ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 542/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 18
tháng 6 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON TUM,
GIAI ĐOẠN 2012-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 9/6/2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP
ngày 17-10-2002 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ-TTg,
ngày 25-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2010, định
hướng đến 2025;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và
Công nghệ tại Tờ trình số 15/TTr-SKHCN- QLKHCN, ngay 29/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH;
Điều 1. Ban hành Kế hoạch Phát triển Khoa học và Công
nghệ tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2012-2016 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đồng chí Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Công báo tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hải
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
PHẦN I
CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH
- Nghị quyết TW2 (Khóa VIII), các Kết luận của Hội nghị TW6 (khóa IX), Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về khoa và công nghệ;
- Nghị quyết Đại hội XI của Đảng;
- Luật Khoa học và công nghệ và Nghị
định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17-10- 2002 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi
hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ; Quyết định số 1244/QĐ-TTg,
ngày 25-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Kon Tum lần thứ XIV;
- Các Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị
của Tỉnh ủy thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương về Khoa học và
Công nghệ;
- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020, định hướng
đến 2025;
- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
của các sở, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015;
- Thực trạng khoa học và công nghệ của
tỉnh hiện nay.
PHẦN II
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2004 - 2011
I. Kết quả chủ yếu
hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2004-2011:
Nhiệm vụ chủ yếu
của Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là KH&CN) giai đoạn này
là đẩy mạnh việc ứng dụng, nhất là trong các lĩnh vực ưu
tiên nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, khai thác các tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh, tạo ra các sản phẩm mới có lợi thế cạnh tranh, có khả
năng tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới. Bám sát
định hướng đó, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đã có những chuyển biển
tích cực, thực hiện theo chủ trương, Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phục vụ thiết thực cho phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh quốc phòng; tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp
- nông thôn, chú trọng đến lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn, chú ý đến lĩnh vực điều tra
tài nguyên khoáng sản, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và lĩnh vực y
dược. Các kết quả nghiên cứu, ứng dụng đã góp phần quan trọng vào
việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
1. Đổi mới quản lý KH&CN:
Những năm qua công tác quản lý hoạt động
KH&CN từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên
cứu, chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Ngoài việc tiếp
tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã đề
ra; trong thời gian này, nhất là sau khi Quốc hội ban hành
luật KH&CN, Bộ Chính trị có các Kết luận về thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá
VIII), Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục xây dựng văn bản cụ thể hóa để thực hiện(1), đặc biệt tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển
KH&CN giai đoạn 2004-2010, làm cơ sở để xác định nhiệm
vụ KH&CN hàng năm có trọng tâm, trọng điểm và sát với yêu cầu thực tế.
2. Công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển KT-XH:
2.1. Đề tài, dự án nghiên cứu:
Từ 2004 - 2011 đã và đang triển khai
thực hiện 89 đề tài, dự án; trong đó có 5 dự án thuộc Chương trình nông thôn,
miền núi do Bộ KH&CN chủ trì hoặc ủy quyền địa phương chủ trì thực hiện (Phụ
lục 1). Cụ thể theo
các lĩnh vực như sau:
- Nông nghiệp, nông thôn: 54 đề tài (chiếm
52,94%);
- Y dược: 5 đề tài (chiếm 4,90%);
- Lịch sử, văn hóa: 7 đề tài (chiếm
6,86%);
- Giáo dục - đào tạo: 5 đề tài (chiếm
4,90%);
- Điều tra tài nguyên, khoáng sản: 18
đề tài (chiếm 17,65%);
- Các lĩnh vực khác (công nghiệp,
môi: trường, ANTT, CNTT, QLNN, đổi mới CN của các doanh nghiệp..,): 13 đề tài (chiếm 12,75%).
Đến 31/12/2011, đã có 71 đề tài, dự
án (ĐTDA) được nghiệm thu (XH&NV 16 ĐTDA; Nông nghiệp, nông thôn
32 ĐTDA, có 5 DA
thuộc chương trình nông thôn miền núi; điều tra tài nguyên 16 ĐTDA; lĩnh vực
khác 7 ĐTDA). Các ĐTDA đều thực hiện trong khuôn khổ dự
toán, có đề tài sử dụng kinh phí ít hơn dự toán được duyệt. Phần lớn các ĐTDA
sau nghiệm thu đã được phổ biến, đưa vào ứng dụng, nhiều ĐTDA đã góp phần hiệu
quả vào việc chuyển đổi và tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; nâng cao chất lượng một số sản phẩm công nghiệp; chất lượng
giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quản lý nhà nước trên một số
lĩnh vực chú trọng yếu....
2.2. Những đóng góp chủ yếu đối với KT-XH thông
qua kết quả nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng
KH&CN từ 2004 - 2011:
- Đóng góp chung: Các kết quả nghiên
cứu đã cung cấp luận cứ khoa học cho tỉnh xây dựng chủ trương, nghị quyết về
các lĩnh vực KT-XH, chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; giải quyết một số vấn đề dân tộc,
tôn giáo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng lộ trình và nhóm giải pháp để thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập
WTO và thực hiện AFTA; nâng cao chỉ số con người của tỉnh trong tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới... Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp thực
tế, mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của tính vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá cao (bình quân hàng năm đạt 14,71%); cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; thu
nhập bình quân đầu người đạt 702 USD vượt 26% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIII
đề ra; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đồng thời,
từ những kết quả nghiên cứu cung cấp các cơ sở để tỉnh xây dựng quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025; đề ra mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015; quy hoạch nhân lực
tỉnh Kon Tum; chiến lược phát triển bền vững và một số đề án, quy hoạch ngành
giai đoạn 2011-2020.
- Đóng góp nổi bật ở một số lĩnh vực
chủ yếu:
+ Nông nghiệp, nông thôn: đã xác định
các giống đậu thích nghi với một số tiểu vùng khí hậu; tuyển chọn giống lúa cạn, lúa chịu hạn cho các vùng trồng lúa tỉnh Kon Tum, xác định được 4 giống lúa cạn
và 1 giống chịu hạn thích hợp, cho năng suất cao (LC 22-14, LC 22-6, CHS,
năng suất tăng từ 2,7- 11,2 tạ/ha, LC24-2,
LC 24-9 tăng từ 3,8- 5,4 tạ/ha); xây dựng qui trình kỹ
thuật thâm canh cây lúa nước theo xu hướng 3 giảm, 3 tăng; chọn được 2 giống ngô LVN61 và LVN14 có khả năng chịu hạn tốt, cho năng suất cao (cao hơn đối chứng từ 18-
20%); cải tạo đản bò vàng bằng phương pháp truyền tinh
nhân tạo (được 1150 con bê lai). Bước đầu nghiên cứu nuôi thành công cá Hồi Vân, cá
Tằm tại huyện KonPLông, mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số giống lúa, ngô, sắn,
cao su, cà phê, mía.. .có chất lượng, năng suất cao được đưa vào trồng, góp phần hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp phục vụ
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn và xuất khẩu (chế biến tinh bột sắn, đường, cao su, cà phê...).
Công tác tập huấn, hướng dẫn áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) trên cây rau, ngô, lúa; chương trình quản lý dinh dưỡng và dịch
hại tổng hợp (ICM) trên cây lúa; chương trình sản xuất rau quả an toàn VIETGAP (thực
hành nông nghiệp tốt)... được chú trọng. Từ đó đã làm cho năng suất một số
cây trồng tăng đáng kể (Xem bảng thống kê năng suất phía dưới), năng suất
bình quân một số cây trồng trong năm năm 2011 đều tăng so với năm 2004. Tổng đàn bò năm 2010 tăng 10%; đàn lợn tăng 6%, sản lượng cá các loại do
nuôi trồng tăng 81,5% so năm 2004... Ngoài ra, nhờ áp dụng Quy trình phòng chống
và phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng (THT) đã hạn chế
được thiệt hại đến mức thấp nhất do bệnh này gây nên (từ năm 2004 đến nay
trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch THT trên đàn trâu, bò); lắp đặt hệ thống keo tụ và khử trùng nước ở các trạm cấp nước sinh hoạt tập
trung, nhằm tăng cường tác dụng của bộ lọc, giảm thiểu bị
tắc nghẽn, phục vụ tốt hơn nhu cầu nước sạch sinh hoạt ở nông thôn.
Năng
suất lúa bình quân (tạ/ha)
Năm
|
Năng
suất bình quân
|
Lúa
đông xuân
|
Lúa
hè thu
|
Lúa
mùa
|
2004
|
30,13
|
40,76
|
-
|
26,38
|
2005
|
28,29
|
36,54
|
-
|
25,27
|
2006
|
30,55
|
40,92
|
-
|
26,58
|
2007
|
32,13
|
42,8
|
-
|
27,93
|
2008
|
33,14
|
42,91
|
-
|
29,15
|
2009
|
32,57
|
44,12
|
-
|
27,75
|
2010
|
34,68
|
46,47
|
-
|
29,85
|
2011
|
34,05
|
41,21
|
-
|
31,08
|
Năng
suất bình quân (tấn/ha) một số loại cây trồng khác
Năm
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
Ngô
|
3,58
|
3,34
|
3,28
|
3,50
|
3,54
|
3,47
|
3,56
|
3,58
|
Sắn
|
13,0
|
13,4
|
14,0
|
14,2
|
14,9
|
14,6
|
14,9
|
15,09
|
Mía
|
45,9
|
41,7
|
45,2
|
45,5
|
47,2
|
46,3
|
48,2
|
48,54
|
Cà phê (nhân)
|
1,69
|
1,35
|
2,0
|
1,7
|
2,3
|
1,9
|
2,1
|
2,24
|
Cao su (mủ khô)
|
0,94
|
0,97
|
0,96
|
1,07
|
1,23
|
1,28
|
1,35
|
1,32
|
Lạc
|
1,06
|
1,06
|
1,10
|
1,13
|
1,23
|
1,32
|
1,43
|
1,71
|
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kon Tum năm 2009, 2010 và Báo
cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011.
+ Công nghiệp - dịch vụ: số cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh (hiện có trên
3.000 cơ sở), một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới,
cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng
sản phẩm, đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu (gỗ tinh chế, dệt
may, cao su, cà phê, tinh bột sắn, điện, viễn
thông, vật liệu xây dựng...). Công nghiệp khai thác,
chế biến khoáng sản, thủy điện được chú trọng (thông qua công tác điều tra,
đánh giá, lập bản đồ địa chất và khoáng sản; điều tra tiềm năng thủy điện đã
giúp tỉnh xây dựng quy hoạch, lập các dự án kêu gọi đầu tư thăm dò, khai thác,
hiện cổ một số doanh nghiệp đã và đang lập dự án xin cấp phép đầu tư) mở ra
hướng phát triển mới có triển vọng. Hệ thống điện phát triển manh cơ bản đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí ở địa bàn
các xã được hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ phục vụ có hiệu quả sản xuất, chế
biến nông sản ở địa bàn nông thôn. Lĩnh vực xây dựng giao thông đã ứng dụng công nghệ câu dây văng; cống hộp với khẩu độ lớn..., góp phần đẩy nhanh tiến
độ thi công và nâng cao chất lượng công trình. Nhiều sản phẩm điện, điện tử
công nghệ cao, chất lượng tốt đã được ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trong sản
xuất, kinh doanh và đời sống.
+ Giáo dục - Đào tạo: Các đề tài
nghiên cứu về xây dựng mô hình Trung tâm học tập cộng đồng
thích hợp với từng vùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; hoàn thiện chương trình, tài
liệu tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng
giải pháp khắc phục trở ngại về tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân
tộc thiểu số, cùng với việc đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập (Giáo án điện tử, đưa
Internet vào trường học...) đã góp phần từng bước phát triển xã hội, nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông nói chung, chất
lượng của học sinh người dân tộc thiểu số nói riêng.
+ Lịch sử - Văn hóa: Các đề tài
nghiên cứu về lịch sử đã góp phần khẳng định quá trình hình thành, phát triển của
tỉnh Kon Tum; truyền thống đấu tranh cách mạng của một số địa phương, lực lượng
vũ trang của tỉnh qua các thời kỳ. Các kết quả này có giá trị về lịch sử, văn
hóa, xã hội, chính trị, quân sự... Hơn 10 loại hình lễ hội văn hóa cổ truyền
tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa, các loại hình sinh hoạt công chiếng, nhạc cụ
dân tộc, hát dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian...được khôi phục và phục dựng,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phát thanh, truyền hình.. .đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
+ Y dược - Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
Đã áp dụng thành công một số phương pháp kiểm nghiệm phức tạp như: Thử hoạt lực
kháng sinh; nuôi cấy và phân lập các chủng vi sinh vật, kỹ thuật xét nghiệm sắc
ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC)
và sắc ký khối phổ (AAS); xét nghiệm huyết đồ bằng máy đếm tế bào tự động...Trong
điều trị đã ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến như: Đặt ống thông tính mạch
trung tâm; điều trị vàng da sơ sinh bằng chiếu đèn ánh
sáng xanh; kỹ thuật nội soi; chọc dẫn lưu dịch màng bụng; kỹ thuật ASLO, CRP,
RF; đặt catheter tĩnh mạch rốn cho trẻ sơ sinh; nuôi trẻ non tháng bằng lồng ấp... Nhiều trang thiết bị hiện đại (nội
soi, điện não, máy thở, monitor, sóng ngắn trị liệu, máy tạo nhịp tim tạm thời... ) đã được các cơ sở y tế đầu tư, sử dụng góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh. Nghiên cứu ứng dụng sản xuất thành công dung dịch
Anôlit khử khuẩn trong Bệnh viện tỉnh,
đem lại hiệu quả cao, thiết thực, có thể mở rộng các bệnh viện tuyến huyện.
+ Điều tra tài nguyên phục vụ quy hoạch
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái: Kết quả nghiên cứu điều kiện
sinh thái, thổ nhưỡng; thăm dò khoáng sản và nước ngầm đã
cung cấp cơ sở cho tỉnh, các ngành, địa phương quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây
trồng; hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung; quy hoạch
khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; quy hoạch đô thị; xử lý rác
thải; xây dựng các mô hình sản xuất sạch (năng suất xanh, ứng dụng IPM...) theo hướng bền vững.
+ Công nghệ thông tin, viễn thông:
Phát triển nhanh và là một trong những lĩnh vực được ứng dụng khá phổ biến hiện
nay, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của
các cơ quan Đảng, Nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
hộ sản xuất và đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của các tầng lớp nhân dân.
Lần đầu tiên công nghệ viễn thám (GIS), định vị toàn cầu (GPRS)
đã được một số ngành đưa vào ứng dụng phục vụ có hiệu quả công tác quản lý rừng,
đất đai, môi trường, đô thị...
+ Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
trong hoạt động, sản xuất kinh doanh: Đến nay đã có 28/30 Sở, ngành, UBND huyện,
thành phố và một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000, ISO/IEC 17025... vào hoạt động, sản xuất kinh doanh bước đầu đem lại
hiệu quả thiết thực.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công
nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển sản
xuất kinh doanh khi Việt Nam gia nhập WTO, AFTA và lộ trình đổi mới công nghệ của
các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh
chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ,
nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là những sản phẩm xuất khẩu như đồ gỗ, cao su, dệt may... Ngoài ra, thực hiện Chương trình hỗ trợ
KH&CN đối với doanh nghiệp, đã có gần 10 doanh nghiệp được hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện tạo ra sản phẩm mới (các loại trà hoà tan từ
nguồn dược liệu sẵn có trên địa bàn; sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng...), áp dụng ISO trong quản lý sản xuất,
xây dựng Website, đăng ký lôgô...quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu...
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh chế biến hàng xuất khẩu, điện, xây dựng... đã chú trọng đầu tư phát
triển KH&CN (đào tạo nhân lực, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc
tế...) để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, hội nhập thị trường
trong nước và quốc tế
3. Về phát triển tiềm lực KH&CN:
Với những chủ trương đúng đắn, phù hợp,
nhất là về đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, phát triển nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 5 năm qua đội ngũ cán
bộ, công chức, trong đó có cán bộ KH&CN đã có bước trưởng thành cả về số lượng
và chất lượng. Tính đến tháng 6- 2010 toàn tỉnh có 15.062
cán bộ, công chức (hành chính 1.952 người, sự nghiệp 13.110 người), trong đó
số có trình độ cao đẳng, TCCN chiếm 63,5%, đại học trở lên 36,5% (có 6 tiến sỹ,
268 thạc sỹ)(2).
Trong số này, tham gia Hội đồng
KH&CN tỉnh và còn lại tham gia nghiên cứu đề tài, dự án KH&CN cấp cơ sở,
cấp tỉnh; tư vấn, thẩm định, chuyển giao, ứng dụng các
thành tựu KH&CN vào sản xuất, đời sống nhất là về lĩnh
vực nông nghiệp, CNTT, giáo dục, y tế...
Số Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường
đại học và chuyên gia, cán bộ khoa học và các tổ chức có uy tín, kinh nghiệm đến
tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh ngày một
tăng. Ngoài các Sở, ban, ngành của tỉnh còn có các phòng,
ban của huyện, thành phố có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học; tiên địa bàn
tỉnh hiện có 02 Trường Cao đẳng, 01 Phân hiệu Đại học và gần 10 Trung tâm, đơn
vị làm nhiệm vụ tư vấn, thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng KH&CN vào sản xuất,
như: Trung tâm ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ;
Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Trung tâm khuyến công... và một
số Trung tâm tư vấn chuyên ngành do các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh. Phương tiện, điều kiện phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao KH&CN đã được đầu
tư đáp ứng nhu cầu (đối với các trường cao đẳng, đại học, phòng thử nghiệm,
kiểm nghiệm...). Mạng lưới thông tin liên lạc,
internet phát triển nhanh và đạt trình độ hiện đại, đến
nay hầu hết các huyện có thư viện điện tử, các điểm bưu điện
văn hóa xã đã có internet phục vụ kịp thời thông tin cần thiết, nhất là về tiến
bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ có hiệu quả cho bà con nông dân nấm bắt, ứng dụng
vào sản xuất và đời sống.
4. Đóng góp của các hoạt động quản lý Nhà nước
về KH&CN:
- Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TĐC)
: 5 năm qua công tác quản lý nhà nước về TĐC có nhiều chuyển biến tích cực. Đã
triển khai thực hiện các luật quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO, như: Luật
tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa...Tiến hành kiểm định hàng ngàn lượt phương
tiện đo, tổ chức hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra (theo kế
hoạch, theo chuyên đề, đột xuất theo chỉ đạo của Bộ KH&CN) về đo lường,
về chất lượng các mặt hàng thiết yếu,
nhạy cảm như: xăng dầu, an toàn bức xạ, đồ chơi trẻ em, mũ
bảo hiểm, đồ điện, điện tử, phân bón,
sắt thép, hàng đóng gói sẵn...kịp thời phát hiện, xử lý những
trường hợp vi phạm, góp phần bảo vệ sản xuất và quyền lợi chính đáng của người
tiêu dùng. Thử nghiệm mẫu các loại thuộc lĩnh vực hoá - sinh và cơ lý vật liệu
xây dựng, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, nhất là về lĩnh vực xây dựng giao thông, thủy điện...trên địa
bàn.
- Hoạt động thông tin KH&CN được chú trọng, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận
thức, hiểu biết của các doanh nghiệp và quan chúng nhân dân về vai trò của
KH&CN. Các thành tựu về KH&CN đã được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến
các doanh nghiệp, hộ sản xuất để nghiên cứu, ứng dụng.
- An toàn bức xạ hạt nhân; sở hữu trí
tuệ: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở X quang y tế trên địa bàn; thực
hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định
về hoạt động bức xạ, chưa có trường hợp nào để xảy ra sự cố ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người và môi trường. Tuyên
truyền cho các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường; triển khai Dự
án xác lập quyền chỉ dẫn địa lý “Sâm Ngọc Linh ” cho sản phẩm sâm củ của 2 tỉnh
Kon Tum và Quảng Nam thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển
tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, nhằm góp phần bảo tồn, phát triển loại dược
liệu quý hiếm của Việt Nam và thế giới xác định là cây hàng hóa chủ lực, có lợi
thế cạnh tranh cao trong quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới.
5. Về đầu tư cho KH&CN:
Đầu tư cho KH&CN bình quân giai
đoạn 2004-2011 chiếm 8,3% tổng chi cân đối ngân sách của địa phương, năm cao nhất
(2008) đạt 1,3%, năm thấp nhất (2011) chỉ đạt
0,4% (Xem bảng dưới). Nguồn kinh phí trên cơ
bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động quản lý và triển khai các đề tài, dự án
nghiên cứu, ứng dụng KH&CN hàng năm; nguồn kinh phí trên chưa kể kinh phí đầu
tư mua sắm các trang thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động quản lý, dịch vụ, ứng
dụng khoa học kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị, nhất là lĩnh vực nông nghiệp,
công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, truyền thông ...
Bảng tổng
hợp kinh phí đầu tư cho KH&CN các năm
Đơn vị:
triệu đồng.
Năm
|
Tổng
chi cân đối ngân sách địa phương hàng năm
|
Tổng
chi ngành KH&CN hàng năm
|
Trong
đó
|
Tỷ lệ
% so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương
|
Chi
sự nghiệp KH&CN
|
Chi
đầu tư phát triển cho KH&CN
|
2004
|
856.959
|
5.550
|
5.050
|
500
|
0,65
|
2005
|
943.357
|
9.050
|
5.550
|
3.500
|
0,96
|
2006
|
1.250.116
|
9.920
|
6.530
|
3.390
|
0,79
|
2007
|
876.694
|
8.680
|
7.180
|
1.500
|
0,99
|
2008
|
983.359
|
12.810
|
7.916
|
4.894
|
1,30
|
2009
|
1.174.415
|
12.209
|
7.552
|
3.899
|
1,04
|
2010
|
2.491.444
|
12.336
|
8.336
|
4.000
|
0,50
|
2011
|
3.158.630
|
11.530
|
11.530
|
|
0,40
|
Tổng cộng
|
11.734.974
|
82.085
|
59.644
|
21.683
|
0,83
|
Nguồn:
Sở Tài chính
6. Tạo dựng thị trường KH&CN:
Thị trường KH&CN của tỉnh còn yếu,
đến nay một số yếu tố cơ bản của thị trường (sản phẩm KH&CN, các tổ chức
hoạt động ứng dụng, chuyển giao kết quả
KH&CN vào sản xuất và đời sống: nguồn lực
KH&CN; cơ chế, chính sách phát triển KH&CN....) từng bước được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
KH&CN phát triển, nâng dần chất lượng và hiệu quả nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao thành quả KH&CN phục vụ phát triển KT-XH trên địa
bàn.
II. Những khuyết
điểm, yếu kém và nguyên nhân:
1. Những khuyết điểm, yếu kém:
- Một số mục tiêu đề ra của Đề án
KH&CN giai đoạn 2004-2010 chưa thực hiện được (Diện tích lúa lai chỉ chiếm
15% so với mục tiêu đề án đề ta là từ 50- 60%: phục vụ cơ giới hóa
nông nghiệp; đổi mới CN của các doanh nghiệp; phát triển
các nguồn lực KH&CN...).
- Hiệu quả của một số đề tài nghiên cứu
KH&CN chưa cao, việc nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây
dựng hoạch định đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh còn hạn
chế. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được nghiên cứu, chưa cung cấp đủ cơ sở
khoa học để có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm giải quyết căn cơ, vững chắc.
- Việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống chưa nhiều, chỉ mới tập trung ở một số một
lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp; công nghệ thông tin. Công nghệ cao, công
nghệ sinh học chưa phát triển, việc ứng dụng còn rất hạn chế. Hiệu quả ứng dụng,
sử dụng công nghệ của một bộ phận cơ quan, doanh nghiệp và người dân còn thấp,
gây lãng phí (máy móc, phương tiện chưa sử dụng kết công suất,
tính năng…). Sự gắn kết
các hoạt động KH&CN với nhu cầu và hoạt động các ngành còn thiếu chặt chẽ,
đồng bộ; KH&CN chưa thật sự trở thành động lực để
các ngành, các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư nghiên cứu, ứng dụng.
Tổng kết thực tiễn ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
sau nghiên cứu chưa được chú trọng đúng mức.
- Trình độ và tiềm lực KH&CN của
tỉnh hiện còn thấp. Đội ngũ cán bộ hoạt động nghiên cứu còn ít, chưa có chuyên gia
đầu ngành ở các lĩnh vực; số cơ sở nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ ít. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN còn thiếu, chưa đồng bộ. Kiểm soát, giám định
công nghệ trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; thống kê, đánh giá trình độ công nghệ
chưa tiến hành nề nếp.
- Thị trường KH&CN chậm phát triển,
chưa tạo được môi trường kích thích cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
KH&CN vào sản xuất và đời sống.
- Hầu hết các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có bộ phận nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, khả năng đầu tư
cho KH&CN còn hạn chế. Trình độ công nghệ của phần lớn doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh đã lạc hậu, một số ít doanh nghiệp ở mức trung bình
tiên tiến, năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp, tính cạnh tranh kém.
2. Nguyên nhân:
- Xuất phát điểm về kinh tế của tỉnh
còn thấp. Trình độ dân trí chưa cao, do đó việc đưa các tiến bộ KH&CN vào sản
xuất nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp còn khó khăn, trở ngại.
- Cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động
KH&CN có mặt chậm được đổi mới. Cấp
huyện hiện nay không có cơ quan chuyên môn độc lập về lĩnh vực KH&CN để
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về hoạt động KH&CN;
nhất là trong việc chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống.
- Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu
để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là ở
cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, vai trò của KH&CN đối với sản
xuất và đời sống, còn xem nhiệm vụ này là của cấp trên, của các cơ quan nghiên
cứu. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo công tác KH&CN của một số cấp ủy Đảng và
chính quyền chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực tham mưu, hướng dẫn, triển khai
thực hiện của cơ quan tham mưu về KH&CN còn hạn chế.
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
đãi ngộ cán bộ trí thức về KH&CN chưa được chú trọng đúng mức, thiếu các
chính sách khuyến khích những người có tài năng vào lĩnh vực KH&CN.
- Đầu tư cho KH&CN của tỉnh, của
các doanh nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu, nhất là đầu tư tăng cường tiềm lực
KH&CN.
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ KH&CN CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2012-2016
I. Phương hướng
phát triển KH&CN giai đoạn 2012-2016:
1. Phương hướng chung;
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng và chuyển
giao công nghệ phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Kon Tum. Ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn (trước hết là giống,
CN sau thu hoạch, chế biến, bảo quản); các nhiệm vụ
phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng rộng rãi ở các lĩnh vực; tập trung tổng
kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc
xây dựng chủ trương, chính sách phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực
KH&CN, trong đó đặc biệt chú trọng quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ
KH&CN (cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu...) để đủ sức nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao các thành tựu KH&CN tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tiễn của
địa phương, nhằm đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình CNH, HĐH của tỉnh, nhất là
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
2. Phương hướng phát triển đối với các lĩnh vực chủ yếu:
2.1. Lĩnh vực xã hội và nhân văn:
- Chú trọng tổng kết thực tiễn, phát
triển lý luận làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát
triển nền kinh tế và trên từng lĩnh vực, nhằm thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến 2025.
- Quan tâm điều tra, phân tích một số
vấn đề xã hội (dân tộc, tôn giáo...); mối quan hệ
giữa văn hóa truyền thống và hiện đại (văn học dân gian, ngôn ngữ
các dân tộc, thiết chế văn hóa...); vấn đề đói, nghèo;
mâu thuẫn xã hội trong quá trình phát triển...., làm cơ sở xây dựng các chủ
trương, chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an sinh
xã hội.
2.2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các
giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế
đã được khảo nghiệm đưa vào sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, phục vụ nhu cầu
phát triển công nghiệp chế biến, ưu tiên đầu tư cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Tiếp tục khảo nghiệm, xác định thêm một số giống cây trồng,
vật nuôi có giá trị phù hợp với đặc điểm sinh thái, khí hậu
của các tiểu vùng, phục vụ đẩy nhanh
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, mở ra ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút
thêm lao động, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của lao động nông nghiệp.
- Phục vụ quy hoạch, phát triển các
vùng nguyên liệu, gắn với chế biến (cao su, cà phê, nguyên liệu giấy, rau, hoa xứ lạnh, cả nước ngọt...). Phấn đấu đến 2015 hình thành một vài trung tâm sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao có qui mô hợp lý ở những địa bàn có điều kiện
để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị KT cao, có thị trường tiêu
thụ lớn (rau, hoa xứ lạnh; sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu quí hiếm; cá đặc sản...).
- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
các tiến bộ KH&CN, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sạch, cơ giới hóa
một số khâu sản xuất..., gắn với thâm canh, nhằm tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi; nâng cao hiệu quả kinh tế trên 01 ha canh tác, trước hết là đối với một số
cây công nghiệp hàng hóa có giá trị
cao như cao su, cà phê, mía; một số cây lương thực, thực
phẩm có lợi thế như ngô, sắn...
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp, mô
hình xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của tùng vùng.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình
độ, năng lực của ngũ cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp,
nông thôn và nông dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khóa X.
2.3. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ:
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ, khuyến khích
các cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, lựa chọn công
nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến, hiện đại theo lộ trình đã xác định, tập
trung trước hết vào các lĩnh vực có thể mạnh như chế biến nông - lâm - thủy sản;
khoáng sản; sản xuất vật liệu không nung, vật liệu nhẹ..., phục vụ nhu cầu của
tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu và mở đường cho việc xây
dựng và phát triển các ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ mới về công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, nhằm phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu GDP theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung triển khai thực hiện tốt quy hoạch các ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên của tỉnh; quy hoạch
phát triển ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc
anh em.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến
vào lĩnh vực xây dựng; giao thông - vận tải; khai thác và chế biến khoáng sản,
nhằm đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường.
- Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ sử dụng ít nguyên liệu, công nghệ tái chế; xử lý chất thải (y tế, sinh hoạt, sản xuất); năng lượng sạch (năng
lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học...), nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường,
sinh thái.
- Nghiên cứu quy hoạch, phát triển
các cụm, điểm du lịch, nhất là du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng...;
phát triển thương mại, dịch vụ ở vùng sâu, vùng xa.
- Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, chuyển
giao, ứng dụng công nghệ thông tin (GIS, Công nghệ số, internet....) vào
quản lý, sản xuất kinh doanh và đời sống.
- Đẩy mạnh việc áp ứng dụng công nghệ
sản xuất sạch đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất
tập trung ở các khu, cụm công nghiệp.
2.4. Lĩnh vực Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Văn hóa:
- Lựa chọn đầu tư ứng dụng một số
công nghệ cao, kỹ thuật mới tiên tiến nhằm nâng cao chất
lượng khám, điều trị bệnh, tập trung trước hết ở các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.
- Tiếp tục nghiên cứu các mô hình, giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học.
- Chú trọng hơn nữa việc nghiên cứu,
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; truyền thống cách mạng của tỉnh.
2.5. Lĩnh vực điều tra cơ bản: Tiếp tục điều tra có hệ thống tài nguyên (đất, rừng, nước, khoáng sản...) phục vụ quy hoạch và
sử dụng hợp lý, có hiệu quả theo hướng bền vững.
2.6. Lĩnh vực xây dựng Hệ thống chính trị: Tập
trung nghiên cứu tổng kết thực tiễn, xây dựng các mô hình,
nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức
Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền,
chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu mới.
2.7. Lĩnh vực an ninh, quốc phòng:
- Tập trung nghiên cứu các giải pháp
xử lý có hiệu quả một số vấn đề có nguy cơ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là các giải pháp
chỉ đạo xử lý trong diễn tập vận hành cơ chế theo Nghị quyết 28/NQ-BCT của Bộ
chính trị.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ mô phỏng trong huấn luyện quân sự (mô phỏng bắn; huấn luyện lái tàu sông, ô tô; bản đồ số...), nhằm nâng
cao hiệu quả công tác chỉ huy, chất lượng huấn luyện, đào tạo trong quân đội
trong các đơn vị chủ lực của tỉnh.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu tổng quát:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về
KH&CN; xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN; từng
bước hình thành và phát triển đồng bộ thị trường KH&CN, bảo đảm KH&CN
hoạt động có chất lượng, phục vụ có hiệu quả phát triển KT-XH, giữ vững an ninh
quốc phòng, củng cố và nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ
điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; quy hoạch phát triển KT-XH; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo ra những ngành nghề mới, sản phẩm, dịch
vụ mới phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ thích hợp vào sản xuất, hình thành những vùng sản xuất nông
sản hàng hóa tập trung, phục vụ nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến
nông, lâm sản, nhất là ngành kinh tế chủ lực và sản phẩm mũi nhọn, có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhằm nâng cao giá trị
gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Góp phần chủ yếu trong việc quản
lý, sử dụng tài nguyên hợp lý; ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ, cải thiện môi trường; giải quyết một số vấn
đề bức xúc của xã hội (phân hóa giàu nghèo, chênh lệch
mức sống giữa các vùng; vấn đề dân tộc, tôn giáo...); củng cố, nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH
nhanh và bền vững.
- Nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh
để đủ sức làm chủ công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ phục vụ có hiệu quả sản xuất và đời sống.
- Hàng năm bố trí khoảng 50% ĐTDA
nghiên cứu trực tiếp phục vụ các dự án kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, công nghiệp, các sản phần mũi nhọn của tỉnh; 25% cho lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn; 25% cho các lĩnh vực khác (Điều tra tài nguyên; công nghệ
thông tin ...).
III. Các nhiệm vụ
(chương trình) KH&CN chủ yếu:
1. Chương trình KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệp
nông thôn:
* Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
* Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ và các đơn vị liên quan.
a. Mục tiêu: Tiếp tục khảo nghiệm, tuyển chọn và ứng dụng các thành tựu KH&CN,
nhất là công nghệ sinh học để nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt để tăng sản lượng bảo đảm
lương thực tại chỗ, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến. Phấn đấu
đưa năng suất số cây trồng, vật nuôi chủ yếu tăng từ 15-30% so với hiện nay vào
năm 2015.
b. Nội dung và giải pháp:
- Tiếp tục khảo
nghiệm, lựa chọn các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
nguyên liệu giấy, cây rừng, dược liệu quí hiếm (Sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm...) có giá trị kinh tế cao, phù hợp
các tiểu vùng sinh thái đưa vào sản xuất.
- Ứng dụng các
tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, kỹ thuật chăn nuôi để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đàn gia súc (bò, heo, dê..), gia cầm (gà,
vịt), các loại thủy sản, nhất là cá đặc sản (cá tầm,
cá hồi...) để tạo sản
phẩm hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến.
- Xây dựng mô hình ứng dụng máy móc,
thiết bị cơ giới hoá một số khâu sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng Trung tâm thực nghiệm công
nghệ sinh học để ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học nhân
nhanh và khảo nghiệm các giống cây trồng có giá trị cao, phù hợp với điều kiện
sinh thái của từng vùng phục vụ sản xuất. Hình thành các cơ sở sản xuất hạt giống
ngô lai, lúa lai, giống gia súc, gia cầm, thủy sản để có thể tự cung cấp giống
chất lượng cao phục vụ sản xuất trên địa bàn.
- Tiếp tục nhân rộng các mô hình ứng
dụng các chế phẩm sinh học (thuốc trừ sâu sinh học, chất kích thích sinh trưởng, phát triển,.. ); quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng (rau,
ngô, lúa); quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp (ICM) trên cây lúa; sản xuất rau quả an toàn
VIETGAP (thực hành nông nghiệp tốt); canh tác bền vững trên đất dốc; quản
lý rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng,...trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng
năng suất cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường.
- Nhân rộng công nghệ lọc áp lực đối
với các công trình nước tự chảy phục vụ nhu cầu nước sạch sinh hoạt ở nông
thôn.
- Nghiên cứu quy hoạch cải tạo rừng
nghèo kiệt chuyển sang trồng rừng.
- Nghiên cứu phát triển ngành nghề ở
khu vực nông thôn, các nghề thủ công truyền thống, các cơ sở chế biến vừa và nhỏ,
các hình thức dịch vụ ở nông thôn để thu hút nhiều lao động, tạo được nhiêu
công ăn việc làm.
- Quy hoạch một vài trung tâm sản xuất
ứng dụng công nghệ cao (nông nghiệp, công nghiệp) có qui mô hợp lý ở những
địa bàn có điều kiện để sản xuất một
số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn.
- Hình thành một số xí nghiệp nhỏ hoặc
các hợp tác xã ở vùng nông thôn thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn từ
khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt
các chính sách hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất cho nông dân
và chính sách hỗ trợ KH&CN nhằm giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15-10-2010
của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chương trình KH&CN phục vụ phát triển công nghiệp - dịch vụ:
* Cơ quan chủ trì: Sở Công thương.
* Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và
Công nghệ và các đơn vị liên quan.
a. Mục tiêu: Góp phần thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển ngành công thương
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025. Trọng
tâm là nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp, các ngành nghề
truyền thống phù hợp với lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Đẩy
mạnh chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN, tận dụng mọi khả năng để đổi
mới, cải tiến và tiếp cận công nghệ tiên tiến đối với các cơ sở sản xuất, chế
biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên công nghệ chế biến nông lâm súc sản; khai khoáng; thủy điện;
giao thông- vận tải... để nâng cao năng suất, chất lượng
hiệu quả sản xuất công nghiệp và tạo mặt hàng mới cho tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Nội dung và giải pháp:
- Tiếp tục điều tra, bổ sung quy hoạch
khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là một số khoáng sản có trữ lượng và chất
lượng tốt, có nhu cầu thị trường để kêu gọi đầu tư khai thác.
- Nghiên cứu xây dựng các đề án, dự
án và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực
thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất
vật liệu xây dựng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu chương
trình khuyến công, tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí, dụng cụ
sản xuất nông nghiệp ở nông thôn; phát triển các ngành nghề truyền thống...
- Ứng dụng thủy điện nhỏ và điện mặt
trời (tại các khu vực không có khả năng phát triển điện lưới, thủy điện)
phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
- Nâng cao năng lực thẩm định công
nghệ đối với các dự án đầu tư; xây dựng cơ chế bắt buộc những dự án đầu tư mới
phải sử dụng công nghệ tiên tiến.
3. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công
nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
* Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và
Công nghệ.
* Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan.
a. Mục tiêu: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý để tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, bảo đảm cạnh tranh trong
xu thế hội nhập. Ưu tiên doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công
nghệ tạo ra sản phẩm mới có giá trị và có lợi thế cạnh tranh. Phấn đấu hàng năm
có khoảng 10-15% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
có đổi mới, cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh
doanh.
b. Nội dung và giải pháp:
- Nghiên cứu bổ sung và tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hỗ trợ Khoa học - Công
nghệ đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 119/1999/NĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai thực hiện tốt Chương
trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Xây dựng và thực hiện có hiệu Chương trình nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh đến năm 2020, ưu tiên các
sản phẩm chủ lực của tỉnh.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh
nghiệp trên địa bàn thành lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của
các doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học,
cải tiến, đổi mới công nghệ. Tranh thủ sự hỗ trợ của Quỹ đổi
mới công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia trong việc
thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ đối
với các doanh nghiệp trên địa bàn.
4. Chương trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN:
* Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Ban Tổ
chức Tỉnh ủy
* Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các Sở,
ngành liên quan
a. Mục tiêu: Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b. Nội
dung và giải pháp:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và Đề án Quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh Kon Tum từ nay đến năm 2020, đáp ứng
yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương” (ban hành kèm theo Quyết định số
33/2010/QĐ-UBND ngày 23-8-2010 của UBND tỉnh).
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút
nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chuyên
gia đầu ngành ở các lĩnh vực chủ yếu và then chốt.
- Đẩy mạnh việc phổ cập các tri thức khoa
học kỹ thuật phổ thông cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật
tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến nông,
lâm, thủy sản, nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng các sản phẩm trong các
nghề truyền thông.
- Hỗ trợ tổ chức tham quan, học tập
các mô hình quản lý, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong và ngoài nước.
5. Chương trình phát triển công nghệ thông tin (CNTT):
* Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và
Truyền thông.
* Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban,
ngành liên quan UBND các huyện, thành phố.
a. Mục tiêu: Phát triển CNTT của tỉnh đạt trình độ khá của cả nước, ứng dụng rộng
rãi CNTT trong mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các dịch
vụ xã hội và đời sống của nhân dân.
b. Nội dung và giải pháp:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Kon Tum đến 2010, định hướng đến 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định
số 75/QĐ-UBND ngây 20-01-2009 của UBND tỉnh Kon Tum).
6. Chương trình phát triển công nghệ sinh học (CNSH):
* Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và
Công nghệ.
* Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành
liên quan và UBND các huyện, thành phố.
a. Mục tiêu: Tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu CNSH hiện đại ở
một số lĩnh quan trọng như: nông nghiệp, công nghiệp, y dược, môi
trường..., nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thực phẩm, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường; nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
dân; làm tốt công tác bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường...
b. Nội dung và giải pháp:
- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất -
kỹ thuật (Trung tâm công nghệ sinh học, các cơ sở trạm trại nhân giống và thử nghiệm); đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ
thuật cho các phòng thí nghiệm, kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu của
CNSH.
- Nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng kỹ
thuật nuôi cấy mô ở cây trồng, chuyển gen và thụ tinh nhân tạo, cấy phôi, cấy hợp
tử...ở đại gia súc, nhằm nhân nhanh một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phục vụ chuyển đổi căn
bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong bảo tồn đa dạng sinh học. Sử dụng các chế phẩm sinh học
trong sản xuất, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và chế biến, bảo quản nông sản, thực
phẩm.
- Ứng dụng CNSH tiên tiến trong chẩn
đoán, điều trị bệnh, trong y tế dự phòng và trong điều chế dược liệu; sử dụng rộng
rãi các chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường (chất thải, nước thải...).
7. Chương trình đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động
KH&CN:
* Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
* Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Tài chính.
a. Mục tiêu: Trung tâm ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ và Trung tâm Kỹ
thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được đầu tư xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà
xưởng, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm và các trang thiết
bị kỹ thuật tối thiểu để hoạt động.
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng đủ năng lực kiểm định được tối thiểu 40% phương tiện đo thông dụng
thuộc Danh mục kiểm định trên địa bàn tỉnh, thành phố; có khả năng thử nghiệm
được các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ KH&CN ban hành và được
công nhận đủ năng lực phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước. Tối thiểu 60% cán bộ quản
lý, kỹ thuật viên có trình độ đại học trở lên; 100% cán bộ quản lý, kỹ thuật
viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực có
liên quan (Theo mục tiêu giai đoạn 2011-2015
của Đề án nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng
tiến bộ KH&CN, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số
317/QĐ-TTg, ngày 15- 3-2012 của Thủ tướng Chính phủ).
b. Nội dung và giải pháp:
- Xây dựng và triển khai thực hiện
các dự án đầu tư mới trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm và
các trang thiết bị kỹ thuật.
- Xây dựng và triển khai thực hiện
các dự án đầu tư bổ sung, nâng cấp và cải tạo phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trại
thực nghiệm, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Dự
án kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý, kỹ thuật viên Trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ và trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
IV. Dự kiến kinh
phí thực hiện:
1. Phấn đấu
tăng chi thường xuyên cho KH&CN bảo đảm tăng cao hơn tốc độ tăng chi thường
xuyên chung; ưu tiên ngân sách tối đa để bố trí vốn đầu tư cho các dự án
KH&CN; dự kiến nhu cầu kinh phí giai đoạn 2012-2016 bình quân 30 tỷ đồng/năm (3)
2. Đối với
kinh phí để thực hiện các chương trình ưu tiên của Kế hoạch này về lĩnh vực
nông nghiệp và công nghiệp nông thôn; về lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch
vụ; về đào tạo nhân lực KH&CN; về CNTT và truyền thông
được cân đối thông qua các chương trình, mục tiêu; các quy hoạch, đề án của từng
lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt.
V. Các giải pháp
chủ yếu:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động Khoa học và Công nghệ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các các cấp, các ngành, doanh nghiệp và quần
chúng nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí của KH&CN, thường
xuyên phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng lựa
chọn, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án KH&CN, bảo đảm có trọng
tâm, trọng điểm, đúng định hướng, tập trung cho những vấn
đề lớn và mới, cấp thiết và sát với thực tế của địa
phương, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực
KH&CN của tỉnh; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các tổ chức KH&CN hiện có.
- Triển khai thực hiện tốt cơ chế,
chính sách sử dụng cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài của Chính phủ, nhằm
thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học giỏi đến làm việc hoặc tư vấn để
giúp tỉnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu
KH&CN tiên tiến vào những ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực mà tỉnh
có tiềm năng để tạo bước đột phá trong việc nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập tổ chức KH&CN; doanh
nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các vùng kinh tế động lực, nhằm
phát triển thị trường KHCN, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và
đời sống; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất.
- Làm tốt công tác
thẩm định, giám định, đánh giá công nghệ trên địa bàn tỉnh,
nhất là các dự án đầu tư quy mô lớn, quan trọng.
- Thực hiện tốt hệ thống đánh giá kết
quả, hiệu quả hoạt động KH&CN, nhất là hiệu quả của các đề tài, dự án
nghiên cứu, làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư đối với KH&CN sau khi Trung
ương ban hành.
VI. Tổ chức thực
hiện:
- Các cấp, các ngành triển khai xây dựng
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương, đơn
vị phải gắn liền các mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN.
- Hội đồng KH&CN tỉnh: Trên cơ sở
những định hướng của Kế hoạch này, thực hiện chức năng, nhiệm vụ tư vấn cho
UBND tỉnh xác định nhiệm vụ KH&CN theo quy định.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí KH&CN hàng năm, bảo
đảm thực hiện các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ đề ra.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối
hợp Sở KH&CN, các ngành liên quan đề xuất, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh
quyết định các dự án đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN phù hợp với quy hoạch
và định hướng phát triển KT-XH, phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến 2020.
- Các cơ quan chủ trì thực hiện các
chương trình KH&CN ưu tiên của Kế hoạch này có trách nhiệm phối hợp với các
đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 5 năm và tùng năm, bảo
đảm các chương trình được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, tạo động lực thúc
đẩy các hoạt động KH&CN chung của tỉnh.
- Các Sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố thành lập Hội đồng KH&CN của cơ quan, địa phương mình để tham mưu
cho cấp mình về hoạt động KH&CN và đề xuất UBND tỉnh xác định nhiệm vụ
KH&CN, lựa chọn công nghệ ứng dụng đối với ngành, địa phương nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát triển KT-XH của ngành, địa phương.
- Sở Khoa học và Công nghệ:
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa
phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo định kỳ (6 tháng,
1 năm) về UBND tỉnh kết quả thực hiện, kịp thời đề xuất bổ sung, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch này. Tăng cường công tác
quản lý các hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật.
+ Giúp Hội đồng KH&CN tỉnh thực
hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng nêu tại Điểm 2 nói trên.
+ Làm tốt công tác quản lý, kiểm tra,
giám sát thực hiện các đề tài, dự án KH&CN theo phân cấp, ủy quyền của UBND
tỉnh.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2004-2011
I. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN NĂM 2011
TT
|
Tên đề tài/dự án
|
Lĩnh
vực Nông nghiệp & phát triển nông thôn
|
1
|
Nghiên cứu tuyển chọn các giống cao
su có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn, cho năng suất mủ cao, chất lượng tốt,
phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng ở địa bàn tỉnh Kon Tum, trên cơ sở
những giống cao su hiện có.
|
2
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen cây ngắn ngày trong vườn cây cao su
thời kỳ kiến thiết cơ bản ở tỉnh Kon Tum.
|
3
|
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá Lăng (Hemibagrus) thương phẩm bằng hình thức nuôi ao và lồng ở Kon Tum
|
4
|
Xây dựng mô hình trồng rừng thử nghiệm một số giống cây rừng (Nem ấn độ, Trám trắng, cáng lò) trên các
vùng sinh thái tỉnh Kon Tum
|
5
|
Xây dựng mô hình cải tạo vườn cà
phê kém hiệu quả bằng phương pháp ghép chồi
|
6
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học để điều
chỉnh, bổ sung quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2020 ở
tỉnh Kon Tum
|
7
|
Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây mây nếp xuất khẩu nhằm phát triển nghề rừng, tăng thu nhập kinh tế hộ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
xã Đăk Trăm, Văn Lem huyện Đăk Tô
|
8
|
Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây trồng ngắn ngày, sản xuất có hiệu quả
trên diện tích đất bán ngập ở khu vực lòng hồ thủy điện
IaLy và Plei Krong của huyện Sa Thầy
|
9
|
Nghiên cứu thực trạng và nguy cơ lũ
lụt, sạt lở đất tỉnh Kon Tum; các giải pháp phòng, chống nhằm giảm thiếu thiệt hại do
lũ lụt, sạt lở đất gây ra để phát triển bền vững về kinh
tế - xã hội - môi trường tỉnh Kon Tum
|
10
|
Nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa
nước sản xuất phù hợp với tùng vùng sinh thái chính của tỉnh Kon Tum
|
11
|
Nghiên cứu tuyển chọn các giống mía
có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt, thích hợp
trên từng chân đất ở tỉnh Kon Tum
|
13
|
Nghiên cứu ứng dụng sản xuất các chế
phẩm sinh học phục vụ sản xuất phần hữu cơ vi sinh & xử lý môi trường
trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
14
|
Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học
phòng trừ ruồi đục quả trên rau quả ở địa bàn thành phố
Kon Tum.
|
15
|
Nghiên cứu tuyển chọn một số giống
lúa nước ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho vùng bán ngập lòng
hồ thủy điện Yaly và Plei Kroong.
|
16
|
Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa lai năng suất cao, chất lượng tốt cho một số
vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
17
|
Nghiên cứu cải tạo độ phi đất thoái
hóa bằng biện pháp trồng các giống
có phục vụ chăn nuôi tại một số khu
vực trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
18
|
Nghiên cứu mở
rộng mô hình sản xuất một số loài rau, hoa đã nghiên cứu và tuyển chọn thêm một
số đôi lượng mới có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện
sinh thái tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
|
Lĩnh
vực Khoa học xã hội và nhân văn
|
1
|
Trẻ em vi phạm pháp luật trên địa
bàn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác phòng ngừa đấu tranh.
|
2
|
Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên tiểu học và mầm non tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2015 đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
|
3
|
Giải pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên
địa bàn Tỉnh Kon Tum
|
4
|
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh Kon
Tum
|
5
|
Nghiên cứu vai trò của tổ chức Yao
phu và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động
của đạo Thiên chúa giáo trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
6
|
Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát
triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh Kon Tum giai đoạn
2011 – 2020
|
7
|
Nghiên cứu xây dựng các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2011-2020
|
8
|
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn
2011-2020
|
9
|
Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành,
tên gọi, địa bàn cư trú các Làng của 6 dân tộc bản địa trên địa bàn tỉnh Kon
Tum
|
Lĩnh
vực điều tra tài nguyên
|
1
|
Điều tra đánh
giá triển vọng Puzolan tỉnh Kon Tum
và định hướng chế biến sử dụng (giai đoạn 2).
|
2
|
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dải
khoáng hóa Au-Cu-Mo ở Sa Thầy - Đăk Tô để phục vụ cho việc quy hoạch, đầu tư
khai thác khoáng sản hợp lý tỉnh Kon Tum.
|
3
|
Đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục
vụ khai thác sử dụng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị trấn ĐăkTô,
tỉnh Kon Tum
|
Lĩnh
vực Y dược
|
1
|
Xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế ngũ vị tử Ngọc Linh
|
2
|
Nghiên cứu xác định phương pháp
nhân giống và trồng cây Sâm dây (Đảng sâm- Codonopsis
sp)
|
II. DỰ ÁN NÔNG THÔN MIỀN NÚI ĐANG THỰC HIỆN NĂM 2011
TT
|
Tên
đề tài/dự án
|
1
|
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Tê Xăng huyện Tu
Mơ Rông tỉnh Kon Tum
|
2
|
Ứng dụng tiến bộ kinh tế xã hội xây
dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây cà chua ghép tại
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
|
III. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU
TT
|
Tên
đề tài/dự án
|
Lĩnh
vực Nông nghiệp & phát triển nông thôn
|
1
|
Xây dựng bản đồ sâu bệnh hại cây trồng ở địa bàn tỉnh Kon Tum
|
2
|
Điều tra phân loại, qui hoạch trồng và sử dụng các loài cây thuốc tại thành phố Kon Tum
|
3
|
Dự án cải tạo đàn bò (Huyện Đăk Hà, tại các đơn vị BCH Quân sự tỉnh, Thành phố Kon Tum)
|
4
|
Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ
kinh tế xã hội trong nông nghiệp góp phần phát triển
kinh tế-xã hội cho đồng bào xã Đăk Ruông, huyện KonPlong, tỉnh KonPlong.
|
5
|
Ứng dụng tiến bộ sản kỹ thuật xây dựng
mô hình sản xuất giống lúa DR2 và thâm canh lúa DR2 trong sản xuất tại các địa
phương vùng Đông trường Sơn tỉnh Kon Tum
|
6
|
Xây dựng mô hình trồng rau, hoa tại các xã đông Trường Sơn, huyện Kon Plông
|
7
|
Chuyển giao kỹ
thuật nuôi ong cho đồng bào dân tộc
|
8
|
Nghiên cứu các giải pháp khoa học -
công nghệ nhằm phát triển sản xuất cây điều theo hướng sản xuất hàng hóa tại
tỉnh Kon Tum
|
9
|
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Sa Thầy, huyện
Kon Rẫy và thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
|
10
|
Nghiên cứu xác định các giống đậu đỗ
thích nghi với một số tiểu vùng sinh thái tỉnh Kon Tum
|
11
|
Tuyển chọn giống lúa cạn, lúa chịu
hạn cho các vùng trồng lúa tỉnh Kon Tum
|
12
|
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, KonPlong và huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum
|
13
|
Xây dựng quy
trình kỹ thuật thâm canh cây lúa nước theo xu hướng 3 giảm (giống, phân bón, thuốc trừ sâu) để giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu
quả kinh tế tại các xã Diên Bình, Kon Đào và Thị Trấn
Đăk Tô.
|
14
|
Xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc.
|
15
|
Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến
bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường
xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum.
|
16
|
Xây dựng mô hình năng suất xanh tại
xã Đăk Ring, huyện Kon Plong
|
17
|
Nghiên cứu cơ sở khoa học để điều
chỉnh bổ sung quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật
nuôi đến năm 2020
|
18
|
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ
ủ thức ăn cho chăn nuôi gia súc hộ gia đình và trang trại nhỏ ở Tỉnh Kon Tum
|
19
|
Khảo nghiệm sản xuất giống cà chua
ghép và xây dựng mô hình trồng cà chua ghép trái vụ trên địa bàn thị xã Kon Tum.
|
20
|
Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Yaxier, huyện
Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum.
|
21
|
Tuyển chọn,
nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng
vườn sản xuất giống một số loại phong lan và địa lan có
giá trị phục vụ sản xuất hàng hóa kết hợp phát triển du lịch sinh thái tại
huyện KonPlong tỉnh Kon Tum
|
22
|
Nghiên cứu nuôi cá Hồi tại huyện
KonPlong, tỉnh Kon Tum
|
23
|
Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng mô
hình trồng một số chủng loại cây dây leo có củ chất lượng
có khả năng canh tác hiệu quả trên vùng đất ở một số huyện
của Tỉnh Kon Tum
|
24
|
Xây dựng mô
hình ứng dụng kỹ thuật trồng nấm ăn đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số tại một số làng ở tỉnh Kon Tum.
|
25
|
Xây dựng mô hình thử nghiệm chăn nuôi ếch Thái Lan nhằm tăng thu nhập trong kinh tế hộ.
|
26
|
Xây dựng mô
hình nuôi cá lóc bông trong lồng tại
khu vực lòng hồ thủy điện Yaly và một số hồ chứa thủy lợi
|
27
|
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển và đặc tính chịu hạn của một số tổ hợp ngô lai phục vụ sản xuất cho một số vùng trồng
ngô chính tại tỉnh Kon Tum
|
Lĩnh
vực Khoa học xã hội và nhân văn
|
1
|
Khảo sát, nghiên cứu, đo đạc chỉ số
phát triển con người (chỉ số HDI) của tỉnh năm 2004
và kết quả thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ
|
2
|
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Sở KH&CN tỉnh Kon Tum.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Sở KH&CN tỉnh Kon Tum.
|
3
|
Lộ trình phát triển sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum khi Việt Nam gia
nhập WTO và thực hiện AFTA.
|
4
|
Nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở
Kon Tum
|
5
|
Nghiên cứu, xây dựng mô hình Trung
tâm học tập cộng đồng thích hợp với từng vùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
6
|
Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Kon Tum
|
7
|
Nghiên cứu xây dựng định hướng chiến
lược phát triển bền vững tỉnh Kon Tum đến năm 2020.
|
8
|
Nghiên cứu giải pháp khắc phục trở
ngại về tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum
|
9
|
Lịch sử Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông
giai đoạn 1930 - 1975 và giai đoạn 1975 - 2005
|
10
|
Biên niên sự kiện lịch sử tỉnh Kon
Tum
|
11
|
Nghiên cứu hoàn thiện chương trình,
tài liệu tập nói tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
|
12
|
Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum
|
13
|
Trẻ em vi phạm pháp luật trên địa
bàn tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa, đấu tranh
|
14
|
Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên tiểu học và mầm non tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 - 2015 đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
|
15
|
Giải pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
16
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
|
Lĩnh
vực điều tra tai nguyên khoáng sản và tài nguyên
nước
|
1
|
Đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục
vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị trấn Pleicần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum năm 2003-2010.
|
2
|
Điều tra khảo sát bức xạ trên địa
bàn tỉnh Kon Tum
|
3
|
Đánh giá tiềm năng chất lượng, trữ
lượng và định hướng khai thác, sử dụng đá vôi cacbonat (CaCO3) trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
|
4
|
Đánh giá triển
vọng nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
|
5
|
Đánh giá tiềm
năng nước dưới đất phục vụ cho việc khai thác sử dụng và quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội thị trấn KonPlong.
|
6
|
Đánh giá triển
vọng một số điểm nước khoáng - nước nóng phục vụ cho việc khai thác sử dụng
và du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
|
7
|
Nghiên cứu đánh
giá tiềm năng Đolomit Kon Gô - ĐăkPne, huyện Kon Rầy, tỉnh Kon Tum
|
8
|
Đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục
vụ cho việc khai thác sử dụng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị trấn
Sa Thầy, huyện Sa Thầy
|
9
|
Biên hội bản đồ
địa chất và khoáng sản Tỉnh Kon Tum.
|
10
|
Đánh giá chất lượng, trữ lượng
Điatomit, và khoáng sản đi kèm tỉnh
Kon Tum, đề xuất hướng khai thác, công nghệ chế biến nhằm
phát huy nguồn lợi khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế vùng.
|
11
|
Đánh giá chất lượng, trữ lượng quặng
Mica, khu vực huyện ĐăkTô, tỉnh Kon Tum, đề xuất khai
thác chế biến sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý.
|
12
|
Biên hội bản đồ địa chất và khoáng
sản Tỉnh Kon Tum.
|
13
|
Đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục
vụ khai thác sử dụng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị trấn huyện
lỵ Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
|
14
|
Đánh giá tiềm năng nước dưới đất phục
vụ khai thác sử dụng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
|
15
|
Điều tra đánh giá triển vọng puzolan tỉnh Kon Tum và định hướng chế biến sử dụng
|
16
|
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dải khoáng hoá Au - Cu - Mo ở Sa Thầy- Đăk Tô để phục vụ cho việc quy
hoạch, đầu tư khai thác khoáng sản hợp lý tỉnh Kon Tum
|
Lĩnh
vực khác
|
1
|
Ứng dụng thử nghiệm dung dịch điện
hoạt hóa Anôlít để khử khuẩn trong bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kon Tum.
|
2
|
Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật trồng và
quy hoạch phát triển cây Sâm K5 tại Kon Tum (Panax Vietnamensis)
|
3
|
Nghiên cứu phát triển Ngũ vị tử và
tác dụng bảo vệ tế bào gan
|
4
|
Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường
tỉnh Kon Tum đến 2010
|
5
|
Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải
rắn y tế cho bệnh viện tuyến huyện
|
6
|
Xây dựng mô hình trình diễn công
nghệ lò đốt gạch liên tục kiểu đứng
|
7
|
Xây dựng phần mềm quản lý các đề
tài - dự án khoa học và công nghệ tại tỉnh Kon Tum
|
VI. DỰ ÁN NÔNG THÔN MIỀN NÚI ĐÃ NGHIỆM THU
TT
|
Tên
đề tài/dự án
|
1
|
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại 2 xã Măng Cành và Đăk
Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
|
2
|
Cải tạo đàn bò vàng địa phương bằng
phương pháp truyền tinh nhân tạo
|
3
|
Xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã- hội nòng thôn - miền núi tại
2 xã Đăk Nhoong, Đăk Pek huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
|
4
|
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ
kinh tế xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại
xã Tê Xăng huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum
|
5
|
Xây dựng mô hình chuyển giao ứng dụng
khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông thôn miền núi tại một số xã
thuộc huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum
|
(1)
Nghị quyết đại hội XIII Đảng bộ tỉnh
(2005) tiếp tục khẳng định: "Đẩy mạnh phát triển
giáo dục- đào tạo, KHCN nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội", " Quan tâm
triển khai nghiên cứu, ứng dạng và chuyển giao có
hiệu quả các thành tựu KH, CN phục vụ quản lý, sản xuất và đời sống"; Nghị quyết chuyên đề về phát triển KH&CN của HĐND tỉnh (số 14/2003/NQ-HĐ ngày 28-7-2003); Đề án phát triển KH&CN từ
2004 đến 2010 của UBND tỉnh; Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND, ngày 11- 4- 2008 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
thành tựu khoa học và công nghệ (ban hành kèm theo Quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 của UBND tỉnh); Kế hoạch số 75-KH/TU về thực hiện Kết luận
của BCT (khoá X) về KH&CN; Chỉ thị số 15-CT/TU về đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Gần đây nhất là Văn kiện Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh
xác định: ”Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến trên một số lĩnh
vực; ưu tiên đầu tư cơ sớ vật chất và nguồn lực cho
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ
KH&CN phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông, lâm
nghiệp và bảo vệ môi trường;
(2)
Nguồn Sở Nội vụ và Văn kiện Đại hội
XIV Đảng bộ tỉnh
(3)
Dự kiến mức kinh phí trên là phù hợp,
trong đó chi quản lý hành chính và hoạt động sự
nghiệp KH&CN khoáng 13 tỷ (năm 2011 là 11,530
triệu); còn lại chi đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN cho Trung tăm ứng dụng
khoa học và chuyển giao công nghệ, Trung tâm kỹ thuật
TC-ĐL-CL theo Quyết định số 317/QĐ-TTg, ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.