ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
515/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 17 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY
HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỀ MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2011-2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin
và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
689/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng
thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 –
2015;
Căn cứ Quyết định số
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt
Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông”;
Căn cứ Quyết định số
566/QĐ-UBND ngày 11/09/2007 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển Công
nghệ thông tin tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 68/TTr-STTTT ngày 30 tháng 9 năm
2011.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương chi tiết điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
công nghệ thông tin về mô hình chính phủ điện tử tỉnh Bình Định giai đọan
2011-2015 do Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng (kèm theo Đề cương chi tiết).
Điều 2.
Căn cứ đề cương được phê duyệt, giao Sở Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển
khai xây dựng điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch công nghệ thông tin về mô hình
chính phủ điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 đảm bảo chất lượng, đúng kế
hoạch.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và
Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ,
Công Thương; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Mai Thanh Thắng
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỀ MÔ HÌNH
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh)
Mở đầu
I. Sự cần thiết
điều chỉnh bổ sung Quy hoạch
Quy hoạch phát triển Công nghệ
thông tin tỉnh Bình Định đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số 566/QĐ-UBND ngày 11 tháng 09 năm 2007. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của
Quy hoạch. Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước các năm 2008,
2009, 2010 trình UBND tỉnh và tổ chức triển khai có hiệu quả. Đến năm 2010,
công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực trên địa bàn tỉnh
Bình Định.
Việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động các cơ quan phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh đã
đạt được những kết quả nhất định, nhiều chương tình, dự án CNTT được triển khai
đến các sở, ban, ngành, UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Một số cơ quan
đơn vị bước đầu sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành qua mạng; đã triển
khai mô hình một cửa điện tử phục vụ giao dịch với người dân và doanh nghiệp, dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3 ở một số cơ quan; trang thông tin điện tử phục vụ
chỉ đạo, điều hành ở các sở, ngành, các huyện đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp,
Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của các cơ quan nhà nước
đang tiếp tục đầu tư nâng cấp và hoàn thiện dần.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Quy hoạch phát triển Công nghệ
thông tin tỉnh Bình Định đến năm 2010 chưa chú trọng đến việc xây dựng chính phủ
điện tử, các chương trình, dự án CNTT triển khai còn rời rạc chưa theo một mô
hình thống nhất chung, tổng thế; cơ sở dữ liệu còn phân tán, không đồng bộ,
chưa quy về một mối; hạ tầng CNTT còn thiếu về số lượng, chưa hoàn thiện về chất
lượng; hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chưa
cao, thiếu sự phối hợp, gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng CNTT.
Ngày 27/8/2010 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2011-2015. Chương trình này đã đề ra những mục tiêu nhằm xây dựng và hoàn thiện
cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng rộng
rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao
năng suất lao động, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và
hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong các
cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả. Đây là định hướng,
là cơ sở pháp lý làm nền tảng cho việc xây dựng mô hình chính phủ điện tử đồng
nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Vì thế việc xây dựng, điều chỉnh,
bổ sung “Quy hoạch CNTT về Mô hình chính phủ điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn
2011-2015” là hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.
II. Căn cứ
pháp lý
- Luật Công nghệ thông tin năm
2006.
- Luật Giao dịch điện tử năm
2005.
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP
ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ
quan Nhà nước.
- Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 01/6/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày
22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về CNTT và truyền thông”.
- Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày
11/09/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bình Định đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Phần I
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY
HOẠCH VỀ MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2010
I. Những
kết quả đạt được
I.1. Hạ tầng kỹ thuật:
- Trang thiết bị CNTT đã đầu tư
mua sắm trong các CQNN.
- Hệ thống mạng nội bộ, mạng
truyền số liệu trong các CQNN.
- Hệ thống mạng dùng chung của tỉnh.
I.2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động
của cơ quan nhà nước:
- Kết quả ứng dụng các phần mềm
tác nghiệp tại cơ quan.
- Xây dựng. khai thác và sử dụng
trang thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử phục vụ
người dân và doanh nghiệp.
- Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở,
góp phần giảm vi phạm bản quyền phần mềm trên địa bàn tỉnh.
I.3. Nhân lực CNTT:
- Thống kê số liệu về trình độ
CNTT của CBCC trong cơ quan nhà nước.
- Tình hình đào tạo và ứng dụng
CNTT của CBCC.
- Số lượng và trình độ, đào tạo
cán bộ chuyên trách về CNTT tại các CQNN trên địa bàn tỉnh.
II. Đánh
giá kết quả thực hiện Quy hoạch:
II.1. Những kết quả đạt được
II.2. Những tồn tại. hạn chế
II.3. Nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm
Phần II
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ
SUNG QUY HOẠCH CNTT VỀ MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
2011-2015
I. Quan điểm,
mục tiêu và nguyên tắc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch
I.1. Quan điểm
- Việc xây dựng Chính phủ điện tử
gắn liền với quá trình đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải cách thủ tục
hành chính của địa phương, hiện đại hóa các hoạt động trong cả hệ thống chính
quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển
thông tin của quốc gia và các nước trong khu vực.
- Xây dựng Chính phủ điện tử
trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, tiết kiệm, tận dụng những thành tựu, kết quả đã
có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh, đặc biệt cần có những đột phá
trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn.
I.2. Mục tiêu
Đến năm 2015, xây dựng thành
công mô hình chính phủ điện tử tỉnh Bình Định theo một lộ trình cụ thể, thống
nhất đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp phường, xã nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản
sau:
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập
trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, liên thông các hệ thống thông
tin ở cấp tỉnh và địa phương, hướng tới bảo đảm liên thông giữa các hệ thống
thông tin của cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công hiệu quả, linh hoạt
cho người dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật,
khai thác hiệu quả mạng nội bộ, mạng truyền số liệu tại các cơ quan hành chính
nhà nước đảm bảo tính ổn định trong quá trình vận hành chính phủ điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
CQNN, người dân và doanh nghiệp, đảm bảo triển khai thành công hệ thống thư điện
tử công vụ, hệ thống văn phòng điện tử, hệ thống giao ban trực tiếp đến cấp huyện.
- Hoàn thiện Cổng thông tin điện
tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các CQNN đảm bảo cung cấp dịch vụ công
trực tuyến ở mức 2, 3, 4 đảm bảo giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp với các
CQNN được thông suốt và hiện đại hóa.
I.3. Nguyên tắc
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt
động tác nghiệp chuyên môn trên môi trường mạng phải thực hiện đúng các quy định
của Luật Công nghệ thông tin và các văn bản dưới Luật.
- Ứng dụng và phát triển CNTT
trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo an toàn bảo mật thông tin Quốc gia, theo đúng lộ
trình và đồng bộ với kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT chung của cả nước.
II. Nội
dung điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
II.1. Điều chỉnh Quy hoạch
II.1.1. Rà soát các mục tiêu, dự
án không còn phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh.
II.1.2. Các nội dung cần tiếp tục
triển khai, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển và ứng dụng CNTT trên địa
bàn tỉnh, gồm các nội dung:
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động
cơ quan nhà nước
- Ứng dụng CNTT phục vụ người
dân và doanh nghiệp
- Nhân lực CNTT trong cơ quan
nhà nước
II.2. Bổ sung Quy hoạch
II.2.1 Mô hình chính phủ điện tử
tỉnh Bình Định
a. Mô hình chính phủ điện tử tổng
quát
- Thành phần dịch vụ giao tiếp với
người dùng
- Thành phần chia sẻ thông tin
giữa các dịch vụ
- Thành phần phát triển các dịch
vụ
b. Mô hình chính phủ điện tử chi
tiết
- Hệ thống mạng nội đô
- Dịch vụ quản trị người dùng. tổ
chức và chứng thực một lần
- Dịch vụ ủy quyền
- Dịch vụ tác nghiệp hành chính
công một cửa điện tử
- Dịch vụ quản lý văn bản và điều
hành qua mạng
- Dịch vụ thư điện tử đa cấp
- Dịch vụ xây dựng cổng thông
tin điện tử
- Dịch vụ cổng thanh toán trực
tuyến
- Dịch vụ chứng thực chữ ký số
II.2.2 Các nội dung triển khai
xây dựng chính phủ điện tử
Phần III
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Giải
pháp
I.1. Nâng cao nhận thức về việc
phát triển chính phủ điện tử
I.2. Nâng cao năng lực ứng dụng
CNTT
I.3. Đẩy mạnh đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực CNTT
I.4. Đảm bảo an toàn. an ninh
thông tin
I.5. Giải pháp tài chính
I.6. Tăng cường hợp tác các cơ
quan nhà nước và các doanh nghiệp
I.7. Cơ chế. chính sách
II. Tổ chức
thực hiện