BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 711/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI SẢN NỘI NGÀNH TÀI
CHÍNH THEO MÔ HÌNH TẬP TRUNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của
Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày
26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 2255a/QĐ-BTC ngày 30/10/2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án “Nâng cấp phần mềm Quản lý tài sản
nội ngành Tài chính theo mô hình tập trung”;
Căn cứ Quyết định số 372/QĐ-BTC ngày
21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu
chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn
vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-BTC ngày
27/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phân cấp thẩm quyền quyết định việc
mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học
và Thống kê tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng Phần mềm Quản lý tài sản
nội ngành Tài chính theo mô hình tập trung.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài
chính, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và thủ trưởng các cơ quan hành chính
(các đơn vị dự toán), đơn vị sự nghiệp, giám đốc các dự án vay nợ, viện trợ thuộc
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Cổng TTĐT BTC;
- Lưu: VT, THTK.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI SẢN NỘI NGÀNH TÀI CHÍNH THEO MÔ HÌNH TẬP TRUNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định
số 711/QĐ-BTC ngày 16/5/2018 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Chương I.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng
phần mềm Quản lý tài sản nội ngành Tài chính theo mô hình tập trung (sau đây gọi
tắt là Phần mềm).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với: Các cơ quan
hành chính (các đơn vị dự toán), đơn vị sự nghiệp và các Dự án vay nợ, viện trợ
thuộc Bộ Tài chính.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Phần mềm Quản lý tài sản nội ngành
Tài chính theo mô hình tập trung là phần mềm được cài đặt, lưu trữ tập trung
tại Bộ Tài chính để thực hiện quản lý tài sản của các đơn vị trong ngành Tài
chính.
2. Thông tin về tài sản là toàn bộ
các thông tin của tài sản (bao gồm: thông tin về kế hoạch mua sắm tài sản;
thông tin về biến động tăng mới, thay đổi thông tin, thay đổi nguyên giá, giảm tài sản;
thông tin về kiểm kê tài sản;...).
3. Cán bộ nghiệp vụ là cán bộ được
phân quyền nhập các thông tin về tài sản của đơn vị vào Phần mềm, được khai
thác các số liệu thuộc phạm vi quản lý trên Phần mềm.
4. Đơn vị quản lý, sử dụng tài sản
là đơn vị dự toán được giao theo dõi, hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản theo
quy định hiện hành và trực tiếp thực hiện nhập các thông tin về tài sản vào Phần
mềm.
5. Đơn vị tổng hợp là đơn vị thực
hiện chức năng tổng hợp dữ liệu, báo cáo của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý
trên Phần mềm.
6. Mã đơn vị quản lý tài sản trong Phần
mềm là mã đơn vị có quan hệ với ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính, Sở Tài
chính cấp theo quy định tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ
Tài chính hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân
sách nhà nước và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
7. Mã bộ phận sử dụng tài sản là
mã dùng để xác định bộ phận (đơn vị, phòng, ban,...) trực tiếp sử dụng tài sản.
Mỗi bộ phận sử dụng tài sản có một mã bộ phận sử dụng tài sản duy nhất trên Phần
mềm.
Điều 4. Điều kiện vận
hành Phần mềm
1. Địa chỉ truy cập vào Phần mềm:
a) Đối với các đơn vị sử dụng hạ tầng truyền
thông thống nhất ngành Tài chính: truy cập vào Phần mềm theo địa chỉ
https://qltstc.btc.
b) Đối với các đơn vị không sử dụng hạ tầng
truyền thông thống nhất ngành Tài chính: truy cập vào Phần mềm theo địa chỉ
https://qltstc.mof.gov.vn.
2. Thông tin nhập vào Phần mềm sử dụng
font chữ Unicode TCVN 6909.
Điều 5. Quản lý tài khoản
sử dụng Phần mềm
1. Tài khoản quản trị:
a) Cục Tin học và Thống kê tài chính cấp
01 tài khoản quản trị cho mỗi Tổng cục.
b) Các Tổng cục có thể cấp tài khoản quản
trị cho đơn vị cấp Cục địa phương.
2. Tài khoản tổng hợp và tài khoản sử dụng
a) Các đơn vị được cấp tài khoản quản trị
tạo các tài khoản tổng
hợp và tài khoản sử dụng cho người sử dụng của các đơn vị thuộc phạm vi quản
lý.
b) Cục Tin học và Thống kê tài chính cấp
tài khoản tổng hợp và tài khoản sử dụng cho người sử dụng của các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp và các dự án trực thuộc Bộ (Các Cục thuộc Bộ, các
trường, Thời báo Tài
chính, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản tài chính, ...và các dự án trực thuộc Bộ).
3. Tên tài khoản sử dụng Phần mềm được tạo
theo quy tắc như sau:
[Mã hệ thống]_[Mã quyền]_[Tên viết tắt của
đơn vị].[Tên người sử dụng]
Trong đó:
a) Mã hệ thống: là mã được quy định
riêng cho từng hệ thống, được quy định như sau:
- 10: Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài
chính.
- 20: Tổng cục Thuế và các đơn vị thuộc
cơ quan Tổng cục Thuế;
21: Cục Thuế và các đơn vị thuộc cơ quan Cục Thuế; 22: Chi cục Thuế.
- 30: Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thuộc
cơ quan Kho bạc Nhà nước; 31: Kho bạc Nhà nước tỉnh và các đơn vị thuộc cơ quan Kho bạc
Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện.
- 40: Tổng cục Hải quan và các đơn vị
thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; 41: Cục Hải quan và các đơn vị thuộc cơ quan Cục
Hải quan; 42: Chi cục Hải quan.
- 50: Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các
đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước; 51: Cục Dự trữ Nhà nước và các
đơn vị thuộc cơ quan Cục Dự trữ Nhà nước; 52: Chi cục Dự trữ Nhà nước.
- 60: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các
đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- 70: Các đơn vị khác trực thuộc Bộ Tài
chính.
b) Mã quyền: QT: quyền Quản trị; TH: quyền
Tổng hợp; NV: quyền Nhập liệu. Trường hợp một người sử dụng có nhiều quyền thì
sử dụng mã quyền chung là QT để cấp các quyền cho người sử dụng.
c) Tên viết tắt của đơn vị: là tên viết
tắt của đơn vị sử dụng Phần mềm, do các đơn vị tự quy ước.
d) Tên người sử dụng: là tên của cán bộ
sử dụng Phần mềm, do các đơn vị tự quy ước.
Chương II.
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Cập nhật thông
tin trên Phần mềm
1. Đơn vị quản lý, sử dụng tài sản phải
cập nhật thông tin về tài sản đầy đủ, chính xác, thống nhất với hồ sơ, chứng từ,
sổ sách kế toán của đơn vị vào Phần mềm.
2. Đơn vị quản lý, sử dụng tài sản không
được phép thêm mới, chỉnh sửa, xoá thông tin về tài sản trong năm đã khoá sổ.
3. Thời gian cập nhật thông tin thay đổi
của tài sản trên Phần mềm không quá 30 ngày kể từ ngày tài sản có sự thay đổi
thông tin.
Điều 7. Quản lý khoá/mở
sổ tài sản
1. Đơn vị tổng hợp được phép thực hiện
chức năng khoá sổ, mở sổ cho đơn vị
thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp đơn vị tổng hợp thực hiện chức năng khoá sổ
thì toàn bộ các đơn vị thuộc phạm vi quản lý sẽ được khoá sổ theo.
2. Đơn vị đã thực hiện chức năng khoá sổ
thì không được phép tự mở sổ.
3. Thời điểm thực hiện chức năng khóa sổ
toàn ngành Tài chính trên Phần mềm là ngày 28/2 hàng năm.
Điều 8. Khai thác thông
tin, số liệu tài sản thông qua Phần mềm
1. Các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản, đơn
vị tổng hợp được quyền khai thác số liệu về tài sản trong phạm vi quản lý.
2. Các đơn vị sử dụng Phần mềm để thực
hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hàng năm theo quy định của Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công, Quy định quản lý tài sản tại các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính và các báo cáo khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
3. Thông tin, số liệu trên Phần mềm được
khai thác, sử dụng phục vụ điều hành, thống kê, phân tích, đánh giá kết quả sử
dụng tài sản cố định làm cơ sở
xây dựng kế hoạch, chính sách liên quan đến việc trang cấp, quản lý và sử dụng
tài sản dài hạn, hàng năm tại đơn vị; phục vụ đơn vị quản lý cấp trên trong việc
báo cáo, giám sát quản lý việc trang cấp, quản lý và sử dụng tài sản của các
đơn vị thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng định mức, chế độ quy định.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng số liệu về
tài sản trong Phần mềm vào mục đích cá nhân mà không được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Chương III.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của
Cục Tin học và Thống kê tài chính
1. Quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ
thuật CNTT đảm bảo Phần mềm vận hành thông suốt.
2. Sao lưu dữ liệu được tạo ra từ phần mềm,
đảm bảo khả năng khôi phục lại dữ liệu khi xảy ra sự cố.
3. Ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài,
bảo mật hệ thống thông tin, bảo mật tài khoản truy nhập, thông tin dữ liệu của
người sử dụng.
4. Quản lý tài khoản sử dụng Phần mềm
theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
5. Tiếp nhận các yêu cầu từ đơn vị, thực
hiện hỗ trợ người sử dụng chương trình về kỹ thuật CNTT và phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính hỗ
trợ người sử dụng về nghiệp vụ.
6. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho việc đồng
bộ dữ liệu tài sản giữa Phần mềm với phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước
và đồng bộ dữ liệu mã đơn vị có quan hệ với ngân sách giữa Phần mềm với phần mềm
Danh mục dùng chung.
7. Quản lý, cập nhật các danh mục dùng
chung cho toàn ngành Tài chính trong Phần mềm, thời gian cập nhật danh mục tài sản chuyên
dùng của các đơn vị trong Phần mềm: tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
văn bản.
Điều 10. Trách nhiệm của
Cục Kế hoạch - Tài chính
1. Đôn đốc các đơn vị thực hiện cập nhật
thông tin về tài sản đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định lên Phần mềm.
2. Thực hiện chức năng khoá sổ tài sản của toàn ngành Tài chính theo
đúng thời gian quy định để thực hiện chốt sổ và báo cáo dữ liệu tài sản.
3. Thực hiện kiểm tra, chuẩn hóa và đồng
bộ số liệu tài sản theo quy định sang phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước
đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ (không bao gồm Kho bạc Nhà nước, Tổng
cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, các Trường).
4. Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê
tài chính quản lý, cập nhật các danh mục dùng chung cho toàn ngành Tài chính trong Phần mềm.
5. Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê
tài chính hỗ trợ xử lý vướng mắc của các đơn vị về nghiệp vụ quản lý tài sản
trong quá trình sử dụng Phần mềm.
6. Cập nhật, đăng tải các văn bản hướng dẫn
về cơ chế, chính sách, các vướng mắc thường gặp và cách xử lý trong quá trình
khai thác, sử dụng Phần mềm trong lĩnh vực quản lý tài sản.
Điều 11. Trách nhiệm các
đơn vị cấp Tổng cục (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục
Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), các đơn vị cấp Cục địa phương
thuộc các Tổng cục và các đơn vị (dự toán) thuộc Bộ
1. Đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản
lý thực hiện cập nhật thông tin về tài sản đầy đủ, chính xác, đúng thời gian
quy định lên Phần mềm.
2. Thực hiện kiểm tra, chuẩn hóa số liệu
trên Phần mềm để phục vụ báo cáo đơn vị quản lý cấp trên.
3. Các Tổng cục, các Trường thuộc Bộ thực
hiện kiểm tra, chuẩn hóa và đồng bộ số liệu tài sản theo quy định sang phần mềm
Quản lý đăng ký tài sản nhà nước.
4. Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê
tài chính, Cục Kế hoạch - Tài chính tiếp nhận các yêu cầu, hỗ trợ xử lý vướng mắc
của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong quá trình sử dụng Phần mềm. Các đơn
vị cấp Tổng cục là đầu mối tiếp nhận yêu cầu, hỗ trợ xử lý cho các đơn vị cấp Cục
địa phương.
5. Sử dụng nhóm chức năng Hệ thống báo
cáo để khai thác số liệu và thực hiện báo cáo tổng hợp số liệu tài sản của các đơn
vị thuộc phạm vi quản lý về đơn vị tổng hợp cấp trên.
6. Quản lý tài khoản, phân quyền người sử
dụng theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
7. Cung cấp danh mục máy móc, thiết bị
chuyên dùng của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý được ban hành theo thẩm quyền
phân cấp của Bộ Tài chính để Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kế hoạch -
Tài chính thực hiện cập nhật vào danh mục tài sản (danh mục dùng chung) trong
phần mềm.
Điều 12. Trách nhiệm của
đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản
1. Thực hiện cập nhật thông tin về tài sản
đơn vị đang quản lý, sử dụng lên Phần mềm.
2. Sử dụng Phần mềm để khai thác số liệu
và thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hàng năm theo quy định
của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Quy định quản lý, sử dụng tài sản tại
các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan theo yêu cầu của
cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
3. Phối hợp với các đơn vị quản lý cấp
trên để rà soát và hiệu chỉnh số liệu tài sản (nếu có).
4. Quản lý, cập nhật đối với các danh mục
dùng riêng (Danh mục bộ phận sử dụng tài sản; danh mục người sử dụng tài sản;
danh mục nhóm công cụ dụng cụ; danh mục hãng sản xuất; danh mục dự án thuộc ban
quản lý dự án) và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin đối với tài khoản đã cấp
cho đơn vị để truy cập, sử dụng Phần mềm.
5. Thông báo sự cố, vấn đề cần hỗ trợ
trong quá trình ứng dụng Phần mềm lên đơn vị quản lý cấp trên để được hỗ trợ.
6. Thông báo bằng văn bản lên đơn vị quản
lý cấp trên những trường hợp điều chỉnh tài khoản và quyền truy nhập Phần mềm.
Điều 13. Trách nhiệm của
cán bộ, công chức sử dụng Phần mềm
1. Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ
quản lý tài sản theo quy định hiện hành trên Phần mềm.
2. Khai thác thông tin, báo cáo theo
phân quyền trên hệ thống.
3. Thường xuyên đối chiếu thông tin, số
liệu trên Phần mềm đảm bảo thống nhất với hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán của
đơn vị.
4. Phản ánh kịp thời những vấn đề phát
sinh trong quá trình sử dụng Phần mềm cho các đơn vị có liên quan.
5. Quản lý đảm bảo an ninh, an toàn đối
với tài khoản truy nhập vào Phần mềm được cấp.
Điều 14. Tổ chức thực
hiện
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh
vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục
Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kế hoạch - Tài chính) để phối hợp xử lý./.