Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3544/QĐ-UBND 2019 quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Số hiệu: 3544/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 10/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3544/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế khu công nghệ cao;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nng tại Tờ trình số 1165/TTr-BQL ngày 31 tháng 5 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2017 ban hành Quy chế phối hợp quản lý môi trường đối với các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Chủ tịch và các Phó CT UBND TP;
- Cổng thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT, KTC, BQL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3544/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2019 của UBND thành ph Đà Nng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định về công tác phối hp giữa Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nng (sau đây viết tắt là Ban Quản lý) với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện nơi có Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp (sau đây viết tắt là UBND các quận, huyện) và các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp trên địa bàn thành ph Đà Nng.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện theo quy định pháp luật, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Việc phối hp phải dựa trên quy định pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đu tư, sản xuất, kinh doanh và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

3. Ban Quản lý là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước hoạt động trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Các cơ quan chức năng khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp có trách nhiệm phối hp và lấy ý kiến tham gia của Ban Quản lý.

Điều 3. Lĩnh vực phối hợp

Công tác phối hp và trách nhiệm giữa Ban Quản lý và các cơ quan liên quan vcông tác quản lý nhà nước trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, bao gồm:

1. Xúc tiến và quản lý đầu tư.

2. Quản lý quy hoạch, xây dựng và sử dụng đất.

3. Quản lý môi trường.

4. Quản lý khoa học công nghệ.

5. Quản lý lao động.

6. An toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh.

7. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

8. Công tác an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ.

9. Quản lý thuế và hoạt động xuất, nhập khẩu.

10. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. XÚC TIẾN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

Điều 4. Cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến đầu tư

1. Ban Quản lý có trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, ấn phẩm về Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; cung cp thông tin, giới thiệu địa đim, hướng dẫn quy trình, thủ tục đu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp theo đề nghị của Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố, Sở Kế hoạch và Đu tư phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tham mưu, đề xuất cho UBND thành phố các lĩnh vực, ngành nghthu hút đầu tư vào thành phố Đà Nng, trong đó có Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp theo kế hoạch hàng năm và dài hạn; các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nâng cao ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư.

3. Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư:

a) Phối hp với Ban Quản lý thu thập và cập nhật các thông tin về Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp đ lng ghép trong hoạt động quảng bá, giới thiệu về vị thế, tiềm năng và môi trường đầu tư của thành phố Đà Nng đến nhà đầu tư trong và ngoài nước;

b) Lấy ý kiến Ban Quản lý trước khi trình UBND thành phố về định hướng, mục tiêu, chương trình hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm, dài hạn có liên quan đến Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

Điều 5. Phối hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1. Ban Quản lý có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp hàng năm và 5 năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo UBND thành phố; báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản lý xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm theo nhiệm vụ được UBND thành phố giao và yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nắm bắt thông tin, tổng hợp báo cáo về Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp và đầu tư.

Điều 6. Phối hợp trong việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cung cấp thông tin về doanh nghiệp

1. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định, Ban Quản lý thực hiện tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đu tư đi với các dự án đu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp. Ban Quản lý thực hiện phi hợp với các cơ quan trong các trường hợp:

a) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuê nhà xưởng trong Khu công nghệ cao

Sau khi nhận được hồ sơ hp lệ của nhà đầu tư, Ban Quản lý gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến góp ý về dự án. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về công nghệ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trong thời hạn 08 ngày làm việc ktừ ngày nhận được đnghị của Ban Quản lý.

b) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuê đất, thuê lại đất, thuê nhà xưởng trong Khu công nghệ cao

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư, Ban Quản lý gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến góp ý về việc điều chỉnh dự án liên quan đến điu chỉnh mục tiêu, công nghệ dự án. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về công nghệ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban Quản lý;

c) Điều chỉnh Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với dự án trong Khu công nghiệp cao, Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đã đi vào hoạt động đề nghị điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vn đu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đu tư (nếu có)

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư, Ban Quản lý gửi hồ sơ đến sở, ban, ngành liên quan lấy ý kiến về việc điều chỉnh dự án liên quan đến điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đu tư đi với dự án đã đi vào hoạt động đề nghị điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án hoặc thay đổi điều kiện đi với nhà đầu tư (nếu có);

Các sở, ban, ngành sau khi nhận được đề nghị góp ý của Ban Quản lý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc.

2. Ban Quản lý có trách nhiệm thông tin cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế thành phố, UBND quận, huyện, Công an thành phố và các cơ quan có liên quan được biết về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 05 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh cho nhà đầu tư.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông tin cho Ban Quản lý về đăng ký doanh nghiệp của nhà đu tư có đăng ký hoạt động tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 6602/QĐ-UBND ngày 15/9/2015 ban hành Quy chế phi hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn thành ph trong quản lý nhà nước đi với doanh nghiệp sau đăng ký doanh nghiệp.

Điều 7. Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi có dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động Ban Quản lý phải thông tin cho các sở, ngành có liên quan, Công an thành phố được biết trong 05 ngày kể từ ngày nhận được thông tin tạm ngừng, chấm dứt của dự án hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng, chấm dứt hoạt động dự án, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án.

Mục 2. QUẢN LÝ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 8. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng các Khu công nghiệp

1. Ban Quản lý quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp sau khi được phê duyệt; đề xuất rà soát, b sung, điu chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, trình Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.

2. Sở Xây dựng thẩm định, lấy ý kiến sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, trình UBND thành phố xem xét về điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng, phát triển Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp và khu dân cư liền kề Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp đáp ứng xây dựng phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội trong và ngoài Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

3. Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện trong công tác cắm mốc giới, công bố công khai quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

4. UBND quận, huyện nơi có đất thu hồi để xây dựng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp có trách nhiệm có ý kiến đối với quy hoạch được đề nghị; phối hợp trong công tác quản lý đất đai, mc giới, công bquy hoạch; chỉ đạo và tchức tuyên truyền vận động đến các tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi UBND thành phố thu hồi đất; phối hợp thực hiện giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Quản lý chất lượng công trình xây dựng

1. Ban Quản lý thực hiện quản lý chất lượng công trình trong phạm vi Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp; chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công với trường hp thiết kế 02 bước; thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật đối vi trường hp thiết kế 03 bước, lấy ý kiến các sở ngành liên quan trong trường hợp cần thiết; phi hợp với các sở ngành kiểm tra công tác quản lý cht lượng công trình trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp do các sở ngành quản lý.

2. Các sở, ngành thông báo cho Ban Quản lý kế hoạch kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp; phản hi bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày ktừ ngày nhận được đnghị của Ban Quản lý liên quan đến công tác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công.

3. Ban Quản lý báo cáo thông tin cho Sở Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng xây dựng; tình hình cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế các công trình trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp thuộc đi tượng thm định thiết kế theo ủy quyền của UBND thành phố.

Điều 10. Xử lý sự cố công trình xây dựng

1. Ban Quản lý hướng dẫn chủ đầu tư báo cáo sự cố công trình cho UBND các cấp, Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; chủ trì, phi hp giải quyết sự cố cấp III trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các quận, huyện, Ban Quản lý giám định, htrợ xử lý sự ccấp II trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; phối hp giải quyết sự cố cấp III khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý.

Điều 11. Xây dựng và phát triển hạ tầng điện, nước, viễn thông trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp

1. Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nng, Công ty CP Cấp nước Đà Nng, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu về cung cấp điện, nước, viễn thông cho các dự án tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lấy ý kiến Ban Quản lý trước khi triển khai các công trình, đấu nối cho các dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý có trách nhiệm có ý kiến đối với tiến độ triển khai các công trình; thỏa thuận mặt bằng điểm đấu nối cấp điện.

3. Ban Quản lý có trách nhiệm phối hp cung cấp thông tin về các dự án (quy mô, công suất dùng điện, tiến độ triển khai xây dựng) ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp để Công ty TNHH MTV Điện lực triển khai đầu tư cấp điện kịp thời, đáp ứng nhu cầu điện của dự án.

Điều 12. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đất đai

1. Ban Quản lý thường xuyên theo dõi, kiểm tra các công trình trong Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp. Khi phát hiện các công trình vi phạm, Ban Quản lý tng hợp hồ sơ có văn bản gửi đến các sở, UBND quận/huyện để xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ, thực hiện các thủ tục liên quan để tiến hành xử phạt theo quy định.

Mục 3. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Điều 13. Trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến hồ sơ môi trường của các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Cung cấp hồ sơ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận kèm theo quyết định phê duyệt, văn bản xác nhận của các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao thuộc thm quyn phê duyệt của UBND thành phố hoặc xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường cho Ban Quản lý;

b) Trong trường hợp những điều chỉnh thay đổi hoặc việc lập lại hồ sơ môi trường được thông qua đối với dự án trong Khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản chấp thuận thay đổi, điều chỉnh một snội dung trong hsơ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận đến Ban Quản lý; trong trường hp dự án phải lập lại hồ sơ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện lại Điểm a, Khoản 1 Điều này;

c) Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xem xét chp thuận việc thay đi nội dung so với báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường các dự án trong Khu công nghiệp khi được Ban Quản lý mời.

2. UBND quận, huyện cung cấp hồ sơ môi trường kèm theo văn bản xác nhận đăng ký h sơ môi trường của các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp đã được phê duyệt cho Ban Quản lý.

3. Ban Quản lý có trách nhiệm:

a) Trong trường hợp dự án đầu tư tại các Khu công nghiệp có thay đổi quy mô, công suất và những thay đổi khác dẫn đến thay đổi lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh, trong trường hp cần thiết, Ban quản lý lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp để đánh giá khả năng tiếp nhận của Trạm xử lý nưc thải tập trung;

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về các nội dung theo đề nghị của Ban Quản lý trong thời hạn 05 ngày;

b) Mời đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia Hội đng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xem xét chấp thuận việc thay đổi nội dung so với báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

c) Gửi 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện trong vòng 05 ngày sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, chấp nhận nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc sau khi cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của các dự án trong Khu công nghiệp;

d) Thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận, huyện kết quả kiểm tra, giám sát, xử lý các kiến nghị về môi trường đối với cơ sở, dự án do Ban Quản lý chủ trì thực hiện;

đ) Tổng hợp hồ sơ môi trường từ Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện và xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường liên quan của các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp. Ban Quản lý là cơ quan đu mi trong việc quản lý hồ sơ môi trường của các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp và cung cấp hồ sơ môi trường khi cần thiết;

e) Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

Điều 14. Huy động nguồn lực ứng phó, khắc phục sự cố môi trường

1. Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý triển khai các phương án ứng phó, khc phục sự c hóa cht trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý triển khai các phương án phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự chóa học, sinh học và bức xạ hạt nhân trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

3. Ban Quản lý có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở chủ đầu tư dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp phòng ngừa sự cmôi trường;

b) Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định vbảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vbảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp;

c) Phối hợp các đơn vị liên quan để phòng ngừa, phát hiện, ứng phó kịp thời và khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

4. UBND quận, huyện, Công an thành phố có trách nhiệm:

a) Phối hp các đơn vị liên quan để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm;

b) Huy động nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố;

c) Phối hp các đơn vị liên quan để phòng ngừa, phát hiện, ứng phó kịp thời và khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

Điều 15. Trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra sự cố môi trường

1. Đối với các sự cố môi trường bên trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, Ban Quản lý chủ trì thực hiện việc xác định cơ sở vi phạm, huy động lực lượng ứng phó khc phục sự cmôi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hp với Ban Quản lý kiểm tra, xử lý sự cố môi trường trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

3. UBND quận, huyện nơi có Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự tại nơi xảy ra sự cố môi trường.

4. Công an thành phố có trách nhiệm tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự đi với các sự cmôi trường xảy ra trên các địa bàn có tình hình an ninh trật tự phức tạp.

Điều 16. Đảm bảo chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp thực hiện đúng theo cam kết môi trường đã được phê duyệt trong hồ sơ môi trường

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì thực hiện độc lập việc lấy mẫu nước thải từ Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp (định kỳ 03 tháng/lần); riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, việc lấy mẫu nước thải, khí thải tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp chỉ thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường hoặc trong các đợt thanh tra, kiểm tra. Sau khi có kết quả, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết quả đến Ban Quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý có trách nhiệm:

a) Chủ trì thực hiện độc lập việc kiểm tra, lấy mẫu nước thải từ Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, mẫu khí thải (nếu có). Sau khi có kết quả, thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện nơi có Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp;

b) Đôn đốc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp hoàn thiện, nâng cấp, sửa chữa, bổ sung đối với những hạng mục thuộc nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, bao gồm: trạm xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, hga nước mưa, nước thải trước tường rào doanh nghiệp;

c) Đôn đốc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp phối hợp chủ đầu tư dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp mở rộng diện tích mảng xanh trước tường rào doanh nghiệp, tăng cường trồng cây xanh đảm bảo khoảng cách theo quy định; thực hiện việc đặt biển báo tại điểm xả thải của trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, hố ga nước mưa, nước thải trước tường rào doanh nghiệp.

Điều 17. Giải quyết tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về môi trường

1. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý và các cơ quan đơn vị liên quan giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường giữa các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp với khu vực bên ngoài theo đúng thm quyền;

b) Phối hợp với Ban Quản lý giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường đối với dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường giữa các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; thông báo kết quả xử lý bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan;

b) Phối hp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường giữa các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp với khu vực bên ngoài.

Mục 4. QUẢN LÝ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Điều 18. Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hp Ban Quản lý giới thiệu, tổ chức các hoạt động hoặc chuyển giao các công trình, chương trình khoa học công nghệ đã nghiên cứu thành công vào ứng dụng cho các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn về khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế.

Điều 19. Theo dõi, đánh giá hoạt động khoa học công nghệ

Ban Quản lý phối hp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị theo dõi hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ, chấp hành pháp luật về khoa học công nghệ của các tchức, doanh nghiệp hoạt động đđánh giá mức độ, tình hình ứng dụng khoa học công nghệ của các dự án tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

Mục 5. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 20. Trách nhiệm của Ban Quản lý

1. Thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động do UBND thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền theo quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế và Khu công nghệ cao.

2. Theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao thực hiện các chế độ, chính sách đi với người lao động theo các quy định của Bộ luật Lao động.

3. Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghip trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao trong xây dựng nội quy lao động, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

4. Phối hp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện trong việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết việc tranh chấp lao động và đình công trong các dự án/doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Điều 21. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước vlao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.

2. Chủ trì, phối hp với Ban Quản lý và các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn việc thực hiện Bộ luật Lao động, thanh tra, kim tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động. Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình công trong các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Điều 22. Trách nhiệm của UBND quận, huyện

1. Chủ tịch UBND quận, huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc thẩm quyền của UBND quận, huyện giữ gìn an ninh trật tự khi có tranh chấp lao động tập thể, đình công, ngộ độc thực phẩm tại các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Điều 23. Trách nhiệm của Công an thành phố

Tham gia giải quyết và đảm bảo an ninh trật tự các vụ tranh chấp lao động, đình công của người lao động tại các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Mục 6. AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Điều 24. Trách nhiệm của Ban Quản lý

1. Chỉ đạo các doanh nghiệp củng cố, thành lập bộ phận an toàn - vệ sinh lao động, bộ phận y tế tại cơ sở theo quy định tại Nghị định s39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điu của Luật An toàn vệ sinh lao động; thực hiện đy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động vquản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghnghiệp theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động tuyên truyền cho người lao động về các nội dung phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phm bng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện tại doanh nghiệp: tập huấn, phổ biến kiến thức; dán áp phích, thông tin tuyên truyền trên bản tin; phát tờ rơi; phát thanh tuyên truyền;...; đáp ứng đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, phòng, chng dịch bệnh.

3. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố và kiểm tra, giám sát, tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phm, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống dịch bệnh trong các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Điều 25. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý và các ban ngành liên quan hướng dẫn thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát công tác phòng chng dịch bệnh trong các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

2. Phối hợp với Ban quản lý, các ban ngành chức năng liên quan giải quyết các vụ dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra tại các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Điều 26. Trách nhiệm của Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành ph

1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền và thực hiện công tác thanh tra, kim tra đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

2. Phối hp giải quyết các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

3. Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố cung cấp cho Ban Quản lý danh sách các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phm.

4. Sau khi cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố gửi Ban Quản lý 01 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã cấp (bản sao) để quản lý theo nội dung dự án đầu tư.

Mục 7. BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Điều 27. Trách nhiệm của Ban Quản lý

1. Tổng hợp các vướng mắc, phản ánh của doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp vcác chính sách liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo him tht nghiệp, có văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

2. Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng đầu quý sau) hoặc đột xuất (khi có đnghị của Bảo him xã hội thành phố), Ban Quản lý có trách nhiệm cung cấp cho Bảo him xã hội thành phố danh sách các dự án đầu tư phát sinh trong quý; việc chấm dứt hoạt động, thu hồi dự án (nếu có).

3. Cung cấp các thông tin khác của dự án có liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của Bảo hiểm xã hội.

Điều 28. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội thành phố

1. Thông tin cho Ban Quản lý khi tổ chức: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo him tht nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động đi với các dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Phúc đáp các vướng mắc, phản ánh về chính sách liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp do Ban Quản lý tổng hợp đề nghị, trong thời gian 07 ngày làm việc, ktừ ngày Bảo hiểm xã hội thành phnhận được văn bản của Ban quản lý.

3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng đầu quý sau) hoặc đột xuất (khi có đnghị của Ban Quản lý), Bảo hiểm xã hội thành phố cung cấp thông tin cho Ban quản lý: Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp của các dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp (danh sách các đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thi gian nợ, số tin nợ...).

4. Cung cấp các thông tin khác của dự án có liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của Ban Quản lý.

Mục 8. AN NINH TRẬT TỰ VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Điều 29. Trách nhiệm của Công an thành phố

1. Chủ trì triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, an ninh nội bộ, bí mật nhà nước; bảo vệ tài sản của nhà nước và doanh nghiệp, quyền lợi chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với Ban quản lý, các cơ quan có liên quan tham mưu, giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quc trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Phối hợp với Ban Quản lý triển khai công tác quản lý lao động người nước ngoài; chủ trì phối hp với Ban Quản lý kiểm tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài, tình hình chấp hành các quy định đối với người nước ngoài làm việc, tạm trú trong Khu công nghiệp.

3. Kiểm tra xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân xảy ra tại Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp và thông báo kết quả cho Ban Quản lý và các cơ quan theo luật định.

4. Chủ động phối hp Ban Quản lý tham mưu UBND thành phố xây dựng phương án triển khai hệ thống cảnh báo cháy từ xa nhằm phát hiện, xử lý sớm các tình huống cháy nổ có thể xảy ra, Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phương án phòng cháy chữa cháy cho người lao động trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

5. Khảo sát, nắm tình hình và phân loại các cơ sở trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; hướng dẫn các đơn vị xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, công tác tự kim tra công tác PCCC.

6. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, phối hp đơn vị hạ tầng Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp tchức tuyên truyền, hướng dẫn ph biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ và công tác thoát nạn cho người lao động, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC của Ban Quản lý.

Điều 30. Trách nhiệm của Ban Quản lý

1. Chủ động trao đổi với Công an thành phố về tình hình có liên quan đến an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ và các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Thông tin cho Công an địa phương về việc chấp thuận cho lao động người nước ngoài tạm trú trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp; phối hợp theo dõi tình hình tạm trú của người nước ngoài trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp có du hiệu hoạt động vi phạm pháp luật.

3. Phối hp với Công an thành phố triển khai công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quc đ tuyên truyn đến người lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp nâng cao ý thức cảnh giác đối với các loại tội phạm.

Mục 9. QUẢN LÝ THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

Điều 31. Trách nhiệm của Ban Quản lý

1. Ban Quản lý có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Sở Công Thương (đối với doanh nghiệp có hoạt động thương mại, phân phối), Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan.

2. Định kỳ 06 tháng, năm cung cấp danh sách các doanh nghiệp, dự án trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp cho Cục Thuế thành phố (theo mã số thuế) để rà soát, đối chiếu.

3. Ban Quản lý sử dụng thông tin liên quan đến người nộp thuế do Cục Thuế thành phcung cấp theo đúng quy định của pháp luật thuế.

Điều 32. Trách nhiệm của Cục Thuế thành phố

1. Cung cấp cho Ban Quản lý thông tin liên quan về thuế, nợ thuế của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao theo đề nghị của Ban Quản lý trong các trường hợp cần phối hp để giải quyết vấn đề liên quan.

2. Định kỳ 06 tháng, năm hoặc đột xuất (trường hp đột xuất Ban Quản lý có văn bản đnghị) cung cp cho Ban Quản lý sliệu liên quan về thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, dự án trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Cục Thuế thành phố quản lý (gồm các loại thuế: thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế khác...)

Điều 33. Trách nhiệm của Cục Hải quan

1. Cung cấp cho Ban Quản lý tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin liên quan về thuế, nợ thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao theo đề nghị của Ban Quản lý trong các trường hp cần phối hp để giải quyết vấn đề liên quan.

2. Định kỳ 06 tháng, năm hoặc đột xuất (trường hp đột xuất Ban Quản lý có văn bản đề nghị) cung cấp cho Ban Quản lý số liệu về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp, dự án trong Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao do Cục Hải quan quản lý (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế khác...).

Mục 10. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

Điều 34. Trường hợp Ban Quản lý chủ trì tổ chức

1. Ban Quản lý chủ trì việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về đầu tư, quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý có trách nhiệm gửi kế hoạch và mời cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND các quận, huyện cử đại diện tham gia.

3. Khi Ban Quản lý tổ chức hội nghị tập huấn, các cơ quan quản lý chuyên ngành phối hp tham gia về nội dung theo đề nghị và cử cán bộ tham gia đgiải đáp các vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý.

Điều 35. Trường hợp các bộ, sở, ngành, UBND các quận, huyện chủ trì tổ chức

1. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND quận, huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho các doanh nghiệp Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao gửi kế hoạch và mời Ban Quản lý tham gia.

2. Khi các bộ, ngành tổ chức tập huấn pháp luật về đầu tư, quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, lao động, an toàn vệ sinh lao động và các lĩnh vực khác có liên quan đến Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp cho UBND các tỉnh, thành phthì cơ quan quản lý chuyên ngành được giao phụ trách của thành ph Đà Nng gửi thông báo cho Ban Quản lý để cử cán bộ tham gia nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực trên.

3. Ban Quản lý có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin về kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn của các bộ, sở, ngành, UBND các quận, huyện; có ý kiến trong trường hợp kế hoạch có nội dung, thời gian trùng lặp hoặc không phù hp để các cơ quan chủ trì được biết.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Trách nhiệm thực hiện

1. Ban Quản lý là cơ quan đầu mối, phối hợp các sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức thực hiện Quy chế này. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp và yêu cầu công việc cụ thể, Ban Quản lý trao đổi, thống nhất với từng sở, ban, ngành, UBND quận, huyện để triển khai hiệu quả công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban ngành, UBND quận, huyện báo cáo UBND thành phố (thông qua Ban Quản lý) để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3544/QĐ-UBND ngày 10/08/2019 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.053

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.253.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!