BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
4148/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số
93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về cung cấp thông
tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
4146/QĐ-BTP ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế
hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Trưởng Ban
Biên tập,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Thành viên Ban Biên tập, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục CNTT.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4148/QĐ-BTP ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp
Ban Biên tập Cổng thông tin điện
tử Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Ban Biên tập) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập
để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng tổ chức biên tập và cung cấp thông tin
trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
Thành viên Ban Biên tập là đại
diện lãnh đạo của các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền
về hoạt động đối nội, đối ngoại của Bộ, ngành và các đơn vị có trang thông tin
thành phần tích hợp trên Cổng thông tin điện tử. Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin là Trưởng ban.
Điều 2.
Thường trực Ban Biên tập
Cục Công nghệ thông tin là Thường
trực của Ban Biên tập, giúp Ban Biên tập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức
năng của Ban.
Cục Công nghệ thông tin giao nhiệm
vụ Thường trực Ban Biên tập cho đơn vị trực thuộc Cục. Bộ phận Thường trực làm
việc theo chế độ chuyên trách, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Biên tập về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
BAN BIÊN TẬP, THƯỜNG TRỰC BAN BIÊN TẬP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Điều 3.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Biên tập
1. Tổ chức việc thu thập, biên tập,
rà soát, xử lý thông tin; đảm bảo cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành trên Cổng thông tin điện tử.
2. Định hướng nội dung thông tin
của Cổng thông tin điện tử.
3. Phê duyệt và chịu trách nhiệm
về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.
4. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ
trưởng về các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
6. Tổ chức mạng lưới cộng tác
viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành Tư
pháp.
7. Định kỳ 6 tháng, hàng năm,
báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Biên tập
và tình hình hoạt động của Cổng thông tin điện tử.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng giao.
Điều 4.
Trách nhiệm chung của các thành viên Ban Biên tập
1. Tham gia định hướng nội dung
thông tin của Cổng thông tin điện tử; đảm bảo trang thông tin, lĩnh vực thông
tin được giao phụ trách theo đúng định hướng chung đã được xác định.
2. Thành viên Ban Biên tập được
giao phụ trách trang thông tin của đơn vị có trách nhiệm tổ chức việc thu thập,
tiếp nhận, biên tập, cập nhật thông tin cho trang thông tin của đơn vị.
3. Xác định các loại thông tin cần
phê duyệt và phê duyệt thông tin thuộc các loại thông tin này trước khi được
đăng tải trên trang thông tin, lĩnh vực thông tin được phân công phụ trách; chịu
trách nhiệm trước Trưởng ban và Thủ trưởng đơn vị (đối với thành viên Ban Biên
tập là cấp phó) về nội dung tin, bài đăng tải trên trang thông tin được phân
công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nội dung tin, bài trong
lĩnh vực thông tin được phân công phụ trách.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra tính đúng đắn của thông tin sau khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử;
theo dõi tiến độ cập nhật, đăng tải thông tin sau khi được phê duyệt.
5. Đề xuất các biện pháp nâng
cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử; tham gia xây dựng, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác định kỳ và hàng năm của
Ban Biên tập.
6. Thường xuyên theo dõi và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin điện tử, đề xuất
cải tiến giao diện, bố cục thông tin, chức năng, tiện ích để thuận tiện cho người
dùng.
7. Tham gia chỉ đạo tổ chức mạng
lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 5.
Trách nhiệm của Trưởng ban
Ngoài các trách nhiệm chung quy
định tại Điều 4 Quy chế này, Trưởng ban có các trách nhiệm sau:
1. Điều hành hoạt động của Ban
Biên tập và Thường trực theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quy chế này
và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hoạt động của Ban Biên tập.
2. Phân công phụ trách trang
thông tin, lĩnh vực thông tin và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Biên tập.
3. Chỉ đạo xây dựng, triển khai
thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử; kế
hoạch, chương trình công tác định kỳ và hàng năm của Ban Biên tập.
4. Chỉ đạo việc hướng dẫn, đôn đốc,
yêu cầu các đơn vị, cá nhân phối hợp cung cấp thông tin, xử lý thông tin phản hồi,
hỏi đáp pháp luật.
5. Chỉ đạo xây dựng và phát triển
đội ngũ cộng tác viên của Cổng thông tin điện tử.
6. Quyết định việc sử dụng kinh
phí cho hoạt động của Ban Biên tập; phê duyệt chi trả nhuận bút, thù lao cho việc
đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử theo đúng quy định.
Điều 6.
Trách nhiệm của các Phó Trưởng ban
1. Ngoài các trách nhiệm chung
quy định tại Điều 4 Quy chế này, các Phó Trưởng ban có trách nhiệm tham gia chỉ
đạo xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng thông tin của Cổng
thông tin điện tử; kế hoạch, chương trình công tác định kỳ và hàng năm của Ban.
2. Phó Trưởng ban Thường trực có
thêm trách nhiệm:
a) Giúp Trưởng ban trong việc điều
hành hoạt động của Ban Biên tập và Thường trực theo sự phân công của Trưởng
ban;
b) Thay mặt Trưởng ban thực hiện
các nhiệm vụ của Trưởng ban khi được ủy quyền.
Điều 7. Nhiệm
vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Biên tập
1. Thu thập, tiếp nhận, biên tập,
cập nhật thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử (trừ các trang thông
tin thành phần của các đơn vị); chuyển thành viên Ban Biên tập phụ trách lĩnh vực
để phê duyệt thông tin thuộc diện cần phê duyệt hoặc xin ý kiến về việc đưa tin
trong trường hợp cần thiết.
2. Theo dõi và duy trì liên hệ với
cộng tác viên, phối hợp với đầu mối cung cấp thông tin của các đơn vị; hướng dẫn
tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử
theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
3. Theo dõi tình hình tiếp nhận
và xử lý thông tin, định kỳ hàng tháng lập báo cáo tổng hợp tình hình đăng tải
thông tin cho Trưởng Ban Biên tập.
4. Nghiên cứu, đề xuất phương án
cải tiến, xây dựng quy trình thu thập, biên tập, cập nhật nhằm nâng cao hiệu quả
xử lý thông tin tại khâu biên tập và cập nhật.
5. Tổng hợp thống kê nhuận bút,
thù lao cho việc đăng tải thông tin trên trang thông tin được phân công phụ
trách trình Trưởng Ban Biên tập phê duyệt; thực hiện việc chi trả nhuận bút,
thù lao theo chỉ đạo của Trưởng Ban Biên tập.
6. Chuẩn bị chương trình, nội
dung, tài liệu cho các cuộc họp của Ban Biên tập; tổng hợp, ghi biên bản các cuộc
họp và thông báo kết quả cuộc họp đến các thành viên.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Trưởng Ban Biên tập giao.
Chương III
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
Điều 8.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Biên tập
1. Ban Biên tập hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách và quyết định
các vấn đề theo đa số, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên.
2. Ban Biên tập hoạt động theo
đúng chức năng, nhiệm vụ, trong phạm vi quyền hạn, có kế hoạch và hiệu quả.
Điều 9.
Phương thức hoạt động
Quy trình thu thập, tiếp nhận,
biên tập, cập nhật, rà soát, xử lý thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử được thực hiện theo quy định tại Quy chế Hoạt động của Cổng thông tin điện tử
Bộ Tư pháp.
Điều 10. Chế
độ hội họp, báo cáo
1. Ban Biên tập họp thường kỳ 3
tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Ban biên tập họp đột xuất theo triệu tập của
Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng)
hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng,
năm, Ban Biên tập có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện
nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử và đề
xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Điều 11. Phụ
cấp và thù lao
1. Thành viên Ban Biên tập được
hưởng thù lao kiêm nhiệm theo quy định.
2. Thành viên Ban Biên tập và
Thường trực thực hiện công việc liên quan đến việc đăng tải thông tin cho Cổng
thông tin điện tử ngoài chức năng, nhiệm vụ được hưởng nhuận bút, thù lao theo
quy định của Chế độ nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm, thông tin được đăng tải
trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp và pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Trưởng Ban Biên tập có trách nhiệm
triển khai thực hiện Quy chế này; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thành viên
Ban Biên tập, Thường trực Ban Biên tập và các đơn vị liên quan thực hiện./.