BỘ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
36/2008/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
BỘ TRƯỞNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Thông tin đối
ngoại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị
trí, chức năng
Cục Thông tin đối ngoại là cơ
quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về thông tin đối ngoại; giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
công tác thông tin đối ngoại; là đầu mối điều phối, tổ chức thực hiện công tác
thông tin đối ngoại của các bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước.
Cục Thông tin đối ngoại có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật,
có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
1. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất
và thực hiện việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình Bộ trưởng dự thảo các văn bản
quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thông tin đối ngoại;
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động thông tin đối ngoại;
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại, các chương trình, kế hoạch tổng thể,
các đề án công tác thông tin đối ngoại;
4. Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương
trình hoạt động thông tin đối ngoại;
5. Chủ trì, tham gia chỉ đạo nội
dung thông tin tuyên truyền đối ngoại của các phương tiện thông tin đại chúng;
6. Quản lý thông tin báo chí in
bằng tiếng nước ngoài;
7. Chủ trì, tham gia các hoạt động
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến thông tin đối ngoại, bao gồm
các diễn đàn song phương và đa phương;
8. Đề xuất, đặt hàng và tổ chức
thực hiện sản xuất các sản phẩm phục vụ thông tin đối ngoại;
9. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng,
tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ quan thường trú ở nước ngoài của các
cơ quan báo chí Việt Nam;
10. Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ
Ngoại giao cử tuỳ viên báo chí và cán bộ phòng thông tin tại các cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài;
11. Tham gia quản lý các hoạt động
thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan nước ngoài:
xuất bản và lưu hành bản tin, họp báo; trưng bày tủ ảnh; chiếu phim, triển lãm,
hội thảo, tổ chức cụm thông tin ở cửa khẩu biên giới và các hoạt động khác có
liên quan đến hoạt động báo chí;
12. Phối hợp với các cơ quan có
liên quan quản lý hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động
của phóng viên nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của báo chí nước
ngoài;
13. Tổ chức việc cung cấp thông
tin về Việt Nam cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở
Việt Nam, phóng viên nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức
quốc tế tại Việt Nam;
14. Đề xuất, xây dựng, tham gia
thẩm định các chương trình, đề tài nghiên cứu, các đề án, dự án đầu tư trong
lĩnh vực thông tin đối ngoại;
15. Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp
tác quốc tế của Bộ đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương
trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, báo chí;
16. Tổng hợp, phân tích, đánh giá dư luận báo chí nước ngoài liên quan đến
Việt Nam theo định kỳ, theo chuyên đề hoặc khi có các sự kiện trong nước và quốc
tế quan trọng; yêu cầu báo chí đính chính khi phát hiện đưa tin sai sự thật về
Việt Nam;
17. Giúp Bộ trưởng kiểm tra,
giám sát, đôn đốc hoạt động thông tin đối ngoại của các địa phương vµ các bộ,
ngành, đơn vị. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về thông tin đối ngoại;
18. Tổ chức thực hiện việc đánh
giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các bộ, ban, ngành, địa phương,
đơn vị, và chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền đối ngoại của báo chí;
19. Phát ngôn mọi thông tin ra
nước ngoài theo sự phân công và ủy quyền của Bộ trưởng;
20. Thu, quản lý và sử dụng phí,
lệ phí từ các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật;
21. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thông
tin đối ngoại và người phát ngôn, và phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt;
22. Phối hợp với các đơn vị liên
quan xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức
làm công tác thông tin đối ngoại;
23. Quản lý về bộ máy, biên chế;
thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi
quản lý của Cục;
24. Quản lý tài chính, tài sản
và các nguồn lực khác được giao;
25. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Thông tin đối ngoại có Cục
trưởng, các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và trước pháp luật
về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng
chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy, biên chế:
Các phòng:
- Văn phòng
- Phòng Nghiệp vụ tổng hợp
- Phòng Điều phối
- Phòng Thông tin - Báo chí
- Phòng Đào tạo và hợp tác quốc
tế
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trang thông tin điện tử “Thông
tin đối ngoại”
- Trung tâm bồi dưỡng Nghiệp vụ
truyền thông
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Cục do Cục trưởng
quy định.
Biên chế cán bộ, công chức, viên
chức của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau
mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- UBND, Công an TP Hà Nội;
- Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu VT, TCCB
|
BỘ
TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp
|