BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4919/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ VÀ BẢO ĐẢM
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước;
Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/04/2020
của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW
ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham
gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019
của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện
tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày
25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025;
Thực hiện Quyết định số 4138/QĐ-BGDĐT ngày
04/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kiến trúc
Chính phủ điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo, phiên bản 2.0;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn
2021-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) gồm các nội
dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Triển khai các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh
các hoạt động quản lý, điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trên môi trường
số; xây dựng môi trường công vụ công khai, minh bạch; tạo thuận lợi cho cá nhân
và tổ chức tham gia các dịch vụ công của Bộ GDĐT.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Trong quản lý, điều hành tại cơ quan Bộ
a) Năm 2021, 80% hồ sơ công việc tại cơ quan Bộ được
quản lý, điều hành, xử lý trên môi trường số; đến năm 2025, 95% hồ sơ công việc
tại cơ quan Bộ được quản lý, điều hành, xử lý trên môi trường số.
b) 80% báo cáo định kỳ của cơ quan Bộ được cập nhật,
chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản
lý, chỉ đạo, điều hành.
c) 60% hoạt động kiểm tra của cơ quan Bộ được thực
hiện thông qua môi trường số.
2. Trong quản lý toàn ngành
a) Hoàn thành cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục: Đến
năm 2022 đáp ứng 90% yêu cầu quản lý, điều hành của cơ quan Bộ; đến năm 2025
đáp ứng 95% yêu cầu quản lý, điều hành của cơ quan Bộ.
b) 80% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu toàn
ngành giáo dục được kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ
(LGSP) đế tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương khác.
3. Trong phục vụ các tổ chức, cá nhân
a) Năm 2021, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện
áp dụng hình thức trực tuyến được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tích hợp 80% các dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối
thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành
chính.
b) 40% số lượng người dùng cá nhân và tổ chức tham
gia hệ thống Chính phủ điện tử của Bộ được xác thực định danh điện tử thông suốt
và hợp nhất trên các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ.
4. Bảo đảm an toàn thông tin
a) Triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô
hình 4 lớp.
b) 100% hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) được triển khai giám sát, điều hành an toàn thông tin và được bảo đảm an
toàn thông tin theo cấp độ.
c) 100% chuyên viên làm an toàn thông tin được tập
huấn, diễn tập ứng cứu khắc phục sự cố; 100% cán bộ, công chức, viên chức được
tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Hoàn thiện môi trường pháp
lý
a) Rà soát, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ban
hành cơ chế, chính sách được giao tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/03/2019 của
Chính phủ, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, Quyết định
số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan
khác.
b) Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
đảm bảo môi trường pháp lý cho các hoạt động quản lý, dạy, học, nghiên cứu khoa
học trên môi trường mạng; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về CNTT
trong giáo dục và đào tạo, các quy trình nghiệp vụ chuẩn; các quy chuẩn, chuẩn
dữ liệu, hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu. Rà soát ban hành quy chế vận hành,
khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các hệ thống CNTT, cơ sở dữ liệu
ngành; quy chế đảm bảo an toàn thông tin.
c) Xây dựng Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển
đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm
2030”.
d) Rà soát, cập nhật Kiến trúc chính phủ điện tử Bộ
GDĐT.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật,
hệ thống nền tảng
a) Triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của
Bộ (LGSP) theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ GDĐT, đảm bảo kết nối chia sẻ dữ
liệu trong cơ quan Bộ, toàn ngành giáo dục và đào tạo và kết nối với Trục tích
hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).
b) Duy trì, nâng cấp hạ tầng mạng sẵn sàng khả năng
hoạt động thuần IPv6 và kết nối truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao
trong Cơ quan Bộ.
c) Đầu tư nâng cấp trung tâm dữ liệu của Bộ; kết hợp
tự vận hành và thuê dịch vụ hạ tầng CNTT; triển khai ảo hóa, nâng cao hiệu năng
sử dụng của hệ thống máy chủ và thuận tiện trong công tác quy hoạch, quản lý hạ
tầng.
d) Trang bị đủ máy tính cho cán bộ, công chức, viên
chức của cơ quan Bộ.
3. Phát triển dữ liệu
a) Xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và
đào tạo gồm: Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non; cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ
thông; cơ sở dữ liệu về giáo dục thường xuyên; cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học.
b) Triển khai và tích hợp các hệ thống thông tin quản
lý, các cơ sở dữ liệu thành phần vào cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên (tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ
GDĐT) gồm: Hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về cơ sở vật chất; hệ thống
thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về giáo dục thể chất; hệ thống thông tin quản
lý và cơ sở dữ liệu về tài chính; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về
triển khai ứng dụng CNTT; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về Giáo dục
dân tộc; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về Giáo dục mầm non; hệ thống
thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về Giáo dục Trung học; hệ thống thông tin quản
lý và cơ sở dữ liệu về Giáo dục Thường xuyên; hệ thống thông tin quản lý và cơ
sở dữ liệu về Hợp tác quốc tế; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về
Thanh tra giáo dục; hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục - xoá mù chữ; hệ
thống bản đồ số hoá về giáo dục đào tạo; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ
liệu về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; và các hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu khác.
c) Triển khai và tích hợp các hệ thống thông tin quản
lý, các cơ sở dữ liệu thành phần vào cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (tuân thủ
Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ GDĐT) gồm: Hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ
liệu về mạng lưới cơ sở đào tạo; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về
ngành đào tạo; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về chương trình đào
tạo; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về đội ngũ; hệ thống thông tin
quản lý và cơ sở dữ liệu về người học; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ
liệu về tuyển sinh; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về văn bằng, chứng
chỉ; thống kê giáo dục đại học (EMIS); hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ
liệu về cơ sở vật chất; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về tài
chính - đầu tư; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về nghiên cứu khoa
học, công nghệ và môi trường; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về hợp
tác quốc tế; hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về hợp tác doanh nghiệp
và các hệ thống liên quan khác.
4. Phát triển các ứng dụng, dịch
vụ
4.1. Phục vụ quản lý, điều hành của Bộ GDĐT
a) Triển khai, nâng cấp hệ thống quản lý hành chính
điện tử tại cơ quan Bộ (e-office) theo yêu cầu Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0
của Bộ GDĐT, cụ thể là: Tích hợp dùng chung tài khoản người dùng; nâng cấp, bổ
sung một số ứng dụng quản lý nội bộ như: Quản lý họp thông minh, quản lý cán bộ,
công chức, viên chức của cơ quan Bộ; quản lý thi đua khen thưởng các đơn vị thuộc,
trực thuộc Bộ; quản lý, theo dõi tiến độ xử lý công việc; theo dõi thực hiện kế
hoạch; theo dõi thực hiện nhiệm vụ pháp chế; lưu trữ dữ liệu trực tuyến; thực
hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ; triển khai chứng thực
chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin; và triển khai các ứng dụng
liên quan khác.
b) Triển khai Trung tâm quản lý, điều hành giáo dục
của Bộ nhằm tích hợp các hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ, ngành, cung cấp thông
tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ quản lý điều hành của cơ quan Bộ.
c) Hệ thống thư điện tử công vụ (@moet.gov.vn): Tiếp
tục tăng cường bảo mật; nâng cấp khả năng sao lưu dữ liệu tự động và khả năng
lưu trữ; tích hợp dùng chung tài khoản người dùng với hệ thống e-office của Bộ;
tích hợp hệ thống lên Trung tâm điều hành giáo dục của Bộ.
d) Hệ thống thông tin báo cáo giáo dục: Xây dựng hệ
thống thông tin báo cáo giáo dục theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; tích hợp
hệ thống lên Trung tâm điều hành giáo dục của Bộ.
e) Hệ thống hội nghị trực tuyến: Thiết lập hệ thống
họp trực tuyến giữa Bộ GDĐT (tại phòng D205) với 63 Sở GDĐT và các cơ sở đào tạo
đại học.
f) Tiếp tục triển khai hệ thống ứng dụng CNTT hỗ trợ
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học.
4.2. Phục vụ các tổ chức, cá nhân
a) Cổng Thông tin điện tử: Tiếp tục nâng cấp, hoàn
thiện các chức năng đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý, yêu cầu chỉ đạo điều hành
và yêu cầu của Chính phủ; tích hợp quản lý tập trung các đầu mối truy cập vào
các hệ thống phục vụ người dân của Bộ (Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng Thông
tin tuyển sinh, Hệ thống một cửa điện tử).
b) Cổng dịch vụ công trực tuyến: Triển khai dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tích hợp hệ
thống thông tin một cửa điện tử.
5. Bảo đảm an toàn thông tin
Triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn
thông tin theo mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5.1. Kiện toàn lực lượng tại chỗ
a) Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động
thường xuyên của đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực
vào các hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia;
tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.
b) Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ
an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ.
c) Định kỳ hằng năm tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự
chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/CNTT tham gia các khóa đào tạo về
quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.
d) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và
trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dân truy cập vào hệ thống
thông tin của Bộ.
5.2. Lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp
giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: Hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ Trung
tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ
thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
5.3. Hàng năm định kỳ thuê dịch vụ kiểm tra, đánh
giá an toàn thông tin mạng của các đơn vị cung cấp dịch vụ (do Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp phép, không cùng với đơn vị cung cấp nền tảng SOC) rà quét, kiểm
tra, phân tích cấu hình, hiện trạng, dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông
tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro mất an toàn thông tin.
5.4. Triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám
sát, điều hành an toàn, an ninh mạng kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm
Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
5.5. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.
a) Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết
bị và thuê dịch vụ an toàn thông tin chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm
an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ
thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ tổ chức, người dân
và hệ thống trung tâm dữ liệu toàn ngành.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu
dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt
động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố an toàn thông tin mạng.
6. Phát triển nguồn nhân lực ứng
dụng CNTT
6.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến CNTT, chuyển đổi số và an toàn thông tin đến toàn
thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ.
6.2. Tổ chức các lớp tập huấn khai thác, sử dụng
các hệ thống thông tin của Bộ GDĐT; tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT và kỹ năng số,
kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho lãnh đạo các cấp và công chức, viên chức
cơ quan Bộ.
6.3. Cử cán bộ chuyên trách về CNTT tham gia các
chương trình bồi dưỡng nâng cao kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số, an toàn bảo mật
thông tin.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận
thức, tăng cường tương tác với người dân
1.1. Tổ chức hội thảo, sự kiện, đẩy mạnh ứng dụng
đa dạng các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên
chức.
1.2. Triển khai các nền tảng, kênh tương tác trực
tuyến giữa Bộ GDĐT với tổ chức, người dân, nhà trường để quảng bá thông tin,
tăng cường sự tham gia góp ý của người dân trong các hoạt động giáo dục.
2. Tăng cường triển khai thuê dịch vụ, mua sắm tập
trung
Rà soát các nội dung đầu tư và thuê dịch vụ để triển
khai ứng dụng CNTT, đảm bảo lựa chọn giải pháp hiệu quả trong đầu tư và thuê dịch
vụ CNTT; mở rộng phạm vi mua sắm tập trung đối với các sản phẩm dịch vụ CNTT để
đảm bảo thống nhất, tập trung, hiệu quả.
3. Thu hút nguồn lực CNTT
3.1. Hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện,
đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí nhân lực để khắc phục việc thiếu công chức
chuyên trách CNTT; bố trí công chức chuyên trách CNTT gắn với chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị, dựa trên tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân
sách nhà nước, tỷ lệ giải ngân thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ trọng tâm ứng
dụng CNTT theo quy định của pháp luật.
3.3. Huy động các nguồn lực để triển khai các đề
án, dự án ứng dụng CNTT.
V. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
Danh mục nhiệm vụ, dự án chủ yếu của Kế hoạch chi
tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
a) Theo chức năng, nhiệm vụ, mỗi đơn vị xây dựng kế
hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này vào Chương
trình công tác hàng năm và tổ chức thực hiện theo quy định; triển khai dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Bộ GDĐT.
b) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình triển
khai Kế hoạch này theo hướng dẫn của Cục Công nghệ thông tin để tổng hợp báo
cáo Bộ trưởng.
2. Văn phòng
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà
soát, đề xuất cấp có thẩm quyền đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính
không còn phù hợp; triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả
triển khai cải cách thủ tục hành chính.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin,
Ban Quản lý các dự án, các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất danh mục các nhiệm
vụ, dự án triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan Bộ.
3. Cục Công nghệ thông tin
a) Chủ trì hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, đánh giá
và tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch này; đề xuất việc điều chỉnh các nội dung của
Kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tiễn quản lý nhà nước của Bộ GDĐT cũng
như chính sách ứng dụng phát triển CNTT, Chính phủ số của Chính phủ.
b) Cho ý kiến chuyên môn đối với các chương trình,
kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ CNTT thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng
Bộ GDĐT.
c) Hàng năm, tổ chức đánh giá mức độ ứng dụng CNTT,
chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Bộ.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin,
Ban Quản lý các dự án tổng hợp, tham mưu cho Bộ trưởng bố trí kinh phí theo kế
hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch này.
b) Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm về chi cho ứng dụng CNTT, dự án ứng dụng CNTT trong kế hoạch chi hàng
năm.
c) Cân đối và đưa vào kế hoạch ngân sách Nhà nước
các dự án thành phần trong Kế hoạch này; cấp phát kinh phí đã được cân đối
trong dự toán chi ngân sách của Bộ GDĐT hàng năm cho các dự án thành phần trong
Kế hoạch này.
d) Thẩm định, hướng dẫn việc sử dụng kinh phí của
các dự án chi đúng mục đích và chế độ tài chính hiện hành; giám sát việc cấp, sử
dụng kinh phí và báo cáo tài chính của các đơn vị hàng năm.
5. Ban Quản lý các dự án của Bộ GDĐT
a) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, các đơn vị
liên quan rà soát, đề xuất danh mục các nhiệm vụ, dự án triển khai ứng dụng
CNTT, chuyển đối số trong cơ quan Bộ.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin,
các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ, dự án theo Kế hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ủy ban Quốc gia về CPĐT (để b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (đế phối hợp chỉ đạo);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, CNTT (5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 4919/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Danh mục dự án
|
Sản phẩm
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp,
khai thác
|
Lộ trình triển
khai
|
Ghi chú
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1.
|
Nâng cấp Hệ thống quản lý hành chính điện tử
(e-office)
|
Hệ thống e-office được nâng cấp đáp yêu cầu quản
lý của cơ quan Bộ
|
Cục CNTT, Văn phòng
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
X
|
|
X
|
|
|
Nhiệm vụ III.4.4.1.a
|
2.
|
Triển khai Trung tâm quản lý, điều hành giáo dục
của Bộ
|
Trung tâm quản lý điều hành của Bộ theo Nhiệm vụ
III.4.4.1.b
|
Văn phòng, Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
X
|
|
X
|
|
|
Nhiệm vụ III.4.4.1.b
|
3.
|
Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo giáo dục
|
Hệ thống báo cáo được xây dựng
|
Văn phòng, Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
X
|
|
X
|
|
|
Nhiệm vụ III.4.4.1.d
|
4.
|
Xây dựng các hệ thống thông tin (HTTT) quản lý và
cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
|
Các HTTT và CSDL ngành được triển khai đáp ứng mục
tiêu
|
Cục CNTT, Văn phòng
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
|
X
|
|
X
|
|
Nhiệm vụ III.3.b
|
5.
|
Xây dựng HTTT quản lý và CSDL ngành về giáo dục đại
học
|
Vụ GDĐH, Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ, Ban Quản lý dự án SAHEP
|
X
|
|
X
|
X
|
|
Nhiệm vụ III.3.c
|
6.
|
Triển khai các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đảm
bảo tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG)
|
Các DVCTT được xây dựng, tích hợp lên Cổng DVCQG
|
Các đơn vị chủ trì dịch vụ công trực tuyến, Cục
CNTT
|
Cục CNTT, Văn phòng
|
X
|
X
|
|
X
|
|
Nhiệm vụ III.4.4.2.b
|
7.
|
Triển khai Đề án ứng dụng CNTT hỗ trợ kỳ thi trung
học phổ thông và tuyển sinh đại học
|
Hạ tầng trang thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm
hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về công tác thi THPT và tuyển sinh đại học
hàng năm
|
Cục QLCL, Vụ GDĐH, Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ; các sở GDĐT, các trường đại
học, cao đẳng sư phạm
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Nhiệm vụ III.4.4.1.f
|
8.
|
Nâng cấp mạng nội bộ (sẵn sàng khả năng hoạt động
thuần IPv6) và máy tính cơ quan Bộ
|
Toàn bộ hệ thống mạng LAN, Wifi, máy tính cá nhân
của CBCCVC cơ quan Bộ được đảm bảo hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu làm
việc của CBCCVC
|
Văn phòng, Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
|
X
|
|
X
|
|
|
9.
|
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT và đảm bảo an toàn
thông tin của Bộ GDĐT
|
Hệ thống ATTT được đảm bảo theo đúng yêu cầu 4 lớp
|
Cục CNTT, Văn phòng
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
|
X
|
|
X
|
|
Nhiệm vụ III. 5
|
10.
|
Thuê dịch vụ đảm bảo thuê dịch vụ đường truyền
Internet; thuê dịch vụ đảm bảo thuê dịch vụ máy chủ và chỗ đặt máy chủ; thuê
số hiệu mạng ASN (Autonomous System Number)
|
Đường truyền Internet và chỗ đặt máy chủ luôn được
đảm bảo hoạt động điều hành trên môi trường số cả cơ quan Bộ luôn thông suốt
|
Cục CNTT
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
|
11.
|
Duy trì, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật khai thác sử dụng
các hệ thống CNTT sau:
- Hệ thống quản lý hành chính điện tử
- Trung tâm quản lý, điều hành giáo dục của Bộ
- Hệ thống thư điện tử công vụ
- Hệ thống thông tin báo cáo giáo dục
- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến
- HTTT và CSDL về giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông
- HTTT và CSDL về giáo dục đại học
- Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông
tin một cửa điện tử
- Các DVCTT, đảm bảo tích hợp lên Cổng DVCQG
- Mạng nội bộ và máy tính cơ quan Bộ
|
Đảm bảo các hệ thống CNTT hoạt động thông suốt,
liên tục, hỗ trợ kỹ thuật tức thì
|
Cục CNTT (Trung tâm Giải pháp CNTT), Văn phòng
|
Các đơn vị thuộc Bộ
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Duy trì vận hành các hệ thống CNTT của cơ quan Bộ,
ngành
|