng cục Thuế đã thường xuyên viết bài, thông tin về
các hoạt động CĐS của ngành Thuế trên Trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế và
các nền tảng mạng xã hội, đồng thời phối hợp với các báo, tạp chí, đài truyền
hình để thực hiện thông tin tuyên truyền về CĐS ngành Thuế trên các báo, tạp
chí, đài truyền hình... Thực hiện tuyên truyền, quảng bá, hưởng ứng Ngày Chuyển
đổi số quốc gia trong cơ quan Tổng cục Thuế.
2. Thể chế số
2.1. Ban hành Nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch
của cấp chính quyền về chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số
1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 776/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch CĐS của Bộ
Tài chính năm 2023. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đã chủ động triển khai các nội
dung, nhiệm vụ được giao theo quy định.
2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số
năm 2023
Ngày 07/11/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định
số 1738/QĐ-TCT thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai chuyển đổi số trong ngành
Thuế trong đó quy định Tổng cục trưởng là Trưởng ban Chỉ đạo.
Tiếp theo đó, để đảm bảo nguyên tắc, chế độ làm việc
cũng như quy định rõ về quyền hạn, nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ
triển khai, ngày 12/12/2023 Trưởng ban Chỉ đạo - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
đã phê duyệt Quyết định số 43/QĐ-BCĐCĐS ngày 12/12/2023 ban hành Quy chế hoạt động
của Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai chuyển đổi số trong ngành Thuế.
2.3. Hoàn thiện quy chế, quy định pháp lý
Tiếp tục mở rộng phương thức khai thuế điện tử với
tất cả các mẫu hồ sơ khai thuế; đẩy mạnh triển khai dịch vụ thuế điện tử, áp dụng
hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; triển khai các quy định về
quản lý khai thuế đối với nền kinh tế số. Trong đó, Tổng cục Thuế đã ban hành công
văn số 691/TCT-DNNCN ngày 13/3/2023 về việc
triển khai chính thức hệ thống dịch vụ thuế điện tử đáp ứng khai LPTB ô tô, xe
máy trên toàn quốc.
Nhằm thực hiện hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đầy đủ
thông tin cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật thông qua các dịch vụ
thuế điện tử, Tổng cục Thuế đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa Thông tư số 105/2020/TT-BTC và Thông tư số 19/2021/TT-BTC nhằm triển khai sử dụng mã định
danh cá nhân làm mã số thuế.
3. Hạ tầng số
- Tiếp tục triển khai, nâng cấp hệ thống điện toán
đám mây riêng của ngành nhằm bổ sung thêm tài nguyên đáp ứng yêu cầu duy trì hoạt
động của ứng dụng CNTT tại trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự
phòng. Trong năm 2023, Tổng cục Thuế tiếp tục nâng cấp, cập nhật bổ sung tài
nguyên trên các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại TTDL chính và TTDL dự phòng, đáp ứng
yêu cầu triển khai các ứng dụng trong năm 2023. Thực hiện hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật tại TTDL dự phòng đồng bộ với hệ thống tại TTDL chính. Nâng cao
tính sẵn sàng của hệ thống CNTT của ngành trong giai đoạn mới.
- Về trang bị và triển khai hạ tầng kỹ thuật đáp ứng
yêu cầu triển khai các dịch vụ dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý thuế và các hệ
thống phần mềm kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết hợp với các biện pháp đảm
bảo tính toàn vẹn, bảo mật dữ liệu, tránh thất thoát dữ liệu: Đã triển khai
trang bị hệ thống quản trị CSDL tiên tiến hiện đại RDBMS Oracle; Các công cụ hỗ
trợ tích hợp, chia sẻ và đảm bảo tính nhất quán, bảo mật dữ liệu như: Oracle
Enterprise Database, Oracle Advance Security, Oracle Dataguard, Oracle
Goldengate, Oracle Oracle RAC..v.v; CSDL NoSQL DSE; Đã trình Bộ phê duyệt dự án
trang bị hạ tầng kỹ thuật hệ thống trao đổi, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các
đơn vị, đối tác bên ngoài.
- Đã hoàn thành xây dựng dự án và đang trình Bộ phê
duyệt BCNT dự án trang bị thiết bị cho cán bộ thuế năm 2023-2024. Thực hiện cấp
phát hệ thống truy cập từ xa cho NSD tại các cơ quan thuế có nhu cầu khai thác,
truy cập bên ngoài cơ quan thuế như cán bộ thanh tra, kiểm tra, cán bộ tại Bộ
phận một cửa tại UBND, NSD tại các Vụ/Cục/đơn vị của Tổng cục Thuế.
4. Dữ liệu số
- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành
đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác xây
dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành trong quản lý thuế
đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc
tế.
- Đến nay đã kết nối với các đơn vị, bộ ngành: Bộ
Công An (C06), Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ TNMT, BHXH Việt Nam, Tổng cục Hải Quan,
KBNN, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cổng DVCQG, Các Ngân hàng thương mại...
- Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng dự án
CNTT về Xây dựng kho cơ sở dữ liệu quốc gia về thuế trên nền tảng tích hợp và nền
tảng dữ liệu lớn (Big Data và Data lake); và Phát triển hệ thống ứng dụng phân
tích dữ liệu và quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo phương pháp ứng
dụng công nghệ mới; Xây dựng hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử của cơ quan thuế
nhằm cung cấp các dịch vụ khai thác, tra cứu và tạo lập các dữ liệu điện tử
dùng chung trong các dịch vụ khai thác dữ liệu của cơ quan thuế.
- Đã hoàn thành triển khai hệ thống DataService
(DataHUB) cung cấp dịch vụ dữ liệu đáp ứng yêu cầu chia sẻ, phân quyền khai
thác, giám sát, truy vết việc truy cập, khai thác dữ liệu.
- Đã xây dựng CSDL thương mại điện tử tập trung tại
TCT, đồng thời đã phân quyền tra cứu, khai thác cho các cơ quan thuế địa phương
phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Từ ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế
đã vận hành Cổng thông tin TMĐT để tiếp nhận dữ liệu từ các sàn giao dịch TMĐT.
Tính đến hết ngày 31/12/2023, sau 04 kỳ cung cấp thông tin, Tổng cục Thuế đã tiếp
nhận thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ 361 sàn giao dịch TMĐT.
5. Nền tảng số
- Tổng cục Thuế đã xây dựng phần mềm tiếp nhận dữ
liệu hóa đơn điện tử và triển khai trên toàn quốc từ ngày 21/4/2022. Đến hết
ngày 31/12/2023, tổng số hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là
hơn 6,271 tỷ hóa đơn và số lượng hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền là hơn
104,8 triệu hóa đơn.
- Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm kết
nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung và trao đổi thông tin với các đơn vị
bên ngoài nhằm tập trung, chuẩn hóa, xử lý, lưu trữ dữ liệu dưới dạng điện tử, ứng
dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ NNT, công chức thuế
và các đối tác ngành Thuế và sẽ triển khai trong năm 2024.
- Đang nghiên cứu giải pháp công nghệ phục vụ quản
trị dữ liệu hiện đại hỗ trợ quản lý dữ liệu lớn, dữ liệu chủ, siêu dữ liệu, dữ
liệu tham chiếu, dữ liệu giao dịch.
6. Nhân lực số
Tổng cục Thuế đã triển khai xây dựng kế hoạch,
chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho Lãnh đạo và công chức các Vụ/Cục/đơn
vị thuộc Tổng cục Thuế và đã tổ chức đào tạo tổng quan về chuyển đổi số; chương
trình chuyển đổi số quốc gia và các tiêu chí đánh giá chuyển đổi số...
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng bài giảng về
chuyển đổi số trong ngành Thuế và trực tiếp giảng dạy theo chương trình cập nhật,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Vụ/Cục
thuộc ngành Thuế, chương trình đào tạo công chức thuế mới vào ngành.
7. An toàn thông tin mạng
- Đến thời điểm hiện tại, 100% hệ thống công nghệ
thông tin của ngành Thuế được đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp. Tổng
cục Thuế cũng đã thực hiện cập nhật, chuẩn hóa hệ thống giám sát tập trung; Bổ
sung hệ thống giám sát hạ tầng kỹ thuật của hệ thống hóa đơn điện tử.
- Đã triển khai các biện pháp bảo mật dữ liệu (data
advanced security), trộn dữ liệu (data masking). Đã trình Bộ Tài chính phê duyệt
dự án trang bị cho người sử dụng, tăng cường môi trường làm việc cho cán bộ thuế.
- Đang thực hiện nâng cấp hệ thống, triển khai các
giải pháp an toàn thông tin thông minh có ứng dụng công nghệ mới.
- Đang xây dựng hệ thống an toàn thông tin theo hướng
bảo vệ dữ liệu nhà nước và bảo vệ dữ liệu của người dùng thông qua sử dụng định
danh số để bảo đảm xác định đúng người truy cập dữ liệu.
- Đã trang bị hệ thống giám sát (SOC) cho các thiết
bị tại Trung tâm dữ liệu và Trung tâm dữ liệu dự phòng; triển khai đánh giá định
kỳ cho một số hệ thống CNTT quan trọng ưu tiên trước.
8. Chính phủ số
- Đã chính thức đưa ứng dụng thuế điện tử cho thiết
bị di động (eTax Mobile) vào hoạt động. Với ứng dụng eTax Mobile sẽ góp phần
xây dựng một xã hội số minh bạch hơn, thuận tiện và giảm thời gian, chi phí cũng
như những rủi ro cho người dân, doanh nghiệp. Tổng cục Thuế tiếp tục duy trì,
tuyên truyền và hỗ trợ NNT sử dụng ứng dụng eTax Mobile.
- Đã triển khai dịch vụ tin nhắn để xác thực tài
khoản, xác nhận nộp tờ khai phương tiện, tờ khai cho thuê nhà, thông báo chứng
từ truyền sang CSGT,... nhằm đáp ứng công tác điện tử hóa, cải cách thủ tục
hành chính đối với NNT là cá nhân, hộ gia đình.
- Đang từng bước triển khai dịch vụ công trực tuyến
và tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia.
- Triển khai thanh toán nghĩa vụ tài chính trên cổng
DVCQG đối với nghĩa vụ tài chính về đất, lệ phí trước bạ phương tiện.
- Triển khai hệ thống tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội (Cục C06) xây dựng quy trình trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quản lý thuế lần đầu để phục vụ rà
soát dữ liệu đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyển đổi mã căn cước công dân làm mã số
thuế...
9. Kinh tế số và xã hội số
- Việc triển khai hóa đơn điện tử nói chung và hóa
đơn khởi tạo từ máy tính tiền nói riêng đã mang lại lợi ích cho cả NNT, cơ quan
quản lý nhà nước cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số. Đối với NNT,
hóa đơn điện tử đã giúp giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí so với sử dụng
hóa đơn giấy cũng như tạo điều kiện thuận lợi để NNT có thể kiểm soát doanh thu
và hàng hóa của đơn vị mình bất cứ thời gian nào. Đối với ngành Thuế, hóa đơn
điện tử cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số của ngành Thuế khi
thông tin về doanh thu, hóa đơn luôn được cập nhật vào hệ thống giúp cơ quan
thuế quản lý sát sao hơn tình hình hoạt động của NNT. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế
tiếp tục triển khai Chương trình “Hóa đơn may mắn” để khuyến khích người dân có
thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ biết đến cũng như sử dụng hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Đã hoàn thành xây dựng hệ thống nhận dữ liệu hóa
đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền.
- Tổng cục Thuế đã xây dựng nền tảng eTax Mobile với
mục tiêu cho phép đăng ký mở tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế
qua đó NNT có thể dễ dàng tương tác với cơ quan thuế, tiếp cận các thông tin
chính sách mới, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa cơ quan thuế và NNT. Các dịch vụ
điện tử mang lại lợi ích cho người dân, xã hội được cung cấp trên ứng dụng này
có thể kể đến như: nộp thuế điện tử qua liên kết với các ngân hàng thương mại
đã kết nối với Tổng cục Thuế; tra cứu hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ
sơ lệ phí trước bạ, hồ sơ đăng ký thuế; Tra cứu sổ thuế, thông báo thuế cũng
như các tiện ích khác để cung cấp về chính sách, thủ tục hành chính thuế cho
NNT. Đến thời điểm hiện tại, ngành Thuế tiếp tục triển khai bổ sung một số dịch
vụ điện tử trên eTax Mobile như: các chức năng tra cứu thông tin quyết toán từ
tổ chức trả thu nhập; tra cứu dữ liệu phiếu xuất tem điện tử rượu, phiếu xuất
tem điện tử thuốc lá; và các tiện ích như liên kết/hủy tài khoản liên kết, đăng
ký ngừng dịch vụ, quét QR-Code. Theo đó, NNT hoàn toàn chủ động, thuận tiện
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của chính mình. Như vậy, NNT vừa tiết kiệm
được thời gian thực hiện thủ tục hành chính, vừa tiết kiệm chi phí đi lại và có
thể kết nối trực tiếp 24/7 với cơ quan thuế, ứng dụng eTax Mobile hướng tới là
một kênh dịch vụ nằm trong nền tảng tích hợp của ngành Thuế cung cấp các dịch vụ
thuế điện tử cho người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh,... tạo thuận lợi và
đảm bảo an toàn, bảo mật.
* Về một số tồn tại, hạn chế trong quá trình
tổ chức, triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số của Tổng cục Thuế:
- Thiếu nhân lực chuyên trách về CNTT: Chỉ tiêu
biên chế được giao cho Bộ phận chuyên trách về CNTT của Tổng cục năm 2022, 2023
là 135 biên chế, tuy nhiên thực tế biên chế đang làm việc tính đến tháng
12/2023 là 96 công chức. Bên cạnh đó nhân sự chuyên trách về CNTT từ năm 2021 đến
nay đã bị giảm 14 công chức do thôi việc và điều chuyển công tác. Do vậy, với
khối lượng công việc lĩnh vực CNTT rất lớn do triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ
CNTT quan trọng trong ngành nên các cán bộ chuyên trách CNTT thường xuyên phải
làm thêm ngoài giờ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cơ chế đãi ngộ
và chính sách tiền lương đối với nhân viên CNTT tại cơ quan nhà nước đang thấp
hơn nhiều so với các công ty bên ngoài nên dẫn đến tình trạng ngành Thuế không
tuyển dụng được công chức CNTT có chất lượng cao hoặc công chức mới vào làm việc
trong ngành một thời gian ngắn lại xin nghỉ việc.
- Về thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai
chuyển đổi số: hàng năm, Tổng cục Thuế phải thực hiện báo cáo về tình hình triển
khai các hoạt động chuyển đổi số của Tổng cục định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu
của Chính phủ, Bộ TTTT, Bộ Tài chính như: báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi
số hàng tháng; báo cáo phục vụ các phiên họp thường kỳ của UBQGCĐS... Do vậy,
cán bộ vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa phải kiêm nhiệm việc thực hiện
các chế độ báo cáo và mất nhiều thời gian để tổng hợp thông tin, số liệu.
Phần II.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2024
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị quyết số 52-NQ/TW
ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ
động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP
ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 52-NQ/TW;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2030;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Nâng cao nhận
thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc
gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 505/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc
gia;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn,
An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến
năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 1690/QĐ-TTg
ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ
chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển
đổi số từ Trung ương đến địa phương năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính phủ
điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;
- Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27 tháng 7 năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài
chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2402/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của Bộ Tài chính, phát triển Chính phủ số và bảo đảm
an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 837/QĐ-BTC
ngày 15 tháng 04 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch chuyển đổi
số của Bộ Tài chính năm 2024;
- Quyết định số 2439/QĐ-BTC
ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành kế hoạch
cải cách hệ thống thuế đến năm 2025;
- Quyết định số 218/QĐ-BTC ngày 22 tháng 03 năm
2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Kế hoạch quản lý thuế
trung hạn 2023-2025 thực hiện Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025;
- Quyết định số 1738/QĐ-TCT ngày 07 tháng 11 năm
2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Triển
khai chuyển đổi số trong ngành Thuế;
- Quyết định số 43/QĐ-BCĐCĐS ngày 12/12/2023 của
Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong ngành Thuế về việc ban hành Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo, Tổ triển khai chuyển đổi số trong ngành Thuế;
- Thông báo số 04/TB-VPCP
04/TB-VPCP ngày 08 tháng 01 năm 2024 của
Văn phòng Chính phủ về việc Kết luận phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023 và
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc gia về CĐS;
- Công văn số 6074/BTTTT-CĐSQG
ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ,
ngành, địa phương thực hiện Chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh.
II. MỤC TIÊU
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được
phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch
chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó
đảm bảo: (1) Cung cấp các dịch vụ số trong lĩnh vực thuế có chất lượng phục vụ
xã hội; (2) Vận hành tối ưu hoạt động của Tổng cục Thuế; (3) Huy động rộng rãi
sự tham gia của xã hội; (4) Các mục tiêu phát sinh do Bộ Chính trị, Chính phủ,
Bộ Tài chính giao trong các năm tiếp theo.
Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chuyển
đổi số của Tổng cục Thuế đảm bảo phù hợp với năm 2024, năm “Phát triển
kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành
kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế -
xã hội nhanh và bền vững” theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính
phủ.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhận thức số
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính
sách pháp luật để nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức thuế, người nộp thuế
về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số; các hoạt động của Ban Chỉ đạo
chuyển đổi số Tổng cục Thuế; hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (thông qua nhiều
hình thức như đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử, tổ chức các hội thảo
hội nghị chuyên đề để phổ biến kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số hoặc thông
qua nhiều hoạt động xã hội hóa khác).
- Xây dựng chuyên mục/Tin bài về chuyển đổi số trên
Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan thuế và tuyên truyền hoạt động chuyển
đổi số của ngành thuế trên các Trang thông tin điện tử của chính quyền địa
phương các tỉnh/thành phố.
2. Thể chế số
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế đảm bảo
quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ nền kinh tế số, kinh tế chia
sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện cơ sở pháp lý tại Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế và các Luật thuế GTGT, TNDN, Thông tư giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế.
- Rà soát, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ quản lý
thuế nhằm đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả, đồng bộ với
thời gian có hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Hạ tầng số
- Triển khai thay thế trang thiết bị, dịch vụ CNTT
năm 2024 đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng nghiệp vụ như Dịch vụ thuế điện tử;
ứng dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; hệ thống kiểm thử, đào tạo
vùng Internal; hệ thống kiểm thử CSDL TMS; hoàn thiện triển khai hạ tầng CNTT tại
TTDL chính và TTDL dự phòng đáp ứng mở rộng và thay thế các thiết bị hết hao
mòn, không sử dụng được, hiệu năng không đáp ứng nhu cầu.
- Triển khai hạ tầng cho Dịch vụ thuế điện tử, hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật tại TTDL chính và TTDL dự phòng, kiểm thử đào tạo tại
vùng internal, kiểm thử đào tạo CSDL TMS.
- Phát triển ứng dụng các công nghệ mạng (5G/6G)
trong việc cung cấp các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động. Phát triển hạ tầng
Internet vạn vật (IoT) và các công nghệ số mới trong xây dựng các ứng dụng phục
vụ công tác quản lý thuế.
4. Dữ liệu số
Tiếp tục triển khai phối hợp kết nối trao đổi thông
tin và khai thác dữ liệu với các đơn vị, bộ ngành (Bộ Công thương, Bộ TTTT,...)
theo kế hoạch kết nối sau khi Tổng cục hoàn thiện văn bản thỏa thuận, hợp tác
giữa các bên.
Xác định các nội dung phát triển dữ liệu số của cơ
quan trong đó ưu tiên xây dựng, sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác
triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Thực hiện kết
nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; Mở dữ liệu, cung cấp dữ
liệu mở của các cơ quan nhà nước để phát triển kinh tế số, xã hội số.
Thực hiện triển khai các dự án đã xây dựng trong
năm 2023 khi được Bộ Tài chính phê duyệt.
5. Nền tảng số
- Thực hiện xây dựng hệ thống phần mềm kết nối,
tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung và trao đổi thông tin với các đơn vị bên
ngoài trong năm 2024.
- Nghiên cứu xây dựng Dự án xây dựng phần mềm Quản
lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trên nền tảng
kiến trúc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối,
dữ liệu lớn...
6. Nhân lực số
Xây dựng kế hoạch và triển khai các hình thức phổ
biến kiến thức cho lãnh đạo, công chức, viên chức về chuyển đổi số, Chính phủ số,
kinh tế số và xã hội số phù hợp với hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính và
tình hình thực tế tại Tổng cục Thuế thông qua các hội thảo, hội nghị, cuộc họp,
các cuộc thi tìm hiểu, đăng tải tài liệu trên các trang thông tin điện tử...
Xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng chuyển đổi số cho công chức viên chức ngành Thuế.
Nghiên cứu thành lập bộ phận xây dựng, thu thập, xử
lý thông tin tích hợp người nộp thuế tại Tổng cục Thuế, thiết lập cơ chế thu thập
và xử lý thông tin tự động phục vụ cho việc khai thác dữ liệu người nộp thuế
trong toàn ngành Thuế.
Tập trung đào tạo một số chuyên gia quản lý thuế hiện
đại theo nhóm ngành kinh tế để hỗ trợ triển khai các quy trình nghiệp vụ mới
cũng như triển khai các dịch vụ điện tử và hướng tới tự động hóa công tác quản
lý.
7. An toàn thông tin mạng
- Duy trì việc theo dõi giám sát ATTT mạng 24/7
phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ tấn công vào hệ thống.
- Tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch các nội
dung công việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật về an toàn bảo mật, sao lưu, lưu trữ.
8. Chính phủ số
- Tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống thuế điện tử:
khai thuế, nộp thuế điện tử, nộp thuế đất đai, hộ cá nhân điện tử, khai, nộp điện
tử lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, hoàn thuế điện tử, đăng ký thuế điện tử.
- Triển khai các dịch vụ điện tử cung cấp cho người
nộp thuế; Kết nối với các hệ thống liên quan đáp ứng dịch vụ công một phần,
toàn trình và các chương trình liên quan đến chính phủ điện tử của Bộ Tài
chính, Bộ TTTT và Văn phòng chính phủ.
9. Kinh tế số và Xã hội số
- Tiếp tục hoàn thiện ứng dụng quản lý hóa đơn điện
tử đáp ứng việc quản lý rủi ro, thanh tra kiểm tra.
- Tiếp tục hoàn thiện nội dung về ứng dụng quản lý
tem điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý và các nghiệp vụ vướng mắc phát sinh.
IV. GIẢI PHÁP
Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức,
kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu ứng dụng các công nghệ số vào triển khai chuyển đổi số trong ngành Thuế.
Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ CNTT, an toàn an ninh mạng phù hợp với yêu cầu phát triển của công cuộc
chuyển đổi số của ngành.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai các dự án nhiệm vụ theo Quyết định
phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng CNTT hàng năm của Bộ
Tài chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Thủ trưởng các Vụ/Cục/đơn vị thuộc và trực
thuộc Tổng cục Thuế
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công
tại kế hoạch này. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng các đơn vị xem xét, báo cáo
Lãnh đạo Tổng cục, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong ngành Thuế thực hiện điều chỉnh,
bổ sung nhiệm vụ hoặc điều chỉnh, bổ sung tiến độ triển khai khi có các vấn đề
phát sinh.
- Về chế độ báo cáo: định kỳ hàng tháng các Vụ/Cục/đơn
vị thực hiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này và
nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2024 và gửi
về Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Thuế (Ban Cải cách và Hiện đại
hóa) bằng văn bản trước ngày 20 hàng tháng để Thường trực
Ban Chỉ đạo tổng hợp trình báo cáo Ban Chỉ đạo, báo cáo Tổng cục.
- Về triển khai nhiệm vụ cụ thể:
+ Trường hợp có các thông tin dự họp, báo cáo đột
xuất, báo cáo gấp theo yêu cầu của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng
cục, ngoài việc gửi văn bản giấy, thành viên Ban Chỉ đạo, Tố triển khai chuyển
đổi số trong ngành Thuế có trách nhiệm kiểm tra email thường xuyên để nhận
thông tin dự họp, yêu cầu cung cấp báo cáo từ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong
ngành Thuế.
+ Các Vụ/Cục/đơn vị lồng ghép báo cáo về việc thực
hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số được giao trong kế hoạch này thành một nội dung
trong báo cáo của đơn vị để phục vụ báo cáo lãnh đạo Tổng cục tại các cuộc họp
giao ban hàng tháng.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong
ngành Thuế
Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các thông tin từ
các Vụ/Cục/đơn vị và báo cáo Lãnh đạo Tổng cục về kết quả chuyển đổi số tại các
cuộc họp giao ban hàng tháng.
VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Chi tiết danh mục các dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số
năm 2024 tại Phụ lục kèm theo kế hoạch.
PHỤ LỤC:
DANH MỤC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TỔNG CỤC THUẾ NĂM
2024
(Kèm theo QĐ số: 804/QĐ-TCT ngày 11/6/2024 của Tổng cục Thuế)
STT
|
Tên nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Kết quả thực hiện
|
Thời gian thực
hiện
|
Ghi chú
|
I
|
Về tuyên truyền phổ biến
quán triệt chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số
|
1
|
Xây dựng chuyên mục/Tin bài về chuyển đổi số trên
Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế; Tuyên truyền hoạt động chuyển
đổi số của ngành Thuế trên các Trang thông tin điện tử của chính quyền địa
phương các tỉnh/thành phố; Tổ chức các hội thảo, hội nghị, cuộc họp của cơ
quan để phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, công
chức, viên chức các cấp về chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội
số
|
CC, VP, Tạp chí
thuế, Cục Thuế các tỉnh/thành phố
|
Các Vụ/đơn vị
|
- Tin/bài tuyên truyền về các hoạt động chuyển đổi
số của ngành Thuế;
- Hội nghị, hội thảo, cuộc họp được tổ chức
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 922/QĐ-BTTTT
|
II
|
Hoàn thiện cơ chế
chính sách
|
1
|
Báo cáo đánh giá và đề xuất việc liên thông các hệ
thống thông tin nghiệp vụ quản lý chuyên ngành và quản lý nội bộ ngành Tài chính
và của từng đơn vị hệ thống
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Báo cáo theo yêu cầu của Chính Phủ, Bộ Tài chính
và các đơn vị có liên quan khi có phát sinh
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2
|
Xây dựng kế hoạch, lộ trình sử dụng biên lai phí,
lệ phí điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực
|
CS, DNNCN, DNL
|
Các Vụ/đơn vị
|
Kế hoạch, lộ trình được ban hành
|
01/2024-08/2024
|
QĐ số 58/QĐ-UBQGCĐS (Thông báo số 04/TB-VPCP; QĐ số 837/QĐ-BTC)
|
3
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách tài chính, quản lý
thuế đối với các dịch vụ xuyên biên giới phù hợp với xu thế phát triển kinh tế
|
CS, DNNCN, DNL
|
Các Vụ/đơn vị
|
- Cập nhật, ban hành các chính sách có phát sinh,
yêu cầu từ Chính phủ;
- Báo cáo kết quả thực hiện chính sách quản lý
thuế đối với các dịch vụ xuyên biên giới
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
III
|
Triển khai các chương
trình, nhiệm vụ cụ thể phục vụ chuyển đổi số
|
1
|
Về phát triển các nền tảng, hệ thống
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Tiếp tục triển khai nền tảng hóa đơn điện tử (hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không mã)
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Báo cáo kết quả triển khai hàng tháng
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
1.2
|
Hệ thống tiếp nhận, xử lý TTHC trong lĩnh vực thuế
(nền tảng thuế điện tử)
|
CNTT
|
TTHT, Các Vụ/đơn vị
|
Xây dựng/Nâng cấp ứng dụng CNTT đáp ứng quy trình
một cửa
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2
|
Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số
|
2.1
|
Hoàn thiện, chuẩn hóa, tích hợp các dịch vụ công
trực tuyến một phần, toàn trình (trên Cổng Dịch vụ công quốc gia)
|
VP
|
Các Vụ/đơn vị
|
Báo cáo kết quả triển khai theo tiến độ (số lượng
DVCTT toàn trình, số lượng TTHC đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc
gia...)
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2.2
|
Xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phân tích
dữ liệu và quản lý rủi ro
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ
và kế hoạch được Bộ Tài chính phê duyệt
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2.3
|
Thay thế hệ thống quản lý Thuế tích hợp tập trung
đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trên nền tảng kiến trúc hiện đại và ứng
dụng công nghệ mới
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Lập dự án, trình Bộ thẩm định phê duyệt dự án
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2.4
|
Triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ
máy tính tiền chống thất thu thuế, thất thu ngân sách
|
DNNCN
|
Các Vụ/đơn vị
|
- 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc.
(Tháng 11/2024)
- 80% trung tâm thương mại trên toàn quốc. (Tháng
11/2024)
- 50% cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, bán lẻ hàng
hóa tại các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng. (Tháng
11/2024)
- Báo cáo kết quả số lượng hóa đơn khởi tại từ
máy tính tiền, kết quả vận hành và hỗ trợ người sử dụng...) hàng tháng hoặc
khi có phát sinh theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ TTTT...
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 58/QĐ-UBQGCĐS (Thông báo số 04/TB-VPCP; QĐ số 837/QĐ-BTC); Đề án 06
|
2.5
|
Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ
thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế
|
TTHT
|
Các Vụ/đơn vị
|
- Trình phê duyệt chủ trương, phạm vi, cách thức
triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ TTHC thuế cho NNT;
- Xây dựng công cụ hỗ trợ NNT;
- Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ
TTHC thuế cho NNT trong thực tiễn
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2.6
|
Ứng dụng công nghệ trợ lý ảo (chatbot) hỗ trợ cán
bộ thuế sử dụng ứng dụng, hệ thống
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
- Nghiên cứu giải pháp;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2.7
|
Nghiên cứu ứng dụng AI vào phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra thuế, đảm bảo dự báo được số xử lý sau thanh tra, kiểm tra
|
TTKT
|
CNTT, Các Vụ/đơn vị;
Cục Thuế các tỉnh
|
- Báo cáo đề xuất;
- Kế hoạch chi tiết được xây dựng
|
01/2024-08/2024
|
Thông báo số 118/TB-TCT
|
2.8
|
Nghiên cứu ứng dụng trợ lý ảo vào thực hiện quy
trình Quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế
|
QLN
|
CNTT, Các Vụ/đơn vị
|
- Xây dựng ứng dụng trợ lý ảo hỗ trợ công tác quản
lý nợ và cưỡng chế nợ thu;
- Đề xuất kỹ thuật để nâng cấp ứng dụng QLN, CCNT
theo tiến độ sửa đổi, bổ sung quy trình QLN, CCNT
|
Cả năm 2024
|
Thông báo số 118/TB-TCT
|
2.9
|
Nghiên cứu để triển khai việc áp dụng trí tuệ
nhân tạo vào phân tích trên dữ liệu HĐĐT
|
QLRR
|
CNTT, Các Vụ/đơn vị
|
Báo cáo nghiên cứu, triển khai
|
Cả năm 2024
|
Thông báo số 118/TB-TCT
|
2.10
|
Hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC
trong quá trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC
|
TTHT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Ban hành quy trình một cửa, một cửa liên thông
theo phương thức điện tử
|
Cả năm 2024
|
Quyết định số 82/QĐ-TCT
|
2.11
|
Xây dựng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
với các tính năng, dịch vụ mới phục vụ NNT và cộng đồng người dân
|
TTHT
|
CNTT, Các Vụ/đơn vị
|
- Báo cáo đề xuất yêu cầu nghiệp vụ để xây dựng Cổng
TTĐT Tổng cục Thuế;
- Xây dựng, kiểm thử, vận hành Cổng TTĐT;
- Xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý vận
hành Cổng TTĐT
|
Cả năm 2024
|
Thông báo số 118/TB-TCT; Thông báo số 460/TB-TCT
|
2.12
|
Xây dựng cổng đăng ký, kê khai, nộp thuế điện tử
cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
|
DNNCN, CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
- Báo cáo đề xuất yêu cầu nghiệp vụ (DNNCN);
- Triển khai xây dựng/nâng cấp cổng (CNTT)
|
Cả năm 2024
|
Thông báo số 460/TB-TCT
|
3
|
Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số
|
3.1
|
Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức chuyển đổi số, kỹ năng số, các chương trình ứng dụng quản lý thuế
và cung cấp dịch vụ số về thuế cho cán bộ công chức ngành Thuế
|
TCCB, Trường NVT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Các lớp đào tạo/bồi dưỡng được tổ chức
|
Cả năm 2024
|
QĐ số 922/QĐ-BTTT
|
IV
|
Nhiệm vụ phối hợp với
cơ quan/đơn vị khác
|
1
|
Tích hợp CSDL mã số thuế với Hệ thống xác thực của
Cổng Dịch vụ công quốc gia
|
CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Triển khai theo Kế hoạch của VPCP
|
|
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
2
|
Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách để khuyến khích
các doanh nghiệp trích lập Quỹ khoa học công nghệ và sử dụng Quỹ này để thực
hiện nhiệm vụ chuyển đổi số doanh nghiệp. Nới lỏng và đơn giản hóa các quy định
về trích lập và chi tiêu Quỹ khoa học công nghệ cho mục tiêu chuyển đổi số
doanh nghiệp
|
CS
|
Các Vụ/đơn vị
|
Triển khai theo Kế hoạch của Bộ KHCN
|
|
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
3
|
Nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình,
nghiệp vụ ngành tài chính phù hợp với mô hình kinh tế số
|
Ban CC, CNTT
|
Các Vụ/đơn vị
|
Triển khai theo Kế hoạch của Viện CL&CSTC - Bộ
Tài chính
|
|
QĐ số 1484/QĐ-BTC;
QĐ số 837/QĐ-BTC
|
V
|
Khác
|
1
|
Thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược
chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Tài chính
|
Tạp chí thuế
|
Các Vụ/đơn vị
|
Triển khai theo Kế hoạch số 02/TCT-TC ngày
30/6/2023 triển khai Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030
|
|
QĐ số 2866/QĐ-BTC
|