ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 77/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 09 tháng 01 năm 2025
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN
TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH PHIÊN BẢN 3.0, HƯỚNG TỚI CHÍNH QUYỀN SỐ
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/12/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ
thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Giao dịch
điện tử ngày 22/6/2023;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
2568/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung
Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số;
Quyết định số 1729/QĐ-BTTTT ngày 09/10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về
việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT ngày
29/12/2023;
Căn cứ Nghị quyết số
05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về chuyển đổi số
tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2023;
Căn cứ Công văn số
474/CĐSQG-CPS ngày 05/4/2024 của Cục Chuyển đổi số quốc gia về Đề cương Kiến
trúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 3.0;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 01/TTr- STTTT ngày 03/01/2025.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Bình Định, phiên bản 3.0, hướng
tới Chính quyền số; với các nội dung chủ yếu như sau:
1.
Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định

Kiến trúc trên gồm
các thành phần sau:
a. Người sử dụng
Người sử dụng hoặc
đối tượng sử dụng là người dân, doanh nghiệp hoặc cán bộ, công chức, viên chức
các cơ quan tương tác với dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước, bao
gồm:
- Các cơ quan nhà
nước: Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước sử dụng các dịch vụ từ các cơ quan
nhà nước khác để thực hiện công việc hoặc cung cấp dịch vụ cho cơ quan nhà nước
khác.
- Doanh nghiệp: Doanh
nghiệp sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước khác nhau.
- Công dân: Công dân
sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước khác nhau.
- Cán bộ, công chức,
viên chức: Truy cập đến các dịch vụ nội bộ của cơ quan để thực hiện công việc
của họ.
b. Kênh giao tiếp
Kênh truy cập là các
hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ mà cơ
quan nhà nước cung cấp. Các kênh truy cập chính bao gồm: Cổng dịch vụ (bao gồm:
các trang thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử/cổng dữ liệu/Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh (website/portal)); Đa phương tiện
(Ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động: Ứng dụng định danh điện tử -VNeID;
Ứng dụng bảo hiểm xã hội số -VssID;… ); Kiosk tra cứu thông tin. Ngoài ra,
người sử dụng có thể sử dụng các kênh khác như điện thoại (Tổng đài hỗ trợ),
SMS (tin nhắn) hoặc trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ
phận một cửa,…
c. Nghiệp vụ
Thành phần này bao
gồm các dòng nghiệp vụ cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến. Ứng dụng ở đây, được phân loại thành: các nghiệp vụ xử lý, thực
hiện thủ tục hành chính, các nghiệp vụ chuyên ngành, các nghiệp vụ hỗ trợ hoạt
động cơ quan nhà nước, các nghiệp vụ quản lý nguồn lực, và các nghiệp vụ khác.
d. Ứng dụng
Thành phần này bao
gồm các ứng dụng cần thiết cho hoạt động nội bộ và cung cấp dịch vụ công trực
tuyến. Ứng dụng ở đây, được phân loại thành các ứng dụng nội bộ, các ứng dụng
chuyên ngành, các ứng dụng dùng chung cấp quốc gia và các ứng dụng phục vụ tổng
hợp và báo cáo.
- Ứng dụng xử lý
nghiệp vụ chuyên ngành: thành phần ứng dụng chuyên ngành bao gồm các chức năng
nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành theo lĩnh vực quản lý cấp tỉnh để phục vụ
cho CQĐT cấp tỉnh. Các tỉnh khi triển khai CQĐT phải bảo đảm việc triển khai
đồng bộ, kết nối, tránh trùng lặp với các HTTT khác. Ví dụ: Hệ thống thông tin
hộ chiếu điện tử của Bộ Công an, Hệ thống thông tin quản lý các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải, Hệ thống đăng ký
doanh nghiệp quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hệ thống thông tin thống kê về
xây dựng của Bộ Xây dựng,…
Danh mục các hệ thống
thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương do các bộ, ngành
Trung ương triển khai được thường xuyên cập nhật và công bố công khai theo quy
định tại Thông tư số 25/2014/TT- BTTTT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và
phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
- Ứng dụng hỗ trợ
hoạt động cơ quan nhà nước: Thành phần này bao gồm các ứng dụng phục vụ công
tác quản lý, điều hành, hỗ trợ các hoạt động trong nội bộ các cơ quan nhà nước
cũng như quản lý nguồn lực. Những ứng dụng tiêu biểu của nhóm này, bao gồm:
Quản lý tài chính; Quản lý tài sản; Quản lý cán bộ, công chức; Quản lý khoa học
- công nghệ; Quản lý văn bản và điều hành nội bộ;…
- Ứng dụng quản lý
nguồn lực: thành phần này bao gồm các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều
tiết nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực cốt lõi của tỉnh phát triển đồng bộ, bền
vững, lâu dài và hỗ trợ các cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Những ứng dụng tiêu biểu của nhóm này, bao gồm: Quản lý nguồn nhân lực (HRM);
Quản lý tuyển dụng; Quản lý hồ sơ nhân sự;…
- Ứng dụng về tổng
hợp, báo cáo, khai phá dữ liệu: Các ứng dụng này tổng hợp thông tin về chuyên
ngành, kinh tế-xã hội, cung cấp cho lãnh đạo nhằm hỗ trợ cho quy trình ra quyết
định.
- Hệ thống giải quyết
thủ tục hành chính: đây là hệ thống thống nhất được phát triển trên cơ sở hợp
nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thôn g tin một cửa điện tử, bao gồm các dịch
vụ công trực tuyến mà cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.
Danh mục nhóm các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến mức độ cao tại
các tỉnh theo các giai đoạn được nêu trong các chương trình, kế hoạch về ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Nền tảng tổng hợp,
phân tích dữ liệu bao gồm các phân hệ: Phân hệ nền tảng thu thập dữ liệu, Phân
hệ nền tảng chuyển hóa dữ liệu, Phân hệ nền tảng phân tích dữ liệu, Phân hệ nền
tảng biểu diễn dữ liệu, Phân hệ nền tảng tìm kiếm dữ liệu lớn, Phân hệ nền tảng
học máy (ML), Phân hệ nền tảng SmartApp, Phân hệ nền tảng quản trị dữ liệu, Phân
hệ nền tảng giám sát dữ liệu (SOP).
- Nền tảng quản trị
tổng thể.
- Nền tảng định danh
và xác thực tập chung trong các cơ quan đảng trên cơ sở cơ sở dữ liệu người
dùng tập trung, có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Nền tảng định
danh và xác thực điện tử của Bộ Công an chủ trì quản lý.
e. Cơ sở dữ liệu
Một số cơ sở dữ liệu
cơ bản như sau:
- Kho dữ liệu dùng
chung cấp tỉnh: là một thành phần rất quan trọng trong quá trình phát triển
CQĐT, hướng tới Chính phủ số. Dữ liệu được tích hợp, chuyển đổi từ các nguồn dữ
liệu của các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu khác nhau; cũng như được làm
sạch, kiểm tra xác minh dữ liệu, chuẩn hóa theo cấu trúc, củng cố dữ liệu, lưu
trữ tập trung, phân loại, xếp loại và lập danh mục dữ liệu. Dữ liệu trong kho
dữ liệu được quản lý, điều phối, phân phối, bảo đảm toàn vẹn thống nhất để đáp
ứng các yêu cầu, nhu cầu chia sẻ dữ liệu trong nội bộ các bộ, ngành, địa phương
hoặc giữa các bộ, ngành, địa phương với nhau, tăng cường hiệu quả cho công tác
quản lý, điều hành, báo cáo, ra quyết định của lãnh đạo các cấp.
- Kho dữ liệu mở, dữ
liệu chia sẻ cấp tỉnh: bao gồm dữ liệu được công khai, chia sẻ cho công dân,
doanh nghiệp có thể tiếp cận, tái sử dụng và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ có
giá trị gia tăng từ những dữ liệu này. Dữ liệu mở ở đây được hiểu là các bộ dữ
liệu được đóng gói và chia sẻ. Mỗi bộ dữ liệu mở sẽ có một siêu dữ liệu đi kèm
để mô tả về bộ dữ liệu đó.
- Kho quản lý dữ liệu
điện tử của tổ chức, cá nhân: là không gian điện tử riêng của tổ chức, cá nhân
tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để hỗ trợ quản lý, lưu giữ thông tin, dữ liệu
điện tử liên quan đến giao dịch hành chính của tổ chức, cá nhân đó (theo quy định
tại Điều 13, Điều 16 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ
về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
- Dữ liệu người dùng:
dữ liệu người dùng của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; người
dân, đại diện doanh nghiệp tương tác với dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan
nhà nước.
- Dữ liệu các phần
mềm ứng dụng: đây là các dữ liệu phát sinh khi sử dụng các phần mềm ứng dụng
phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Dữ liệu phân tích,
báo cáo: bao gồm các loại dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, chuẩn hoá dữ
liệu, lưu trữ vào kho dữ liệu; dữ liệu được phân tích, xử lý dữ liệu theo nhu
cầu; trình diễn dữ liệu theo nhiều chiều từ đó làm công cụ giúp các cơ quan nhà
nước sử dụng, khai thác dữ liệu một cách có hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành.
- Dữ liệu lớn (Big
data): là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp
mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao
gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia
sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Vai trò và lợi
ích mà Dữ liệu lớn đem lại là vô cùng lớn, từ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cho
đến y tế, giáo dục…
- Phân hệ cơ sở dữ
liệu quốc gia: là thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia do các bộ, ngành ở
trung ương triển khai. không phải tất cả các cơ sở dữ liệu quốc gia đều có
thành phần này mà phụ thuộc mô hình triển khai của từng cơ sở dữ liệu quốc gia.
thành phần này do các bộ, ngành hoặc địa phương triển khai bảo đảm đồng bộ,
thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia do bộ, ngành triển khai.
f. Nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP cấp tỉnh)
Thành phần này đóng
vai trò là nền tảng CNTT giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh. Với nền tảng
này, thông tin nghiệp vụ có thể được trao đổi theo chiều ngang và theo chiều
dọc giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh. Thành phần này cũng hoạt động như một
cổng nghiệp vụ, cùng với các dịch vụ cấp tỉnh để trao đổi thông tin với các bộ,
tỉnh khác, hoặc với các cơ quan Đảng, các hệ thống thông tin của doanh nghiệp,
hay tổ chức khác khi cần thiết.
Nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP cấp tỉnh), bao gồm các dịch vụ chia sẻ và tích hợp
được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng lớp trên và cơ sở dữ liệu. Đây là các dịch
vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa các ứng dụng trong quy mô bộ, điều này làm
giảm đầu tư trùng lặp, lãng phí, thiếu đồng bộ. Mặt khác, một trong các chức năng
quan trọng của các dịch vụ nhóm này là để kết nối, liên thông, tích hợp các ứng
dụng. Một số dịch vụ tiêu biểu của nhóm này, bao gồm:
- Dịch vụ thư mục:
Dịch vụ thư mục cung cấp cho người dùng một phương thức truy vấn đơn giản mà
người dùng có thể sử dụng từ khóa như tên, mã để tìm kiếm thông tin lưu trong
máy chủ thư mục. Ví dụ, để đạt được mục tiêu tích hợp mật khẩu, tài khoản, các
cơ quan nhà nước có thể sử dụng dịch vụ thư mục để xây dựng tài khoản cho nhân
viên đến định danh tài khoản/mật khẩu khác nhau trong các hệ thống khác nhau
(cổng thông tin điện tử, thư điện tử, đăng nhập một lần,…). Dịch vụ thư mục có
thể cung cấp một cơ chế thuận tiện hơn cho người sử dụng và người quản trị để
quản lý tài khoản của họ.
- Dịch vụ quản lý
định danh: Dịch vụ này cung cấp một cơ chế cho phép các hệ thống CQĐT nhận dạng
người sử dụng. Một số cơ chế có thể được áp dụng để đảm bảo định danh xác định,
ví dụ: định danh/mật khẩu cộng với mã xác nhận, hạ tầng khóa công khai, sinh
trắc học... Bất kỳ cơ chế định danh nào được sử dụng, việc định danh sẽ tuân
theo thủ tục tương tự và do đó, những cơ chế này có thể được xây dựng thành các
dịch vụ dùng chung. Khi hệ thống CQĐT cần định danh người sử dụng, nó có thể sử
dụng dịch vụ dùng chung này để hoàn thành việc xác định người sử dụng.
- Dịch vụ xác thực:
Xác thực là quá trình để xác nhận sự thật của các thực thể. Trong hệ thống
CQĐT, không chỉ cần xác thực người dùng mà còn cần xác thực các hệ thống. Xác
thực người sử dụng là quá trình để định danh người sử dụng; nó có thể tuân theo
quy trình tương tự như dịch vụ định danh. Xác thực hệ thống là quá trình để xác
định các hệ thống khác có thể sử dụng nguồn lực của hệ thống. Hầu hết các
trường hợp, chứng thư của máy chủ sẽ được sinh ra và có giá trị xác thực máy
chủ đó. Khi hệ thống cần phải xác thực một hệ thống khác, có thể định hướng lại
quá trình đến dịch vụ xác thực dùng chung và dịch vụ chia sẻ sẽ gửi kết quả đến
hệ thống CQĐT để hoàn tất quá trình xác thực máy chủ.
- Dịch vụ cấp quyền
truy cập: Khi hệ thống hoàn thành quá trình xác thực, nó sẽ căn cứ vào mức độ
quyền hạn khác nhau của người sử dụng để cấp quyền cụ thể. Tương tự với quá
trình xác thực, khi hệ thống cung cấp các quyền khác nhau cho người sử dụng, nó
có thể định hướng lại quá trình dịch vụ cấp quyền và các dịch vụ dùng chung sẽ
gửi kết quả đến hệ thống để hoàn tất quá trình cấp quyền truy cập.
- Dịch vụ trao đổi
thông tin/dữ liệu: Dịch vụ này cho phép các cơ quan nhà nước trao đổi thông
tin. Dịch vụ này thường sử dụng giao diện kế thừa (Legacy Interface) để thiết
lập kênh trao đổi với các ứng dụng cũ, các ứng dụng mới thường sử dụng giao
thức ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) để thực hiện trao đổi.
- Dịch vụ tích hợp:
Dịch vụ này nhằm điều phối các ứng dụng hay các dịch vụ để cung cấp các loại
dịch vụ mới. Với tích hợp, việc đăng ký và tiếp nhận dịch vụ là cần thiết cùng
với dịch vụ thư mục, xác thực/cấp quyền và quản lý tài khoản.
g. Hạ tầng kỹ thuật
Thành phần này cung
cấp phần cứng/phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở vật
chất để triển khai các ứng dụng CNTT. Bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Hạ tầng Trung tâm
dữ liệu, phòng máy chủ: Gồm các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp
mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, quản lý (môi trường, an ninh, vận hành).
- Hạ tầng CNTT: bao
gồm các thiết bị phần cứng/phần mềm cho người dùng cuối như máy tính cá nhân,
máy tính xách tay và thiết bị hỗ trợ cá nhân.
- Hạ tầng mạng bao
gồm: Mạng diện rộng (WAN, MAN), Mạng cục bộ (LAN), Mạng riêng ảo (VPN), Kết nối
Internet.
- Hạ tầng điện toán
đám mây: Hạ tầng đám mây chính là nền tảng cho điện toán đám mây, bao gồm các
thành phần chính như: Máy chủ (Server), Lưu trữ (Storage) và Mạng (Network)
- Hạ tầng IoT
(Internet of Things): Hạ tầng Internet vạn vật đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật
lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ
liệu. IoT được cấu thành từ nhiều thành phần: phần cứng/hạ tầng kết nối, phần
mềm nền tảng/phần mềm phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ
- Trung tâm điều hành
Network Operations Centers (NOC): nhằm giám sát và điều khiển hệ thống mạng,
điện, điều hòa, phòng cháy và an ninh của DC; Theo dõi thông số về môi trường
thường xuyên và liên tục (nhiệt độ, độ ẩm trên từng vị trí trên sơ đồ phòng
máy), giúp kỹ thuật viên điều chỉnh hệ thống điều hòa hoạt động cho phù hợp.
h. An toàn thông tin
Đây là thành phần
xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phần của CQĐT cần được
triển khai đồng bộ ở các cấp trong tỉnh. Nội dung đảm bảo an toàn thông tin bao
gồm các nội dung chính như: bảo vệ an toàn hạ tầng, an toàn mạng, an toàn hệ
thống, an toàn ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát ANTT, các
trung tâm giám sát, trung tâm SOC. Các nội dung này cần được triển khai đồng bộ
tại các cấp đáp ứng nhu cầu thực tế và xu thế phát triển công nghệ.
Việc triển khai chữ
ký số trong hệ thống chính trị phục vụ công tác an toàn, an ninh thông tin do
Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, thành phần Quản lý
và giám sát dịch vụ giúp cho các dịch vụ hoạt động trơn tru, hiệu quả và cũng
giúp tăng tính sẵn sàng của toàn bộ hệ thống.
i. Quản lý, chỉ đạo,
chính sách
Bao gồm công tác chỉ
đạo, tổ chức, xây dựng các chính sách, các chuẩn, hướng dẫn, đào tạo, truyền
thông để triển khai Sơ đồ tổng quát CQĐT cấp tỉnh.
- Chỉ đạo: Thể hiện ở
việc thuyết phục được Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp,
giải quyết các xung đột, vấn đề phát sinh giữa các cơ quan trong đảng, đặc biệt
là các dự án dùng chung của đảng; Ban chỉ đạo liên quan có: Ủy ban Trung ương
về Chuyển đổi số, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.
- Chính sách: Các
chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của tỉnh phục vụ việc
triển khai kiến trúc công nghệ thông tin và truyền thông của Đảng.
- Quản lý: Đảm bảo
quản lý, tổ chức hướng dẫn đạo tạo, môi trường pháp lý, truyền thông nhằm bảo
đảm các điều kiện triển khai hệ thống thông tin của Đảng.
j. Kết nối với các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia
- Nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP): Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia do
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai với mục tiêu tích hợp, chia sẻ
dữ liệu giữa các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa
phương theo hình thức kết nối tập trung và hình thức kết nối trực tiếp theo mô
hình phân tán.
- Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư
- Kho dữ liệu tổng
hợp, kho dữ liệu về con người
- Nền tảng định danh
và xác thực điện tử
- Nền tảng chia sẻ,
điều phối dữ liệu của Trung tâm dữ liệu quốc gia.
- Các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu quốc gia khác.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Danh sách các
nhiệm vụ và lộ trình triển khai:
(Chi
tiết theo phụ lục đính kèm)
2.2. Trách nhiệm của
các đơn vị
a) Sở Thông tin và
Truyền thông
- Là đơn vị đầu mối
hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và phối hợp với các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, đánh giá công tác triển khai Kiến
trúc CQĐT tỉnh Bình Định, báo cáo UBND tỉnh lồng ghép trong báo cáo định kỳ các
ứng dụng nền tảng CQĐT tỉnh hàng tháng, hàng quý và báo cáo đột xuất khi có yêu
cầu của UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thực hiện Kiến
trúc CQĐT của tỉnh .
- Chủ trì thực hiện
xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động CQĐT của tỉnh Bình Định dựa
trên Kiến trúc CQĐT phiên bản 3.0.
- Chủ trì xây dựng
nền tảng tích hợp CQĐT của tỉnh Bình Định; chủ trì việc triển khai tích hợp
dịch vụ, ứng dụng đối với các hệ thống thông tin của tỉnh Bình Định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn
vốn có tính chất đầu tư bảo đảm đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến
độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành
phần theo đúng quy định hiện hành, thẩm định dự án sử dụng vốn đầu tư công theo
quy định.
- Là đầu mối phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành và địa phương xây dựng các
chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích
các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển CNTT.
c) Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh
phí thực hiện Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định, phiên bản 3.0,
hướng tới Chính quyền số phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh và
theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
d) Sở Khoa học và
Công nghệ
Phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông thực hiện giám sát bảo đảm các nội dung đầu tư trong Kiến
trúc đồng bộ, phù hợp với các quy chuẩn công nghệ. Tham mưu triển khai một số
nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với các nhiệm vụ trong Kiến trúc.
e) Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng công chức trong công tác tham mưu triển khai Kiến trúc CQĐT, đáp ứng
khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả các hệ thống phần mềm, cơ sở
dữ liệu nền tảng CQĐT của cơ quan nhà nước.
f) Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ trì tham mưu, đề
xuất xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nguồn nhân
lực công nghệ thông tin, bảo đảm phù hợp, tuân thủ với Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình
Định, phiên bản 3.0.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 5630/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kiến
trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định, phiên bản 2.0.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- UBQG về CĐS (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, K9 .
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Tự Công Hoàng
|
PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH
TRIỂN KHAI
(Kèm
theo Quyết định số ngày 01/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
1.
Nhiệm vụ trọng tâm
TT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Đơn
vị chủ trì
|
I
|
Hoàn thiện thể chế
|
|
1
|
Chỉ số phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử
|
Sở
TT&TT
|
2
|
Rà đơn giản hoá,
tái cấu trúc quy trình giải quyết công việc, theo dõi, kiểm tra, giám sát phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TP
|
3
|
Xây dựng quy hoạch
và chiến lược dữ liệu từng ngành qua đó xây dựng quy hoạch dữ liệu toàn tỉnh
|
Sở
TT&TT
|
II
|
Hiện đại hóa hạ
tầng CNTT
|
|
1
|
Tái cấu trúc, chuyển
đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh
hoạt
|
Sở
TT&TT
|
2
|
Xây dựng, phát
triển hệ thống trung tâm điều hành, quản lý mạng (NOC)
|
Sở
TT&TT
|
III
|
Phát triển nền tảng
số, HTTT
|
|
1
|
Xây dựng nền tảng
Giám sát dữ liệu trực tuyến
|
Sở
TT&TT
|
2
|
Xây dựng nền tảng
Mạng xã hội truyền thông nội bộ
|
Sở
TT&TT
|
3
|
Xây dựng, phát
triển nền tảng xác thực tập trung
|
Sở
TT&TT
|
4
|
Phát triển Trung
tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC)
|
Sở
TT&TT
|
5
|
Xây dựng, phát
triển nền tảng phân tích, tổng hợp dữ liệu tập trung
|
Sở
TT&TT
|
6
|
Xây dựng nền
tảng/hệ thống quản lý tích hợp ứng dụng từng ngành, thành phố, huyện
|
Sở
TT&TT
|
7
|
Xây dựng, phát
triển các hệ thống Internet vạn vật (IOT)
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TP
|
IV
|
Phát triển dữ liệu
số
|
|
1
|
Xây dựng, phát
triển Cổng dữ liệu mở và Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh
|
Sở
TT&TT
|
2
|
Tạo lập, kết nối,
chia sẻ, tổng hợp, phân tích, đánh giá, giám sát chất lượng thông tin, dữ
liệu
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TP
|
3
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực công thương
|
Sở
Công thương
|
4
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực giáo dục, đào tạo
|
Sở
GD&ĐT
|
5
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực giao thông
|
Sở
GTVT
|
6
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực đầu tư
|
Sở
KH-ĐT
|
7
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực khoa học, công nghệ
|
Sở
KH&CN
|
8
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực lao động
|
Sở
LĐTBXH
|
9
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực nông nghiệp
|
Sở
NNPTNT
|
10
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực truyền thông
|
Sở
TT&TT
|
11
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên
|
Sở
TNMT
|
12
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực tư pháp
|
Sở
Tư pháp
|
13
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức
|
Sở
Nội vụ
|
14
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
|
Sở
VHTTDL
|
15
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực xây dựng
|
Sở
Xây dựng
|
16
|
Tạo lập và phát
triển cơ sở dữ liệu lĩnh vực Y tế
|
Sở
Y tế
|
17
|
Xây dựng hệ thống
quản lý và đăng ký ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh
|
Sở
TT&TT
|
18
|
Xây dựng hệ thống
quản lý từ điển dữ liệu
|
Sở
TT&TT
|
V
|
Bảo đảm an toàn
thông tin mạng
|
|
1
|
Triển khai các giải
pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ
liệu
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TP
|
2
|
Tăng cường khả năng
sao lưu, dự phòng, khôi phục dữ liệu cho các HTTT, CƠ SỞ DỮ LIỆU quan trọng
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, TP
|
3
|
Phát triển Trung
tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh
|
Sở
TT&TT
|
2.
Nhiệm vụ đề xuất, đăng ký triển khai đến năm 2030
TT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Đơn
vị chủ trì
|
1
|
Phần mềm Hồ sơ Bệnh
án điện tử, Bệnh viện thông minh (EMR)
|
Sở
Y tế
|
2
|
Hệ thống phần mềm
Hồ sơ sức khỏe điện tử
|
Sở
Y tế
|
3
|
Dữ liệu cung cấp
thông tin Cấp đổi Giấy phép hành nghề KCB, Cấp đổi Giấy phép hoạt động cơ sở
KCB, …
|
Sở
Y tế
|
4
|
Hệ thống thông tin
quản lý đất đai tỉnh Bình Định
|
Sở
Tài nguyên - Môi trường
|
5
|
Hệ thống giám sát
hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Bình Định
|
Sở
Tài nguyên - Môi trường
|
6
|
Cơ sở dữ liệu quốc
gia về kiểm soát tài sản, thu nhập
|
Thanh
tra tỉnh
|
7
|
Hệ thống tiếp nhận,
xử lý và theo dõi đơn thư
|
Thanh
tra tỉnh
|
8
|
Mô hình tiếp công
dân trực tuyến
|
Thanh
tra tỉnh
|
9
|
Nâng cấp Hệ thống
thông tin dữ liệu công tác dân tộc tỉnh Bình Định
|
Ban
Dân tộc
|
10
|
Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu chuyên ngành về hội, quỹ
|
Sở
Nội vụ
|
11
|
Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tổ chức bộ máy
|
Sở
Nội vụ
|
12
|
Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tôn giáo
|
Sở
Nội vụ
|
13
|
Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thi đua, khen thưởng
|
Sở
Nội vụ
|
14
|
Cơ sở dữ liệu về
Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên
|
Sở
Nội vụ
|
15
|
Dữ liệu các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Ngoại vụ
|
16
|
Dữ liệu số lượng,
nguồn vốn, nhà tài trợ các dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Ngoại vụ
|
17
|
Dữ liệu đoàn ra, kể
cả các cá nhân ra nước ngoài
|
Sở
Ngoại vụ
|
18
|
Dữ liệu tình hình
quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức thuộc tỉnh
|
Sở
Ngoại vụ
|
19
|
Dữ liệu tình hình
quản lý và sử dụng thẻ ABTC trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Ngoại vụ
|
20
|
Dữ liệu số lượng hồ
sơ tiếp nhận, trả kết quả CNLS, HPHLS của tổ chức, công dân
|
Sở
Ngoại vụ
|
21
|
Dữ liệu tàu cá/ngư
dân vi phạm vùng biển nước ngoài
|
Sở
Ngoại vụ
|
22
|
Dữ liệu số lượng
người Bình Định ở nước ngoài
|
Sở
Ngoại vụ
|
23
|
Dữ liệu đoàn vào và
người nước ngoài đến tỉnh làm việc; tham dự hội nghị, hội thảo; tham dự lễ
hội, sự kiện đối ngoại
|
Sở
Ngoại vụ
|
24
|
Dữ liệu số lượng
hội nghị, hội thảo quốc tế
|
Sở
Ngoại vụ
|
25
|
Dữ liệu các thoả
thuận quốc tế đã ký kết; các địa phương, đơn vị kết nghĩa và địa phương, đối
tác nước ngoài mà Lãnh đạo tỉnh đã làm việc
|
Sở
Ngoại vụ
|
26
|
Dữ liệu các đoàn
phóng viên, báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh
|
Sở
Ngoại vụ
|
27
|
Hệ thống quản lý và
khai thác dữ liệu số ngành Công Thương
|
Sở
Công thương
|
28
|
Tối ưu hệ thống ứng
dụng giải pháp Internet kết nối vạn vật (IoT) để điều khiển hệ thống của các
mô hình khoa học, thiết bị, camera từ xa (qua các thiết bị di động)
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
29
|
Xây dựng nền tảng
học liệu điện tử e-learning hỗ trợ tổng hợp tài liệu học tập và khóa học trực
tuyến trong lĩnh vực STEM, đặc biệt là robotics
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
30
|
Ứng dụng Trí tuệ
nhân tạo trong hoạt động của Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới Sáng tạo
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
31
|
Số hóa hồ sơ và xây
dựng phần mềm quản lý các nhiệm vụ cấp cơ sở tại Trung tâm
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
32
|
Xây dựng Phần mềm
Quản lý phòng thí nghiệm XaLab bản online lĩnh vực Hóa sinh
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
33
|
Nâng cấp website Trung
tâm phân tích và Đo lường Chất lượng theo Thông tư số 22/2023/TT- BTTTT ngày
31/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
34
|
Nâng cấp Trang
thông tin điện tử tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Sở KH&CN (theo TT 22/2023/TT-
BTTTT ngày 31/12/2023)
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
35
|
Xây dựng phần mềm
quản lý xuất bản Bản tin KH&CN
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
36
|
Phần mềm quản lý
hoạt động của Đảng bộ Sở KH&CN
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
37
|
Số hóa hồ sơ và xây
dựng phần mềm quản lý các nhiệm vụ cấp cơ sở
|
Sở
Khoa học - Công nghệ
|
38
|
Hệ thống thông tin
Quản lý vận tải
|
Sở
Giao thông - Vận tải
|
39
|
Cơ sở dữ liệu hệ
thống hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Bình Định
|
Sở
Giao thông - Vận tải
|
40
|
Hệ thống phần mềm
tiền lương các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
Sở
Tài chính
|
41
|
Hệ thống phần mềm
cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương
|
Sở
Tài chính
|
42
|
Hệ thống phần mềm
báo cáo định kỳ lĩnh vực tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Định
|
Sở
Tài chính
|
43
|
Xây dựng cơ sở dữ
liệu về quản lý và phát triển đô thị
|
Sở
Xây dựng
|
44
|
Mô hình thông tin
công trình BIM
|
Sở
Xây dựng
|
45
|
Xây dựng hệ thống
thông tin về quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng, kiến
trúc, hạ tầng kỹ thuật.
|
Sở
Xây dựng
|